Thuyết Minh Lăng Khải Định - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Văn Hóa - Nghệ Thuật
  4. >>
  5. Du lịch
Thuyết minh Lăng Khải Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 28 trang )

Lăng Khải ĐịnhTheo quan niệm sống gửi thác về của nhà nho và triết lý vô thường của nhàphật, cuộc sống ở trần gian chỉ là tạm thời, khi thác về thế giới bên kia mới là cuộcsống thực.Vì thế người Việt Nam từ xa xưa đã rất coi trọng nơi yên nghỉ của mình.Những lăng mộ của các vị vua triều nguyễn vì thế đã trở thành những công trìnhkiến trúc độc đáo, đặc sắc về nghệ thuật cũng như ghi lại dấu ấn của cả 1 giai đoạnlịch sử. Qua đó phản ánh được tính cách cũng như quan niệm thẩm mỹ của từngngười.Vua Khải Định vị vua thứ 12 của triều nguyễn. Là người cuối cùng cho xâydựng lăng tẩm chuẩn bị cho sự ra đi của mình. Bước lên ngai vàng giữa tuổi 31,Khải Ðịnh say sưa với việc xây dựng nơi đặc biệt này cho bản thân. Cho đến nayỨng Lăng được xem là một trong số điểm thu hút khách du lịch tại Huế. LăngKhải Ðịnh được khởi công xây dựng từ ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 11 nămmới hoàn tất. Ðể có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Ðịnh đã xin chính phủ bảohộ cho phép tăng thuế Ðiền lên 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng.Kết quả của ngôi lăng này là tốn kém rất nhiều tiền của và công sức người nôngdân lúc bấy giờ. Nói đến lăng Khải Định người ta sẽ nghĩ ngay đến câu thơ:“Châu ê ơi hỡi châu ê,Khi đi thì có khi về thì không”.Có nghĩa là khi lên đây làm việc dân binh chết chóc rất nhiều. Hành động nàycủa Khải Ðịnh đã bị lịch sử lên án gay gắt.Lăng Khải Định có diện tích nhỏ nhưng rất lộng lẫy và hoành tráng; kết hợphài hoà tinh tế của hai nền kiến trúc, văn hoá Đông - Tây. Có lẽ chính vì vậy màlăng Khải Định có cái lạ, có phần ngông nghênh, phô trương và độc đáo so vớicác công trình kiến trúc truyền thống của Việt Nam. Vào lăng phải vượt qua hệthống của 37 bậc với thành bậc đắp rồng to lớn nhất cả nước, trên sân có hai dãyTả - Hữu tùng tự. Vượt 29 bậc nữa lên tầng sân chầu, ở giữa có nhà bia Bát giácxây bê tông cốt thép hoà trộn cổ kim, trong đó có bia đá. Hai bên sân, mỗi bên có2 hàng tượng cùng nhìn vào giữa sân. Ngoài tượng như ở các lăng khác, còn cóthêm 6 cặp tượng linh túc vệ, từng đôi tượng cùng loại ở cạnh nhau được làm đốixứng và cùng đối xứng với đôi tượng phía đối diện. Các tượng này làm bằng chấtliệu đá hiếm trong lăng Khải Ðịnh và đều có khí sắc. Hai cột trụ biểu cao to. Qua 3lớp nền là đến điện thờ. Từ sân lên cửa điện còn phải qua 15 bậc nữa. Toàn bộ nộithất trong cung chính của lăng đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sànhsứ và thủy tinh.Cung Thiên Định là một công trình gồm 5 phần liền nhau: hai bênlà Tả, Hữu Trực phòng đây là nơi dành cho lính hộ lăng, phía trước là điện KhảiThành – là nơi để án thờ và chân dung vua Khải Định, chính giữa là Bửu tán đặtpho tượng nhà vua, trong cùng là khám thờ với bài vị của vua Khải Định.Vua Khải Định (1885-1925) tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, sau đổi tên làNguyễn Phúc Tuấn, con vua Đồng Khánh và bà Dương Thị Thục. Ông là vị vua-1-Lăng Khải Địnhthứ 12 của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ năm 1916 đếnnăm 1925.Vua Khải ĐịnhNăm 1889, Vua Đồng Khánh băng hà, Hoàng tử Bửu Đảo còn nhỏ tuổi nênkhông được kế vị. Nǎm 1906, Hoàng tử Bửu Đảo được phong là Phụng Hóa công.Ông là người mê cờ bạc, thường xuyên bị thua, có khi phải cầm bán cả những đồdùng và những người hầu hạ. Bửu Đảo còn bắt vợ mình về xin tiền bố mẹ gán nợđể đánh bạc tiếp. Ông tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình và cho cảquan hộ vệ. Ông còn rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo yphục hoàng bào truyền thống của các Hoàng đế và thường bị đả kích trên báo chíđương thời.Lên ngôi vua, trước những gương của Thành Thái, Duy Tân, tất nhiên KhảiĐịnh không dám có thái độ gì với người Pháp. Mọi quyền hành đều do Pháp nắm,ông chẳng có chút quyền hạn nào. Khải Định kết thân với khâm sứ (Charles) Sáclơ để gởi gắm con mình (tức là Bảo Đại sau này) cho vợ chồng Sác-lơ dạy dỗ.Ngày 20-5-1922, Khải Định sang Pháp dự hội chợ thuộc địa ở Mác-xây. Đâylà lần đầu tiên một ông vua triều Nguyễn ra nước ngoài. Chuyến đi công du củaKhải Định đã làm dấy lên nhiều hoạt động của người Việt Nam yêu nước nhằm-2-Lăng Khải Địnhphản đối ông. Nhà chí sĩ Phan Chu Trinh đã gửi một bức thư dài vạch tội của ông,thường gọi là thư Thất điều. Trong thư ấy, Phan Chu Trinh gọi thẳng là Bửu Đảo,chứ không gọi là vua Khải Định. Tại Pháp, trên tờ báo Người cùng khổ, NguyễnÁi Quốc có một loạt bài chế giễu Khải Định và còn viết vở kịch: Con rồng tre,diễn ở ngoại ô Paris, vạch rõ bản chất bù nhìn của Khải Định. Ở Pháp về tháng 9nǎm 1924, Khải Định còn lo tổ chức lễ tứ tuần đại khánh rất lớn và vô cùng tốnkém, bắt nhân dân khắp nơi gửi quà mừng. Sau lễ mừng thọ, ngân sách Nam triềukiệt quệ, Khải Định cho tǎng thêm 30% thuế điền. Khải Định cũng không đượclòng dân chúng. Ở Huế nhân dân đã truyền tụng câu ca dao phổ biến về KhảiĐịnh:“Tiếng đồn Khải Định nịnh TâyNghề này thì lấy ông này tiên sư”Về đời tư, vì bất lực, không có con nên Khải Định đã phải tìm cách sao chocó được một đứa bé để nối dõi tông đường. Trường hợp bà Hoàng Thị Cúc sinh raVĩnh Thụy đã là một cớ cho nhiều chuyện xôn xao đồn đại, trong hoàng tộc, làmcho Khải Định phải đau đầu, song ông phải cắn rǎng chịu đựng. Đối với những bàvợ, phải công nhận là Khải Định đã cố gắng giữ được ân tình. Bà vợ họ Trươngngày xưa bị ông bắt về xin bố mẹ tiền, sống với ông không có hạnh phúc từ thuởthiếu thời, ông vẫn giành cho cái chức Hoàng quý phi dù bà đã dứt tình đi tu. BàHoàng Thị Cúc, dù xuất thân là con người dân dã, không được cưới hỏi một cáchđàng hoàng, đã sinh được Vĩnh Thụy, nên được ông giành cho tất cả quyền lợi, đểsau này thành bà Từ Cung, đóng vai trò mẫu nghi thiên hạ.Theo quan niệm xưa “Thứ nhất dương cơ, thứ hai âm phần” bởi vậy việc xâycất quan trọng sau cung điện là lăng mộ. Từ thời Lý trở về trước lăng tẩm các vuachúa được xây đựng rất đơn giản. Thời Trấn, Lê về sau mỗi vị vua có một lăngriêng, nhưng tẩm thì chung. Đến thời Nguyễn, các vua mới có lăng tẩm to thờriêng từng người.Với quan niệm sống gửi thác về. lăng tẩm không phải chỉ là chốn mộ địa ubuồn mà là nơi họ trở về để sống cuộc sống muôn thở. Vì nhận định về sự sống vàcái chết như vậy, vị vua nào cũng nghĩ đến việc xây lăng tẩm cho mình. Tronglăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn người ta không hề gặp những hình ảnh gâyán tượng chết chóc, sợ hãi, lạnh lùng như vào viếng lăng “Minh thập tam lăng” ởTrung Quốc, ngươi ta cũng không cảm thấy mình trở nên nhỏ bé khi đứng trướcnhững kim tự tháp đồ sộ của hoàng đế Ai Cập. Mà ở đây người ta bắt gặp nhữnghình ảnh quen thuộc, gần gũi bởi trong lăng trang trí vô số hoa văn và các chữ“thọ”, “hỷ”, hình ảnh sông núi, chim muôn.Các thầy địa lý phải mất hàng tháng hoặc hàng năm trời dò tìm long mạch đểcó địa cuộc đại cát hội đủ các yếu tố minh đường huyền thủy, tiền án hậu chẩm,sơn triều thủy tụ, tả thanh long hữu bạch hổ. Tả thanh long (rồng xanh ở bê trái) làlinh vật thiêng liêng, có tượng là hình rồng, màu xanh màu của hành Mộc ở-3-Lăng Khải Địnhphương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân.trong phong thủy, đại thanh longtương ứng với dãy núi dài hoặc con sông dài. Thanh long hóa giải tiểu nhânHữu bạch hổ (hổ trắng ở bên phải) là linh vật thiêng liêng có tượng hình conhổ, màu trắng, màu của hành kim ở phương tây, do đó tượng trưng cho mùa thu.Trong phong thủy bạch hổ tương ứng với thế đất cao.Tiền án hậu chẩm là núi án phía trước, núi gối phía sau. Minh đường huyềnthủy là chỗ thấp có nước hội tụ trước lăng.trước minh đường (một khoảng đấttrống trước nhà) tụ nước mắt là có phúc. Trước có sông, sau có núi, có thế tàngphong tụ khí, địa hình cũng là trước thấp sau cao, trước có minh rộng lớn, sẽkhông có bệnh tật.Địa thế lăng vua Khải Định Được tính toán xâu dựng rất kỹ lưỡng , vị trí cácngọn núi đồi,khe suối xung quanh lăng đều ứng với các yếu tố phong thủy địa lý,tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ.Huyền cung (nơi đạt quan tài) phải đúng long mạch, có sinh khí. Mảnh đất tụđược sinh khí thì ấm, không thì sẽ lạnh. Nếu chọn được nơi hội tụ tất cả các yếu tốcủa nơi đặt huyền cung sẽ mang lại sự thịnh vượng, bình an.Lựa chọn mảnh đất “mạch núi có sinh khí lưu động”. Đất là hữu hình, sinhkhí (long mạch) trong đất là vô hình, nhưng khi nhìn vào hình thế của đất có thểnhận biết được đất có sinh khí hay không. Nếu nơi đó hơi lồi như mu con rùa, đầyđặn, cỏ cây tươi tốt thì chọn đặt huyền cung.Nơi xây lăng phải có “sa bao”. Sa bao tức là nơi đất có được núi bao bọc. Núibao bọc thì tụ khí, tụ được sinh khí, không làm tản sinh khí. Đất cao thì đồi núi ômlấy mà không bị khuyết, như vậy là đất lành.Đặc biệt, đất để xây lăng cần được “ thủy bọc”. Thủy ở đây là dòng nước, hồao, sông suối hoặc biển cả. Thủy là nguồn gốc của tiền tài, là ngoại khí của sinhkhí. Sinh thủy thì sẽ vượng .Nếu đứng từ vị trí trung tâm của cố đô thì các khu lăng tẩm ở Huế đều nằmvề hướng Tây của kinh thành Huế, đó là biểu tượng “Thái dương tây hạ” mặt trờilặn phía tây – chỉ việc băng hà của đấng chí tôn.Mặc dù đã sẵn sàng tiếp nhận phong cách kiến trúc mới mẻ đến từ phươngTây nhưng vua Khải Định vẫn giữ gìn tuân thủ truyền thống, ứng dụng phong thủyvào việc xây lăng cho mình như các đời vua trước đã làm. Điều đó thể hiện quaviệc vua Khải Định sai các thầy địa lý cùng các quan chuyên trách đương thờikhảo sát kỹ lưỡng địa thế vá đặc điểm sơn thủy của nhiều nơi trong vùng Namsông Hương. Và họ đã tìm được thế đất nắm cách kinh thành Huế cách 10km vềphía Tây Nam, đó là sườn phía tây của một ngọn đồi thuộc ngọn núi Châu Chữ.-4-Lăng Khải ĐịnhNúi có tên Châu Chữ mà theo Đại Nam nhất thống chí nằm về phía Tây Bắc củahuyện Hương Thủy, có một con suối kề cận từ phía Nam chảy về. Núi không caolắm song nằm giữa khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, có dòng nước uốn mìnhqua chân núi, có các dãy đồi thấp nhô xa xa dưới tằm nhìn và một rừng cây xanhbao bọc. Dưới chân đồi có khe Châu Ê chảy tứ trái qua phải làm “thủy tụ” gọi là“minh đường”. Ở phía xa xa trước lăng ngay trên trục chính có một ngọn đồi thấpdùng làm tiền án, hai bên là núi Chóp Vung và núi Kim Sơn ở trong tư thế tả thanhlong hữu bạch hổ. Lăng tựa lưng vào ngọn đồi cao được xem là hậu chẩm. Nhàvua đổi tên núi Châu Chữ thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi là Ứnglăng.Núi đồi, khe suối của một vùng rộng lớn quanh lăng được dùng làm các yếutố phong thủy: tiền án hậu chẩm, tả thanh long hữu bạch hổ, minh đường thủy tụlàm cho lăng Khải Định có một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ.Như vậy, các yếu tố sơn thủy kết hợp về mặt phong thủy kiến hà vua hàilòng, chấp thuận và ra lệnh huy động hàng ngàn nhân công lên vùng núi Châu Chữnằm 1920 để phát quang mở đường, làm lộ ra dưới ánh nắng một cuộc đất nằmnghiêng theo sườn núi, mà sau này lăng Khải Định tọa lạc ở đó.Kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiếntrúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái nghông nghênh,… tạo ra từ phong cách kiến trúc.Về tổng thể Ưng Lăng là mọt khối nổi hình chữ nhật, cao 127 bậc. Sự xâmnhập của nhiều trường phái kiến trúc như: Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Roman…đã đểlại dấu ấn trên những công trên những công trình cụ thể.-5-Lăng Khải ĐịnhNhững trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ. Hai hình trụ biểuhình chóp mũi nhọn, ảnh hưởng từ kiến trúc Phật Giáo của Ấn Độ. Những hàngrào có phần tương tự như những hàng rào của các giáo đường .Đây là nhữngđường nét kiến trúc chịu ảnh hưởng từ kiến trúc La Mã.-6-Lăng Khải ĐịnhỞ giữa là bi đình hình bát giác xây bê tông cốt thép. Trong đó có những biađá những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể.Rõ ràng sự kết hợp của Ứng Lăng là sự kết hợp từ Đông sang Tây, giữa cổđiển và hiện đại. Nó cho thấy quan điểm thẩm mỹ và tính cách khác biệt hoàn toànvới các lăng tẩm của các vị vua khác.Giá trị nghệ thuật của Ứng Lăng là ở phần trang trí nội thất cung Thiên Định,được xây dựng công phu và tinh xảo. Toàn bộ nội thất trong cung đều được trangtrí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Đó là những bộ tranh tứ quý,bát bửu, ngũ phú, bộ khay trà,…kể cả những vật dụng rất hiện đại như: đồng hồbáo thức, vợt tennis, đèn dầu hỏa … cũng được trang trí nơi đây. Công trình gồm 5phần liền nhau: Hai bên là tả ,hửu trực phòng dành cho lính hộ lăng; phía trước làđiện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định; chính giũa là bửután, ở phía dưới có pho tượng nhà vua nhà vua và mộ phần ở phía dưới; trongcùng là khán thờ bài vị của vua.Trong lăng còn có một bức tượng vua Khải Định đang đứng thể hiện rõ nétsự kết hợp giữa nghệ thuật Âu và Á. Pho tượng này cao 1m60, cả về hình thức vàtạo hình đều giống như người thực, bên trong mặc long bào nhưng bên ngoài lạikhoác áo kiểu Tây. Tượng của một vị đại nam thiên tử nhưng lại có dáng như mộtvõ quan Pháp.-7-Lăng Khải ĐịnhNgười chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật tronglăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tánh, tác giả của ba bức họa “Cửu LongẨn Vân” lớn vào bậc nhất Việt Nam được trang trí trên trần của ba gian nhà giữatrong cung Thiên Định.Đi từ hướng suối Châu Ê chảy trước mặt lăng vào núi Châu Chữ sẽ thấy lăngKhải Định hiện ra. Vào lăng phải vượt qua hệ thống của 37 bậc với thành bậc đắprồng to lớn nhất cả nước, trên sân có hai dãy Tả - Hữu tùng tự, ở hai bên xây kiểuchồng diêm hai lớp, tám mái, song các vì kèo lại bằng xi măng cốt thép.Vượt 29-8-Lăng Khải Địnhbậc nữa bước qua cửa tam quan là đến sân bái đình, cửa tam quan được làm bắngsắt nhập ngoại từ Pháp sang. Sân bái đình thể hiện sự kết hợp độc đáo giữa cáctôn giáo. Như là phía trước có hai đóa hoa sen tượng trưng cho Phật giáo, hàng ràola thành được thiết kế như một hệ thống các thánh giá tượng trưng cho ThiênChúa giáo. Ngoài ra, văn hóa Chăm pa còn được thể hiện rõ rệt qua cột stuba nằmtrên trụ biểu. Trụ biểu tượng trưng cho chế độ phong kiến, chế độ phong kiếncàng lớn mạnh thì trụ biểu càng to và cao nhưng trụ biểu này còn có sự kết hợpcủa văn hóa Chăm pa vì mảnh đất này ngày xưa thuộc Châu Ô và Châu Rí củaChăm pa.Hai bên sân, mỗi bên có 2 hàng tượng cùng nhìn vào giữa sân. Ngoài tượngnhư ở các lăng khác, còn có thêm 6 cặp tượng linh túc vệ (Khi vua còn sống thìvua hay sử dụng Voi và Ngựa để đi thiết triều hay vi hành. Cho nên khi vua vềcõi vĩnh hằng voi và ngựa cũng đi theo nhà vua), từng đôi tượng cùng loại ở cạnhnhau được làm đối xứng và cùng đối xứng với đôi tượng phía đối diện. (Thế giớiâm cũng như thế giới dương khi vua còn sống vua có người hầu thì khi vua mất đivua cũng phải có kẻ hầu người hạ). Tuy nhiên thì những cặp tượng quan văn,quan võ này được đúc tương đối nhỏ vì ngày xưa theo thuyết "thiên, địa, nhân"các vị tiên trên trời thì luôn to hơn người trần, và người âm thì nhỏ nhất.Sân chầu tượng quan văn quan võ, voi ngựa chầu nhà vua, nhưng tượng nàykhông phải làm bằng đá như các lăng khác mà làm bằng xi măng giả đá. KhảiĐịnh là ông vua rất sính ngoại, ông thích những nét đẹp hiện đại của văn hóaphương Tây nên kiến trúc lăng kết hợp giữa Âu và Á, giữa cổ điển và hiện đại.Ở giữa có nhà bia hình bát giác xây bê tông cốt thép hoà trộn cổ kim trongđó có bia đá, với những hàng cột cũng hình bát giác, trên những hàng cột có khắc-9-Lăng Khải Địnhhình rồng 5 ngón (chỉ dùng cho vua, còn quan thì chỉ có 3 hoặc 4 ngón) vòm cửahình bán cầu và thấp, các cửa sổ dày và nhỏ và vòm cửa theo lối Roman biến thể.Khải Định lên ngôi năm 31 tuổi, và sau nhiều năm nghiên cứu phong thủytìm ra khu đất đẹp để sau này thác về, cuối cùng khi ở tuổi 36, ông bắt đầu choxây dựng lăng tẩm cho mình. Công cuộc xây dựng lăng này đang dang dở thì năm41 tuổi nhà vua băng hà và việc xây lăng được cựu hoàng Bảo Đại - người con traiduy nhất của Khải Định tiếp tục hoàn thành. Vậy là việc xây lăng cho Vua KhảiĐịnh được kéo dài qua hai đời vua cha và con (1920-1931) Bia Khải Đức ThầnCông thường do người con viết về công đức của cha mình. Nhưng bài văn bia ởđây lại được viết bằng chữ Hán, mà Vua Bảo Đại lại không giỏi chữ Hán bằngchữ Pháp, vì từ nhỏ Bảo Đại được vua cha gửi sang Pháp học, nên bài văn nàykhông phải chính tay Bảo Đại viết mà do một ông quan cận thần viết. Bài văn biakể lại tất cả các công trình kiến trúc được xây dựng dưới quần thể lăng này, sauđấy Vua Bảo Đại nêu lên tính cách và cuộc đời của vua cha.Phía sau Bi Đình có một bức bình phong xây bằng xi măng cốt thép, ở ngoàikhảm sành sứ, ngọc, đá. Người ta đào một đường hầm ở dưới lòng đất từ bức bìnhphong đến điện chính của lăng (nơi chôn cất nhà vua) là 30m. Sau khi nhà vuabăng hà, quan tài của vua được đưa vào bằng đường hầm ở dưới, sau đó người tabịt kín đường hầm. Có một điều đặc biệt Lăng Khải Định khác với nhiều lăng củacác vị vua triều trước, đó là, đối với các lăng của vua triều Nguyễn, thi hài nhàvua nằm ở đâu đó trong lăng rất khó để xác định, nhưng riêng Lăng Khải Định- 10 -Lăng Khải Địnhđược định vị rõ ràng. Do tình hình lịch sử biến động khi Khải Định lên ngôi vua,triều đình bị người Pháp thao túng. Nhất cử nhất động của nhà vua đều có ánhmắt của quan thầy Pháp dõi theo, cũng chính vì thế mà đám tang của Vua KhảiĐịnh có nhiều người nước ngoài đưa tiễn và vì thế thi hài của nhà vua chôn ở đâukhông còn là một điều bí mật như các vua đời trước.Hiện nay dưới chỗ đặt bức tượng sâu 9m là nơi chôn cất thi hài của nhà vua.Một điều đặc biệt là trên ngai vàng của nhà vua có một lọng che được làm bằng ximăng cốt thép trọng lượng trên 1 tấn nhưng trông rất mềm mại, có cảm giác nhưnhững cơn gió thổi có thể làm lọng che khẽ khàng lay động. Người thiết kế cũngchính là ông Phan Văn Tánh, người vẽ bức “Cửu long ẩn vân”.Cung Thiên Định là vị trí cao nhất là kiến trúc chính của lăng. Nơi mà tài hoa củanhững người thợ khéo léo được phô diễn, gởi gắm. Với mặt bằng xây dựng 34,50m x26,40m cung Thiên Định được chia làm 5 phần liền nhau.Hai bên là Tả, Hữu trực phòng dành cho lính hộ tăng.- 11 -Lăng Khải ĐịnhPhía trước là điện Khải Thành nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định.Chính giữu là Bửu Tán, pho tượng nhà vua ở trên và phần mộ ở phía dưới.- 12 -Lăng Khải ĐịnhTrong cùng là khảm thờ bài vị của vua.Toàn bộ nội thất của 3 gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí bằngnhững phù điêu được ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Đó là những bộ tranh tứ quý, bátbửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện… Kể cả những vật dụng rất hiện đại như: Đồnghồ báo thức, vợt tenis, đèn dầu hỏa… Cũng được trang trí nơi đây. Những vật liệu cứngbiệt lập qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật mềmmại, sống động và vô cùng rực rỡ. Các vật liệu được dùng để trang trí chủ yếu là đượcnhập từ nước ngoài như ở Chiết Giang (Trung Quốc) hay ở Tây Ban Nha, Nhật Bản, BồĐào Nha. Khi nhìn vào mặt tiền của cung Thiên Định, chúng ta thấy những vế câu đối:“Tứ diện hiếu kỳ quan, phong cảnh biệt khai vũ trụ” (Bốn mặt đều là kỳ quan, phongcảnh mở ra một bầu trời biệt lập) hay câu : “phong cảnh vô biên, vạn trạng thần kỳ thiêntác hợp” (Phong cảnh mênh mông, có nhiều hình trạng tuyệt vời do trời tác hợp).- 13 -Lăng Khải ĐịnhĐặc biệt là chiếc bửu tán bên trên pho tượng đồng trong chính tẩm với nhữngđường nét mềm mại, thanh thoát khiến người xem có cảm giác nó được làm bằng nhunglụa có thể xao động trước gió mà quên đi rằng nó đích thực là một khối bê tông cốt thépnặng gần 1 tấn. Bên dưới Bửu Tán là pho tượng đồng của Khải Định được đúc tại Phápvào năm 1920 do hai người Pháp là P.Ducing và F.Barbediene thực hiện theo yêu cầucủa vua Khải Định.Đặc biệt pho tượng được đúc theo tỉ lệ 1:1 (tức là bằng tỉ lệ ngườithật). Với tượng đồng vua ngồi trên ngai báu và với rất nhiều hình ảnh cảnh vật lấp lánhchung quanh, chúng ta dễ có thể cảm tưởng đây là cõi sống hơn là chỗ để chôn ngườichết.Thi hài của vua được đưa vào dưới pho tượng bằng một loại đạo dài gần 30m bắtđầu từ phía sau Bi Đình. Khi ông qua đời, ông đã cho biết nơi đặt thi hài của mình chứkhông giấu như các vị vua khác. Vì vua Khải Định luôn tin rằng nếu như có các thế lựcthù địch nào đó đến phá lăng mộ của ông thì họ sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của lăng vàquay về.Phía sau ngôi mộ là lối kiến trúc được xây dựng như một vầng Mặt Trời đang lặnbiểu thị cho cái chết của vua. Ở phía trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Địnhđược trang trí bằng 3 bức bích họa: Cửu Long Ẩn Vân, của nghệ nhân Phan Văn Tánhlớn vào bậc nhất Việt Nam.Mặc dù được xây dựng bằng những vật liệu kiên cố, nhưng nó cũng được trùng tulại vào các năm 1961, 1973, 1985, 1987 và 1994.Điện Khải Thành nằm trong cung Thiên Định, thuộc khuôn viên lăng KhảiĐịnh. Trong điện có án thờ vua Khải Định cùng với điện Chính Tâm, điện KhảiThành tạo thành một quần thể kiến trúc cung điện đẹp, vật liệu trang trí chủ yếubằng bê tông cốt sắt gắn mảnh sành với đề tài tứ bình và phong cảnh rất điêuluyện.- 14 -Lăng Khải ĐịnhBàn thờ Vua Khải Định với nét chạm khắc tinh xảo.Quả trên bàn thờ vua Khải ĐịnhTrên nhiều gờ mái được phân chia thành ô hộc, các quả được diễn tả rất côngphu, tỉ mỉ và đòi hỏi sự đầu tư thời gian lớn, đặc biệt là phải có được kỹ thuậtkhảm ghép và chất kết dính gia chế có tính năng kỹ thuật cao.Những trái đào, lựu,cụm hoa được ghép từ các ụ chai, mảng sứ trắng, vàng, các trôn mảnh chén sứbỗng trở nên sống động, lung linh bởi chúng nằm trong một tổng thể thống nhấtvới những ý niệm tạo hình đầy ý nghĩa. Nghệ thuật trang trí theo đề tài bát bửuthời Nguyễn đã tạo nên các giá trị và những thành tựu nghệ thuật trang trí nổi bật- 15 -Lăng Khải Địnhtrong mỹ thuật cung đình thời Nguyễn. Những hình ảnh bát quả tinh tế về nghệthuật đã biểu lộ và phản ánh được kỹ năng trang trí, trình độ sáng tạo của nhữngnghệ nhân tại Huế. Qua các hình tượng cũng như việc sử dụng các chất liệu khácnhư pháp lam, sơn son thếp vàng, chạm khắc gỗ, nghệ thuật khảm sành sứ mangđậm mẫu thức truyền thống và dấu ấn văn hóa dân gian, mà rõ ràng nhất là quacác hình thức thể hiện, bút pháp và phong cách chuyển tải, phản ánh trong đó vớitính định hướng tâm linh sâu sắc.Điện Khải Thành là gian điện chính của cung An Định có kiến trúc gồmnhiều phòng liên hoàn. Các tường phẳng được trang trí các phù điêu, hoa văn vớinghệ thuật khảm kính sứ điêu luyện, tinh tế. Cùng với tranh trên tường, dưới nềncủa điện lát gạch men hoa và trên trần vẽ Cửu Long ẩn hiện trong mây. Cả khônggian 6 mặt đã tạo nên một thế giới nghệ thuật đặc trưng ở điện nói riêng và lăngKhải Định nói chung.Bức cửu long ẩn vân trên trần điện Khải ThànhBức họa làm người xem có cảm giác mây và rồng hòa lẫn vào nhau, mâycũng là một phần của rồng, tạo ra một khung cảnh rất kỳ bí... Các họa sĩ hiện đạiViệt Nam cho rằng bức bích họa này không chỉ hoành tráng mà còn đạt tới độ mỹthuật cao nhất trong nền hội họa nước ta.Điện Khải Thành cùng với những kiến trúc trong khuôn viên của lăng KhảiĐịnh là những công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao, góp phần làm phongphú và đa dạng hơn nữa quần thể lăng tẩm ở Huế.Tại lăng Khải Định, trang trí khảm sành sứ, thủy tinh màu đã đạt đến đỉnh- 16 -Lăng Khải Địnhcao. Nội thất điện Khải Thành (cung Thiên Định) là nơi chứa tải của hầu hết cácđề tài trang trí hoa lá thời Nguyễn với nhiều kiểu thức tạo hình khác nhau. Tại đâycó sự gặp gỡ của các phong cách, bút pháp, đề tài tạo hình trang trí dân gian vàcung đình như các kiểu thức, bộ đề tài cung đình truyền thống mai, lan, cúc ,trúcvà nhiều loại cây cỏ khác rất quen thuộc trong dân gian như những loại cây hoa,trái đời thường.Trong trang trí ở lăng Khải Định còn cho thấy tính tam giáo trong khảm sànhsứ rất rõ nét và sinh động.Toàn bộ trang trí bên trong cung Thiên Định không chỉphản ánh những giá trị văn hóa, nghệ thuật mà còn đề cập đến vấn đề nhận thức,chủ đề tư tưởng của công trình và ý muốn của nhà vua. Bên cạnh các đồ án trangtrí rút từ các điển tích Nho giáo và cuộc sống của chốn cung đình, còn có nhữngđồ án trang trí của Lão Giáo và đặc biệt là hàng trăm chữ Vạn một biểu trưng củanhà Phật được đắp bằng thủy tinh xanh trên tường hậu tẩm. Phải chăng đó là sựthể hiện “Tam Giáo đồng hành” trong tư tưởng của vua quan và Nho sĩ đươngthời? Phải chăng nhà vua cũng mong muốn được thư nhàn lúc về già và được nhậpNiết Bàn, được siêu thoát sau khi băng hà ? Hay đó là sự bế tắc về tư tưởng củaKhải Định nói riêng và tầng lớp quan lại thuở đó. Tất cả là những gợi mở đầy thúvị để du khách chiêm nghiệm mỗi khi tham quan công trình này.Phổ biến nhất trong Thiên Định Cung là các đồ án hoa lá, tứ bình. Ở bốn gócđiện Khải Thành là hệ thống 16 bức tranh trong bộ tứ bình với bốn loại cây mai –tượng trưng cho mùa xuân; liên (mùa hạ), cúc (mùa thu), liễu (mùa đông). Phầntrên mỗi bức tranh đều có thơ vịnh bằng chữ Hán:Hoa mai: Số điểm mai hoa thiên địa tâm(Mấy cánh hoa mai giống như trái tim của trời đất)Hoa sen: Thái diệp phong đầu ngọc tĩnh liên(Ngọn lá lớn trên đỉnh núi đó là cây sen giếng ngọc)Hoa cúc: Thiên hạ vô song phẩm – nhân gian đệ nhất hương(Phẩm chất vô song miền hạ giới. Hương thơm số một giữa trần gian)Cây liễu: Liệt tú phân long ảnh. Phương trì tả Phụng văn(Các vì sao được phân bố như hình ảnh con rồng, ao thơm phô ra vẻ đẹp conphụng)- 17 -Lăng Khải ĐịnhBức tranh tứ quýTứ quý trong vai trò là biểu tượng của bốn mùa được hình thành ở những cưdân thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu á như Việt Nam và một phần củaTrung Hoa lục địa. Về sau, khi đã được nâng lên thành một biểu tượng của nghệthuật, tứ quý thâm nhập vào nhiều nền văn hoá khác nằm cận kề các khu vực vănhoá thuộc vùng khí hậu nói trên. Cho tới nay, tứ quý là một trong những biểutượng nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hoá truyền thống ở các quốc giathuộc khu vực Đông Bắc á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và ViệtNam. Ngoài ra, biểu tượng này còn được các cộng đồng người Hoa và người Việtở nước ngoài lưu giữ. Ở những cộng đồng này, tứ quý được xem như một biểutượng quan trọng của văn hóa truyền thống.Bên cạnh những quan niệm bốn mùa được sản sinh từ yếu tố khí hậu của tứquý, một yếu tố hết sức quan trọng đã góp phần tạo nên cụm biểu tượng trang trínày là quan niệm bộ tứ của người phương Đông đã được hình thành từ hàng nghìnnăm qua. Lối tư duy này được người Hán sử dụng nhiều nhất và lâu đời nhất. Đầutiên phải kể đến là biểu tượng tứ tượng trong hà đồ của người Trung Hoa, vớiquan niệm lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Thứ đến là tứ thưtrong tứ thư, ngũ kinh - những kinh sách quan trọng của người Trung Hoa và cũnglà một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nền văn hiến Trung Hoa. Thôngqua Đạo giáo và Phật giáo, người Trung Hoa hình thành nên Tứ đại danh sơn - nơitu luyện của các vị thần phật, bao gồm: Ngũ Đài sơn, Phổ Đà sơn, Nga Mi sơn vàCửu Hoa sơn. Ngoài ra còn có tứ đại mĩ nhân, tứ Bồ tát, tứ thiên vương…Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ,vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc... như tứ phương, tứ trụ, tứ đức... Thậm chí ở Việt- 18 -Lăng Khải ĐịnhNam, bộ tứ còn được hình tượng hoá thành cụm biểu tượng tứ bất tử gồm bốn vịthần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chínhtrấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc. Trong một trò chơi dân giankhá thịnh hành trước đây (bài Tam cúc), bốn con bài cùng loại cũng được gọi là tứquý hay tứ tử trình làng. Người gặp tứ quý khi chơi bài thường nắm chắc phầnthắng và tứ quý được xem như một biểu hiện của sự may mắn. Như vậy, xuất pháttừ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian khôngcòn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nữa mà đã biến thành biểutượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng củasự may mắn, tứ quý trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sanghèn.Qua đó có thể thấy rằng, người dân sử dụng biểu tượng tứ quý để trang trítrong nhà không có nghĩa là chỉ để làm đẹp hay chỉ để xem “lịch bốn mùa” mà cònlà để cầu mong sự may mắn. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Namnói riêng và văn hoá phương Đông nói chung. ở phương Tây, khi cầu nguyện,người ta thường hướng tới một vị thần linh cụ thể với những điều ước cụ thể. Cònở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mìnhnhững yếu tố may mắn bằng nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phongthuỷ), hướng đi, màu sắc, con số... Thậm chí, còn có cả những điều may mắn chỉdo một con nhện đưa lại. Chẳng hạn như khi đang dự định một công việc gì quantrọng, nếu nhìn thấy một con nhện đang kéo tơ đi lên thì chắc chắn công việc đó sẽgặp nhiều thuận lợi.Với lối tư duy trừu tượng như vậy, việc lấy biểu tượng tứ quý để tạo ra sựmay mắn không có gì là lạ. Tuy nhiên, những biểu hiện của biểu tượng này rấtkhác nhau. Tuỳ theo quan niệm, lối sống của người dân mỗi lúc, mỗi nơi, tứ quýlại được thể hiện bằng những cách thức riêng để làm phù hợp với các yếu tố lịchsử và văn hoá.Bước vào gian phòng Tẩm của vua, ta thấy ngay được một phong cách đanxen rất Á – Âu. Bởi vì ông thích những nét đẹp hiện đại của văn hóa phương Tâynên kiến trúc lăng kết hợp giữa Âu và Á, giữa cổ điển và hiện đại, người ta bảolăng có lối kiến trúc đông tây kim cổ giao hòa.Về cách bố trí phong thủy thì mangđậm châu Á, từ việc chọn lọc vị trí lăng, hướng lăng cũng như địa thế. Về phầnchâu Âu, lối kiến trúc không thể nào nhầm lẫn được, từ các hàng rào giáo đường,cổng hình tháp kiến trúc Ấn Độ, không đi đâu xa, ta hãy nhìn vào cửa ngay lối đinày, cửa là cửa bốn cánh, trụ là trụ lớn. Ngày xưa, người Việt Nam ta thường xâycửa tám cánh, trần là trần thấp để có thể đón gió, tránh nắng tránh bão. Từ đó ta cóthể nhận thấy rằng có một sự kết hợp rất hài hòa, tinh tế, hội tụ tinh hoa Á – ÂuHiện nay trong số những kiến trúc lăng tẩm đầy bí ẩn đó thì Lăng vua KhảiĐịnh so với các công trình lăng tẩm khác còn khá nguyên vẹn và có kiến trúc thậtsự khác biệt. Lăng Khải Định khác với nhiều lăng của các vị vua triều trước. Đó là- 19 -Lăng Khải Địnhđối với các lăng của vua triều Nguyễn, thi hài nhà vua nằm ở đâu đó trong lăng rấtkhó để xác định, nhưng riêng Lăng Khải Định được định vị rõ ràng.Có hai lí do khiến vua tự tin như vậy, đó là: Thời của người đã quá xa đi rồicái thời quật đào mồ mả, cái thứ hai là lăng của người kiến cố về kiến trúc và đẹpvề mỹ thuật, sẽ không ai đành lòng phá cả một hệ thông kiến trúc đẹp như thế nàychỉ để trả thù một cái xác. Do đó, khi còn sống, vua Khải Định cũng đã tự tin nóivới quan lại quần thần rằng: “Sau này trẫm mất, hài cốt trẫm đặt ở đâu thì hãy chongười đời sau biết, vì trẫm tin chắc rằng người đời sau sẽ biết đón nhận cái đẹp vàbiết trân trọng cái đẹp đó”. Mặt khác, do tình hình lịch sử biến động khi Khải Địnhlên ngôi vua, triều đình bị người Pháp thao túng. Nhất cử nhất động của nhà vuađều có ánh mắt của quan thầy Pháp dõi theo, chính vì thế mà đám tang của VuaKhải Định có nhiều người nước ngoài đưa tiễn nên thi hài của nhà vua chôn ở đâukhông còn là một điều bí mật như các vua đời trước.Thi hài nhà vua được đặt dưới chỗ bức tượng sâu 9m, người ta đào mộtđường hầm ở dưới lòng đất từ bức bình phong đến điện chính của lăng (nơi chôncất nhà vua) là 30m. Sau khi nhà vua băng hà, quan tài của vua được đưa vào bằngđường hầm ở dưới, sau đó người ta bịt kín đường hầm.Trên mộ là tượng đồng nhà vua được đúc tại Pháp năm 1920,trước khi ôngqua Pháp tham dự hội chợ Marseille (1922) và được tặng bức tượng đồng kíchthước thật 1/1 ngồi trên ngai vàng, khi về nước thì người ta mới mạ vàng ròng ởbên ngoài. Và nhà vua đang ngồi trên ngai vàng, xoay mặt ra đằng trước, nơi cóvăn võ bá quan đang đứng chầu , hàm ý nói rằng sống trần thế vua là vua, thì khivề cõi vĩnh hằng vua cũng là vua. Cho nên vua mới tạo dáng ngồi như vậy.- 20 -Lăng Khải ĐịnhDưới ngai vàng là bục tam cấp Thiên Địa Nhân, biểu tượng cho Thiên Thời Địa Lợi - Nhân Hòa, trên ngai vàng vua có một cái lọng che – được gọi là BửuTán, đúc năm 1924, trước một năm khi vua qua đời, làm bằng xi măng cốt théprồi cho ốp sành sứ ở bên ngoài, trọng lượng lên đến một tấn nhưng trông rất mềmmại, có cảm giác như những cơn gió thổi cũng có thể làm lọng khẽ khàng layđộng, điều đó cho thấy được rằng tâm huyết của những người nghệ nhân đã thổihồn vào trong đó.Người thiết kế chính là ông Phan Văn Tánh, cũng chính là tác giả bức "Cửulong ẩn vân" - 9 con rồng ẩn trong mây, thuộc vào bậc lớn nhất Việt Nam thời bấygiờ. Những bức hoạ long vân với diện tích hàng chục mét vuông trên trần baphòng giữa của cung Thiên Định đang được các hoạ sĩ Việt Nam hiện đại côngnhận là những bức hoạ hoành tráng có giá trị mỹ thuật cao nhất của nền hội hoạnước ta.Bức họa làm người xem có cảm giác mây và rồng hòa lẫn vào nhau, mâycũng là một phần của rồng, tạo ra một khung cảnh rất kỳ bí. Ba bức tranh trên batầng nhà từ xưa đến giờ chưa một lần nào được tô sửa lại cả nhưng vẫn nguyênnhư mới. Tuy nhiên, ở đây có một điều đặc biệt hơn là dù lăng xây dựng đã hơn80 năm nhưng không hề có nhện bám trên ba tầng nhà nơi có bức vẽ "Cửu long ẩnvân". Mặc dù chung quanh điện có rất nhiều mạng nhện. Cho đến bây giờ người tavẫn chưa lý giải được lý do tại sao? Ngay cả màu sắc của bức tranh này, hay ngàyxưa ông Phan Văn Tánh đã sử dụng loại thuốc gì trên nước sơn mà trên ba trần- 21 -Lăng Khải Địnhnhà không có nhện bám? Hiện nay, công trình hội họa này vẫn là sự ngạc nhiêncho những nhà nghiên cứu mỹ thuật và họ vẫn chưa tìm được lời giải đáp.Có giai thoại kể rằng: Lăng được xây từ khi nhà vua còn sống. Có một lầnVua Khải Định đến để xem tranh thì thấy ông Phan Văn Tánh vẽ rồng lên nhữngbức tranh, tuy nhiên ông dùng chân để vẽ chứ không dùng tay để vẽ. Khi nhà vuađến, mọi người đều dừng làm việc xuống nghênh tiếp nhà vua, riêng ông PhanVăn Tánh vẫn cứ mải mê vẽ trên trần nhà. Khải Định nghĩ rằng ông này đã khôngcoi trọng nhà vua, và ngay cả con rồng thể hiện uy quyền sức mạnh của nhà vuamà ông lại dùng chân để vẽ. Nhà vua tức giận cho gọi Phan Văn Tánh xuống đểhỏi tội.Khi tụt xuống đất, ông Tánh giải thích với nhà vua: "Sở dĩ hạ thần khôngxuống nghênh tiếp nhà vua vì mất rất nhiều thời gian mà công trình sẽ không hoànthành như nhà vua đã đưa ra. Còn lý do thứ hai hạ thần phải vẽ bằng chân vì nếuvẽ những bức tranh trên trần nhà bằng tay thì khoảng cách từ tay đến mắt rất gần,mà muốn nhìn độ đậm nhạt một cách hoàn hảo của một bức tranh có quy mô lớnnhư vậy thì phải vẽ bằng chân. Phải nhìn từ xa mới thấy rõ. Sau khi nghe ngườithợ đưa ra những lý do như vậy, mặc dù giận nhưng nhà vua không còn lý do gì đểtrách, Khải Định quay lại bảo với ông Tánh: "Nếu như Việt Nam này có hai PhanVăn Tánh như nhà ngươi thì ta sẽ chặt đầu nhà ngươi".Phía sau ngôi mộ, là vầng mặt trời đang lặn – gọi là thái dương hạ san, nhưbiểu thị sự băng hà của nhà vua. Trong quan niệm của vua chúa, sống là ở đằngđông, còn chết là ở đằng tây. Do đó, ngôi mộ của bât kỳ vị vua nào ở Huế cũnghướng về hướng Tây Nam.- 22 -Lăng Khải ĐịnhTrong cùng là khán thờ với bài vị của vị vua đã quá cố, tuy có 12 bà vợ,nhưng ông không phong ai là Hoàng Hậu cả nên trên án thờ chỉ thờ một mình bàivị của ông. Ông có duy nhất một người con là vua Bảo Đại, Bảo Đại từ năm 7 tuổiđã đi du học ở Pháp, được vua cha đưa về lên ngai vàng năm 13 tuổi, làm vua tớinăm 1945 thì vua Bảo Đại đã tự nguyên đưa đất nước cho chính phủ lâm thời, vàông đã tuyên thệ một câu trên tòa lầu Ngũ Phụng rằng : “thà rằng ta làm dân củamột nước độc lập còn hơn là vua của một nước nô lệ”, chấm dứt chế độ phongkiến năm 1945. Sau đó ông lưu vong sang Pháp sinh sống, mất năm 1997. Concháu của ông đều sinh sống bên Pháp.Những người trông coi lăng tẩm vua Khải Định kể lại rằng từ ngày mất đicho đến nay, ông chưa bao giờ nhận được một nén nhang từ con cháu của mình,nhưng bù lại, niềm an ủi cho ông là được du khách đến thăm Huế viếng rất nhiều.Người Huế đã có câu rằng: “Người chết nuôi người sống chẳng nơi nào có được”,thì ai là người nuôi người sống nhiều nhất, chính là Vua Khải Định. Đó là côngtrạng mà chúng ta cần phải ghi nhận khi ông đã để lại một công trình kiến trúchoành tráng, công phu như vậy.Xung quanh mộ là những vòng hoa còn khá nguyên vẹn, được người Phápmang đến khi đưa tang Vua Khải Định, vòng hoa được làm bằng kim loại dátmỏng nên dù trải qua năm tháng nó vẫn giữ được vẻ nguyên vẹn như thuở banđầu. Điều này nói lên rằng lăng Khải Định là lăng nguyên vẹn nhất, hầu như chưacó hư hỏng gì cả.- 23 -Lăng Khải ĐịnhCuối cùng là phòng tranh và phòng cổ vật. Bức tượng vua Khải Định đangđứng thể hiện rất rõ nét pha trộn Âu - Á. Bức tượng được nhà điêu khắc Pháp tạcvào khoảng năm 1918, sau đó được thợ đúc đồng người Việt đúc tại Huế. Trướcđây tượng được đặt ở lầu Bát Giác trước cung An Định, sau này mới chuyển vềlăng. Tượng cao 1m60, cả về kích thước và tạo hình đều giống người thật. Tượng1 vị “Đại Nam Thiên tướng” nhưng lại có vóc dáng của 1 vị võ quan Pháp. Trangphục của vua pha trộn Âu- Á giữa Tây và Ta. Đầu đội khăn đóng truyền thống, áokhoác ngoài kiểu Tây nhưng lại thiêu rồng, mây, và sóng, những đặc trưng trênhoàng bào của Vua nhà Nguyễn. 2 vai đeo ngù võ quan, trước ngực đeo thẻ bài,tay đeo nhẫn vàng, mặc quần có dải sọc và chân đi giày da. Gần đây, bức tượngnày đã được chuyển về lại cung An Định chứ không còn trưng bày ở Lăng nữa.Cổ vật của vua Khải Định rất nhiều, trong đó đa phần là được tặng từ dịp lễTứ tuần đại khánh của Vua. Bên cạnh cổ vật thì phòng tranh là nơi trưng bày tranhảnh của nhà vua, từ sinh hoạt, đại lễ cho tới lễ tang của Vua đề được bày trí ở đây.Dưới đây là 1 vài cổ vật và tranh đặc trưng.- 24 -Lăng Khải Định- 25 -

Tài liệu liên quan

  • BÀI THUYẾT MINH LĂNG MINH MẠNG BÀI THUYẾT MINH LĂNG MINH MẠNG
    • 17
    • 9
    • 77
  • tư liệu về lăng Khải Định tư liệu về lăng Khải Định
    • 8
    • 1
    • 28
  • Lăng Khải Định Lăng Khải Định
    • 3
    • 1
    • 15
  • Thuyet minh le khai giang Thuyet minh le khai giang
    • 4
    • 3
    • 5
  • Tài liệu Thuyết minh dao tiện định hình doc Tài liệu Thuyết minh dao tiện định hình doc
    • 25
    • 927
    • 4
  • Tài liệu Thuyết minh Làng Nón Chuông- tài liệu HDV cần pptx Tài liệu Thuyết minh Làng Nón Chuông- tài liệu HDV cần pptx
    • 38
    • 1
    • 20
  • BÀI THUYẾT MINH KHU CHÙA BÁI ĐÍNH BÀI THUYẾT MINH KHU CHÙA BÁI ĐÍNH
    • 13
    • 25
    • 420
  • BÀI THUYẾT MINH XUYÊN VIỆT BÀI THUYẾT MINH XUYÊN VIỆT
    • 259
    • 1
    • 11
  • Bài thuyết minh: Làng Lụa Vạn Phúc Bài thuyết minh: Làng Lụa Vạn Phúc
    • 28
    • 4
    • 24
  • Bài thuyết minh: Làng gốm Bát Tràng Bài thuyết minh: Làng gốm Bát Tràng
    • 29
    • 3
    • 18

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(7.25 MB - 28 trang) - Thuyết minh Lăng Khải Định Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Thuyết Minh Lăng Khải định Bằng Tiếng Anh