Thuyết Minh Hồ Gươm (10 Mẫu) - Văn Mẫu Lớp 8

Thuyết minh về Hồ Gươm gồm 13 mẫu hay nhất, kèm theo 2 dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều thông tin bổ ích, hiểu rõ hơn về vị trí địa lí, nguồn gốc và lịch sử về Hồ Gươm.

Thuyết minh về Hồ Gươm

Hồ Gươm là một di tích lịch sử, thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Hồ Gươm còn có tên gọi khác như Hồ Lục Thủy, Hồ Thủy Quân, Hồ Hoàn Kiếm. Mời các em cùng tham khảo bài viết để hoàn thiện bài văn Thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích thắng cảnh quê em.

Bài văn thuyết minh về Hồ Gươm hay nhất

  • Dàn ý thuyết minh về Hồ Gươm
    • Dàn ý 1
    • Dàn ý 2
  • Thuyết minh Hồ Gươm hay nhất
  • Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 1
  • Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 2
  • Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 3
  • Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 4
  • Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 5
  • Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 6
  • Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 7
  • Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 8
  • Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 9
  • Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 10
  • Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 11
  • Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 12

Dàn ý thuyết minh về Hồ Gươm

Dàn ý 1

1. Mở bài

  • Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần thuyết minh: Hồ Gươm.

2. Thân bài

a. Khái quát chung về Hồ Gươm

  • Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm đã tồn tại từ rất lâu cách đây khoảng 6 thế kỷ.
  • Hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng.
  • Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
  • Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê - người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 - 1427), Lê Lợi.

b. Cảnh quan quanh hồ

  • Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh, những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ.
  • Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có "Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn"...

c. Lịch sử gắn bó của Hồ Gươm với con người Hà Nội

  • Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè.
  • Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa.
  • Hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh).
  • Hồ Gươm là biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa của Hà Nội nói riêng và cả dân tộc dân tộc nói chung.

3. Kết bài

  • Khái quát lại giá trị văn hóa, lịch sử cũng như vẻ đẹp của Hồ Gươm.

Dàn ý 2

I. Mở bài

  • Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.
  • Đó là một địa danh thiêng liêng đối với mỗi người dân đất Việt.

II. Thân bài:

a. Vị trí địa lí, nguồn gốc và lịch sử về Hồ Gươm

- Hồ Gươm thuộc quận Hoàn Kiếm, nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội.

- Hồ chính là phần còn sót lại của sông Hồng vì trước đây hồ thông với sông Hồng.

- Hồ có nhiều tên gọi:

  • Hồ Tả Vọng.
  • Hồ Lục Thủy (vì nước hồ khi nào cũng màu xanh).
  • Thế kỉ XV, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm, gọi tắt là Hồ Gươm. (Tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ hoàn gươm báu cho thần Kim Quy).

b. Đặc điểm nổi bật của Hồ Gươm

  • Nước Hồ Gươm bốn mùa đều xanh.
  • Có rùa quý sông trong hồ.
  • Trong lòng hồ có hai đảo nổi: đảo Ngọc và đảo Rùa.

c. Quần thể di tích, kiến trúc gắn liền với Hồ Gươm.

Quần thể di tích và lối kiến trúc độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp của Hồ Gươm:

– Tháp Bút, Đài Nghiên (do nhà nho Nguyễn Văn Siêu tu bổ, xây dựng).

  • Tháp được xây bằng đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông. Thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (nghĩa là viết lên trời xanh).
  • Đài nghiên (nghiên mực được làm bằng đá, hình nửa quả đào bổ dọc, có hình ba con ếch đội).

– Cầu Thê Húc (nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời) dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Cầu làm bằng gỗ, sơn màu đỏ, cong cong như hình con tôm.

– Đền Ngọc Sơn: xây trên Đảo Ngọc. Đền được xây theo kiểu kiến trúc mới. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau. Ngôi đền ở phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng)…

– Tháp Rùa: được xây trên Đảo Rùa giữa sóng nước lung linh. Tháp Rùa đẹp với vẻ đẹp rêu phong cổ kính.

III. Kết bài:

  • Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh vừa đẹp vừa thiêng liêng của nước ta.
  • Là nơi thường diễn ra hội hè, những hoạt động văn hóa quan trọng.
  • Thể hiện truyền thống hiếu học qua hình ảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.
  • Thể hiện truyền thống yêu nước của nhân dân ta qua truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa vàng. Mọi người đều tự hào khi nói về Hồ Gươm, khi nói về đất nước.

Thuyết minh Hồ Gươm hay nhất

Trong bài “Lại về” của cố thi sĩ Tố Hữu có viết:

“Hồ Gươm xanh thắm quanh bờThiên thu hồn nước mong chờ bấy nayBây giờ đây lại là đâyQuốc kỳ đỉnh tháp, sao bay mặt hồ.”

Hồn Nước – là tâm hồn đất nước, là linh hồn của đất nước cũng có nghĩa là cái truyền thống, cốt cách của dân tộc Việt Nam. Và hồ Gươm – theo tác giả – chính là cái hình hài vật chất của cái hồn Nước từ nghìn thu xưa lưu lại, để chúng ta tự hào về lịch sử của dân tộc mình. Hồ Gươm có thể nói là một không gian thiêng của Hà Nội và của cả nước ta. Toàn bộ diện tích của hồ Gươm là 12 ha, dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng 200m theo hướng Đông Tây. Theo con mắt của những nhà địa chất, Hồ Gươm là nón quà của sông Hồng từ xa xưa, thủa sông Cái còn lượn sâu vào đất này từ vài ngàn năm trước. Hiện tượng sông bỏ dòng như vậy rất thường xảy ra.

Thực ra tên gọi Hồ Gươm mới có khoảng một thế kỷ nay.Trước đó tên phổ biến là hồ Hoàn Kiếm. Còn trước đó nữa Hồ còn có nhiều tên gọi khác nhau. Thủa xa xưa do hồ có màu nước quanh năm xanh nên còn có tên là hồ Lục Thủy (nghĩa là Nước Xanh). Chuyện kể rằng khi vua Lê Thái Tổ khởi binh chống quân Minh xâm lược, Vua có bắt được một thanh gươm, vũ khí đó theo vua suốt cuộc trường chinh mười năm và cuối cùng Vua đánh đuổi được giặc, giành lại nền độc lập. Đóng đô ở Hà Nội khi đó gọi là Thăng Long, một hôm vua đóng thuyền đi chơi trên hồ Lục Thủy thì có rùa vàng nổi lên, vua tuốt gươm chỉ vào rùa thì rùa liền ngậm cây gươm mà lặn xuống nước.

Nghĩ rằng đó là khi trước Trời cho mượn gươm để dẹp giặc, nay giặc tan thì sai rùa thần đến đòi lại gươm trả lại cho Trời. Từ đó vua đổi tên hồ thành hồ Hoàn Kiếm tức hồ Trả Gươm mà ngày nay chúng ta gọi tắt là hồ Gươm. Từ lúc vua Lý Thái Tổ thấy rồng bay lên khi đậu thuyền ở chân thành Đại La, và đến khi Lê Thái Tổ giữ nước thành công, chuyện trả gươm như gạch nối xứng đáng nhất để tạo nên nét đối xứng tuyệt diệu – Dương: Rồng bay. Âm: Rùa lặn! theo giáo sư Trần Quốc Vượng, bản sắc của Thăng Long – Đại Việt là tổng hòa những giá trị hư và thực, thực mà hư. Huyền mà thực, thực mà huyền! Hồ Gươm được gọi phổ biến với cái tên Hoàn Kiếm từ đó, nhưng cũng có lúc hồ có tên là Vọng, chia hai phần tả-hữu. Theo sử sách, hồ Gươm xa xưa rộng mênh mông, truyền thuyết hồ Gươm có kể tiếp rằng dù sao Vua cũng muốn tìm ra rùa Vàng nên sai quân lính đắp đập ngăn hồ Lục Thủy thành hai nửa, ban đầu cho tát nước từ bên này sang bên kia không tìm thấy rùa, lại tát ngược lại, vẫn không thấy rùa bèn cho là rùa Thần.

Sau đó cái đập được giữ lại, nửa hồ phía bắc được gọi là hồ Tả Vọng, phần còn lại phía nam gọi là Hữu Vọng, sau này phần hồ Hữu Vọng bị Tây lấp, hồ Gươm giờ là một phần Tả Vọng. Hồ sau này thời chúa Trịnh còn được dùng làm chỗ tập luyện thủy quân nên còn gọi là hồ Thủy Quân. Ngày nay hồ Gươm xanh tươi quanh năm với hàng cây được trồng quanh bờ hồ, đã có thi sỹ ví hồ Gươm như sóng mắt biếc và hàng cây xanh như hàng mi của hồ Gươm- hàng mi của đôi mắt người thiếu nữ.

Tháp Rùa nằm ở trung tâm hồ, được xây dựng trong khoảng từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886 trên gò Rùa. Đây là công trình kiến trúc độc đáo mang đậm kiến trúc Pháp. Tháp có hình chữ nhật, gồm 3 tầng, mỗi mặt có 3 cửa. Tầng 1 và 2 có kiến trúc giống nhau, gồm nhiều ô cửa hình vòm. Tầng 3 chỉ có một cửa hình tròn ở mặt phía Đông, phía trên cửa có 3 chữ Quy Sơn tháp (tháp Núi Rùa). Tầng đỉnh có nét giống một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2 mét. Đền Ngọc Sơn nằm ở phía Bắc hồ, xưa có tên là Tượng Nhĩ (tai voi).Khi dời đô ra Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã cho đổi tên là Ngọc Tượng và đền có chính thức là Ngọc Sơn từ thời Trần.

Đền Ngọc Sơn thờ thần Văn Xương là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, do Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng mặt trời buổi sáng sớm". Tháp Bút trên bờ hướng đông bắc hồ, được xây dựng từ năm 1865, bao gồm năm tầng. Trên đỉnh là tượng trưng cho một ngòi bút đối lên trời, phần thân có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên nghĩa là viết lên trời xanh, thân tầng thứ ba của tháp có khắc một bài Bút Tháp Chí. Đài Nghiên là phần không thể thiếu của tháp Bút, ba chân kê nghiên là hình tượng ba con cóc.

Trên thân nghiên khắc một bài Minh, gồm 64 chữ hán. Tháp Hòa Phong là phần còn sót lại của chùa Báo n. Tháp có 3 tầng, tầng 1 to và cao hơn 2 tầng trên cùng. Đền Bà Kiệu thờ ba vị nữ thần là Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ và Đệ tam Ngọc Nữ. Thủy Tạ được xây dựng thời chúa Trịnh Sâm, là đại diện tiêu biểu cho lối kiến trúc cổ của Việt Nam, vua thường thưởng ngoạn cảnh trí hồ ở đây. Đền thờ vua Lê có tượng vua Lê Thái Tổ đứng trên trụ cao, tay cầm thanh kiếm như phóng xuống mặt hồ.

Hồ Gươm với những giá trị vĩnh hằng đã trở thành hồn cốt của thủ đô Hà Nội. Hồ Gươm luôn sống mãi trong trái tim những người dân thủ đô, đặc biệt là những người con xa xứ.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ,Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.Đài nghiên, tháp bút chưa mònHỏi ai gây dựng nên non nước này?

Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 1

Có lẽ trong mỗi chúng ta không ai là không biết đến Hồ Gươm. Hồ Gươm là một di tích lịch sử, một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Nếu ai đã từng đến đây chắc hẳn phải ghé thăm hồ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính độc đáo của nó.

Hồ Gươm nằm tại trung tâm của thủ đô. Hồ hình bầu dục, bao quanh đó là những vườn hoa. Nhìn từ xa, hồ như lẵng hoa xinh xắn. Hồ Gươm còn có tên gọi là hồ Lục Thuỷ vì nước rất trong và xanh. Ngoài ra nó còn được gọi là hồ Hoàn Kiếm hay hồ Tả Vọng. Hai tên gọi này có từ thời Lê. Truyền thuyết kể rằng: năm đó, sau khi đánh tan quân Minh xâm lược, vua Lê Lợi ngự trên thuyền rồng thì bỗng Rùa Vàng từ dưới hồ hiện lên để đòi lại gươm. Nhà vua trả lại gươm. Tên hồ Hoàn Kiếm, hay Hoàn Gươm cũng được gọi từ đó thay cho tên hồ Tả Vọng.

Xung quanh hồ có rất nhiều cây như si, phượng, đa,… và những vườn hoa lớn. Phía bắc hồ là nhà hàng Thuỷ Tạ. Sau mỗi giờ mệt mỏi, du khách có thể tới đây vừa ăn kem vừa ngắm cảnh hồ. Giữa hồ là Tháp Rùa, với hình dáng uy nghi cổ kính, bao gồm ba tầng, xung quanh là thảm cỏ. Tháp Rùa đã tạo nên cho hồ một vẻ đẹp khó tả. Phía bắc hồ là đền Ngọc Sơn. Cứ mỗi dịp Tết đến, rất nhiều người tới đây để thắp hương cầu trời. Đi sâu vào đền là khu bán hàng lưu niệm. Đó là nơi trưng bày một con rùa rất lớn. Đền Ngọc Sơn được nối với bờ bởi cầu Thê Húc cong cong, được quét sơn đỏ tươi. Đi ra một quãng là Đài Nghiên, Tháp Bút. Trên thân Tháp Bút có ba chữ: “tả thanh thiên” của Nguyễn Siêu, nghĩa là”viết lên trời xanh”. Gần hồ có nhiều tượng đá nhằm nói lên sự tôn nghiêm của một di tích lịch sử.

Hồ Gươm đẹp một cách cổ kính và linh thiêng. Quanh hồ là một khu dân cư đông đúc với nhiều nhà cao tầng. Bắt đầu từ phố Đinh Tiên Hoàng là Bưu điện Hà Nội. Bên cạnh là vườn hoa Chí Linh, nơi đây có tượng đài Vua Lí Thái Tổ rất uy nghi. Đối diện với cầu Thê Húc là đền Bà Kiệu có từ thế kỉ XVIII, cạnh nó là tượng đài cảm tử gồm ba chiến sĩ cầm bom ba càng với tư thế sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Đi tiếp độ hai mươi mét nữa là Nhà hát múa rối Thăng Long. Ở đó biểu diễn những tiết mục đặc sắc của dân tộc ta. Đi nữa về tay phải là dãy phố Hàng Ngang- Hàng Đào là nơi bao trùm tấp nập người đi lại như trẩy hội.

Quanh hồ cũng có rất nhiều hoạt động thi vị dành cho mọi lứa tuổi. Các cụ già thường ngồi đánh cờ, bàn luận tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không chỉ vậy đây còn là nơi lí tưởng để nghỉ ngơi thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi. Mỗi buổi sáng sớm mọi người thường đi tập thể dục tại đây. Gần đây, ở tuyến xe buýt Hà Nội – Hà Đông gần hồ khai trương phố đi bộ vào ban đêm, cả dãy phố sáng lên bởi ánh đèn rực rỡ muôn màu.

Em rất tự hào vì được sinh ra tại đây. Hồ Gươm không to đẹp, lộng lẫy như nhiều cảnh quan khác nhưng nó là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội, là sự sống ngàn năm văn vật của đất nước chúng ta.

Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 2

Nhắc đến hồ Hoàn Kiếm – Hồ Gươm bỗng nhớ đến hai câu thơ nổi tiếng: “Hồ Gươm xanh thẳm quanh bờ / Thiên thu hồn nước mong chờ bấy lâu”. Đây không chỉ là một trong những không gian văn hóa nhộn nhịp của thủ đô mà nó còn chứa đựng, lưu giữ một thiên sử anh hùng của dân tộc. Nằm giữa trung tâm phồn hoa, trái tim của Hà Nội, Hồ Gươm chính là một danh thắng tự hào của người Hà Thành.

Hồ Gươm còn có tên gọi khác là Hồ Hoàn Kiếm đã có từ rất lâu đời từ cái thời mà sông Cái còn nằm sâu trong lòng đất. Hiện tượng sông lệch dòng rất thường xảy ra, dòng sông Hồng chuyển hướng chảy qua các phố như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lí Thường Kiệt… rồi hình thành các phân lưu. Và dòng phân lưu rộng nhất chính là hồ Hoàn Kiếm bây giờ.

Hồ Hoàn Kiếm có rất nhiều tên gọi, ngày xưa nó được gọi là hồ Lục Thủy vì dòng nước quanh năm xanh mát. Nhưng đến thế kỉ XV cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết lịch sử Rùa thần đòi gươm. Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1417 -1422) Lê Lợi đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ông bắt được thanh gươm báu có tên Thuận Thiên. Thanh gươm này đã vào sinh ra tử với ông trong suốt những năm kháng chiến và giành được độc lập.

Đến năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua lấy hiệu là Lê Thái Tổ trong một lần dạo chơi trên hồ Lục Thủy thì có một con rùa vàng nổi lên. Khi vua tuốt gươm mà chỉ thì rùa ngậm gươm và lặn xuống. Nghĩ rằng đó là trời cho mượn gươm dẹp giặc sau khi thành công thì sai rùa đến đòi nên hồ đã được gọi là Hồ Hoàn Kiếm hay còn là Hồ Gươm. Cũng có một thời gian sau này thời Trịnh - Nguyễn phân tranh hồ được đổi tên thành hồ Vọng ngăn thành hai bên Tả Vọng và Hữu Vọng. Thế nhưng sau đó hồ Tả Vọng bị Tây lấp mất nên hồ còn lại bây giờ chính là Hồ Hoàn Kiếm.

Về vị trí Hồ Gươm nằm giữa các khu phố cổ của Hà Nội như Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can, Tràng Thi, Tràng Tiền, Hàng Bài… Hồ có tổng diện tích khoảng 12 ha là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên của thủ đô. Kéo dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng khoảng 200m. Hồ không chỉ là nơi lưu giữ giá trị văn hóa lịch sử của thủ đô mà còn giúp điều hòa không khí, gắn liền với đời sống du lịch của con người nơi đây. Khi có dịp đến với Hồ Gươm bạn đừng nên bỏ qua những công trình kiến trúc nổi tiếng như Tháp Rùa, Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn….

Tháp Rùa được xây dựng vào thế kỉ thứ 19 từ năm 1884 đến tháng 4 năm 1886 thì hoàn thành. Nó nằm ở giữa hồ, trên gò Rùa và mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp. Tháp gồm có 3 tầng như một vọng lâu, hai tầng đầu kiến trúc tương tự nhau có nhiều ô cửa vòm, chiều dài có 3 cửa còn rộng 2 cửa. Tầng 3 chỉ có một cửa vòm. Tháp Rùa cũng là nơi để Rùa phơi nắng và đẻ trứng, loài rùa này được xếp vào sách đỏ Việt Nam. Mỗi khi rùa nổi lên thì sẽ ứng với một việc quốc gia đại sự.

Đền Ngọc Sơn nằm ở vị trí ngày xưa là đảo Ngọc ở phía bắc của Hồ Gươm hay còn có tên gọi khác là Tượng Nhĩ (tai voi). Sau này đến thời Lí Thái Tổ nó được đổi thành Ngọc Tượng và phải đến đời Trần mới thành Ngọc Sơn. Để bước vào đền bạn phải đi qua một cây cầu có tên là Thê Húc, cong cong màu đỏ rực. Và cây cầu này được xây dựng vào năm 1865 nhờ công của danh sĩ Nguyễn Văn Siêu.

Bên cạnh những danh thắng nổi bật trên thì khi đến với Hồ Gươm bạn cũng đừng nên bỏ qua những địa danh như Tháp Bút, Đài Nghiên… Những công trình kiến trúc ấn tượng này đã tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng lại đối với du khách trong và ngoài nước khi đến với Hà Nội. Một trong những biểu tượng khát vọng hòa bình của dân tộc.

Có thể nói Việt Nam là một đất nước rất giàu tài nguyên và thiên nhiên, được tạo hóa ban tặng cho những danh lam thắng cảnh kì vĩ. Thế nhưng Hồ Hoàn Kiếm – Hồ Gươm vẫn được xem là một trong những kiệt tác khó lu mờ trong lòng người dân. Nơi đây chính là nơi lưu giữ hồn cốt tinh hoa của cả dân tộc.

Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 3

Hà Nội có Hồ GươmNước xanh như pha mựcBên hồ ngọn Tháp BútViết thơ lên trời cao

Cứ nhắc đến Hà Nội là nhắc đến hình ảnh hồ Hoàn Kiếm trong xanh và bóng Tháp Rùa nghiêng nghiêng soi dáng. Hồ Hoàn Kiếm cùng quần thể kiến trúc của nó đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và thiêng liêng về Hà Nội – trái tim hồng của cả nước. Hồ Hoàn Kiếm đã tồn tại từ trước nay rất lâu, nếu tính từ khi hồ còn là một đoạn của dòng cũ sông Hồng để lại sau khi sông chuyển dòng thì tới nay hồ đã có đến vài nghìn tuổi. Theo những địa danh hiện nay, hồ Hoàn Kiếm gồm 2 phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng.

Lý Thường Kiệt tới phố HàngChuối, thông với sông Hồng.

Tuy rằng hồ có từ rất lâu nhưng cái tên Hoàn Kiếm thì mới có từ năm thế kỷ nay. Trước đây, nước hồ quanh năm xanh biếc nên nó được gọi là Lục Thủy.Vào thế kỷ XV, hồ được mới được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vua Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có người mò được một lưỡi gươm sắc bén, sau đó chính ông nhặt được chuôi gươm trong rừng. Khi Lê Lợi lấy lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên hai chữ "Thuận Thiên" ( nghĩa là: thuận theo ý trời ). Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua và về Thăng Long. Trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thủy, bỗng một con rùa xuất hiện, nhà vua rút gươm ra trỏ thì rùa liền đớp ngay thanh gươm rồi lặn xuống nước, vậy là vua đã trả gươm cho trời. Và từ đó hồ Lục Thủy có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm, thường được gọi nôm na là Hồ Gươm. Sau đó, cũng vào thời nhà Lê, hồ còn được dùng làm nơi luyện tập của thủy quân nên có lúc được gọi là hồ Thủy Quân.

Hiện nay, Hồ Hoàn Kiếm có diện tích khoảng 12 Ha, chiều dài Nam-Bắc là 700m, chiều rộng Đông-Tây là 200m. Bao quanh hồ là các phố Lê Thái Tổ ở phía Tây, phố Đinh Tiên Hoàng phía Đông, phố Hàng Khay phía Nam. Ở giữa hồ có một gò đất gọi là gò Rùa. Gò hình gần tròn, có đường kính chiều đông-tây 18m, chiều bắc - nam 24m, diện tích khoảng 350m2. Tháp Rùa được xây trên gò rùa nơi xưa vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài để nhà vua ra câu cá. Tháp hình chữ nhật, gồm 3 tầng. Tầng một: chiều dài 6,28 mét (của 2 mặt hướng Đông và Tây), mỗi mặt có 3 cửa, chiều rộng 4,54 mét, mỗi mặt có 2 cửa. Các cửa đều được xây cuốn, đỉnh thuôn nhọn. Tầng hai: chiều dài 4,8 mét, rộng 3,64 mét và có kiến trúc giống như tầng một. Tầng ba: chiều dài 2,97 mét, rộng 1,9 mét. Tầng này chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía Đông, đường kính 0,68 mét, phía trên cửa có 3 chữ Quy Sơn tháp (tháp Núi Rùa). Tầng đỉnh có nét giống một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2 mét. Đảo Ngọc Sơn: nằm ở phía Bắc hồ, xưa có tên là Tượng Nhĩ (tai voi).Vua Lý Thái Tổ đặt tên là Ngọc Tượng khi dời đô ra Thăng Long và đến đời Trần thì được đổi tên là Ngọc Sơn. Đền Ngọc Sơn thờ Văn Xương và Trần Hưng Đạo. Năm Tự Đức thứ 18 (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền Ngọc Sơn. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm".

Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố Hà Nội đã đi vào lòng bất cứ ai đặt chân đến đây. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào buổi sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Mọi người thường gọi các khu phố quanh hồ là Bờ Hồ. Tuy rằng hồ không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ Đô Hà Nội, song với nguồn góc đặc biệt, lại nằm trong trung tâm thành phố, giữa những dãy phố cổ, hồ Hoàn

Kiếm từ lâu đã gắn liền với cuộc sống con người nơi đây. Hồ Hoàn Kiếm – Hồ Gươm sẽ sống mãi trong tiềm thức của mỗi người dân Hà Nội nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.

Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 4

Hồ Gươm (Hoàn Kiếm) được coi là hòn ngọc của Thủ đô, hay như du khách nước ngoài gọi là "Lẵng hoa giữa lòng thành phố, nằm lọt giữa lòng Hà Nội. Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới xong đền Ngọc Sơn nằm trên đảo Ngọc lại là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. Theo các nhà khoa học hồ là một đoạn sót lại của sông Hồng sau khi sông đã chuyển dòng như hiện nay. Sự việc sông nước biến thiên ấy diễn ra cách đây vài nghìn năm. Trước đây hồ có tên là Lục Thủy vì sắc nước bốn mùa xanh. Thế kỉ 15, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện trả gươm cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.

Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi), vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên là Ngọc Tượng, đến đời Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền dựng lên để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Về sau lâu ngày đền ấy sụp đổ, đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 – 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thuỵ Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân nền cung cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn (Văn Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, 25 – 55 sau công nguyên bên Trung Quốc, sau khi chết được phong là thần chủ về văn chương khoa cử)

Theo sách "Hà Thành linh tích cổ lục" thì ngay từ đời Lê, trên đảo Ngọc Sơn đã có đền thờ Quan Công, người nổi tiếng trung nghĩa đời Tam Quốc (Trung Quốc). Khi vua Lê và chúa Trịnh dùng hồ là nơi duyệt thuỷ quân thì đền được coi như một võ miếu. Dân Hà thành đã đem tượng Đức thánh Trần thờ phối hưởng bên cạnh Quan Công. Nhưng "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" lại cho đó là tượng Lê Lai, công thần khai quốc đời Lê đã xả thân cứu chúa.

Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Trên núi Ngọc Bội cũ, ông cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: Nhất đài Phương Đình bút. Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.

Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía Bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút được đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Phía Nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng- ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hóa đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ. Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả phật A Di Đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.

Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên – Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những kỷ niệm xưa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng, cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.

Đối với người Hà Nội, hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một nơi hóng gió, một nơi dùng để chơi thuyền mà còn gắn liền với đời sống về nhiều phương diện: đêm giao thừa, người người nô nức du xuân quanh hồ. Xuân về, hồ là nơi gặp gỡ của thiện nam tín nữ đi lễ các đền chùa lân cận. Các đôi uyên ương trong ngày cưới tìm đến bên hồ Gươm chụp ảnh lưu niệm. Hè đến, những buổi chiều oi bức, hồ là địa điểm hóng mát lý tưởng. Ai đã từng một lần ngắm hồ từ trên cao vào đầu hạ sẽ không khỏi thảng thốt trước bức tranh đầy màu sắc và nên thơ của những cây bằng lăng tím rạng rỡ xen giữa những phượng cháy đỏ rực, cơm nguội chín vàng, những tàng cây ngả xuống, vòng tay ôm lấy mặt nước hồ biếc xanh màu ngọc. Mùa thu, hồ Hoàn Kiếm không những chỉ là một thắng cảnh đẹp với những rặng liễu rủ bên bờ, nắng vàng lấp lánh trên mặt nước mà còn là nơi nhân dân thủ đô lui tới để xem pháo hoa nhân những ngày hội lớn của dân tộc như 19/8 và 2/9.

Những di tích lịch sử độc đáo: tháp Rùa, tượng vua Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, đài Nghiên, tháp Bút, đền Bà Kiệu, chùa Bà Đá… và những công trình kiến trúc hiện đại, mới được xây dựng hoặc tu tạo nhưng luôn đảm bảo kết hợp hài hoà với cảnh quan vốn có quanh hồ. Hồ Gươm với đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và tháp Rùa lung linh bóng nước là hình ảnh của thủ đô Hà Nội trong mỗi trái tim người Việt Nam.

Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 5

Nói đến Thủ đô Hà Nội thân yêu của chúng ta, có thể nhắc đến Chùa Một Cột - dáng sen vươn lên từ bùn lầy nghìn năm Bắc thuộc - tiêu biểu cho ý thức tự cường của dân tộc. Hay Khuê Văn Các - viên ngọc minh châu kết tinh của một nền khoa học ngàn đời. Nhưng chúng ta vẫn nghe nhắc đến Hồ Gươm nhiều hơn cả. Nằm trong lòng Hà Nội, thành phố ngàn năm văn hiến, thành phố vì hòa bình, nơi đây có Tháp Rùa tượng trưng cho khát vọng hòa bình. Đài Nghiên, Tháp Bút nhắc đến nền văn vật lâu đời. Chỉ với ba biểu tượng đó, hồ Hoàn Kiếm đã xứng đáng là trái tim của Thủ đô rồi!

Hồ Gươm không chỉ là thắng cảnh tô điểm thêm vẻ xinh tươi, duyên dáng cho Thủ đô, mà còn là một trong những dấu ấn tiêu biểu của lịch sử ngàn năm văn hiến đất kinh kỳ Thăng Long - Đông Đô – Hà Nội. Để đến tham quan Hồ Gươm, chúng ta có thể đi từ nhiều con đường khác nhau như Hàng Bài, Tràng Thi, Hàng Khay hay các khu phố cổ, Hồ Gươm nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, là nơi kết nối giữa các phố cổ với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch lại cách đây hơn một thế kỷ. Chắc hẳn chúng ta đều biết Hồ Gươm chính là một dòng chảy còn sót lại của sông Hồng. Cách đây hàng trăm năm về trước, Hồ Gươm ăn thông với sông Hồng, là một nhánh nhận nước của sông Hồng, chạy dài qua các phố Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối,.. Từ thế kỉ XIX, khi nước ta đang bị thực dân Pháp cai trị, do sông Hồng đổi dâng nên Hồ Gươm chỉ còn là một sông nhỏ chạy qua Hàm Cá Mập (bến tàu điện một thời). Vì thế, để qua sông, người Pháp đã bắc một chiếc cầu bằng gỗ và dần dần san đất. Và ngày nay, nơi đó chính là phố cầu Gỗ mà ai cũng biết.

Từ xưa đến nay, Hồ Gươm đã trải qua lịch sử với bao nhiêu tên gọi khác nhau. Cách đây khoảng sáu thế kỉ, Hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, rồi tới phố Hàng Chuối. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên trước kia Hồ Gươm được gọi là Hồ Lục Thủy. Sau đó là cái tên Tả Vọng để phân biệt với Hữu Vọng. Sau khi các triều đại chọn Thăng Long làm kinh đô, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thủy quân. Tương truyền vào thế kỉ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu chống giặc Minh xâm lược dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi (1427). Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hóa) có một người đánh cá là Lê Thận (sau khi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn) đã kéo được một lưỡi gươm, sau đó Lê Lợi lại nhặt được chuôi gươm ở trên cây, khi ghép chuôi gươm và lưỡi gươm lại thành thanh gươm, đặt tên là "Thuận Thiên" có nghĩa là "thuận theo ý trời". Gươm báu đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền ở hồ Lục Thủy, bỗng một con rùa xuất hiện, nổi lên khỏi mặt nước. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ. Chắc hẳn ai cũng biết hồi tháng 5 âm lịch 2010, khi Hà Nội kỷ niệm 583 năm vua Lê chiến thắng giặc Minh, chúng ta đã được chứng kiến hình ảnh Cụ Rùa bò lên mặt nước… Tất cả mọi người đều ngỡ ngàng và càng tin hơn vào sự linh thiêng của Hồ Gươm - viên ngọc xanh giữa lòng Thủ đô này…

Hồ Gươm rất đặc biệt. Nó có một màu sắc riêng, khác hẳn các hồ khác. Hồ Gươm xưa kia trong lắm, đẹp lắm, có màu nước xanh biêng biếc… Các bạn có biết màu xanh ấy là do đâu khống? Trong lớp bùn của Hồ Gươm, có sự sinh sống của một loài tảo. Nhờ sự quang hợp của loài tảo đó mà Hồ Gươm có màu xanh như vậy! Đã có lần, các nhà khoa học đã thử lấy thứ tảo ấy đem đi nơi khác trồng nhưng chúng không sống được! Phải chăng Hồ Gươm có một điều đặc biệt khác?… Nhưng bây giờ, màu xanh trong trẻo ấy đã bị ô nhiễm mà nguyên nhân chính là do con người gây ra. Chính những người dân không ý thức, vứt rác bừa bãi xuống hồ và Nhà nước không có biện pháp làm sạch hồ thường xuyên nên đã làm cho nước hồ đục hơn và bên bờ hồ vương vãi những túi rác mà người dân đã vứt xuống. Điều đó sẽ dẫn đôn hậu quả gì? Trước hết, Hồ Gươm đã không còn đẹp như trước nữa mà đã mất đi vẻ tự nhiên của nó. Và hậu quả thứ hai là những Cụ Rùa đã bị tổn thương vì môi trường quá bẩn. Ngày trước, Cụ Rùa chỉ nổi lên vào những dịp lễ, còn thời gian gần đây, Cụ Rùa nổi lên rất thường xuyên và mọi người đã nhìn thấy những vết thương trên thân Cụ Rùa. Có lẽ nào những người vứt rác xuống hồ không thể hiểu được những điều này? Và vài ba năm trước, việc làm sạch Hồ Gươm đã bắt đầu được chú trọng. Tất cả chúng ta đều đã nhận thấy một điều rằng, mặc dù Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra những biện pháp để giải quyết vấn đề này nhưng thực sự là nước hồ ngày càng bẩn thêm. Vì vậy, điều quan trọng vẫn là ý thức của người dân, chúng ta phải giữ gìn hồ sạch sẽ để không làm mất đi vẻ đẹp của Hồ Gươm nói riêng và vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội và hình ảnh tốt đẹp của con người Việt Nam nói chung.

Ở Hồ Gươm, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy Đài Nghiên và Tháp Bút được danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1864. Thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" nghĩa là "Viết lên trời xanh", ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn được gọi là Đài Nghiên, trên đó có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, ba chân kê nghiên là hình tượng ba con ếch. Sở dĩ có ba con ếch đội là bởi vì nhà thơ Nguyễn Văn Siêu muốn nhắc chúng ta đừng kiêu căng rồi dẫn đến hậu quả khó lường như trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng và Nguyễn Văn Siêu cũng muốn viết lên trời xanh khát vọng hòa bình, truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. Có một điểm đặc biệt giữa Tháp Bút và Đài Nghiên. Đó là vào những buổi trưa hè, nhìn từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường đứng hai bên, cả hai bức tường cao quý ấy đều khắc tên những người đỗ đạt, khiến cho các sĩ tử đi qua đều cố gắng học hành. Đi tiếp vào trong ta sẽ thấy cầu Thê Húc. cầu Thê Húc được làm bằng gỗ rất thô sơ và được sơn màu đỏ. cầu được thiết kế cong cong và uốn lượn như hình con tôm. cầu Thê Húc hướng về phía Đông, phía mặt trời mọc để đón được toàn vẹn nguồn dưỡng khí và những tia nắng đầu tiên. Với ý nghĩa ấy, cây cầu mang màu đỏ - màu của sự sống, màu của hạnh phúc, của sự cao quý, của ước vọng truyền đời từ thời cổ đại đến ngày nay – cây cầu Thê Húc - đó chính là biểu tượng của thần Mặt Trời! Tên của cây cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm". Đi sâu vào trong, chúng ta sẽ đến với đền Ngọc Sơn linh thiêng. Ngôi đền được xây dựng trên đảo Ngọc. Cả khu đền được lợp ngói đỏ trông tươi tắn với hình ảnh cong cong trạm trổ tinh tế. Đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Văn Xương Đế Xuân - vị thánh trụ trì việc văn chương khoa cử. Ngoài hiên có tủ kính với Cụ Rùa được đặt bên trong khi các nhà khoa học vớt lên vào những thập niên sáu mươi của thế kỉ XX. Cụ Rùa có tuổi thọ khoảng 500 – 600 tuổi. Không chỉ có một Cụ Rùa mà dưới Hồ Gươm còn có vài Cụ Rùa khác.

Hồ Gươm được du khách coi là một danh lam thắng cảnh. Quanh hồ là những loài cây trông lộng lẫy như: cây phượng, cây bằng lăng, cây liễu sư. Ngoài ra còn có nhiều loài hoa được trồng và được ghép thành hình chữ ở bên bờ hồ. Ngày nay, chúng ta đều thấy rất nhiều du khách nước ngoài cũng như trong nước và người dân Hà Nội đi dạo quanh hồ. Họ chụp ảnh, họ bàn tán và họ cũng cảm thấy thanh thản… Chắc chắn là như vậy!… Bên Hồ Gươm không chỉ có du khách đi dạo, chúng ta còn thấy cả các cụ già ngồi chơi cờ, còn các bác, các cô thì tập thể dục cho cơ thể săn chắc, khỏe mạnh. Những đứa trẻ cũng thường ra bờ hồ đùa nghịch, vui chơi tận hưởng không khí thoáng mát. Từ Hồ Gươm, chúng ta cũng có thể nhìn được những địa điểm nổi tiếng của Hà Nội như Tượng đài Lý Thái Tể, Bưu điện Hà Nội với đồng hồ cổ kính được đặt ở trên nóc hay những khu phố cổ,… Như vậy, chúng ta có thể thấy được Hồ Gươm đẹp thế nào, phong phú về màu sắc thế nào…

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Hồ Gươm có thể từ nhiều thế kỉ trước, có thể có nhiều tên gọi nhưng với tôi, Hồ Gươm chỉ mới hơn mười ba tuổi. Dù có thế nào, Hồ Gươm mãi mãi là một phần trong trái tim tôi.

Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 6

Hà Nội! Không chỉ là thủ đô của nước Việt Nam. Không chỉ là trung tâm chính trị của nước nhà. Nó là một địa danh lịch sử gắn với nhiều đau thương mất mát của chiến tranh, gắn với những mốc son không thể xóa nhòa. Nói đến Hà Nội, người dân Hà Nội, luôn có những hình ảnh đẹp đẽ trong mắt mỗi người dân Việt Nam. Những địa danh, những hình ảnh, những địa điểm tại đất Thăng Long ai ai cũng muốn tham quan, được đi đến. Trong đó có Hồ Gươm.

Hồ Gươm không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp của Hà Nội, nó còn là di tích lịch sử của nước ta. Trước hết, Hồ Gươm được gắn với truyền thuyết Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn cùng thần kim quy đã giúp nước ta thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh xâm lược. Sự tích trả gươm rùa thần của Lê Lợi đã làm nên cái tên "Hồ Gươm" hay "Hồ Hoàn Kiếm" ngày nay thay cho tên "Hồ Lục Thủy" ngày xưa. Trên hồ có hai hòn đảo: đảo Ngọc và đảo Rùa. Đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo nên đổi tên thành Đền Ngọc Sơn. Năm 1864, trên gò Ngọc Bội đối diện với đảo Ngọc, Tháp Bút được xây dựng.

Hồ Gươm là hồ nước ngọt tự nhiên của Hà Nội. Với diện tích 12ha, nước hồ quanh năm xanh ngắt. Hồ có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố: Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ... với các khu phố Tây do người Pháp quy hoạch như: Tràng Thi, Bảo Khánh, Nhà Thờ, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu... Đến thăm Hồ Gươm, không thể không thấy hình ảnh tượng trưng của nó. Đó là tháp Rùa. Tháp Rùa được xây dựng nằm ở trung tâm hồ chịu ảnh hưởng của đặc trưng kiến trúc Pháp. Tháp hình chữ nhật, có bốn tầng. Kiến trúc từng tầng khá giống nhau. Các mặt được xây dựng đều có cửa uốn thon gọn. Tháp Rùa được coi là kiến trúc có tính chất lịch sử và thiêng liêng đối với không chỉ người dân Hà Nội mà còn là cả con người Việt Nam. Đặc biệt, đến với Hồ Gươm thì hầu như ai cũng dành chút thời gian để bước chân lên chiếc cầu Thê Húc màu son dẫn vào đền Ngọc Sơn. Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất tạo vẻ đẹp cổ kính hài hòa cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hòa giữa con người và thiên nhiên. Ngoài ra, Hồ Gươm còn gắn liền với các địa danh khác như Tháp Bút, Đài Nghiên, Đền thờ vua Lê....

Hồ Gươm đã cùng với thời gian trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử. Biết bao đời vua trị vì đã đến đây để thực hiện những nghi thức long trọng. Cũng bởi giá trị lịch sử của nó đối với Hà Nội và cả đất nước Việt Nam, mà Hồ Gươm đã trở thành điểm đến của biết bao du khách trong và ngoài nước mỗi khi đặt chân đến Thủ đô. Không ai có thể phủ nhận giá trị kiến trúc cũng như giá trị lịch sử của Hồ Gươm.

Đối với người dân Hà Nội, Hồ Gươm không chỉ là điểm đến dừng chân, ngắm cảnh hữu tình hay hóng gió. Hồ Gươm đã cùng với người dân Hà Nội trải qua biết bao thời kỳ đổi thay, chuyển mình của đất nước. Nó mang một giá trị tinh thần hết sức to lớn đối với người dân Hà Nội. Nó như một người bạn, một người tri kỷ, một chứng nhân lịch sử quan trọng của người dân Hà Nội. Cũng giống như cầu Long Biên hay bất kì một địa danh nào khác của Hà Nội, Hồ Gươm là dấu ấn riêng của Hà Nội mỗi khi nhớ về. Không chỉ bởi lẽ đó, Hồ Gươm còn có một vị trí địa lý hết sức quan trọng đối với Hà Nội. Nằm ở trung tâm Hà Nội lại nối các khu phố quan trọng với nhau đã khiến cho Hồ Gươm càng trở nên quan trọng đối với đất Thủ đô phồn hoa rực rỡ này.

Bởi vậy mà các sự kiện quan trọng của đất nước thường được tổ chức và diễn ra tại đây. Chưa hết, do nước hồ trong xanh tạo một cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái mỗi khi hè đến. Ai cũng biết cái nóng của Hà Nội. Nhưng khi dừng chân ở bờ hồ Hoàn Kiếm, mọi cái nắng không thể làm vơi đi sự mát mẻ cũng như thoải mái nơi đây. Đây cũng là lý do vì sao, mỗi khi mùa hè đến, xung quanh Hồ Gươm thường rất đông người. Ngày nay, Hồ Gươm còn là điểm đến lý tưởng của các bạn trẻ đặc biệt là sinh viên. Bởi lẽ, ở đây tập trung rất nhiều du khách nước ngoài. Chính vì thế, các bạn sinh viên năng động ngày nay thường đến đây để nâng cao khả năng giao tiếp với người nước ngoài của bản thân mình.

Tóm lại, Hồ Gươm vừa là danh lam thắng cảnh, vừa là di tích lịch sử, vừa là dấu ấn là tri kỉ của Hà Nội, người Hà Nội. Hơn hết, Hồ Gươm còn là địa điểm du lịch, nơi nghỉ ngơi vui chơi học tập của mọi người. Hãy đến với Hồ Gươm, bạn sẽ cảm nhận được tất cả những gì mà tôi nói. Hồ Gươm - một địa điểm tuyệt vời giữa lòng Hà Nội.

Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 7

Đất nước Việt Nam ta được thiên nhiên ưu đãi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Ở mỗi nơi đều có những danh lam nổi tiếng và mang những nét đặc trưng riêng. Một trong những danh lam thắng cảnh đẹp của nước ta là Hồ Gươm. Bất kỳ ai đến thành phố Hà Nội du lịch đều không thể bỏ qua Hồ Gươm.

Hồ Gươm không chỉ đẹp bởi cảnh vật, mặt nước hồ màu xanh biếc, bóng liễu thướt tha mà Hồ Gươm. Đó là một danh lam thắng cảnh tự hào của người Hà Nội. Điểm đặc biệt của Hồ Gươm ngoài vẻ đẹp do thiên nhiên ban tặng mà Hồ Gươm còn là di tích lịch sử gắn liền với lịch sử đấu tranh anh hùng bất khuất của đất nước ta.

Khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh này ta không thể không nhắc đến lịch sử hình thành và tồn tại của hồ. Hồ Gươm đã hình thành từ rất lâu đời, cách đây khoảng 6 thế kỉ,hiện nay hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên Hồ Gươm còn gọi được gọi với cái tên Hồ Lục Thủy.

Vào thế kỉ XV, Hồ Gươm được đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thống trả gươm thần cho rùa vàng của vị vua khai triều nhà hậu Lê người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh. Truyền thuyết kể rằng, thờ giặc minh đô hộ nước ta chúng rất hung ác gây ra nhiều tội với nhân dân ta làm cho nhân dân ta làm cho dân ta sống trong cảnh khổ cực. Khi Lê Lợi (tức vua Lê Thái Tổ) dựng cờ khởi nghĩa của Lam Sơn, có một ngư dân mò được một lưỡi gươm sau đó chính ông nhặt được một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi dạo thuyền trên Hồ Lục Thủy bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói “Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Lang quân” Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, vừa giơ gươm ra thì gươm liền bay về phía rùa thần. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ và từ đó Hồ Lục Thủy có tên gọi mới là Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh của người dân Thăng Long Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.

Rùa là một trong bốn con vật linh thiêng trong tâm thức văn hóa dân gian. Giống rùa quý này vẫn còn sinh sống trong lòng hồ, hàng năm có đôi lần nhô lên mặt nước, thật may mắn cho du khách nào nhìn thấy rùa nổi trên mặt hồ.

Có hai lần hòn đảo trên hồ là đảo Ngọc và đảo rùa. Đầu thế kỷ 19 người ta đã xây dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc và gọi là Chùa Ngọc Sơn. Không lâu sau đó chùa Ngọc Sơn không thờ phật nữa mà chuyển sang thờ thần Văn Xương Đế Quân nên đền Ngọc Sơn.

Chúng ta sẽ được tận hưởng những không gian cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong Hồ Hoàn Kiếm có cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn. Cầu Thê Húc được thiết kế cong cong hình vòng cung, trông rất đẹp mắt, là lối duy nhất đưa du khách vào đền Ngọc Sơn.

Khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh này, ta quên hình ảnh rặng liễu, những hàng lộc vừng thướt tha, rủ bóng quanh mặt hồ. Xung quanh bờ hồ được trồng rất nhiều loài hoa, cây cảnh làm sáng rực lên một danh lam thắng cảnh của Hà Nội. Hình ảnh Hồ Gươm lung linh như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng người dân Hà Nội bao đời nay. Người dân Hà Nội sống xung quanh khu vực hồ thường có thói quen đi tập thể dục vào buổi sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Từ người già đến trẻ nhỏ đều thích ngồi trên ghế đá quanh hồ để ngắm vẻ đẹp của Hồ Gươm. Tiếng chim hỏi líu lo mặt hồ xanh biếc, cảnh vật thật đẹp không chỉ đắm chìm trong hơi thở mà thiên nhiên quan hồ rất thơ mộng. Đến Hồ Gươm ta nhìn thấy những cặp tình nhân tay trong tay đi dạo phố, họ đều tận hưởng cảnh đẹp của Hồ Gươm theo cách riêng của họ, những hoạt động đó làm cho Hồ Gươm trở nên tấp nập và sinh động hơn.

Không phải là hồ nước lớn nhất thủ đô song với nguồn gốc đặc biệt, Hồ Gươm từ lâu đã gắn liền với cuộc sống, tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ kính, Hồ đã mở ra một khoảng không gian đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có những cảnh đẹp và hơn thế hồ gắn liền với huyền sử là biểu tượng khát khao hòa bình.

Không thể dùng từ gì để thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hồ Gươm để có thể miêu tả hết vẻ đẹp của hồ. Hồ Gươm là nơi hội tụ, điểm hẹn của du khách bốn mùa. Mùa xuân đậm đà lễ hội truyền thống và rực rỡ sắc hoa. Mùa hạ ùa về từng cơn gió lồng lộng, thổi đi cái oi bức của phố phường, đâu đó trên những cành cây râm ran tiếng ve gọi hè. Mùa thu với màn sương huyền ảo, dáng liễu mơ hồ hư thực đã làm say đắm bao nhà nhiếp ảnh tài hoa. Mùa đông đi giữa những cơn mưa lá vàng chân nhẹ bước trên những thảm lá vừa rụng, xuýt xoa với cái rét và những giọt mưa phùn lất phất bay.

Hồ Gươm không chỉ mang những nét đẹp cổ kính mà còn mang nét đẹp hiện đại, là danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước ta. Trải qua bao chặng đường lịch sử phát triển của đất nước, Hồ Gươm vẫn đẹp, vẫn thơ mộng và trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với các du khách trong và ngoài nước. Mùa nào tính ấy, Hồ Gươm mãi là dấu ấn vẻ vang thời giữ nước và khát vọng hòa bình của tổ tiên xa xưa.

Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 8

Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời,Càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô...

Đó là những câu hát ngân nga tràn niềm tự hào về một thắng cảnh nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội - Hồ Gươm.

Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.

Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417 - 1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hóa) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.

Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.

Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỷ 16, nhà Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện với đảo Ngọc, một gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng dinh Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống cho đốt phá tất cả những gì do họ Trịnh dựng lên. Đến đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa này không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó đổi chùa thành đền, tức đền Ngọc Sơn ngày nay. Năm 1864, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên gò Ngọc Bội ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay.

Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.

Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 9

Mỗi lần về thăm thủ đô Hà Nội, tôi lại muốn đến ngắm nhìn hồ Gươm trước tiên, nó đã tồn tại ở đây hàng mấy trăm năm, nhuốm đủ bụi của thời gian và dòng chảy lịch sử với biết bao đổi dời. Nhưng mặt hồ ấy vẫn thế, sáng trong như một chiếc gương ngọc, nằm tĩnh lặng với vẻ đẹp cổ kính, ngay giữa lòng thủ đô ồn ào, náo nhiệt.

Hồ Gươm là hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm là một hồ nước ngọt tự nhiên, thuộc địa phận quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 héc ta, khá nông, độ sâu trung bình khoảng từ 1 đến 1,4 mét, chiều dài bờ hồ ước tính khoảng 1750 mét. Về địa lý, hồ Gươm có nguồn gốc từ một phân lưu của dòng sông Hồng, sau phình to ra và đọng lại ở khu vực trũng của thủ đô và hình thành nên hồ như ngày nay. Đây là điểm liên kết giữa các khu phố cổ bao gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ,… với các khu phố Bảo Khánh, Nhà Thờ, Hàng Bài, Tràng Tiền, do thực dân Pháp quy hoạch từ hàng trăm năm trước.

Hồ Gươm có rất nhiều tên gọi khác nhau, trước kia hồ có tên gọi là hồ Lục Thủy, bởi màu nước xanh như ngọc, tuyệt đẹp. Vào thời vua Lê – chúa Trịnh thì hồ dùng để duyệt quân, luyện binh nên còn có tên gọi là hồ Thủy Quân, hồ Tả Vọng, Hữu Vọng. Tên gọi Hoàn Kiếm bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ 15, gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa Thần. Chuyện xưa kể rằng, trong một lần dạo chơi trên thuyền rồng ở giữa hồ Gươm, bỗng từ đâu xuất hiện một con Rùa lớn, đòi nhà vua hoàn trả lại thanh gươm mà Long Vương đã cho mượn để dẹp tan giặc Minh thuở trước. Lê Lợi bèn rút gươm ra trả, rùa ngậm lấy gươm rồi lặn mất, từ đó hồ còn có tên gọi khác là Hồ Hoàn Kiếm.

Trên hồ còn có rất nhiều các di tích lịch sử, đầu tiên phải kể đến Tháp Rùa, là biểu tượng của hồ Gươm, mà ai đến tham quan cũng muốn ghé chân một lần. Tháp Rùa nằm trên một mỏm đất nổi lên giữa hồ, được xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp, khởi công vào khoảng năm 1884, đến năm 1886 thì hoàn thành. Với lối thiết kế độc đáo, tòa tháp cao bốn tầng tạo nên một cảnh quan đặc sắc ngay giữa lòng hồ, cô tịch, lặng lẽ lại phủ kín rêu phong, chứng minh sự tồn tại vững bền của nó qua bao năm tháng, là nhân chứng lịch sử đắt giá.

Hướng mắt sang phía Bắc là đền Ngọc Sơn, trước đây vốn có tên gọi là Tượng Nhĩ nhưng sang đến thời Trần thì được đổi lại. Đền chủ thờ vị thần Văn Xương chuyên cai quản việc khoa cử và Trần Hưng Đạo. Ngay phía trước đền là cây cầu Thê Húc uốn cong, với lớp sơn son đỏ rực rỡ dưới ánh mặt trời, được danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1886, tên cầu có ý nghĩa là “nơi đậu ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm”. Sự kết hợp độc đáo của đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã đem lại vẻ đẹp chan hòa, đậm chất cổ kính, hòa hợp giữa con người và thiên nhiên tươi đẹp.

Quay sang nhìn về hướng Đông Bắc ta thấy Tháp Bút đang sừng sững đứng, như muốn vẽ vài nét bút lên nền trời xanh thẳm. Tháp gồm có 5 tầng, đỉnh tháp là hình ngọn bút đang chỉ lên trời, phần thân bút được chạm khắc ba chữ lớn “Tả Thanh Thiên”. Đi liền với Tháp Bút chính là Đài Nghiên, hai công trình kiến trúc độc đáo này đều được xây dựng vào năm 1865, tạo nên một vẻ đẹp hài hòa lại đậm chất nhân văn, thể hiện tinh thần hiếu học của nhân dân Việt Nam ta.

Ngoài những công trình kiến trúc lịch sử đã kể trên hồ Gươm còn gắn với các công trình kiến trúc khác như: Tháp Hòa Phong ở hướng Đông, hay đền Bà Kiệu ở hướng Đông Bắc (thờ ba vị nữ thần là Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ và Đệ tam Ngọc nữ), Thủy Tạ và đền thờ vua Lê,…

Hệ sinh thái của hồ không có gì đặc biệt, nhưng đáng nhắc đến nhất là Rùa Hồ Gươm, ban đầu có tất cả bốn con, tuy nhiên đều đã qua đời hết, con rùa cuối cùng vào năm 2011, được đưa lên để chạy chữa những vết thương lở loét khắp người, nhưng đến đầu năm 2016 thì “cụ Rùa” cuối cùng cũng lìa đời. Đây đều là hệ quả của việc một số bộ phận người dân vô ý thức, xả rác xuống lòng hồ làm ô nhiễm nguồn nước, cộng với nạn săn bắt trộm Rùa.

Hồ Gươm có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với người dân thủ đô, nơi đây không chỉ là nơi thưởng thức phong cảnh hữu tình mà còn là di tích đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử đổi dời vận mệnh của dân tộc. Hồ mang một giá trị văn hóa tinh thần vô cùng to lớn, in hằn trong ký ức của người dân Hà Nội, nhắc đến Hà Nội ai cũng nhớ đến Hồ Gươm yên bình với Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn đậm nét cổ kính. Chẳng thế mà người ta lại ví rằng hồ Gươm là trái tim xinh đẹp của thủ đô Hà Nội. Hiện nay hồ Gươm đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn ngay giữa lòng Hà Nội, thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan, xung quanh bờ hồ cũng là nơi dạo mát lý tưởng cho các thế hệ từ già đến trẻ.

Tuy không phải là hồ lớn duy nhất ở thủ đô nhưng với những nét đặc trưng về lịch sử và vẻ đẹp cổ điển nhuốm màu thời gian, hồ Hoàn Kiếm đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca và nhạc họa. Hồ Gươm vừa là di tích lịch sử vừa là danh lam thắng cảnh có giá trị và ý nghĩa tinh thần to lớn đối với mỗi một người dân Hà Nội, là điểm nhấn bình lặng giữa thủ đô ồn ào, vội vã. Nếu bạn có cơ hội hãy một lần đến với Hà Nội, đến với hồ Gươm để được tự mình cảm nhận hết vẻ đẹp độc đáo, nhiều dấu ấn xưa cũ này nhé.

Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 10

Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, ở mỗi vùng miền mỗi tỉnh đều có những danh lam nổi tiếng và mang những nét đặc trưng riêng, một trong những danh lam thắng cảnh đẹp của nước ta là Hồ Gươm, bất kì ai đến thành phố Hà Nội du lịch đều không thể bỏ qua Hồ Gươm, Hồ Gươm không chỉ đẹp bởi cảnh vật, có mực nước hồ xanh biếc, bóng liễu thướt tha mà Hồ Gươm còn gắn liền lịch sử đấu tranh anh hùng bất khuất của nhân dân ta, là một danh lam thắng cảnh tự hào của người Hà Nội.

Điểm đặc biệt của Hồ Gươm ngoài là danh lam thắng cảnh đẹp Hồ Gươm còn là di tích lịch sử của đất nước ta, truyền thuyết kể rằng thời giặc Minh đô hộ nước ta, chúng rất hung ác, gây ra nhiều tội ác với nhân dân ta, làm cho nhân dân sống trong cảnh khổ cực, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, cuộc khởi nghĩa ban đầu lực lượng mỏng, yếu thế nên thường bị thua, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để đánh giặc, và từ lúc có gươm thần, Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn đánh đâu thắng tới đó, đánh tan quân xâm lược, giúp nước ta thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh, một năm sau Lê Lợi trả lại gươm thần cho Thần Kim Quy, từ đó hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Có hai hòn đảo trên hồ là đảo Ngọc và đảo Rùa, đầu thế kỷ 19 người ta đã cho xây dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc, và gọi là Chùa Ngọc Sơn, không lâu sau đó Chùa Ngọc Sơn không thờ Phật nữa mà chuyển sang thờ thánh Văn Xương và Trần Văn Đạo nên đổi tên là Đền Ngọc Sơn, năm 1864 Tháp Bút được xây dựng trên gò Ngọc Bội đối diện với Đảo Ngọc.

Chúng ta sẽ được tận hưởng những không gian cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp, trong Hồ Gươm có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn, cầu có một đoạn ngắn, cong cong trông rất đẹp và là lối duy nhất để du khách có thể vào đền Ngọc Sơn.

Quanh hồ Hoàn Kiếm những cảnh vật xung quanh cũng rất đẹp, rặng liễu màu xanh rủ xuống hồ, quanh hồ có những ghế đá để du khách ngồi nghỉ ngơi, tiếng chim hót líu lo, mặt hồ xanh biếc, cảnh vật thật đẹp, không chỉ đắm chìm trong không khí hơi thở của lịch sử mà thiên nhiên quanh hồ cũng rất đẹp.

Đến Hồ Gươm ta thấy còn thấy những bà lão đứa trẻ ngồi ghế đá nghỉ ngơi, những cặp tình nhân tay trong tay đi dạo phố, những cô bật nhạc tập thể dục... họ đều tận hưởng cảnh đẹp của Gươm theo cách riêng của họ, những hoạt động đó làm cho Hồ Gươm trở lên tấp nập sinh động hơn.

Hồ Gươm không chỉ mang những nét đẹp cổ kính mà còn mang nét đẹp hiện đại, là danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước ta, trải qua bao chặng đường phát triển của đất nước Hồ Gươm vẫn đẹp và trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với các du khách trong và ngoài nước.

Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 11

Nhắc đến Thủ đô thân yêu của chúng ta có thể nhắc đến Chùa Một Cột- dáng sen vươn lên từ bùn lầy nghìn năm Bắc thuộc - tiêu biểu cho ý thức tự cường của dân tộc, hay Khuê Văn Các- viên ngọc Minh châu kết tinh của một nền khoa bảng ngàn đời… Nhưng chúng ta nhắc đến Hồ Gươm nhiều hơn cả, nằm trong lòng Hà Nội, thành phố nhân văn, thành phố vì hòa bình, thành phố ngàn năm văn hiến.

Tháp Rùa tượng trưng cho khát vọng hòa bình, Nghiên Bút nhắc đến nền văn vật. Chỉ với hai biểu tượng đó, Kiếm Hồ đã xứng đáng là trái tim của Thủ đô rồi! Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi chọn nơi đây là điểm đầu tiên cho chương trình vô cùng ý nghĩa này. Hồ Gươm không chỉ là thắng cảnh tô điểm thêm vẻ xinh tươi, duyên dáng của Thủ đô, mà còn là một trong những dấu ấn tiêu biểu của lịch sử ngàn năm văn hiến đất kinh kỳ Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội! Thưa quý khách, chúng ta đang ở hồ Gươm, nơi chúng ta đang đứng đây có thể nhìn bao quát hồ, ngắm tháp Rùa, đền Ngọc Sơn và những điểm nổi bật quanh bờ hồ.

Trước khi giới thiệu về hồ Gươm, xin mời quý khách hướng ra mặt hồ ngay sau mình và tôi xin tặng quý khách một đoạn thơ trong bài “Lại về” của cố thi sĩ Tố Hữu: Hồ Gươm xanh thắm quanh bờ, Thiên thu hồn nước mong chờ bấy nay. Bây giờ đây lại là đây, Quốc kỳ đỉnh tháp, sao bay mặt hồ. Hồn Nước – là tâm hồn đất nước, là linh hồn của đất nước cũng có nghĩa là cái truyền thống, cốt cách của dân tộc Việt Nam.

Và hồ Gươm – theo tác giả – chính là cái hình hài vật chất của cái hồn Nước từ nghìn thu xưa lưu lại, để chúng ta tự hào về lịch sử của dân tộc mình. Hồ Gươm có thể nói là một không gian thiêng của Hà Nội và của cả nước ta. Toàn bộ diện tích của hồ Gươm là 12ha, dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng 200m theo hướng Đông Tây. Theo con mắt của những nhà địa chất, Hồ Gươm là món quà của sông Hồng từ xa xưa, thủa sông Cái còn lượn sâu vào đất này từ vài ngàn năm trước. Hiện tượng sông bỏ dòng như vậy rất thường xảy ra. Thực ra tên gọi Hồ Gươm mới có khoảng một thế kỷ nay.

Trước đó tên phổ biến là hồ Hoàn Kiếm. Còn trước đó nữa Hồ còn có nhiều tên gọi khác nhau. Thủa xa xưa do hồ có màu nước quanh năm xanh nên còn có tên là hồ Lục Thủy (nghĩa là Nước Xanh). Chuyện kể rằng khi vua Lê Thái Tổ khởi binh chống quân Minh xâm lược, Vua có bắt được một thanh gươm, vũ khí đó theo vua suốt cuộc trường chinh mười năm và cuối cùng Vua đánh đuổi được giặc, giành lại nền độc lập. Đóng đô ở Hà Nội khi đó gọi là Thăng Long, một hôm vua dong thuyền đi chơi trên hồ Lục Thủy thì có rùa vàng nổi lên, vua tuốt gươm chỉ vào rùa thì rùa liền ngậm cây gươm mà lặn xuống nước.

Nghĩ rằng đó là khi trước Trời cho mượn gươm để dẹp giặc, nay giặc tan thì sai rùa thần đến đòi lại gươm trả lại cho Trời. Từ đó vua đổi tên hồ thành hồ Hoàn Kiếm tức hồ Trả Gươm mà ngày nay chúng ta gọi tắt là hồ Gươm. Phải chăng truyền thuyết trả gươm đó muốn nói lên khát vọng hòa bình của cả dân tộc Việt Nam. Khi dẹp xong giặc thì gác vũ khí lại để lo sản xuất làm ăn, vì một nên hòa bình lâu dài. Như đứng trên trụ cao, tượng đài vua Lê đội mũ bình thiên chỉ gươm xuống tuyên bố: “Dân tộc ta sẽ không đúc, rèn vũ khí nữa, chỉ dành công sức tạo nên cuộc sống, nhân danh trăm họ, Trẫm xin hoàn lại thanh gươm chiến thắng”.

Truyền thuyết còn có một ý nghĩa sâu xa nữa, theo dân gian, thanh gươm là biểu tượng của Lửa. nhúng gươm xuống nước là biểu thị của nghi lễ hòa hợp nước lửa. Vâng thưa quý khách, có lẽ chưa ở nơi đâu như mảnh đất này lại được xây dựng trên huyền thoại và truyền thuyết hòa quyện suốt chiều dài lịch sử. Từ lúc vua Lý Thái Tổ thấy rồng bay lên khi đậu thuyền ở chân thành Đại La, và đến khi Lê Thái Tổ giữ nước thành công, chuyện trả gươm như gạch nối xứng đáng nhất để tạo nên nét đối xứng tuyệt diệu – Dương: Rồng bay. Âm: Rùa lặn! theo giáo sư Trần Quốc Vượng, bản sắc của Thăng Long – Đại Việt là tổng hòa những giá trị hư và thực, thực mà hư. Huyền mà thực, thực mà huyền!

Hồ Gươm được gọi phổ biến với cái tên Hoàn Kiếm từ đó, nhưng cũng có lúc hồ có tên là Vọng, chia hai phần tả-hữu. Theo sử sách, hồ Gươm xa xưa rộng mênh mông, truyền thuyết hồ Gươm có kể tiếp rằng dù sao Vua cũng muốn tìm ra rùa Vàng nên sai quân lính đắp đập ngăn hồ Lục Thủy thành hai nửa, ban đầu cho tát nước từ bên này sang bên kia không tìm thấy rùa, lại tát ngược lại, vẫn không thấy rùa bèn cho là rùa Thần.

Sau đó cái đập được giữ lại, nửa hồ phía bắc được gọi là hồ Tả Vọng, phần còn lại phía nam gọi là Hữu Vọng, sau này phần hồ Hữu Vọng bị Tây lấp, hồ Gươm giờ là một phần Tả Vọng. Hồ sau này thời chúa Trịnh còn được dùng làm chỗ tập luyện thủy quân nên còn gọi là hồ Thủy Quân. Ngày nay hồ Gươm xanh tươi quanh năm với hàng cây được trồng quanh bờ hồ, đã có thi sỹ ví hồ Gươm như sóng mắt biếc và hàng cây xanh như hàng mi của hồ Gươm- hàng mi của đôi mắt người thiếu nữ? Chắc quý khách đang ngắm nhìn tháp rùa ở phía xa giữa hồ.

Tháp rùa đã từ lâu trở thành biểu tượng thân thiết của thủ đô Hà Nội, mặc dù tháp chỉ được xây vào nửa cuối thế kỷ 19. Gọi là tháp Rùa vì tháp được xây trên đảo rùa, là gò đất nhỏ nổi lên giữa hồ làm nơi rùa hồ Gươm thường lên phơi nắng hay đẻ trứng, gò đất này các cụ vẫn gọi nó là Quy Sơn tuy chỉ cao hơn mặt nước hồ 60cm (vì theo thuật phong thủy “ cao một tấc thì cũng là một ngọn núi”). Về sự tích xuất hiện tháp Rùa cũng rất lý thú, truyền thuyết kể lại rằng, trên đảo rùa có huyệt quý, nếu đem hài cốt song thân tan vào đó thì con cái đời đời vinh hiển. Năm 1884, Pháp đã làm chủ Hà Nội.

Một tên tay sai của thực dân là Bá Kim xin được xây tháp trên gò rùa và lén đặt hài cốt cha mẹ mình vào đó, nhưng sự việc không thành nhưng đã hứa với mọi người là xây tháp nên hắn đành ngậm bồ hòn làm ngọt xây nốt tháp rùa. Để thưởng công cho Bá Kim, thực dân Pháp đặt tên tháp là tháp Bá Kim, nhưng nhân dân Thủ đô vẫn gọi là tháp Rùa.

Tuy truyền thuyết Bá Kim xây tháp rùa để tang hài cốt cha mẹ chỉ là truyền thuyết dân gian, được lưu truyền và phần nào đó tạo nên tính thiêng liêng, ly kì của tháp Rùa! Hơi xa một chút nhưng chắc quý khách cũng có thể thấy, tháp rùa được xây theo hình chữ nhật, có ba tầng và một đỉnh. Tầng một xây trên móng cao 80cm, tầng này hình chữ nhật, mỗi mặt tháp đều có những ô cửa hình vòm, mặt chiều dài có 3 cửa, mặt chiểu rộng có 2 cửa, tổng cộng bên ngoài có 10 cửa. Bên trong tháp tầng 1 còn được phân ra làm ba gian và có 4 cửa thông với nhau. Vậy tổng cộng tầng một có 14 cửa. Tầng hai cũng tương tự nhưng diện tích nhỏ hơn. Tầng ba nhỏ hơn nữa, chỉ có 1 cửa hình tròn ở mặt phía Đông. Tầng đỉnh chỉ như một vọng lâu, vuông vức. trên tường mặt phía Đông có ba chữ Quy Sơn Tháp tức Tháp Núi Rùa. Như vậy, Tháp Rùa tuổi đã dư một thế kỷ, dù lịch sử không có gì đáng kể, cũng đã là một bộ phận hữu cơ của hồ Gươm, là một phần của tâm hồn Hà Nội. Thưa quý khách, ngoài Quy Sơn có Tháp Rùa, hồ Gươm còn có một núi nữa đó là Ngọc Sơn, nói đến Hồ Gươm, nói đến Tháp Rùa thì không thể không nhắc đến Đền Ngọc Sơn.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rất gần bên trái trước mặt là hai chữ Ngọc Sơn được viết sơn màu đỏ trên tấm bình phong của Đền quay mặt phía chúng ta. Cũng thật khó khi đứng xa mà miêu tả quần thể kiến trúc vừa có ý nghĩa sâu xa, vừa có cấu tạo đẹp đẽ này! Tôi xin được giới thiệu đôi nét nổi bật nhất về quần thể đền Ngọc Sơn Đền Ngọc Sơn tọa lạc trên đảo Ngọc, giữa sóng hồ. đảo có tên là Ngọc vì theo truyền thuyết có tiên xuống tắm. sau này được gọi là Ngọc Sơn vào thời Trần. Ở đây vốn có ngôi đền thờ những liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Nguyên Mông. Đền lâu ngày tự đổ.

Đến thời Lê Chiêu Thống, có nhà nho tên là Tín Trai xây ngôi chùa đặt tên là chùa Ngọc Sơn. Sau này thời Nguyễn, năm vua Thiệu Trị thứ ba chùa được nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền Tam Thánh thờ Văn Xương Đế Quân và gọi là Đền Ngọc Sơn như bây giờ. Năm Tự Đức, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền, kiến trúc ngày nay còn lại chủ yếu là từ lần trùng tu lớn này!

Đối với người Hà Nội, hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một nơi hóng gió, một nơi dùng để chơi thuyền mà còn gắn liền với đời sống về nhiều phương diện: đêm giao thừa, người người nô nức du xuân quanh hồ. Các đôi vợ chồng trong ngày cưới tìm đến bên hồ Gươm chụp ảnh lưu niệm. Hè đến, những buổi chiều oi bức, hồ là địa điểm hóng mát lý tưởng. Ai đã từng một lần ngắm hồ từ trên cao vào đầu hạ sẽ không khỏi thảng thốt trước bức tranh đầy màu sắc và nên thơ của những cây bằng lăng tím rạng rỡ xen giữa những phượng cháy đỏ rực, những cành cây ngả xuống, vòng tay ôm lấy mặt nước hồ biếc xanh màu ngọc. Mùa thu, hồ Hoàn Kiếm không những chỉ là một thắng cảnh đẹp với những rặng liễu rủ bên bờ, nắng vàng lấp lánh trên mặt nước mà còn là nơi nhân dân thủ đô lui tới để xem pháo hoa nhân những ngày hội lớn của dân tộc.

Ngày nay, Hồ Gươm vẫn đang thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, mang lại nhiều lợi ích cho nước nhà, chúng ta cần ra sức bảo vệ và giữ gìn để hồ ngày càng xanh tươi hơn, mãi mãi là niềm tự hào của đất nước.

Thuyết minh về Hồ Gươm - Mẫu 12

Hồ Gươm nước biếc mây trôiLá reo đón gió, hoa cười ngậm trăngTrấn Ba Đình đứng ngàn nămTháp rùa cổ kính rêu phong nét mờBốn mùa như một bài thơCúc Thu, gió Hạ, nụ tơ Xuân hồngNgười đi lòng vẫn như lòngHẹn nhau mai mốt về cùng Hồ Gươm”.

Hồ Gươm đối với người dân đất Việt mà nói là một nơi vô cùng gần gũi , không chỉ chứa đựng linh hồn dân tộc mà còn là địa điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng bậc nhất Hà Thành bởi vẻ đẹp thanh thoát và sự cổ kính, phong trần.

Hồ gươm là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội với diện tích rộng khoảng 12ha, khá nông, độ sâu trung bình khoảng từ 1 đến 1,4 mét, chiều dài bờ hồ ước tính khoảng 1750 mét. Cùng với chiều dài của lịch sử, Hồ Gươm cũng nhiều lần "thay tên đổi họ". Từ hồ Lục Thủy (vì hồ có màu xanh trong quanh năm), Hồ Thủy Quân (dùng để diệt thủy binh), trong thời Lê Mạt đổi thành Hồ Tả Vọng, Hữu Vọng, đến nay qua thuyết Vua Lê trả gươm, hồ đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm.

Thuyết kể rằng một người chài lưới ở Thanh Hóa tên Lê Thận kéo lưới được một chuôi kiếm dâng lên Lê Lợi, cùng thời gian ấy, Lê Lợi trên đường đi tuần trên rừng, nhặt được lưỡi kiếm lắp vào chuôi kiếm được dâng lên thì vừa như in. Nhờ kiếm ấy Lê Lợi đưa Khởi nghĩa Lam Sơn đánh thắng giặc Minh, lên ngôi hoàng đế. Ít lâu sau, trên thuyền du ngoạn, ở dưới đáy hồ trong vắt hiện lên một luồng ánh sáng, theo đó là rùa vàng ngoi lên và nói với nhà vua rằng". Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long quân". Từ đó hồ lấy tên là Hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm.

Cách đây khoảng 6 thế kỉ dựa theo bản đồ thời Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối. Tiếp đó đổ ra nhánh chính của sông Hồng. Hiện nay, Hồ Hoàn Kiếm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can... với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Nhà thờ, Bảo Khánh, Tràng Tiền, Hàng Khay,.. Vị trí ở trung tâm thủ đô này càng làm cho con người yêu thích đến chơi hồ.

Ở trung tâm hồ là Tháp rùa, được coi là biểu tượng đặc sắc nhất của Hồ Gươm, không một du khách nào có thể bỏ lỡ nơi đây được xây dựng trong khoảng từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886 thì hoàn thiện, trên gò Rùa chịu ảnh hưởng kiến trúc Pháp rất đặc sắc. Tháp hình chữ nhật, có bốn tầng, tầng một và hai đều xây các cửa cuốn hình thuôn nhọn, duy chỉ có tầng ba mở một của hình tròn mặt phía đông và tầng đỉnh giống như một vọng lâu vuông vức. Tháp ở giữa hồ nên cổ kính rêu phong, mang hơi thở của sự cô tịch, trống vắng. Tháp Rùa cũng là nơi để rùa phơi nắng đẻ trứng, rùa trong tháp còn được ghi vào sách đỏ Việt Nam, nhân dân thường gọi là Cụ Rùa . Mỗi khi Cụ rùa nổi lên là có việc quốc gia đại sự, nhưng mấy năm gần đây do nguồn nước ô nhiễm nặng, Cụ Rùa thường xuyên được trục vớt và chữa trị các vết thương.

Đền Ngọc Sơn nằm ở phía Bắc hồ xưa có tên là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ đặt tên là Ngọc Tượng khi dời đô ra Thăng Long và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra đền Ngọc Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ Đền thờ thần Văn Xương là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo. Đền là nơi linh thiêng, mỗi khi người dân có mong ước hay đến những ngày lễ tết đều đến đây cầu phúc cầu may cho gia đình người thân.

Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm". Cầu Thê Húc duyên dáng nhịp nhàng là nơi se duyên cho những đôi trai gái đến nơi đây tụ hội.

Trên bờ hướng Đông Bắc hồ là Đài Nghiên được xây dựng từ năm 1865, bao gồm năm tầng. Trên đỉnh là tượng trưng cho một ngòi bút đối lên trời, phần thân có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh), thân tầng thứ ba của tháp có khắc một bài Bút Tháp Chí. Với nhiều người sĩ tử Đài Nghiên quả là một nơi thiêng liêng mang đậm hơi thở tri thức , nhiều sĩ tử đi thi còn hay đến đây để thắp nén nhang cầu may mắn.

Ở bờ Tây hồ, áp với đình Nam Hương là đền thờ vua Lê. Đền có tượng vua Lê Thái Tổ đứng trên trụ cao, tay cầm thanh kiếm như phóng xuống mặt hồ. Bức tượng oai phong lẫm liệt với khí thế của bậc đế vương gợi nhắc một thời huy hoàng những chiến thắng oai hùng đã qua của nhà Lê xưa. Bờ hồ tổ chức những trò chơi thú vị cho du khách, những món quà lưu niệm in dấu vẻ đẹp của hồ với giá cả phải chăng. Con người nơi đây vô cùng thân thiện hiếu khách.

Tuy không phải là hồ lớn nhất của thủ đô Hà Nội nhưng hồ Gươm không chỉ đẹp về phong cảnh cổ kính phong trần hoài niệm mà còn là ấn tích một thời vàng son của dân tộc và là cảm hứng lãng mạn không dứt cho những người nghệ sỹ. Như Nguyễn Khuyến đã từng viết:

Hà Nội có Hồ GươmNước xanh như pha mựcBên hồ ngọn Tháp BútViết thơ lên trời cao....

Hồ Gươm quả là một danh lam thắng cảnh đáng chiêm ngưỡng của đất Bắc. Khách đến rồi đi nhưng tâm hồn họ vẫn sẽ vấn vương nét phong trần nơi đây.

Từ khóa » Giới Thiệu Sơ Lược Về Tháp Rùa Hà Nội