Thuyết Minh Thiết Kế, Kỹ Thuật PCCC - 123doc
Có thể bạn quan tâm
Thuyết minh thiết kế, kỹ thuật PCCC
Trang 1THUYẾT MINH KỸ THUẬT
HẠNG MỤC: HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
DỰ ÁN: NHÀ MÁY MAY TINH LỢI GIAI ĐOẠN III
I CÁC TIÊU CHUẨN, QUY PHẠM ÁP DỤNG
- QCVN 06: 2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;
- TCXD 216:1998: Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng - Thiết bị chữa cháy;
- TCXD 217:1998: Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng - Thuật ngữ chuyên dùng cho phòng cháy chữa cháy, cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiểm;
- TCXD 217:1998: Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy - Quy định chung;
- TCVN 3991:1985: Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng - Thuật ngữ và định nghĩa;
- TCVN 6379:1998: Thiết bị chữa cháy- Trụ nước chữa cháy- yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 6101:1996 ISO 6183:1990: Thiết bị chữa cháy - Hệ thống chữa cháy Cacbon Dioxit, thiết
kế và lắp đặt;
- TCVN 6102:1996 ISO 7202:1987: Phòng cháy, chữa cháy - Chất chữa cháy - Bột;
- TCVN 5303:1990: An toàn cháy - Thuật ngữ và định nghĩa;
- TCVN 3254:1989: An toàn cháy - Yêu cầu chung;
- TCVN 4778:1989: Phân loại cháy;
- TCVN 4879:1989: Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn;
- TCVN 2622:1995: Phòng chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế;
- TCVN 5040:1990: Thiết bị phòng cháy và chữa cháy Ký hiệu hình vẽ trên sơ đồ phòng cháy -Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 5760:1993: Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng;
- TCVN 6305 - 1, 2:1997: Phòng cháy chữa cháy hệ thống Sprinkler tự động (phần 1, phần 2);
- TCVN 7336: 2003: Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống Sprinkler tự động - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt;
- TCVN 7435-1:2004 ISO 11602-1:2000: Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy;
- TCVN 5738: 2001: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 4513:1988: Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 3890:2009: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình, trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
II GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
II 1 Giới thiệu tổng quan công trình.
Dự án : Xây dựng nhà máy may Tinh Lợi giai đoạn III là một công trình xây dựng nhà máy may mặc tại địa chỉ: Khu Công nghiệp Lai Vu – Huyện Kinh Thành – Tỉnh Hả Dương
Nhà máy may Tinh Lợi giai đoạn III gồm các nhà xưởng chính: Nhà xưởng 05, nhà để xe 02
- Nhà xưởng Block 05: Diện tích khoảng 18000m2, bao gồm 02 nhà văn phòng sản xuất, khu xưởng sản xuất và khu vực kiểm tra sản phẩm
+ Khu nhà văn phòng sản xuất: Văn phòng làm việc của nhân viên quản lý sản xuất được xây dựng bên trong nhà xưởng Nhà văn phòng được xây dựng bằng kết cấu bê tông cốt thép, gồm 2
Trang 2tầng có diện tích sàn 650 m2/tầng Nhà văn phòng khi đi vào hoạt động phục vụ cho nhân viên làm việc
+ Xưởng sản xuất: Kết cấu nhà xưởng được xây dựng bằng kết cấu thép với diện tích xưởng sản xuất là 13600 m2 Xưởng sản xuất gồm 2 khu vực: Khu vực may có diện tích 10600 m2 phục vụ công tác may mặc các sản phẩm của nhà máy Khu vực kiểm tra, đóng gói sản phẩm có diện tích
3000 m2 có nhiệm vụ kiểm tra hàng hóa sau may mặc và phân loại, đóng gói sản phẩm
+ Khu vực kiểm tra sản phẩm: Diện tích khoảng 2100 m2, xây dựng kết cấu thép Khu vực kiểm tra sản phẩm có nhiệm vụ phân loại hàng hóa, nguyên liệu sản phẩm cho từng dây chuyền sản xuất của nhà máy
- Nhà kho 01 mở rộng: Quy mô 01 tầng, diện tích sàn mở rộng 4000m2 là khu lưu trữ hàng may mặc Tường xây gạch, trát; nội thất sơn bả hoàn thiệt, 02 lớp lót, 01 lớp phủ; ngoại thất ốp gạch men kính 100x100mm Nền bê tông, sơn tăng cứng bề mặt Kết cấu nhà kho được xây dựng bằng kết cấu thép
- Nhà để xe: Quy mô 01 tầng, diện tích sàn 16.000m2 là khu để xe của cán bộ công nhân viên Kết cấu nhà xe được xây dựng bằng kết cấu thép
Do tính chất và tầm quan trọng của dự án nên việc đầu tư trang thiết bị PCCC tại chỗ cho công trình là một mục tiêu rất quan trọng và thiết thực Hệ thống phòng cháy chữa cháy cho công trình được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn Việt nam và tham khảo tiêu chuẩn của một số quốc gia phát triển Đơn vị thiết kế tham khảo nhu cầu của chủ đầu tư, khả năng cung cấp các phương tiện kỹ thuật của các hãng tiên tiến và tài liệu kỹ thuật của các thiết bị nói trên Trên cơ sở đó, hệ thống phòng cháy chữa cháy cho công trình sẽ đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn Việt nam và cao hơn, tính chất hiện đại, có tính đến khả năng mở rộng của nhà máy trong tương lai
+ Hệ thống phòng cháy chữa cháy trong nhà máy bao gồm những thành phần cơ bản như sau:
Hệ thống báo cháy tự động
Hệ thống chữa cháy vách tường
Hệ thống chữa cháy tự động bằng Sprinkler
Hệ thống chữa cháy ban đầu: Sử dụng bình chữa cháy tại chỗ cho nhà máy
II 2 Nguyên nhân gây cháy và các giải pháp phòng cháy chữa cháy.
II.2.1 Nguyên nhân gây cháy.
Trong nhà máy tồn tại rất nhiều các vật liệu có thể gây cháy được như: các máy móc trong nhà xưởng, các chất cháy từ vật dụng, bàn ghế, các sản phẩm may mặc, dệt sợi Các chất cháy trên khi gặp nguồn nhiệt đủ lớn thì có thể gây cháy.Nguồn nhiệt ở đây có thể do các nguyên nhân khác nhau tạo ra như : Chập cháy từ hệ thống điện, do hàn xì, tàn thuốc lá Khi cháy các vật liệu cháy trong nhà xưởng có thể làm cho đám cháy phát triển lan rộng sang các khu vực lân cận khác Vì đây
là công trình có quy mô lớn, tập trung nhiều người và tải sản lớn nên việc phòng cháy chữa cháy cần phải đặc biệt hiện đại để dập tắt nhanh chóng đám cháy, nếu không thì mức thiệt hại về người và tài sản do đám cháy gây ra là rất lớn
Trang 3II 2.2 Giải pháp phòng cháy chữa cháy cho nhà máy.
+ Hệ thống phòng cháy chữa cháy phải phát hiện nhanh đám cháy cháy khi nó mới xuất hiện
và chưa phát triển thành đám cháy lớn
+ Hệ thống phòng cháy chữa cháy phải có khả năng chữa cháy cho tất cả các vị trí trong công trình, có khả năng hoạt động tốt ngay cả khi đám cháy đã phát triển thành đám cháy lớn
+ Thời gian chữa cháy phải đủ lớn, ít nhất là bằng thời gian quy định trong tiêu chuẩn Việt nam hiện hành
+ Hệ thống phải có tính chất tự động hoặc bán tự động, sử dụng phải đơn giản, dễ bảo hành bảo dưỡng
Đối với hệ thống phòng cháy:
Phải áp dụng các giải pháp về phòng cháy đảm bảo hạn chế tối đa khả năng xảy ra hoả hoạn Trong trường hợp xảy ra hoả hoạn, không để cho đám cháy lan ra các khu vực khác sinh ra cháy lớn khó cứu chữa, gây hậu quả nghiêm trọng
Biện pháp phòng cháy phải đảm bảo sao cho khi có cháy, người và tài sản trong nhà máy được sơ tán sang các khu vực an toàn một cách nhanh chóng nhất Trong bất cứ điều kiện nào khi xảy ra cháy, ở bất cứ vị trí nào trong nhà máy phải phát hiện được ngay khi đám cháy mới phát sinh
để tổ chức cứu chữa kịp thời
Đối với hệ thống chữa cháy:
Hệ thống chữa cháy phải đảm bảo chữa cháy kịp thời và có hiệu quả tại những khu vực được lắp đặt và ngăn chặn đám cháy lan sang khu vực khác, đồng thời bảo vệ an toàn cho con người và tài sản trong nhà máy trong trường hợp xảy ra cháy
Thiết bị chữa cháy lắp đặt cho công trình phải là loại dễ sử dụng, phù hợp với công trình và điều kiện của Việt Nam và đảm bảo chữa cháy có hiệu quả đối với các đám cháy có thể xảy ra trong công trình
Trang thiết bị chữa cháy phải sẵn sàng ở chế độ thường trực, khi xảy ra cháy phải được sử dụng ngay Thiết bị chữa cháy phải là chủng loại khi chữa cháy không làm hư hỏng các dụng cụ, thiết bị khác tại khu vực chữa cháy Trang thiết bị của hệ thống phải đảm bảo được điều kiện đầu tư tối thiểu nhưng đạt được hiệu quả tối đa về an toàn PCCC
Hệ thống PCCC của công trình phải được thiết kế tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định hiện hành nhằm đảm bảo phát hiện nhanh chóng và thông báo chính xác về vị trí của đám cháy có thể xảy
ra để lực lượng bảo vệ và nhân viên làm việc tại công trình sử dụng các trang thiết bị chữa cháy đã được lắp đặt để tổ chức chữa cháy ngay ở giai đoạn ban đầu
III CẤU TRÚC CỤ THỂ CỦA HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY.
III.1 Cấu trúc của hệ thống báo cháy tự động.
+ Hệ thống báo cháy tự động được thiết kế cho nhà máy bao gồm: Lắp đặt hệ thống báo cháy
tự động gồm 01 tủ báo cháy trung tâm 25 kênh, các đầu báo cháy, báo khói tự động Tủ trung tâm báo cháy được đặt tại Phòng bảo vệ của nhà máy Các đầu báo nhiệt được đặt tại nhà văn phòng, các đầu báo nhiệt kết hợp đầu báo khói quang thường được lắp đặt tại các nhà xưởng Các tổ hợp chuông,đèn, nút ấn báo cháy được lắp đặt ở hành lang nhà văn phòng, lối ra vào trong nhà xưởng
+ Hệ thống báo cháy tự động được trang bị các module để giám sát và điều khiển các thành phần, hệ thống khác trong nhà xưởng như: Hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống thông gió, hệ thống âm thanh công cộng
Trang 4Hệ thống báo cháy thiết kế cho nhà máy là hệ thống báo cháy tự động, các thiết bị chính của hệ thống gồm:
+ Tủ trung tâm báo cháy
+ Đầu báo khói quang thường
+ Đầu báo cháy nhiệt
+Nút ấn báo cháy khẩn cấp
+Chuông, đèn báo cháy
III.1.1 Tủ trung tâm báo cháy:
Tủ trung tâm báo cháy được thiết kế bố trí cho nhà máy là loại tủ trung tâm báo cháy 25 kênh đặt tại phòng bảo vệ của nhà máy nơi có người thường trực 24/24h tại ví trí thuận tiện quan sát và thao tác, trung tâm được lắp trên tường khoảng cách từ mặt sàn đến trung tâm là 1m Trung tâm tiếp nhận và ra lệnh xử lý tín hiệu từ đầu báo cháy, các Modul và các tủ báo cháy tầng về Trung tâm báo cháy phải được tích hợp phần mềm hiện đại, có thể nhận và xử lý tín hiệu báo cháy của các kênh, các thông số của hệ thống được thể hiện trên màn hình tinh thể lỏng tại tủ và được kết nối với máy tính, máy in
Trung tâm báo cháy còn có tính năng báo sự cố bằng tín hiệu khác tín hiệu báo cháy Cụ thể là: khi đầu báo hỏng, đường dây chập, đứt hoặc tủ có sự cố, trung tâm sẽ báo bằng tín hiệu âm thanh
và đèn chỉ thị ngay trên tủ cũng như chuông và đèn tại các tầng của nhà máy
Yêu cầu đối với trung tâm báo cháy:
Tự động phát hiện cháy nhanh và thông tin chính xác địa điểm xảy ra cháy, chuyển tín hiệu báo cháy khi phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng bằng âm thanh đặc trưng, đồng thời phải mô tả cụ thể địa chỉ bằng màn hình đồ họa (thể hiện mặt bằng các nhà xưởng) để những người
có trách nhiệm có thể thực hiện ngay các giải pháp tích hợp
Trung tâm phải có chức năng điều khiển liên động và nhận tín hiệu phản hồi sau khi điều khiển với các hệ thống khác có liên quan như: hệ thống máy bơm chữa cháy, thang máy, hệ thống điều hoà, quạt thông gió, quạt hút khói, van chặn gió, hệ thống quạt tăng áp buồng thang thoát nạn,
âm thanh, điện thoại nhằm phục vụ cho công tác sơ tán và chữa cháy trong thời gian ngắn nhất
Trung tâm báo cháy phải có tính an toàn / bảo mật cao: Phải giới hạn sự can thiệp vào hệ thống của những người không có thẩm quyền nhưng phải bảo đảm tính dễ sử dụng và can thiệp khi
có sự cố như cháy / lỗi xảy ra Quyền xâm nhập và can thiệp / cài đặt cấu hình hệ thống phải được chia làm nhiều cấp để quản lý, có thể thông qua mật mã xâm nhập hệ thống (giới hạn sự xâm nhập
và thay đổi hệ thống bằng mật mã, nhiều mật mã khác nhau để giới hạn cấp độ xâm nhập / chỉnh sửa
hệ thống)
Màn giao diện tương tác của tủ trung tâm là loại tinh thể lỏng LCD giúp nắm bắt thông tin nhanh chóng, các thông tin hiển thị phải ưu tiên báo động, các ký tự được thể hiện rõ ràng, tối thiểu hiển thị được 8 dòng, mỗi dòng 21 ký tự Ngoài ra các phím bấm, đèn LED phải bố trí thuận tiện, dễ
sử dụng và có thể kiểm tra tình trạng ngay trên tủ
Các sự cố phải được lưu trữ trong bộ nhớ và có thể in ra giấy đồng thời hoặc khi cần thiết bằng máy in phục vụ cho việc xác định sự cố hoặc công tác giám định của các cơ quan chức năng
Trung tâm báo cháy phải có khả năng kiểm tra lại tín hiệu báo cháy (verify / time delay), có khả năng tắt tín hiệu báo động mà chưa phải reset (silenceable)
Trang 5Khả năng nhận biết các sự cố: hở mạch / ngắn mạch của các mạch nhận tín hiệu, mất bình điện dự phòng hoặc nguồn điện cung cấp, mất tiếp đất Trong trường hợp ngắn mạch tại kênh báo thì
tủ phát ra tín hiệu báo lỗi chứ không được coi là báo động nhằm tăng tính chính xác khi có cháy (soft short) Do tín hiệu báo cháy được kích hoạt chính xác khi đầu báo hoạt động đúng chức năng
Các ngõ xuất (relay, chuông) phải có địa chỉ riêng biệt, lập trình hoạt động độc lập
Có cổng truyền tín hiệu báo cháy tới đội chữa cháy thành phố
Báo hiệu nhanh và mô tả rõ ràng trên màn hình tinh thể lỏng, màn hình đồ hoạ các trường hợp sự cố và vị trí xảy ra sự cố làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống như đứt dây, chập mạch, mất đầu báo
Các thông tin trao đổi giữa tủ điều khiển với các thiết bị ngoại vi phải dựa trên phương thức
kỹ thuật số, điều này làm tăng nhanh thời gian phản hồi từ các thiết bị báo cháy Khi các thiết bị dò tìm đã được lập trình thì mọi thông tin được lưu trên thiết bị đó và do đó, mọi quyết định sẽ được đưa ra ngay ở thiết bị Thời gian tối ưu để 1 đầu báo nhận biết có cháy là 750 mili giây và phản hồi tới tủ trung tâm phải trong vòng 3 giây Ngoài ra, tủ trung tâm phải có khả năng kiểm tra đầu báo (về
độ nhạy, số lần báo động, lần bảo dưỡng gần nhất ) mà không cần phải đến tận nơi kiểm tra
Trường hợp 1 trong những bộ vi xử lý CPU hay card điều khiển mạng lưới đầu báo bị hỏng thì tủ trung tâm vẫn phải có khả năng làm việc bình thường và các thiết bị báo cháy vẫn có thể gửi tín hiệu về trung tâm Điều này nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động một cách tối ưu trong mọi tình huống khẩn cấp
Các ngõ báo chuông phải có khả năng reo: liên tục / ngắt quãng / trì hoãn Các thiết bị còi điện ngoài những khả năng reo liên tục / ngắt quãng / trì hoãn phải còn có khả năng điều chỉnh được
âm độ (dB) thông qua phần cấu hình hệ thống hoặc tủ trung tâm
Trung tâm báo cháy phải được trang bị nguồn cung cấp khẩn cấp là Acqui (loại Ni_Cd) với dung tích thoả mãn yêu cầu tính toán thực tế của hệ thống Bộ nguồn phải có cầu chì bảo vệ chống quá tải và có chức năng tự động kiểm tra tình trạng Acqui theo một chu kỳ định sẵn
Khả năng dễ dàng nâng cấp, thay thế phần mềm và phần cứng cũng như hệ thống dây liên kết có thể mở rộng cho phép kết nối thêm kiểu mạch nhánh T-tap… mà không làm thay đổi kết cấu
cơ bản của hệ thống
Tủ trung tâm báo cháy được nối đất với hệ thống tiếp địa nhằm đảm bảo an toàn cho các thiết
bị trong tủ báo cháy
III.1.2 Đầu báo cháy khói quang
Đầu báo khói được lắp đặt ở khu vực nhà xưởng, đầu báo khói quang làm việc dựa trên hiệu ứng quang điện, bên trong buồng hút khói của đầu báo có một đèn Led phát tia hồng ngoại và một Diod quang điện Xilic thu nhận hồng ngoại Bình thường Diod quang điện sẽ không nhận được tia hồng ngoại do đèn Led phát ra, khi có khói xâm nhập vào buồng tụ khói, các hạt khói sẽ phản xạ tia hồng ngoại ra các hướng khác nhau, một trong số các tia phản xạ sẽ tới Diod quang điện Khi nồng
độ khói càng đặc thì càng có nhiều tia phản xạ tức là Diod quang điện càng nhận được nhiều tia hồng ngoại chiếu tới, khi nồng độ khói đạt đến ngưỡng 10% trở lên thì lượng áng sáng mà Diod nhận được đủ để thông dòng điện đóng role truyền tín hiệu về trung tâm báo cháy
Các đầu báo khói được lắp đặt ở trên trần giả trong nhà văn phòng và lắp đặt trên mái kết cấu thép trong nhà xưởng Khoảng cách giữa các đầu báo được tính toán đảm bảo mật độ cao hơn trong TCVN 5738-2001
Trang 6III.1.3 Đầu báo nhiệt gia tăng
Đầu báo nhiệt gia tăng được lắp đặt trong nhà văn phòng và tại các nhà xưởng sản xuất, đầu báo nhiệt gia tăng hoạt động dựa trên nguyên lý cảm biến nhiệt, nó sẽ kích hoạt tín hiệu báo động khi nhiệt độ xung quanh nó đột ngột tăng lên bất thường trong một khoảng thời gian ngắn (Ví dụ tăng đột ngột 6oC/phút, 8oC/phút) Cũng giống như đầu báo cháy khói, đầu báo nhiệt cũng có chức năng cô lập khi bị sự cố đứt đường dây loop bằng công tắc có sẵn trong đầu báo Với chức năng này phần đoản mạch giữa hai đầu báo sẽ bị cô lập giúp cho các đầu báo vẫn giữ nguyên chức năng Tại trung tâm báo cháy sẽ thông báo vị trí đường dây bị đứt (giữa hai đầu báo nào đó), công tắc chuyển mạch sẽ đóng lại sau khi sự cố được khắc phục
Các đầu báo nhiệt gia tăng được lắp đặt ở trên trần giả trong nhà văn phòng và lắp đặt trên mái kết cấu thép trong nhà xưởng Khoảng cách giữa các đầu báo được tính toán đảm bảo mật độ cao hơn trong TCVN 5738-2001
III.1.4 Hộp tổ hợp báo cháy.
+ Các hộp tổ hợp báo cháy bao gồm 3 thành phần chính như sau: Chuông báo cháy, nút ấn báo cháy và đèn báo cháy
+ Các hộp tổ hợp báo cháy được thiết kế lắp đặt ở rất nhiều ví trí bao gồm chủ yếu là những
vị trí thuận tiện cho người sử dụng dễ tiếp cận như: Hành lang, gần cầu thang bộ, lối cửa ra vào thoát nạn trong nhà xưởng
a Nút ấn báo cháy khẩn cấp :
Nút ấn báo cháy là thiết bị giúp con người chủ động báo cháy bằng tay khi phát hiện
ra cháy Thông thường ta đặt nút ấn báo cháy tại các nơi dễ thấy, trên đường thoát nạn như: hành lang, cầu thang ở vị trí cách sàn khoảng 1,5 m Khi con người phát hiện thấy sự cháy xảy ra ngoài tầm quản lý của đầu báo cháy hoặc đầu báo chưa kịp báo về trung tâm thì người
đó chỉ việc ấn nút báo cháy gắn trên tường, tín hiệu sẽ được truyền về trung tâm báo cháy Trung tâm báo cháy sẽ phát tín hiệu báo cháy, khi đó chuông sẽ kêu, đèn sáng báo cho mọi người biết có cháy xảy ra để kịp thời ứng cứu
b Chuông báo cháy:
Chuông báo cháy là thiết bị ngoại vi được điều khiển bởi trung tâm báo cháy Chuông được đặt tại các khu vực bảo vệ và tại trung tâm Khi có tín hiệu báo cháy từ các đầu báo cháy hoặc nút ấn báo cháy, trung tâm sẽ điều khiển cho đèn của kênh tương ứng sáng, chuông của các khu vực và ở trung tâm sẽ kêu báo cho mọi người biết để kịp thời có biện pháp cứu chữa hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm
Chuông báo cháy là loại chuông môtơ, hoạt động trên điện áp 24V DC
c Đèn báo cháy:
Đèn chỉ thị báo cháy là thiết bị ngoại vi được điều khiển bởi trung tâm báo cháy Đèn được đặt tại trong tổ hợp báo cháy tại các nơi dễ thấy nhất Khi có tín hiệu báo cháy từ các đầu báo cháy hoặc nút ấn báo cháy, trung tâm sẽ điều khiển cho đèn của kênh tương ứng sáng báo cho mọi người biết để kịp thời có biện pháp cứu chữa hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm
Đèn báo cháy là loại đèn Led được lắp đặt cùng tổ hợp với chuông và nút ấn báo cháy Đèn báo cháy sẽ sáng cùng với chuông báo cháy khi có báo động xảy ra
d Dây, cáp tín hiệu:
Trang 7Là thiết bị liên kết giữa các yếu tố trong hệ thống, tại Nhà máy thiết kế sử dụng loại cáp có chống nhiễu để nối từ trung tâm báo cháy tới các hộp kỹ thuật ở các tầng và từ trung tâm báo cháy khu vực đến trung tâm báo cháy tổng
Sử dụng dây dẫn bọc PVC cách điện, chống cháy, chống nhiễu 2x1.5mm2 để đấu nối từ các thiết bị báo cháy trong các khu nhà xưởng đến các hộp kỹ thuật của các nhà xưởng Từ hộp kỹ thuật đấu nối đến tủ trung tâm báo cháy đặt tại phòng bảo vệ của nhà xưởng sử dụng cáp đôi chống cháy, chống nhiễu loại 2x10x0.5mm2
Dây tín hiệu của các đầu báo được lắp nối tiếp để đảm bảo phát hiện ra sự cố đường dây, tại đầu báo cuối đường dây có lắp đặt thiết bị kiểm tra đường dây
Ống gen luồn dây cáp và dây tín hiệu sử dụng loại ống gen chống cháy PVC D20 – D40, ống gen được cố định trên trần và tren mái kết cấu thép của nhà xưởng
III.1.5 Nguyên lý làm việc của hệ thống:
Khi có cháy xảy ra ở các khu vực được bảo vệ, các yếu tố môi trường khi cháy sẽ thay đổi: Nồng độ khói tăng, nhiệt độ tăng sẽ tác động lên các đầu báo cháy Khi các yếu tố này đạt đến ngưỡng làm việc của các đầu báo cháy (nhiệt độ hoặc khói), đầu báo sẽ làm việc tạo ra tín hiệu điện truyền về trung tâm báo cháy Trung tâm báo cháy sẽ xử lý các tín hiệu truyền về và đưa ra các tín hiệu thông báo, chỉ thị rõ địa chỉ xảy ra đám cháy, đồng thời đưa ra các tín hiệu điều khiển chuông ở các khu vực bảo vệ kêu báo cháy Cán bộ, nhân viên hoặc bệnh nhân đến làm việc và điều trị tại khu vực có cháy sẽ chủ động thoát nạn và tham gia chữa cháy bằng cách sử dụng hệ thống chữa cháy vách tường, xách các bình chữa cháy tới nơi cháy xử lý không để đám cháy phát triển trên diện rộng gây hậu quả nghiêm trọng
III 2 Hệ thống chữa cháy:
Hệ thống chữa cháy được thiết kế lắp đặt tại công trình bao gồm:
- Hệ thống bình chữa cháy tạm thời (bình chữa cháy xách tay loại bọt, khí, bình chữa cháy xe đẩy)
- Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn
- Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường
- Hệ thống chữa cháy ngoài nhà
- Hệ thống chữa cháy tự động Sprinker
III.2.1 Hệ thống chữa cháy tạm thời:
Hệ thống chữa cháy tạm thời (chữa cháy ban đầu) gồm các bình chữa cháy khí, bình bột chữa cháy xách tay và bình bọt xe đẩy, hệ thống được sử dụng trong trường hợp các đám cháy mới bắt đầu phát sinh, diện tích đám cháy nhỏ
Các bình chữa cháy xách tay phải được đặt ở những vị trí dễ nhận biết, dễ lấy, nơi khô ráo tránh mưa, nắng trực tiếp, gần những
Tác dụng chữa cháy của khí CO2 là làm giảm nồng độ oxy trong không khí xuống dưới nồng
độ duy trì sự cháy đồng thời khí CO2 ở dạng tuyết thán khí còn có tác dụng làm lạnh chất cháy Đối với bình bột chữa cháy, khi phun bột vào đám cháy sẽ có sự hoà trộn cơ học giữa bột với ngọn lửa, khi đó bột chữa cháy sẽ chiếm thể tích của oxy trong không khí làm nồng độ ôxy giảm xuống dưới nồng độ duy trì sự cháy Mặt khác khi chịu tác dụng của nhiệt độ cao bột sẽ bị nóng chảy và tạo ra trên bề mặt chất cháy một màng mỏng ngăn không cho oxy tiếp xúc với chất cháy, đồng thời kìm hãm các điều kiện tác động ảnh hưởng đến sự cháy để dập tắt đám cháy Tuy nhiên bột chữa cháy có
Trang 8tính chất ăn mòn cao chính vì thế không nên dùng bột để chữa cháy các thiết bị điện tử, máy vi tính
có độ chính xác cao
Các bình chữa cháy xách tay được bố trí đảm bảo vè mật độ, khoảng cách, diện tích chữa cháy theo đúng TCVN 3890-2009
+ Bình chữa cháy xách tay bằng bột tổng hợp ABC loại 4 kg và bình xe đẩy bằng bột ABC loại 35kg được sử dụng để chữa cháy cho các dạng đám cháy bằng chất lỏng, đám cháy bằng khí và đám cháy bằng cháy rắn
+ Bình chữa cháy xách tay bằng khí CO2 loại 3 kg có tác dụng chữa cháy cho các dạng đám cháy bằng chất lỏng và chất rắn mà không gây hư hại cho máy móc, thiết bị được chữa cháy
III.2.2 Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn.
a Đèn chiếu sáng sự cố:
+ Đèn chiếu sáng sự cố được lắp đặt ở hành lang, cầu thang bộ nhà văn phòng và lối di chuyển thoát nạn, cửa ra vào khu vực nhà xưởng
+ Đèn có nguồn điện dự phòng đảm bảo thời gian hoạt động tối thiểu là 120 phút
+ Đèn chiếu sáng sự cố sử dụng 2 bóng đèn halogen (2x10w), nguồn cung cấp 220-240V/50-60Hz, đèn có chức năng sạc tự động, thời gian hoạt động của Ac quy 2 giờ Cường độ chiếu sáng trung bình của đèn sự cố đảm bảo lớn hơn 10lux, cường độ chiếu sáng nhỏ nhất lớn hơn 1lux
b Đèn chiếu sáng chỉ dẫn thoát nạn ( Đèn Exit ):
+ Đèn chiếu sáng Exit được lắp đặt ở hành lang, cầu thang bộ nhà văn phòng và lối di chuyển thoát nạn, cửa ra vào khu vực nhà xưởng
+ Đèn có nguồn điện dự phòng đảm bảo thời gian hoạt động tối thiểu là 120 phút
+ Đèn chiếu sáng Exit sử dụng 2 bóng đèn T5 (1x8w) hoạt động liên tục, nguồn cung cấp 220-240V/50-60Hz, đèn có chức năng sạc tự động, thời gian hoạt động của Ac quy 2 giờ Cường độ chiếu sáng trung bình từ khoảng cách tối thiểu 30m trong điều kiện bình thường của đèn Exit đảm bảo lớn hơn 300lux, trong điều kiện có sự cố lớn hơn 10lux
III.2.3 Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường:
Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường được thiết kế lắp đặt cho nhà máy để chữa cháy khi đám cháy mới phát sinh cũng như khi đám cháy đã phát triển trên phạm vi rộng
Hệ thống họng nước chữa cháy vách tường được bố trí bên trong bệnh viện gần các nối ra vào, cầu thang, hành lang, những nơi dễ nhìn thấy và thuận tiện cho việc sử dụng Tâm họng nước chữa cháy được bố trí ở độ cao khoảng 1,25m so với mặt sàn Mỗi họng nước được trang bị một cuộn vòi vải tráng cao su đường kính 50mm dài 20m và một lăng phun đường kính miệng phun 13mm và các khớp nối, van chữa cháy hợp bộ, tất cả các thiết bị trên được đặt trong vỏ hộp chữa cháy vách tường kích thước phù hợp và có mặt trước bằng kính trong
Các họng chữa cháy được thiết kế đảm bảo tại bất kỳ điểm nào trong phạm vi bệnh viện cũng nằm trong phạm vi tác dụng của ít nhất hai vòi chữa cháy phun tới đồng thời áp lực các họng phải đảm bảo chiều cao cột nước ra tại lăng phun >=6m
III.2.4 Hệ thống chữa cháy họng nước ngoài nhà:
Hệ thống chữa cháy ngoài nhà của nhà máy được thiết kế lắp đặt các họng nước chữa cháy phía ngoài của các nhà xưởng và đảm bảo khoảng cách giữa hai họng <=120m Tại mỗi họng chữa cháy bố trí 02 cuộn vòi chữa cháy đường kính D65, dài 30m và 02 lăng phun đường kính D16, lưu lượng 5l/s
Trang 9III.2.5 Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler:
Là hệ thống chữa cháy phun nước tự động kiểu đầu phun kín (Spinkler) Đầu phun Spinkler được lắp đặt tại các khu vực cần bảo vệ Khi nhiệt độ môi trường đạt tới nhiệt độ nóng chảy đầu phun sẽ tự mở để nước trong đường ống áp lực phun vào khu vực đang có cháy
Hệ thống chữa cháy Sprinkler sử dụng các đầu phun Sprinker loại quay xuống bố trí cho các nhà xưởng và khu văn phòng Khoảng cách giữa các đầu phun là 3-4m, khoảng cách từ các đầu phun đến tường là 1-2m
Toàn bộ các khu vực trong nhà máy có nhiệt độ môi trường <40oC do đó bố trí các đầu phun Sprinker có ngưỡng nhiệt độ làm việc là 68oC
III.2.6 Hệ thống đường ống nước cung cấp nước chữa cháy:
Mạng đường ống cung cấp nước cho hệ thống chữa cháy bao gồm:
- Đường ống trục chính (trục đứng): Sử dụng ống có đường kính DN250 – (từ trạm bơm chữa cháy của nhà đến nhà xưởng 04) và đường ống DN125 chạy mạch vòng lắp đặt quanh nhà xưởng làm ống trục chính cấp nước cho hệ thống chữa cháy, ống được bố trí đi nổi ở cao độ +4.600 và được nối mạch vòng khép kín
- Đường ống nhánh: Gồm các loại ống có đường kính giảm dần từ DN125mm-DN80mm-DN65mm-DN50mm-DN32mm xuống D25mm cấp nước từ đường ống chính trục đứng đến các đầu phun Sprinker và phải đảm bảo điều kiện vận tốc dòng chảy khi có cháy đạt tối thiểu 2,5m/s
Sử dụng ống có đường kính D50mm để nối từ đường ống trục chính hoặc ống nhánh đường kính D100mm, D65mm đến các họng nước chữa cháy vách tường
- Chữa cháy ngoài nhà xưởng: Đường ống cấp nước chữa cháy ngoài nhà xưởng DN100 được kết nối vào mạng đường ống DN250-DN125 mạch vòng của nhà máy để cung cấp nước chữa cháy cho các trụ chữa cháy ngoài nhà và khi cần có thể tiếp nước từ các trụ tiếp nước vào hệ thống chữa cháy
IV TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHÍNH CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG.
IV 1 Tính toán thông số kỹ thuật của các máy bơm
Hệ thống bơm chữa cháy của nhà máy hiện trạng đã đang hoạt động Để đảm bảo công tác vận hành phục vụ chữa cháy cho nhà máy và cho nhà máy mới xây dựng Đơn vị thiết kế đã kiểm tra thông số của máy bơm, hệ thống đường ống đã có hiện trạng Tính toán, kiểm tra các thông số của máy bơm đảm bảo công suất sử dụng
Thông số của máy bơm chữa cháy hiện trạng:
+ Máy bơm chữa cháy động cơ điện:Lưu lượng bơm: Q = 153 l/s; Chiều cáo hút: Hh = 4m; Chiều cao bơm: Hb = 90 m
+ Máy bơm chữa cháy dự phòng động cơ điện:Lưu lượng bơm: Q = 153 l/s; Chiều cáo hút:
Hh = 4m; Chiều cao bơm: Hb = 90 m
+ Máy bơm chữa cháy bù áp:Lưu lượng bơm: Q = 4 l/s; Chiều cáo hút: Hh = 4m; Chiều cao bơm: Hb = 105 m
+ Bình tích áp: 200 lít
IV.1.1 Kiểm tra, tính toán công suất bơm chữa cháy
a) Lưu lượng nước cần tính toán cho hệ thống chữa cháy vách tường và ngoài nhà:
Hệ thống họng nước chữa cháy vách tường tại nhà xưởng (khu vực nhà xưởng 4 ):
Q vttn = 2.5l/s (lưu lượng phun/họng) x 2 (số họng phun đồng thời) = 5 l/s
Trang 10Hệ thống họng nước chữa cháy vách tường ngoài nhà xưởng: Q vtnn = 40 l/s
b) Lưu lượng nước cần tính toán cho hệ thống chữa cháy tự động:
Hệ thống chữa cháy Sprinker tự động tại nhà xưởng (khu vực nhà xưởng 5):
Q spnx = 0,3l/s/m2 (cường độ phun) x 360m2 (diện tích phun giả định) = 108 l/s
Hệ thống chữa cháy Sprinker tự động nhà văn phòng:
Q spvp = 0,08l/s/m2 (cường độ phun) x 120m2 (diện tích phun giả định) = 9,6 l/s
Lưu lượng nước chữa cháy tính toán lựa chọn cho thiết kế lấy theo khu vực cần lưu lượng nước cao nhất khi có cháy,
Khu vực nhà xưởng:
Q1 = Qspnx = 108l/s Khu vực nhà văn phòng:
Q2 = Qspvp = 9,6l/s Như vậy lưu lượng nước cần chọn để đáp ứng yêu cầu chữa cháy tự động Sprinkler là 108l/s
c) Tổng lưu lượng nước cần tính toán cho hệ thống chữa cháy:
Vậy lưu lượng của toàn bộ hệ thống chữa cháy mà máy bơm phải đáp ứng là:
Q = Q vttn + Q vtnn + Q spvp= 5 +40 + 108 = 153 (l/s)
Tính toán chiều cao cột áp của máy bơm chữa cháy vách tường.
Cột áp tính toán của bơm: Hb >= Ho + Hdb + Hlp + Pp
Trong đó:
o Ho là tổn thất áp suất trên đường ống đến lăng phun lắp ở vị trí cao nhất, xa nhất của nhà xưởng Ho gồm tổn thất ma sát dọc đường ống (gồm cả cuộn vòi) Hd và tổn thất cục bộ trên đường ống Hc Tổn thất ma sát và tổn thất cục bộ trên đường ống được tính theo phương pháp đưa ra bởi TCVN 7336:2003 Ước tính, Ho = 25m
o Hdb là độ cao lắp đặt bơm tính từ mặt nước bể chữa cháy (chiều cao hút nước) Đối với công trình này Hdb = 2m
o Hlp là độ cao hình học tính từ vị trí đặt bơm đến lăng phun của hộp chữa cháy ở nhà xưởng Hlp = 1.5m
o Pp là áp suất yêu cầu tại đầu lăng phun để tia nước phun ra đạt độ cao quy định Với lăng phun trong nhà lưu lượng 2,5l/s, Pp = 4,0kg/cm2 ( ~ 40m cột áp)
Chiều cao cột áp cần thiết của máy bơm phải đáp ứng là: Hb ≥ 25m + 2m + 1.5m + 40m = 68.5m Vậy máy bơm chữa cháy vách tường có thông số kỹ thuật như sau: H ≥ 68.5 (m) ; Q ≥ 153 (l/s)
a Lựa chọn công suất máy bơm chữa cháy nhà xưởng 04.
Để đáp ứng yêu cầu cấp nước chữa cháy vách tường cho khu vực nhà xưởng lựa chọn máy bơm có công suất
Máy bơm động cơ điện: ( 01 máy bơm thường trực và 01 máy bơm dự phòng ):
+ Lưu lượng Qb = 153 l/s;
+ Cột áp Hb = 70 m
+ Chiều cao hút nước Hh 3m
IV.1.1 Nguyên lý hoạt động của máy bơm chữa cháy
Phục vụ chữa cháy cho hệ thống chữa cháy cho toàn bộ nhà máy Hệ thống bao gồm 2 máy bơm chữa cháy được liên kết, hoạt động nối tiếp phục vụ cho việc chữa cháy
Từ khóa » Thuyết Minh Bản Vẽ Phòng Cháy Chữa Cháy
-
Thuyết Minh Thiết Kế Kỹ Thuật Hệ Thống Phòng Cháy Chữa Cháy Nhà ...
-
THUYẾT MINH HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHUNG CƯ
-
Nội Dung Cơ Bản đối Với Thuyết Minh, Thiết Kế Về Phòng Cháy, Chữa ...
-
Thuyết Minh Kỹ Thuật Hệ Thống Phòng Cháy Chữa Cháy - TailieuMienPhi
-
THUYẾT MINH THIẾT KẾ KỸ THUẬT PCCC Công Trình - 123doc
-
Thuyết Minh Kỹ Thuật Hệ Thống Phòng Cháy Chữa ... - PCCC Hải Phát
-
Thuyet Minh He Thong Pccc - PDFCOFFEE.COM
-
Thuyết Minh Kỹ Thuật Hệ Thống Phòng Cháy Chữa Cháy | Xemtailieu
-
Thuyết Minh Và Tiêu Chuẩn Thiết Kế Pccc Cho Nhà Xưởng (phần 1)
-
Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công PCCC - Thư Viện Tài Liệu Xây Dựng
-
Thiết Kế Phòng Cháy Chữa Cháy MẪU - Bản Vẽ Và Thuyết Minh
-
Phiếu Hướng Dẫn Thực Hiện Thủ Tục
-
Thủ Tục Cấp Văn Bản Thẩm Duyệt điều Chỉnh Thiết Kế Về PCCC đối Với ...