Thuyết Minh Di Tích Mỹ Sơn - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Văn Hóa - Nghệ Thuật
  4. >>
  5. Du lịch
Thuyết Minh di tích Mỹ Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.07 MB, 21 trang )

HUYỀN BÍ MỸ SƠNMỹ Sơn xin kính chào quý khách!- Lời đầu tiên cho phép tôi được giới thiệu: Tên tôi là Nguyễn Văn A - Tôi là hướng dẫn viênchính của Công ty du lịch “Sài Gòn tourist” Cùng phối hợp với tôi còn có 6 cộng tác viên khác là anh:Văn Hạnh, Thế Huy, Hoàng Nam, Thanh Long, anh Tấn Linh và cô Thái Thuỷ. Chúng tôi rất vui vàhân hạnh được đồng hành cùng quý khách trong chuyến tham quan này. Hy vọng quý khách sẽ có mộtchuyến tham quan thật thú vị!.- Chắc hẳn trước khi đặt chân đến mảnh đất này, quý khách cũng đã đựơc nghe nhiều về thánhđịa Mỹ Sơn rồi đúng không ạ! Và hôm nay, quý khách sẽ được cùng với chúng tôi đồng hành trở vềmiền đất thánh, nơi ẩn dấu một thời huy hoàng của một cộng đồng dân tộc giàu truyền thống văn hoá,cùng khám phá những điều bí ẩn trong lòng di sản nổi tiếng của một thời vàng son này.- Kính thưa quá khách! Vị trí mà chúng ta đang đứng là khu vực Thánh địa Mỹ Sơn, thuộc xãDuy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Cách thành phố Đà Nẵng 70 km về hướng Tây Nam vàcách Trà Kiệu – kinh đô đầu tiên của nhà nước Chămpa khoảng 20km về hướng Tây. Thời tiết hàngnăm ở đây có nhiều ngày mưa hoặc trời âm u. Trung bình năm lượng mưa đo được khoảng 4.300mmnước. Thời gian du khách thuận tiện đến đây là từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.- Vâng, thưa quý khách! Dân tộc Chăm là một dân tộc sinh sống lâu đời trên dải đất miền TrungViệt Nam. Trong lịch sử phát triển, họ đã có mối giao lưu rộng rãi đa chiều với nhiều thành phần cưdân lục địa và hải đảo Châu Á. Từ nguồn gốc bản địa, cải biến những yếu tố bên ngoài, người Chăm đãsáng tạo nên một nền văn hoá đa dạng và độc đáo. Họ đã để lại cho chúng ta một quần thể kiến trúcđền tháp đồ sộ và những tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao. Trong số đó, thánh địa Mỹ Sơnlà một minh chứng điển hình.- Vâng! Và bây giờ xin mời quý khách chúng ta vào thăm phòng trưng bày. Trước mắt quýkhách là sơ đồ chi tiết về thánh địa Mỹ Sơn, nó bao gồm các khu tháp A, A ’, B, C, D, F, G, H, K, E .Sơ đồ thánh địa Mỹ Sơn- Chúng ta đang đứng ở vị trí này trên bản đồ. Theo lộ trình, khu tháp đầu tiên đoàn chúng ta sẽtham quan đó là khu C-B-D, sau đó quý khách có 15 phút để tham quan tự do và cụp hình tại khu vựcnày. Tiếp theo, chúng ta sẽ băng qua cây cầu nhỏ ở đây và rẽ phải để đến với khu A, tại đây quý kháchsẽ có thêm 10 phút để tham quan và chụp hình. Sau đó, chúng ta sẽ tham quan các khu tháp G, E và F.Các khu tháp khác như H, K, L, M, N là những công trình đã bị hỏng hoàn toàn nên chúng ta không thểtham quan được. Sau khi tham quan xong, đoàn chúng ta sẽ quay ra thưởng thức chương trình nghệthuật do các nghệ nhân biểu diễn.- Tiền thân của quần thể kiến trúc Mỹ Sơn cổ kính này, theo văn bia để lại là một đền bằng gỗ đểthờ thần Siva Bhađravarman được xây dựng vào thế kỉ thứ IV. Nhưng đến khoảng cuối thế kỉ VI, mộtcơn hoả hoạn đã thiêu cháy ngôi đền gỗ, vào thế kỉ VII, vua Sambhuvarman đã xây dựng lại ngôi đềnbằng những vật liệu bền vững hơn còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa đền thápcũ và xây dựng các đền tháp mới để dâng lễ vật lên các vị thần của họ.- Mục đích xây dựng tháp liên quan chặt chẽ đến tôn giáo của người Chăm. Đây là nơi diễn racác nghi thức, lễ cúng, nơi thờ các anh hùng dân tộc, thờ các vị thần của tôn giáo, các vị anh hùng đãđược thần hoá, thờ vua chúa tổ tiên, thờ lăng mộ của các vị vua.- Mỹ Sơn với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp và một số lớn bia kí có niên đại liên tục trongnhiều thế kỉ, được phát hiện một cách tình cờ của người Pháp vào cuối thế kỉ XIX khi họ kéo dây điệnbáo đi qua vùng này. Người phát hiện ra Mĩ Sơn đầu tiên là học giả người Pháp – C. Paris (vào năm1898). Và đến năm 1902, Pacmentier đã hoàn thành việc kiểm kê các đền tháp ở Mỹ Sơn. Nhưng rấttiếc, do thời gian và chiến tranh, ngày nay Mỹ Sơn chỉ còn lại 32 công trình, trong đó có khoảng 20công trình giữ được dáng vẻ ban đầu.- Mỹ Sơn đã được trùng tu bởi tổ chức E.F.E.O (Viện nghiên cứu Viễn Đông Pháp) trong thờigian từ 1937 đến 1944, nhưng khu vực này đã bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Từ 1944 trở đi,Thánh địa Mỹ Sơn hầu như bị lãng quên không còn được các nhà khoa học nghiên cứu nhiều. Trongthời kỳ chiến tranh 1965- 1972, khu Thánh Địa đã bị bom Mỹ phá huỷ. Đến năm 1975, Thánh Địa chỉcòn khoảng 32 tháp nhưng phần lớn đã xuống cấp và trong tình trạng đổ nát. Từ năm 1981 đến 1991Mỹ Sơn được bảo quản và trùng tu từng phần với sự giúp đỡ về chuyên môn của công ty Z35 (Ba Lan),phần lớn các tác phẩm điêu khắc ở Mỹ Sơn đã được Pháp đem về Đà Nẵng và được trưng bày tại bảotàng điêu khắc Chămpa vào những năm đầu thế kỷ XX.- Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khuvực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này. Mỹ Sơn tuy không đồ sộ, kỳ vĩ như di tích đềnĂngko (ở Cămpuchia), không phong phú đa dạng như di tích Pagan của Myanmar,… nhưng đền thápMỹ Sơn được hình thành và phát triển từ rất sớm, liên tục suốt trong 7 thế kỷ từ thế kỷ VII đến thế kỷXIII qua các phong cách Mỹ Sơn E1, Hoà Lai, Đồng Dương, Mỹ Sơn A1 và Bình Định. Trong khi đó,các công trình nói trên được xây dựng sau Mỹ Sơn nhiều thế kỷ: Ăngko (từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV),Pagan (từ thế kỷ XI đến XIII).- Các nhà khảo cổ học Pháp chia các công trình kiến trúc Mỹ Sơn ra làm 10 nhóm chính: A, A ’,B, C, D, F, G, H, K, E để đặt tên cho mỗi lăng mộ theo kiểu các chữ cái và số. Việc đặt tên này là hoàntoàn không tuân theo một quy luật nào mà nó chỉ là để tiện trong việc nghiên cứu mà thôi. Các ngôitháp được thể hiện bởi các phong cách khác nhau, bao gồm:+ Phong cách Mỹ Sơn E1(Thế kỉ 7 - 8): Gồm các tháp E1, F1. Đây là phong cách đầu tiên mangđậm yếu tố bản địa, mặc dầu vẫn có sự tiếp nhận những ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ, Cămpuchia.Phong cách Mỹ Sơn E1 là sự kết hợp nhuần nhuyễn những yếu tố của nghệ thuật bên ngoài với nhữngyếu tố bản địa.+ Phong cách Hoà Lai (thế kỉ 8 – nữa đầu thế kỷ 9): Gồm các tháp A2, C7 và F3. Mở đầu thờikỳ phong cách mới của người Chăm, yếu tố bản địa được chú trọng, ảnh hưởng của các yếu tố nghệthuật bên ngoài bị đẩy lùi. Những đặc điểm về nhân chủng Chăm lấy từ những hình mẫu bản địa đượcsử dụng rộng rãi, bộc lộ vẽ đẹp mạnh mẽ, chân chất, cân đối, uy nghi, mô típ đa dạng.+ Phong cách Đồng Dương (giữa thế kỉ 9 – đầu thế kỷ X): Gồm các tháp A10 – A14, B4. Đây làthời kỳ Phật giáo du nhập vào văn hoá Chămpa, kiến trúc mang vẻ mạnh mẽ, táo bạo, mô típ nặng nề,sức sống sôi nổi, cực đoan.+ Phong cách Mỹ Sơn A1 (thế kỉ 10): Gồm các tháp A1, B2, B5, B6, B8, C1- C6, D1, D2, D4.Thể hiện một vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng.+ Phong cách Bình Định (thế kỉ 12, 13): Có tháp B1 và các nhóm tháp: G, H, K. Thời kỳ nàydiễn ra những cuộc chiến tranh ác liệt liên tục, đã kìm hảm những bước tiến của nghệ thuật Chămpa.Những đền tháp mang vẻ trang nghiêm, khô lạnh, lẻ loi trên ngọn đồi.- Hiện nay, có một số khu tham quan tương đối còn nguyên vẹn như khu B, khu C. Thật đángtiếc, công trình lớn nhất là A1 cao 24m, có 6 tháp phụ xung quanh được đánh giá là một kiệt tác củakiến trúc chăm đã bị bom Mỹ đánh sập cuối năm 1969.- Kính thưa quý khách! Khu di tích Mỹ Sơn nằm sâu trong một thung lũng, được bao bọc xungquanh bởi núi, có một dòng suối chặn ngang ở lối vào. Sở dĩ nó được chọn làm nơi xây dựng ThánhĐịa vì theo quan niệm của người Chăm thì thế giới của thần linh phải tách biệt với thế giới trần tục củacon người. Và cũng xin lưu ý với quý khách là chúng ta có thể cất điện thoại của mình đi vì sẽ khôngcó sóng đâu ạ!Đường vào khu thánh địa- Kính thưa quý khách! Đứng ở vị trí này chúng ta sẽ quan sát được toàn cảnh khu thánh địa MỹSơn.- Thưa quý khách! Năm 1937, nhà thơ Chế Lan Viên khi đến đây đã không thể kìm nén đượcdòng cảm xúc của mình. Ông đã viết nên những câu thơ đầy sống động miêu tả về cảnh đền tháp huyhoàng, tráng lệ nơi đây:“Đây điện các huy hoàng trong ánh nắngNhững đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanhĐây những chiến thuyền mơ màng bên sóng lặngBầy voi thiêng trầm mặc dạo quanh thành”.- Như quý khách thấy, trước mắt chúng ta đây là khu di tích Mỹ Sơn còn sót lại sau bao thăngtrầm của lịch sử, những biến động của thời gian. Mặc dù không được nguyên vẹn như vẻ tráng lệ mà nóđã từng có, song vẻ đẹp của Mỹ Sơn vẫn được giữ vững, những ngọn tháp vẫn đứng uy nghi như tháchthức cùng với thời gian, màu của những viên gạch vẫn còn ánh lên sắc đỏ. Vẻ đẹp của Mỹ Sơn đượcsánh với các di tích độc đáo ở Đông Nam Á như Ăngco của Campuchia, Bôrôbudue của Inđônêxia…Những gì còn lại ở Mỹ Sơn hôm nay về tổng thể nó mang những đặc trưng nhất về kiến trúc, văn hóa,nghệ thuật của một trong những quốc gia Ấn Độ hoá của khu vực Đông Nam Á. Với những công trìnhđộc đáo này mà vào tháng 11 năm 1999 UNESCO đã công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới vớigiá trị nổi bật toàn cầu là sự phát triển liên tục trong 7 thế kỷ (Năm 1999, Mỹ Sơn đã được UNESCOcông nhân là di sản văn hoá thế giới với hai tiêu chí là tiêu chí II – Là một ví dụ điển hình về traođổi văn hoá và tiêu chí III – Là một bằng chứng duy nhất của một nền văn minh Châu Á đã biếnmất). Thế nhưng, giá trị đó của Mỹ Sơn không dừng lại ở đấy mà nó ẩn chứa đằng sau những côngtrình kiến trúc, điêu khắc những bức tranh sống động, xác thực… về lịch sử, văn hóa, tôn giáo củavương quốc Chăm Pa cổ đại.- Nhìn chung, các công trình kiến trúc nơi đây đều được xây dựng bằng gạch nung với kíchthước phổ biến là 30×20×10, có những nơi gạch nhỏ hơn, to hơn hoặc gạch vỡ vụn, cùng với đó là đása thạch. Những viên gạch được chồng khít lên nhau mà không thấy một lớp vôi vữa nào. Hiện có rấtnhiều giả thuyết về kỹ thuật xây dựng tháp Chăm.+ Đầu thế kỷ XX, người Pháp đã đưa ra giả thuyết cho rằng người Chăm xây dựng bằng gạchchưa nung. Những năm 70, 80 của thế kỷ XX, lại đưa ra giả thuyết cho rằng người Chăm đã sử dụngloại nhựa thực vật để kết dính các viên gạch với nhau (nhựa cây dầu rái – một loại thực vật rất phổ biếnở Quảng Nam trước đây) bằng cách: Khi làm gạch thì khai thác đất và xây dựng lò gạch ở ngay gần vớinơi xây dựng tháp, khi nung gạch gần nóng, có một đôi chuyên quẹt dầu rái lên gạch để xây dựng+ Vào những năm 80 – 90 người ta lại đưa ra giả thuyết cho rằng người Chăm đã dùng vữa bằngbột đất sét nơi gạch được xây dựng để xây tháp. Người ta cho rằng người Chăm đã xây tháp bằngphương pháp mài, mài hai mặt gạch với nhau đến lúc tạo ra lớp bột thì tưới nước lên khi khô nó sẽ kếtdính với nhau. Gỉa thuyết này được các nhà khoa học Nhật và Ý tin. Các nhà kho học Ý đã đưa ra nhậnxét: “Gạch Chăm là loại làm bằng đất xét - loại kết tạp chất. Như vậy loại đất sét đó rất là sạch”.+ Theo viện nghiên cứu Politecnice Milaro ở Milan, đã đưa ra kết quả: Gạch của người Chămdùng xây tháp được nung ở nhiệt độ thấp là 8500C, có sự đồng chất rất cao (không có tạp chất), có độchịu lực tốt. Một viên gạch nung ở nhiệt độ không cao nên có thể trực tiếp điêu khắc lên đó mà khôngbể, chất kết dính là bột của gạch đó cộng với dầu rái tạo ra vữa để xây dựng nên không cần lớp vữa dàymà chỉ cần một lớp mỏng như là không có.+ Theo giả thuyết của ông Ngô Văn Doanh thì có dùng vữa, vữa này do bột gạch mà ra. Sau khixây xong người Chăm lại xây tháp một lần nữa. Vữa mặt ngoài không có nhưng ở phía trong thì nhiềuvữa và phía trong tháp rất đen do việc nung kỹ (Đây là vấn đề còn bỏ ngõ đang tiếp tục nghiên cứu).+ Theo quan niệm Ấn Độ giáo, Shikara là những ngôi đền giành riêng cho các vị thần nên kiếntrúc của tôn giáo này khác kiến trúc của tôn giáo khác: Tháp xây dựng để dâng cúng thần linh nên chỉcó đẳng cấp Bàlamôn được vào hành lễ, do đó vào trong tháp rất chật. Vì thờ Shiva nên bên trong thápbệ thờ là Linga và Yoni. Kiến trúc tháp của người Chăm bên trong xây dựng theo kiểu vòm uốn, đượcxây dựng theo kiểu dật cấp.- Tuy nhiên, cho đến ngày nay thì kỹ thuật xây dựng tháp vẫn là một điều bí ẩn đối với chúng ta.- Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 7 thế kỷ, các đền tháp nơi đây có nhiều kiếntrúc phong phú, có tư thế vút lên cao biểu tượng cho sự vĩ đại và thanh khiết. Các mô típ trang trí hoavăn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo cáctruyện thần thoại Ấn Độ giáo cùng với sự kết hợp hài hoà những mô típ chạm trổ tinh xảo trên cácmảng tường gạch ngoài tháp đã tạo nên cho quần thể đền tháp Mỹ Sơn vẻ đẹp sinh động, mang nhữngnét đặc trưng nhất của phong cách nghệ thuật Chămpa.- Kiến trúc Chăm chủ yếu là kiến trúc Ấn Độ, các công trình đó được gọi là Sikhara, được xâydựng theo dáng núi Mêru, nơi ngự trị của các vị thần, đỉnh cao nhất của thần Indva (thần Sấm Sét).- Các đền tháp người Chăm có bình đồ, hình vuông, đó là sự chuẩn mực của kích thước giữa vũtrụ và con người. Ngọn núi Mêru trong quan niệm Ấn Độ giáo được tạo ra từ các bình đồ này tạo nênvarna (tập cấp). Mỗi tập cấp thuộc các góc cạnh của ngọn núi, mỗi tập cấp có quy định nơi cư trú theoquan niệm Ấn Độ giáo.- Đền tháp Chămpa được xây dựng theo một phức hệ:+ Kalăn: Đền tháp thờ các vị thần – tháp trung tâm+ Tháp cổng (gopura): Đối diện với Kalăn+ Nhà dài (Mandapa): Trước tháp cổng, lợp ngói, nhiều cửa sổ, hai cửa chính mở về hướngĐông và Tây. Nhà dài là nơi để các tăng lữ và vua Chăm tĩnh tâm cầu nguyện trước khi hành lễ ở Kalăn+ Phía phải Kalăn còn có một kho lễ vật, có mái cong hình thuyền, cửa chính mở về hướng Bắc.Có hai cửa sổ mỗi cửa sổ có chấn song hình cung, đây là nơi nấu nướng thức ăn để cúng thần nên gọi làtháp lửa.+ Bao quanh phức hệ là một tường gạch thấp, xây dựng theo một mô hình đất nước Ấn Độ giáo,tường gạch vuông vức nối liền nhau, khép lại ở tháp cổng tượng trưng cho các dãy núi bao quanh đạidương mà đỉnh cao nhất là núi Mêru. Bên ngoài tường rào có một tháp người ta đặt bia ký.+ Ở bất cứ một đền tháp nào cũng có một tháp chính và các tháp xung quanh. Trước đền thờchính là một tháp cổng với 2 cửa thông nhau, một cửa về hướng đông, một cửa hướng vào đền chính.Độ cao tháp vừa phải. Tiếp giáp với tháp cổng là một căn nhà dài. Nhà dài là một kiểu kiến trúc đặcbiệt trong phong cách Mỹ Sơn A1.+ Nhà dài được lợp bằng ngói. Nó nằm phía trước ngôi tháp thờ và có chức năng là nơi đónkhách hành hương hoặc chuẩn bị lễ vật trước khi lên đền thờ chính. Ở Mỹ Sơn, cho đến nay chỉ còn lạihai ngôi nhà dài D1 (của khu B), và D2 (của khu C).Nhà dài- Về cấu trúc, mỗi tháp có 3 tầng và một đỉnh tháp hình trụ nhọn bằng Sa thạch. Đền tháp có 3phần theo quy tắc rất nghiêm ngặt:+ Đế tháp: Tượng trưng cho thiên giới, được chạm trổ hình hoa lá, động vật.+ Thân tháp: Tượng trưng cho thế giới tâm linh. Thân tháp trang trí bằng các hàng trụ áp tường,không có giá trị chịu lực, thường có 5 trụ giữa được che khuất bởi cửa giả lớn của tháp, được trang trícông phu bằng vòm uốn. Trong cửa giả có hình ảnh của một vị chư thiên đứng chắp tay cầm một đóahoa sen mặt thành kính. Nhìn vào hoa văn trang trí tường và vòm uốn biết được kiến trúc đó thuộcphong cách nào.+ Mái tháp: Là nơi trú ngu của thần linh – chủ thần. Mái tháp có một tháp chóp và một đỉnhtháp, mỗi lần như vậy là sự thu nhỏ của phần thân tháp, tầng 3 có hình đỉnh tháp, đó là khối đá có 4cạnh, ngày xưa nó được bọc bằng vàng hoặc bạc để làm nỗi bật phần uy nghiêm của nó.- Và bây giờ mời đoàn chúng ta di chuyển theo tôi để đến với khu tháp còn tương đối nguyênvẹn, đó chính là khu tháp thuộc các nhóm: C, B, D.Sơ đồ nhóm C, B, D- Đây là những nhóm tháp còn nguyên vẹn nhất, còn lại nhiều di tích nhất và ở bên cạnh nhautrong một khu đất riêng, được xác định là thuộc phong cách Mỹ Sơn A1.- Nếu là đại diện cho thánh địa Mỹ Sơn thì có thể nói khu C là tiêu biểu nhất, không những vềmặt cảnh quan mà còn về mặt số lượng chất lượng của các đền tháp, bia kí. Các tác phẩm điêu khắc ởđây vô cùng phong phú đa dạng. Diện tích của khu này cũng lớn nhất so với tất cả các khu khác.Phía Đông nhóm C- Trong nhóm đền tháp C, còn lại hai toà nhà nhỏ là C6 và C7, tháp cổng C2, toà nhà phụ C3,ngôi điện nhỏ C5, và tiêu biểu là tháp C1. Đây là ngôi điện thờ chính của nhóm C, kiến trúc C1 là ngôitháp có cửa mở về phía đông và nằm theo chiều dọc. Cấu trúc gồm 2 phần tiền sảnh và thân tháp đềucó mái cong giống nhau - mái cong hình yên ngựa.- Tháp có ba cửa giả ở 3 hướng: Tây, Nam, Bắc và hai cửa giả ở hai bên tiền sảnh, trong mỗi cửagiả đều có người đứng chắp tay dưới một cửa vòm cuốn đỡ bằng hai trụ tròn. Tháp C1 phản ánh tục thờcúng đặc biệt của thánh địa Mỹ Sơn. Đó là thờ cặp hình tượng chân dung một vị vua Chămpa đượcthần linh hóa thành Siva và một bộ Linga của thần.Tháp Tháp C1- Hai bên các cửa giả quanh thân tháp, có 6 cặp trụ ốp ghép (mỗi bên cửa giả một cặp, vì vậymỗi mặt tường có hai cặp); giữa hai trụ ốp có hình người đứng chắp tay dưới vòm cuốn. Vòm cuốn tạobởi những đường gờ uốn cong, giữa có một đường rãnh, trên đỉnh có một hình quả trứng và khôngđược trang trí hoa văn. Những tượng người được thể hiện quanh tháp đều có khuôn mặt thanh tú. Trangphục của những tượng này là những chiếc váy quấn sampot có vạt dài hình chữ nhật, đồ đội là mũkirita một hoặc nhiều tầng có chóp nhọn và được trang trí bằng những đoá hoa.Cửa giả và trụ áp tường quanh thân tháp C1- Mặc dầu, xét về mặt phong cách, tháp C1 thuộc phong cách Mỹ Sơn A1 (cuối thế kỷ X), nhưngmột số tác phẩm điêu khắc của tháp như tấm lá nhĩ trên trán cửa và tượng thần Siva được thờ trongtháp lại là những sản phẩm của phong cách cổ Mỹ Sơn E1 (thế kỷ VIII).Lá nhĩ trên trán cửa tháp C1- Lá nhĩ trên trán cửa tháp C1 cũng là một nét độc đáo trong nghệ thuật điêu khắc ở Mỹ Sơn. Lánhĩ là một phiến đá hình vòng cung lớn thể hiện cảnh thần Siva đang múa. Ở trung tâm là hình thầnSiva đang múa điệu múa vũ trụ trên một cái ngai vuông. Cùng tham gia vào vũ điệu vũ trụ của thầnSiva có: con bó Nandin, vị thánh gầy gò, hai nhạc công (một thổi sáo và một đánh trống). Ngoài ra còncó thần mặt trời, thần Skanda (con trai thần Siva), một nhân vật đang đứng chắp tay. Phía trên, bênphải, có hình thần Mặt trời (Suria) đang cầm hai đoa hoa sen trong tay. Rất tiếc là toàn bộ phần trên củathần Siva đã bị vỡ. Qua cách thể hiện, trang phục và đồ trang sức, các nhà khoa học xếp lá nhĩ C1 vàophong cách Mỹ Sơn E1.- Tháp Mỹ Sơn C1 là ngôi đền thờ trung tâm duy nhất trong nghệ thuật kiến trúc ChamPa chođến nay được biết là có bố cục và hình dáng mái cong hình yên ngựa hay còn gọi là hình thuyền, chứkhông phải hình tháp nhiều tầng như các đền thhờ Champa truyền thống khác. Do vậy tháp Mỹ Sơn C1có một giá trị đặc biệt trong nền nghệ thuật kiến trúc cổ champa.- Thưa quý khách, tiếp theo mời quý khách chúng ta tham quan tháp C7 – ngôi tháp này lùn,mang phong cách Hoà Lai vào thế kỷ VIII đến nữa đầu thế kỷ IX. Tiền sảnh của tháp bị sập mất vòmcuốn chỉ còn lại khung của đá không có hoa văn. Tháp quay về hướng Đông, trong tháp này có một bệthờ Linga và Yoni nhỏ.Tháp C7 và C1- Tiếp theo tháp C7 là các tháp phụ C4, C5, C6 mang phong cách Mỹ Sơn A1 – nơi thờ các vịthần phương hướng bảo hộ cho vương triều, các tháp này nhỏ và cửa ra vào cũng nhỏ nên rất khó ravào.- Đứng đay, quý khách quay mặt về hướng Đông theo trục thẳng sẽ thấy tháp cổng C2 và bêntay phải tôi là tháp C3 – dùng làm nơi cất giữ đồ cúng tế, có cửa ra vào ở hướng Bắc. Các tháp đã bịsập trong trận đánh bom nên bây giờ chỉ còn lại phần thân. Tháp C3 cũng là tháp cuối cùng của khu Cmà chúng ta tham quan, bây giờ mời quý khách chúng ta qua khu B.- Vừa rồi quý khách đã cùng chúng tôi khám phá nhóm tháp C và bây giờ chúng ta sẽ khám phámột nhóm tháp khác của khu tháp tháp này cũng hết sức độc đáo, mang một vẻ đẹp đặc biệt cũng thuộcphong cách Mỹ Sơn A1 ở quần thể khu di tích Mỹ Sơn, đó là nhóm tháp B. Ở nhóm B, có tháp B1 vàB4 là những tháp chính, toà nhà phụ B5, hai ngôi đền thờ B3 và B6, các ngôi điện nhỏ là B7, B8, B9,B11, B12, B13 và hàng cột B14.Nhóm B- Thưa quý khách! Đây là tháp B1 thuộc phong cách cuối cùng – phong cách Bình Định thế kỷXII – XIII. Hiện tháp B1 chỉ còn lại là những trụ đá.- Người ta cho rằng, tháp B1 đã bị sụp đổ vào thế kỷ XIII, nhưng căn cứ vào 8 trụ nằm bên cạnhtháp này (8 trụ mà Henry đã ký hiệu là B14) và quan sát chân tháp người ta nghĩ rằng tháp B1 đượcxây dựng trong thế kỷ X hoặc là sớm hơn nữa. Thoạt đầu ngôi đền được xây dựng bằng gạch, sau đó dobiến cố lịch sử nó đã bị sụp đổ. Đến thế kỷ XIII, nó được xây dựng lại bằng đá Sa Thạch, nhưng vì mộtlý do nào đó mà ngôi tháp này đã không được hoàn thành. Hiện mỗi cạnh của tháp B1 hơn 10m và nhưvậy, nếu xây dựng hoàn chỉnh có lẽ B1 đã trở thành ngôi tháp lớn nhất Mỹ Sơn.Tháp B1 với các trụ đá lớn- Còn đây là bệ thờ Linga – Yoni lớn trong Kalan B1, thờ vua thần Sivana-Bhadresvara, vị thầnbảo hộ cho Thánh địa Mỹ Sơn. Bộ linga - yoni phản ánh rõ nét tín ngưỡng của người Chăm mang đậmyếu tố bản địa, đó là tín ngưỡng phồn thực.Bệ thờ Linga – Yoni trong tháp B1- Khi đạo Balamôn du nhập vào Chăm pa thì việc thờ cúng linga và yoni không chỉ còn mang ýnghĩa của tín ngưỡng bản địa mà cao hơn hết linga chính là biểu tượng của thần Shiva, một trong tamvị nhất thể của Ấn Độ giáo (Brahma – Visnu – Shiva). Shiva là vị thần của sự hủy diệt nhưng hủy diệtchính là để sáng tạo ra cái mới. Theo thần thoại Ấn Độ thì thần Shiva xuất hiện lần đầu là trong cột lửacó hình dương vật. Từ đó, người ta biểu tượng hóa linga (tức sinh thực khí nam) để thờ thần Shiva.Theo Balamôn thì Shiva có đến 12 biểu tượng nhưng linga là biểu tượng nổi tiếng nhất. Như thế, lingachính là Shiva. Song sự sáng tạo ra vạn vật cũng cần phải có yếu tố âm cho nên người ta đã làm thêmmột bệ thờ thể hiện yoni (sinh thực khí nữ) để tạo ra một bộ linga – yoni (tức âm – dương kết hợp).Yoni thông thường có hình vuông hoặc hình tròn, lòng yoni trũng và có vòi dẫn nước. Trong các nghilễ, người Chăm còn có tục đổ nước lên đầu linga, nước chảy xuống theo linga và dẫn ra ngoài qua cáivòi yoni. Theo họ thì đó chính là dòng nước của sự may mắn, sự sinh sôi. Linga kết hợp với Yoni tạonên một bệ thờ hoàn chỉnh được coi là sự hòa nhập âm dương để thực hiện việc sản sinh ra vạn vật.Việc thờ thần Shiva cũng chính là việc thờ sự sinh sôi nảy nở. Như vậy, linga và yoni là biểu tượng chonguyên tắc của sự sinh sản đồng thời cũng chính là thể hiện thần Shiva.- Hầu hết các quốc gia chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ đều có tục thờ linga – yoni. Chămpa cũng làmột trong những nước đã tiếp thu Balamôn giáo của Ấn Độ nên đã phát triển việc thờ đực và cái (bảnđịa) thành thờ linga và yoni một cách mạnh mẽ. Có thể thấy rằng, không ở đâu linga lại có nhiều và đadạng về hình dáng, kích thước cũng như mang nhiều ý nghĩa nội dung thể hiện như ở Chăm pa. Tục thờlinga – yoni của người Chăm kết hợp với tín ngưỡng bản địa đã làm cho việc thờ linga mang thêm ýnghĩa thờ cúng tổ tiên đặc biệt là việc thờ các vị vua Chăm.- Linga có nhiều loại hình: có loại linga hình trụ tròn, có loại linga chia phần và trong linga chiaphần thì có loại chia thành 2 phần hoặc chia thành 3 phần. Có khi linga được tạc chung thành mộtnhóm 4 linga hay 7 linga như bộ linga được phát hiện tại Mỹ Sơn. Ngoài ra cũng cần phải nói đến lingakosa, đây là loại linga có đầu được bọc bởi một vỏ bọc bằng kim loại thường là vàng hoặc bạc.- Có thể thấy rằng việc tôn thờ linga – yoni của người Chăm cho thấy sự ảnh hưởng sâu đậm từvăn hóa Ấn Độ. Tuy nhiên người Chăm đã bản địa hóa đi để cho phù hợp với văn hóa truyền thống củamình, làm cho linga – yoni mang thêm nhiều tầng ý nghĩa chứ không chỉ mang ý nghĩa thông thường làthờ thần Shiva. Việc đa dạng hóa về nội dung cũng như phong phú về loại hình đã tạo cho văn hóaChăm trở nên độc đáo, đặc sắc, hấp dẫn với nhiều người.- Thưa quý khách! Và bây giờ chúng ta qua tham quan tháp B2, là tháp cổng của tháp chính B1.Khách hành hương từ nhà D1 muốn vào bên trong khu đền chính đều phải đi qua cổng này sau đó đếnvới tháp nước B6 để làm lễ tẩy trần rồi mới được vào tháp B1.Tháp cổng B2 và B6- Ở kia là tháp B3 – đền thờ thần Ganesa – thần hạnh phúc. Tháp còn tương đối nguyên vẹnnhưng đã bị nghiêng về một bên. Đây là kiểu tháp đặc trưng của kiến trúc Chămpa. Một số nhà nghiêncứu cho rằng đây là hình ảnh thu nhỏ của tháp A1.Tháp cổng B3- Còn đây là tháp B4, thờ thần Skanda – vị thần chiến tranh, là con trai của thần Siva. Toàn bộphần trên của tháp đã bị đổ, cửa ra vào còn lại hai trụ hình bát giác, trên tường tháp trang trí các dải hoavăn cành lá xoắn xít hình vết sâu bò. Nhìn ra bên trái cửa tháp có một linga hai phần: phần trên vẫn làhình trụ tròn, phần dưới là một vật thể to tròn có hình khum cao như một cái chậu.Tháp B4- Trong số những kiến trúc đó, có một vị trí và một vẽ đẹp đặc biệt là kiến trúc B5. Tháp B5 lànơi cất giữ đồ cúng tế của nhóm tháp B. Mặc dù là công trình phụ, nhưng đây là tháp đẹp nhất trongnhóm B. Ngôi tháp này được xem như ngôi tháp còn tương đối nguyên vẹn nhất trong Thánh địa MỹSơn, mặc dù nó bị phá hủy một phần.Tháp B5- Tháp có mặt bằng hình chữ nhật, kéo dài theo trục Đông - Tây. Thường thì các cửa tháp khácđều quay về hướng Đông, nhưng ở đây, cửa ra vào ở hướng Bắc.- Đáy của ngôi tháp này có hình chữ nhật. Tháp có hai phần: Phần dưới có mái che, cửa chínhlệch về bên phải gồm có tiền sảnh, bậc cấp đi lên và vòm che chống đỡ bằng hai trụ đứng, mặt trướccủa mỗi trụ chia làm 3 ô nằm trên một chân đế hình vuông vững chắc, còn lại có tất cả 6 trụ áp tườngchia mặt tiền của tháp ra làm 5 ô, trong mỗi ô có tượng hình người đứng chắp tay, phần trên trụ có 3 gờnổi, chân trụ là đầu voi. Phần trên của tháp nằm chồng lên mái, mặt tiền có 8 trụ đứng, phần trên cáctrụ này có 4 gờ xếp lên nhau chia cắt phần mặt tiền thành các ô ngang dọc lạ mắt trong ô có trang tríhoa văn. Riêng phần trụ áp tường ở các góc có kích thước lớn hơn, phần trên tháp trang trí chia cắt bởi8 hàng cột và phần dưới tháp là các ô có hình người đứng thẳng. Mặt hông của tháp quay về hưóngĐông Tây. Đỉnh tháp là một vòm chóp nhọn hình búp sen được nâng bởi một dãy trụ áp tường.- Trang trí là phần độc đáo của ngôi tháp này. Trên tường tháp chạm những dải hoa văn hìnhcành lá cuộn tròn liên hoàn, trong những ô cửa giả có hình người đứng chắp tay được chạm trên tườnggạch, đầu tượng được làm bằng sa thạch. Trên mặt tường phía Đông và Tây, mỗi bên trổ một ô cửa sổ,song cửa sổ là 3 trụ đá hình con tiện. Phía trên cửa sổ có vòm cuốn, bên trong mỗi vòm cuốn chạmhình 2 con voi đứng đấu vòi dưới một tán cây.- Mái tháp là một tầng thu nhỏ mô phỏng phần thân tháp, đỉnh tháp cong hình thuyền (hoặc hìnhyên ngựa), được xếp bằng gạch. Tháp B5 có niên đại khoảng thế kỷ X. Chân tháp đã bị phá hủy, tuynhiên vẫn còn sót lại 3 tượng có hình đầu voi với vòi thả xuống đất. Phần trên các đầu voi này là mộttòa sen trên có hình người đứng thẳng, vai ngang, hai tay chắp vào nhau, thân được chạm thẳng vàotường tháp, đầu đội mũ 3 tầng. Hình người thứ ba trong hình còn thấy rõ có râu dài, trông xa thì thấygiống nhau nhưng nhìn và phân tích kỹ trong 5 tượng người được trang trí trong các ô có vòm che thìkhông có cái nào giống cái nào nếu ta để ý các chi tiết ở bàn chân, hoa văn, nếp gấp của áo quần, kíchthước, chiều cao và chiều ngang của vai...Phần trang trí vòm và thân tháp phía đông và tây là các bứctranh điêu khắc chạm trổ hài hòa và sinh động với các cột trụ chống ở góc hay áp tường.- Và đây là tháp B6, nằm đối diện với tháp B5, cửa ra vào ở hướng Nam, tháp này có một hồnước cạn được làm bằng đá Sa Thạch, các nhà nghiên cứu cho rằng đây là vật đựng nước để làm lễthánh tẩy (tắm rửa cho các pho tượng thần), tháp này vì vậy còn được gọi là tháp nước.Tháp B6- Cách người Chăm là lễ thánh tẩy như sau: Người ta đi từ kinh đô Trà Kiệu đến nhà Tịnh Tâmchuẩn bị sính lễ. Để chính thức vào buổi lễ họ đi từ nhà Tịnh Tâm qua tháp cổng (cổng biên giới giữathế giới tâm linh và thế giới trần tục), sau đó họ ghé vào tháp B6 để lấy nước thánh rồi mới đến tháp B1và đi một vòng từ trái sang phải quanh bệ thờ Linga – yoni, cầu cho quốc thái dân an và tưới một ítnước thánh lên Linga, nước sẽ theo rãnh của Yoni chảy xuống đất. Người Chăm cho rằng nước này sẽlàm cho đất đai phì nhiêu, mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống sung túc.- Các tháp nhỏ xung quanh từ B7 đến B13 là tháp thờ các vị thần (Grasha), gồm có thần MặtTrời Surya, thần Mặt Trăng Sandra, thần Sao Hoả Agni, thần Sao Thuỷ Vuruna, thần Sao Mộc Indra,thần Sao Kim Isana và thần Sao Thổ Yama. Chúng tượng trưng cho 7 ngày rong tuần theo lịch Saka củavùng Nam Ấn Độ.- Và bây giờ xin mời quí khách quay lại thăm khu D gồm 6 tháp nằm ở phía Đông nhóm B, C.- Trước mặt quý khách là khu D. Các tháp ở đây chủ yếu thuộc phong cách Mỹ Sơn A1. Đây lànhững ngôi nhà dài nằm phía trước ngôi tháp thờ và có chức năng là nơi đón khách hành hương hoặcchuẩn bị lễ vật trước khi lên đền thờ chính.Khu D- Ở Mỹ Sơn, cho đến nay chỉ còn lại hai ngôi nhà dài là D1 và D2 (D1 là nhà dài của khu B vàD2 là nhà dài của khu C). Cả hai đều có cùng cấu trúc và cùng thuộc một phong cách, cho nên, ở đâychúng tôi chỉ xin tập trung nói tới ngôi nhà dài D1.Nhà dài D1- Nhà dài D1 là công trình kiến trúc không theo kiểu truyền thống của kiến trúc Chămpa, có mặtbằng hình chữ nhật, cửa ra vào ở hai đầu ngôi nhà hướng Đông và hướng Tây, phần mái lợp ngoài đã bịđổ từ lâu, trên hai mặt phía Bắc và Nam có những trụ ốp tường, mỗi mặt tường có 3 ô cửa sổ, song cửasổ là những trụ đá hình con tiện, trên tường tháp D1 có chạm trổ hoa văn và hình người đứng chắp taytrong các ô cửa giả. Bây giờ, mời quý khách chúng ta vào bên trong tham quan, trong này người tatrưng bày các công trình điêu khắc của người Chăm.Bên trong nhà dài D1- Còn đây là nhà dài D2:- Mặc dù có cấu trúc và hình dáng giống D1, nhưng D2 có những biểu hiện khác: tường của D2không có trang trí hoa văn, các phù điêu bên trên các cửa sổ chỉ có các phụ nữ đáng múa (ở tháp D1 cócả nam và nữ múa), trên mặt tường không có người đứng giữa các trụ ốp,…- Các tháp D3 và D4 là những công trình phụ, có kích thước nhỏ. D5 và D6 là hai ngôi nhà dàiđã bị sụp đổ từ lâu.- Và bây giờ quý khách có 15 phút để tham quan tự do và chụp hình lưu niệm tại khu C, B, D.Đặc biệt, quý khách có thể chụp hình Núi Chúa ở phía Nam Đại Sơn. Quý khách ngắm và tưởng tượngxem đỉnh núi giống gì ạ!Núi ChúaNgười Chăm cho rằng, đỉnh núi giống hình tượng đầu chim thần Garuda đang giang cánh. Đó làcon vật được người Chăm theo Ấn Độ giáo rất tôn kính, nó là vật cưỡi của thần Visnu (thần bảo tồn) –biểu trưng cho sức mạnh, sự nhanh nhẹn và cần cù của người Chăm. Có người còn cho rằng, đó là vịthần Siva hiện thân như một đại Linga và thung lũng nơi Thánh Địa này là một cái Yoni và khe suốiđằng kia là khe suối tiên tượng trưng cho khe của Yoni và khung cảnh này như là một bệ thờ Linga –Yoni.Vâng! Và bây giờ mời đoàn chúng ta tiếp tục cuộc hành trình sang khu A để tiếp tục khám phánhững giá trị huyền bí của Thánh Địa có một không hai này.- Thưa quý khách! Khu A, A’ có 19 di tích nhưng hiện tại chỉ còn 3 di tích. Khu A có thể đượcxem như là khu vực linh thiêng nhất, nó mô tả toàn bộ triết lý của vương quốc và dân tộc Chămpa haychỉ riêng vùng đất Shimhapura. Các biểu tượng sư tử hay về bộ phận sinh dục nam và nữ được các nhàđiêu khác và các nghệ sĩ cổ đại Chămpa sáng tác theo hình ảnh thật chứ không cách điệu như các tácphẩm ở nơi khác, hình ảnh bộ phận sinh dục được thờ phượng rất trân trọng ở nơi đây.Tháp A12- Tháp A1 là đền thờ chính, là đỉnh cao của nghệ thuật Chămpa vào thế kỷ X. Sau thế kỷ X thìnghệ thuật kiến trúc Chămpa bị mai một. Tháp A1 cao 24m, nền hình vuông, mỗi cạnh 10m, là tháp caonhất ở Mỹ Sơn. Đá xây tháp được lấy cách đó 15km. Người ta cho rằng người Chăm đã dùng xúc vậtđể kéo đá dọc theo con suối. Tháp A1 có hai cửa là cửa Đông và cửa Tây.- Phía trên của thân tháp (phần mái) kết cấu thành 3 tầng nhỏ dần. Hai cửa giả hai bên thân tháplà vòm cuốn kép nổi, mỗi vòm cuốn là một tháp thu nhỏ. Các trụ áp tường thon thả, trên thân mỗi trụđều có một rãnh sâu chạy dọc từ chân đến những đường gờ nổi nhô ra bao quanh bốn mặt tháp như làmột trụ kép. Tháp A1 là một công trình kiến trúc độc đáo, hài hoà và duyên dáng nhất, một kiệt tác,một bông hoa hiếm lạ nở rực rỡ trong nền nghệ thuật Chămpa. Đây cũng là một trong những thành tựuhoàn mỹ nhất của nền kiến trúc Đông Nam Á thời đó.- Tiếc rằng, ngôi đền A1 đã bị đổ sập hoàn toàn. Hiện tại, trên nền A1 chỉ còn một đài thờ bằngđá và một số mảng trang trí ở chân tường tháp. Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm (Đà Nẵng) và Bảotàng Lịch sử Việt Nam (đều có mô hình và sơ đồ của ngôi đền A1.- Ở trung tâm tháp A1 có Linga lớn nhất Mỹ Sơn, không biết vì lý do gì mà Linga bị khiêng rangoài. Linga có 3 phần: Phần trụ trên cùng tương ứng cho thần Siva huỷ diệt cái chưa hoàn thiện đểsáng tạo cái mới. Phần bát giác ở giữa tượng trưng cho thần Visnu – thàn bảo tồn. Phần dưới cùng hìnhvuông tượng trưng cho Brahma – thần sáng tạo.Lin ga đáy vuông- Quanh tháp A1 có 6 tháp nhỏ, được ký hiệu từ A2 – A7, thờ các vị thần phương hướng. Cáctháp này có niên đại cùng với tháp A1 (thế kỷ X). Tháp A8 là tháp cổng của đền thờ chính A1. Tháp A9là ngôi nhà dài để đón khách hành hương. Tháp A10 nằm ở phía Bắc của tháp A1, là ngôi đền khá lớnthuộc phong cách Đồng Dương (giữa thế kỷ IX). Ngoài ra còn có nhiều tháp nhỏ ở hướng Tây.- Quý khách có 5 phút để chúng ta tham quan và chụp hình lưu niệm.- Vâng! Và bây giờ xin mời quý khách chúng ta sẽ qua khu tháp G để tham quan.- Thưa quý khách! Khu G có 5 tất cả 5 di tích, hiện còn 3 di tích nhưng bây giờ quý kháchkhông thể vào trong tham quan được vì nó đang được trùng tu. Nhóm G được xây dựng vào thế kỷXIII, ở nhóm tháp này, người Chăm đã dùng chất liệu mới để xây tháp là đá ong. Xung quanh tháp cótrang trí mặt nạ thần Kala – thần thời gian. Bốn góc tháp có hình bốn con sư tử bảo vệ tháp.- Thưa quý khách! Mời quý khách nhìn sang bên kia ạ, đó là khu tháp E với 9 di tích, là nhómtháp muộn nhất. Hiện không còn gì nhiều, hiện cjir còn lại có hai tháp. Trong đó có tháp E7 còn tươngđối nguyên vẹn, nhưng hiện nay nó đang xuống cấp và đang được trùng tu. Du khách thấy đấy, thápnày có mái cong hình thuyền, kéo dài theo trục Đông – Tây, cửa ra vào ở hướng Bắc, đây là nơi cất giữđồ tế lễ của nhóm E, niên đại của tháp này vào khoảng thế kỷ X.Tháp E1Tháp E6 và tháp E7 đang được trùng tuTháp E4 và tháp E8- Còn đây là khu F, gồm có 3 công trình kiến trúc, nằm ở phía Bắc nhóm E, đây là một tổng thểtháp đơn giản, với tháp chính F1, tháp cổng F2 và một tháp phụ nhỏ F3 nằm ở phía Nam tháp F1. Tấtcả đã bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Đền thờ F1 có cửa ra vào ở hướng Tây, trụ ốp tường dạngtròn không trang trí hoa văn. Tháp có nhiều đường gờ chồng lên nhau, trang trí bằng những hoạ tiếtcánh sen hình vuông và hình tam giác. Trên đầu cột của những cửa giả có hình mặt Kala.Tháp F1 đang được trùng tuTháp H1 có hình búp sen- Kính thưa quý khách, quý khách đã vừa cùng chúng tôi khám phá một số tháp tiêu biêu ở quầnthể di tích này. Nhưng, sự phong phú của quần thể thánh địa Thánh Địa này vẫn chưa dừng lại ở đây.Bên cạnh những khu tháp còn có rất nhiều những hình ảnh, bức tượng ở bên ngoài không gian củathánh địa, như bức tượng mất đầu này.- Quý khách có biết vì sao những bức tượng này lại mất đầu không ạ! Thưa quý khách! Về bứctượng mất đầu này có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, do chiến tranh tàn phá. Ý kiếnkhác lại cho rằng, người Pháp trong thời gian đô hộ ở Việt Nam đã chặt đầu những bức tượng này rồimang về Pháp vì biết được đây là những tác phẩm đầy chất nghệ thuật, nhưng vì nó nặng quá nên chỉmang được đầu tượng về. Cũng có ý kiến lại cho rằng, do trong tượng có chứa vàng bạc nên người tachặt đầu tượng để lấy.Tượng mất đầu- Còn đây là bộ Linga – Yoni, phản ánh rõ nét tín ngưỡng bản địa của người Chăm – tín ngưỡngphồn thực.Linga - Yoni- Còn đây là tượng mình người đầu voi – Thần Ganesa- Theo truyền thuyết thì đây là tượng cửa vị thần Ganesa- thần bao dung và hạnh phúc. Ông làcon của thần Siva và Uma.Siva vắng nhà một thời gian dài. Sau khi trở về thì thấy một người thanhniên cao to ở cùng với vợ mình. Ông đã nổi cơn ghen và chém đứt đầu nguời thanh niên. Nàng Uma rấtđau đớn và giận dỗi. Sau thì Siva mới biết được đó là con trai mình và thần đã rất ân hận, có vị thần đãmách bảo với Siva là đi vào rừng nếu gặp con vật nào đầu tiên thì chặt đầu con vật đó gắn vào đầu vàocổ con trai mình, và Siva gặp con voi và vì vậy thần Ganesa có mình người đầu voi.- Có thể nói Mỹ Sơn còn tồn tại được cho đến ngày nay là nhờ sự quan tâm rất lớn của Đảng vàNhà nước ta, sự giúp đỡ về vật chất, chuyên môn kỹ thuật của các tổ chức phi chính phủ như: Ba Lan,Pháp, Đức… Bây giờ, để tự mình chiêm ngưỡng, khám phá những điều đầy bí ẩn, quý khách có thểtham quan tự do và chụp hình kỉ niệm nơi đây, đến 10 giờ 30 phút chúng ta tập trung tại nhà truyềnthống, chúng tôi sẽ dành cho quý khách một sự bất ngờ và chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách!- Người Chăm xưa không chỉ để lại cho chúng ta những công trình kiến trúc điêu khắc độc đáomà còn lưu giữ cho đến ngày nay những giá trị văn hoá phi vật thể cuốn hút lòng người vào thế giớithiêng liêng bằng những điệu múa của vũ nữ Apsara làm mê đắm lòng người, hoà quyện cùng tiếng kènsaranai rất Chăm đầy hấp dẫn ở chốn núi rừng linh thiêng này.- Và bây giờ xin mời quý khách chúng ta vào bên trong nhà biểu diễn để thưởng thức những giátrị nghệ thuật đặc sắc của người Chăm.- Các bạn có thấy màn biểu diễn vừa rồi quả là vô cùng ấn tượng phải không ạ! Apsara là điệumúa cung đình mô phỏng những động tác uyển chuyển, quyến rũ đầy ma thuật của những nàng tiên nữApsara được điêu khắc trên các tháp Chàm. Trong màn khói sương mờ ảo trên sân khấu, các vũ nữ xuấthiện một cách thần bí trong những mảnh vải tràm quấn quanh người, rồi khi điệu nhạc vút lên, họ nhưnhững nàng tiên lần lượt trút bỏ xiêm y, dần dần hiện ra với vẽ thanh tú tự nhiên và đẹp đến ngạc thởtrong những trang phục đỏ chót, lấp lánh gần như để trần của nữ thần Shiva, khoe rõ những đường nétgọi cảm, trẻ trung và khoả mạnh của cơ thể. Từng động tác, từng vũ điệu vô cùng uyển chuyển, mềmmại, gọi hình. Những ngón tay búp măng căng vút, những bước chân di chuyển nhịp nhàng, nhữngkhuôn mặt xuất thần, những tạo hình độc đáo.Múa Chăm- Vâng! Và để hiểu thêm về người Chăm cũng như những công trình kiến trúc điêu khắc của họ,trong cuộc hành trình của mình, quý khách có thể trở ra Đà Nẵng đến với Bảo tàng điêu khắc Chămpahoặc đến với Nha Trang để khám phá Tháp Bà Pônagar với những giá trị hết sức độc đáo.- Chúng tôi rất vui đã được phục vụ quý khách. Hy vọng qua điểm tham quan này sẽ để lại tronglòng quý khách một sự chiêm nghiệm về một quá khứ huy hoàng mà lắm thử thách của một dân tộcgiàu truyền thống văn hoá vẫn hiên ngang thách thức với lịch sử, thời gian.- Chúng tôi cũng xin giới thiệu thêm với quý khách là mảnh đất Quảng tuy nhỏ bé nhưng lại cóbề dày lịch sử- văn hoá, ngoài Mỹ Sơn - đất thánh ra còn có phố cổ Hội An cũng là di sản văn hoá thếgiới. Đến đó, các bạn sẽ được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp khác, những khám phá mới bất ngờ và đầy thúvị: đó là những ngôi nhà cổ được xây dựng cách đây hàng mấy thế kỉ, những món ăn đặc sản mangđậm hương sắc xứ Quảng, những món quà lưu niệm đơn giản nhưng là cả một nghệ thuật rất độc đáovầ hấp dẫn.- Và trên hành trình khám phá vẻ đẹp miền Trung - mảnh đất kiên cường đã phải trải qua baothử thách của thiên tai và chiến tranh, mảnh đất ấy giờ vẫn đang mời gọi bao du khách đến khám phá.Quý khách đừng quên ghé thăm những di sản thế giới cố đô Huế, Phong Nha Kẻ Bàng, hay nhữngthắng cảnh cũng không kém phần hấp dẫn như Cửa Lò, Nha Trang, Mũi Né… Hy vọng quý khách sẽcó chuyến đi đầy thú vị.(Bây giờ, quý khách nào còn điều gì thắc mắc, chưa rõ, chúng tôi sẽ sẵn sàng giải đáp cho quýkhách…)- Mỹ Sơn xin hẹn gặp lại quý khách! Chúc quý khách sức khoẻ, hạnh phúc và thành công.

Tài liệu liên quan

  • Thuyết Minh di tích Mỹ Sơn Thuyết Minh di tích Mỹ Sơn
    • 21
    • 1
    • 8
  • Phương pháp trùng tu tháp chăm tại khu di tích mỹ sơn   quảng nam (lấy tháp e7 làm đối tượng nghiên cứu) (tt) Phương pháp trùng tu tháp chăm tại khu di tích mỹ sơn quảng nam (lấy tháp e7 làm đối tượng nghiên cứu) (tt)
    • 32
    • 392
    • 6
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học khu di tích mỹ sơn, tỉnh quảng nam và đề xuất giải pháp bảo tồn Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học khu di tích mỹ sơn, tỉnh quảng nam và đề xuất giải pháp bảo tồn
    • 112
    • 354
    • 1
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học khu di tích mỹ sơn, tỉnh quảng nam và đề xuất giải pháp bảo tồn Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học khu di tích mỹ sơn, tỉnh quảng nam và đề xuất giải pháp bảo tồn
    • 113
    • 243
    • 0
  • Nghiên cứu đa dạng sinh học ba bộ côn trùng nước phù du (ephemeroptera), cánh úp (plecoptera), cánh lông (trichoptera) ở hệ thống suối thuộc khu di tích mỹ sơn, tỉnh quảng nam Nghiên cứu đa dạng sinh học ba bộ côn trùng nước phù du (ephemeroptera), cánh úp (plecoptera), cánh lông (trichoptera) ở hệ thống suối thuộc khu di tích mỹ sơn, tỉnh quảng nam
    • 106
    • 134
    • 0
  • Thuyết minh di tích chùa dâu ở bắc ninh Thuyết minh di tích chùa dâu ở bắc ninh
    • 1
    • 111
    • 0
  • Nghiên cứu đa dạng hệ sinh thái tại khu di tích mỹ sơn tỉnh quảng nam và đề xuất một số giải pháp bảo tồn gắn với phát triển bền vững Nghiên cứu đa dạng hệ sinh thái tại khu di tích mỹ sơn tỉnh quảng nam và đề xuất một số giải pháp bảo tồn gắn với phát triển bền vững
    • 89
    • 40
    • 0
  • Nghiên cứu Đa dạng sinh học ba bộ côn trùng nước: Phù du (Ephemeroptera), Cánh úp (Plecoptera), Cánh lông (Trichoptera) ở hệ thống suối thuộc Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam Nghiên cứu Đa dạng sinh học ba bộ côn trùng nước: Phù du (Ephemeroptera), Cánh úp (Plecoptera), Cánh lông (Trichoptera) ở hệ thống suối thuộc Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam
    • 106
    • 32
    • 0
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của biến  đổi khí hậu  đến  đa dạng sinh học Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam và đề xuất giải pháp bảo tồn Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam và đề xuất giải pháp bảo tồn
    • 112
    • 15
    • 0
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của biến  đổi khí hậu  đến  đa dạng sinh học khu di tích mỹ sơn, tỉnh quảng nam và đề xuất giải pháp bảo tồn Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học khu di tích mỹ sơn, tỉnh quảng nam và đề xuất giải pháp bảo tồn
    • 123
    • 56
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(18.9 MB - 21 trang) - Thuyết Minh di tích Mỹ Sơn Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Thuyết Minh Du Lịch Thánh địa Mỹ Sơn