Thủy Tinh Lỏng Là Gì? Đặc Tính Và Những ứng Dụng Trong Cuộc Sống

Thủy tinh lỏng hiện nay được sử dụng rộng rãi trong sản xuất xi măng, công nghiệp dệt may, chế biến gỗ xẻ và vật liệu chịu lửa,… Với những ứng dụng phổ biến đó, hẳn nhiều người sẽ có thắc mắc thủy tinh lỏng là gì? Tính chất ra sao và cách chế tạo như thế nào? Để có câu trả lời chính xác nhất, hãy cùng Ly Hải Âu tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Mục chính bài viết

  • 1. Thủy tinh lỏng là gì?
  • 2. Đặc tính của thủy tinh lỏng
  • 3. Cách sản xuất thủy tinh lỏng
  • 4. Thủy tinh lỏng dùng để làm gì?
  • 5. Cách dùng thủy tinh lỏng chống thấm
  • 6. Những lưu ý khi sử dụng thủy tinh lỏng

1. Thủy tinh lỏng là gì?

Thủy tinh lỏng hay còn gọi là Sodium Silicat là một hợp chất hóa học. Thủy tinh lỏng công thức là Na2O và (SiO2)n. Nó không phải là chất rắn vô định hình và chất rắn kết tinh.

Natri Silicat tinh khiết được xem là một dạng chất lỏng đồng nhất, trong suốt, không có màu hoặc mang màu vàng nhợt. Tuy nhiên, các sản phẩm làm từ loại thủy tinh này thì lại thường có màu xanh lá hoặc xanh nước biển, do có pha lẫn tạp chất sắt.

Trong điều kiện thông thường, silicat có thể phản ứng với kiềm, axit cacbonic và tạo ra kết tủa keo đông tụ, hay còn gọi là axit silicsic. Đồng thời. sản phẩm làm từ hợp chất này cần được bảo quản trong không gian kín để giữ được lâu dài. Bởi nếu để nó tiếp xúc với không khí bên ngoài, thì khả năng phân rã sẽ rất cao và diễn ra nhanh chóng.

thủy tinh lỏng là gì

Các thành phần chế tạo chai thủy tinh từ chất Sodium Silicate:

– Công thức hóa học: Na2SiO3

– Hàm lượng: SiO 26% min

– Độ pH: 12,8%

– Modun: 2,6-2,9

– Tỷ trọng: 1,40- 1,42g/cm3

2. Đặc tính của thủy tinh lỏng

Bên cạnh khái niệm thủy tinh lỏng là gì, những đặc tính cũng không kém quan trọng. Dựa vào đó, các nhà sản xuất mới biết cách để sử dụng, sản xuất và bảo quản.

– Khối lượng riêng của thủy tinh lỏng là 2.60 g/cm3 và có tỷ trọng là từ 1,40 – 1,43g/cm3.

– Thủy tinh lỏng được nóng chảy ở 1.088 độ C

– Khi ở nhiệt độ phòng 25 độ C, độ hòa tan sẽ là 22.2 g/100 ml và ở 80 độ C độ hòa tan là 160.6 g/100ml

– Đồng thời, thủy tinh lỏng không tan trong alcohol, nhưng tan lại trong nước

– Thủy tinh lỏng rất dễ bị phân hủy bởi các axit,đặc biệt là axit cacbonic

Xem thêm: Thủy tinh hữu cơ là gì và ứng dụng của nó?

3. Cách sản xuất thủy tinh lỏng

cách sản xuất thủy tinh lỏng

Quy trình sản xuất thủy tinh lỏng được sản xuất bằng công thức hóa học NaOH và SiO2, đặc biệt khi pha loãng hoặc pha rắn sẽ có sự tham gia của nhiệt độ.

Trong pha lỏng:

Khi pha lỏng, thủy tinh lỏng sẽ được tạo nên bởi sự kết hợp giữa NaOH và nước trộn đều với nhau. Sau đó thông qua các thiết bị chuyên dụng để tạo thành hơi.

Trong pha rắn:

Hoạt chất hóa học Na2CO3 và Na2SO4 ở nhiệt độ rất thấp, thông thường là dưới 900°C và trên 1600°C. Sau khi 2 chất này được nóng chảy, SiO2 sẽ được hòa tan trong dung dịch đang nóng chảy và tạo nên Na2SiO3.

4. Thủy tinh lỏng dùng để làm gì?

bình sữa trẻ em

Bình sữa trẻ em

– Thủy tinh lỏng dùng để làm gì? Thủy tinh lỏng được ứng dụng phổ biến nhất trong công nghiệp sản xuất thủy tinh hiện đại. Bởi vì các thành phần, tính chất có trong hóa chất này có thể đảm bảo được sự bền vững về cấu trúc, thẩm mỹ và vô cùng sang trọng.

– Bên cạnh đó, hóa chất này còn có thêm nhiều công dụng khác trong cuộc sống đời thường của chúng ta như: bình sữa trẻ em, sản xuất lòng hũ đựng, làm chất độn, xử lý nước thải trong sản xuất, sinh hoạt, silicagel, cực điện dương kim loại nhẹ,…

– Phủ một lớp mỏng thủy tinh lỏng, khoảng 100 nm lên đồ vật sẽ bảo vệ chúng được tốt hơn. Đồng thời, giúp việc tẩy rửa diễn ra một cách dễ dàng, chỉ cần sử dụng nước hoặc vải ướt mà không cần phải dùng hóa chất. Hơn hết, bề mặt thủy tinh lỏng cũng chịu được các tính axit, bazơ vô cùng mạnh, trong khoảng nhiệt độ từ -40 độ C – 450 độ C, thậm chí cả tia UV, tia cực tím.

thủy tinh lỏng chống thấm

– Trong ngành nông nghiệp trồng trọt, để bảo quản cây giống không bị nấm mốc, những người nông dân sẽ phủ thêm một lớp sodium lên trên. Bởi nó có thể giúp cây tăng cao đề kháng, không bị nấm mốc hoặc bị mối phá hoại.

– Không những thế, thủy tinh lỏng còn được ứng dụng vào nhiều giai đoạn của quá trình sản xuất giấy, vải, công nghệ dệt nhuộm, chế tạo xi măng chịu axit, silicat, chế tạo các hợp chất silicat rỗng để lọc các hợp chất khác,…

– Natri Silicat cũng được sử dụng để sản xuất Silicagel, chất tẩy rửa, kem bột, chất kết dính của que hàn, chất chống cháy, dùng trong bê tông,…

– Thủy tinh lỏng là nguyên liệu quan trọng để chế tạo vật liệu chịu nhiệt, cách âm, chất cách điện, vật liệu xây dựng, các chất không thấm khí hoặc sử dụng ở dạng rắn để làm vật liệu chống bào mòn.

Thủy tinh lỏng không chỉ được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, mà còn xuất hiện trong nhiều lĩnh vực sản xuất của các quốc gia khác trên thế giới. Trong đó, hóa chất Sodium Silicate đã và đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất nói chung và chế tạo thủy tinh nói riêng. 

Hiểu rõ thủy tinh lỏng là gì, bạn càng hiểu thêm về vai trò của nó trong mọi lĩnh vực công nghiệp và sản xuất. Và trong tương lai, hoạt chất này hứa hẹn sẽ còn được ứng dụng rộng rãi và phổ biến hơn nữa, từ đó đem lại nguồn lợi nhuận lý tưởng cũng như thúc đẩy nền công nghiệp phát triển.

5. Cách dùng thủy tinh lỏng chống thấm

cách dùng thủy tinh lỏng chống thấm

Bước 1: Lau sạch bụi, vết dầu mỡ trên bề mặt cần chống thấm

Bước 2: Sau đó, pha loãng thủy tinh lỏng theo tỉ lệ 4:1. Trong đó là một phần thủy tinh lỏng và 4 phần nước. Lưu ý nên dùng nước sạch để có được hiệu quả cao nhất

Bước 3: Thoa dung dịch vừa pha lên bề mặt cần chống thấm và chờ cho nó khô hoàn toàn.

Bước 4: Thực hiện lại một lần nữa ở bước 3 để đạt hiệu quả mong muốn.

Ngoài khả năng chống thấm nước, thủy tinh lỏng còn chống thấm các chất lỏng tràn như dầu, mỡ,… và hạn chế bụi bẩn cho nền nhà vô cùng tốt.

Bên cạnh đó, đối với vết nứt nhỏ, có thể trộn thủy tinh lỏng với cốt liệu nhỏ như cát, sỏi, đá,…

Còn đối với các lỗ hổng hoặc vết nứt lớn: Sử dụng trực tiếp thủy tinh lỏng lên vết nứt, không nên pha loãng để tăng hiệu quả lấp đầy.

6. Những lưu ý khi sử dụng thủy tinh lỏng

– Không bảo quản thủy tinh lỏng trong các bình chứa bằng nhôm, thiếc, kẽm, mà thay vào đó hãy cất giữ chúng trong thùng tôn hoặc nhựa có nút chặt.

– Sau khi sử dụng phải đậy kín vì thủy tinh lỏng để ngoài không khí sẽ bị phân hủy rất nhanh.

– Mang đầy đủ trang bị bảo hộ lao động khi làm việc bao gồm kính, quần áo, găng tay,.. bảo hộ.

– Không để thủy tinh tiếp xúc với Flo bởi khi kết hợp với nhau, chúng rất dễ gây nổ. Cũng như các chất khác như nhôm, kẽm, thiếc, hợp kim

Thông qua bài viết trên đây, Thủy Tinh Hải Âu tin rằng bạn đã có thể hiểu thêm được về thủy tinh lỏng là gì, cũng như những cách ứng dụng thủy tinh lỏng an toàn, hiệu quả. rồi đúng không nào?  Và đừng quên tiếp tục theo dõi những bài viết mới nhất của Thủy Tinh Hải Âu để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

Từ khóa » Thủy Tinh Lỏng Là Dung Dịch đặc