Thường Xuyên Bị đầy Bụng Xì Hơi Là Bị Bệnh Gì? - Sức Khỏe

Thường xuyên bị đầy bụng xì hơi là bị bệnh gì?Thường xuyên bị đầy bụng xì hơi là bị bệnh gì?Thường xuyên bị đầy bụng xì hơi gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy vậy, các hiểu biểt của người mắc đối với hiện tượng này vẫn còn rất hạn chế. Chính điều này có thể khiến đầy bụng xì hơi không được can thiệp một cách kịp thời và để lại những hậu quả lâu dài.NỘI DUNG::
  • 1. Đầy bụng xì hơi là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây thường xuyên bị đầy bụng xì hơi
  • 3. Thường xuyên bị đầy bụng xì hơi có nguy hiểm không?
  • 4. Cách khắc phục tình trạng thường xuyên bị đầy bụng xì hơi
  • 5. Cách dự phòng thường xuyên bị đầy bụng xì hơi

Đau bụng xì hơi là một trong những bất thường đường tiêu hoá phổ biến.

1. Đầy bụng xì hơi là gì?

Đầy bụng xì hơi là những triệu chứng bất thường hay gặp ở đường tiêu hóa trên thực tế. Cơ chế chính của các hiện tượng này được cho là do sự tích tụ khí quá mức ở trong lòng ống tiêu hóa dưới sự tác động của các nguyên nhân khác nhau.

Trong đó, đầy đầy bụng thường là hậu quả của sự tích tụ hơi trong các đoạn cao của ống tiêu hóa, chẳng hạn như dạ dày. Còn khi hơi bị tích tụ quá mức ở phần thấp của ống tiêu hóa, chẳng hạn như ở cuối tiểu tràng hay trong đại trạng thì xì hơi sẽ là biểu hiện chính.

Khi đầy bụng, xì hơi xảy ra thỉnh thoảng với tần số thấp, chúng sẽ ít gây tác động đến sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên khi thường xuyên bị đầy bụng xì hơi thì các hiện tượng này sẽ gây nhiều khó chịu, bất tiện, thậm chí gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người mắc.

Thường xuyên bị đầy bụng xì hơi: Nguyên nhân, cách khắc phục và cách phòng tránh - Ảnh 1.

Đầy bụng xì hơi là những triệu chứng bất thường hay gặp ở đường tiêu hóa trên thực tế (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

+ Rối loạn tiêu hóa mùa hè, phòng tránh thế nào?

+ Khoảng 1/10 người trên thế giới thường xuyên bị đau bụng trong bữa ăn

2. Nguyên nhân gây thường xuyên bị đầy bụng xì hơi

Có nhiều nguyên nhân khác nhau được cho là có thể dẫn đến hiện tượng thường xuyên bị đầy bụng xì hơi. Nhưng về cơ bản, các nguyên nhân này có thể được phân chia là hai nhóm chính, bao gồm:

- Do nuốt quá nhiều hơi vào đường tiêu hóa: Đưa hơi vào đường tiêu hóa một cách quá mức là nguyên nhân đầu tiên phải kể đến của hiện tượng thường xuyên bị đầy bụng xì hơi. Các hành vi như nhai kẹo cao su, uống các loại nước có gas, uống bia, hoặc có các bệnh lý vùng hầu họng,... đều là những nguyên nhân kích thích, đưa đến tình trạng nuốt quá nhiều hơi vào đường tiêu hóa.

- Tăng sinh hơi trong đường tiêu hóa: Sự sinh hơi trong lòng ống tiêu hóa được diễn ra chủ yếu nhờ sự tác động của vi khuẩn. Do đó, kết quả của tình trạng sinh hơi sẽ phụ thuộc vào bản chất của loại thức ăn và sự hoạt động của các vi khuẩn trong đường ruột.

Chẳng hạn, các loại thức ăn như cám, bắp cải, bông cải, các loại đậu, sữa hoặc các chế phẩm từ sữa,... là những thực phẩm tương đối khó tiêu hóa và dễ gây hiện tượng sinh hơi. Hay khi vi khuẩn của hệ tiêu hóa hoạt động quá mức, mất cân bằng,... cũng dễ dẫn đến sinh hơi nhiều và tạo nên hiện tượng đầy bụng, xì hơi.

Trong một số trường hợp hiếm gặp hơn, đầy bụng xì hơi còn có thể xảy ra do những bệnh lý như ung thư, khối u ổ bụng, táo bón, hội chứng ruột kích thích,... Các bệnh lý này gây cản trở nhu động, tạo và sự lưu chuyển khí bình thường trong ống tiêu hóa. Từ đó dẫn đến ứ khí, đầy bụng và xì hơi.

3. Thường xuyên bị đầy bụng xì hơi có nguy hiểm không?

Vấn đề thường xuyên bị đầy bụng, xì hơi có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây ra nó là gì.

Nếu nguyên nhân gây thường xuyên bị đầy bụng xì hơi là do chế độ sinh hoạt kém hợp lý dẫn đến đưa hơi quá nhiều vào đường tiêu hóa, hoặc do hay sử dụng các loại thức ăn dễ sinh hơi,... thì thường không phải là vấn đề đáng lo ngại. Đầy bụng xì hơi trong trường hợp này có thể được dễ dàng giải quyết khi loại bỏ các yếu tố nguyên nhân thông qua sự thay đổi chế độ ăn và chế độ sinh hoạt.

Còn khi thường xuyên bị đầy bụng xì hơi dù đã thay đổi chế độ ăn, chế độ sinh hoạt thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một tình trạng bất thường cần được can thiệp sớm. Lúc này, tìm đến các cơ sở y tế sẽ là cần thiết để có được chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân gây thường xuyên bị đầy bụng xì hơi là gì.

4. Cách khắc phục tình trạng thường xuyên bị đầy bụng xì hơi

Do thường xuyên đầy bụng xì hơi gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sinh hoạt của người mắc, nên làm cách nào để khắc phục tình trạng này là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Một số cách khắc phục tình trạng đầy bụng xì hơi thường được áp dụng hiện nay bao gồm:

- Thay đổi chế độ sinh hoạt: Thay đổi chế độ sinh hoạt là lựa chọn đầu tay cho những người thường xuyên bị đầy bụng xì hơi, chủ yếu liên quan đến vấn đề ăn uống.

Người bệnh được khuyên nên hạn chế việc nhai kẹo cao su, tránh uống rượu bia hoặc các loại nước giải khát có gas, thận trọng hơn khi sử dụng các loại sữa hoặc các sản phẩm được làm từ sữa, tránh sử dụng những thực phẩm được tạo ngọt từ manitol hay sorbitol,...

Thường xuyên bị đầy bụng xì hơi: Nguyên nhân, cách khắc phục và cách phòng tránh - Ảnh 2.

- Bổ sung lợi khuẩn đường ruột: Phương pháp bổ sung lợi khuẩn có thể được sử dụng để lấy lại sự cân bằng cho hệ vi khuẩn đường ruột, áp chế sự hoạt động của những vi khuẩn gây hại. Người bệnh có thể lựa chọn bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột thông qua các sản phẩm như sữa chua, men vi sinh,...

- Sử dụng thuốc: Khi những biện pháp điều trị không dùng thuốc đã được áp dụng nhưng không đem lại hiệu quả mong muốn, việc sử dụng thuốc là điều cần thiết. Các loại thuốc nhuận tràng, thuốc kháng sinh hay thuốc kháng acid có thể được chỉ định sử dụng tạm thời cho người bệnh.

Tuy nhiên trong những trường hợp như vậy, vấn đề quan trọng được đặt ra là phải tìm được nguyên nhân gây đầy bụng xì hơi thường xuyên. Chỉ khi giải quyết được các nguyên nhân này thì hiện tượng đầy bụng xì hơi mới có thể chấm dứt một cách lâu dài.

5. Cách dự phòng thường xuyên bị đầy bụng xì hơi

Để không phải chịu các tác động xấu do thường xuyên bị đầy bụng xì hơi gây ra, vấn đề dự phòng sớm là rất quan trọng.

- Có chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống với đầy đủ các nhóm dưỡng chất, trong đó ưu tiên sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp cải thiện đáng kể khả năng tiêu hóa, tránh hiện tượng sinh hơi. Đồng thời, cũng nên tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa quá nhiều muối và chất béo,... không có lợi cho đường tiêu hóa.

- Uống nước đầy đủ: Uống nước đầy đủ làm đảm bảo độ mềm của phân, giúp phân di chuyển tốt hơn trong ống tiêu hóa. Từ đó giảm sự sinh sôi quá mức của vi khuẩn gây đầy hơi.

- Tập thể dục: Nghe có vẻ ít liên quan, nhưng tập thể dục cũng là một cách để phòng tránh thường xuyên bị đầy bụng xì hơi. Tập luyện thể dục giúp cải thiện sức khỏe tổng quan của cơ thể, cải thiện nhu động ruột,... nên cũng giúp hạn chế đầy bụng, xì hơi xảy ra.

- Phát hiện và xử lý kịp thời đầy bụng xì hơi: Kể cả khi đã thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh thì đầy bụng xì hơi vẫn có thể có nguy cơ xảy ra. Do đó, cần thận trọng phát hiện sự bất thường của cơ thể để có biện pháp xử lý kịp thời hiện tượng đầy bụng xì hơi nếu có.

Trên đây là một số các thông tin sơ lược xung quanh vấn đề thường xuyên bị đầy bụng xì hơi. Nếu còn có thêm thắc mắc liên quan, hãy liên hệ với bác sĩ để được giải thích đầy đủ hơn.

Chướng bụng kéo dài là bệnh gì? Mẹo khắc phục chứng đầy hơi kéo dài tại nhà đơn giảnhttps://suckhoehangngay.vn/thuong-xuyen-bi-day-bung-xi-hoi-la-bi-benh-gi-20220612091738032.htmTác giả: QN Theo Phụ nữ Việt Nam Link bài gốc Link bài gốc Copy link

  • Chia sẻ
Từ khóa:
  • thường xuyên bị đầy bụng xì hơi

Bạn thường quan tâm đến các vấn đề sức khỏe gì dưới đây ? Dấu hiệu Viêm đại tràng co thắt Hội chứng ruột kích thích Viêm ruột mãn tính Polyp đại tràng Trào ngược dạ dày - thực quản Đăng ký nhận tin

Vui lòng nhập Email của bạn

Hoàn thành

Bài viết đọc nhiều

Chuyên gia hướng dẫn cách làm sạch cặn bã trong đường ruột không phải ai cũng biết Dừng ngay những thói quen khiến vi khuẩn lây lan nhanh chóng này Sáng 8-3, Việt Nam bắt đầu chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay 5 tư thế yoga tốt cho bệnh cao huyết áp Các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát phổ biến nhất Tiêm vaccine Covid-19 gây đau đầu có phải triệu chứng bất thường?

Bài viết cùng chủ đề Dấu hiệu

Những dấu hiệu đường ruột yếu và cách cải thiện Những dấu hiệu đường ruột yếu và cách cải thiện Những bệnh tiêu hóa ở người cao tuổi, nguyên tắc điều trị và cách phòng tránh Những bệnh tiêu hóa ở người cao tuổi, nguyên tắc điều trị và cách phòng tránh 5 cơn đau bụng bất thường là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc những căn bệnh sau 5 cơn đau bụng bất thường là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc những căn bệnh sau

Tổng quan

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Rối loạn tiêu hóa theo mùa và 5 lời khuyên để đối phó [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Chướng bụng đầy hơi kéo dài là bệnh gì? Mẹo khắc phục chứng đầy hơi kéo dài tại nhà đơn giản [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi,.. là các bệnh tiêu hóa ngày Tết dễ mắc phải

Nguyên nhân

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 9 nguyên nhân khiến bạn luôn đầy hơi vào ban đêm [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Chuyên gia cảnh báo: Uống sữa nhiễm khuẩn Salmonella dễ mất nước, nguy hiểm tính mạng [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Bất ngờ với những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Điều trị

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Đầy hơi chướng bụng khi ngủ dậy là bị gì? Có nguy hiểm không? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Bổ sung gì cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Hướng dẫn cách trị buồn nôn sau khi ăn hiệu quả nhất

Phòng tránh

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Uống trà vỏ cam có thể phòng ngừa rối loạn tiêu hoá ngày Tết [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 4 cách đơn giản giúp ngăn chặn cảm giác đầy hơi sau khi ăn [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Rối loạn tiêu hóa mùa hè, phòng tránh thế nào?

Dinh dưỡng và luyện tập

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Khó tiêu trong mùa hè: Hãy thử 8 thực phẩm giải nhiệt này để giảm triệu chứng [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi mùa hè đến, phụ huynh cần biết điều gì? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 6 thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa bếp nhà nào cũng có

Bệnh hệ tiêu hóa

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 3 thói quen hầu như ai cũng làm vào mùa lạnh có thể gây ngộ độc, đột quỵ [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Uống bia rượu nhiều bị đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Cẩn thận với bệnh do norovirus gây nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng mùa lạnh, đặc biệt là trẻ nhỏ Hỏi bác sỹBS. Nguyễn Xuân KiênBS. Nguyễn Xuân KiênBác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108Ths-BS Nguyễn Đình VươngThs-BS Nguyễn Đình VươngKhoa Ngoại Tổng hợpTư vấn và giải đáp những khúc mắc về bệnh Tiểu Đường từ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Đọc nhiều nhất

Bà đẻ ăn được quả gì? 7 loại quả tốt cho mẹ và bé không nên bỏ qua Bà đẻ ăn được quả gì? 7 loại quả tốt cho mẹ và bé không nên bỏ qua Gội đầu nhiều có tốt không? Nên gội đầu mấy lần/tuần? Gội đầu nhiều có tốt không? Nên gội đầu mấy lần/tuần? Bị ong vò vẽ đốt có sao không? Hướng dẫn cách trị ong vò vẽ đốt Bị ong vò vẽ đốt có sao không? Hướng dẫn cách trị ong vò vẽ đốt Xuất tinh nhiều ở tuổi dậy thì có sao không? Xuất tinh nhiều ở tuổi dậy thì có sao không? Bà bầu ăn lá mơ được không? Những lưu ý khi ăn lá mơ đối với phụ nữ mang thai Bà bầu ăn lá mơ được không? Những lưu ý khi ăn lá mơ đối với phụ nữ mang thai

Từ khóa » đầy Bụng Xì Hơi Nhiều