Thủy Triều Là Gì? Nguyên Nhân Sinh Ra Thủy Triều | Thích Gì Chọn đó

Thủy triều chính là hiện tượng nước biển, nước sông… lên xuống trong một chu kỳ thời gian nhất định phụ thuộc vào sự biến chuyển thiên văn.

Trên trái đất có rất nhiều hiện tượng kì lạ khó có thể giải thích. Nhưng với sự phát triển  của thời đại, của khoa học người ta đã có thể có câu trả lời cho những hiện tượng tự nhiên diễn ra hằng ngày.

thủy triều là một trong những hiện tượng ấy. Có thể nhiều người đã từng nhìn thấy thủy triều, có người lại chưa có cơ hội ấy. Nhưng để hiểu rõ nhất về thủy triều thì chưa hẳn ai cũng biết.

Để mang đến cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất về hiện tượng thủy triều và nguyên nhân sinh ra thủy triều, mời các bạn đón đọc bài viết dưới đây!

Thủy triều là gì?

Trong âm Hán – Việt, “thủy” có nghĩa là nước, còn :triều” được hiểu là cường độ mực nước dâng lên và rút xuống. Có thể có nhiều định nghĩa về thủy triều theo nhiều cách khác nhau nhưng để hiểu dễ nhất thì…

Thủy triều là gì

Hiện tượng thủy triều

Chính sự thay đổi lực hấp dẫn hay còn gọi là lực hút của Mặt Trăng và từ các thiên thể khác như Mặt Trời tại một điểm nào đó trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất đang quay đã gây nên hiện tượng nước lên (triều lên) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày gọi chung là thủy triều.

Xem thêm: Triều cường là gì?

Đặc điểm của thủy triều có thể quan sát được

Về cách tính, tên gọi của thủy triều ở các giai đoạn là khác nhau:

– Khi mực nước biển dâng lên nhanh trong vài giờ, làm ngập vùng gian triều thì gọi là ngập triều hoặc triều lưu, hay một số nơi gọi là con nước lớn.

– Ngược lại, khi mực nước biển hạ thấp trong vài giờ, làm lộ ra vùng gian triều thì sẽ được gọi là triều rút hay có tên khác là con nước ròng.

– Thời điểm nước dâng lên đến một điểm cao nhất của nó, gọi là triều cao hay còn có tên gọi khác là triều cường.

– Khi nước hạ đến mức thấp nhất của nó thì gọi là triều thấp.

Thủy triều do nguyên nhân nào xãy ra

Thủy triều có thể lên xuống 2 lần/ngày

Các dòng chảy có tính dao động được sinh ra do thủy triều gọi là dòng chảy triều. Khi dòng triều dừng chuyển động thì được gọi là nước chùng (nước đứng). Hiện tượng nước đứng thường xuất hiện gần lúc con nướ cao hoặc con nước thấp.

Thủy triều sau khi đổi hướng thì lại có sự biến đổi ngược lại. Thủy triều phổ biến nhất ở 2 dạng là bán nhật triều và nhật triều. Bán nhật triều là hiện tượng nước dâng cao hai lần trong ngày, có đỉnh không bằng nhau, bao gồm mực nước lớn cao và mực nước lớn thấp. Tương tự đối với nhật triều là 2 lần nước ròng gồm nước ròng cao và nước ròng thấp.

Nguyên nhân sinh ra thủy triều

Theo khoa học, nguyên nhân của thủy triều là do lực hấp dẫn của mặt trăng và lực li tâm gây ra. Cụ thể, thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền tạo thành hình ellip.

Một đỉnh của ellipsoid nằm trực diện với mặt trăng được gọi là miền nước lớn thứ nhất (lực hấp dẫn tạo ra). Còn miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất (lực li tâm tạo ra).

Giữa hai nước lớn liên tiếp sẽ là nước ròng. Một khi tốc độ quay của Quả Đất ổn định thì lực li tâm lớn nhất nằm ở miền xích đạo của Trái Đất, nơi có bán kính quay lớn nhất.

Trên đây là một số thông tin xoay quanh về thủy triều. Hi vọng các bạn đã hiểu hơn về hiện tượng này và trau dồi thêm cho mình những kiến thức khoa học bổ ích.

Từ khóa » Nguyên Nhân Nào Sinh Ra Hiện Tượng Thủy Triều