Thủy Tinh Hữu Cơ Là Gì? Cách Sử Dụng đồ Thủy Tinh Hữu Cơ An Toàn
Có thể bạn quan tâm
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thủy tinh hữu cơ là gì, ứng dụng của nó trong cuộc sống như thế nào. Mọi thứ liên quan tới vật liệu này sẽ được chúng tôi giải đáp tất tần tật. Cùng theo dõi ngay nhé!
Vật dụng từ thủy tinh hữu cơ có ưu điểm trong suốt, mềm dẻo, bền bỉ và chịu được sự mài mòn của thời tiết. Chính vì thế, chúng ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống chúng ta và không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp lớn.
1. Thủy tinh hữu cơ là gì? Có khác thủy tinh thường?
Thủy tinh hữu cơ là một loại chất nhựa dẻo, có đặc tính là rất bền, cứng và trong suốt như thủy tinh. Chúng còn sở hữu ưu điểm là khó bể vỡ nên thường được sử dụng ở dạng tấm, miếng dùng để thay thế cho kính và thủy tinh.
Thủy tinh hữu cơ còn được gọi với cái tên khác là thủy tinh plexiglas, nhựa acrylic hoặc thủy tinh acrylic. Đây là một loại trong những loại thủy tinh về mặt hóa học có tên là Poly Metyl Metacrylat (viết tắt là PMMA), công thức hóa học đầy đủ là [CH2=C(CH3)COOCH3].
Thủy tinh hữu cơ dưới dạng tấm kính
Khác với các loại thủy tinh thường khác, chất liệu chính để sản xuất thủy tinh plexiglas này là Metyl Metacrylat, được điều chế bằng phản ứng trùng hợp với công thức là CH2=C(CH3)COOCH3.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dễ dàng phân biệt thủy tinh hữu cơ và thủy tinh thường dựa vào những đặc tính cơ bản của chúng. Cùng xem bảng so sánh sau để có lựa chọn tốt nhất cho mình nhé!
Tiêu chí | Thủy tinh hữu cơ | Thủy tinh thường |
Nguyên liệu sản xuất chính | Gồm axêtôn (CH3COCH3), rượu cồn, axit sunfuric và natri xianua | Cát thạch anh (silicat) và các chất phụ gia khác |
Khối lượng riêng | Nhẹ hơn, chỉ bằng ½ thủy tinh thông thường | Nặng hơn thủy tinh hữu cơ |
Độ bền cơ học | Khó vỡ hơn, chịu được va đập và chống trầy xước cao | Dễ vỡ hơn khi có va đập mạnh |
Tính trong suốt | Cao hơn, có thể nhìn rõ các đồ vật qua lớp thủy tinh dày tới 1 mét. | Thấp hơn, khó có thể nhìn rõ các đồ vật qua lớp thủy tinh dày trên 15cm. |
Giá thành sản phẩm | Thấp hơn | Cao hơn |
2. Những đặc điểm của thủy tinh plexiglas
Có thể nói, PPMA có thể thay thế thủy tinh thông thường trong nhiều ngành sản xuất gia dụng bởi nó sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật sau:
- Có tính chất bền với nước, ancol, bazo, xăng và các loại axit
- Có thể chịu được va đập, khả năng chống trầy xước cao.
- Độ cứng bề mặt gần như bằng vật liệu nhôm
- Khả năng truyền ánh sáng qua rất cao, có thể lên đến 92%
- Dễ bị hòa tan trong xeton, benzen và este.
- Phân tử khối của vật liệu thủy tinh acrylic – plexiglas khá lớn (tới 5.106).
- Độ bền cơ học cao hơn thủy tinh silicat gấp 10 lần.
- Dễ pha màu, dễ đun nóng và dễ dàng tạo dáng khi ở nhiệt độ cao
- Khả năng chống tia cực tím cực tốt, dẫn truyền một phần tia hồng ngoại.
Với những đặc tính vượt trội như trên, ngày nay thủy tinh hữu cơ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề trong đời sống. Các sản phẩm làm từ chất liệu này luôn nhận được đánh giá cao, là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người tiêu dùng.
3. Ứng dụng của thủy tinh hữu cơ là gì trong đời sống hiện nay?
Như đã đề cập, thủy tinh acrylic được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực cần thay thế thủy tinh hay pha lê thông thường, kể cả các ngành công nghiệp lớn. Ứng dụng của thủy tinh hữu cơ là gì sẽ được bật mí ngay sau đây:
+ Đồ gia dụng trong gia đình: Dùng để chế tạo các loại ly thủy tinh uống nước, ly uống rượu, hũ thủy tinh đựng gia vị, tô dĩa chén thủy tinh, bình hoa thủy tinh, chai thủy tinh…
Ly thủy tinh hữu cơ
+ Ngành xây dựng và trang trí nội thất: Sản xuất các cánh cửa kính trong suốt hoặc bán mờ, cửa sổ cách âm, mái vòm, tấm trang trí, bề mặt cho bồn tắm, bồn rửa mặt và các sản phẩm khác…
+ Ngành giao thông: Làm đèn xe máy, kính chắn gió của ô tô, cửa sổ máy bay, tàu hỏa, đèn giao thông,….
+ Lĩnh vực chiếu sáng: Sản xuất các loại đèn chiếu sáng, đèn chùm, đèn đường, đèn huỳnh quang…
+ Trong ngành y tế sức khỏe: Dùng làm răng giả, xương giả trong y học hoặc sản xuất dụng cụ y tế phẫu thuật, thiết bị y tế…
+ Lĩnh vực khác: Sản xuất các thiết bị ô tô, đèn pha xe hơi, thiết bị truyền thông quang học, thiết bị ô tô, dụng cụ thí nghiệm, phòng vô trùng, hồ tắm, ống kính Fresnel…
4. Những lưu ý cần biết khi dùng đồ thủy tinh hữu cơ
Mặc dù các sản phẩm làm từ thủy tinh hữu cơ sở hữu nhiều đặc tính vượt trội nhưng để giữ được độ bền đẹp thì bạn cũng cần tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau:
– Không để các loại đồ dùng bằng thủy tinh tiếp xúc với nhiệt độ cao trong tình trạng không sử dụng, không đựng đồ ăn.
– Không đặt sản phẩm thủy tinh trong môi trường có độ ẩm cao bởi có thể khiến chúng bị mờ đục làm mất đi vẻ đẹp sang trọng vốn có.
– Sau khi rửa các loại chén hay ly thủy tinh bằng nước rửa chén, tốt hơn là bạn nên ngâm chúng vào dung dịch nước ấm pha giấm hoặc nước ấm pha cốt chanh, sau đó rửa sạch và lau lại bằng khăn mềm để tăng độ bóng sáng cho sản phẩm.
– Hạn chế xếp chồng các đồ thủy tinh lên nhau vì có thể va chạm gây bể vỡ hoặc trầy xước. Cách tốt nhất khi phải chồng các đồ thủy tinh là bạn nên đặt miếng lót xốp giữa các sản phẩm để hạn chế sự ma sát, va chạm.
Dùng khăn mềm lau đồ thủy tinh
– Không nên rửa đồ dùng thủy tinh bằng các miếng cọ rửa sắt nhọn. Vì bề mặt thủy tinh bóng nhẵn nhưng có thể bị trầy xước bởi các vật nhọn cứng. Điều này khiến đồ thủy tinh mất thẩm mỹ, dễ vỡ hơn trong quá trình sử dụng.
– Với những đồ thủy tinh bị bám bẩn hoặc ố vàng, bạn có thể sử dụng tới các nguyên liệu có sẵn như muối, soda baking hoặc bã cà phê để làm sạch. Nếu chưa biết cách thực hiện, có thể tham khảo ở đây
– Điều quan trọng nhất khi sử dụng đồ vật làm bằng chất liệu thủy tinh là bạn chỉ nên dùng các sản phẩm chất lượng của thương hiệu sản xuất uy tín, có chứng nhận an toàn vệ sinh. Tránh tìm mua các sản phẩm được bày bán tràn lan, không rõ nguồn gốc nhé!
Trên đây là thông tin giải đáp về vấn đề thủy tinh hữu cơ là gì mà các bạn có thể tham khảo. Nếu có vấn đề thắc mắc cần giải đáp thì vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua số hotline để được tư vấn kịp thời nhé! Chúc các bạn thành công!
>>> Xem thêm: Thuỷ tinh lỏng là gì? Cách điều chế và ứng dụng Na2SiO3
Từ khóa » Thủy Tinh Hữu Cơ Plexiglas Có Thành Phần Chính Là Poli(metyl Metacrylat)
-
(a) Thủy Tinh Hữu Cơ Plexiglas Có Thành Phần Chính Là Poli(metyl ...
-
Cho Các Phát Biểu Sau: (1) Thủy Tinh Hữu Cơ Plexiglas Có Thành Phần ...
-
Trong Các Phát Biểu Sau: (a) Thủy Tinh Hữu Cơ Plexiglas Có Thành Phần
-
Chất Nào Sau đây Là Thành Phần Chính Của Thủy Tinh Hữu Cơ
-
Cho Các Phát Biểu Sau: (1) Thủy Tinh Hữu Cơ Plexiglas Có Thành...
-
Thủy Tinh Hữu Cơ Là Gì Và Các ứng Dụng Của Nó
-
Trong Các Phát Biểu Sau: (a) Thủy Tinh Hữu Cơ Plexiglas Có ... - Hoc24
-
Poli Metyl Metacrylat Thành Phần Chính Của Thủy Tinh Hữu Cơ được ...
-
Cho Các Phát Biểu Sau Thủy Tinh Hữu Cơ Plexiglas Có Thành Phần ...
-
Thủy Tinh Hữu Cơ Plexiglas Là Một Chất Dẻo, Cứng, Trong Suốt, Bền ...
-
Metyl Metacrylat Là Gì? Công Thức, Cách điều Chế? - TopLoigiai
-
Metyl Metacrylat Là Gì? Poli Metyl Metacrylat Là Gì? Tính Chất Và ứng ...
-
Thủy Tinh Hữu Cơ Là Gì? Cấu Tạo, đặc điểm Nổi Bật Và Bảo Quản ?
-
(1) Thủy Tinh Hữu Cơ Plexiglas Có Thành Phần Chính Là Poli(metyl ...