Thủy Văn - UBND Tỉnh Thái Bình
Có thể bạn quan tâm
- Sơ đồ cổng
- Đăng nhập
- :
- :
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên hàng năm đón nhận một lượng mưa lớn (1.700-2.200mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con sông lớn, đó là các chỉ lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển
Sông ngòi. Mặt khác, do quá trình sản xuất nông nghiệp, trải qua nhiều thế hệ,người ta đã tạo ra hệ thống sông ngòi dày đặc. Tổng chiều dài các con sông, ngòi của Thái Bình lên tới 8492km, mật độ bình quân từ 5-6km/km2. Hướng dòng chảy của các con sông đa số theo hướng tây bắc xuống đông nam. Phía bắc, đông bắc Thái Bình còn chịu ảnh hưởng của sông Thái Bình.Hệ Thống sông ngoài đê:Thái Bình được bao bọc và chia cắt bởi các con sông chính sau:Phía tây, tây nam và phía nam (đoạn ngã ba sông Luộc đến cửa Ba Lạt) có sông Hồng chảy uốn khúc, quanh co, là nguồn cung cấp nước và phù sa chính cho Thái Bình.Phía tây bắc là sông Luộc (một chỉ lưu của sông Hồng), đây là sông cung cấp nước cho các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà.Phía đông bắc là sông Hóa chảy ra cửa sông Thái BìnhSông Trà Lý (một chỉ lưu của sông Hồng) bắt nguồn từ sông Hồng chảy ra biển, chia đôi Thái Bình thành hai khu: Khu bắc và khu namSông Diêm Hộ, chảy qua một phần huyện Đông Hưng và chia đôi huyện Thái Thụy (phần Thụy Anh, phần Thái Ninh cũ) và chảy ra biển thông qua cống Trà LinhCó thể nói Thái Bình như một vùng đất "cù lao" ba bề là song, một bề là biển.Hệ thống sông trong đê:Ngoài hệ thống sông ngoài đê. Thái Bình còn có hệ thống sông ngòi trong đê chằng chịt chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng và sinh hoạt của người dân. Sau đây là một số sông nội bộ của tỉnh:Khu vực bắc Thái Bình: Sông Tiên Hưng: Vốn là con sông tự nhiên chạy uốn quanh các huyện Hưng Hà và Đông Hưng. Sông dài 51km, rộng 50-100m, tưới tiêu cho các vùng đất ven sông và là đường giao thông thủy quan trọng của vùng này.Sông Sa Lung: Sông đào, khởi công từ năm 1896 đến năm 1900 thì, dài khoảng 40km, chảy qua các phủ huyện Hưng Nhân, Duyên Hà (nay là Hưng Hà) Tiên Hưng, Đông Quan (nay là huyện Đông Hưng), Thái Ninh nay là huyện Thái Thụy.Sông Quỳnh Côi: Còn gọi là sông Yên Lộng hay sông Bến Hiệp. Đây là con sông đào xuyên qua một phần huyện Quỳnh Phụ, xuôi xuống Đông Hưng, có chiều dài khoảng 15 km, bắt đầu từ cống Bến Hiệp nối với sông Tiên Hưng ở xã Liên Giang.Sông Đại Nẫm: Cũng là con sông chạy qua huyện Quỳnh Phụ, dài 16km, bắt nguồn từ cống Đại Nẫm nối với Diêm Hộ.Sông Diêm Hộ: Là con sông tiêu nước quan trọng nhất trong hệ thống thủy nông ở khu vực bắc Thái Bình. Hầu hết các con sông nội đồng trong khu vực đều đổ ra sông Diêm Hộ. Khi chưa có cống Trà Linh, sông Diêm Hộ trở thành con sông trong đê với chức năng chính là tiêu úng cho các huyện phía bắc Thái Bình. Sông Thuyền Quan: Là con sông đào, nối với sông Tiên Hưng ở ranh giới xã Đông Giang - Đông Kính, với sông Sa Lung ở xã Đông Vinh, với sông Trà Lý ở ranh giới xã Đông Lĩnh (Đông Hưng) - Thái Hà (Thái Thụy) dài 9km.Sông Hệ: Nối sông Hóa với sông Diêm Hộ, dài 12km, chạy qua mấy xã thuộc Quỳnh Phụ, Thái Bình.* Khu vực nam Thái BìnhSông Cự Lâm: Chảy từ sông Trà Lý ở xã Xuân Hòa qua các xã Hiệp Hòa, Song Lãng, Minh Lãng, Minh Quang, nối với sông Vĩnh Trà ở Thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư. Đoạn sông này dài 14km.Sông Búng: Chảy qua các xã Hiệp Hòa, Việt Hùng, Dũng Nghĩa, Tân Lập, nối sông Trà Lý với sông Hồng, dài khoảng 13km.Sông Bạch: Chảy từ cống Nạng (sông Trà Lý) ở ranh giới xã Tân hòa, Phúc Thành uốn lượn qua Tân Phong, Tân Bình (Vũ Thư), phường Tiền Phong, xã Phú Xuân, nối với sông Vĩnh Trà ở phường Phú Khánh Thành phố Thái Bình.Sông Kiến Giang: Là con sông đào gồm nhiều đoạn khác nhau. Dòng chính nối từ sông Vĩnh Trà ở Thành phố Thái Bình, qua một số xã ở huyện Vũ Thư rồi chảy qua huyện Kiến Xương, Tiền Hải, đổ vào Sông Lân, dài 30km. Đây là con sông quan trọng cho việc tưới tiêu đồng ruộng phía nam Thái Bình và là đường vận tải thủy quan trọng trong khu vực. Có thể nói, nó là xương sống của hệ thống thủy lợi khu nam Thái Bình. Nó có hệ thống sông ngòi, mương máng nối với sông Hồng, sông Trà Lý thông qua các cống. Hầu hết các con sông khác trong khu vực đều có mối liên hệ với sông Kiến Giang, như sông Nguyệt lâm, Dực Dương... Sông Kiến Giang là con sông tương đối đẹp, một nơi có đôi bờ là điểm quần tụ dân cư đông đúc, trù phú, làng mạc xanh tươi.Sông Nguyệt Lâm: Là sông đào đi từ cống Nguyệt Lâm, lấy nước từ sông Hồng (xã Vũ Bình, huyện Vũ Thư), nối với sông Kiến Giang ở xã Hòa Bình, huyện Kiến Xương chiều dài 13km.Sông Dực Dương: Cũng là sông đào đi từ cống Dực Dương, lấy nước sông Trà Lý, tại vị trí xã Trà Giang, nối sông Kiến Giang ở xã Bình Minh huyện Kiến Xương dài 13km.Sông Hương: Nối sông Hồng với sông Kiến Giang, từ xã Bình Thanh huyện Kiến Xương đến đến xã Phương Công huyện Tiền Hải.Sông Lân: Trước kia là một nhánh của sông Hồng đổ ra biển. Hiện nay nó trở thành con sông trong đê, chạy từ ranh giới xã Hồng Tiến (huyện Kiến Xương) - Nam Hải (Tiền Hải) chảy ròng ra biển. Từ ngày đắp đê, xây dựng cống Lân, nó trở thành con sông nội đồng. Con sông này tưới tiêu nước cho huyện Kiến Xương và Tiền Hải. Cống Lân làm nhiệm vụ ngăn nước mặn và tiêu nước mỗi khi ngập úng nội đồng, đồng thời điều tiết tưới tiêu cho khu vực nam Thái Bình.Sông Long Hầu: Nối sông Trà Lý với sông Kiến Giang từ xã Đông Quý đến xã Đông Lâm (Tiền Hải).Quá trình hình thành các con sông lớn nhỏ của Thái Bình là sự kết hợp giữa sự phát triển tự nhiên và nhu cầu hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Các con sông tự nhiên được hình thành do quá trình vận động của các dòng chảy, bắt đầu từ thượng nguồn, về phía hạ lưu hướng dòng chảy luôn thay đổi do sông uốn khúc nhiều. Sông Hồng trước đây thường hay thay đổi dòng chảy. Từ khi hình thành hệ thống đê điều, dòng chảy của sông Hồng ổn định gần như diện mạo hôm nay. Hệ thống sông trong đê là kết quả quá trình chinh phục của con người, nhằm hạn chế tác hại của thiên tai, tận dụng các điều kiện tự nhiên để tưới tiêu trong nông nghiệp. Trải qua nhiều thập niên, người nông dân Thái Bình liên tục cải tạo, khơi sâu, nắn dòng các con sông nội đồng với mục đích tưới tiêu thuận lợi và một phần phục vu vận tải đường thủy. Ao, hồ, đầmTrên địa bàn Thái Bình không có các hồ, đầm lớn, chủ yếu là các ao nhỏ, nằm xen kẽ với làng xóm hoặc ven đê, ven biển do lấy đất đắp đê hoặc do vỡ đê tạo thành các điểm trũng tích nước. Các ao hồ nhỏ nằm rải rác, xen kẽ các khu dân cư là kết quả của quá trình tạo lập đất ở. Xưa kia, đất được bồi đắp không bằng phẳng, chỗ cao chỗ thấp, người ta đào ao lấy đất đăp nền nhà, tạo thành vườn tược, và tận dụng nguồn nước từ ao hồ quanh nhà để lấy nước sinh hoạt. Vì vậy phần lớn làng xóm, cư dân của Thái Bình (nhà cửa, ruộng vườn) đều gần với ao đầm. Tổng diện tích ao hồ gần 6.575ha, chiếm 4,25% đất đai của tỉnh. Các ao hồ của Thái Bình thường có diện tích không lớn (khoảng 200-300m2). Những năm gần đây, diện tích một số ao hồ được cải tạo, có xu hướng tập trung thành quy mô trang trại để nuôi tôm cá theo quy trình bán công nghiệp. Bước đầu một số ao hồ nuôi tôm cá đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là các vùng nuôi tôm ở các ao đầm ven biển (tôm sú, tôm rảo..)BiểnBiển Thái Bình nằm trong vùng biển vịnh Bắc Bộ, là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn thông với Thái Bình Dương qua các eo biển rộng.Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía tây bắc biển Đông, thực ra là phần lục địa bị chìm dưới nước biển do đó biển nông, nơi sâu nhất không quá 200m.Nước ngầmThái Bình là bộ phận của tam giác châu thổ sông Hồng, thuộc trầm tích bờ rời Đệ Tứ có nguồn gốc song - biển hỗn hợp. Xét về mặt tổng thể thì trầm tích này có khả năng chứa nước rất lớn, mực nước ngầm nông, dễ khai thác.Theo tài liệu nghiên cứu về địa chất và thủy văn, vùng này có sự phân đới thủy địa hóa theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng như sau: Phân đới thủy hóa theo phương nằm ngang:Phân đới thủy hóa theo phương nằm ngang, lấy sông Trà Lý chảy qua giữa tỉnh làm ranh giới: Phía bắc sông Trà Lý gồm các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ và một số xã thuộc huyện Thái Thụy gần khu vực sông Hóa, nằm trong đới nước ngọt có tổng độ khoáng hóa dao động từ 300-500mg/l. Các tầng chứa nước ngọt rất tốt. Phía nam sông Trà Lý bao gồm các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, phần lớn huyện Thái Thụy và Thành phố Thái Bình nằm trong đới nước mặn. Các lỗ khoan cho thấy, nước khoan lên có tổng độ khoáng hóa dao động trong khoảng 600-2.500mg/l, nước thuộc loại Clorua Natri. Do bị nhiễm mặn nên không đạt tiêu chuẩn dùng cho nước sinh hoạt.- Phân đới thủy hóa theo phương thẳng đứngPhân đới thủy hóa theo phương thẳng đứng từ mặt đất đến độ sâu 140m bao gồm các tầng cách nước và chứa nước sau:+ Tầng chứa nước nghèo thuộc hệ tầng Thái Bình+ Tầng cách nước thuộc hệ tầng Hải Hưng II+ Tầng chứa ít nước thuộc hệ tầng Hải Hưng II+ Tầng cách nước thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc I+ Tầng chứa nước lỗ hổng thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc II+ Tầng chứa nước trong trầm tích cát - cuội- sỏi hệ Hà NộiTài nguyên ngước, khả năng khai thác và hiện trạng sử dụngTài nguyên nước mặtNước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nước tham gia vào quá trình hoạt động sống của giới động, thực vật và con người, quyết định sức khỏe cộng đồng, năng suất mùa màng. Trong công nghiệp, nước cũng không thể thiếu trong các ngành sản xuất hóa chất, chế biến nông sản, chế biến dược...Nước có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, vì vậy cần khai thác sử dụng, nước một cách khoa học để phục vụ cuộc sống cộng đồng. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước dựa trên đặc tính phân bố trong không gian và theo tính chất thủy động lực.Tài nguyên nước trong dòng chảy mặt ở Thái Bình rất phong phú. Mật độ sông ngòi dày đặc chứa và lưu thông một lượng nước mặt khổng lồ. Nguồn cung cấp hàng tỷ m3 từ các con sông lớn như sông Hồng, sông Trà Lý, sông Thái Bình, cộng vào đó là lượng nước mưa nhận được hàng năm cũng rất lớn (hàng tỉ tấn). Đây là điều kiện thuận lợi để cư dân sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất ở mọi nơi trong tỉnh. Các dòng chảy mặt đã được sử dụng tưới tiêu cho đồng ruộng thông qua hệ thống thủy lợi: mương, máng tưới tiêu, hệ thống cống tự chảy...Trên hệ thống đê sông lớn có rất nhiều cống lấy nước từ các con sông tưới cho đồng ruộng, nguồn nước lấy từ sông Hồng, sông Trà Lý, sông Thái Bình..., đem lại nguồn nước tưới cho đồng ruộng về theo đó cung cấp một lượng phù sa đáng kể, giúp cho đồng ruộng của Thái Bình ngày càng thêm màu mỡ.Dòng chảy mặt của các con sông nội đồng ngoài tác dụng tưới cho đồng ruộng, phục vụ sinh hoạt của cư dân, còn mang theo các chất thải ở thể lỏng chảy ra biển Đông (nước thải sinh hoạt, nước thau chua, rửa mặn đồng ruộng).Hệ thống dòng chảy mặt, nhất là hệ thống sông ngòi nội đồng chảy quanh co, ngang dọc trên đất Thái Bình làm thành cảnh quan, tạo ra một khung cảnh sông nước, đồng ruộng, vườn cây trái, hài hòa, yên bình, thơ mộng.Tuy vậy, những năm gần đây do việc sử dụng nguồn tài nguyên nước mặt ở một số nơi không hợp lý và khoa học, việc sử dụng nước mặt thiếu ý thức của một bộ phận dân cư đã dẫn đến việc nguồn nước mặt ở một số nơi bị ô nhiễm, chất lượng nước ở những nơi này thường kém, không đủ tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Vì vậy, cần phải giáo dục trong cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn nước, tài nguyên nước mà thiên nhiên ban tặng cho con người.Để bảo vệ tốt tài nguyên nước mặt, ngoài giáo dục cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn nước, cần phải có các biện pháp đồng bộ:- Quản lý chặt chẽ các nguồn nước thải công nghiệp, nước sinh hoạt (nhất thiết phải qua xử lý các chất độc hại trước khi đổ ra hệ thống sông ngòi.- Khơi thông các dòng chảy bằng biện pháp nạo vét các dòng sông nội đồng thường xuyên. Hạn chế việc lấn chiếm các hệ thống sông ngòi gây cản trở dòng chảy.- Phối hợp điều tiết dòng chảy thông qua hệ thống tưới tiêu thật nhịp nhàng và khoa học.- Rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt ở các khu đông dân cư, cần gom xử lý, không vứt bừa bãi xuống các dòng sông gây ô nhiễm, làm tắc nghẽn dòng chảy.- Trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và phải kiểm tra chặt chẽ, không để thuốc bảo vệ thực vật làm ô nhiễm nguồn nước mặt.- Các nguồn nước dùng trong sinh hoạt của cộng đồng cần được xử lý, đảm bảo nước sạch cho sinh hoạt.Tài nguyên nước ngầmNhư trên đã cho thấy, tài nguyên nước ngầm tầng mặt và tầng sâu của Thái Bình tương đối phong phú, song đa phần không thể sử dụng ngay được cho sinh hoạt.Các tầng chứa nước nông đều có hàm lượng sắt cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép; Để dùng được phải qua xử lý, khử bớt sắt mới đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Hầu hết các giếng khoan đã có biểu hiện ô nhiễm các chất hữu cơ do tàn tích của các loài thực vật, có xuất hiện các ion độc hại như NH4, NO2, P04, S...Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích cát - cuội- sỏi hệ tầng Hà Nội sâu 80-140m có khả năng chứa nước lớn, có giá trị cung cấp cả về số lượng lẫn chất lượng cho những trạm xử lý và cung cấp nước trung bình và nhỏ. Do tầng chứa nước ở dưới sâu nên khả năng gây ô nhiễm nguồn nước trong tầng này được bảo vệ bởi các tầng chứa nước phía trên. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi khai thác và sử dụng, cần lưu ý biện pháp bảo vệ và khai thác với mức độ hợp lý.Nước ngầm tầng mặt của Thái Bình, về mùa khô chỉ đào sâu xuống 1-1,5m, mùa mưa chỉ đào sâu chưa đến 1m. Tuy nhiên, đây chỉ là nước ngầm trên mặt, nếu đào sâu xuống sẽ gặp nước mặn và chua, độ trong không đảm bảo, không thể dùng trong sinh hoạt ngay được mà cần phải xử lý. Càng sâu trong đất liền (Quỳnh Phụ, Hưng Hà) thì mức độ mặn, chua giảm hơn. Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá Click để đánh giá bài viết Tin liên quan Bản đồ hành chính
Diện tích: 1.586,3 Km2
Dân số: 1.860.447 người
Danh mục
- Quy hoạch - Phát triển
- Dự án - Đấu thầu - Mua sắm công
- Báo cáo thống kê
- Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo văn bản
- Thủ tục hành chính
- Công báo
- Trao đổi - Hỏi đáp
- Văn bản
- Dịch vụ công trực tuyến
- Giải quyết khiếu nại tố cáo
- Chương trình đề tài khoa học
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Cung cấp thông tin cho báo chí
- Thông tin khen thưởng - Xử phạt
- Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
- Dịch vụ công trực tuyến
- Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
- Lịch công tác
- Văn phòng UBND tỉnh
- Sở Tư pháp
- BQL các Khu kinh tế và KCN
- Sở Nông nghiệp và PTNT
- Công an tỉnh
- Sở Tài chính
- Sở Công thương
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- Sở Giáo dục và Đào tạo
- Sở Thông tin và Truyền thông
- Sở Giao thông Vận tải
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
- Sở Khoa học và Công nghệ
- Sở Xây dựng
- Sở Lao động TBXH
- Sở Y tế
- Sở Nội vụ
- Thanh tra tỉnh
- Thành phố Thái Bình
- Huyện Đông Hưng
- Huyện Hưng Hà
- Huyện Kiến Xương
- Huyện Quỳnh Phụ
- Huyện Tiền Hải
- Huyện Thái Thuỵ
- Huyện Vũ Thư
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- Hội Văn học nghệ thuật
- Hội Chữ thập đỏ
- Hội Nhà báo
- Liên đoàn Lao động tỉnh
- Hội Khuyến học
- Liên hiệp các hội KHKT
- Hội Người mù
- Hội Phụ nữ
- Hội Người cao tuổi
- Hội Cựu chiến binh
- Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi
- Hội Nông dân
- Mặt trận tổ quốc
- Hội nạn nhân chất độc da cam/ DIOXIN
Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình
Cơ quan thường trực: Văn Phòng UBND tỉnh Thái Bình
Địa chỉ: Số 76 - Lý Thường Kiệt - Thành phố Thái Bình. (Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp số 46/GP-STTTT ngày 29/7/2019)Ghi rõ nguồn "http://thaibinh.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.
Số lượt truy cập Hôm nay : 4.072 Tổng số : 31.916.758Chịu trách nhiệm chính: Ông Đặng Văn Tính
Chánh Văn Phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
Điện thoại: (0227).3800686
Email: banbientapcong@thaibinh.gov.vn
Back to topTừ khóa » Tỉnh Thái Bình Có Sông Gì
-
Sơ Bộ Tình Hình Xây Dựng Tỉnh Thái Bình Năm 2019
-
Hệ Thống Sông Thái Bình – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sông Thái Bình – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sông Trà Lý - Wikiwand
-
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
-
Sông Thái Bình Là Gì? Chi Tiết Về Sông Thái Bình Mới Nhất 2021
-
Hệ Thống Sông Thái Bình – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
Thái Bình - Bách Khoa Địa Lý Việt Nam - Online - Home
-
Tỉnh Thái Bình - Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
-
Hệ Thống Sông Thái Bình – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sông Hồng - Thắng Cảnh đẹp Nhất Thế Giới
-
Đặc điểm Khí Hậu Thái Bình, Vị Trí địa Lý, điều Kiện Tự Nhiên Của Tỉnh ...
-
Thái Bình ở đâu, Thuộc Miền Nào? Thái Bình Có Bao Nhiêu Huyện?