Thủy Sản Minh Phú (MPC) “ngập” đơn Hàng, Song Khó Hoàn Thành ...
Có thể bạn quan tâm
- VN-Index tăng nhẹ trên nền thanh khoản thấp nhất gần một tháng
- Ông Dominic Scriven: Cần chính sách thu hút thêm nguồn vốn gián tiếp vào M&A
- Thị trường IPO vắng bóng “bom tấn”
- Thủy điện Thác Mơ chi 126 tỷ đồng tạm ứng cổ tức năm 2024
- Chứng khoán Việt Nam giao dịch giằng co phiên 27/11, điểm sáng FPT
- Giá vàng thế giới "đu tàu lượn", xoá sạch thành quả 4 phiên tăng
- Minh Phú báo lãi sau thuế hơn 276 tỷ đồng, công ty con tại Mỹ được hoàn tiền thuế
- Tăng trưởng 42%, lợi nhuận của Minh Phú vẫn thua xa mục tiêu
Dù hợp đồng rất lớn, song Thủy sản Minh Phú phải đối mặt với nỗi lo thiếu nguyên liệu, cước vận tải tăng, thiếu container. |
Không dám nhận hết hợp đồng vì lo thiếu nguyên liệu
Ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UpCOM: MPC) cho hay, việc áp dụng sản xuất “3 tại chỗ” khiến công suất hoạt động các nhà máy của Minh Phú tại Cà Mau, Hậu Giang sụt giảm mạnh, chỉ đạt 25% công suất. Do công ty chuyển sang sản xuất tôm cỡ lớn, nên sản lượng được cải thiện, đạt được khoảng 50%. Tuy vậy, trong tháng 8/2021, sản lượng và giá trị xuất khẩu của Tập đoàn vẫn giảm lần lượt 30% và 17% so với cùng kỳ năm 2020.
Do kết quả kinh doanh tốt 6 tháng đầu năm, lũy kế 8 tháng, sản lượng và giá trị xuất khẩu của Minh Phú vẫn tăng lần lượt khoảng 10% và 19% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo lãnh đạo Minh Phú, hiện nhu cầu tiêu thụ tôm của thị trường thế giới là rất lớn do bắt đầu mùa lễ hội cuối năm. Số lượng hợp đồng mà Tập đoàn ký kết với đối tác 4 tháng cuối năm rất nhiều. Hơn thế nữa, giá tôm thế giới cũng liên tục tăng do thiếu hụt nguồn cung từ Ấn Độ và Indonesia - những nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
“Từ nay đến tháng 11/2021, nếu có nguyên liệu sẽ xuất bán rất tốt vào dịp Noel cho thị trường châu Âu, Mỹ. Nếu qua tháng 11 thì chỉ có thể bán cho thị trường châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc”, ông Quang nói.
Mặc dù thị trường thuận lợi, song Minh Phú chỉ dám ký hợp đồng tương ứng với 50 - 70% công suất chế biến do sợ không thể đáp ứng đơn hàng. Ngoài công suất sụt giảm do phải thực hiện “3 tại chỗ”, Minh Phú đang phải đố mặt với nỗi lo thiếu nguyên liệu thời gian tới.
Hiện nay, rất nhiều địa phương nuôi tôm trọng điểm tại ĐBSCL bước vào cao điểm thu hoạch, song các nhà máy giảm lượng thu mua, khâu vận chuyển bị đứt gãy. Giá tôm nguyên liệu sụt giảm mạnh từ 10.000 - 25.000 đồng/kg. Thực tế này đã khiến nông dân e ngại tái đầu tư thả nuôi, khiến khả năng thiếu nguyên liệu trong tương lai là hiện hữu.
Hiện nay, Minh Phú đang khuyến cáo người nuôi nên nuôi tôm lớn bằng việc thả nuôi mật độ thưa (100-120 con/m2). Việc nuôi tôm to sẽ có lợi cho cả người bán và người nuôi nhờ tôm to giữ giá hơn, đồng thời nhà máy cũng tiêu thụ dễ dàng hơn, phù hợp trong giai đoạn doanh nghiệp cần tăng công suất chế biến.
Khả năng 4 năm liên tiếp không hoàn thành mục tiêu lợi nhuận
Năm nay, Minh Phú đặt mục tiêu lãi sau thuế 1.092 tỷ đồng, gấp đôi năm 2020 và cũng là mức cao kỷ lục nhất từ khi thành lập tới nay. Công ty cũng đặt mục tiêu chia cổ tức năm 2021 ở mức 50-70% cho cổ đông.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng hợp nhất soán xét vừa được công bố, lũy kế 6 tháng đầu năm, Minh Phú đạt doanh thu thuần 6.102 tỷ đồng, lãi sau thuế 276 tỷ đồng, lần lượt tăng 9% và 19% so với cùng kỳ năm trước.
Động lực tăng trưởng của Minh Phú đến từ thị trường châu Âu (tăng gấp đôi so với cùng kỳ). Trong khi đó, thị trường Bắc Mỹ dẫn đầu về doanh thu, song giảm mạnh so với cùng kỳ, do cạnh tranh gay gắt từ tôm Ecuador (giá tôm rẻ hơn Việt Nam). Xuất khẩu tôm sang Nhật cũng giảm.
Năm 2021, Minh Phú đặt mục tiêu doanh thu 15.774 tỷ đồng, như vậy sau 6 tháng đầu năm, công ty mới thực hiện 38,6% mục tiêu doanh thu và 25% mục tiêu lợi nhuận cả năm. Mặc dù xuất khẩu 4 tháng cuối năm tăng mạnh, song khả năng năm nay công ty cũng khó hoàn thành kế hoạch lợi nhuận.
Nếu khả năng này xảy ra, năm nay sẽ là năm thứ tư liên tiếp Minh Phú không hoàn thành mục tiêu lợi nhuận từ khi quay trở lại sàn chứng khoán. Trước đó, năm 2015, Minh Phú tự nguyện rời sàn HoSE do muốn tìm đối tác chiến lược. Năm 2017, doanh nghiệp này trở lại sàn chứng khoán với lợi nhuận trong năm đạt 714 tỷ đồng, tăng 772% so với năm 2016, trở thành doanh nghiệp có mức sinh lời cao của thị trường chứng khoán với EPS đạt 9.382 đồng.
Tuy nhiên, 3 năm sau đó là 2018, 2019 và năm 2020, Minh Phú đều không hoàn thành mục tiêu lợi nhuận đề ra.
Ông Lê Văn Quang lý giải, nguyên nhân khiến công ty không hoàn thành mục tiêu lợi nhuận năm 2019-2020 là do công ty con (MSeafood) bị Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ kết luận vi phạm lệnh thuế chống bán phá giá (gian lận nhập khẩu tôm Ấn Độ bán cho Mỹ).
Để dồn sức vào vụ kiện, Minh Phú đã bỏ ra số tiền lớn để thuê luật sư, tạm ngừng sản xuất để đấu tranh với vụ kiện. Sau một thời gian kháng cáo, đến giữa tháng 2/2021, phía Mỹ đã hủy bỏ kết luận trên và hoàn lại khoản thuế bán phá giá 336 tỷ đồng mà công ty đã nộp (khoản tiền này được ghi nhận trong hạng mục các khoản phải thu ngắn hạn trong báo cáo tài chính quý II/2021 của Minh Phú).
Tính tới 30/6/2021, tổng tài sản của Minh Phú đạt hơn 9.900 tỷ đồng, tăng khoảng 1.000 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho đạt 4.232 tỷ đồng, tăng gần 40% so với đầu năm và chiếm gần 43% tổng tài sản. Việc gia tăng hàng tồn kho là để chuẩn bị cho mùa tiêu thụ cao điểm 6 tháng cuối năm.
Một trong những điểm cần lưu ý của Minh Phú nửa đầu năm là chi phí bán hàng tăng mạnh, trong đó riêng chi phí vận chuyển tăng gần gấp đôi. Đây cũng là một trong những khó khăn của công ty thời gian tới: thừa hợp đồng nhưng thiếu container, giá cước vận tải biển tăng cao. Tại ĐHĐCĐ năm 2021, lãnh đạo Minh Phú khẳng định, công ty sẽ tìm mọi cách để tăng tốc xuất khẩu trong mùa cao điểm tiêu thụ tôm cuối năm.
“Chúng tôi sẽ làm việc thêm với các hãng tàu mới, nhỏ hơn và chấp nhận giá cước tàu cao để bán kịp cho khách hàng”, ông Quang cho biết.
Trên thị trường, cổ phiếu MPC của Minh Phú tăng hơn 37% kể từ đầu năm, giá trị vốn hóa tăng hơn 2.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với một số mã cổ phiếu thủy sản khác, cổ phiếu MPC có mức tăng chậm hơn.
Tôm Minh Phú: Doanh thu hơn 15.774 tỷ đồng, lợi nhuận 1.092 tỷ đồng - mức cao nhất trong lịch sử Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Phú (mã: MPC) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 với kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm... #Thủy sản Minh phú # cổ phiếu MPC # sản xuất tôm # xuất khẩu tôm Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- VN-Index tăng nhẹ trên nền thanh khoản thấp nhất gần một tháng
- Ông Dominic Scriven: Cần chính sách thu hút thêm nguồn vốn gián tiếp vào M&A
- Thị trường IPO vắng bóng “bom tấn”
- Thủy điện Thác Mơ chi 126 tỷ đồng tạm ứng cổ tức năm 2024
- Chứng khoán Việt Nam giao dịch giằng co phiên 27/11, điểm sáng FPT
- VN-Index tăng phiên thứ hai liên tiếp, vượt ngưỡng 1.240 điểm
- Giá vàng thế giới "đu tàu lượn", xoá sạch thành quả 4 phiên tăng
- Bàn cân lợi nhuận và rủi ro của công ty chứng khoán
- Việc phải nộp thuế với mức doanh thu trên 200 triệu đồng/năm là phù hợp
- Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital
- Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11
- 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/11
- 2 Sự thay đổi chính sách giúp thị trường M&A Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn
- 3 Một bao thuốc lá tại Việt Nam rẻ hơn một điếu thuốc lá tại Singapore, Bộ Tài chính quyết tăng thuế
- 4 Ứng xử với doanh nghiệp nhà nước
- 5 Luật Dược (sửa đổi) tạo thuận lợi cho mô hình kinh doanh mới
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024
- Giải pickleball PWR Thủ Đức HTV DJOY mở rộng - Cúp WARRIOR chính thức diễn ra vào tháng 12
- Soilbuild International tổ chức thành công Hội thảo Chính sách Thuế và Tín dụng Ngân hàng
- Quỹ Phát triển tài năng Việt trao tặng hồ bơi, giúp trẻ em nghèo được học bơi miễn phí
- Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển hạ tầng giao thông kết nối
- Agribank nhận giải thưởng "Chất lượng Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2024" từ JPMorgan
Từ khóa » Cty Tôm Minh Phú
-
TẬP ĐOÀN THUỶ SẢN MINH PHÚ - Minh Phu Seafood Corp.
-
MPC: CTCP Tập đoàn Thủy Sản Minh Phú - Hồ Sơ Doanh Nghiệp
-
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY HẢI SẢN MINH PHÚ - Vasep
-
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú - Trang Vàng
-
MPC : Công Ty Cổ Phần Tập đoàn Thủy Sản Minh Phú - CafeF
-
Vua Tôm Minh Phú - CafeF
-
Gia đình “vua Tôm” Minh Phú Sắp Nhận Hơn 158 Tỷ đồng Cổ Tức
-
Vì Sao Các "vua Tôm" Như Minh Phú, Sao Ta Dù Quy Mô Lớn đến đâu ...
-
Cty Cổ Phần Thủy Sản Minh Phú Hậu Giang - Home | Facebook
-
Vua Tôm Minh Phú Vs Vua Cá Vĩnh Hoàn: Ai đang Vượt Trội? - Tép Bạc
-
Minh Phú Xanh
-
[PDF] MPC (HOSE) CTCP THỦY SẢN MINH PHÚ - SHS