Thuyên Tắc ối | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
Tần suất
Hiếm. Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ mắc từ 1 đến 12 trường hợp trên 100.000 ca sinh. Tuy nhiên, những dữ liệu này có thể đánh giá quá cao tỷ lệ thực vì nhiều nghiên cứu đã đưa ra chẩn đoán AFE bằng cách sử dụng kết quả không đặc hiệu.
Sinh lý bệnh
Mặc dù trải qua nhiều thập kỷ nghiên cứu, cơ chế bệnh sinh của AFE hiện vẫn không hiểu biết đầy đủ. Nhiều lý thuyết được đưa ra liên quan đến các biểu hiện lâm sàng của AFE, và mối quan hệ của chúng với việc nước ối đi vào hệ thống tuần hoàn của mẹ. Giả thuyết đầu tiên được đề xuất mô tả các mảnh vỡ nước ối đi qua các tĩnh mạch cổ tử cung vào tuần hoàn của mẹ, dẫn đến tắc nghẽn. Lý thuyết này đã không được ủng hộ vì không có bằng chứng vật lý nào về sự tắc nghẽn được ghi nhận trên các nghiên cứu X quang, khám nghiệm tử thi hoặc thử nghiệm trên các mô hình động vật. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc nước ối và tế bào thai nhi vào tuần hoàn của mẹ là rất phổ biến trong quá trình mang thai và sinh đẻ. Một nghiên cứu được thực hiện để điều tra xem liệu các tế bào vảy của thai nhi từ nước ối có thể làm tắc nghẽn mạch máu phổi của mẹ gây ra trụy tim mạch, cho thấy số lượng tế bào trung bình trong nước ối là 695 +/- 600 tế bào vảy trên mỗi ml dịch. Phổi trưởng thành chứa 480 triệu phế nang với 280 tỷ mao mạch phổi.
Họ kết luận rằng ngay cả khi toàn bộ thể tích nước ối tràn vào tuần hoàn của mẹ, các tế bào vảy có sẵn cũng chỉ làm tắc 1 trong một triệu đoạn mao mạch phổi, và không thể phát hiện được trên lâm sàng
Yếu tố nguy cơ
Thuyên tắc ối (AFE) được xem là biến cố không thể biết trước, không thể dự phòng và nguyên nhân không rõ. Các yếu tố nguy cơ để phát triển thuyên tắc ối bao gồm sanh nhiều lần, mẹ lớn tuổi, thai nhi con trai và chấn thương. Trong một đánh giá hồi cứu khoảng thời gian 12 năm bao gồm 180 trường hợp thuyên tắc ối, trong đó 24 tử vong, gây chuyển dạ bằng thuốc làm tăng nguy cơ AFE. Trong cùng một nghiên cứu, AFE có liên quan rõ ràng đến sanh nhiều lần, mổ lấy thai hoặc sanh giúp bằng dụng cụ, nhau bong non, nhau tiền đạo, rách cổ tử cung hoặc vỡ tử cung.
Ngoài ra, nghiên cứu trong số 182 bệnh nhân mắc AFE, đã tìm thấy mối liên quan chặt chẽ giữa AFE và bệnh thận, nhau tiền đạo, đa ối, nhau bong non, sản giật và các thủ thuật như chọc ối, sinh mổ cổ điển, nông và nạo tử cung. Nguy cơ AFE cũng được tìm thấy tăng theo tuổi mẹ, và xảy ra cao nhất sau tuổi 39
Biểu hiện lâm sàng
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Tất cả những biểu hiện sau đây phải có mặt để chẩn đoán AFE
1. Đột ngột ngừng tim hoặc hạ huyết áp (HA tâm thu < 90mm HG) và suy hô hấp (khó thở, bão hòa oxy < 90%)
2. Đông máu nội mạch lan tỏa xuất hiện sau những dấu hiệu và các triệu chứng đầu tiên, nhưng trước khi mất máu đáng kể
3. Triệu chứng lâm sàng xuất hiện trong chuyển dạ hoặc trong vòng 30 phút sổ nhau
4. Không sốt trong chuyển dạ
Chú ý: Các tiêu chí trên chỉ dành cho nghiên cứu và trong thực hành lâm sàng, bệnh nhân có thể có AFE không điển hình nên tất cả các yếu tố cần thiết trên sẽ không đủ.
Các xét nghiệm chẩn đoán để nghiên cứu bao gồm:
-
Mức kháng nguyên kẽm coproporphyrin-1 và sialyl Tn đã được chứng minh là tăng ở một số bệnh nhân bị AFES có biểu hiện suy sụp tim phổi
-
Đo TKH-2 (một kháng nguyên của thai nhi cũng có thể được quan sát trong các mẫu phổi của mẹ), yếu tố tăng trưởng giống như insulin gắn với protein-1 hoặc kháng nguyên ung thư biểu mô tế bào vảy đã được phát hiện ở một số bệnh nhân mắc AFES nhưng ý nghĩa chẩn đoán không chắc chắn.
*Ở thời điểm hiện tại, thuyên tắc ối vẫn là chẩn đoán lâm sàng. Không có xét nghiệm nào có thể xác định hoặc loại trừ chẩn đoán thuyên tắc nước ối.
Xử trí
Nhận biết sớm AFE và chăm sóc tích cực về sản khoa ngay lập tức đã chứng minh đóng vai trò quyết định trong tiên lượng và sống còn của mẹ. Để sống sót, bệnh nhân AFE cần được hỗ trợ từ nhiều chuyên khoa, với trọng tâm là duy trì oxy, hỗ trợ tuần hoàn và điều trị rối loạn đông máu.
Tiên lượng
AFES là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra 10% tử vong mẹ ở các nước phát triển. Tỷ lệ tử vong ở mẹ cao và tiên lượng kém ở những người còn sống sót.
Tỷ lệ tử vong mẹ được báo cáo từ 10 đến 90 phần trăm. Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu chính xác do thiếu sự đồng thuận về định nghĩa của AFES . Mặc dù các báo cáo cũ thường đưa ra tỷ lệ lên đến 90 phần trăm, tỷ lệ báo cáo dựa vào dữ liệu mới dưới 50 phần trăm, với tỷ lệ tử vong chung là khoảng 20 phần trăm.
Hạ oxy máu thường nặng, gây ra khoảng 50 phần trăm ca tử vong xảy ra trong giờ đầu tiên. Khoảng 85 phần trăm bệnh nhân bị AFES chết vì sốc tim hoặc ngừng tim Những người sống sót thường có kết quả xấu, với 85% bị tổn thương thần kinh nghiêm trọng do thiếu oxy não, bệnh nhân có biểu hiện nhẹ thường có kết quả tốt hơn
Kết quả ở trẻ sơ sinh cũng kém. Tỷ lệ tử vong được ước tính là từ 20 đến 60 phần trăm, và đến 50 phần trăm những trẻ sống sót không có tổn thương về thần kinh. Kết quả ở trẻ sơ sinh được cải thiện nhờ việc sinh nhanh chóng.
Kết luận
Mặc dù AFE đã được mô tả hơn một trăm năm qua, nhưng hiểu biết về sinh lý bệnh, chẩn đoán, điều trị và quan trọng nhất là phòng ngừa cũng không hoàn toàn đầy đủ
Thuyên tắc ối là một tình trạng hiếm gặp, nhưng thường gây tử vong. Tỷ lệ tử vong mẹ và chu sinh dường như đã giảm trong những thập kỷ qua vì có những tiến bộ trong lĩnh vực chăm sóc và hồi sức tích cực.
Chẩn đoán vẫn dựa vào lâm sàng và thường là chẩn đoán loại trừ vì hiện chưa có xét nghiệm đặc hiệu nào giúp chẩn đoán. Điều trị chủ yếu là hỗ trợ và sinh em bé. Hỗ trợ hô hấp, huyết động với việc sử dụng hợp lý dịch, thuốc vận mạch, inotropes, và thuốc giãn mạch phổi. Khi có chỉ số nghi ngờ cao về lâm sàng, cần nhanh chóng tiến hành điều trị là thiết yếu.
Tỷ lệ tái phát của thuyên tắc ối không rõ nhưng có vẻ là thấp. Phần lớn tài liệu xuất bản liên quan đến thuyên tắc ối có chất lượng kém và có thể bao gồm một số đáng kể bệnh nhân ở trong tình trạng khác. Tiêu chuẩn chẩn đoán thống nhất cho các trường hợp thuyên tắc ối là cần thiết để có thể đẩy nhanh sự hiểu biết của chúng ta về tình trạng bệnh lý này
Xem thêm: Phòng ngừa và chống huyết khối động mạch phổi
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Thuyên Nước ối
-
Thuyên Tắc ối - Biến Chứng Sản Khoa Nguy Hiểm | Vinmec
-
Thuyên Tắc ối: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Thuyên Tắc ối: Biến Chứng Sản Khoa Nguy Hiểm
-
Thuyên Tắc ối (tắc Mạch ối): Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phòng Ngừa
-
Tắc Mạch Do Nước ối - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Ai Có Nguy Cơ Bị Thuyên Tắc ối?
-
Bệnh Thuyên Tắc ối Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
[PDF] THUYÊN TẮC ỐI - Hosrem
-
Thuyên Tắc ối Và Những điều Bác Sĩ Muốn Bạn Biết - YouMed
-
Thuyên Tắc ối: Bệnh Sinh- Chẩn đoán- Hồi Sức
-
Thuyên Tắc ối – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thuyên Tắc ối - VnExpress Sức Khỏe
-
Thuyên Tắc ối, Tai Biến Sản Khoa Nguy Hiểm Với Các Bà Mẹ - MarryBaby
-
Thuyên Tắc ối Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh