Thủy đậu Tắm Lá Gì Nhanh Khỏi - 5 Mẹo Chữa Trị Từ Dân Gian ít Người ...

1. Bị thủy đậu có tắm được không?

Ngay từ xa xưa nhiều người quan niệm rằng khi bị thủy đậu phải kiêng nước kiêng gió để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng. Tuy nhiên trước sự phát triển của nền y học hiện đại thì quan điểm này hoàn toàn sai lầm.

Thời gian mắc bệnh có thể kéo dài từ 15 - 20 ngày, do đó việc vệ sinh cơ thể là biện pháp có ý nghĩa quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Bởi vì khi nhiễm virus Varicella Zoster, khắp cơ thể sẽ nổi các nốt phát ban và mụn nước.

Đặc biệt vào những lúc nắng nóng, người bệnh đổ nhiều mô hôi là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập. Nếu kiêng tắm thì lượng vi khuẩn trên da sẽ tiếp tục sinh sôi và phát triển nhiều hơn. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu.

Trường hợp nghiêm trọng hơn, các nốt mụn viêm vỡ ra làm lây lan sang các vùng da lành xung quanh. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời bệnh có thể để lại sẹo và dẫn đến bội nhiễm, viêm da, viêm phổi,…

Người bệnh nên tắm rửa sạch sẽ để giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm, mụn nước trên da

Người bệnh nên tắm rửa sạch sẽ để giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm, mụn nước trên da

2. Thủy đậu tắm lá gì?

Trong quá trình mắc bệnh bạn nên tắm rửa sạch sẽ để loại trừ các vi khuẩn có hại trên da. Đồng thời để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, phát ban mụn nước bạn có thể kết hợp tắm với lá thảo dược. Vậy bị thủy đậu tắm lá gì mang lại hiệu quả?

Thủy đậu tắm lá lốt:

Lá lốt chứa nhiều hoạt chất: Flavonoid, Akaloit, Beta - caryophyllene,… có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương trên da. Đồng thời còn có đặc tính kháng viêm diệt khuẩn tốt, do đó người bị thủy đậu nên tắm bằng loại lá này để giảm triệu chứng viêm ngứa, cấp ẩm cho da và giúp cơ thể thải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch.

Thủy đậu tắm lá lốt là phương pháp an toàn, không gây hại cho làn da. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm lá lốt sau đó đem rửa sạch và đun sôi với nước rồi vớt bã chờ nguội để tắm.

Thủy đậu tắm lá lốt là biện pháp an toàn giúp bạn phục hồi các tổn thương trên da

Thủy đậu tắm lá lốt là biện pháp an toàn giúp bạn phục hồi các tổn thương trên da

Thủy đậu tắm lá trầu không:

Bên trong lá trầu không chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Vì vậy những người bị thủy đậu, viêm da có thể tắm bằng loại lá thảo dược này để sát khuẩn, làm khô các nốt viêm, từ đó giảm ngứa và hạn chế tình trạng lây lan hiệu quả.

Trước khi tắm, bạn nên hái một vài lá trầu không rửa sạch, vò nát rồi cho vào nồi đun cùng nước. Sau khi sôi khoảng 15 phút thì bỏ bã và pha loãng hỗn hợp với nước để tắm.

Thủy đậu tắm lá khế:

Lá khế là loại lá quen thuộc trong dân gian dùng để chữa trị các bệnh dị ứng, nổi mẩn và thủy đậu. Lá có vị chát, tính mát giúp làm se dịu miệng nốt mụn, lở loét. Đồng thời với đặc tính diệt khuẩn, kháng viêm hiệu quả lá khế còn làm giảm tình trạng ngứa rát trên da.

Vì vậy bạn có thể áp dụng bài thuốc tắm lá khế để trị thủy đậu thông qua các bước sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá khế (khoảng 200g) rửa sạch, cùng 3 lít nước và một ít muối.

  • Vo lá bỏ vào nồi, đun sôi khoảng 15 phút rồi cho muối vào và để nguội.

  • Pha loãng hỗn hợp với nước và tắm như bình thường.

Thủy đậu tắm lá gì, tắm nước lá khế có tác dụng làm se miệng các nốt mụn phát ban

Thủy đậu tắm lá gì, tắm nước lá khế có tác dụng làm se miệng các nốt mụn phát ban

Thủy đậu tắm lá mướp đắng:

Lá mướp đắng có vị đắng, tính mát có tác dụng tiêu viêm, giảm mụn hiệu quả. Do đó người bị thủy đậu có thể sử dụng loại lá này để tắm rửa, cải thiện tình trạng ngứa, viêm lở loét trên da.

Không chỉ vậy, lá mướp đắng còn có tác dụng làm lành vết thương và làm mịn da. Vì vậy khi bị bệnh bạn nên chuẩn bị một nắm lá mướp đắng và một nắm lá kinh giới đem rửa sạch rồi giã nát.

Sau đó vắt lấy nước và pha loãng hỗn hợp thu được với nước ấm để tắm. Bạn nên tắm với lá thảo dược này thường xuyên để bệnh thuyên giảm đáng kể.

Bên trong lá mướp đắng chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn giúp giảm thiểu ngứa ngáy, viêm nhiễm

Bên trong lá mướp đắng chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn giúp giảm thiểu ngứa ngáy, viêm nhiễm

Thủy đậu tắm lá chè xanh:

Vậy thủy đậu tắm lá gì, người bệnh nên dùng lá chè xanh nấu nước tắm để hỗ trợ điều trị. Với hàm lượng chất chống oxy hóa, tannin, vitamin có trong lá sẽ giúp làm dịu nốt mụn nước, thúc đẩy vết thương nhanh lành.

Cách thực hiện bài thuốc dân gian này khá đơn giản, chuẩn bị 200g lá chè xanh rửa sạch rồi cho vào nồi nước 1,5 lít đun sôi. Sau khoảng 10 phút thì tắt bếp và cho một ít muối hạt vào, pha loãng hỗn hợp rồi tắm.

Để mang lại hiệu quả bạn nên tắm bằng nước chè xanh từ 2 - 3 lần/tuần.

Lá chè xanh có tác dụng giảm thiểu viêm nhiễm, ngứa ngáy trên da nhờ vào các hoạt chất kháng viêm diệt khuẩn

Lá chè xanh có tác dụng giảm thiểu viêm nhiễm, ngứa ngáy trên da nhờ vào các hoạt chất kháng viêm diệt khuẩn

Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết, bạn đã biết thủy đậu tắm lá gì để nhanh khỏi. Các loại lá dùng để chữa bệnh đều có nguồn gốc tự nhiên, lành tính nhưng mang lại hiệu quả chậm. Do đó bạn nên kiên trì thực hiện bài thuốc dân gian trong thời gian dài. Lưu ý: Trước khi tắm bạn nên pha loãng hỗn hợp thảo dược với nước hoặc chờ nguội để tránh bị bỏng khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Thủy đậu tắm lá lốt nhưng vẫn không khỏi hoặc tình trạng viêm nhiễm trên da trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên thăm khám bác sĩ thuộc chuyên khoa Da Liễu - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Khi đến với MEDLATEC bạn sẽ được các bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám, đồng thời nhận được sự chăm sóc tận tình từ đội ngũ y tá, nhân viên.

Để chẩn đoán chính xác tình trạng da đang gặp phải, chuyên khoa đã không ngừng đầu tư cải thiện trang thiết bị máy móc hiện đại như: máy phân tích da. Không chỉ vậy hệ thống xét nghiệm tại đây được công nhận đạt chuẩn hai chứng chỉ tin cậy đó là: ISO 15189:2012 và CAP.

Nhờ vậy bác sĩ sẽ giúp bạn phát hiện sớm các bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh lây truyền nguy hiểm do virus, vi khuẩn gây ra. Để kịp thời chữa trị các vấn đề về da, bạn nên nhanh chóng đặt lịch thăm khám chủ động tại bệnh viện thông qua hotline: 1900 56 56 56.

Từ khóa » Cách để Nhanh Khỏi Thủy đậu