Thụy Sĩ (Switzerland) | Hồ Sơ - Sự Kiện - Nhân Chứng

Liên bang Thụy Sĩ (The Confederation of Switzerland)

Mã vùng điện thoại: 41 Tên miền Internet: .ch

c

Quốc kỳ Liên Bang Thụy Sỹ

Vị trí địa lý:Nằm ở Trung Âu (Phía Bắc giáp Đức, Nam giáp Ý, Tây giáp Pháp, Đông giáp Áo và Lích-ten-xờ-ten). Tọa độ: 47000 vĩ Bắc 8000 kinh Đông.

Diện tích: 41.290 km2

Thủ đô: Becnơ (Bern)

Lịch sử: Năm 1848, Thụy Sĩ thông qua hiến pháp nhà nước liên minh thống nhất. Năm 1874, hiến pháp được sửa đổi và có hiệu lực đến nay. Thụy Sĩ tuyên bố về "nền trung lập vĩnh viễn" của mình và được các quốc gia công nhận (tại Hội nghị Viên). Trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới, Thụy Sĩ đều thi hành chính sách trung lập.

Quốc khánh: Ngày 1 tháng 8.

Tổ chức nhà nước

Chính thể: Cộng hòa liên bang.

Các khu vực hành chính: 26 bang: Aargau, Ausser-Rhoden, Basel-Landschaft, Basel Stadt, Bern, Fribourg, Geneve, Gia Lâmarus, Graubunden, Inner-Rhoden, Jura, Luzern, Neuchatel, Nidwalden, Obwalden, Sankt Gallen,Schaffhausen, Schwyz, Solothurn, Thurgau, Ticino, Uri, Valais, Vaud, Zug, Zurich.

Hiến pháp: Thông qua ngày 29-5-1874.

Cơ quan hành pháp:

Cơ quan hành pháp của Thụy Sĩ là Hội đồng Liên bang (federal council) với chức năng như Chính phủ, có nhiệm kỳ 4 năm, gồm 7 thành viên (được Quốc hội bầu chọn trong số các ứng cử viên của 4 đảng chính trị giành số phiếu cao nhất trong bầu cử Quốc hội), đồng thời là 7 Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực ngoại giao; nội vụ; tư pháp và công an; quốc phòng, bảo vệ dân sự và thể thao; tài chính; kinh tế; môi trường, vận tải, năng lượng và thông tin. Thụy Sĩ không có chức danh tương tự Thủ tướng.

Các thành viên của Hội đồng Liên bang sẽ lần lượt làm Tổng thống với nhiệm kỳ 1 năm, bắt đầu từ ngày 1/1 hàng năm. Tổng thống chỉ làm chức năng đại diện Nhà nước về mặt nghi lễ (đón tiếp người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ nước ngoài; chủ trì, dự hội nghị quốc tế...).

Theo luật pháp Thụy Sĩ, Hội đồng Liên bang phụ trách chung các vấn đề về đối ngoại, quốc phòng, an ninh của cả liên bang. Tất cả các quyết định quan trọng đều phải được 7 thành viên của Hội đồng Liên bang xem xét và chấp thuận. Trường hợp không đạt được sự thống nhất giữa 7 thành viên này, thì các quyết định sẽ phải trình lên Quốc hội xem xét, quyết định. Chính quyền của các bang có thẩm quyền quyết định các vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục... của bang mình.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội Thụy Sĩ theo chế độ lưỡng viện, gồm Hội đồng Nhà nước (council of states) tương đương Thượng viện và Hội đồng quốc gia (national council) tương đương Hạ viện.

- Hội đồng Nhà nước (Thượng viện): là cơ quan đại diện cho 26 bang (canton) tại Liên bang, gồm 46 nghị sỹ được bầu trực tiếp từ các bang theo quy định của từng bang với nhiệm kỳ 3 hoặc 4 năm. Trong số 46 ghế trong Hội đồng Nhà nước, 40 ghế phân cho 20 bang (mỗi bang hai ghế), 6 ghế còn lại phân đều cho 6 phân bang (half-canton). Các phân bang gồm: Obwalden, Nidwalden, Appenzell Innerrrhoden, Appenzell Ausserrhoden, Basel-Landschaft và Basel-Stadt.

- Hội đồng Quốc gia (Hạ viện): gồm 200 nghị sỹ được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu theo quy định của Luật liên bang, với nhiệm kỳ 4 năm. Số nghị sỹ được bầu từ mỗi bang tỷ lệ thuận với dân số của bang đó.

Mỗi năm Quốc hội họp 4 kỳ, mỗi kỳ kéo dài khoảng 3 tuần. Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội có thể triệu tập phiên họp bất thường. Cứ vào dịp cuối mỗi năm, Quốc hội bầu Tổng thống cho năm sau.

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao liên bang, các thẩm phán do Quốc hội liên bang bầu, nhiệm kỳ 6 năm.

Chế độ bầu cử:Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Dân chủ tự do cấp tiến; Đảng Dân chủ xã hội; Đảng Nhân dân dân chủ Thiên chúa giáo; Đảng Nhân dân Thụy Sĩ; Đảng Xanh; Đảng Tự do; Liên minh đảng độc lập, v.v..

Khí hậu: Ôn đới, mùa đông lạnh, nhiều mây, có mưa hoặc tuyết; mùa hè ẩm, nhiều mây, thỉnh thoảng có mưa rào. Nhiệt độ trung bình mùa đông: từ -100C đến -120C; mùa hè: 180C. Lượng mưa trung bình: 800 - 2.500 mm.

Địa hình: Phần lớn là núi (dãy Anpơ ở phía nam, dãy Jura ở phía tây bắc), ở miền Trung là cao nguyên có đồi núi, đồng bằng và nhiều hồ lớn.

Tài nguyên thiên nhiên: Thủy điện, gỗ, muối.

Dân số: 8,03 triệu người (tháng 3/2014)

Các dân tộc: Do hoàn cảnh lịch sử, Thụy Sĩ có 4 cộng đồng dân tộc chính: Cộng đồng nói tiếng Đức chiếm 2/3 dân số, sống ở miền Đông (vùng Luzern, Zurich, Basel …), giáp Đức và Áo. Cộng đồng nói tiếng Pháp chiếm 1/3 dân số, sống chủ yếu ở phía Tây Thụy Sĩ (vùng Lausanne và Genève), giáp biên giới Pháp. Khoảng 10% dân số nói tiếng Ý và số còn lại khoảng 7% dân số nói tiếng Roman, sống tại miền Nam giáp Ý.

Ngôn ngữ chính: Tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Italia và tiếng Rômanh; tiếng Anh cũng được sử dụng.

Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã (42 %); Tin lành (35 %); Đạo Hồi (4%);

Kinh tế: Thụy Sĩ là nước nghèo tài nguyên, có dãy Alps nổi tiếng. Có vị trí quan trọng về kinh tế tài chính toàn cầu, là nước công nghiệp phát triển cao, ngoại thương rất phát triển. Thụy Sĩ có một nền kinh tế hiện đại, ổn định, thịnh vượng với GDP tính theo đầu người rất cao.

Sản phẩm công nghiệp: Máy móc, hóa chất, đồng hồ, hàng dệt, dụng cụ chính xác.

Sản phẩm nông nghiệp: Ngũ cốc, hoa quả, rau, thịt, trứng.

Văn hóa: Văn hóa Thụy Sỹ rất đa dạng, điều này được phản ánh thông qua các phong tục truyền thống. Các lễ hội diễn ra quanh năm trên khắp đất nước Thụy Sĩ đã làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân và lôi cuốn khách du lịch. Các chương trình ca nhạc được tổ chức ở khắp nơi với các dòng nhạc từ dân gian, cổ điển tới rock, pop và jazz. Các lễ hội chính trong năm gồm có: Advent và Christmas, Carnival, Lễ Phục Sinh, và Ngày Quốc Khánh. Tùy theo mùa có các lễ hội tại các địa phương khác nhau, như các lễ hội trong mùa đông (Trychle tại Meiringen, Epiphany, Secular festivals, Silvesterkläuse, Vogel Gryff tại Kleinbasel và các phong tục khác); các lễ hội mùa xuân ở Zurich; vào cuối mùa hè có các lễ hội tại nhiều khu vực ở vùng núi Alps với sự tham gia của đàn bò và gia súc; các lễ hội mùa thu được tổ chức ở nhiều bang mừng cho một mùa thu hoạch và dự trữ cho mùa đông. Lễ hội bia lớn nhất trong năm diễn ra vào cuối tháng 9 tại bang Neuchatel, ngoài ra còn nhiều lễ hội mang ý nghĩa lịch sử hay tôn giáo khác do các bang tổ chức.

Giáo dục: Hệ thống giáo dục ở Thụy Sĩ là bắt buộc và miễn phí trong 9 năm, kết thúc khi đứa trẻ 16 tuổi. Có ba cấp học cơ bản: tiểu học, cơ sở và trung học. Cấp trung học đào tạo để chuẩn bị bước vào các trường đại học. Sau khi học xong cấp cơ sở, nhiều học sinh vào các trường học nghề. Ở Thụy Sĩ có một số các trường tư bổ sung cho hệ thống trường công. Có 7 trường đại học bang, 2 trường đại học công nghệ liên bang, 1 trường sư phạm, 1 trường đại học kinh tế và khoa học xã hội.

Thụy Sĩ nổi tiếng là trung tâm đào tạo có uy tín trong lĩnh vực ngân hàng, du lịch, bảo hiểm và công nghệ cao. Hiện nay có khoảng 150 thực tập sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam đang theo học tại các trường đại học Thụy Sĩ. Thụy Sĩ tích cực giúp đỡ Việt Nam thông qua các dự án hỗ trợ giáo dục về môi trường, quản lý và các dự án đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh. Chương trình hợp tác liên kết đào tạo thạc sỹ tài chính ngân hàng đầu tiên giữa Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Khoa học ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ (bắt đầu từ 2007) đã gặt hái những thành công bước đầu. Các thỏa thuận đào tạo tiến sỹ Việt Nam đạt được giữa Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh và Viện công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne, giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Geneva trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pascal Couchepin vào tháng 8/2008 và chuyến thăm Thụy Sĩ của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân vào tháng 2/2009 đã tạo đà quan trọng cho sự phát triển quan hệ hợp tác giáo dục đào tạo giữa hai nước trong thời gian qua. Hai nước đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đào tạo trong chuyến thăm Thụy Sĩ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết năm 2010.

Các thành phố lớn: Basel, Geneva, Zurich...

Đơn vị tiền tệ: Francs; (tỷ giá tháng 3/2014 so với USD: 1 Franc ≈ 1,14 USD)

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, AsDB, BIS, EBRD, ECE, EFTA, FAO, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, OECD, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Bécnơ, hồ Giơnevơ, Luyxéc, Engactine, Dãy Anpơ, các hồ và các bãi trượt tuyết, v.v..

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 11/10/1971.

Ngày 3/7/1984, Việt Nam mở Lãnh sự quán tại Giơ-ne-vơ và nâng cấp lên Tổng lãnh sự quán vào ngày 15/12/1994. Ngày 28/1/2000, Việt Nam chính thức khai trương Đại sứ quán tại thủ đô Becnơ.

Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ

Địa chỉ: Schlösslistrasse 26, CH-3008 Bern.

Điện thọai: + 41 31 388 7878

Fax: + 41 31 388 7879

Email: Vietsuisse@bluewin.ch

Phái đoàn Việt Nam tại Geneva, Thụy Sĩ

Địa chỉ: 30 Chemin des Corbikkettes 1218 le - Grabd-Saconnex, Geneve, Suisse.

Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Hà Nội, Việt Nam

Địa chỉ: tầng 15 Toà nhà Hanoi Central Office Building, 44B, Phố Lý Thường Kiệt.

Điện thoại: 04 39346589

Fax: 04 39346591

Email: vertretung@han.rep.admin.ch

Từ khóa » Thụy Sĩ Switzerland