Thuỷ Tinh Hữu Cơ – Vật Liệu Quen Thuộc Mà Bạn Không Nhận Ra

Thủy tinh hữu cơ vốn rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Có thể bạn chưa biết, gọi là thủy tinh nhưng không phải là “thủy tinh”. Tại sao lại thế? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Thủy tinh lỏng là vật liệu mà bạn có thế bắt gặp và chạm vào chúng ở bất cứ đâu, từ nhà ra phố. Loại vật liệu này cực kì phổ biến vì những tính năng vượt trội của nó.

1. Thủy tinh hữu cơ là gì?

Có thể bạn chưa biết? Gọi là thủy tinh hữu cơ những thực tế loại vật liệu này không phải là thủy tinh, nó chỉ trong suốt giống thủy tinh mà thôi.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến nhựa mica? Vâng, là nó đấy. 

thuy-tinh-huu-co-2

Nhựa mica

Cùng tìm hiểu những tên gọi khác của loại “thủy tinh” đặc biệt này!

Trong hóa học thủy tinh hữu cơ còn được biết đến với tên gọi là poli (metyl metacrylat), nhựa acrylic hoặc thủy tinh acrylic. Thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

Phản ứng trùng ngưng, hay phản ứng đồng trùng ngưng, là một quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) liên kết với nhau thành phân tử lớn (polyme: cao phân tử) đồng thời giải phóng nhiều phần tử nhỏ như H2O, HCl, CO2.

Còn trong thương mại, thủy tinh hữu cơ được biết đến bằng những cái tên như Plexiglas, Acrylite, Lucite và Perspex. Bên cạnh đó, nó còn được đặt tên tùy thuộc vào nước sản xuất nó, ví dụ Acripet (Nhật), Diakon (Anh), Implex (Mỹ), Vedril (Ý).

>>> Khám phá thêm bài viết: Thuỷ tinh lỏng là gì? Và những điều cần biết về thuỷ tinh lỏng

2. Tính chất tuyệt vời của thủy tinh hữu cơ plexiglas

Tính chất vật lí

Nó là loại nhựa nhiệt dẻo , rất bền, cứng, trong suốt.

Plexiglas không bị vỡ vụn khi va chạm và bền với nhiệt. Tuy nhiên, lưu ý rằng loại thủy tinh nàt không được sử dụng ở nhiệt độ cao do nó tự phát nổ và bốc cháy ở 450℃.

Plexiglas có khối lượng riêng bằng 1,17 đến 1,2 g/cm³,nhỏ hơn thủy tinh thông thường (khối lượng riêng khoảng 2,4 đến 2,8 g/cm³), dễ pha màu và dễ tạo dáng ở nhiệt độ cao.

Tính chất hóa học

Công thức thủy tinh hữu cơ theo dạng phân tử được minh họa như bên dưới:

cong-thuc-hoa-hoc-thuy-tinh-huu-co

Công thức của thủy tinh hữu cơ

Thủy tinh hữu cơ thực chất là nhựa. Thế nên nó bền với nước, axit, bazơ, xăng, ancol nhưng bị hòa tan trong benzen, đồng đẳng của benzen, este và xeton.

Những kiến thức khô khan này đang làm bạn không hứng thú, có phải không?

Và bạn cũng không cần phải bận tâm nhiều đến nó nữa.

Cái mà bạn cần biết chính là thủy tinh hữu cơ rất bền và được ứng dụng vô cùng rộng rãi bởi giá thành rẻ, phù hợp với kinh tế của bạn.

Nếu bạn đang có ý định mua và sử dụng loại vật liệu này thì hãy đọc tiếp, vì những thông tin bên dưới sẽ có ích cho những quyết định của bạn đó!

3. Ứng dụng của thủy tinh hữu cơ không phải ai cũng biết

Với những tính chất ưu việt, nổi trội nhất là bền, cứng và trong suốt. Bởi vậy thủy tinh hữu cơ plexiglas rất được ưa chuộng và ứng dụng phổ biến trong các ngành như:

– Trong công nghiệp: làm kính máy bay, ô tô, kính trong các máy móc nghiên cứu, kính xây dựng,…Không chỉ có tác dụng về mặt thẩm mỹ. Mà nó còn có công dụng tuyệt vời là  lá chắn an toàn cho người sử dụng. Ví dụ điển hình là ở các máy bay chiến đấu, các cửa sổ bằng thủy tinh hữu cơ khi bị trúng đạn chỉ xuyên thành một lỗ, không tạo ra các mảnh thủy tinh nhỏ có thể gây sát thương. Trong những vụ tai nạn ô tô, thủy tinh hữu cơ plexiglas khi va chạm mạnh sẽ giảm thiểu thương tích cho người bên trong vì nó không sắc nhọn như thủy tinh thông thường.

kinh-may-bay

Kính máy bay

– Trong y học dùng làm răng giả, xương giả, kính bảo hiểm…Như bạn biết, để làm một bộ xương, răng giả bằng những vật liệu đắt tiền thì người bệnh không có khả năng chi trả. Vật liệu này ra đời đã tạo ra bước ngoặt lớn và cứu sống nhiều bệnh nhân mà không phải vật liệu nào cũng làm được.

– Trong ngành thực phẩm: thủy tinh hữu cơ được dùng để làm hũ, chén, bình,…trong từng gia đình. Vì là sản phẩm giá rẻ lại đẹp, nên được nhiều người chọn mua.

4. Thủy tinh hữu cơ và thủy tinh thường có gì khác nhau?

Cùng gọi là thủy tinh nhưng thủy tinh hữu cơ và thủy tinh lại không “cùng một họ”. Thực ra chúng hoàn toàn khác nhau. Nguyên liệu để chế tạo thuỷ tinh thường là silic đioxit, còn nguyên liệu để sản xuất thuỷ tinh hữu cơ là xeton propylic, axit axetic và axit sunfuric.

Khối lượng riêng của thuỷ tinh hữu cơ plexiglas chỉ bằng một nửa thuỷ tinh thường, lại không dễ vỡ như thuỷ tinh thường.

thuy-tinh-huu-co-3

Nhựa mica khó vỡ hơn thủy tinh thường

Phạm vi sử dụng của nó rất rộng rãi. Ví dụ cửa sổ máy bay thường được làm bằng thủy tinh hữu vì chúng có những ưu điểm tuyệt vời như bền, khó vỡ. Khi máy bay vào các đám mây thường gây ra các chấn động mạnh, nhiệt độ và áp suất của các dòng khí thay đổi có thể tạo áp lực lên máy bay. Điều này rất nguy hiểm.

Cùng một độ dày 15cm, thủy tinh thường sẽ có màu xanh, chúng ta không thể nhìn rõ các đồ vật qua lớp thủy tinh dày như vậy. Ngược lại với thủy tinh hữu cơ, thậm chí khi nó dày đến 1m, người ta vẫn nhìn rõ các vật qua lớp thuỷ tinh hữu cơ đó. Do độ trong suốt của thuỷ tinh hữu cơ rất cao, ngay cả với tia tử ngoại, nên những nhà sản xuất thường dùng thuỷ tinh hữu cơ chế tạo các dụng cụ quang học.

Thuỷ tinh hữu cơ lại có một tính năng hết sức kỳ lạ

Một thanh nhựa mica có độ cong không quá 48 độ, các tia sáng có thể men theo thanh thủy tinh giống như nước chảy trong đường ống. Lợi dụng tính chất đặc biệt đó, người ta dùng thuỷ tinh hữu cơ làm các dây dẫn ánh sáng, thủ thuật này có ý nghĩa to lớn trong y học.

Thuỷ tinh hữu cơ rất đẹp, lại bền cơ học, bền hoá học cao. Nếu thêm vào thủy tinh hữu cơ thuốc nhuộm màu, thì tuỳ theo yêu cầu có thể chế tạo được thủy tinh hữu cơ có nhiều màu khác nhau.

5. Lưu ý khi sử dụng thủy tinh hữu cơ

Thủy tinh hữu cơ có nhiều đặc tính ưu việt nên được ứng dụng nhiều trong đời sống. Nhưng để kéo dài tuổi thọ của đồ dùng cũng như không xảy ra nguy hại nào trong khi sử dụng, bạn cần lưu ý một vài điều sau:

–  Không để các loại đồ dùng bằng thủy tinh một thời gian dài trong điều kiện nhiệt độ cao, hay dùng để đựng thức ăn .

–  Không đặt sản phẩm thủy tinh trong điều kiện độ ẩm không khí cao,  bởi có thể khiến chất liệu thủy tinh không còn giữ được độ trong suốt như ban đầu.

–  Sau khi rửa ly thủy tinh hay các loại chén, dĩa bằng nước rửa chén, sẽ tốt hơn nếu bạn tiếp tục ngâm chúng trong nước ấm pha giấm hoặc pha cốt chanh, sau đó rửa sạch và lau lại bằng khăn mềm. Đảm bảo thủy tinh sẽ luôn sáng bóng và hạn chế vết trầy xước.

–  Hạn chế xếp chồng các đồ thủy tinh lên nhau để giảm áp lực. Khi áp lực quá lớn trong thời gian dài khiến thủy tinh dễ vỡ và xước, nứt. Nếu bắt buộc phải chồng các đồ thủy tinh thì tốt hơn bạn nên dùng thêm miếng lót xốp để giảm ma sát.

–  Không dùng các miếng rửa bằng sắt nhọn để làm sạch thủy tinh. Vì bề mặt nhẵn bóng của thủy tinh dễ dàng xuất hiện vết xước nếu tiếp xúc với vật nhọn. Việc làm này lâu dần khiến đồ thủy tinh không còn đẹp như trước, và dễ vỡ hơn.

– Khi thủy tinh có vết ố vàng hay dính bấn, hãy sử dụng các nguyên liệu như muối, soda baking hoặc bã cà phê để làm sạch.

– Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chính là khi sử dụng đồ vật làm bằng chất liệu thủy tinh, bạn cần sử dụng đúng sản phẩm chất lượng của những thương hiệu uy tín. Tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng nhé!

Nếu không có sự ra đời của thủy tinh hữu cơ, chắc hẳn mọi thứ ngày nay sẽ trở nên vô cùng khó khăn và đắt đỏ. Nền kinh tế công – nông nghiệp cũng không thể lớn mạnh nếu thiếu đi loại vật liệu quý giá này. Bạn có thể dễ dàng tìm mua và đặt hàng thủy tinh hữu cơ ở những công ty, cơ sở sản xuất thủy tinh uy tín trên toàn quốc.

Từ khóa » Thủy Tinh Hưu Cơ