Thủy Triều Là Gì? Nguyên Nhân Sinh Ra Thủy Triều

Thủy triều là hiện tượng tự nhiên không còn xa lạ với những người sinh sống và làm nghề liên quan đến sông nước. Nhưng ít ai hiểu hoặc giải thích được thủy triều là gì và bắt nguồn từ đâu? Hãy cùng khám phá những kiến thức thú vị về hiện tượng này trong bài viết sau đây nhé!

Tóm tắt

  • 1 Thủy triều là gì?
  • 2 Một số thuật ngữ liên quan đến thủy triều
  • 3 Nguyên nhân sinh ra thủy triều là gì  
  • 4 Ứng dụng của thủy triều

Thủy triều là gì?

Thủy triều (tiếng Anh là tide) là hiện tượng mực nước biển lên/ xuống trong một chu kỳ thời gian và phụ thuộc vào sự biến chuyển của thiên văn.

Thủy triều là sự lên xuống của mực nước biển
Thủy triều là sự lên xuống của mực nước biển

Nói một cách đơn giản, sự thay đổi lực hấp dẫn giữa Mặt trăng, Mặt trời tại điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất đã tạo nên hiện tượng triều lên (nước lên) và triều xuống (nước rút) trong khoảng thời gian nhất định trong ngày.

Một số thuật ngữ liên quan đến thủy triều

Sóng thủy triều

Là hiện tượng thủy triều truyền trong thủy quyển dưới dạng các sóng dài có chu kỳ trong nhiều giờ, biên độ nhỏ và bước sóng lên đến hàng ngàn kilomet. Sóng triều phụ thuộc vào độ lớn và chu kì biến thiên của lực hấp dẫn giữa Trái Đất – Mặt Trăng và Trái Đất – Mặt Trời.

Có khoảng 396 sóng triều thành phần; trong đó, có các loại sóng triều cơ bản là: sóng nhật triều/ bán nhật triều mặt trăng chính; sóng nhật triều/ bán nhật triều mặt trời chính; sóng lệch nhật triều chính.

Hiện tượng sóng thủy triều
Hiện tượng sóng thủy triều

Mực nước triều

Là mực nước dâng dao động theo thời gian so với độ cao quy ước. Đơn vị đo mực nước triều là cm, m.

Độ triều lớn

Là chỉ số đo bằng mức nước lớn trừ đi mực nước ròng thấp nhất trong ngày.

Sóng triều tại vùng biển ven bờ và cửa sông

Thủy triều tại vùng ven biển và cửa sông có tính chất rất phức tạp, do nước triều được cấu thành từ tổ hợp sóng dài và sóng đứng bị biến dạng mạnh do khúc xạ, lực ma sát, sông rạch, đường bờ biển…

Chu kỳ triều

Là khoảng thời gian giữa hai lần thủy triều trong ngày, phụ thuộc vào cơ chế tổ hợp của các sóng triều thành phần.

  • Nước lớn (đỉnh triều) là vị trí mực nước cao nhất trong một chu kỳ triều.
  • Nước ròng (chân triều) là vị trí mực nước thấp nhất trong một chu kỳ triều.
  • Thời gian triều rút: là khoảng thời gian từ giai đoạn nước lớn đến nước ròng tiếp theo.
  • Thời gian triều dâng: là khoảng thời gian từ giai đoạn nước ròng đến nước lớn tiếp theo.

Chế độ triều

Được xác định theo chu kỳ dao động của mực nước triều tại một vị trí nhất định.

Có hai loại triều cơ bản là: nhật triều và bán nhật triều. Nhật triều chỉ có 1 lần lên và 1 lần rút trong ngày; còn bán nhật triều thì có 2 lần lên và 2 lần rút trong ngày. Bên cạnh đó, còn có hai loại triều hỗn hợp là nhật triều không đều và bán nhật triều không đều.

Thủy triều lên xuống trong ngày
Thủy triều lên xuống trong ngày
  • Các vùng có bán nhật triều không đều: đa số các ngày trong tháng sẽ có 2 lần chiều dâng và 2 lần chiều rút hoặc 1 lần triều lên và 1 lần triều xuống trong các ngày đặc biệt.
  • Các vùng có nhật triều không đều: đa số các ngày trong tháng là nhật triều, còn lại sẽ là bán nhật triều.

Kỳ nước cường và kỳ nước kém

Thường diễn ra khoảng nửa tháng theo vòng tuần hoàn với chu trình sau đây:

  • Từ 3 – 5 ngày đầu, là kỳ nước cường, thời điểm thủy triều có biên độ lên, xuống rất mạnh (lên rất cao và xuống rất thấp).
  • Từ 4 – 5 ngày tiếp theo, độ lớn của triều giảm dần.
  • Từ 3 – 5 ngày tiếp theo là kỳ nước kém, thời điểm thủy triều lên, xuống rất thấp.
  • Từ 4 – 5 ngày tiếp theo, độ lớn của triều tăng dần để chuẩn bị bước vào kỳ nước cường tiếp theo.
  • Kỳ nước cường thường xuất hiện vào đầu tháng âm lịch hoặc tuần trăng rằm: Mặt Trăng – Mặt Trời – Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng.
  • Kỳ nước kém thường xuất hiện lúc trăng già hoặc trăng non: Mặt Trăng – Mặt Trời tạo thành một góc vuông tại Trái Đất. 

Nguyên nhân sinh ra thủy triều là gì  

Theo khoa học, hiện tượng thủy triều là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và lực ly tâm gây ra. Vì thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền tạo thành hình ellipsoid.

Một đỉnh nằm trực diện với Mặt Trăng gọi là miền nước lớn thứ nhất (do lực hấp dẫn tạo ra). Còn miền nước lớn thứ hai đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất (do lực ly tâm tạo ra).

Giữa hai lần nước lớn liên tiếp sẽ là nước ròng. Khi tốc độ quay của Trái Đất ổn định thì lực li tâm lớn nhất nằm ở xích đạo, nơi có bán kính quay lớn nhất.

Ứng dụng của thủy triều

  • Cung cấp nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất
  • Phục vụ cho nông nghiệp (bồi đắp phù sa cho các đồng bằng)
  • Phục vụ cho ngư nghiệp (đánh bắt thủy hải sản)
Người dân bắt hải sản sau khi thủy triều rút
Người dân bắt hải sản sau khi thủy triều rút
  • Phục vụ cho công nghiệp (thủy điện)
  • Phục vụ cho khoa học (nghiên cứu thủy văn)
  • Có giá trị về du lịch và giao thông vận tải hàng hải
  • Tác động đến hệ sinh thái biển, cung cấp thức ăn, môi trường sống cho một số động vật ven bờ
  • Trong lịch sử Việt Nam, thủy triều góp phần làm nên các chiến thắng chống giặc ngoại xâm trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán (năm 938)  và của nhà Trần trước quân Mông-Nguyên (năm 1288).

Tuy nhiên, thủy triều cũng gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực như:

  • Thủy triều đỏ khiến các sinh vật biển chết hàng loạt
  • Thủy triều xâm lấn đất liền, cuốn trôi đất đai, gây sạt lở
  • Các đợt triều cường gây mất an toàn và ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân ven biển
Thủy triều đỏ là “thảm họa” đối với sinh vật biển
Thủy triều đỏ là “thảm họa” đối với sinh vật biển

Trên đây là tổng hợp kiến thức liên quan đến thủy triều. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có thêm hiểu biết sâu sắc hơn về hiện tượng tự nhiên thú vị này!

Từ khóa » Nguyên Nhân Nào Sinh Ra Thủy Triều