Thuyết Minh Là Gì? Khái Niệm Về Văn Thuyết Minh | 35Express
Có thể bạn quan tâm
Thuyết minh là cụm từ thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống. Vậy bạn đã hiểu rõ ý nghĩa về thuyết minh? Cùng 35Express tìm hiểu về thuyết minh là gì? Khái niệm về văn thuyết minh và đặc điểm tính chất nhé!
Mục lục nội dung
- Thuyết minh là gì?
- Khái niệm văn thuyết minh
- Tính chất của văn bản thuyết minh
- Các phương pháp thuyết minh
- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
- Phương pháp liệt kê
- Phương pháp nêu ví dụ
- Phương pháp dùng số liệu
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân loại, phân tích
- Bố cục của bài văn thuyết minh
Thuyết minh là gì?
Thuyết minh là giải thích, giới thiệu về đặc điểm tính chất nguyên nhân của sự việc, hiện tượng. Ngoài ra thuyết minh còn có nghĩa là hướng dẫn cách dùng. Thông thường thuyết minh có hai dạng chính là dạng nói và dạng viết.
Ở dạng nói thì thuyết minh dùng để giải thích các vấn đề đã nêu ra. Hoặc gần gũi hơn đó là sử dụng lời thời thoại dịch các loại ngôn ngữ khác để người xem có thể hiểu được nội dung của sự việc. Về dạng viết văn bản thuyết minh là kiểu văn bản được sử dụng trong mọi lĩnh vực.
Khái niệm văn thuyết minh
Văn thuyết minh thường được ứng dụng ở mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đời sống. Loại văn này cung cấp các trí thức, đặc điểm tính chất và nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng nhất định.
Xem Thêm: Nhà văn Kim Lân là ai? Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân vào đề thi tốt nghiệp THPT 2023Đây là loại văn phổ biến có tính ứng dụng cao trong đời sống. Vậy nên trong chương trình giáo dục đối với các em học sinh trung học cơ sở, cụ thể là trong sách ngữ văn lớp 8, các bạn học sinh sẽ được học về loại văn bản này.
Tính chất của văn bản thuyết minh
Những thông tin được trình bày trong văn bản thuyết minh cần có tính chính xác cao. Đồng thời mang tính khách quan không xuất phát từ ý kiến chủ quan. Do đó văn bản này đem lại kiến thức cho người đọc, người nghe. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản thuyết minh có tính cô đọng, dễ hiểu, rõ ràng và chính xác.
Tính chất của loại văn bản này là độ chính xác cao. Bên cạnh đó người viết cần có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mình viết. Đồng thời các số liệu cần chuẩn, không ước chừng. Phải dùng những lập luận lý lẽ và dẫn chứng để giải thích và làm rõ vấn đề.
Các phương pháp thuyết minh
Để làm rõ vấn đề và đối tượng cần thuyết minh, người viết có thể kết hợp các phương pháp thuyết minh khác nhau. Từ đó có thể tăng tính thuyết phục của bài viết đối với người đọc.
Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
Đây là phương pháp sử dụng kiểu câu trần thuật có từ “là” để giải thích hoặc giới thiệu và định nghĩa về một sự vật hiện tượng nào đó.
Xem Thêm: Phụ lục hợp đồng Tiếng Anh là gì? Mẫu phụ lục hợp đồng Tiếng AnhVí dụ: Hình vuông là hình tứ giác đều. Là hình có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc bằng nhau (4 góc vuông).
Phương pháp liệt kê
Phương pháp này nhằm giúp người đọc, người nghe có cái nhìn toàn cảnh về sự vật hiện tượng một cách khách quan nhất. Người viết có thể liệt kê đến những bộ phận của hiện tượng sự việc đang được nhắc đến.
Ví dụ: Cây bút gồm có 3 bộ phận gồm: vỏ bút, ruột bút và bộ phận điều chỉnh bút.
Phương pháp nêu ví dụ
Ở phương pháp này, người viết tiến hành đưa ra các ví dụ thực tiễn. Để có tính thuyết phục cao ví dụ đưa ra cần cụ thể và có tính chính xác cao để người đọc tin cậy.
Phương pháp dùng số liệu
Những con số sẽ tăng tính rõ ràng trong văn bản thuyết minh. Số liệu ở trong bài viết sẽ có tác dụng làm sáng tỏ vấn đề một cách nhanh nhất. Đồng thời tăng sức thuyết phục về đặc điểm của đối tượng.
Phương pháp so sánh
So sánh là một phương pháp được ứng dụng nhiều trong văn bản thuyết minh. Người viết có thể so sánh những khía cạnh của đối tượng hoặc đối tượng với những thứ gần gũi. Như vậy sẽ giúp người đọc hiểu vấn đề một cách dễ dàng hơn.
Phương pháp phân loại, phân tích
Những trường hợp sự vật, đối tượng đa dạng thì người viết cần phân chia ra từng loại hoặc từng đặc điểm của đối tượng để trình bày. Như vậy văn bản thuyết minh sẽ mang tính khách quan, đầy đủ. Đồng thời người đọc sẽ dễ theo dõi hơn.
Xem Thêm: Mỹ kim là gì? 1 tỷ mỹ kim là bao nhiêu tiền việt nam? mỹ kim là tiền gì?Bố cục của bài văn thuyết minh
Một bài văn thuyết minh cần có đủ bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.
- Mở bài: Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh.
- Thân bài: Người viết đưa ra những lập luận để làm rõ vấn đề. Cần trình bày các đặc điểm, tính chất, đồng thời giải thích nguyên nhân cấu tạo. Ở phần thân bài có thể kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh để làm rõ cho đối tượng.
- Kết bài: Nhấn mạnh lại những đặc sắc của đối tượng đã giới thiệu. Hoặc có thể là một lời kiến nghị hoặc ấn tượng mạnh nhất về đối tượng đó.
Xem thêm: Phụ cấp chức vụ là gì?
Bên trên 35Express đã đưa ra các khái niệm về thuyết minh là gì và khái niệm về văn bản thuyết minh. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mỗi ngày nhé!
5/5 - (4 bình chọn)Bài liên quan:
Từ khóa » Thuyết Minh Là Gì Wiki
-
Thuyết Minh - Wiktionary Tiếng Việt
-
Thuyết Trình – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thuyết Minh Du Lịch – Wikipedia Tiếng Việt
-
Văn Bản Thuyết Minh
-
Thuyết Minh Có Nghĩa Là Gì? Văn Bản Thuyết Minh Có Nghĩa Là Gì
-
Thế Nào Là Văn Bản Thuyết Minh? - Wiki Secret
-
Thuyết Minh Là Gì? - Asiana
-
Các Hình Thức Kết Cấu Của Văn Bản Thuyết Minh
-
Hướng Dẫn Soạn Bài Phương Pháp Thuyết Minh Chi Tiết Nhất - Học Wiki
-
Thuyết Minh Là Gì Wikipedia - Top Công Ty, địa điểm, Shop, Dịch ...
-
Fifa 18 Mobile World Cup Wiki-xem Bong Da Truc Tiep Keo Nha Cai
-
Thuyết Minh Là Gì? Các Hình Thức Kết Cấu Văn Bản Thuyết Minh?