Thủy Sản Phương Nam Phá Sản: Sai Một Ly đi Nguyên Cơ Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Dự kiến cuối năm 2022, Công ty CP Thủy sản Phương Nam sẽ hoàn thành các thủ tục phá sản. Các ngân hàng cũng đã bán đấu giá nhiều tài sản của doanh nghiệp này để thu hồi nợ.
Chính sách nào cho SMEs trước… “làn sóng phá sản”?
Theo ông Thái Rết - Chánh án TAND tỉnh Sóc Trăng, hiện Quản tài viên đang xem xét giá trị tài sản còn lại chưa được các ngân hàng bán để thu hồi nợ là nhà máy chế biến thủy sản của doanh nghiệp này. Các tài sản trong nhà máy này từng được lãnh đạo cũ của Công ty Phương Nam thế chấp cho 7 ngân hàng. Tại một hội nghị sau Tết Nguyên đán 2022, ông Thái Rết cho biết, Công ty Phương Nam chỉ còn lại tài sản khoảng 150 tỷ đồng trong khi nợ khoảng 5.000 tỷ đồng chỉ mới trả được 2.000 tỷ đồng.
Thủy sản Phương Nam phá sản là một bài học đắt giá cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư dàn trải bằng tiền đi vay ngân hàng.
Thủy sản Phương Nam từng là một trong 7 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tôm lớn nhất nước. Sau khi ông Lâm Ngọc Khuân – người sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT công ty bỏ chạy để trốn nợ, Phương Nam được tái cơ cấu vào giữa năm 2013, với sự tham gia “giải cứu” của ông Nguyễn Minh Trí đại diện Công ty Đất Việt, đồng thời cũng là Phó Tổng giám đốc LienVietPostBank, góp 62,43%; ông Trần Văn Trí (chồng bà Phạm Thị Diệu Hiền, CTCP Thuỷ sản Bình An – Bianfishco) góp 34,57%; 3% vốn còn lại thuộc về cổ đông cũ Huỳnh Phúc Quế.
Sau khi cơ cấu cổ đông, Thủy sản Phương Nam đã hoạt động trở lại nhưng không hiệu quả. Năm 2014, một năm sau khi tái cơ cấu, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp âm 860 tỷ đồng. Những năm sau đó công ty làm ăn thua lỗ; năm 2016, công ty lỗ sau thuế 234 tỷ đồng; năm 2017, lỗ 188 tỷ đồng; năm 2018, lỗ 186 tỷ đồng. Đến năm 2019, vốn chủ sở hữu của công ty đã âm 2.639 tỷ đồng.
Ở thời kỳ hoàng kim, Thuỷ sản Phương Nam xuất khẩu tôm đạt kim ngạch 90 triệu USD/năm, đứng thứ 2 cả nước, giải quyết công ăn việc làm cho 3.000 người. Quá trình đi lên và trở thành đại gia thủy sản miền Tây của người sáng lập kiêm Chủ tịch của Thủy sản Phương Lâm Ngọc Khuân cũng được nhiều người ví như một câu chuyện cổ tích nhưng lại không có hậu.
Ông Khuân xuất thân từ một gia đình nghèo khó, người dân tộc Khmer tại Sóc Trăng. Ông từng phải kiếm sống bằng nghề chạy xe ba gác chở khách trên tuyến đường từ Trà Cuông về Sóc Trăng và ngược lại. Ngoài ra, ông còn trải qua nhiều công việc khác như làm bột mì, buôn xăng dầu, buôn bán xe ô tô, xe máy... Có một thời ông xuống Cà Mau làm đại lý thu mua tôm tép rồi chuyển về Sóc Trăng và các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ để bán.
Đến năm 1998, ông Khuân thành lập Công ty TNHH Phương Nam. Hai năm sau đó công ty chuyển đổi sang hình thức Công ty CP, với vốn điều lệ 295 tỷ đồng. Ông Khuân giữ chức vụ chủ tịch HĐQT với tỉ lệ góp vốn 35,26%. Ba cổ đông còn lại là bà Trần Thị Mỹ (vợ ông Khuân góp 20,5%), con gái Lâm Ngọc Hân góp 20,24% và cháu trai Huỳnh Phúc Quế (chỉ đứng tên 24% cổ phần nhưng thực tế không góp vốn).
China Evergrande chính thức vỡ nợ, giới đầu tư "mỏi mòn" chờ giải cứu
Thời gian đầu, do có ít doanh nghiệp cạnh tranh nên tên tuổi cũng như quy mô của Phương Nam lên “như diều gặp gió”. Kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng dần theo từng năm. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Phương Nam là Mỹ, Nhật, EU, Canada và Trung Đông. Trong đó thị trường Mỹ chiếm hơn 50%. Doanh thu vào năm 2010 của Thủy sản Phương Nam vào khoảng 120 triệu USD và lọt vào top 10 doanh nghiệp thủy sản tiêu biểu của năm. Điều này cũng đưa tên tuổi ông Khuân vào hàng đại gia thủy sản miền Tây.
Nhà xưởng của công ty con xây dựng xong nhưng không sản xuất, hiện nay đã bị đập bỏ và chuyển sở hữu cho đơn vị khác.
Tuy nhiên, từ năm 2008 đến cuối năm 2012, ông Lâm Ngọc Khuân đã chỉ đạo thuộc cấp thực hiện nhiều hành vi gian dối để vay được tiền của các ngân hàng. Cụ thể như lập báo cáo tài chính khống, kết quả kinh doanh hàng năm đều có lãi và nộp thuế đầy đủ, lập báo cáo nâng khống hàng tồn kho từ 123 tỷ đồng lên hơn 774 tỷ đồng để thế chấp cho nhiều ngân hàng, sử dụng một bộ chứng từ mua tôm nguyên liệu, chi phí sản xuất rồi photocopy thành nhiều bản gửi đến nhiều ngân hàng để giải ngân,…. Phần lớn các khoản vay này đều bị sử dụng sai mục đích và chiếm đoạt để sử dụng cá nhân.
Do liên tục kinh doanh thua lỗ dẫn đến mất khả năng thanh toán các khoản vay, ông Khuân đã lần lượt vay hàng ngàn tỷ đồng từ các ngân hàng như: LienVietPostbank Hậu Giang, Vietcombank, Agribank, Sacombank… sau đó dùng tiền xoay vòng trả nợ, đáo hạn giữa các ngân hàng với nhau. Đến khi nhiều khoản nợ không thể đáo hạn thì hàng loạt khế ước từ các tổ chức tín dụng dồn dập gửi về Công ty Phương Nam đòi tất toán.
Theo kết luận của cơ quan điều tra, nguyên Chủ tịch Công ty Phương Nam với con gái và thuộc cấp lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên 471 tỷ đồng; nguyên kế toán trưởng Lâm Minh Mẫn và Giám đốc Trịnh Hồng Phượng cùng các đồng phạm giúp sức cho ông Khuân lừa đảo, chiếm đoạt trên 720 tỷ đồng. Nhưng vợ chồng ông Lâm Ngọc Khuân đã cao chạy xa bay sang Mỹ bỏ trốn để lại khoản nợ 1.600 tỷ đồng.
Vụ án sau đó được đưa ra xét xử vào năm 2015, khiến nguyên kế toán Lâm Minh Mẫn và Giám đốc Trịnh Hồng Phượng lĩnh 16 - 18 năm tù vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 25 người là nguyên cán bộ ngân hàng cũng vướng lao lý vì tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Có thể nói, việc “ngã ngựa” của Thủy sản Phương Nam và đại gia Lâm Ngọc Khuân không chỉ là một bài học đắt giá cho chính doanh nghiệp này mà còn cho tất cả các doanh nghiệp Việt. Bởi khi đã yếu kém trong quản lý, thiếu năng lực sản xuất, đầu tư dàn trải, lại không tập trung vào hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp. Hơn nữa sự “sa lầy” còn ở nhận thức của người lãnh đạo, với một cuộc sống vương giả dưới vỏ bọc của một đại gia nghìn tỷ, nhưng lại bằng tiền đi vay ngân hàng thì sự sụp đổ cũng chỉ là sớm hay muộn.
Có thể bạn quan tâm
Từ bờ vực phá sản thành thương hiệu quốc dân
05:00, 01/03/2022
Doanh nghiệp Gia Lai trước nỗi lo phá sản
01:02, 09/01/2022
Nhiều nhà đầu tư điện gió trước nguy cơ phá sản
00:23, 07/01/2022
Từ bờ vực phá sản thành thương hiệu quốc dân
00:08, 26/12/2021
Hàng loạt doanh nghiệp điện gió đối mặt nguy cơ phá sản, xin "đường lùi"
01:10, 26/10/2021
50% doanh nghiệp gỗ nguy cơ phá sản: Chính sách nào cứu vãn?
13:00, 09/09/2021
Nguy cơ phá sản, doanh nghiệp gỗ đề xuất mở rộng đối tượng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
01:28, 08/09/2021
Từ khóa » Thủy Sản Phương Nam Phá Sản
-
Thủy Sản Phương Nam Sẽ Xong Thủ Tục Phá Sản Vào Cuối Năm 2022
-
Đại Gia Bỏ Trốn Qua Mỹ, DN Nợ 5.000 Tỷ Xin Phá Sản - VietNamNet
-
Tài Sản Chỉ Hơn Trăm Tỷ Trong Khi Nợ Tới 3.000 Tỷ, Công Ty Từng ... - CafeF
-
Thủy Sản Phương Nam - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Thủy Sản Phương Nam Nộp đơn Xin Phá Sản Với Khoản Nợ 3.000 Tỷ ...
-
Đại án Tham Nhũng Phương Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nợ 5000 Tỷ, Công Ty Thủy Sản Phương Nam Xin Phá Sản
-
Thủy Sản Phương Nam Sẽ Hoàn Tất Thủ Tục Phá Sản Vào Cuối Năm 2022
-
Tin Tức Mới Nhất Về Thủy Sản Phương Nam Phá Sản
-
Công Ty Thủy Sản Phương Nam Xin Phá Sản - Vạn Tâm Land
-
Công Ty Thủy Sản Phương Nam Xin Phá Sản - VnReview
-
Chung Tay Cứu "đại Gia Thủy Sản" Phương Nam
-
Đại Gia Thủy Sản Miền Tây Nộp đơn Xin Phá Sản Với Khoản Nợ 3.000 ...
-
Thủy Sản Phương Nam - .vn