Thuỷ Tinh Dịch Nằm Giữa Thuỷ Tinh Thể Và Võng Mạc. - MainFrame

DỊCH NHÃN CẦU

Dịch nhãn cầu nằm trong ổ mắt và giữ cho ổ mắt căng phồng. Dịch nhãn cầu gồm hai loại: Thuỷ dịch nằm ở phía trước và hai bên của thuỷ tinh thể; thuỷ tinh dịch nằm giữa thuỷ tinh thể và võng mạc.

Thuỷ dịch là dịch lưu thông tự do trong khi thuỷ tinh dịch là một khối gelatin hầu như không lưu thông nhưng các chất có thể khuếch tán trong thuỷ tinh dịch một cách chậm chạp.

Thuỷ dịch liên tục được sản xuất ra và được tái hấp thu. Sự cân bằng giữa hai quá trình này điều hoà thể tích và áp suất của dịch nhãn cầu.

Quá trình sản xuất thuỷ dịch

Quá trình sản xuất thuỷ dịch.

Thuỷ dịch được sản xuất ở nếp thể mi (ciliary processes) với tốc độ 2 đến 3 microlít/phút. Nếp thể mi là những nếp gấp từ thể mi lồi vào khoang sau mống mắt, nơi các dây chằng của thuỷ tinh thể và các cơ thể mi gắn vào nhãn cầu. Bề  mặt toàn  bộ của nếp thể mi vào khoảng 6 cm2, được bao phủ bởi những tế bào biểu mô bài tiết và ngay bên dưới nếp thể mi là một mạng lưới mạch máu phong phú. Quá trình bài tiết thuỷ dịch diễn ra như sau: Đầu tiên ion natri vận chuyển tích cực vào các khoang giữa các tế bào biểu mô kéo theo sự khuếch tán của ion clo và ion bicarbonat để trung hoà điện  tích. Sự vận chuyển của các ion này tạo ra lực thẩm thấu hút nước từ các mô lân cận vào các khoang giữa các tế bào biểu mô. Từ đây dịch chảy vào bề mặt của nếp thể mi. Một số chất dinh dưỡng như acid amin, acid ascorbic và glucose cũng được vận chuyển qua tế  bào  biểu mô theo cơ chế vận chuyển tích cực hoặc khuếch tán tăng cường.

►Thuỷ dịch chảy ra khỏi mắt như thế nào? ►Áp suất nhãn cầu

Từ khóa » Thuỷ Dịch Là Gì