Thuyết Minh Dinh Độc Lập (7 Mẫu) - Văn Mẫu Lớp 8

TOP 10 bài Thuyết minh về Dinh Độc Lập hay nhất, kèm theo 2 dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh lớp 9 hiểu rõ hơn về nguồn gốc, cấu tạo, đặc điểm kiến trúc của Dinh Độc Lập, để viết bài văn thuyết minh thật hay.

Thuyết minh về Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập được xây dựng bề thế vào năm 1863, với nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với cuộc đấu tranh vì độc lập và thống nhất đất nước. Vậy mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm ý tưởng mới cho bài văn Thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích thắng cảnh quê em.

Thuyết minh về Dinh Độc Lập hay nhất

  • Dàn ý thuyết minh về Dinh Độc Lập
    • Dàn ý 1
    • Dàn ý 2
  • Thuyết minh di tích Dinh Độc Lập
  • Thuyết minh về Dinh Độc Lập - Mẫu 1
  • Thuyết minh về Dinh Độc Lập - Mẫu 2
  • Thuyết minh về Dinh Độc Lập - Mẫu 3
  • Thuyết minh về Dinh Độc lập - Mẫu 4
  • Thuyết minh về Dinh Độc Lập - Mẫu 5
  • Thuyết minh về Dinh Độc Lập - Mẫu 6
  • Thuyết minh về Dinh Độc Lập - Mẫu 7
  • Thuyết minh về Dinh Độc Lập - Mẫu 8
  • Thuyết minh về Dinh Độc Lập - Mẫu 9

Dàn ý thuyết minh về Dinh Độc Lập

Dàn ý 1

1. Mở bài:

  • Giới thiệu về Dinh Độc Lập.

2. Thân bài:

a) Nguồn gốc:

  • Thời Pháp thuộc xây dựng năm 1868, có tên Dinh Norodom
  • Thời Ngô Đình Diệm xây dựng lại năm 1966, mang tên mới là Dinh Độc Lập.

b) Cấu tạo đặc điểm, công dụng

- Kiến trúc bên ngoài: Cây xanh, sân trước. Kiến trúc vòng cung từ cổng vào.

- Kiến trúc bên trong: Hơn 100 phòng, mỗi phòng được xây dựng để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.

+ Tầng 1:

  • Phòng họp nội: Trang nghiêm, ghế dựa và bàn hình bầu dục; là nơi diễn ra khánh tiết: Có diện tích lớn, dùng để tiếp khách.
  • Phòng đại yến: Rộng mở thoáng mát.

+ Tầng 2:

  • Phòng trình quốc thư: Nơi các đại sứ trình ủy nhiệm thư cho Tổng thống trước năm 1975.
  • Phong cách Nhật với kỹ thuật sơn mài độc đáo.

+ Tầng 3:

  • Phòng giải trí và chiếu phim hiện đại.
  • Có nhiều bàn bi-a, piano.
  • Khu quầy bar, bàn tròn để trò chuyện.
  • Rạp chiếu phim có rèm kéo tự động.
  • Phòng tiếp khách thân mật: Tranh trừu tượng, thiết kế nữ tính.
  • Thư viện sách giáo dục, xã hội, chính trị, thống kê
  • Khu tầng thượng là nơi đỗ máy bay, trực thăng.

3. Kết bài:

  • Cảm nghĩ của em về Dinh Độc Lập.

Dàn ý 2

I. Mở bài:

  • Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.

II. Thân bài:

* Địa điểm: Sài Gòn

* Thời gian: Dinh Thống Đốc (Dinh Độc Lập) được xây dựng bề thế vào năm 1863.

* Cấu tạo, kiến trúc:

  • Khuôn viên rộng 12 ha, diện tích sử dụng là 20.000m2, gồm 3 tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng và tầng hầm.
  • Khoảng 100 phòng
  • Chính giữa là đài phun nước
  • Hồ nước hình bán nguyệt
  • Những bức phù điêu và bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao trọn mặt tiền lầu hai.
  • Những khuôn viên xanh, có hoa trông như một bức tranh đầy màu sắc rất thu hút khách du lịch.

* Ý nghĩa:

  • Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa thiêng liêng.
  • Là điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

III. Kết bài:

  • Khẳng định vai trò, ý nghĩa của dinh Độc Lập.
  • Nêu cảm nhận bản thân.

Thuyết minh di tích Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc, di tích lịch sử nổi bật ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Di tích Dinh Độc Lập tọa lạc tại số 135, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận I, thành phố Hồ Chí Minh, có tổng diện tích là 12ha, bốn mặt là 4 trục đường bao quanh – phía Đông Bắc giáp đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa; phía Tây Nam giáp đường Huyền Trân Công Chúa; phía Tây Bắc giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai; phía Đông Nam giáp đường Nguyễn Du. Vị trí Dinh Độc Lập rất gần với Nhà thờ Đức Bà quận 1.

Di tích còn được biết đến với nhiều tên gọi khác, như Dinh Norodom, Dinh Thống đốc, Dinh Toàn quyền. Trải qua nhiều thời kì với những biến cố lớn, dinh Độc Lập trở thành một chứng tích lịch sử quan trọng bậc nhất thành phố

Năm 1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. 10 năm sau đó, Pháp chiếm xong 6 tỉnh Nam Kỳ

Năm 1868, để khẳng định quyền cai trị lâu dài, Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn Gia Định, thay cho dinh cũ, được dựng bằng gỗ vào năm 1863 (cả dinh cũ và dinh mới đều ở khu vực di tích hiện nay). Dinh mới được xây dựng theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo.

Kiến trúc này được xây cất trên một diện tích rộng 12ha, bao gồm một dinh thự lớn, với mặt tiền rộng 80m, bên trong có phòng khách chứa được 800 người và một khuôn viên rộng, với nhiều cây xanh và thảm cỏ.

Phần lớn vật tư xây dựng dinh được đưa từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp – Phổ (1870) nên việc xây dựng công trình này phải kéo dài đến 1873. Sau khi khánh thành, dinh này được đặt tên là Dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là Đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834 – 1904).

Từ năm 1871 đến năm 1887, dinh này được dành cho Thống đốc Nam Kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên được gọi là Dinh Thống đốc.

Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông Dương đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc, nên được gọi là Dinh Toàn quyền (nơi ở và làm việc của các Thống đốc được chuyển sang một dinh thự gần đó).

Ngày 09/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, dinh trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng đến tháng 9 năm 1945, Nhật thất bại trong Thế chiến thứ II, Pháp trở lại chiếm Nam Bộ, dinh này lại trở thành trụ sở làm việc của Pháp ở Việt Nam.

Sau năm 1954, người Pháp rút khỏi Việt Nam. dinh được bàn giao cho chính quyền quốc gia miền Nam Việt Nam

Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống. Ngô Đình Diệm quyết định đổi tên dinh này thành Dinh Độc Lập. Từ đó, Dinh Độc Lập trở thành nơi đại diện cho chính quyền cũng như nơi ở của tổng thống chính quyền tay sai và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Thời kỳ này, Dinh Độc Lập còn được gọi là Dinh Tổng thống. Theo cái nhìn phong thủy, dinh này được đặt ở vị trí đầu rồng, nên còn được gọi là Phủ Đầu rồng.

Năm 1962, dinh thự bị máy bay ném bom đánh sập. Do không thể khôi phục lại, Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ – người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Khôi nguyên La Mã. Dinh Độc Lập mới xây trở thành trụ sở của chính quyền Việt Nam cộng hòa cho đến năm 1975.

Từ ngày sau 1975, Dinh Độc Lập đã được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc trong một đất nước Việt Nam thống nhất. Tiếp đó, các hội nghị hợp nhất các tổ chức quần chúng của cả nước (Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ) cũng đã được tổ chức tại đây. Để kỷ niệm các sự kiện chính trị đặc biệt này, Chính phủ đã quyết định đổi tên Dinh Độc Lập thành Hội trường Thống Nhất.

Khi thiết kế xây dựng lại Dinh Ðộc Lập, vì muốn tìm một ý nghĩa văn hóa đặc biệt cho công trình, nên kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã lấy ý tưởng từ triết lý phương Đông cổ truyền và bản sắc văn hóa của dân tộc để thiết kế. Kiến trúc dinh là sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống phương Ðông.

Dinh có chiều cao 26m, được xây dựng trên diện tích 4.500m², diện tích sử dụng là 20.000m², gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, 1 tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của dinh, tùy theo mục đích sử dụng, được trang trí theo nhiều phong cách khác nhau, bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp Hội đồng Nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến… và các hồ sen bán nguyệt ở hai bên thềm đi vào chính điện, bao lơn, hành lang… Tất cả đều được thiết kế hết sức hài hòa, hợp lý.

Toàn thể bình diện của dinh làm thành hình chữ “Cát”,có nghĩa là tốt lành, may mắn; trung tâm của dinh là phòng Trình Quốc thư; lầu thượng mang ý nghĩa “Tứ phương vô sự / Bốn biển thanh bình” – lầu hình chữ “Khẩu”, với ý nghĩa đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ “Khẩu” có cột cờ ở chính giữa tạo thành hình chữ “Trung”, như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu Tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ “Tam”. Theo quan niệm “dân chủ hữu tam” (Nhân, Minh, Võ), ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ “Vương”, trên có kỳ đài làm nét chấm, tạo thành hình chữ “Chủ”, tượng trưng cho chủ quyền của đất nước. Mặt trước của dinh thự – toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ “Hưng”, ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.

Vẻ đẹp kiến trúc của dinh còn được thể hiện bởi hệ thống rèm hoa đá, mang hình dáng những đốt trúc thanh tao, bao xung quanh lầu 2. Rèm hoa đá được biến cách kiểu cửa của các cung điện Cố đô Huế, không chỉ làm tăng thêm vẻ đẹp của dinh, mà còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời từ bên ngoài. Bên trong dinh, tất cả các đường nét kiến trúc đều dùng đường ngang bằng, sổ thẳng; các hành lang, đại sảnh, các phòng ốc đều lấy câu “Chính đại quang minh” làm ý tưởng cho các đường nét kiến trúc.

Sân trước của dinh là một thảm cỏ hình oval, có đường kính 102m. Màu xanh của thảm cỏ tạo ra một cảm giác êm dịu, sảng khoái cho khách ngay khi bước qua cổng. Chạy theo suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán nguyệt. Trong hồ trồng sen và súng, gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của các vùng quê Việt Nam.

Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau dinh là hai công viên cây xanh. Giữa những năm 60 của Thế kỷ 20, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng). Các hệ thống phụ trợ bên trong dinh rất hiện đại, với đầy đủ hệ thống điều hòa không khí, phòng, chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho… Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo. Các phòng của dinh được trang trí bằng nhiều tác phẩm tranh sơn mài, tranh sơn dầu, với chủ đề “non sông cẩm tú”.

Hiện nay, Dinh Độc Lập do Cục Quản trị II – Văn phòng Chính phủ quản lý. Đặc biệt, Dinh Độc lập chính là nơi ghi dấu thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, năm 1975.

Trong lịch sử, Dinh Độc Lập là một chứng tích lịch sử đặc biệt quan trọng, nơi diễn ra và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn, trực tiếp tác động đến tiến trình lịch sử nước nhà. Do vị thế đặc biệt của địa điểm này, di tích đã nhiều lần được đầu tư xây dựng, tôn tạo và trở thành một công trình xây dựng hoàn mỹ – sản phẩm của sự kết hợp hài hòa giữa công trình kiến trúc hoành tráng với cảnh quan, môi trường của khu vực xung quanh.

Dinh Độc Lập là một trong những công trình kiến trúc chứa đựng những giá trị to lớn về nhiều mặt, đặc biệt là giá trị về lịch sử, văn hoá. Trải qua thăng trầm lịch sử, dinh Độc Lập không chỉ là một “chứng nhân” lịch sử; là biểu tượng của sự hòa hợp, thống nhất đất nước mà còn là một bảo tàng kiến trúc tiêu biểu; niềm tự hào về kiến trúc – xây dựng của người Việt Nam. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Dinh Độc Lập tiếp tục góp phần vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Cho đến nay, Dinh đã không ngừng phát huy các giá trị của nó trong tiến trình phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. Việc phát huy giá trị của Dinh trở thành vấn đề được Thành phố và nhà nước quan tâm. Trong bài viết này chúng tôi tập trung làm rõ việc phát huy những giá trị về lịch sử – văn hóa của Dinh Độc Lập qua công tác khai thác, bảo tồn.

Với những giá trị lịch sử văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích,năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Dinh Độc Lập – nơi ghi dấu thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là di tích quốc gia đặc biệt. Dinh Độc Lập không chỉ dừng lại đó, nơi này đã là biểu tượng lòng tự hào của dân tộc, là minh chứng cho một thời kháng chiến chống Mỹ gian khổ mà hào hùng.

Thuyết minh về Dinh Độc Lập - Mẫu 1

Thành phố Hồ Chí Minh là một điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch, không chỉ bởi vẻ đẹp hiện đại, sang trọng và mới mẻ của thời đại mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử cổ truyền của dân tộc, một thời vang bóng hào hùng, thiêng liêng của dân tộc. Hẳn trong trái tim mỗi người dân Việt Nam ta thì Dinh Độc Lập là một kiến trúc, độc đáo hấp dẫn, tráng lệ phải không nào? Hôm nay mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về dinh Độc Lập nhé.

Dinh Độc Lập là một trong những công trình kiến trúc độc đáo, nổi tiếng ở Sài Gòn được xây dựng bề thế vào năm 1863. Năm 2007 dinh Độc Lập được xếp hạng là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của các nước. Có thể nói, đây là một trong những điểm đến thú vị thu hút nhiều khách du lịch trong thành phố Hồ Chí Minh, hàng ngày đón tiếp nhiều khách du lịch đến thăm quan, đặc biệt đáng trọng hơn cả là đón tiếp các vị nguyên thủ quốc gia, quan chức cấp cao trên thế giới đến để đón tiếp và thăm quan.

Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ-người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đạt giải thưởng Khôi Nguyên La Mã về thể loại kiến trúc. Tất cả những gì tài hoa tinh túy bậc nhất của nghệ thuật kiến trúc cổ đại phương Đông và phương Tây hiện đại đều được kiến tọa một cách tinh tế và chọn lọc ở đây, làm nên vẻ đẹp hài hòa, vừa trang nghiêm, cổ kính vừa hiện đại và văn minh của dinh Độc Lập. Công trình được xây dựng trong khuôn viên rộng 12 ha, diện tích sử dụng là 20.000 m2, gồm 3 tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng và tầng hầm. Dinh có khoảng 100 phòng được trang trí theo phong cách khác nhau tùy vào công năng sử dụng. Phía trước Dinh là những thảm cỏ xanh non hình oval, chính giữa là đài phun nước, tạo nên vẻ đẹp thơ mộng cho khối công trình và màu xanh của cỏ tạo ra một cảm giác sảng khoái êm dịu cho du khách ngay khi bước vào cổng chính. Bước qua thảm cỏ là hồ nước hình bán nguyệt chạy dài theo mặt trước của đại sảnh. Trong hồ được trồng hoa súng, hoa sen gợi nên hình ảnh yên ả, tĩnh lặng như ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.

Mọi thiết kế kiến trúc, các họa tiết và cách bày trí, phối hợp đều mang vẻ đẹp truyền thống đằm thắm, ý nhị và tinh tế rất riêng của văn hóa Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung. Có thể kể đến là những bức phù điêu và bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao trọn mặt tiền lầu hai. Bước vào bên trong, dinh vòn gây choáng ngợp bởi thiết kế hài hào, trang nhã, trong mỗi phòng đều trưng bày các bức tranh vẽ về non sông, đất nước, con người Việt Nam, các bức tranh phù điêu tạc dựng lại những trận đánh hào hùng hoặc những sự kiện lịch sử nổi tiếng của dân tộc.

Nhưng không chỉ mang lại những giá trị về lịch sử, mà tại đây còn có những khuôn viên xanh, cao rộng thoáng mát gần gũi với thiên nhiên để phù hợp với tâm lí của khách du lịch muốn thưởng ngoạn cảnh trí non sông, du khách sẽ được dạo chơi trong một khuôn viên đầy ắp những mảng xanh mát lành, chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và tìm hiểu thêm những giá trị lịch sử của dinh trong thời kỳ trước và sau 1975. Những món quà lưu niệm giá trị đều có thể tìm thấy tại đây.

Đến với dinh Độc Lập là tìm về nguồn cội của thành phố với những bước thăng trầm, Dinh Độc Lập mang dáng dấp của một Bảo Tàng – Chứng Nhân Lịch Sử cực kỳ sống động., có một không hai ở nước ta. Nơi sống dậy niềm tự hào và lòng xúc động thiêng liêng về một thời kì vang bóng hào hùng, vàng son của dân tộc. Có thể nói “Đến Sài Gòn mà bỏ qua Dinh Độc Lập coi như chưa đến Thành phố Hồ Chí Minh”, sẽ thật thiếu sót nếu bạn là công dân Thành phố Hồ Chí Minh mà chưa một lần đến đây. Bao điều kỳ thú, hấp dẫn đang chờ bạn tìm hiểu, để yêu và tự hào thêm Thành phố Hồ Chí Minh, để giới thiệu với bạn bè gần xa.

Thuyết minh về Dinh Độc Lập - Mẫu 2

Đố ai tìm được khắp chân trời góc bểMột thành phố trẻ măng nhưng lịch sử rất lạ lùng!​

(Hưởng Triều)​

Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh rất trẻ, nhưng có bề dày lịch sử kỳ lạ, hào hùng. Chỉ hơn 312 năm (tính từ 1698) Thành phố đã có biết bao sự kiện, nhân vật làm nên lịch sử. Con người thì hữu hạn, nhưng có những công trình là chứng nhân suốt mấy trăm năm. Dinh Độc Lập (DĐL) là một trong những công trình đặc trưng như vậy.​

Dinh Thống Đốc (Dinh Độc Lập hiện nay) làm bằng gỗ giữa bạt ngàn cây xanh, được xây dựng bề thế vào năm 1863 (1858 Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng). Năm 1868, chiếm xong Nam Kỳ Lục Tỉnh, Thực dân Pháp cho xây lại Dinh Thống Đốc (theo đồ án tòa thị sảnh Hồng Kông) và đặt tên là Dinh Norodom (Quốc Vương của Cambodia bây giờ – ông nội của Thái Thượng Hoàng Sihanouk của Cambodia hiện nay). Gần như mọi vật liệu xây dựng được chở từ Pháp sang. Từ năm 1887, là Dinh Toàn Quyền Đông Dương. Tháng 3/1945, là nơi làm việc của Phát Xít Nhật tại Việt Nam. 6 tháng sau, người Pháp tái chiếm Nam Bộ. Năm 1954 là cơ quan đầu não của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa với tên gọi Dinh Độc Lập là nơi ở và làm việc của Tổng Thống nên có người gọi là “Dinh Tổng Thống” cho đến 30.4.1975. Từ tháng 11.1975 có tên gọi mới là Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh (Dinh Độc lập) – được xếp hạng là Di Tích Quốc Gia đặc biệt.

Công trình hiện nay được khởi công vào năm 1962 theo đồ án thiết kế của Khôi Nguyên La Mã – Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và hoàn thành năm 1966. Công trình cao 26m, có diện tích xây dựng 4.500m2, diện tích sử dụng 20.000m2 gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng làm sân bay trực thăng. Hơn 100 phòng họp – phòng làm việc khác nhau của Tổng Thống, Phó Tổng Thống và các cộng sự. Riêng phòng Đại Yến có sức chứa trên 500 người, cửa có kính chống đạn dày hơn 2cm. Tổng Hành Dinh ngầm dưới mặt đất là một khối hầm bê tông, bọc thép chịu đựng được bom lớn và đạn pháo, đáp ứng mục tiêu phòng thủ quân sự hiện đại nhất thời bấy giờ. Chi phí xây dựng vào thời điểm đó là 150.000 lượng vàng!

Khuôn viên DĐL rộng 12ha với gần 2.000 cây xanh của 99 loài khác nhau. Nhiều cây cổ thụ trên trăm tuổi; nhiều cây quí như Trắc, Gõ Đỏ, Gõ Mật, Giáng Hương, Cẩm Lai, Sao Đen, Kim Giao… Phía trước là 2 công viên cây xanh. Từ trên máy bay, DĐL là một tổng thể kiến trúc độc đáo; hài hòa, có thể nói là đẹp nhất Việt Nam.​

Các chậu kiểng cổ hơn thế kỷ như Tùng La Hán, Mai Chiếu Thủy, Nguyệt Quới, Thiên Tuế, Sung, Duối, Cằng Thăng, Xương Cá…với nhiều thế uốn kỳ công. Tam Cương Ngũ Thường, Ngũ Phúc, Trực Liên Chi, Quần Thụ, Thất Hiền, Phụ Tử Giao Chi, Mẫu Tử Tương Tùy, Thiết Quan Âm Qua Cầu, Chùa Một Cột…Cả cây xanh và cây kiểng ở DĐL hình như cũng có linh hồn, biết buồn vui cùng thế cuộc?

Tổng thể DĐL hình chữ CÁT: tốt lành, may mắn. Trung tâm là phòng Trình Quốc Thư, Lầu Thượng là Tứ Phương Vô Sự hình chữ KHẨU – đề cao giáo dục, tự do ngôn luận; có cột cờ chính giữa thành chữ TRUNG: trung kiên. Mái hiên lầu Tứ Phương, bao lơn Danh Dự, và mái hiên tiền sảnh hình chữ TAM (): Viết Nhân, Viết Minh, Viết Võ; cộng nét sổ dọc thành chữ VƯƠNG: trên có kỳ đài thành chữ CHỦ: chủ quyền Tổ Quốc. Mặt trước có hình chữ HƯNG: hưng thịnh…Vẫn còn đó hầu như nguyên vẹn nội thất tại nơi ở và làm việc của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa cũ với 4.000 ngọn đèn các loại; hàng chục tác phẩm mỹ thuật quí, thảm, rèm, bàn ghế, vật dụng hạng nhất; những bức tranh sơn dầu, sơn mài kích cỡ lớn, nhiều khi chiếm trọn cả một mảng tường… Đặc biệt là trong phòng Trình Quốc Thư nằm ở vị trí trung tâm lầu nghi lễ tầng 2, các vật dụng từ bàn ghế đến tranh trang trí đều bằng chất liệu sơn mài truyền thống. Xen giữa các đường nét kiến trúc hiện đại bằng bêtông và sắt thép là những môtíp trang trí gợi nhớ các họa tiết cổ truyền trong nhà cửa, đền chùa, cung điện Việt Nam. Từ bức rèm hoa đá đồ sộ ngoài mặt tiền, gồm các tấm lam đứng hình ống trúc nhắc nhở cửa “bàn khoa” cung điện xứ Huế, cho đến những phù điêu, tượng đắp nổi, chạm trổ trên gỗ, thép uốn, tay nắm con triện, tay vịn cầu thang… đều mang dáng Việt. Mọi sự xếp đặt từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới đều tuân thủ nghiêm nhặt triết lý Phương Đông và cá tính của dân tộc, một sự kết hợp hài hòa hiện đại và truyền thống đến mẫu mực.​

Đến với DĐL là tìm về nguồn cội của thành phố với những bước thăng trầm. Nhiều hiện vật quí hiếm cả trăm năm, chứng kiến bao sự kiện lịch sử. Bộ sưu tập cây xanh, cây kiểng và tặng phẩm độc đáo; không gian lý tưởng và tầm vóc kiến trúc đặc sắc…Tất cả tạo nên cho DĐL dáng dấp của một Bảo Tàng – Chứng Nhân Lịch Sử cực kỳ sống động., có một không hai ở nước ta. Nhiều du khách trong nước và quốc tế tới đây đều khẳng định: “Đến Sài Gòn mà bỏ qua Dinh Độc Lập coi như chưa đến Thành phố Hồ Chí Minh”. Sẽ thật thiếu sót nếu bạn là công dân Thành phố Hồ Chí Minh mà chưa một lần đến DĐL – Bảo Tàng – Chứng Nhân Lịch Sử. Bao điều kỳ thú, hấp dẫn đang chờ bạn tìm hiểu, để yêu và tự hào thêm Thành phố Hồ Chí Minh, để giới thiệu với bạn bè gần xa.​

Thuyết minh về Dinh Độc Lập - Mẫu 3

Nếu thủ đô Hà Nội nổi danh Quảng trường Ba Đình lịch sử thì thành phố Hồ Chí Minh lại hấp dẫn du khách thập phương bởi những công trình kiến trúc đặc trưng, di tích, địa danh đã đi vào lịch sử giải phóng dân tộc – Dinh Độc Lập. Dinh Độc Lập là công trình kiến trúc đặc trưng, in đậm dấu ấn thời gian và lịch sử của Hồ Chí Minh.

Dinh Độc Lập hay còn gọi là Dinh Thống Nhất hay hội trường Thống Nhất tọa lạc trên một mảnh đất 15ha, nằm ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Lịch sử ra đời và phát triển của nó gắn với một quá trình dài trong lịch sử đấu tranh của dân tộc. Nó làm bằng gỗ giữa bạt ngàn cây xanh, được xây dựng bề thế vào năm 1863. Đến khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ, ngày 23 tháng 2 năm 1868, Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863, đặt tên là Dinh Norodom. Viên đá lịch sử này là khối đá lấy ở Biên Hòa, hình vuông rộng mỗi cạnh 50cm, có lỗ bên trong chứa những đồng tiền hiện hành thuở ấy bằng vàng, bạc, đồng có chạm hình Napoleon đệ tam. Dinh mới được xây dựng theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo. Gần như vật liệu xây dựng được chở từ Pháp sang. Năm 1887 đổi tên Dinh Toàn Quyền Đông Dương. Tháng 3/1945, trở thành nơi làm việc của Phát Xít Nhật tại Việt Nam. 6 tháng sau, người Pháp tái chiếm Nam Bộ. Năm 1954, nơi đây là cơ quan đầu não của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa với tên gọi Dinh Độc Lập và là nơi ở, làm việc của Tổng Thống nên có người gọi là “Dinh Tổng Thống” cho đến 30.4.1975. Từ tháng 11.1975 có tên gọi mới là Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh (Dinh Độc lập) – được xếp hạng là Di Tích Quốc Gia đặc biệt.

Hiện nay, công trình Dinh Độc Lập đã khác so với ban đầu. Dinh hiện nay được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến, v.v... chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang...

Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây với gần 2000 cây, 99 loài khác nhau. Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho. Tầng hầm chịu được lực oanh tạc, công kích của bom lớn và pháo đáp ứng mục tiêu phòng thủ quân sự hiện đại nhất thời bấy giờ. Chi phí xây dựng vào thời điểm đó là 150.000 lượng vàng. Mặt trên của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu. Từ trên máy bay nhìn xuống, Dinh Độc Lập là một tổng thể kiến trúc độc đáo; hài hòa, có thể nói là đẹp nhất Việt Nam.

Khi thiết kế Dinh Ðộc lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT, tốt lành, may mắn. Trung tâm là phòng Trình quốc thư; Lầu trên là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM ý chỉ 3 chữ viết: Viết nhân, viết minh, viết võ, một đất nước muốn hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG, trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự có hình chữ HƯNG ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.

Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh lầu 2. Rèm hoa đá được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế không chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời. Sân trước là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102m màu xanh rì. Chạy dài theo suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán nguyệt. Trong hồ thả hoa sen và hoa súng gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.

Dinh Độc lập là nơi lưu giữ bao thăng trầm lịch sử, chứng kiến bao sự kiện long trọng. Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã húc nghiêng cổng phụ và cổng chính của Dinh Độc Lập tiến thẳng vào trong. Lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân Giải phóng của ta đã hạ lá cờ 3 sọc trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 30 năm chiến tranh Việt Nam gian khổ, anh dũng. Dinh Ðộc lập trở thành điểm hội tụ của chiến thắng. Tháng 11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc đã diễn ra tại đây, Dinh Độc Lập trở thành hội trường Thống Nhất.

Những tháng năm lịch sử đã lùi vào quá khứ, nhưng dấu vết của nó vẫn còn mãi với Dinh Độc Lập. Dinh Độc Lập không chỉ là di tích đặc trưng của Sài Gòn mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Thuyết minh về Dinh Độc lập - Mẫu 4

Sài Gòn và hiện nay là thành phố Hồ Chí Minh có bề dày lịch sử hơn 300 năm đã trải qua nhiều thăng trầm, hào hùng cùng đất nước. Dinh Độc Lập là di tích lịch sử quan trọng và có ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển của thành phố.

Dinh Độc Lập còn có tên đó là dinh Thống Nhất hay hội trường Thống Nhất,công trình kiến trúc này xây dựng từ thời Pháp và là nơi ở và làm việc của chế độ trước, lưu giữ nhiều kỉ niệm lịch sử quan trọng. Dinh Độc Lập là một trong những công trình kiến trúc độc đáo, nổi tiếng ở Sài Gòn được xây dựng bề thế vào năm 1863. Năm 2007 dinh Độc Lập được xếp hạng là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của các nước. Có thể nói, đây là một trong những điểm đến thú vị, thu hút nhiều khách du lịch trong thành phố Hồ Chí Minh, hàng ngày đón tiếp nhiều khách du lịch đến thăm quan, đặc biệt đáng trọng hơn cả là đón tiếp các vị nguyên thủ quốc gia, quan chức cấp cao trên thế giới đến để đón tiếp và thăm quan.

Dinh nằm trên khuôn viên rộng khoảng 12ha. Bên trong được chia làm 95 phòng, thiết kế các phòng sẽ đảm nhiệm các chức năng khác nhau, với kiến trúc khác nhau. Khu nhà chính có hình chữ T đây từng là nơi ở và làm việc Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn. Bắt đầu từ năm 1975 cho đến nay thì khu nhà chính sử dụng các phòng, với một số phòng khác thì mở cửa cho du khách tham quan tìm hiểu. Khuôn viên xung quanh còn có nhiều loài cây xanh, cây cổ thụ, cây quý như Trắc, Gõ Đỏ, Gõ Mật, Giáng Hương, Sao Đen, Kim Giao… Phía trước có 2 công viên cây xanh. Quan sát từ trên cao thì Dinh Độc Lập tổng thể kiến trúc độc nhất vô nhị tại Việt Nam.

Nói về lịch sử của mảnh đất Sài Gòn Dinh Độc Lập là minh chứng rõ ràng nhất. Đầu tiên từ khi người Pháp xây dựng và quản lý, tiếp đến là Mỹ với sự can dự vào chiến tranh kéo dài hơn chục năm. Vào ngày 30/4/1975 xe tăng số hiệu 390 tiên phóng húc đổ cổng chính, kết thúc quá trình chiến tranh gian khổ để giành lại độc lập tự do. Đây cũng là nơi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Từ đây non sông thu về một mối.

Khi đến với di tích này khách tham quan sẽ được khám phá kiến trúc bên trong cùng với những thông tin lịch sử của 15 phòng, 3 tầng lầu, lầu tứ phương, tầng hầm và nhà bếp. Du khách còn được xem các bộ phim tài liệu ý nghĩa để hiểu thêm về giai đoạn hình thành và các thời kỳ của di tích lịch sử này. Nhưng không chỉ mang lại những giá trị về lịch sử, mà tại đây còn có những khuôn viên xanh, cao rộng thoáng mát gần gũi với thiên nhiên để phù hợp với tâm lý của khách du lịch muốn thưởng ngoạn cảnh trí non sông, du khách sẽ được dạo chơi trong một khuôn viên đầy ắp những mảng xanh mát lành, chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và tìm hiểu thêm những giá trị lịch sử của dinh trong thời kỳ trước và sau 1975. Những món quà lưu niệm giá trị đều có thể tìm thấy tại đây.

Đến với dinh Độc Lập là tìm về nguồn cội của thành phố với những bước thăng trầm, Dinh Độc Lập mang dáng dấp của một Bảo Tàng – Chứng Nhân Lịch Sử cực kỳ sống động., có một không hai ở nước ta. Nơi sống dậy niềm tự hào và lòng xúc động thiêng liêng về một thời kỳ vang bóng hào hùng, vàng son của dân tộc. Có thể nói “Đến Sài Gòn mà bỏ qua Dinh Độc Lập coi như chưa đến Thành phố Hồ Chí Minh”, sẽ thật thiếu sót nếu bạn là công dân Thành phố Hồ Chí Minh mà chưa một lần đến đây. Bao điều kỳ thú, hấp dẫn đang chờ bạn tìm hiểu, để yêu và tự hào thêm Thành phố Hồ Chí Minh, để giới thiệu với bạn bè gần xa.

Dinh Độc Lập được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia quan trọng, nơi này không chỉ là biểu tượng lịch sử của thành phố mà còn là điểm đến hấp dẫn dành cho các du khách trong và ngoài nước. Ai đến thành phố Hồ Chí Minh nhớ ghé thăm để hiểu thêm về sự đan xen thú vị giữa lịch sử và cuộc sống hiện đại ngày nay.

Thuyết minh về Dinh Độc Lập - Mẫu 5

Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố trẻ và sôi động nhưng cũng không kém phần trầm tĩnh với chiều dài lịch sử và những di tích văn hóa, những công trình đã đi qua bao tháng năm. Dinh độc lập là một công trình như vậy, vừa có những nét hiện đại của khu phồn hoa nhưng cũng đắm mình với những ngày lịch sử của dân tộc.

Dinh Độc Lập, hay còn gọi là dinh Thống Nhất, hội trường Thống Nhất là một công trình kiến trúc lịch sử được xây dựng ở Sài Gòn trong những năm từ 1867 đến 1871 mới được hoàn thành. Trước đây, dinh được dựng bằng gỗ, sau đó được xây dựng lại theo đồ án của kiến trúc sư Hermite.

Công trình kiến trúc này được xây dựng trên một mảnh đất rộng mười hai héc-ta gồm một dinh thự lớn với phòng khách có thể chứa tới tám trăm người và một khuôn viên có nhiều cây xanh và thảm cỏ. Tòa dinh thự chính gồm ba tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng và tầng hầm, trong đó có khoảng một trăm phòng với nhiều phong cách khác nhau dựa theo mục đích sử dụng mà thiết kế như phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của tổng thống, phòng đại yến,… được trang trí bằng nhiều tác phẩm nghệ thuật như tranh sơn mài, sơn dầu,… Dinh thự cao hai mươi sáu mét với hàng rào là hai công viên cây xanh. Là công trình phục vụ cho nhiều quan chức cấp cao và là nơi diễn ra những cuộc họp quan trọng nên dinh thự được trang bị nhiều hệ thống hiện đại như điều hòa không khí, phòng cháy,… Trong khuôn viên dinh thự còn có hồ nước bán nguyệt, chính giữa có đài phun nước.

Vào những năm nước ta diễn ra kháng chiến chống Pháp, Dinh này là của thống đốc Nam Kỳ, sau đó trở thành nơi làm việc của các Toàn quyền Đông Dương. Tháng ba năm 1945, dinh này trở thành nơi làm việc của Nhật do cuộc đảo chính, nhưng đến tháng chín cùng năm, Dinh lại trở về với Pháp và là nơi làm việc của Cao ủy Pháp tại Đông Dương. Trong suốt quãng thời gian này, dinh có tên là dinh Norodom. Đến năm 1955, Ngô Đình Diệm đổi tên dinh thành dinh Độc Lập, nơi đây thành nơi làm việc của tổng thống và đã chứng kiến nhiều sự kiện chính trị quan trọng của lịch sử đất nước. Ngày hai mươi bảy tháng hai năm 1962, dinh bị ném bom khiến cho toàn bộ cánh trái bị sập hoàn toàn. Không thể khôi phục lại nguyên trạng, Ngô Đình Diệm đã cho xây lại một dinh mới trên nền đất cũ thẻo đồ án của Ngô Viết Thụ. Sau đó, Ngô Đình Diệm bị ám sát, dinh Độc Lập thành nơi ở và làm việc của Nguyễn Văn Thiệu, chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ đấy, Dinh là nơi làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa. Tại dinh Độc Lập này đã có một sự kiện quan trọng diễn ra, đó là vào ngày ba mươi tháng tư năm 1975, chiếc xe tăng T54B mang số hiệu 843 của Quân đội nhân dân Việt Nam dưới chỉ huy của Trung úy Bùi Quang Thận đã húc nghiêng cổng phụ của dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng T54 mang số hiệu 390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính để tiến vào dinh. Trung úy Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng Hòa xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên trên nóc dinh Độc Lập, kết thúc hai mươi năm chiến tranh Việt Nam, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Sau ngày lịch sử đó, dinh được bảo vệ bởi cơ quan có tên là Hội trường Thống Nhất.

Không chỉ là một công trình kiến trúc đơn thuần mà dinh Độc Lập còn là một chứng nhân lịch sử đã chứng kiến một sự kiện quan trọng của đất nước, là nơi đầu tiên đánh dấu ngày hai miền Nam Bắc hoàn toàn thống nhất, đất nước lại được toàn vẹn. Bởi ý nghĩa lịch sử quan trọng, dinh Độc Lập đã được xếp vào di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt bên cạnh Hoàng thành Thăng Long Hà Nội, chiến trường Điện Biên Phủ, đền Hùng,… cần được bảo vệ. Ngày nay, dinh còn là nơi thu hút nhiều lượt khách gần xa thăm quan, góp một phần vào ngành du lịch các di tích lịch sử của đất nước. Dinh Độc Lập là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa thiêng liêng, thể hiện được nét kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam những năm thập niên sáu mươi.

Nằm giữa thành phố hiện đại với nhịp sống sôi động, dinh Độc lập vẫn sừng sững với thời gian với những nét cổ xưa mà vẫn hiện đại, là sự hòa trộn của phương Đông và phương Tây. Hơn hết, dinh còn mang trong mình lớp trầm tích lịch sử, là một phần của những năm tháng vàng son.

Thuyết minh về Dinh Độc Lập - Mẫu 6

Thành phố Hồ Chí Minh là đầu cầu kinh tế của nước nhà, luôn tráng lệ và nhộn nhịp cùng sự hối hả. Nằm trong lòng thành phố vẫn hiện hữu những công trình kiến trúc ghi dấu của một thời lịch sử anh hùng, nơi để người ta tưởng nhớ và thêm biết ơn cuộc sống hiện tại. Một trong số các di tích kiến trúc quan trọng đó phải kể đến Dinh Độc Lập, đây là một công trình khác đồ sộ, tọa lạc tại số 106 đường Nguyễn Du thuộc quận Một.

Dinh Độc Lập mang nhiều cái tên, ứng với mỗi tên là một giai thoại lịch sử khác nhau đi kèm. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn đã lên kế hoạch xây dựng Dinh thống đốc Nam Kỳ và tới năm 1868 được hoàn thành và mang tên Dinh Norodom. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Ngô Đình Diệm nhận lại Dinh và đổi tên thành Dinh Độc Lập, cho xây dựng lại một Dinh mới hoành tráng và kiên cố hơn sau sự kiện Dinh bị đánh sập cánh trái. Công trình đã hoàn thành vào mùa thu năm 1966, dưới sự chỉ đạo của kỹ sư Phan Văn Điển.

Dinh Độc Lập được bao quanh bởi những hàng cây xanh mướt. Trước tòa nhà chính là một khoảng sân lớn thiết kế ấn tượng bởi hàng cỏ xanh mướt tạo thành khối tròn, bao quanh là con đường vòng có thể đi từ hai bên khi bước qua cánh cổng Dinh. Với những vật liệu xây dựng chủ yếu trong nước, Dinh là một công trình to lớn do chính người Việt xây dựng, điêu khắc, trang trí, thiết kế bố cục và sắp xếp nội thất. Dinh Độc Lập gồm ba tầng chính. Bước vào tới Dinh, người ta không chỉ ngỡ ngàng vì lối kiến trúc hiện đại mà còn trầm trồ bởi những chi tiết tinh tế của từng căn phòng. Ở tầng một gồm có các phòng: Họp nội, đại yến, khánh tiết. Căn phòng lớn nhất với hai hàng ghế xếp dài đối diện nhau là phòng khánh tiết, phòng được trang trí bởi những hoa văn vô cùng sang trọng phong cách pha trộn giữa Tây Âu và Đông Âu, sử dụng để tiếp khách. Phòng họp đầy ắp những chiếc ghế lưng tựa xung quanh bàn hình bầu dục tạo một không khí trang nghiêm, trên bàn là những chiếc micro đứng. Phòng đại yến và các phòng khác cũng được trang trí rất kỳ công. Điều đặc biệt là dù ở phòng nào thì các kiến trúc sư cũng không quên sự góp mặt của các loại cỏ cây hoa lá, giúp không khí thêm phần mát lành và tạo sức sống cho không gian. Tầng hai là nơi làm việc của các lãnh đạo cấp cao của quốc gia. Các phòng lớn như phòng trình quốc thư nơi các đại sứ tại Sài Gòn trình ủy nhiệm thư cho Tổng thống trước năm 1975. Căn phòng được thiết kế mang đậm phong cách Nhật với kỹ thuật sơn mài độc đáo... Ghế của Tổng thống có tay tựa hình rồng và đặt cao hơn các ghế khác. Đối diện là ghế của thượng khách. Những chiếc ghế còn lại khắc hình "phụng" hoặc chữ "thọ". Phòng còn lại được đặt ngang nhau trang trí bởi hai tủ sơn mài "mai lan", "cúc trúc" thực hiện năm 1966. Những căn phòng của tầng hai là phòng làm việc của Tổng thống và phó Tổng thống lúc bấy giờ. Tầng ba được thiết kế có phần phóng khoáng hơn phục vụ cho mục đích giải trí, thư giãn và tích lũy tri thức. Bên ngoài đối diện với phần mặt chính diện của tòa nhà là những bàn bi-a cùng chiếc piano khá lớn. Khu trò chuyện uống nước nằm liền kề với phòng chiếu phim và phòng phu nhân Tổng thống tiếp khách. Ở những năm 60 của thế kỷ XX, sự xuất hiện của phòng chiếu phim là một bước tiến của hiện đại, bên cạnh đó là chiếc rèm kéo màu đỏ tự động. Không gian nơi phòng chiếu phim còn là sân khấu biểu diễn nghệ thuật, văn nghệ. Những bức tranh trừu tượng cũng được đặt tại phòng tiếp khách của phu nhân Tổng thống, điểm nhấn khác biệt ở căn phòng này là những hoa văn mang phần mềm mại và nữ tính hơn những căn phòng khác. Ở bên cạnh đó là thư viện đầy ắp cuốn sách đủ thể loại khác nhau như sách giáo dục, sách chính trị, thống kê,... được xếp gọn vào những chiếc tủ gỗ có mặt kính để bảo quản sách. Khu sân thượng là nơi có khoảng trống lớn hòa với thiên nhiên. Có một chiếc trực thăng vẫn nằm nguyên ở một góc sân thượng hiện nay vẫn còn đó, dưới ánh nắng của Sài Gòn trông thật khác biệt.

Và còn nhiều căn phòng khách tại Dinh Độc Lập chờ đợi được tham quan và chiêm ngưỡng. Những căn hầm bí mật nơi có lắp máy lạnh và quạt thông gió, nơi đặt thiết bị tiên tiến. Những chiếc đèn chùm lung linh hiện lên mặt sàn đá hoa cương bóng loáng. Những thiết kế đặc biệt của từng góc của Dinh Độc Lập vẫn còn giữ nguyên vẹn giá trị cho đến tận ngày nay.

Dinh Độc Lập không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà đó còn là một minh chứng, chứng nhân lịch sử. Dinh đã cùng đất nước và nhân dân đi qua biết bao thăng trầm của lịch sử Việt Nam. Chính sự kiên cố của Dinh đã để lại cho con cháu muôn đời những bài học quý giá về tình yêu nước và sự kiên cường trong cuộc sống.

Thuyết minh về Dinh Độc Lập - Mẫu 7

Nhắc đến thủ đô Hà Nội sẽ phải biết đến Quảng trường Ba Đình lịch sử, còn nhắc đến thành phố Hồ Chí Minh sẽ phải biết đến công trình kiến trúc đặc trưng, di tích, địa danh đi vào lịch sử giải phóng dân tộc như Dinh Độc Lập. Đây chính là công trình kiến trúc đặc trưng và in đậm dấu ấn thời gian, lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Dinh Độc Lập, Dinh Thống Nhất hay còn được gọi là hội trường Thống Nhất có vị trí tọa lạc trên một mảnh đất rộng 15 ha và nằm tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Gắn với một quá trình dài trong lịch sử đấu tranh của dân tộc chính là lịch sử ra đời và phát triển của Dinh Độc Lập. Nơi đây được xây dựng bằng gỗ giữa bạt ngàn xung quanh là cây xanh vào năm 1863.

Ngày 23 tháng 2 năm 1868 là ngày Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ, Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn được khởi công xây dựng thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863. Lúc này Dinh Độc Lập có tên mới là Dinh Norodom. Dựa vào đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo dinh mới đã được xây dựng lên. Vật liệu hầu như đều được chở từ Pháp sang.

Đến năm 1887 nơi đây được đổi tên thành Dinh Toàn Quyền Đông Dương. Sau đấy vào tháng 3 năm 1945 nơi đây lại trở thành nơi làm việc của Phát Xít Nhật tại Việt Nam.

Những năm kháng chiến qua đi rồi đến năm 1954 nơi đây trở thành cơ quan đầu não của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa với tên gọi là Dinh Độc Lập. Dinh Độc Lập ngày nay đã được xếp hạng vào Di tích Quốc gia đặc biệt nhờ vào bề dày lịch sử của nó.

Ngày nay công trình kiến trúc Dinh Độc Lập đã khác xa so với ban đầu. Được kiến trúc sư người Việt thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500m2 và diện tích sử dụng lên tới 20.000m2. Gồm có 3 tầng chính, 2 gác lửng, 1 sân thượng, 2 tầng hầm, tầng nền và một sân thượng để máy bay trực thăng đáp xuống.

Trong đó có hơn 100 căn phòng được trang trí theo những phong cách khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Bao gồm các phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng khánh tiết, phòng đại yến,… và những phần trang trí bên thềm khi đi vào chánh điện.

Nhìn sơ bộ ta có thể thấy Dinh cao 26m và tọa lạc giữa khuôn viên rộng tới 12 ha với gần 2000 cây, 99 loài khác tại đây. Ngoài ra còn có 2 công viên cây xanh bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh. Dù mang dáng dấp của lịch sử nhưng các hệ thống phụ trợ của Dinh lại hết sức hiện đại.

Được trang bị như điều hòa không khí, nhà kho, thông tin liên lạc, hệ thống phòng cháy. Bên dưới chính là tầng hầm còn có thể trú ẩn với sức chịu đựng lực oanh tạc, công kích của bom và pháo đáp ứng mục tiêu phòng thủ quân sự hiện đại nhất lúc bấy giờ.

Vào thời điểm đó chi phí xây dựng lên tới 150.000 lượng vàng. Từ trên cao nhìn xuống có thể thấy rằng Dinh Độc Lập là một hệ thống tổng thể kiến trúc độc đáo và hài hòa, đẹp nhất Việt Nam.

Nói về ý nghĩa của Dinh Độc Lập thì tổng thể của Dinh là hình chữ Cát, có nghĩa là sự tốt lành và may mắn. Trung tâm Dinh tạo thành hình chữ Khâu, nghĩa là đề cao sự giáo dục, tự do ngôn luận. Cột cờ chính giữa tạo thành chữ Trung, còn có nghĩa là trung kiên.

Các mái hiên xung quanh tạo thành hình chữ Tam: Viết Nhân, Viết Minh, Viết Võ. Sau đấy cộng nét sổ dọc sẽ tạo thành chữ Vương. Bên trên có kỳ đài tạo thành chữ Chủ, nghĩa là chủ quyền tổ quốc.

Mặt trước có hình chữ Hưng trong từ hưng thịnh. Với lối kiến trúc độc đáo và mang đậm đường nét Việt thuần túy, tại nơi đây mọi sự sắp đặt từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới đều tuân thủ nghiêm ngặt những triết lý của người Phương Đông và đậm chất riêng của dân tộc ta.

Dinh Độc Lập chính là một công trình kiến trúc kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống đến mẫu mực, là một minh chứng lịch sử lâu dài cho thế hệ sau.

Dinh Độc Lập được coi như cội nguồn của thành phố Hồ Chí Minh với những bước thăng trầm trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Tại đây có rất nhiều hiện vật quí hiếm có tuổi đời lên tới cả trăm năm, chúng đã chứng kiến không biết bao nhiêu sự kiện lịch sử huy hoàng.

Với dáng dấp của một Bảo Tàng, một chứng nhân lịch sử hết sức sống động bao gồm bộ sưu tập cây kiểng, cây xanh và không gian lý tưởng cùng tầm vóc kiến trúc đặc sắc có một không hai ở nước ta. “Đến Sài Gòn mà bỏ qua Dinh Độc Lập coi như chưa từng đến Sài Gòn” nhiều du khách trong nước và khắp thế giới tới đây khẳng định.

Vào lúc 10 giờ 45 phút, ngày 30/4/1975 xe tăng của quân đội Nhân dân Việt Nam đã húc nghiêng cổng của Dinh Độc Lập để tiến thẳng vào trong, mở đầu cho cuộc chiến dành độc lập của dân ta.

Chưa đầy 1 tiếng đồng hồ sau Trung úy Quân Giải phóng của ta đã hạ lá cờ ngoại lai xuống và kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Khoảnh khắc này đánh dấu thời điểm kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ, sự anh dũng hy sinh của đồng bào ta. Bởi vì thế nơi đây nghiễm nhiên trở thành điểm hội tụ của chiến thắng.

Là tượng đài của sự tự do cho dân tộc ta. Dinh Độc Lập trở thành hội trường Thống Nhất vào tháng 11/1975 trong Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc diễn ra tại đây.

Những năm tháng kháng chiến anh dũng của dân tộc ta đã lui về quá khứ, máu xương của đồng bào ta đã đổi lấy được tự do cũng đã mờ. Thế nhưng dấu vết lịch sử vẫn luôn còn mãi với Dinh Độc Lập. Nơi đây không chỉ đơn giản là một di tích mang tính chất lịch sử cho du khách tham quan mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Một bằng chứng sống cho sự kháng chiến trường kì và thắng lợi của người dân Việt Nam. Hãy dành một cơ hội để có thể đến đây tham quan, cảm nhận hơi thở lịch sử hùng vĩ của nhân dân ta tại Dinh Độc Lập, một biểu tượng chiến thắng của dân tộc Việt Nam.

Thuyết minh về Dinh Độc Lập - Mẫu 8

Trong kho tàng các di tích văn hóa lịch sử của đất nước, Dinh Độc lập góp mặt như một trong những di tích quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt. Những ngày tháng 4 lịch sử này, đông đảo người dân Việt Nam và những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới lại có dịp về thăm Dinh Độc lập – biểu tượng của chiến thắng, hòa bình thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Dinh Độc lập trở thành một di tích có giá trị cao về mặt kiến trúc và là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn của lịch sử. Dinh Độc lập hay còn gọi là Dinh Thống nhất hay Hội trường Thống nhất, được người Pháp xây dựng năm 1868 sau khi chiếm xong 6 tỉnh Nam Kỳ và hoàn thành năm 1871 với tên gọi ban đầu là Dinh Norodom.

Năm 1962, Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và xây dựng lại trên nền cũ của Dinh Norodom với mong muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình. Do đó, mọi sự xếp đặt từ nội, ngoại thất đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ phương Đông và cá tính của dân tộc Việt Nam.

Dinh được xây dựng trên khuôn viên có diện tích 12ha được giới hạn bởi 4 trục đường chính. Tổng diện tích sử dụng của Dinh là 20.000m2 chia làm 95 phòng, mỗi phòng có một chức năng riêng, kiến trúc và cách trang trí phù hợp với mục đích sử dụng của từng phòng. Riêng khu nhà chính hình chữ T có diện tích mặt bằng là 4.500m2, cao 26m, nằm ở vị trí trung tâm của khu đất. Ðây từng là nơi ở và làm việc Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn, gồm có tầng hầm, tầng nền, 3 tầng lầu, 2 gác lửng và sân thượng. Sau năm 1975, khu nhà chính này tiếp tục được sử dụng một số phòng, còn lại để phục vụ du khách tham quan.

Từ khi hình thành đến nay, Dinh Độc lập là nơi chứng kiến những cột mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc. Khởi đầu là sự cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam và các nước Đông Dương, giai đoạn tiếp theo là sự can thiệp của đế quốc Mỹ. Nhưng bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 10h45 ngày 30/4/1975 xe tăng mang số hiệu 843 của Quân Giải phóng thuộc Đại đội 4, tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 230, Quân đoàn 2 dẫn đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ Dinh Độc lập. Tiếp đó, xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh. 11h30 cùng ngày, Trung úy Bùi Quang Thận, Đại đội trưởng chỉ huy xe tăng 843 đã hạ lá cờ 3 sọc, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam lên trên nóc Dinh Độc lập, kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng của dân tộc ta.

Dinh Độc lập lại là nơi chứng kiến Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh phải ra Đài phát thanh đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền Cách mạng. Từ đây lịch sử Việt Nam bước sang một trang mới và Dinh Độc lập trở thành di tích lịch sử mang tính biểu tượng cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Trong khuôn viên Dinh Độc lập vẫn còn hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390 của quân giải phóng như một minh chứng lịch sử hùng hồn cho đại thắng của dân tộc ta.

Ngày nay, Dinh Độc Lập được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, là cơ quan trực thuộc Văn phòng Chính phủ. Dinh Độc Lập đã và đang thực hiện tốt chức năng giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ Việt Nam và là cầu nối giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.

Trong hoạt động du lịch văn hóa của TP.Hồ Chí Minh, Dinh Độc lập giữ một vai trò quan trọng, là điểm đến của hầu hết các đoàn tham quan và là một trong những địa điểm thu hút số lượng khách tham quan đông nhất tại các di tích – bảo tàng tại TP.Hồ Chí Minh với gần 1 triệu lượt khách trong và ngoài nước tham quan mỗi năm.

Chị Nguyễn Thị Huỳnh Như, hướng dẫn viên Di tích lịch sử Dinh Độc lập cho biết, những ngày này không chỉ người dân trong nước mà rất nhiều đoàn kết quốc tế cũng đến tham quan. Hiện, Dinh Độc lập lưu giữ khoảng 6.800 hiện vật, trong đó nhiều hiện vật có giá trị về mặt lịch sử, mỹ thuật. Đây còn là điểm đến ý nghĩa đối với nhiều bạn trẻ muốn học tập, nghiên cứu về lịch sử qua các hiện vật được lưu giữ tại đây.

Hòa trong dòng người đến tham quan Dinh Độc lập, bạn Đoàn Hồng Ngọc, sinh viên Khoa Lịch sử-Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí Minh chia sẻ niềm tự hào và bày tỏ mong muốn tìm hiểu, thực hiện một đề tài lịch sử để bạn bè năm châu biết đến Dinh Độc lập – nơi đã đánh dấu chiến công lừng lẫy trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 lịch sử của quân và dân ta và kết thúc đại thắng vào trưa ngày 30/4/1975 khi lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Hai vị khách Harold và Barbara, Quốc tịch Australia lần đầu tiên đến Việt Nam cũng tranh thủ đến để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công trình kiến trúc Dinh Độc Lập và chia sẻ: Đây là một công trình kiến trúc khá độc đáo và có bề dày lịch sử. Qua những hình ảnh và hiện vật lưu giữ ở đây, chúng tôi càng hiểu hơn về cuộc chiến tranh mà đất nước, nhân dân Việt Nam đã trải qua gần 40 năm về trước.

Theo Ban Quản lý Dinh Độc lập, trong thời gian tới, để phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của di tích Dinh Độc lập, Hội trường Thống Nhất, đơn vị đang lập đề án “Đổi mới công tác trưng bày và thuyết minh tại Di tích lịch sử Dinh Độc lập” nhằm tăng sự phong phú, sống động, hấp dẫn trong công tác trưng bày, thuyết minh để thu hút và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong nước và quốc tế. Cụ thể, từ nay đến năm 2015 sẽ xây dựng nhà trưng bày về Dinh Độc lập qua các thời kỳ; đổi mới lộ trình tham quan và hình thức thuyết minh bằng các pano, biển báo, biển chú thích, bảng tên phòng; tăng cường nghiên cứu, sưu tầm hiện vật trong và ngoài nước phục vụ công tác trưng bày.

Thuyết minh về Dinh Độc Lập - Mẫu 9

Dinh Độc Lập trước kia còn có tên gọi là Dinh NORODOM, từ tháng 11-1976 được mang tên Dinh Thống Nhất. Dinh Độc Lập ở số 106 Nguyễn Du, quận I thành phố Hồ Chí Minh. Khuôn viên của Dinh hiện nay có diện tích 18 ha. Dinh Độc Lập được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa theo Quyết định số 77A- VHQĐ ngày 25-6-1976. Ngày 12-8-2009 Dinh được tôn vinh là Di tích quốc gia đặc biệt.

Dinh Độc Lập có liên quan tới cuộc đấu tranh vì độc lập và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam kể từ khi người Pháp xây dựng Dinh năm 1868 cho đến ngày nay. Sau hơn 3 năm xây dựng, năm 1871 Dinh được khánh thành và chính quyền thực dân Pháp gọi là Dinh NORODOM. Từ đó đến năm 1945 Dinh là nơi ở của nhiều đời toàn quyền Pháp ở Đông Dương.

Tháng 3-1945 phát xít Nhật đảo chính lật đổ chính quyền Pháp, Dinh là nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng từ tháng 9-1945 Nhật thất bại, Dinh lại trở thành trụ sở làm việc của bộ máy xâm lược Pháp trong suốt 9 năm đến 1954

Từ tháng 9 – 1954 chính quyền Pháp trao trả Dinh NORODOM cho chính quyền Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ và Dinh được đổi tên là Dinh Độc Lập. Dưới thời Ngô Đình Diệm, Dinh Độc Lập đã chứng kiến nhiều cuộc đảo chính thanh trừng lẫn nhau trong nội bộ chính quyền Sài Gòn theo ý đồ của Mỹ. Tháng 2-1962 quân đảo chính đã ném bom Dinh Độc Lập, không thể sửa chữa và khôi phục lại được cho nên Ngô Đình Diệm quyết định san bằng toàn bộ Dinh cũ và xây dựng lại Dinh mới trên nền đất cũ và vẫn lấy tên là Dinh Độc Lập. Dinh mới được khánh thành ngày 31-10-1966 và tồn tại đến ngày nay.

Tác giả thiết kế Dinh là Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, ông vừa là người thiết kế, đồng thời là kiến trúc sư trưởng theo dõi xây dựng công trình.

Được xây dựng dưới chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, Dinh có kiến trúc đặc thù riêng. Ngô Đình Diệm có ý định xây dựng một phủ Tổng thống lớn, tráng lệ vào bậc nhất Đông Nam Á, vừa là một dinh thự, đồng thời là nơi ở và làm việc, tiếp khách và là một công trình phòng thủ kiên cố bảo vệ cho chế độ của mình. Về mặt kiến trúc, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thể hiện tài năng của mình muốn thiết kế một dinh thự cho một Nguyên thủ quốc gia kết hợp kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống phương Đông.

Nằm trong khuôn viên rộng, Dinh Độc Lập có chiều cao 26 mét, có thể chịu được bom 4 tấn (ngày 28-4-1975 Trung úy phi công Nguyễn Thành Trung ném hai quả bom vào đúng vị trí 2 cầu thang cho nên chỉ làm sập hai cầu thang này). Diện tích mặt bằng của Dinh rộng 4.500m2 với 3 tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng, một tầng nền và một tầng hầm. Toàn bộ diện tích các tầng của Dinh thự khoảng 20.000m2 với gần 100 phòng. Mỗi tầng và mỗi phòng của dinh thự đều có kiến trúc, cũng như cách trang trí riêng phù hợp với mục đích sử dụng, đồng thời phù hợp với tổng thể kiến trúc của toàn dinh thự.

Năm 1954, khi tiếp nhận dinh thự này, chính Ngô Đình Diệm đã nói: Dù thế nào đi chăng nữa, tôi cũng giữ một vai trò trong buổi lễ tiếp nhận này, tôi sẽ sống trong ngôi nhà cổ kính này, tôi cũng tự coi mình như một người được sự ủy nhiệm của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên Ngô Đình Diệm đã sử dụng dinh thự này như là một pháo đài bảo vệ cho chế độ độc tài phát xít chống lại nhân dân Việt Nam. Dưới sự bảo trợ của đế quốc Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thi hành nhiều chính sách cực kỳ phản động: Luật 10/59 với việc lập tòa án quân sự đặc biệt có quyền xử án tại chỗ và công khai những người bị nghi là “cộng sản”. Hàng nghìn người yêu nước bị giết hại; Chính sách dồn dân, lập ấp chiến lược, chính sách bình định nông thôn…làm cho cả miền Nam trở thành một trại tập trung khổng lồ.

Dinh Độc Lập đã chứng kiến nhiều cuộc đảo chính liên tiếp. Sau khi Dinh bị quân đảo chính ném bom ngày 27-2-1962, gia đình Ngô Đình Diệm phải rời sang Dinh Gia Long để thiết kế và xây dựng lại Dinh, đồng thời cho xây dựng hệ thống hầm để tránh bom. Nhưng trong quá trình tái thiết Dinh Độc Lập, Mỹ đã tiến hành cuộc đảo chính loại gia đình Ngô Đình Diệm. Ngày 2-11-1963 Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị giết, gia đình Diệm, Nhu không được ở trong dinh thự mới này.

Ngày 31-10-1966 Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ là những người may mắn được chủ tọa buổi lễ khánh thành Dinh Độc Lập mới. Từ cuối năm 1967 Nguyễn Văn Thiệu với tư cách là Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đã đến ở tại dinh thự này.

Thời kỳ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nắm quyền và chiếm Dinh Độc Lập là thời kỳ đế quốc Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến tranh đặc biệt và tiến hành thực hiện chiến lược chiến tranh mới- “chiến tranh cục bộ”. Mỹ đã đưa quân ồ ạt vào miền Nam Việt Nam. Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục dựa vào Mỹ, chính quyền Sài Gòn tiếp tục làm công cụ cho các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ. Hơn nửa triệu quân viễn chinh và quân chư hầu, quân ngụy ồ ạt mở hàng loạt cuộc phản công lớn hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường, hoàn tất chương trình bình định, đồng thời Mỹ đã dùng không quân và hải quân chống nước VNDCCH hòng làm suy yếu miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện của hậu phương đối với tiền tuyến lớn.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968 là một đòn quyết định làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ, làm lung lay ý chí xâm lược của chúng. Sau đó, năm 1973 đế quốc Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pari về Việt Nam, công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam. Nhưng với chiến lược phi Mỹ hóa chiến tranh, Mỹ đã sử dụng quân ngụy Sài Gòn như là xương sống của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, tiến hành phá hoại Hiệp định Pari, xóa bỏ vùng giải phóng.

Mùa xuân năm 1975, trận đánh quyết chiến chiến lược bắt đầu bằng Chiến dịch Tây Nguyên, phát triển mạnh mẽ sang Chiến dịch Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam Đà Nẵng và kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Cuộc tổng công kích của quân giải phóng phối hợp với sự nổi dậy của nhân dân thành phố Sài Gòn đã tấn công Dinh Độc Lập. Giờ phút đánh chiếm Dinh Độc Lập cũng là giờ phút kết thúc thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh và gải phóng hoàn toàn miền Nam. Dinh Độc Lập trở thành nơi hội tụ của chiến thắng. Tại đây, ngày 30-4-1975 Tổng thống Dương Văn Minh và toàn bộ nội các của chính quyền ngụy Sài Gòn bị bắt sống và buộc phải đầu hàng vô điều kiện, đánh dấu sự sụp đổ của một chế độ do đế quốc Mỹ dựng nên nhằm phục vụ cho chiến lược làm bá chủ toàn cầu của Mỹ.

Chính vì vậy Dinh Độc Lập là một địa điểm không chỉ có ý nghĩa quốc gia mà còn có ý nghĩa quốc tế. Nó là một dấu tích về một bộ máy chiến tranh thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai, dấu tích về sự thất bại của chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ.

Sau thắng lợi mùa xuân năm 1975, Dinh Độc Lập vốn là một công trình của nhân dân, từ đó mới thật sự được sử dụng vì lợi ích của nhân dân. Ngày 15-11-1975 tại Dinh thự này đã diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại- đó là Hội nghị Hiệp thương chính trị giữa đại biểu hai miền Nam- Bắc để bàn về vấn đề thực hiện thống nhất nước Việt Nam về mặt Nhà nước. Và cũng từ đó Dinh được gọi là Dinh Thống Nhất.

Ngoài các công trình kiến trúc, trong khu vực Dinh còn có khu vườn rộng với hơn 60 loài cây, trong đó có các loại gỗ quý như Cẩm lai, Giáng hương, Gõ (đỏ và trắng), Dầu sao… Ngoài các điểm di tích, phía cổng chính vào Dinh còn có đường Thống Nhất (sau đổi thành đường 30/4, nay là đường Lê Duẩn), nơi có trưng bày chiếc xe tăng tiến vào chiếm Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975.

Dinh Độc Lập trực thuộc Văn phòng Chính phủ nhiều năm nay vừa phát huy tác dụng một di tích lịch sử- văn hóa, tổ chức đón khách trong nước và quốc tế tham quan; Đồng thời là nơi đón tiếp các đoàn khách cấp cao của Đảng và Nhà nước ở phía Nam Tổ quốc, nơi tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế và trong nước. Từ khi được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt, Dinh Độc Lập vốn đã là nơi thu hút rất đông khách tham quan trong nước và quốc tế, nay càng được quan tâm hơn. Hy vọng rằng, dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích với những phương pháp mới hiện đại, nhưng phù hợp với nội dung và ý nghĩa của Dinh sẽ làm cho nơi đây trở thành một địa chỉ văn hóa- lịch sử xứng tầm quốc gia.

Từ khóa » Thuyết Minh Du Lịch Dinh độc Lập