Thuyết Minh Đà Lạt: Dinh 3 | Koala Mama

Thuyết minh Đà Lạt: Dinh 3

Về VN ở không quá, lục lại mấy cái tủ sách cũ, lòi ra cuốn tập hồi xưa sọanbài thuyết minh cho Đà Lạt, điểm đến thường xuyên thân iu của tui hồi tui vừa đi học vừa đi làm HDV nội địa, tức là thời kì quá độ trước khi đi lên làm HDV quốc tế sau này. Ngồi đọc lại lòng rưng rưng bao kỉ niệm, nhứt là lúc này trời đã âm u, gió mang ngập hơi nước tràn trề trong không gian, chuẩn bị mưa rồi nè. Như trong entry Cái Tưởng Kí về Đà Lạt á, tui có nói là bài thuyết minh về Đà Lạt của tui là 1 trong những bài thuyết minh giàu hình ảnh và chặt chẽ tới từng phút 1, giống như cái máy nhấn nút 1 cái phát ro ro tới lúc xe thắng cái kịch trước cổng điểm tham quan, hem dư hem thiếu 1 giây nào lun thiệt là ghê rợn. Giờ dở ra đọc thấy bùi ngùi cho 1 thời dĩ vãng vàng son của DL nội địa quá, bíêt tìm đâu ra HDV giỏi giống tui bây giờ hehe nên tui post lên đây vài khúc chơi cho zui ok hem. Cuốn tập này cũng cũ nát rồi biết đâu 1 ngày giông bão tơi bời nó biến mất thì thiệt đau xót. Nói thêm là mặc dù tui có nhiều bài thuyết minh có lớp có lang tiếng Anh nữa chớ hem phải kô nha, vì thời gian đi hd tiếng Anh của tui dài hơn cái thời kì quá độ tiếng Việt và có thời gian tui đi 3 tour trong 1 ngày tối về làm tour riêng cho mình nữa ghê thiệt ghê lụm tiền phồng hết cả túi wừn hehehe nhưng bảo đảm post lên bà con ỏai chè đậu ngay hehe, thì tui cũng zị, đọc tiếng mẹ đẻ fê hơn nhìu đúng hem.

Bữa nay tui post cái đọan xe đi từ nhà thờ Domain qua dinh 3 nha bà con. Ai có nhã ý muốn thử thì xin mời cho xe chạy từ dốc Mai Anh bắt đầu ro ro bài nói của tui coi tới khi xe thắng kịch trước cửa dinh 3 coi nó có vừa hết bài hem nha. Xe là xe từ 30 chổ trở lên nha chớ hem phải xe Honda nha bà con, và nhớ phải nhấn nhá vài chổ quan trọng cho giống 1 cô giáo dạy Sử đang thao thao bất tuyệt nha hehehe.

( giọng ngọt ngào tình cảm)

Thưa cả nhà, ( tui lúc nào cũng gọi đòan khách của mình là cả nhà cho nó thân mật zị đóa, thúi hem) chúng ta cũng biết ở Đà Lạt này hiện có trên 2500 ngôi biệt thự do ngừơi Pháp để lại sau khi rút khỏi Đông Dương, trong số đó có 3 ngôi dinh thự vô cùng trang nhã mà người dân địa phương thường hay gọi là dinh I, dinh II và dinh III.

Dinh I nằm trên đường Lí Thái Tổ , lúc trước là nơi làm việc của vua Bảo Đại và sau đó thuộc về quyền sở hữu của Ngô Đình Diệm. Dinh II là dinh dành cho các viên tòan quyền Đông Dương nên còn được gọi là dinh toàn quyền nằm ở số 12 Trần Hưng Đạo. Còn dinh thự thứ 3 được dành riêng cho vua Bảo Đại và gia đình nên còn được gọi là dinh Bảo Đại và ngôi dinh thự này là điểm tham quan tiếp theo của cả nhà mình. Hehehe .

( típ tụt giọng ngọt ngào trữ tình lãng mạn)

Dinh III nằm trên 1 ngọn đồi cao, được xây dựng từ năm 1933 tới năm 1938 theo đồ án của 2 KTS , 1 KTS ngừơi Pháp là ông Hebrard và 1 KTS người Việt là ông Hùynh Tấn Phát cùng nhau thiết kế. Cả nhà mình sẽ thấy đây là 1 ngôi dinh thự hết sức trang nhã được bao bọc bởi những rặng thông xanh và được dành riêng cho gia đình vua Bảo Đại và gia đình hòang tộc nên nó còn được gọi là biệt điện quốc trưởng.( àh chít mịa khúc này gọi vua Bảo Đại là quốc trưởng hem bít bà con có ai hiểu hem vì khúc quảng cáo cho lịch sử Đà Lạt thì tui đã thuyết minh trước đó 1h rồi trên đừơng đi tới thung lũng Tình Iu nói rõ zụ án quốc trưởng gòi, còn bài này quăng cái ịch giữa chừng zầy thì cứ zị đi nha théc méc gì tính sau nhưng mặc định là khách trên xe đã hỉu vứn đề hết gòi nha bà con. Ah mà zụ án khách trên xe kô chịu nghe thuyết minh nằm ngủ hơi hím hoi với tui nha tại vì tui hùi đi bên VHV đi khách lẻ phần lớn, hem có zụ án lên xe quánh bài la hét ỏm tỏi đâu nha. Mặc khác ai hem tập trung tui cũng chửi thẳng mặt gòi khúc từ TL Tình Iu wa tới nhà thờ Domain á, nhứt là đứa nào ra xe trễ hơn giờ qui định là tui hăm bỏ lại cho đi xe ôm gòi nên bà con ai cũng ngán tui ráo trọi hahaha)

( típ típ nè)

Chúng ta cũng biết vua Bảo Đại tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy sinh năm 1912 ( or 1913) và được lập làm Đông Cung Thái Tử nối ngôi vua cha mình là vua Khải Định năm 1922, năm 1926 lên ngôi thay thế cha mình băng hà nhưng ngài thực sự chấp chánh là vào năm 1932 lận vì thời gian trước đó ngài sống ở bên Pháp. Ngài nối ngôi vua cha là vua Khải Định với niên hiệu Bảo Đại nhưng có những lời đồn đãi cho rằng vua Bảo Đại hem phải là con của vua Khải Định do vua Khải Định người nhỏ thó ốm yếu thân hình hem được bình thường còn vua Bảo Đại to cao đen hôi tóc tai bù xù í lộn to cao đẹp trai hehehe và có lời đồn là vua Khải Định hem thích đàn bà nữa, người ta nói rằng ( chuyển gịong Huế nha bà con) : “ Ngài không thích bẻ hoa và không thích xài phụ nữ” đây là 1 trong những chuyện thâm cung bí sử của triều Nguyễn mình không có thời gian nhiều chuyện ở đây nha bà con ợ.

Vua Bảo Đại là 1 người từ nhỏ đã nhận được sự dạy dỗ từ tay người pháp nên từ trong đáy sâu tư tưởng của ông vua này đã đứng về nước Pháp. Cho nên khi ông muốn lập hòang hậu ông cũng muốn lập 1 hòang hậu là người theo Tây học và theo đạo Thiên Chúa. Đó là cô Marie Therese Nguyễn Hữu Thị Lan ái nữ ông Nguyễn Hữu Hào. Thì lúc đó triều Nguyễn và bà Thái Hậu Từ Cung mẹ vua không thích có 1 hòang hậu là người theo đạo Thiên Chúa, nhưng cô Nguyễn Hữu Thị Lan với sắc đẹp mặn mà ,từng đọat giải hoa hậu Đông Dương nhiều năm liền đã khiến cho vua Bảo Đại giữ nguyên ý định. Và không như Thái Hậu Từ Cung lo lắng, khi đã trở thành hòang hậu Nam Phương, thì lúc nào bà cũng tỏ ra hết sức xứng đáng với vai trò 1 bậc mẫu nghi thiên hạ mặc dù vận nước lúc đó đang nổi trôi trong tay thực dân Pháp.

Cả nhà mình chắc cũng biết vua Bảo Đại là vị vua duy nhất trong số 13 vị vua triều nhà Nguyễn áp dụng chính sách tam vô: Vô tể tướng – vô trạng nguyên và vô hòang hậu. Vì đúc kết từ những kinh nghiệm đẫm máu của những triều đại vua chúa trứơc, vua Minh Mạng cho rằng:

_ Vô tể tướng vì sợ có 1 tể tứơng quyền uy thì vua sẽ bị lấn áp.

_ Vô trạng nguyên vì sợ có 1 trạng nguyên bất khả xâm phạm , và

_ vô hòang hậu vì sợ có 1 hòang hậu như Võ Tắc Thiên.

Vì vậy triều nguyễn không lập hòang hậu và không cho bên ngoại nắm quyền chính sự. cho nên bây giờ mình hay nghe cái câu là : ăn bên nội mà tội bên ngọai đó là do ngày xưa triều đình nhà Nguyễn không cho bên ngọai tham dự vào việc triều chính. Nếu có ai đọc các cuốn biên niên sử triều Nguyễn thấy những tên các bà hòang hậu như Thừa Thiên Cao Hòang Hậu hay là Thuận Thiên Cao Hòang Hậu thì nhó dùm cho đó là nhữnf danh hiệuhòang hậu chỉ được dành cho các bà sau khi các bà đã mất chứ nhà Nguyễn không lập hòang hậu mà chỉ lập hòang quí phi mà thoai.

Nhưng vua Bảo Đại thì khác, vì ổng chịu ảnh hưởng của VH phương tây và người Pháp đã đào tạo ra 1 ông vua Bảo Đại chỉ giỏi ăn chơi hơn là giỏi tài trị nước, và gia đình Ngài cũng sanh họat như 1 gia đình bình thường, như ăn chung mâm chẳng hạn. Bảo Đại cũng là 1 ông vua khá là ít vợ hơn so với các ông vua tiền nhiệm của mình trong triều đại nhà Nguyễn. nhớ đâu vua Minh Mạng có 500 bà vợ và 700 cung tần mỹ nữ mà vào 1 năm đất nước chịu cảnh hạn hán mất mùa nghiêm trọng vì trong cung âm thịnh dương suy nên ngài phải giảm biên chế hết 100 bà thì số vợ của Bảo Đại chẳng thấm vào đâu cả, nhưng ít vợ hơn thôi chứ hem phải là hem cóa nhìu vợ đâu nha, vì 1 lẽ tự nhiên thừong tình là đàn ông đặc biệt là các ông zua đó là những sanh vật tội nghiệp có tâm hồn hết sức yếu ớt nhạy cảm và rộng lượng chỉ muốn thêm chứ không muốn bớt hehehe ( khúc này phải tỏ nét mặt lâm li bi đát nha bà con)

Sống với vua Bảo Đại, hòang hậu Nam Phương đã cho ngài tất thảy 5 người con ( biết tên hem??? Kể ra nghe coai, ta noái kể tên 7 zợ của Zi Tỉu Bảo chắc kể đựoc vanh vách chớ kể tên công chúa hòang tử VN chắc khó à nhoa ) 2 hòang nam là Bảo Long Bảo Thắng và 3 công chúa Phương Mai Phương Liên Phương Dung. Tới năm 1945 Kách Mệnh ngài tuyên bố thóai vị với câu nói nổi tiếng:” tôi thà là công dân 1 nứơc tự do còn hơn là vua 1 nước nô lệ”, trao ấn kiếm cho chánh quyền kách mệnh và trở thành công dân của 1 nước độc lập như lời của ngài và ngài đã trở thành vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn và triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng của VN, chấm dứt cách đây chỉ hơn nửa thế kỉ. tới năm 1948 Nam Phương hòang hậu và các con sang Pháp sinh sống và sống âm thầm ở đó tới năm bà mất vào năm 1963. Ngài thì mất năm 1997 và ông cũng là 1 trong những vị vua không được đem vào thời trong Thế Miếu, tức là miếu thờ các vị vua triều nhà Nguyễn, ông không được thờ do khi qua đời ông không còn tại vị ( bây giờ hem bít có được thờ hem nữa, hùi cách đây 8,9 năm thì thông tin tui có được là có vậy thui)

Bây giờ khi vào dinh tham quan mọi người chắc sẽ không thấy được nhìu sự xa hoa của 1 đời sống hòang gia vì rất nhiều đồ đạc trong dinh đã bị bốc hơi gần hết. Điều đó cũng dễ hiểu vì qua bao biến động của lịch sử và thời gian thì khó có cái gì còn nguyên vẹn, ngày xưa khi kinh thành Huế thất thủ Pháp đã dem về pháp 10 chuyến tàu mỗi chuyến chở 1 tấn vàng tức là mình mất vàng bạc châu báu rất là nhiều, cho nên khi vào đây chúng ta không thấy được nguy nga cung điện cũng như không thấy được sự xa hoa của 1 đời sống hòang gia thì cả nhà cũng hiểu rồi đó nha.

( lúc này là xe thắng cái kịch rồi đó nha, hẹn giờ cho khách ra lại xe không quên dằn mặt đứa nào đíu đúng giờ hahaha, xong tuồng, xong cái zụ án dinh 3 này hình như là zìa ăn trưa gòi nè)

( moá tưởng ngắn ai ngờ type thấy mụ nội)

Share this:

  • Facebook
  • X
Like Loading...

Related

Từ khóa » Thuyết Minh Dinh 3 Bảo đại