Thuyết Công Bằng (Equity Theory) Của John Stacey Adams
Có thể bạn quan tâm
- Kinh tế học
- Kinh tế Quốc tế
- Kinh tế công cộng
- Tài chính - Ngân hàng
- Tài chính Doanh nghiệp
- Kế toán - Kiểm toán
- Bất động sản
- Chứng khoán
- Quản trị Kinh doanh
- Marketing
- Kinh doanh thương mại
- Thuế
- Sở hữu trí tuệ
- Startup
- Kinh tế số
Hình minh họa
Thuyết công bằng (Equity theory)
Thuyết công bằng trong tiếng Anh là Equity theory.
John Stacey Adams cho rằng con người luôn muốn được đối xử công bằng. Nhân viên có xu hướng đánh giá sự công bằng bằng cách so sánh công sức họ bỏ ra so với những thứ họ nhận được cũng như so sánh tỉ lệ đó của họ với tỉ lệ của những đồng nghiệp trong công ty.
Việc so sánh dựa trên tỉ lệ:
- Thù lao bao gồm tiền lương, tiền thưởng, đãi ngộ khác,...
- Công sức gồm nỗ lực, kĩ năng, trình độ,...
Nếu kết quả của sự so sánh đó là sự ngang bằng nhau tức công bằng thì họ sẽ tiếp tục duy trì nỗ lực và hiệu suất làm việc của mình. Nếu thù lao nhận được vượt quá mong đợi của họ, họ sẽ có xu hướng gia tăng công sức của họ trong công việc, ngược lại nếu thù lao họ nhận được thấp hơn so với đóng góp của họ, họ sẽ có xu hướng giảm bớt nỗ lực làm việc hoặc tìm các giải pháp khác như vắng mặt trong giờ làm việc, đòi tăng lương, hoặc thôi việc để xác lập công bằng mới.
Nếu người lao động thấy đồng nghiệp được hơn thì họ sẽ yêu cầu gia tăng nhiệm vụ cho đồng nghiệp, nói xấu đồng nghiệp để hạ thấp thù lao của đồng nghiệp hoặc yêu cầu giảm bớt công việc cho mình, đòi tăng lương.
Một cá nhân nếu cảm nhận là họ được đối xử công bằng sẽ thúc đẩy động lực lao động và làm tăng kết quả thực hiện công việc và ngược lại, nếu họ nhận ra rằng mình bị đối xử không bằng từ vấn đề lương bổng, cơ hội đào tạo thăng tiến đến sự hỗ trợ từ cấp trên thì sẽ không có động lực làm việc.
Tuy nhiên do các cá nhân thường có xu hướng nhìn nhận phóng đại thành tích bản thân nên rất khó xác lập được sự nhìn nhận công bằng trong tập thể lao động. Cái khó đối với các nhà quản trị là phải biết kiểm soát tình hình, loại bỏ hoặc hạn chế tối đa sự bất công khi phân chia quyền lợi trong nhóm, tổ.
Các nhà quản trị cũng cần tạo ra và duy trì sự công bằng trong tổ chức bằng các biện pháp:
- Nhận thức rằng người lao động sẽ so sánh sự công bằng bất cứ khi nào những quyền lợi mà họ thấy rõ (lương, thưởng, thăng tiến, đào tạo,...) được phân chia, nên có thể áp dụng trả lương qua tài khoản, bí mật mức lương trong nội bộ doanh nghiệp.
- Tạo cơ hội thăng tiến ngang nhau cho những người có năng lực thành tích ngang nhau.
- Loại bỏ sự phân biệt đối xử về tuổi, giới tính, chủng tộc, tôn giáo.
- Thông báo rõ và trước cho người lao động về cách đánh giá thành tích và các quyền lợi để tránh cho người lao động hiểu sai hoặc có suy nghĩ cường điệu hóa đóng góp bản thân, xác lập đúng điểm so sánh.
(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)
Thuyết kì vọng (Expectancy theory) của Victor Vroom 28-08-2019 Học thuyết thiết lập mục tiêu (Goal Setting Theory) của Edwin Locke 28-08-2019 Mô hình đặc điểm công việc (Job characteristics model) là gì?Lam Anh
Theo Dòng Vốn Kinh Doanh Link bài gốc https://dongvon.doanhnhanvn.vn/thuyet-cong-bang-equity-theory-cua-john-stacey-adams-4220190828153520147.htm Kiến thức Kinh tế Chia sẻ TAG:- kiến thức quản trị kinh doanh
- Giá vàng hôm nay
- Tỷ giá ngoại tệ
- Tỷ giá usd
- Tỷ giá yen
- Tỷ giá euro
- Giá heo hơi
- Giá cà phê
- Giá tiêu hôm nay
- Lãi suất ngân hàng
- Giá xăng dầu
- Giá thép hôm nay
- Giá sầu riêng
- Giá thịt heo
- Giá gạo
- Giá cao su
- Entity
Từ khóa » Thuyết Công Bằng Stacy Adam
-
Học Thuyết Công Bằng (Equity Theory) Của Stacy Adams - Fastdo
-
Thuyết Công Bằng Của John Stacey Adams - IEIT
-
Học Thuyết Công Bằng (J. Stacy Adam)
-
Học Thuyết Công Bằng Của J.Stacy Adam: - Tài Liệu Text - 123doc
-
Học Thuyết Công Bằng Của John Stacy Adams (1963)
-
Thuyết Công Bằng Của John Stacey Adams - Blog's Nhân Sự
-
Thuyết Về Sự Công Bằng (Equity Theory) - Luận Văn S - LuanVanS
-
Học Thuyết Công Băng By Tuấn Anh - Prezi
-
Học Thuyết Công Bằng Của John Stacy Adams - Luận Văn A-Z
-
Học Thuyết Cân Bằng Của Stacy Adam Trong Quản Trị Doanh Nghiêp
-
Thuyết Công Bằng Là Gì? Học Thuyết Công Bằng Của J.S Adams?
-
Lý Thuyết Về Mô Hình Công Bằng Lao động, Các ứng Dụng Và Ví Dụ
-
Thuyết Công Bằng - John Stacey Adams - YouTube
-
Lý Thuyết Công Bằng Trong Tổ Chức Và ứng Dụng Của Lý ... - OD Click