Thuyết Minh City Tour Hà Nội – Phần 1

  • Trang chủ
  • Nhân vật
  • Lịch sử
    • Tổng hợp
    • Thời Hùng Vương
    • Thời Bắc thuộc
    • Triều Tiền Lý
    • Triều Ngô
    • Triều Đinh
    • Triều Tiền Lê
    • Triều Lý
    • Triều Trần
    • Triều Hồ
    • Triều Hậu Lê
    • Triều Mạc
    • Chúa Trịnh
    • Chúa Nguyễn
    • Triều Tây Sơn
    • Triều Nguyễn
    • Pháp thuộc
    • 1945-1954
    • 1954-1975
    • 1975 đến nay
  • Ẩm thực
  • Văn hóa - Phong tục
  • Dân tộc
  • Tôn giáo
    • Phật Giáo
    • Công Giáo
    • Tin Lành
    • Cao Đài
    • Hoà Hảo
    • Ấn Độ Giáo
    • Đạo Thờ Mẫu
    • Hồi Giáo
    • Các tôn giáo khác
  • Thuyết minh
  • Sơ đồ đường đi
  • Nghiệp vụ - Kỹ năng
  • Kinh nghiệm du lịch
2682 lượt xem Thứ 7 | 04/12/2021
  • Thuyết minh
  • ,
  • Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU Hà Nội nơi hội tụ ngàn năm văn hiến – trái tim của cả nước – niềm tin và hy vọng. Thủ đô Hà Nội xuất hiện trong lịch sử dân tộc Việt Nam vào năm 1010 với tên gọi Thăng Long mang ý nghĩa “Rồng bay lên”, tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc, mở đầu cho một giai đoạn phát triển của đất nước. Với hơn 1000 năm tuổi nên có rất nhiều chùa chiền và thắng cảnh cổ kính thiêng liêng. Hà Nội cũng là mảnh đất anh dũng và hào hùng trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ chống Pháp và chống Mỹ. Hà Nội cũng là thành phố có vẻ đẹp kiến trúc cổ điển kiểu Pháp, hiện đại kiểu Mỹ. Chính vì vậy mà chúng tôi xin được đưa ra tour du lịch mang tên: Hà Nội những dấu ấn vàng son với những điểm du lịch mà chúng tôi lấy làm điểm nhấn: Hồ Gươm( dấu ấn của lịch sử và truyền thuyết), phố cổ Hà Nội( dấu ấn của mảnh đất kinh kì sầm uất, phồn hoa và đô hội), Hoàng Thành Thăng Long( dấu ấn của lịch sử các triều đại và cung đình), Quảng trường Ba Đình( dấu ấn của cách mạng và danh nhân) và cuối cùng là Văn Miếu Quốc Tử Giám( mang dấu ấn của văn hóa). Tôi hi vọng khi hòa mình vào chương trình này quý khách sẽ cảm thấy bổ ích và lý thú. LỘ TRÌNH NHƯ SAU: 7h30 Xe ô tô đón quý khách tại khách sạn khởi hành thăm quan khu vực hồ Hoàn Kiếm 8h30 thăm khu phố cổ Hà Nội ( 36 phố phường xưa và nay), phương tiện di chuyển là bằng xích lô. Quý khách sẽ được đến với kiến trúc của nhà cổ 87 Mã Mây. 9h30 Xe ôtô sẽ tiếp tục đưa quýkhách đến thăm cum di tích Thành cổ Hà Nội trên đường Hoàng Diệu 11h30 Ăn trưa tại nhà hàng Phở 24 13h00 Tiếp tục thăm Quảng trường Ba Đình lịch sử- nơi đã gắn liền với dấu mốc vàng son của cuộc chiến đấu giành độc lập cho dân tộc. Hành trình tiếp theo sẽ đưa quý khách tới thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám (ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam). Tại Văn Miếu quý khách sẽ được thưởng thức chương trình âm nhạc do dàn nhạc dân tộc tại di tích biểu diễn… I. Hồ Gươm Xin chào quý khách đã đến với Thủ đô Hà Nội! Chúng tôi vui mừng được đón quý khách tham gia chương trình du lịch văn hóa mang tên “Hà Nội, những dấu ấn vàng son”. Trước hết tôi xin trân trọng nói lời cảm ơn tới tất cả quý vị đã có mặt tại đây. Tôi xin tự giới thiệu, tôi là …. – hướng dẫn viên của công ty du lịch … Như trưởng đoàn đã giới thiệu tới quý khách ở trên. Điểm du lịch đầu tiên của chúng ta ngày hôm nay là thắng cảnh Hồ Gươm! Thưa quý khách,biết đến Thủ đô thân yêu của chúng ta có thể nhắc đến Chùa Một Cột- dáng sen vươn lên từ bùn lầy nghìn năm Bắc thuộc- tiêu biểu cho ý thức tự cường của dân tộc, hay Khuê Văn Các- viên ngọc Minh châu kết tinh của một nền khoa bảng ngàn đời… Nhưng chúng ta nhắc đến Hồ Gươm nhiều hơn cả, nằm trong lòng Hà Nội, thành phố nhân văn, thành phố vì hòa bình, thành phố ngàn năm văn hiến. Tháp Rùa tượng trưng cho khát vọng hòa bình, Nghiên Bút nhắc đến nền văn vật. Chỉ với hai biểu tượng đó, Kiếm Hồ đã xứng đáng là trái tim của Thủ đô rồi! Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi chọn nơi đây là điểm đầu tiên cho chương trình vô cùng ý nghĩa này. Hồ Gươm không chỉ là thắng cảnh tô điểm thêm vẻ xinh tươi, duyên dáng của Thủ đô, mà còn là một trong những dấu ấn tiêu biểu của lịch sử ngàn năm văn hiến đất kinh kỳ Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội! Thưa quý khách, chúng ta đang ở hồ Gươm, nơi chúng ta đang đứng đây có thể nhìn bao quát hồ, ngắm tháp Rùa, đền Ngọc Sơn và những điểm nổi bật quanh bờ hồ. Trước khi giới thiệu về hồ Gươm, xin mời quý khách hướng ra mặt hồ ngay sau mình và tôi xin tặng quý khách một đoạn thơ trong bài “Lại về” của cố thi sĩ Tố Hữu: Hồ Gươm xanh thắm quanh bờ, Thiên thu hồn nước mong chờ bấy nay. Bây giờ đây lại là đây, Quốc kỳ đỉnh tháp, sao bay mặt hồ. Hồn Nước – là tâm hồn đất nước, là linh hồn của đất nước cũng có nghĩa là cái truyền thống, cốt cách của dân tộc Việt Nam. Và hồ Gươm – theo tác giả – chính là cái hình hài vật chất của cái hồn Nước từ nghìn thu xưa lưu lại, để chúng ta tự hào về lịch sử của dân tộc mình. Hồ Gươm có thể nói là một không gian thiêng của Hà Nội và của cả nước ta. Toàn bộ diện tích của hồ Gươm là 12 ha, dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng 200m theo hướng Đông Tây. Theo con mắt của những nhà địa chất, Hồ Gươn là nón quà của sông Hồng từ xa xưa, thủa sông Cái còn lượn sâu vào đất này từ vài ngàn năm trước. Hiện tượng sông bỏ dòng như vậy rất thường xảy ra. Thực ra tên gọi Hồ Gươm mới có khoảng một thế kỷ nay. Trước đó tên phổ biến là hồ Hoàn Kiếm. Còn trước đó nữa Hồ còn có nhiều tên gọi khác nhau. Thủa xa xưa do hồ có màu nước quanh năm xanh nên còn có tên là hồ Lục Thủy (nghĩa là Nước Xanh). Chuyện kể rằng khi vua Lê Thái Tổ khởi binh chống quân Minh xâm lược, Vua có bắt được một thanh gươm, vũ khí đó theo vua suốt cuộc trường trinh mười năm và cuối cùng Vua đánh đuổi được giặc, giành lại nền độc lập. Đóng đô ở Hà Nội khi đó gọi là Thăng Long, một hôm vua dong thuyền đi chơi trên hồ Lục Thủy thì có rùa vàng nổi lên, vua tuốt gươm chỉ vào rùa thì rùa liền ngậm cây gươm mà lặn xuống nước. Nghĩ rằng đó là khi trước Trời cho mượn gươm để dẹp giặc, nay giặc tan thì sai rùa thần đến đòi lại gươm trả lại cho Trời. Từ đó vua đổi tên hồ thành hồ Hoàn Kiếm tức hồ Trả Gươm mà ngày nay chúng ta gọi tắt là hồ Gươm. Phải chăng truyền thuyết trả gươm đó muốn nói lên khát vọng hòa bình của cả dân tộc Việt Nam. Khi dẹp xong giặc thì gác vũ khí lại để lo sản xuất làm ăn, vì một nên hòa bình lâu dài. Như đứng trên trụ cao, tượng đài vua Lê đội mũ bình thiên chỉ gươm xuống tuyên bố: “Dân tộc ta sẽ không đúc, rèn vũ khí nữa, chỉ dành công sức tạo nên cuộc sống, nhân danh trăm họ, Trẫm xin hoàn lại thanh gươm chiến thắng”. Truyền thuyết còn có một ý nghĩa sâu xa nữa, theo dân gian, thanh gươm là biểu tượng của Lửa. nhúng gươm xuống nước là biểu thị của nghi lễ hòa hợp nước lửa. Vâng thưa quý khách, có lẽ chưa ở nơi đâu như mảnh đất này lại được xây dựng trên huyền thoại và truyền thuyết hòa quện suốt chiều dài lịch sử. Từ lúc vua Lý Thái Tổ thấy rồng bay lên khi đậu thuyền ở chân thành Đại La, và đến khi Lê Thái Tổ giữ nước thành công, chuyện trả gươm như gạch nối xứng đáng nhất để tạo nên nét đối xứng tuyệt diệu – Dương: Rồng bay. Âm: Rùa lặn! theo giáo sư Trần Quốc Vượng, bản sắc của Thăng Long – Đại Việt là tổng hòa những giá trị hư và thực, thực mà hư. Huyền mà thực, thực mà huyền! Thưa quý khách, hồ Gươm được gọi phổ biến với cái tên Hoàn Kiếm từ đó, nhưng cũng có lúc hồ có tên là Vọng, chia hai phần tả-hữu. Theo sử sách, hồ Gươm xa xưa rộng mênh mông, truyền thuyết hồ Gươm có kể tiếp rằng dù sao Vua cũng muốn tìm ra rùa Vàng nên sai quân lính đắp đập ngăn hồ Lục Thủy thành hai nửa, ban đầu cho tát nước từ bên này sang bên kia không tìm thấy rùa, lại tát ngược lại, vẫn không thấy rùa bèn cho là rùa Thần. Sau đó cái đập được giữ lại, nửa hồ phía bắc được gọi là hồ Tả Vọng, phần còn lại phía nam gọi là Hữu Vọng, sau này phần hồ Hữu Vọng bị Tây lấp, hồ Gươm giờ là một phần Tả Vọng. Hồ sau này thời chúa Trịnh còn được dùng làm chỗ tập luyện thủy quân nên còn gọi là hồ Thủy Quân. Ngày nay hồ Gươm xanh tươi quanh năm với hàng cây được trồng quanh bờ hồ, đã có thi sỹ ví hồ Gươm như sóng mắt biếc và hàng cây xanh như hàng mi của hồ Gươm- hàng mi của đôi mắt người thiếu nữ? Chắc quý khách đang ngắm nhìn tháp rùa ở phía xa giữa hồ? Vâng thưa quý khách, tháp rùa đã từ lâu trở thành biểu tượng thân thiết của thủ đô Hà Nội, mặc dù tháp chỉ được xây vào nửa cuối thế kỷ 19. Gọi là tháp Rùa vì tháp được xây trên đảo rùa, là gò đất nhỏ nổi lên giữa hồ làm nơi rùa hồ Gươm thường lên phơi nắng hay đẻ trứng, gò đất này các cụ vẫn gọi nó là Quy Sơn tuy chỉ cao hơn mặt nước hồ 60cm (vì theo thuật phong thủy “ cao một tấc thì cũng là một ngọn núi”). Về sự tích xuất hiện tháp Rùa cũng rất lý thú, truyền thuyết kể lại rằng, trên đảo rùa có huyệt quý, nếu đem hài cốt song thân tang vào đó thì con cái đời đời vinh hiển. Năm 1884, Pháp đã làm chủ Hà Nội. Một tên tay sai của thực dân là Bá Kim xin được xây tháp trên gò rùa và lén đặt hài cốt cha mẹ mình vào đó, nhưng sự việc không thành nhưng đã hứa với mọi người là xây tháp nên hắn đành ngậm bò hòn làm ngọt xây nốt tháp rùa. Để thưởng công cho Bá Kim, thực dân Pháp đặt tên tháp là tháp Bá Kim, nhưng nhân dân Thủ đô vẫn gọi là tháp Rùa. Tuy truyền thuyết Bá Kim xây tháp rùa để tang hài cốt cha mẹ chỉ là truyền thuyết dân gian, được lưu truyền và phần nào đó tạo nên tính thiêng liêng, ly kì của tháp Rùa! Hơi xa một chút nhưng chắc quý khách cũng có thể thấy, tháp rùa được xây theo hình chữ nhật, có ba tầng và một đỉnh. Tầng một xây trên móng cao 80cm, tầng này hình chữ nhật, mỗi mặt tháp đều có những ô cửa hình vòm, mặt chiều dài có 3 cửa, mặt chiểu rộng có 2 cửa, tổng cộng bên ngoài có 10 cửa. Bên trong tháp tầng 1 còn được phân ra làm ba gian và có 4 cửa thông với nhau. Vậy tổng cộng tầng một có 14 cửa. Tầng hai cũng tương tự nhưng diện tích nhỏ hơn. Tầng ba nhỏ hơn nữa, chỉ có 1 cửa hình tròn ở mặt phía Đông. Tầng đỉnh chỉ như một vọng lâu, vuông vức. trên tường mặt phía Đông có ba chữ Quy Sơn Tháp tức Tháp Núi Rùa. Như vậy, Tháp Rùa tuổi đã dư một thế kỷ, dù lịch sử không có gì đáng kể, cũng đã là mtj bộ phận hữu cơ cảu hồ Gươm, là một phần của tâm hồn Hà Nội. Thưa quý khách, ngoài Quy Sơn có Tháp Rùa, hồ Gươm còn có một núi nữa đó là Ngọc Sơn, nói đến Hồ Gươm, nói đến Tháp Rùa thì không thể không nhắc đến Đền Ngọc Sơn. Vâng, thưa quý khách, quý khách có thể dễ dàng nhận ra rất gần bên trái trước mặt của chúng ta là hai chữ Ngọc Sơn được viết sơn màu đỏ trên tấm bình phong của Đền quay mặt phía chúng ta. Cũng thật khó khi đứng xa mà miêu tả quần thể kiến trúc vừa có ý nghĩa sâu xa, vừa có cấu tạo đẹp đẽ này! Tôi xin được giới thiệu đôi nét nổi bật nhất về quần thể đền Ngọc Sơn. Đền Ngọc Sơn tọa lạc trên đảo Ngọc, giữa sóng hồ. đảo có tên là Ngọc vì theo truyền thuyết có tiên xuống tắm. sau này được gọi là Ngọc Sơn vào thời Trần. Ở đây vốn có ngôi đền thờ những liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Nguyên Mông. Đền lâu ngày tự đổ. Đến thời Lê Chiêu Thống, có nhà nho tên là Tín Trai xây ngôi chùa đặt tên là chùa Ngọc Sơn. Sau này thời Nguyễn, năm vua Thiệu Trị thứ ba chùa được nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền Tam Thánh thờ Văn Xương Đế Quân và gọi là Đền Ngọc Sơn như bây giờ. Năm Tự Đức, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền, kiến trúc ngày nay còn lại chủ yếu là từ lần trùng tu lớn này! II.Phố Cổ Hà Nội Vừa rồi,quý khách đã được thăm quan Hồ Gươm, sau đây chúng ta tiếp tục hành trình với khu vực phố cổ Hà Nội. Kính chúc quý khách co những giây phút thú vị, ý nghĩa và bổ ích trong hành trình tiếp theo của chuyến thăm quan khu vực phố cổ. Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có ghi lại ca dao về 36 sáu phố ở Hà Nội như sau: Rủ nhau chơi khắp Long thành Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai: Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai, Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay, Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn, Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang, Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng, Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông, Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè, Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre, Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà, Quanh đi đến phố hàng Da, Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh. Phồn hoa thứ nhất Long thành, Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ. Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ, Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền. Thưa quý khách, khu “Hà Nội 36 phố phường” là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ. Đây là một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất này đã được hình thành từ thời Lý – Trần, nằm ở phía đông của hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Đầu đời đời Lê, trong sách Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến tên một số phường nghề tại đây. Dưới thời Lê, đặt phủ Phụng Thiên gồm hai huyện là Vĩnh Thuận và Thọ Xương, thì khu này nằm gọn trong bốn tổng Túc của huyện Thọ Xương là Tiền Túc, Hậu Túc, Tả Túc, Hữu Túc. Bên ngoài khu vực là vòng thành Đại La có trổ các cửa ô. Thời Lê, giữa khu này có một số đầm hồ, lớn nhất là hồ Thái Cực. Sông Tô Lịch nối với hào thành, các đầm hồ, thông với hồ Hoàn Kiếm và sông Hồng cũng ở khu vực này. Đến cuối thế kỉ 19 thì các sông hồ đó hoàn toàn bị lấp, nhưng vẫn còn để lại dấu tích qua các địa danh: Hà Khẩu, Giang Khẩu, Cầu Gỗ, Cầu Đông. Thời Lý – Trần, dân cư từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về khu vực này sinh sống, tạo thành khu phố đông đúc nhất kinh thành. Đến đời Lê, dần dần đã có một số Hoa kiều buôn bán ở đây, hình thành nên các khu phố Tàu. Thời Pháp thuộc, sau khi lấp toàn bộ các đầm hồ, khu phố được chỉnh trang, người Ấn, người Pháp cũng đến đây buôn bán. Hai chợ nhỏ được giải tỏa để lập chợ Đồng Xuân, Đường ray xe điện Bờ hồ – Thụy Khuê cũng chạy xuyên qua đây. Cho đến nay, đây vẫn là khu buôn bán nhộn nhịp nhất của Hà Nội. Tuyến phố đi bộ cũng được mở tại đây. Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ “Hàng” đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng. Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, phố Thuốc Bắc, … Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa, như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch… Phố Hàng Mã ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao gồm tiền giấy âm phủ, vàng giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tượng giấy hình các quan, hình nhà cửa… để đốt cúng cho người âm. Ngày nay phố Hàng Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu, Nguyên Đán với các mặt hàng phong phú về đồ chơi. Ngoai ra, tại đây cũng là nơi bán các hàng trang trí phông màn đám cưới với các hình cắt cô dâu, chú rể làm tự bọt xốp nhiều màu sắc. Liên quan đến phố Hàng Mã còn có phố Mã Mây. Phố này nguyên bao gồm hai phố xưa: phố Hàng Mã và phố Hàng Mây. Đoạn phố Hàng Mây nằm giáp phố Hàng Buồm, trên bờ sông Nhị, nơi tập trung thuyền bè miền ngược chở các mặt hàng lâm sản như song, mây, tre, nứa… Phố Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình[2], kéo người trong họ hàng và nguời làng Trâu Khê (huyện Bình Giang – Hải Dương) ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc. Phố Hàng Đào là nơi buôn tơ, bán vải vóc (chữ vải điều chỉ màu đỏ được đọc chệch thành chữ đào) Phố Hàng Lược nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá, vốn là nơi có nhiều nhà buôn bán lược: lượcgỗ, lược sừng và sau này là lược nhựa cất cho các cửa hàng xén bán cho các cô làm đồ trang điểm Phố Hàng Chai không phải là nơi sản xuất, buôn bán chai lọ; phố này là một đoạn ngõ nhỏ nối phố Hàng Rươi và Hàng Cót, đây là nơi tập trung dân nghèo làm nghề “ve chai”, chuyên thu lượm các đồ phế liệu, đồ bỏ (rác) Phố Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây… Phố Hàng Chĩnh được người Pháp gọi là Rue des Vases (phố hàng Vại Chậu), vốn thông ra bờ sông, là bến đậu các thuyền chở vại, chậu bằng sành của làng Phù Lãng, nồi đất, chum vại, tiểu sành từ Hương Canh, bằng gốm từ Thổ Hà Phố Hàng Đồng và phố Bát Sứ thời thuộc Pháp có tên chung là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Đoạn Hàng Đồng và Hàng Mã trước thuộc thôn Yên Phú, có nghề gốc bán đồ đồng (chứ không phải đồ đồng nát) như mâm, nồi, đình, bát hương, lọ hoa, hạc thờ… Khác với nhà cổ Hội An- loại nhà hình ống xuyên suốt từ phố nọ sang phố kia. Trong đó có một dãy phố nằm sát ngay bờ sông Hội An. Nhà ở đây toàn bằng gỗ quý, trong nhà treo hoành phi, câu đối, cột nhà trạm trổ hoa văn rất cầu kỳ, nhà cổ Hà Nội chủ yếu là nhà ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán thò thụt không đều. Hình ảnh nhà cổ và mái ngói đã đi vào hội họa, thơ ca. Những ngôi nhà này chủ yếu được dựng vào thế kỉ 18 – 19, trước đó hầu hết là nhà mái tranh, chỉ có một số nhà giàu có, nhà của Hoa kiều mới lợp mái ngói. Thời kì toàn quốc kháng chiến, để tránh đụng độ trực tiếp với quân Pháp và lính Lê dương, người dân và Vệ quốc quân đã đục thông tường từ nhà này sang nhà khác. Khi cần người ta có thể đi từ đầu đến cuối phố qua những lỗ hổng giữa các ngôi nhà mà không cần phải xuống đường. Từ cuối thế kỉ 20, các nhà cổ dần dần biến mất. Thay vào đó là các ngôi nhà ống xây mới phá vỡ cảnh quan vốn có của phố cổ. Tuy vậy, bên trong các ngôi nhà vẫn là hệ thống đường đi chằng chịt. Trong khu vực phố cổ có rất nhiều di tích lịch sử lâu đời, gồm đình, đền, chùa, hội quán. Đình: mỗi phố nghề thường có một đình để thờ tổ nghề hoặc thành hoàng làng nguyên quán. Đình ở khu này đặc biệt là tầng dưới vẫn làm cửa hàng cho thuê, tầng trên mới làm nơi thờ cúng. Qua thời gian, các đình bị lấn chiếm nhiều, rất khó tìm ra dấu. Đền: tương tự như đình, nhiều đền cũng chỉ đặt trên tầng, phía dưới làm cửa hàng. Một số đền còn giữ được là: đền Mã Mây, đền Nhân Nội, đền Bà Chúa. Chùa: trong khu phố cổ còn một số ngôi chùa, tuy đã bị lấn chiếm nhiều: chùa Cầu Đông, chùa Kim Cổ, chùa Thái Cam. Hội quán: khi người Hoa đến buôn bán, đã lập ra hai hội quán: Hội quán Quảng Đông và Hội quán Phúc Kiến. Tại khu vực khu phố cổ xưa kia có các cửa ô: ô Phúc Lâm, ô Thanh Hà (ô Quan Chưởng), ô Trừng Thanh, ô Mỹ Lộc. Hiện chỉ còn lại ô Quan Chưởng là còn nguyên vẹn. Bên cạnh các phố nghề, khu phố cổ cũng có một số chợ để tập trung bán các loại hàng hóa phục vụ đời sống, như chợ Đồng Xuân – Bắc Qua, chợ Hàng Da, chợ Hàng Bè. Sau đây, chúng ta se đi vào thăm quan khu vực phố cổ. Quý khách sẽ đi xích lô vòng qua các con phố cổ và tới thăm ngôi nhà cổ 87 Mã Mây. Xin mời quý khách…. Như đã giới thiệu với quý khách ở trên, khu Phố cổ Hà Nội được hình thành và phát triển theo sự phát triển của kinh kỳ Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Khu Phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam nói chung và mang tính đặc trưng cho riêng Hà Nội. Xen lẫn với các công trình tôn giáo, lịch sử, văn hóav.v. là các công trình kiến trúc nhà ở. Những công trình kiến trúc nhà ở chủ yếu được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX dựa trên cơ sở nền móng được hình thành từ những thế kỷ trước. Đó là những ngôi nhà có kiến trúc truyền thống, nhà hình ống và có nhiều lớp nhà; giữa các lớp nhà có sân để lấy ánh sáng và không khí, đây cũng là nơi bày cây cảnh, uống nước, ngắm trăng. Kết cấu chủ yếu chủ yếu của công trình là gỗ, mái lợp ngói với hệ thống vì kèo gỗ và có nhiều hoạ tiết trang trí. Nhìn vào những ngôi nhà ở này ta vẫn dễ dàng nhận thấy là những ngôi nhà ba hoặc năm gian đã có biến đổi đi, được bố trí thành nhiều lớp cách nhau bằng một sân nhỏ phát triển chủ yếu theo nhu cầu cụ thể cuộc sống một gia đình có người vợ là tiểu thương hay người chồng là thợ thủ công chuyên nghiệp. Do yêu cầu về việc buôn bán ở thành thị nên việc mở cửa hàng để bán hàng ở những nhà có mặt cửa hàng rộng quay ra phố là một vấn đề quan trọng và tất yếu. Vì vậy, đại đa số các nhà chỉ có bề ngang từ 2m đến 6m, tức là bằng bề rộng một gian trong ngôi nhà 3 hoặc 5 gian khi xưa, nhưng lại được phát triển mạnh theo chiều sâu mà vẫn dùng kết cấu mái cũ của nhà dân gian nên không gian mái sẽ lớn và để tận dụng người ta thường làm thêm những gác lửng leo lên bằng cách để lỗ sàn và gác một cầu thang một vế với độ dốc 70° đến 75° làm bằng gỗ. Gác lửng để chứa hàng dự trữ hay kê giường ngủ nên có độ cao không quá 2, 2m. Nếu cần phát triển hơn nữa về diện tích để ở thì họ phát triển theo chiều cao nhà để thành những tầng nhà hẳn hoi, do đó ta thấy có những nhà chiều ngang chỉ một vài mét nhưng làm cao đến 2, 3 tầng và có chiều sâu đến vài chục mét. Chính vì vậy mà nó được gọi với cái tên là “nhà hình ống”. Kiểu kiến trúc đó nhằm đảm bảo thông gió và lấy sáng tốt cho các buồng – phòng, lớp trong cùng tiếp xúc với sân bếp, khu vệ sinh và chỗ ở của người giúp việc gia đình. Quan hệ nội bộ các phòng đều là quan hệ xuyên phòng, lợi dụng khoảng không kê đồ sát một mặt tường dọc làm lối đi. Nhu cầu ở của người dân lúc đó còn đơn giản, họ chưa cần những khoảng không gian riêng tư như ngày nay vì vậy việc xuyên suốt từ không gian phòng này tới phòng khác là đặc trưng nổi bật không gian nhà ở trong khu 36 phố phường. Để thích nghi với cuộc sống gia đình có vợ buôn bán hoặc chồng làm thợ thủ công, người ta vẩy thêm một mái đua ra phố dùng làm cửa hàng buôn bán. Có thể thấy ở đây không gian sản xuất, kinh doanh ngành nghề thủ công đan xen dưới cùng một mái nhà cùng với không gian ở. Phù hợp với tập quán của người dân là: ở + sản xuất + kinh doanh buôn bán nhỏ. Các giai đoạn hình thành và phát triển kiểu nhà ở kiêm bán hàng trong khu Phố cổ Hà Nội (khu “36 phố phường”): Nhà xây trước năm 1890 :Là loại nhà ở cổ truyền thống của khu Phố cổ Hà Nội. Đây là loại nhà hình ống, phát triển theo chiều sâu, tường nhà nọ liền kề với tường nhà kia. Mặt tiền hướng ra phố bề ngang chỉ khoảng 2 mét đến 5 mét và sâu từ 20 mét đến 60 mét. Bên trong nhà có các sân trong để lấy ánh sáng thông thoáng. Số sân phục thuộc vào chiều sâu nhà thường có phổ biến từ 1 đến 2 sân trong.Hình dáng kiến trúc phổ biến là nhà lợp mái, hai đầu đỉnh mái ngói của ngôi nhà là hai khối nhô lên hình chữ nhật, xây bằng gạch gọi là trụ đấu mái. Tường giữa mái nhà nọ với nhà kia xây gạch cao lên 1, 0 mét đến 1, 5 mét hình tam cấp để chống cháy lan, chống thấm cho tường, nhà loại cổ nhất đa phần có 1 tầng, hoặc 1 tầng có gác xép nhỏ ở trên để làm kho chứa hàng. Tường ngoài gác xép thường bịt đặc hoặc có lỗ hoa để thông thoáng lấy ánh sáng Nhà xây từ 1890 – 1930: Đến cuối thế kỷ 19, lịch sử Việt Nam đã có những biến đổi rõ rệt và mạnh mẽ. Nhưng trong khu Phố cổ Hà Nội nhà cửa vẫn còn đủ sức tồn tại, thường của những thương nhân. Như vậy những ngôi nhà xây trước 1890 có thể coi là nhà cổ truyền. Nhìn chung những ngôi nhà này được xây dựng vuông góc với đường phố. Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta và Hà Nội được chọn là trung tâm kinh tế chính trị cho toàn bộ Đông Nam Á. Khu 36 phố phường được mở rộng như một trung tâm buôn bán, do vậy loại nhà có cửa hàng được phổ biến rộng rãi, bắt đầu ở khu Phố cổ, phần lớn là nhà 2 tầng (trong đó 1 tầng dành riêng cho cửa hàng).Trong nhóm này, một đặc điểm đặc trưng nhất là các cầu thang bằng gỗ hay gạch cổ thay cho những thang gỗ di động trước kia. Một số ngôi nhà sử dụng gạch đúc sẵn. Đôi khi bê tông được dùng cho mái chảy, không gian cổ truyền là như trước nhưng kỹ thuật xây dựng tiên tiến hơn. Nhà xây từ 1931 – 1954: Những phương thức xây dựng nhà truyền thống vẫn tương tự như trước Nhà xây từ 1955 – 1975: Do ảnh hưởng của chiến tranh, nhà cửa thời gian này không được phát triển. Vật liệu vẫn là vật liệu cổ truyền như trước. Nhà xây từ sau năm 1975: Là những nhà có hình thức kiến trúc cổ truyền được xây dựng, cải tạo theo hình thức kiến trúc hiện đại trung bình là 2 tầng với sàn bê tông và bất cứ nơi nào có thể với những góc mái đua thêm để tăng diện tích ở. Những cửa ván gỗ thay bằng cửa sắt kéo. Kỹ thuật đá rửa, gạch ốp lát và kính được sử dụng rộng rãi đôi khi không phù hợp vớikhông gian cảnh quan kiến trúc truyền thống.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những ngôi nhà truyền thống trong khu phố cổ Hà Nội đã bị biến đổi nên số lượng còn lại không nhiều, nhiều nhà đã thay đổi hình thức mặt tiền tuy nhiên kết cấu mặt bằng và công năng các nếp nhà vẫn cơ bản được gìn giữ. Một trong 14 ngôi nhà (theo số liệu thống kê điều tra về giá trị kiến trúc năm 2001) có giá trị được bảo tồn toàn bộ về mặt giá trị kiến trúc ở phố Mã Mây là ngôi nhà số 87.Ngôi nhà 87 Mã Mây được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX theo kiểu kiến trúc truyền thống Việt Nam với chức năng sử dụng để ở và bán hàng. Gia chủ nhà 87 Mã Mây trước năm 1945 ở đây và bán hàng gạo, sau năm 1945 đã bán lại cho một gia đình người Hoa ở và bán thuốc Bắc.Năm 1954, gia đình người Hoa di cư vào Nam, để lại ngôi nhà dưới sự quản lý của nhà nước. Năm 1954, Sở Nhà đất bố trí cho 5 gia đình đến sinh sống tại ngôi nhà này. Ngôi nhà đã được cải tạo làm thí điểm năm 1999 với sự hợp tác giữa thành phố Hà nội (Việt nam) và thành phố Toulouse (CH Pháp) trong dự án “Bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà nội”. Hiện nay, thuộc sự quản lý của UBND thành phố Hà Nội là ngôi nhà mẫu của ngôi nhà truyền thống trong khu Phố cổ Hà Nội được bảo tồn tốt. Nhà 87 Mã Mây là loại nhà ở truyền thống của khu Phố cổ Hà Nội – nhà hình ống, có những đặc điểm kiến trúc của nhà xây dựng thời kỳ năm 1890. Ngôi nhà có diện tích là 157,6 m2, được xây dựng vuông góc với đường phố ; có chiều dài đất là 28m, chiều rộng mặt tiền 5m và chiều rộng của mặt hậu là 6m. Vì vậy hình thức của miếng đất là “nở hậu”, mảnh đất “nở hậu” như vậy sẽ mang lại phúc lộc về hậu vận. Mặt bằng có cơ cấu không gian kiến trúc kiểu nhà truyền thống phố cổ Hà Nội, đó là :Nhà 1 – Sân 1 – Nhà 2 -Sân 2- Bếp – Nhà 3 (vệ sinh, kho) Như vậy không gian kiến trúc của ngôi nhà được phân chia bởi từng lớp nhà và sân: Lớp nhà ngoài (lớp nhà 1): tầng 1 để bán hàng, tầng 2 gian tiếp khách và gian thờ. Lớp nhà trong (lớp nhà 2): tầng 1 gồm nơi cất giữ hàng hoá và nơi dành cho người giúp việc; tầng 2 là phòng ngủ của chủ nhà với hiên trước có mái là nơi ngồi uống trà hay chơi cờ tướng của gia chủ và hiên sau là sân phơi thuốc bắc. Hai lớp nhà này được cách nhau bằng sân rộng để lấy ánh sáng và thông thoáng cho toàn bộ ngôi nhà.? sân thứ nhất (sân 1, được gọi là sân khô), gia chủ trang trí bằng các chậu cây cảnh bonsai để mang thêm nét thiên nhiên vào không gian nhà. Sân thứ 2; một phần có mái che là nơi nấu nướng (bếp), phần còn lại của sân là bể chứa nước mưa và sân để giặt giũ (được gọi là sân nước). Lớp nhà trong cùng (lớp nhà 3) là khu phụ gồm vệ sinh và kho. Với cách bài trí không gian như vậy ngôi nhà hình ống này có điều kiện tiện nghi rất tốt về thông gió và lấy sáng. Đây là 1 trong những ưu điểm lớn trong việc bố cục không gian nhà ở truyền thống Việt Nam nói chung và của phố cổ Hà Nội nói riêng trong việc thích nghi và phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Kết cấu chịu lực chính là gỗ, gồm hệ thống cột gỗ và dầm gỗ, vì kèo gỗ tạo. Tường bao là tường gạch với kỹ thuật xây dựng truyền thống (gạch đặc đúc thủ công xây bằng vữa vôi: vôi và cát, không sử dụng xi măng). Hệ thống kết cấu mái là hệ thống vì kèo gỗ theo kiểu nhà dân gian truyền thống (chồng rường). Mái dốc 2 phía được lợp bằng ngói ta, 2 lớp ngói: lớp ngói lót là ngói chiếu và lớp ngói trên là ngói mũi hài. Các chi tiết kiến trúc của ngôi nhà rất đặc trưng của kiến trúc nhà truyền thống phố cổ Hà nội được chú ý đến đầu tiên là mặt đứng chính với hình thức đối xứng, cửa đi chính ở giữa (cửa tâm) và 2 bên là cửa sổ rộng làm nơi bán hàng. Cửa sổ rộng giáp mặt phố là cửa lùa bằng gỗ ván đặc theo chiều đứng tháo ra được; còn các cửa đi là cửa bức bàn có ngõng cửa có then cài. Cửa đi tầng 2 lớp nhà 2 được thiết kế theo kiểu cửa thượng song hạ bản có trang trí hình khắc gỗ tứ quý. Phía trên cửa đi và cửa bán hàng là phần ô cửa thông thoáng trang trí bằng các con tiện gỗ chạy suốt mặt tiền. Vì vậy khi phần cửa dưới được đóng toàn bộ thì phần cửa thoáng trên chính là để lấy sáng và thông gió cho toàn nhà. Trên tầng 2 có 2 cửa số nhỏ đối xứng. Lan can cầu thang cũng được trang trí bằng con tiện gỗ hình thức giống như con tiện ở ô thoáng mặt tiền. Các lan can ngoài trời được xây bằng trụ gạch và trang trí bằng gạch men hình hoa chanh trạm thuỷ. Mái hiên trước phòng ngủ tầng 2 có kết cấu vì mái hình thức vì vỏ cua theo kiến trúc của Trung Quốc. Ở 2 đầu đỉnh mái ngói có hai khối nhô lên hình chữ nhật xây bằng gạch là trụ đấu mái. Tường hồi giáp với 2 nhà liền kề xây cao 1m dật tam cấp để trang trí, giảm chiều cao cũng như để chống cháy lan và chống thấm. Từ bờ nóc mái tới trụ đấu mái, tường giật cấp đều trang trí gờ chỉ. Phần nội thất của ngôi nhà được bài trí bởi đồ gỗ cổ đặc biệt là phòng khách và phòng ngủ. Với ý nghĩa phòng khách là nơi trang trọng nên gia chủ đã đặt bàn thờ tổ tiên với hoành phi câu đối và bộ trường kỷ tiếp khách; trên tường treo bộ tứ quý khắc gỗ. Phòng ngủ cũng được bài trí một cách cẩn thận, gọn gàng để tiết kiệm diện tích với bộ sập gụ, tủ chè và 1 bộ bàn ghế để gia chủ uống nước, ăn và tiếp khách thân thiết. Phía trước và phía sau phòng ngủ có hiên và sân trời là nơi gia chủ ngồi uống trà hay chơi cờ tướng. Trang trí nghệ thuật nhà 87 Mã Mây tập trung chính trên vì vỏ cua hiên khối nhà 2 tầng. Đề tài trang trí là các văn thực vật được chạm nổi khối, mềm mại, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX. Ngoài ra nghệ thuật trang trí còn được thể hiện trên diềm mái và hệ thống cửa bức bàn. Đây là di tích kiến trúc dân dụng nên các hiện vật có trong di tích là đồ gia dụng trong ngôi nhà, đặc biệt là các hoành phi câu đối ở gian thờ và các đồ nội thất bằng gỗ lim. Thưa quý khách, ngôi nhà mang trong mình giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật to lớn. Về lịch sử, nó đánh dấu sự hình thành lịch sử kiến trúc của khu Phố cổ Hà Nội. Xét về không gian đo thị và quần thể kiến trúc, ngôi nhà 87 Mã Mây có bố cục không gian đặc trưng cho kiến trúc nhà ở kiêm bán hàng được xây dựng đầu thế kỷ XIX. Với kiểu nhà bám theo mặt phố để tiện lợi cho việc buôn bán, bố cục là nhà hình ống, chia thành nhiều lớp nhà có chức năng sử dụng khác nhau và được thông gió và lấy sáng tự nhiên bằng các sân trời. Mặt tiền được trang trí bằng các con tiện gỗ và các chi tiết kiến trúc đặc trưng của nhà ở thời kỳ bấy giờ như cửa lùa gỗ, cửa tâm, tường hồi xây giật tam cấp, trụ đấu mái xây bằng gạch, chi tiết trang trí diềm mái, v.v… Cùng với nhà số 87, các ngôi nhà khác được xây dựng với cấu trúc không gian của nhà hình ống trong phố Mã Mây đã tạo nên một quần thể kiến trúc độc đáo cho không gian kiến trúc cuả phố cổ Hà Nội. Về kỹ thuật xây dựng, nó đã thể hiện được kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng nhà truyền thống Phố cổ Hà Nội. Đó là nghệ thuật xây dựng cổ truyền với các hệ vì kèo gỗ trang trí trạm khắc, kỹ thuật xây tường gạch chịu lực, hệ thống sàn vỉa gạch trên dầm gỗ (lát sàn gạch trên dầm gỗ). Có thể nói, giá trị về phương pháp xây dựng ở giai đoạn lịch sử này đã được gìn giữ cùng với hình thức kiến trúc đã được sáng tạo ra trên cốt cách của kỹ thuật truyền thống đã được sử dụng. Như quý khách đã thấy, hiện nay ngôi nhà là nơi tham quan giới thiệu kiến trúc truyền thống Phố cổ Hà Nội. Năm 1999, triển lãm giới thiệu về kiến trúc- văn hóa- xã hội của thành phố Toulouse (CH Pháp). Năm 2000, tổ chức triễn lãm “Hà Nội xưa và nay” do Bộ Văn hóa tổ chức kết hợp với Ban quản lý Phố cổ Hà Nội. Đây là nơi thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm về kiến trúc, văn hoá cũng như các cuộc hội thảo nhỏ trong nước và nước ngoài. Bây giờ xin mời quý khách tự do thăm quan ngôi nhà, và chụp những bức ảnh lưu niệm. Sau 15 phút, chúng ta sẽ ra xe xích lô, dạo vòng quanh khu phố cổ và ra điểm đỗ ô tô tiếp tục chuyến thăm quan. SGT tổng hợp.

Bài viết cùng chuyên mục:

  • [Huế] Giới thiệu về trường Đồng Khánh (Hai Bà Trưng)

    [Huế] Giới thiệu về trường Đồng Khánh (Hai Bà Trưng)

  • Thuyết minh du lịch về Huế bằng Tiếng Anh

    Thuyết minh du lịch về Huế bằng Tiếng Anh

  • Có thể bạn chưa biết những điều đặc biệt nhất về vua Bảo Đại

    Có thể bạn chưa biết những điều đặc biệt nhất về vua Bảo Đại

  • Điện Hòn Chén

    Điện Hòn Chén

  • Thuyết minh về làng lụa Vạn Phúc bằng tiếng Anh

    Thuyết minh về làng lụa Vạn Phúc bằng tiếng Anh

Theo khu vực
  • An Giang
  • Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Dương
  • Bình Định
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cao Bằng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Nội
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
​​​​​​​ ​​​​​​​ ​​​​​​​ ​​​​​​​ ​​​​​​​ ​​​​​​​ ​​​​​​​ ​​​​​​​ ​​​​​​​ Hotline: 0902555235 Nhắn tin facebook Zalo: 0902555235 SMS: 0902555235

Từ khóa » Thuyết Minh City Tour Hà Nội Bằng Tiếng Anh