Thuyết Minh Nguyễn Du - Thích Văn Học

Tham khảo: Trọn bộ tài liệu độc quyền của Thích Văn học.

Trong bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du”, Tố Hữu từng viết:

“Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương Dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng Nhân tình nhắm mắt chưa xong Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như?”

Chắc hẳn khi đọc những vần thơ ấy của Tố Hữu trong lòng mỗi người chúng ta lại hiện lên hình ảnh của tác gia Nguyễn Du – người được người Việt kính trọng tôn xưng là “Đại thi hào dân tộc”, có nhiều đóng góp to lớn và xuất sắc cho nền văn học trên cả phương diện nội dung lẫn nghệ thuật.

Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên. Ông sinh năm 1765 và mấy năm 1820. Nguyễn Du sinh ra, lớn lên, thời ấu thơ và niên thiếu sống tại Thăng Long, trong một gia đình phong kiến quyền quý. Quê nội của Nguyễn Du ở xã Nghi Xuân, huyện Tiền Điền, tỉnh Hà Tĩnh – quê hương của những làn điệu dân ca nhẹ nhàng, du dương. Thêm vào đó, vợ của Nguyễn Du quê ở Quỳnh Côi, trấn Nam Sơn (nay thuộc tỉnh Thái Bình) – nơi ông đã sống trong quãng thời gian “mười năm gió bụi”. Như vậy, Nguyễn Du đã sống ở nhiều vùng quê và đó cũng chính là cơ hội để ông được tiếp xúc, khám phá nhiều vùng văn hóa khác nhau. Có thể nói, điều đó chính là tiền đề, cơ sở thuận lợi tạo nên sự tổng hợp nghệ thuật trong tâm hồn và sáng tác của ông, thêm vào đó, gia đình ông có truyền thống học vấn uyên bác, vì thế quê hương và gia đình chính là gốc rễ để nuôi dưỡng nên một nhà thơ uyên bác, đại thi hào dân tộc – Nguyễn Du.

Từ đời ông cha đã làm quan to trong triều đình, chính truyền thống khoa cử trong gia đình đã tạo điều kiện cho Nguyễn Du sớm được học hành, dùi mài kinh sử và tiếp thu những tư tưởng của Nho giáo, nhờ vậy mà ngay từ thuở thiếu thời, Nguyễn Du đã có cơ hội được tiếp xúc với văn học nghệ thuật, khám phá các nền văn hóa khác nhau và dùi mài kinh sử, để từ đó có một vốn sống, vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc.

Tham khảo: Sách Chuyên đề lý luận văn học (Cập nhật 2024)

Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong bối cảnh thời đại có nhiều biến động. Đó là khoảng thời gian đất nước bị chia cắt, khủng hoảng xã hội và loạn lạc ở khắp nơi, đời sống nhân dân cơ cực. Đồng thời, trong khoảng thời gian phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra khắp nơi, tiêu biểu trong số đó chính là khởi nghĩa Tây Sơn. Chính những điều đó đã có ảnh hưởng to lớn đến tư tưởng và ngòi bút hiện thực trong những sáng tác của ông.

Những tưởng với xuất thân phong lưu phú quý, Nguyễn Du có thể sống một đời an nhàn, nhưng lịch sử đã chứng minh một điều trái ngược. Có thể nói, Nguyễn Du đã sống một cuộc đời với đầy những bi kịch, trải qua nhiều gian truân, vất vả. Ông sinh ra và lớn lên trong bối cảnh thời đại có nhiều biến động, đó là khoảng thời gian đất nước bị chia cắt, khủng hoảng xã hội và loạn lạc ở khắp nơi, đời sống nhân dân cơ cực. Chính những điều đó đã có ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng và ngòi bút hiện thực trong những sáng tác của ông.

Gia đình ông cũng không mấy yên ấm, khi ông mới lên mười, ông đã mồ côi cha, và sau đó ba năm thì mẹ ông cũng qua đời, từ đó, Nguyễn Du đến sống với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản. Được anh trai tạo điều kiện dùi mài kinh sử, năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường và được nhận một chức quan nhỏ. Nhưng cuộc sống êm đềm kéo dài chẳng được bao lâu, năm 1789, nhà Lê sụp đổ, Nguyễn Du phải lánh về sống ở quê vợ và bắt đầu cuộc sống “mười năm gió bụi” với biết bao khổ cực và tủi nhục. Sau quãng thời gian sống chật vật, khó khăn ở các vùng quê khác nhau, đến năm 1802, Nguyễn Du miễn cưỡng chấp nhận ra làm quan dưới triều Nguyễn và từng giữ nhiều chức quan khác nhau như Tri huyện, Tri phủ, Cai Bạ Quảng Bình. Ngoài ra, ông còn được cử đi sư ở Trung Quốc và đến năm 1820, ông một lần nữa được cử đi sứ sang Trung Quốc nhưng chưa kịp đi thì mắc bệnh và qua đời.

Suốt cả cuộc đời sáng tác của mình, Nguyễn Du đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc với nhiều thể loại khác nhau, được sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Nhắc đến sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn Du, hiện nay, các nhà nghiên cứu văn học đã sưu tầm được ba tập thơ “Thanh Hiên thi tập”, “Nam trung tạp ngâm”, “Bắc hành tạp lục” gồm cả thảy 249 bài. Bên cạnh những sáng tác bằng chữ Hán, sáng tác bằng quốc âm của Nguyễn Du cũng có giá trị to lớn, nổi tiếng hơn cả đó chính là “Đoạn trường tân thanh”, thay còn được biết đến với cái tên “Truyện Kiều”. “Truyện Kiều” đã được Nguyễn Du sáng tạo dựa trên cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện – một tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc, thể hiện trình độ nghệ thuật bậc thầy của đại thi hào, là đầu đề cho nhiều công trình nghiên cứu, bình luận và những cuộc bút chiến.

Cuộc đời hơn năm mươi năm sống giữa trần gian của Nguyễn Du dẫu nhiều bi kịch cay đắng, có khi mất phương hướng trong những cơn lốc xoáy của lịch sử, thế nhưng trước sau Nguyễn Du vẫn là con người của tài hoa, của một trái tim luôn chan chứa dạt dào niềm yêu thương và nỗi xót đau vô hạn cho mỗi kiếp người bất hạnh trên khắp thế gian. Nguyễn Du là một tài năng, một tâm hồn mà càng qua thời gian càng ngời sáng.

Xem thêm:

  • Lớp văn cô Ngọc Anh trực tiếp giảng dạy tại Hà Nội: Tìm hiểu thêm
  • Tham khảo sách Chuyên đề Lí luận văn học phiên bản 2024: Tủ sách Thích Văn học
  • Tham khảo bộ tài liệu độc quyền của Thích Văn học siêu hot: Tài liệu
  • Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB: Thích Văn Học

Thuyết minh Nguyễn Trãi

Từ khóa » Thuyết Minh Nguyễn Du Lớp 10