Thuyết Minh Nhân Vật Ngô Tử Văn Trong Tác Phẩm Chuyện Chức ...

Chức phán sự ở đền Tản Viên là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất được trích trong tập Truyền kì mạn lục của tác giả Nguyễn Dữ, thông qua nhân vật Ngô Tử Văn, tác giả Nguyễn Dữ đã thể hiện được niềm tin mạnh mẽ vào những điều thiện trong cuộc sống.

Ngô Tử Văn là nhân vật trung tâm của truyện ngắn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, ngay trong phần mở đầu của tác phẩm, tác giả Nguyễn Dữ đã giới thiệu khái quát về quê quán cũng như tính cách của nhân vật, đó chính là một con người cương trực, khẳng khái, nóng nảy, thấy điểu gian tà là không chịu được. Qua lời giới thiệu phần mở đầu ta cũng thấy được thái độ của Nguyễn Dữ với nhân vật, đó là sự động viên, thấu hiểu với nhân vật với hành động đốt đền say đó.

Ở nơi mà Ngô Tử Văn sinh sống có một ngôi đền thiêng, nhưng từ khi có tên tướng giặc gian ác chết ở đó đã tác oai, tác quái, gây ra bao nhiêu tai họa cho người dân, vốn là người nóng tính lại ghét điều gian tà nên Ngô Tử Văn đã tức giận, tắm rửa sạch sẽ và châm lửa để đốt đền. Trước thái độ của chàng, rất nhiều người trong làng đều thấy lo lắng, lắc đầu lè lưỡi trước hành vi quá táo bạo của chàng và cũng vì trước nay chưa ai dám mạo phạm đến ngôi đền bị yêu ma chiếm lĩnh ấy.

Ngô Tử Văn đã dám làm việc mà mọi người không dám làm, khi đốt đền cùng với phong thái ung dung, đường hoàng, qua đó khẳng định được những phẩm chất tốt đẹp ở con người này, đó chính là sự chính trực, bản lĩnh hơn người.

Trong quan niệm của dân gian thì việc đốt đền là chuyện mạo phạm đến thần linh, sẽ phải nhận lại những hậu quả không tốt, không phải Ngô Tử Văn không biết điều này mà bởi vì chàng không sợ. Nói như thế không phải Ngô Tử Văn không tin vào thần linh, chàng vẫn tin tưởng và thể hiện thái độ thần kính, thể hiện trước hành động tắm rửa, thắp hương cầu khấn trời phật rồi mới châm lửa đốt đền. Như vậy, Ngô Tử Văn chỉ có những hành động ngông cuồng: đốt đền vì đó là nơi trú ngụ của cái xấu, cái ác.

Việc đốt đền của Ngô Tử Văn không đáng trách mà đáng ca ngợi, hành động của chàng không phải xuất phát từ việc chứng tỏ bản thân mà vì ý muốn tiêu diệt cái ác, bảo vệ cuộc sống của dân lành. Hành động nhìn qua có vẻ nóng nảy, ngông cuồng nhưng lại thể hiện được cốt cách của kẻ sĩ, cũng chính hành động này đã châm ngòi cho mâu thuẫn gay gắt giữa Ngô Tử Văn và tên tướng giặc bại trận.

Có thể nói, nét đặc sắc của tác phẩm này đó chính là việc tạo ra hai nét tính cách hoàn toàn đối nghịch của Ngô Tử Văn và tên tướng bại trận, nếu Ngô Tử Văn cương trực, thẳng thắn bao nhiêu thì tên tướng giặc lại càng ti tiện, đê hèn bấy nhiêu. Tên tướng bại trận họ Thôi là một kẻ xâm lược bại trận, hồn ma lưu lạc nơi đất khách không người cúng tế, với bản tính gian xảo, quỷ quyệt, hắn ta đã cướp ngôi đền thần và có bao nhiêu hành động tác oai tác quái cho dân lành.

Khi Ngô Tử Văn đốt đền, tên tướng bại trận đã yêu cầu Tử Văn xây lại đền, chàng nhất quyết không chịu thì hắn ta đã kiện chàng xuống tận Diêm Vương, qua hành động này ta thấy được tận cùng bản chất ti tiện của hắn, khi sống là một tên giặc cướp nước, chết đi cũng không bỏ được thói cậy mạnh mà hà hiếp dân lành.

Khi xuống dưới địa ngục, trước những lời cáo buộc đầy xảo trá của tên giặc họ Thôi, Ngô Tử Văn vẫn không hề lo lắng, sợ hãi mà vẫn điềm nhiên, không thèm tiếp lời của tướng giặc. Qua hành động này có thể thấy Ngô Tử Văn là một người có bản lĩnh cứng cỏi cùng niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa, vì vậy mà trước cái ác, chàng đối diện bằng thái độ bình thản, điềm nhiên.

Với những lời cáo buộc mạnh mẽ của hồn ma tướng giặc, Tử Văn chỉ có một mình nhưng chàng không hề run sợ, chàng tin vào sức mạnh của chính nghĩa, hành động ngồi “ngất ngưởng” cũng không phải hành động của một kẻ liều lĩnh bất cần mà là người nắm chắc được chính nghĩa trong tay.

Thái độ tự tin và khí phách hơn người của Ngô Tử Văn được thể hiện rõ nét hơn khi bị tên tướng bại trận lôi xuống tận địa ngục để xét xử. Trước khung cảnh rùng rợn và những lời đe dọa trừng phạt của người dưới âm phủ thì chàng không hề buông xuôi lo lắng mà một mực thanh minh kêu oan và mong được Diêm Vương xét xử công bằng, minh bạch.

Đứng trước Diêm Vương, Tử Văn đã vạch trần bộ mặt xấu xa của tên tướng giặc bằng những lý luận sắc sảo, giọng điệu cứng cỏi mà hắn ta chẳng thể nào chối cãi được. Trước những lí lẽ mà Tử Văn đưa ra, Diêm Vương đã có những phán xử công bằng: trừng phạt thích đáng hồn ma tướng giặc họ Thôi và cho Tử Văn làm chức phán sự ở đền Tản Viên, chịu trách nhiệm giúp đỡ và bảo vệ chính nghĩa, công lý ở trần gian.

Chiến thắng của Tử Văn trước hồn ma tướng giặc không chỉ giúp chàng rửa sạch tội, trừng phạt tên tướng giặc gian ác, trả lại ngôi đền cho Thổ thần mà đây còn là sự thắng lợi của cái thiện với các ác. Thông qua tác phẩm, tác giả Nguyễn Trãi đã thể hiện niềm tin vào sự tất thắng của cái thiện, những điều tốt đẹp trong cuộc sống cũng như khẳng định được tinh thần tự tôn của dân tộc.

Có thể thấy, chuyện Chức phán sự đền Tản Viên được kết hợp giữa hai yếu tố kì và ảo, câu chuyện được xây dựng với những tình tiết li kì, hấp dẫn bởi sự xuất hiện của những không gian, nhân vật kì ảo như: địa ngục, Diêm Vương hay người chết đi vẫn có thể sống lại. Tuy nhiên, với cách dẫn dắt câu chuyện đầy tài tình của Nguyễn Dữ ta lại thấy câu chuyện có những khía cạnh rất thực, thể hiện thông qua chi tiết nhà văn nói về quê quán, tính cách, cũng như thời điểm diễn ra sự việc. Chính sự kết hợp giữa kì và ảo đó đã mang đến sự hấp dẫn cho câu chuyện.

Thông qua nhân vật Ngô Tử Văn, tác giả Nguyễn Dữ đã ca ngợi con người với tính cách cứng cỏi, thẳng thắn và giàu tinh thần của dân tộc. Câu chuyện thể hiện được niềm tin mạnh mẽ của tác giả vào công lí, chính nghĩa ở đời, đồng thời ngầm phản ánh xã hội thực tại với biết bao xấu xa, tiêu cực, có thể kể đến như nạn tham nhũng ở quan lại khiến cho sự thực, công lý bị che mờ.

Từ khóa » Thuyết Minh Nv Ngô Tử Văn