Thủy Triều Là Gì? Nguyên Nhân Sinh Ra Thủy Triều
Có thể bạn quan tâm
Biển cả luôn chứa đựng nhiều bí ẩn thú vị, có lúc yên bình nhưng cũng có lúc gào thét, dậy sóng. Đặc biệt là thủy triều, một trong những hiện tượng tự nhiên của biển cả. Vậy hiện tượng thủy triều là gì? Thủy triều được sinh ra do đâu? Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này hãy cùng thegioimay.org tìm hiểu các thông tin dưới đây nhé!
Nội dung chính
- Thủy triều là gì?
- Một số thuật ngữ liên quan đến thủy triều
- Nguyên nhân sinh ra thủy triều
- Thủy triều có lợi hay có hại?
Thủy triều là gì?
Đây là hiện tượng mực nước biển lên/ xuống trong một chu kỳ thời gian và phụ thuộc vào sự biến chuyển biến của thiên văn. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ mặt trăng và một số thiên thể khác như mặt trời;… tại điểm bất kỳ trên bề mặt trái đất khi trái đất đang chuyển động đã tạo nên hiện tượng triều lên (nước lên) và triều xuống (nước rút) vào khoảng thời gian nhất định trong ngày.
>>> Bài viết tham khảo: Triều cường là gì? Nguyên nhân gay ra hiện tường triều cường
Một số thuật ngữ liên quan đến thủy triều
- Sóng thủy triều là gì?: Là hiện tượng khi thủy triều truyền trong thủy quyển dưới dạng các sóng dài với chu kỳ trong nhiều giờ; biên độ bé và bước sóng có thể lên đến hàng ngàn kilomet. Tính chất của sóng triều thành phần phụ thuộc phần lớn vào độ lớn cũng như chu kỳ biến thiên của lực hấp dẫn giữa trái đất – mặt trăng và trái đất – mặt trời.
Có khoảng tầm 396 sóng triều thành phần mang ý nghĩa; trong đó, các sóng triều cơ bản là: sóng nhật triều mặt trăng chính; sóng bán nhật triều mặt trăng chính; sóng nhật triều mặt trời chính; sóng bán nhật triều mặt trời chính; sóng lệch nhật chiều chính.
- Mực nước triều: Hiểu đơn giản là mực nước dâng dao động theo thời gian so với độ cao đã được quy ước. Thông thường, mực nước triều thường được đo bằng đơn vị chính là cm, m. Ứng mỗi thời điểm xuất hiện khác nhau sẽ có một mức nước triều khác nhau.
- Độ triều lớn: Là chỉ số giữa mức nước lớn trừ đi mực nước ròng thấp nhất trong ngày.
- Sóng triều tại vùng biển ven bờ và cửa sông: Vùng biển ven bờ và vùng cửa sông có tính chất thủy triều rất phức tạp. Nguyên nhân là do nước triều ở các khu vực này được cấu thành từ tổ hợp sóng dài và sóng đứng bị biến dạng mạnh do các hiện tượng khúc xạ, lực ma sát, sông rạch, đường bờ biển,…
- Chu kỳ triều: Là khoảng thời gian giữa hai lần triều trong ngày. Thông số này phụ thuộc chính vào vào cơ chế tổ hợp của các sóng triều thành phần.
- Nước lớn: Hay còn gọi là đỉnh triều; đây là vị trí mực nước cao nhất trong một chu kỳ triều.
- Nước ròng: Còn được gọi là chân triều, vị trí mực nước thấp nhất trong một chu kỳ triều.
- Thời gian triều rút: Là khoảng thời gian tính từ lúc nước lớn lên cho đến khi lượt nước ròng kế tiếp xuất hiện.
- Thời gian triều dâng: Trái ngược với thời gian triều rút, đây là khoảng thời gian tính từ lúc nước ròng xuất hiện cho đến thời điểm mực nước lớn kế tiếp xuất hiện.
- Chế độ triều: Tại một vị trí nhất định, chế độ triều được xác định theo chu kỳ dao động của mực nước triều. Hai loại triều cơ bản nhất là: nhật triều và bán nhật triều. Nhật triều chỉ có duy nhất 1 lần lên và 1 lần rút trong ngày. Trong khi đó, bán nhật triều sẽ có 2 lần lên và 2 lần rút xuống trong ngày.
Ngoài ra, còn có hai loại triều hỗn hợp là nhật triều không đều và bán nhật triều không đều. Ở những vùng có bán nhật triều không đều, gần như các ngày trong tháng sẽ có 2 lần chiều dâng và 2 lần chiều rút. Tuy nhiên, một số ngày đặc biệt chỉ có 1 lần triều lên và 1 lần triều xuống. Còn đối với các vùng có chế độ nhật triều không đều, hầu hết những ngày trong tháng sẽ là nhật triều, một số ít ngày sẽ là bán nhật triều.
- Kỳ nước cường và kỳ nước kém: Kỳ nước cường và kỳ nước kém của triều thường diễn ra trong khoảng nửa tháng theo vòng tuần hoàn với chu trình như sau:
- Trong khoảng từ 3 – 5 ngày đầu: Đây là thời điểm triều có biên độ lên, xuống rất mạnh (tức là lên rất cao và xuống rất thấp), được gọi là kỳ nước cường.
- Từ 4 – 5 ngày kế tiếp, độ lớn của triều giảm dần, giảm dần nhưng chưa đạt mức thấp nhất.
- Từ 3 – 5 ngày kế tiếp là thời điểm mà triều lên, xuống rất thấp, được gọi là kỳ nước kém.
- Tiếp tục từ 4 – 5 ngày tiếp theo, độ lớn của triều tăng dần và chuẩn bị bước vào kỳ nước cường kế tiếp.
Hầu hết, các kỳ nước con sẽ lặp lại tuần hoàn nhưng có cường độ khác nhau. Thông thường, kỳ triều cường thường xuất hiện vào đầu tháng âm lịch hoặc tuần trăng rằm; lúc này, mặt trăng – mặt trời – trái đất cùng nằm trên một đường thẳng. Kỳ nước kém thường xuất hiện vào thời điểm trăng già hoặc trăng non; khi đó, mặt trời và mặt trăng tạo thành một góc vuông tại trái đất.
Nguyên nhân sinh ra thủy triều
Nguyên nhân là do thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng hai miền đối diện nhau lại bị kéo cao lên, tạo thành một hình ellipsoid. Do lực hấp dẫn của mặt trăng mà một đỉnh của hình ellipsoid trực diện với mặt trăng là vùng có miền nước lớn nhất. Miền nước lớn thứ hai nằm ở phía đối diện với miền nước lớn nhất, đi qua tâm của trái đất, do lực li tâm của trái đất tạo thành.
Giữa hai miền nước lớn liên tiếp được gọi là nước ròng. Khi vận tốc góc của trái đất không đổi thì lực li tâm lớn nhất sẽ nằm ở vị trí có bán kính quay lớn nhất, chính là miền xích đạo của trái đất.
Thủy triều có lợi hay có hại?
Thủy triều là một hiện tượng tự nhiên, chúng vừa mang lại lợi ích cho con người nhưng cũng tồn tại một số mặt tiêu cực. Cụ thể như sau:
Lợi ích:
- Cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt
- Bồi đắp phù sa cho các đồng bằng
- Mang lại giá trị về thủy điện và thủy lợi
- Có giá trị về du lịch và giao thông vận tải
- Phục vụ cho hoạt động đánh bắt thủy sản
Tác hại:
- Hiện tượng thủy triều đỏ khiến cho các sinh vật dưới nước chết hàng loạt
- Khi thủy triều xâm lấn vào đất liền thì cuốn trôi khá nhiều đất
- Những đợt triều lớn gây mất an toàn cho cư dân sống ở ven biển
>>> Bài viết tham khảo: Khối lượng tịnh là gì? Ý nghĩa của khối lượng tịnh
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu thủy triều là gì và nguyên nhân sinh ra thủy triều. Bên cạnh đó, đừng quên truy cập vào website thegioimay.org để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích và thú vị khác nhé!
Từ khóa » Thủy Triều Là Sao
-
Thủy Triều – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thủy Triều Là Gì? Nguyên Nhân Sinh Ra Thủy Triều | Thích Gì Chọn đó
-
[CHUẨN NHẤT] Thủy Triều Là Gì? - TopLoigiai
-
Thủy Triều Là Gì? Nguyên Nhân Sinh Ra Thủy Triều
-
Thủy Triều Là Gì? Lên Xuống Vào Thời Gian Nào Trong Ngày? - IAS Links
-
Thủy Triều Là Gì? Tại Sao Lại Có Thủy Triều?
-
Thủy Triều Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Thủy Triều Là Gì? - Bình Nguyen - HOC247
-
Thủy Triều Là Gì? Nguyên Nhân & Hiện Tượng Thủy Triều Lên Khi Nào?
-
Thủy Triều: Hiện Tượng Thiên Nhiên Quen Thuộc ẩn Chứa Nhiều điều ...
-
Thủy Triều Là Gì? Nguyên Nhân Sinh Ra Thủy Triều
-
THỦY TRIỀU
-
Thủy Triều Là Gì? Tìm Hiểu Về Thủy Triều Là Gì? - VietAds
-
Thủy Triều, Triều Cường Là Gì, Giờ Thủy Triều Lên Xuống Trong Ngày