Thụy Sĩ - Wikivoyage

Lịch sử

[sửa]

Thụy Sĩ là một quốc gia hiền hòa và đã được hình thành khá sớm ở Châu Âu, là một trong những quốc gia theo chế độ liên bang lâu đời nhất trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ). Các dấu vết cổ nhất về sự tồn tại của hominidae ở Thụy Sĩ được xác đĩnh cách nay khoảng 150.000 năm. Những nơi định cư có hoạt động trồng trọt cổ nhất từng được biết đến ở Thụy Sĩ, được phát hiện ở Gächlingen, có tuổi khoảng 5300 TCN.

Được thành lập năm 44 TCN, Augusta Raurica là nơi định cư của người La Mã đầu tiên ở Rhine và hiện nằm trong số những di chỉ khảo cổ quan trọng ở Thụy Sĩ. Những nền văn hóa của các bộ tộc sớm nhất đã được biết đến là Hallstatt và văn hóa La Tène, được đặt theo tên một đi chỉ khảo cổ ở La Tène trên bờ bắc của Hồ Neuchâtel. Văn hóa La Tène đã hình thành và phát triển mạnh vào cuối thời đại đồ đá khoảng từ 450 TCN, có thể do chịu ảnh hưởng từ các nền văn minh Hy Lạp cổ đại và Etrusca. Một trong những nhóm người quan trọng ở vùng Thụy Sĩ là Helvetii. Năm 58 TCN, trong trận Bibracte, quân đội của Julius Caesar đã đánh bại Helvetii. Vào năm 15 TCN, Tiberius, người được nhắm đến để làm hoàng đế La Mã thứ 2 và anh ông ta là Drusus, đã chinh phục Alps, sáp nhập khu vực này vào đế chế La Mã. Khu vực bị chiếm đóng bởi Helvetii—trùng tên với Confoederatio Helvetica—đầu tiên trở thành một phần của tỉnh Gallia Belgica thuộc La Mã và sau đó là tỉnh Germania Superior, trong khi phần phía đông Thụy Sĩ được sáp nhập vào tỉnh Raetia của La Mã. Vào thời kỳ Trung Cổ, từ thế kỷ thứ 4, phần mở rộng phía tây của Thụy Sĩ ngày nay là một phần lãnh thổ thuộc vương quốc Burgundy. Alemanni đã định cư ở cao nguyên Thụy Sĩ trong thế kỷ 5 và trong các thung lũng của Alps trong thế kỷ 8, hình thành nên Alemannia. Vùng đất của Thụy Sĩ ngày nay thời đó được phân chia quản lý giữa vương quốc Alemannia và Burgundy. Toàn bộ khu vực trở thành một phần của đế chế Frankish mở rộng trong thế kỷ 6, sau chiến thắng của Clovis I trước Alemanni ở Tolbiac năm 504 và sau là sự thống trị Frankish của người Burgundians. Trong suốt thời gian còn lại của thế kỷ 6, 7 và 8, các vùng của Thụy Sĩ tiếp tục chịu sự cai quản của Frankish (các vương triều Merovingian và Carolingia). Nhưng sau sự mở rộng của nó dưới thời Charlemagne, đế chế Frankish đã bị chia tách bởi hiệp ước Verdun năm 843. Các lãnh thổ ngày nay của Thụy Sĩ đã được chia thành Trung Francia và Đông Francia cho đến khi chúng được tái sáp nhận dưới thời cai trị của đế quốc La Mã thần thánh khoảng năm 1000. Vào thế kỷ 13, con đường chạy qua Gotthard nằm ở tâm dãy núi Alps được hình thành và phát triển nhanh chóng trở thành điểm giao lưu, qua lại quan trọng về kinh tế-thương mại Bắc-Nam Châu Âu và trở thành điểm nằm trong tầm ngắm của các cường quốc Châu Âu. Tình hình đó đã đẩy các nhóm dân cư nơi đây lập ra các phường, hội rồi hình thành quốc gia Thụy Sĩ ngày nay, dưới các minh ước quân tử để bảo vệ và hỗ trợ nhau theo tính chất của một liên minh và chính thức ra đời ngày 1 tháng 8 năm 1291. Sang thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16, các đơn vị hành chính độc lập trong liên bang (13 bang) đã trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do tranh chấp về phạm vi ở một số vùng, khu vực tiếp giáp nhau. Nhưng trước nguy cơ ý đồ bành trướng của một số nước có biên giới chung với Thụy Sĩ đã nhanh chóng đưa ra các cuộc tranh chấp, giành giật nội bộ đi tới chấm dứt. Sau khi những người chủ trương giữ Thụy Sĩ đứng ngoài cuộc chiến tranh 30 năm trên lục địa Châu Âu trong thế kỷ 17 giành thắng lợi, giữ được chủ quyền và nền độc lập của Thụy Sĩ, Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ đã được quốc tế công nhận tại Hội nghị Hòa bình Westphalia, đặc biệt là tại Hội nghị Wien 1815, Thụy Sĩ cam kết theo đuổi quy chế trung lập có vũ trang và đã được luật pháp quốc tế bảo đảm. Đến đầu thế kỷ 19, với sự cổ vũ của cuộc cách mạng tư sản Pháp, giai cấp tư sản Thụy Sĩ đã ra tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hòa (Helvetic Republic) và đi tới việc chấm dứt chế độ phong kiến với cấu trúc nhà nước phong kiến cát cứ. Sau cuộc nội chiến cuối cùng ở Châu Âu năm 1847, nhà nước liên bang lỏng lẻo đã được thay thế bởi một nhà nước liên bang gắn kết hơn, tuy nhiên tính chất tự trị của các bang, các xã về cơ bản vẫn tiếp tục được duy trì. Nhiều nội dung cơ bản trong Hiến pháp liên bang ngày nay là những nội dung được soạn thảo từ Hiến pháp Liên bang được ban hành từ 1847.

Từ khóa » đất Nước Thuy Si