Thuỷ Tinh Lỏng Là Gì? Những điều Cần Biết Về Thuỷ Tinh Lỏng

Để trả lời cho câu hỏi thủy tinh lỏng là gì, bài viết hôm nay sẽ mang đến đáp án, giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc xung quanh loại vật liệu rất phổ biến này. Những thông tin bổ ích về khái niệm và ứng dụng sẽ được tiết lộ ngay bên dưới.

Có lẽ bạn không xa lạ gì với bình sữa của trẻ em? Hay ly thủy tinh đựng nước trái cây, trà sữa bạn thấy trong siêu thị? Để những đồ vật đó bền lâu trong không khí, cũng như có độ bóng đẹp, trong suốt như thế chính là nhờ đóng góp to lớn của thủy tinh lỏng. Một loại hóa chất có công dụng đặc biệt đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề.

1. Thủy tinh lỏng là gì?

Khoan đã…

Trước khi tìm hiểu cách điều chế thủy tinh lỏng. Bạn đã thật sự biết tên gọi cũng như bản chất cấu tạo của nó như thế nào chưa?

Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn ngay bây giờ…

Thủy tinh lỏng (thủy tinh nước) là Natri Silicate hay Sodium Silicate, llà một hợp chất với công thức phân tử (Na2O)(SiO2)n,  trong đó phổ biến nhất là Na2SiO3

cong-thuc-hoa-hoc

Vậy là bạn đã biết được tên gọi của loại hóa chất này rồi, cùng quay trở lại tìm hiểu các phương pháp sản xuất thủy tinh lỏng nào…

Natri Silicate thường được điều chế trong công nghiệp bằng nguyên liệu đó là NaOH và SiO2 thông qua các phản ứng pha lỏng hoặc pha rắn.

a. Sản xuất bằng phương pháp pha lỏng

Hỗn hợp của NaOH, SiO2 và nước được trộn lẫn trong bể trộn và dẫn qua thiết bị phản ứng để tạo hơi. Na2SiO3 được chế tạo theo phương trình sau:

SiO2 + NaOH → NA2O.SiO2 + H2O

b. Sản xuất nhờ Pha rắn (có gia nhiệt)

Na2CO3 and Na2SO4 tan chảy ở nhiệt thấp hơn SiO2 rất nhiều (<900°C vs >1600°C). Khi cả hai chất tan chảy, SiO2 sẽ hòa tan trong dung dịch nóng chảy để tạo ra Na2SiO3

Na2CO3 + SiO2 → NA2O.SiO2 + CO2

Na2SO4 + SiO2 → NA2O.SiO2 + SO2 + CO2.

2. Tính chất vật lí và hóa học của thủy tinh lỏng

Mỗi loại vật liệu, hóa chất đều có những đặc tính riêng biệt. Vậy tính chất của thủy tinh lỏng là gì?

Nếu bạn bỏ qua 1 trong 2 tính chất này, bạn sẽ bỏ lỡ những ứng dụng đa nhiệm của nó trong thực tiễn sẽ được chia sẻ trong phần tiếp theo.

Thế nên, hãy đọc tiếp nhé…

Tính chất của thủy tinh lỏng là chất lỏng đồng nhất, trong suốt, với độ tinh khiết là 100% sẽ có màu trắng hoặc không màu. Tuy nhiên do cần ứng dụng đa dạng trên nhiều lĩnh vực, nên người ta phải pha thêm sắt vào hỗn hợp nguyên liệu để sản phẩm tạo ra có màu xanh lá cây hoặc xanh dương.

Loại vật liệu này có độ dính và nhớt. Nếu như những loại thủy tinh khác ở thể rắn thì vật liệu này sẽ sệt như keo. Do đó, nếu không được bảo quản kín, chúng rất dễ phân rã khi để ngoài không khí.

Thủy tinh lỏng dễ bị các axit phân hủy, kể cả axit cacbonic và tách ra kết tủa keo đông tụ axit silicsic.

Cụ thể hơn, tính chất của hóa chất Sodium Silicate  sẽ được thể hiện qua các con số dưới đây:

Khối lượng riêng: 2.61 g/cm3.

Tỷ trọng: 1,40 – 1,42 g/cm3.

Điểm nóng chảy: 1.088 °C (1.361 K; 1.990 °F).

Độ hòa tan trong nước: 22.2 g/100 ml (25 °C)  và 160.6 g/100 ml (80 °C).

Thủy tinh lỏng tan được trong nước nhưng không tan trong alcohol.

Độ pH ( dung dịch 1% ) 12,8

Độ nhớt : BZ4 25 c trên 19s

Từ khóa » Thủy Tinh Lỏng Là