Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình ❤️️ 15 Bài Hay Nhất
Có thể bạn quan tâm
Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình ❤️️31+ Bài Hay Nhất ✅ Đón Đọc Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Giới Thiệu Về Món Ăn Đặc Sản Của Người Thái Bình.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
- Dàn Ý Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình
- Thuyết Minh Về Đặc Sản Bánh Cáy Thái Bình – Mẫu 1
- Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Hay Nhất – Mẫu 2
- Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Ngắn Gọn – Mẫu 3
- Văn Giới Thiệu Về Bánh Cáy Thái Bình Học Sinh Giỏi – Mẫu 4
- Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Chọn Lọc – Mẫu 5
- Văn Mẫu Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Đặc Sắc – Mẫu 6
- Bài Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Đạt Điểm Cao – Mẫu 7
- Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Sinh Động – Mẫu 8
- Thuyết Minh Về Cách Làm Món Bánh Cáy Thái Bình – Mẫu 9
- Văn Mẫu Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Ấn Tượng – Mẫu 10
- Văn Mẫu Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Điểm 10 – Mẫu 11
- Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Chi Tiết Nhất – Mẫu 12
- Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Ngắn Hay – Mẫu 13
- Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Luyện Viết – Mẫu 14
- Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Đơn Giản – Mẫu 15
Dàn Ý Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình
Với dàn ý thuyết minh về bánh cáy Thái Bình chi tiết dưới đây, các em sinh sẽ được định hướng cụ thể về bố cụ và nội dung, từ đó dễ dàng triển khai bài viết của mình.
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh – đặc sản bánh cáy Thái Bình.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
- Thân bài:
a. Khái quát chung:
- Giới thiệu về lịch sử ra đời của món bánh cáy Thái Bình: Món ăn được bắt nguồn từ đâu, vào khoảng thời gian nào.
- Nguyên liệu để làm nên món bánh cáy Thái Bình gồm những gì? Món bánh cáy được chế biến trong khoảng bao nhiêu lâu?
- Những giá trị kinh tế và giá trị văn hóa mà món bánh cáy Thái Bình mang lại cho địa phương nói riêng cũng như cho nền ẩm thực Việt Nam nói chung là gì?
- Đánh giá về thực trạng của món bánh cáy Thái Bình đó trên thị trường: Hiện nay, món ăn có được ưa chuộng hay phổ biến hay không?
b. Thuyết minh chi tiết:
- Để làm nên món bánh cáy Thái Bình cần chuẩn bị những gì?
- Thuyết minh chi tiết về quá trình tạo ra món bánh cáy Thái Bình: gồm những bước nào? Đâu là công đoạn quan trọng nhất?
- Thưởng thức món bánh cáy Thái Bình như thế nào là ngon nhất?
- Hương vị của món bánh cáy Thái Bình có gì đặc sắc, nổi bật?
c. Ý nghĩa, ưu điểm mà món bánh cáy Thái Bình mang lại:
- Món ăn đặc sản bánh cáy Thái Bình có ý nghĩa như thế nào với người dân địa phương và nền ẩm thực?
- Chúng ta cần phải làm gì để lưu giữ món bánh cáy Thái Bình và làm cho mọi người ngày càng biết đến nó nhiều hơn?
- Kết bài: Khái quát lại món ăn đặc sản bánh cáy Thái Bình vừa thuyết minh, đồng thời liên hệ đến bản thân và rút ra bài học chung cho mọi người.
Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay
Thuyết Minh Về Đặc Sản Bánh Cáy Thái Bình – Mẫu 1
Để làm bài văn thuyết minh về đặc sản bánh cáy Thái Bình, các em học sinh cần có những thông tin chi tiết về đặc trưng cũng như cách thực hiện món ăn này. Tham khảo bài văn mẫu dưới đây:
Nhắc tới Thái Bình, ngoài điểm đến chùa Keo cổ kính, đền Trần linh thiêng, du khách còn ấn tượng với nhiều món ăn ngon đậm chất quê dân dã. Ngoài canh cá Quỳnh Côi, nem chạo Vị Thủy, bún bung, nộm sứa hay bánh giò Bến Hiệp… thì bánh cáy cũng được xem là thức quà quê bình dị với không ít người.
Tên gọi của bánh bắt nguồn từ hạt nếp cái hoa vàng đem ngâm, trộn gấc đỏ đồ xôi, rồi ép dẻo, xắt hạt lựu lại đem phơi khô (có màu vàng giống trứng con cáy nên bánh có tên gọi là bánh cáy). Vùng Thái Bình có nhiều nơi làm bánh cáy nhưng nổi tiếng hơn cả vẫn là loại bánh có xuất xứ từ làng Nguyễn, thuộc xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng. Món bánh quê tuy giản dị nhưng đòi hỏi quy trình chế biến tỉ mỉ, công phu.
Để làm được một mẻ bánh cáy, trước đó ít nhất khoảng nửa tháng, mỡ lợn đã được thái nhỏ hạt lựu rồi ướp trộn với đường cho thấm. Sau đó, gần đến lúc làm bánh, nguyên liệu này tiếp tục được đem xào cho đến khi khẩu mỡ đạt độ trong và giòn. Các phụ liệu như lạc, vừng cũng được bà con rang chín, xát nhẹ để bỏ vỏ. Cà rốt, gừng tươi, vỏ quýt tươi đem xào đường rồi để riêng.
Nếp làm bánh phải là loại nếp cái hoa vàng vừa thơm vừa dẻo. Nếp được chia làm 3 phần, trong đó, hai phần để nấu xôi, một phần để làm bỏng (còn gọi là làm nẻ). Gạo nấu xôi tiếp tục đem chia đôi, một nửa nấu xôi gấc cho màu đỏ và nửa còn lại nấu với nước quả dành dành để tạo màu vàng tươi. Sau khi hai loại xôi đã chín, người dân đem trộn với nhau rồi giã nhuyễn. Hỗn hợp quyện đều tiếp tục được cán mỏng, cắt thành lát nhỏ dài như mứt bí rồi sấy khô. Phần gạo nếp còn lại, người dân rang thành bỏng cho nở bung, sau đó sàng sẩy sạch trấu để có mớ nẻ dậy mùi thơm.
Sau khi đã sơ chế hoàn chỉnh, người làm đem hỗn hợp trên trộn đều với mật mía và đổ vào chảo, đảo đều tay cho tới khi dậy mùi thì múc vào khuôn gỗ đã lót sẵn vừng bên trong để tạo hình. Bánh khi cứng lại được lấy ra khỏi khuôn và khoác lớp “áo vừng” bóng bẩy bên ngoài. Qua đôi bàn tay khéo léo của người làng Nguyễn, Thái Bình, các nguyên liệu như gạo nếp, lạc, vừng, gấc, mỡ lợn, vỏ quýt… hòa quyện với nhau tạo nên thứ bánh quê dân dã, vừa béo, vừa bùi.
Bánh cáy thành phẩm đạt chất lượng phải đảm bảo độ ngọt vừa phải, thơm mùi lạc, vừng rang, ngậy vị của mứt bí, độ béo của xôi, dừa và vị cay cay của gừng… Khi cắn miếng bánh, thực khách sẽ cảm nhận được sự hòa quyện hương vị dẻo thơm, ngậy, bùi của những nguyên liệu từ ruộng đồng. Ẩn sau mỗi miếng bánh là cả quá trình làm tỉ mẩn, chất chứa tấm quê chân tình của người dân làng Nguyễn.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Hay Nhất – Mẫu 2
Bài văn thuyết minh về bánh cáy Thái Bình hay nhất sẽ là một trong những tài liệu tham khảo không thể bỏ qua dành cho bạn đọc và các em học sinh.
Trong tâm thức của người dân Thái Bình, bánh cáy không chỉ là món đặc sản mang hương vị đồng quê mà nó còn là nét ẩm thực không thể thiếu trong ngày Tết.
Nhắc đến thứ đặc sản mang tên bánh cáy, chắc hẳn ai ai cũng nghĩ tới bánh cáy làng Nguyễn (xã Nguyên Xá, thị trấn Đông Hưng, tỉnh Thái Bình). Ở rất nhiều nơi trên mảnh đất hình chữ S này đều có bánh cáy nhưng để thưởng thức miếng bánh cáy thơm ngon và nổi tiếng nhất thì phải tìm về với Thái Bình quê lúa. Theo truyền thuyết mà người dân làng Nguyễn kể lại, loại bánh này do bà Nguyễn Thị Tần (đời thứ 6, tộc Nguyễn Công, làng Nguyên Xá, phủ Tiên Hưng nay là làng Nguyễn, thị trấn Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) có công sáng tạo đầu tiên.
Tương truyền, hoàng thái tử Lê Duy Vỹ (con trai vua Lê Hiển Tông) trốn tránh khỏi sự truy quét của Trịnh Sâm có chạy qua làng Nguyên Xá (nay là làng Nguyễn). Lúc đó, con trai của thái tử Lê Duy Vỹ khóc mãi không thôi, mặt mũi xám lại. Cận thần ai cũng lo lắng nhưng không có cách nào dỗ cho đứa bé thôi khóc. Thấy thế, bà Nguyễn Thị Tần chạy đến xin được ôm đứa bé vào lòng. Chẳng còn cách nào nên hoàng thái tử đành để cho bà ôm con trai mình. Lạ thay, bà vừa ôm thì đứa bé nín hẳn. Lúc ấy, thái tử Lê Duy Vỹ đã đồng ý dẫn bà đi theo để chăm sóc cho con trai.
Lại có tài liệu ghi rằng, khi thái tử Lê duy Vỹ sa cơ, bị nhốt trong ngục tối, bà Nguyễn Thị Tần là người thường xuyên tới thăm nom và mang lương thực cho thái tử. Vốn xuất thân từ nông dân vùng trũng, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nên bà mang những hương vị sẵn có của quê hương như gạo nếp, vừng, lạc, con cáy để làm nên thứ bánh đặc biệt gửi vào cho thái tử trong ngục tối.
Loại bánh này ban đầu chưa có tên. Tuy nhiên, quê hương bà Nguyễn Thị Tần ở vùng nước trũng nên xuất hiện rất nhiều con cáy. Vì thế, mọi người đặt tên cho loại bánh này là bánh cáy. Bởi lẽ, bánh có màu giống con cáy. Kể từ đó làng làng Nguyễn, thị trấn Đông Hưng, tỉnh Thái Bình từ đời này sang đời khác có truyền thống làm bánh cáy.
Vào những ngày khi Tết cổ truyền đã cận kề, với người dân Thái Bình nói riêng và người dân miền Bắc nói chung, bánh cáy luôn sánh đôi cùng với mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên. Một cặp bánh cáy màu đỏ mỗi dịp năm mới giống như một nét văn hóa độc đáo thể hiện sự biết ơn với ông bà, tổ tiên. Hơn thế, người ta quan niệm rằng màu đỏ của bánh cáy sẽ mang đến sự ấm áp, tươi vui và may mắn trong năm mới.
Để có được một chiếc bánh dẻo, thơm và có hương vị đặc trưng của vùng quê lúa Thái Bình đòi hỏi cả một quá trình công phu, phức tạp và phải có bí quyết riêng từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khâu làm bánh. Điều đặc biệt nguyên liệu làm bánh hầu hết là những nông sản quê nhà được bà con chọn lọc kỹ càng. Nếu không có kinh nghiệm thì không hề dễ để tạo ra được chiếc bánh không quá ngọt, không quá nhạt, vừa chín, dẻo, không khô cứng, sự béo bùi của nếp cái hoa vàng, vừng, lạc. Hơn nữa, khi cắn miếng bánh thấy mứt bí, cơm dừa sần sật, cay cay nồng nồng của mùi vị gừng tươi.
Nguyên liệu chủ yếu để làm bánh cáy là loại gạo nếp cái hoa vàng. Loại gạo này rất hợp thổ nhưỡng và đặc điểm khí hậu của Thái Bình nên khi rang nóng lên có mùi thơm đặc trưng. Nếu làm bánh cáy mà không dùng loại nếp cái hoa vàng cấy ở vùng đất Thái Bình thì không thể ngon được. Loại gạo này rang nóng lên sau đó và nghiền nhỏ người ta gọi là “bột hoa”.
Quan trọng nhất là khâu làm “con cáy”. Để làm “con cáy” ngon người ta cho gạo nếp trộn với gấc để thổi xôi. Sau đó giã nhuyễn ra như bánh dày. Cứ để hỗn hợp đã nhuyễn của xôi gấc ấy trong vòng 2-3 ngày cho thật cứng lại, cho vào thái nhỏ như mứt dừa và cho vào chiên. Ngay cả khâu làm con cáy cũng không hề đơn giản, nó đòi hỏi một sự khéo léo, tinh tế của những nghệ nhân làm bánh. Sở dĩ có cái tên khá đặc biệt “bánh cáy” là do nguyên liệu làm loại bánh này có màu giống với màu của trứng con cáy. Đây là loài hải sản có rất nhiều ở vùng đất Thái Bình.
Ngoài những nguyên liệu chính như trên chúng ta còn sử dụng thêm đường trắng, gừng cùng với bột sắn cho vào khuấy đều, đun nóng tạo thành hỗn hợp kết dính còn gọi là nha bánh. Bánh ngon hay không là ở khâu làm nha. Bởi lẽ, khi đun nóng phải ở nhiệt độ nhất định mà chỉ người làm lâu năm mới cảm nhận được. Để lửa to quá hay nhỏ quá cũng ảnh hưởng tới chất lượng của nha. Sau khi có bột nếp, con cáy và nha bánh thì cho hỗn hợp này vào nồi lớn, dùng tay đảo liên tục sao cho con cáy và nha bánh quyện chặt lấy nhau.
Xong xuôi các khâu, cho hỗn hợp vừa đảo vào khuôn ép chặt và cắt thành từng miếng và rải vừng cùng một lớp dừa khô cắt nhỏ lên trên. Nghệ nhân làm bánh có tâm huyết thì ngay cả vừng rắc lên trên bánh họ cũng chọn những hạt vừng to tròn, được phơi khô và rang cho vừa chớm chín như vậy mới tạo được vị bùi bùi khi thưởng thức bánh.
Thú thưởng thức bánh cáy độc đáo mà không phải ai cũng biết, đó là khi trời se se lạnh, có mưa phùn, gió bắc mà về đất tổ của bánh cáy thưởng thức miếng bánh cáy nóng vừa mới ra lò, sau đó uống cùng nước chè tươi. Lúc ấy, ta thấy được vị thơm dẻo của gạo nếp cái hoa vàng, vị cay cay của gừng và mùi thơm của dầu chuối quyện cùng vị hơi chát của chè mới thấy bánh cáy quả là “danh bất hư truyền”.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Ngắn Gọn – Mẫu 3
Tham khảo cách hành văn súc tích và giàu hình ảnh với bài thuyết minh về bánh cáy Thái Bình ngắn gọn trong nội dung dưới đây:
Nói đến đặc sản Thái Bình, không thể không nhắc tới món bánh cáy với hương vị dẻo thơm, béo ngậy.
Chỉ từ những nguyên liệu dân dã, giản dị như gạo nếp, vừng, lạc, gấc, mỡ lợn, mứt bí, dừa, vỏ quýt… người dân làng Nguyễn, Thái Bình đã tạo ra bánh cáy – thức quà quê ngọt ngào, vừa béo, vừa bùi. Tên gọi của bánh bắt nguồn từ màu vàng bắt mắt, giống như trứng con cáy.
Không phải ai cũng biết rằng món bánh dân dã này lại đòi hỏi một quy trình chế biến tỉ mỉ, công phu như thế nào. Riêng quá trình sơ chế đã mất tới 2-3 tuần. Trước tiên, mỡ lợn được thái hạt lựu, rồi ướp gia vị, trộn đường cho ngấm. Khi gần đến thời điểm làm bánh, nguyên liệu này được xào cho tới khi đạt độ trong và giòn. Các phụ liệu như lạc, vừng được rang chín, xát bỏ vỏ, giã nhẹ. Cà rốt, gừng, vỏ quýt tươi đem xào đường rồi để riêng.
Bánh cáy ngon phải làm từ gạo nếp cái hoa vàng, đem ngâm, một phần để làm bỏng, một phần trộn gấc đỏ đồ xôi, một phần nấu với nước quả dành dành để có màu vàng tươi. Sau khi đã sơ chế hoàn chỉnh, người ta đem các nguyên liệu trên trộn đều với mật mía và đổ vào chảo, đảo đều tay cho tới khi dậy mùi thì múc vào khuôn gỗ đã lót sẵn vừng bên trong để ép bánh, tạo hình. Bánh khi cứng lại được lấy ra khỏi khuôn, cắt nhỏ và rắc thêm sợi dừa và vừng bóng bẩy.
Khi thưởng thức món bánh này, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt của mật mía, vị bùi của xôi, vị béo của thịt mỡ, hoà quyện với cái giòn của bỏng ngô, lại vừa dẻo vừa thơm. Còn gì thú vị và ấm lòng hơn là những ngày tiết trời se lạnh, được nhâm nhi ly trà nóng và thưởng thức món bánh đậm hương vị quê lúa Thái Bình.
Giới thiệu tuyển tập 🔥 Thuyết Minh Về Đền Trần Thái Bình 🔥 12 Bài Hay Nhất
Văn Giới Thiệu Về Bánh Cáy Thái Bình Học Sinh Giỏi – Mẫu 4
Đón đọc bài văn giới thiệu về bánh cáy Thái Bình học sinh giỏi với cách hành văn đặc sắc, sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt một cách khéo léo, hấp dẫn người đọc.
Bánh cáy với người dân Thái Bình như một sản vật gắn với nền văn hóa lâu đời và không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Vào ngày Tết, ngoài mâm ngũ quả, cặp bánh chưng trên bàn thờ tổ tiên, còn có cả những hộp bánh cáy màu đỏ tượng trưng cho may mắn đầu năm.
Theo truyền thuyết, loại bánh này do bà Nguyễn Thị Tần (đời thứ 6, tộc Nguyễn Công, làng Nguyên Xá, phủ Tiên Hưng, nay là làng Nguyễn, thị trấn Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) làm ra. Tương truyền, Hoàng thái tử Lê Duy Vỹ (con trai vua Lê Hiển Tông) trốn tránh khỏi sự truy quét của Trịnh Sâm có đi qua làng Nguyên Xá (nay là làng Nguyễn). Lúc đó, con trai của thái tử Lê Duy Vỹ khóc mãi không thôi. Thấy đứa bé khóc tím tái mặt mày, bà Nguyễn Thị Tần chạy đến xin được dỗ đứa bé. Lạ thay, bà vừa ôm thì đứa bé nín hẳn. Thời thế loạn lạc, thái tử Lê Duy Vỹ đã dẫn bà đi theo để tiện chăm sóc cho con trai.
Có tài liệu ghi rằng, khi thái tử Lê Duy Vỹ sa cơ, bị nhốt trong ngục tối, bà Nguyễn Thị Tần là người thường xuyên tới thăm nom và mang lương thực cho thái tử. Vốn xuất thân từ nông dân nên bà mang những hương vị sẵn có của quê hương như gạo nếp, gừng, lạc… để làm nên thứ lương khô nuôi thái tử trong ngục. Loại lương khô này đặc biệt được thái tử ưa thích và lưu truyền rộng rãi, do có màu giống con cáy nên có tên là bánh cáy. Kể từ đó, làng Nguyên Xá, tức làng Nguyễn, thị trấn Đông Hưng, tỉnh Thái Bình từ đời này sang đời khác có truyền thống làm bánh cáy.
Nói đến bánh cáy, người ta thường nghĩ ngay tới thương hiệu bánh cáy làng Nguyễn (xã Nguyên Xá, thị trấn Đông Hưng, tỉnh Thái Bình). Đã từ lâu, trong tâm thức mỗi du khách khi về với Thái Bình, người ta thường chọn cho mình vài hộp bánh cáy làm quà cho người thân. Thế nhưng, phải tìm đến những nghệ nhân làm bánh cáy tại làng Nguyễn, thị trấn Đông Hưng mới được thưởng thức bánh cáy loại ngon và nổi tiếng nhất.
Bánh cáy được làm từ loại gạo nếp cái hoa vàng, rang nóng lên và nghiền nhỏ (người ta gọi là “bột hoa”). Sở dĩ có tên bánh cáy là do màu sắc của loại bánh này rất giống với màu trứng con cáy – loài hải sản rất phổ biến tại Thái Bình. Để làm “con cáy” cho bánh, người ta thổi xôi gấc, sau đó, khi chưa có máy thì phải dùng tay giã nhuyễn như bánh dày. Sau đó để hai ngày cho se cứng lại, thái nhỏ, phơi khô và cho vào chiên giòn.
Ngoài ra, còn cho đường trắng , gừng thái nhỏ, cùng bột sắn vào khuấy đều, đun nóng tạo thành hỗn hợp kết dính còn gọi là “nha”. Nghe nói thì thấy đơn giản nhưng làm được bánh cáy loại ngon thì không phải ai cũng biết. Trong quá trình làm, các nghệ nhân lâu năm dùng cảm giác của mình để nhận định xem ở nhiệt độ và màu sắc ra sao thì có thể tạo thành hỗn hợp “nha” ngon. Chính khâu này quyết định chất lượng bánh ngon hay dở.
Ngày xưa, khi chưa có máy, quá trình đảo bột nếp, con cáy và nha bánh phải làm thật khéo. Đảo phải liên tục và đều tay sao cho con cáy và nha bánh quyện chặt lấy nhau. Ngoài ra, người ta còn thêm lớp dầu chuối hay vani để bánh được thơm hơn. Xong xuôi các khâu, cho bánh vào khuôn ép chặt, cắt thành từng miếng và rải vừng cùng một lớp dừa khô cắt nhỏ lên trên. Nghệ nhân làm bánh thường chọn những hạt vừng to, tròn, được phơi khô và rang cho vừa chớm chín như vậy mới tạo được vị bùi bùi khi thưởng thức bánh.
Nếu ai về Thái Bình vào đầu đông xin hãy ghé qua làng Nguyễn, nhâm nhi miếng bánh cáy mang trong mình vị ngọt của đường, vị cay của gừng, vị bùi bùi của lạc quyện cùng hương thơm nhè nhẹ của loại nếp cái hoa vàng. Nếu ăn bánh cáy và uống chén nước chè xanh thơm mát thì quả chẳng gì sánh bằng.
Khi ngoài trời có mưa lất phất, có gió lành lạnh du khách đặt chân đến làng Nguyễn được mời thưởng thức bánh cáy nóng vừa ra lò cùng nước chè xanh. Vị thơm dẻo của gạo nếp cái hoa vàng, vị cay cay của gừng và mùi thơm của dầu chuối quyện cùng vị hơi chát của chè, lúc ấy mới thấy bánh cáy quả là “danh bất hư truyền”.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Chè Thái Nguyên 🌹 15 Bài Giới Thiệu Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Chọn Lọc – Mẫu 5
Bài văn thuyết minh về bánh cáy Thái Bình chọn lọc sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.
Nhắc đến đặc sản bánh cáy, người ta nhớ ngay tới Thái Bình. Trong số các làng quê có đặc sản bánh cáy ở Thái Bình, làng Nguyễn (xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng) vẫn nổi tiếng nhất.
Để làm ra những chiếc bánh cáy ngon, cần có nhiều nguyên liệu như: Gạo nếp cái hoa vàng, vừng, lạc, gấc, quả dành dành, cà rốt, gừng, dừa, mật mía và mỡ lợn. Trước khi làm bánh nửa tháng, người ta phải ngâm những khẩu mỡ lợn trong đường cho ngấm, rồi thái hạt lựu và xào cho đến khi những “hạt” mỡ khô, giòn, trong suốt để có thể bảo quản lâu dài.
Tiếp đó, gạo nếp cái hoa vàng được chia thành 3 phần: Hai phần để nấu xôi, một phần để làm “nẻ” (nổ bỏng). Xôi thổi xong thì được chia đôi, một phần trộn với gấc tạo màu đỏ thắm, một phần trộn với nước quả dành dành cho màu vàng tươi; rồi trộn hai phần đó với nhau, giã nhuyễn, xắt lát như mứt bí và sấy khô. Vừng, lạc được rang thơm và xát vỏ. Tiếp đó, người ta xào cà rốt, vỏ quýt với nước đường và nước gừng ép.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, người làm bánh trộn đều hỗn hợp nói trên với mật mía và sên trên chảo. Đây là khâu quan trọng, đòi hỏi người làm phải có kỹ thuật cao, bởi nếu già lửa, bánh sẽ bị rắn, còn nếu lửa non thì bánh sẽ bị ẩm, nát. Khi hỗn hợp bánh bắt đầu dậy mùi thơm, người ta đổ ra một cái khuôn gỗ rộng đã được rải sẵn lớp vừng rang, và ép chặt. Mặt bánh được rắc một lớp vừng và sợi dừa đã bào sẵn.
Khi bánh đã cứng lại và có độ rắn chắc, người làm bánh dùng dao và một cái thước gỗ bản to cắt thành các khoanh bánh đều nhau rồi đóng gói trong túi nilon. Nếu làm theo đúng quy trình và tuân thủ nghiêm các kỹ thuật, không cần phải sấy khô hay phơi nắng mà bánh cáy vẫn có thể bảo quản trong nhiều tháng.
Bánh cáy thường được thưởng thức cùng tách trà nóng ướp hương sen. Thưởng thức một miếng bánh cáy chuẩn hương vị của làng Nguyễn, thực khách cảm nhận được hương thơm của vừng, lạc, vỏ quýt hòa quyện với vị béo ngậy của mỡ, dừa, xôi cùng độ ngọt vừa phải của mật mía, vị cay của gừng… Chính hương vị độc đáo, đặc trưng đó đã làm nên tên tuổi của đặc sản bánh cáy làng Nguyễn và tỉnh Thái Bình suốt nhiều năm qua.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Đặc Sắc – Mẫu 6
Văn mẫu thuyết minh về bánh cáy Thái Bình đặc sắc sẽ mang đến cho các em học sinh những ý văn hay để hoàn thành tốt bài viết của mình.
Mỗi một vùng đất đều ẩn chứa trong mình một món đặc sản mà không nơi nào có được. Về Thái Bình, du khách sẽ được thưởng thức món đặc sản nối tiếng nhất của miền quê này với tên gọi Bánh cáy. Ngọt lành, mang vị thơm đượm của gạo nếp cái hoa vàng, lại quyện mùi ngậy của mỡ, vị cay của gừng … bánh cáy Thái Bình là một món ăn mang nét độc đáo của miền quê lúa.
Làng Nguyễn hay còn gọi là làng Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, là ngôi làng nổi tiếng về rối nước và nghề làm bánh cáy. Để làm ra bánh cáy, có nhiều công đoạn, nhưng quan trọng nhất là chuẩn bị nguyên liệu. Những nông sản truyền thống như gạo nếp cái hoa vàng, quả gấc, quả dành dành, lạc, vừng, gừng, mứt bí, mỡ lợn, đường mía, tất cả những nguyên liệu này được hòa quyện với nhau, rồi thái thành sợi gọi là “con cáy”. Anh Mạnh cho hay làm muốn bánh cáy ngon thì “con cáy” được cho vào túi bóng buộc kín, để chừng 6 tháng mới đem ra chế biến đến công đoạn cuối cùng để ra chiếc bánh cáy.
“Con cáy” để lâu khi đem vào chảo mỡ rán mới có độ nở và xốp nhẹ. Anh Mạnh cho hay: Muốn có sản phẩm ngon đòi hỏi nguyên liệu ngon như gạo nếp chọn gạo nếp ngon. Rang gạo nếp nở ra. Khâu kỹ thuật nấu và pha chế rất quan trọng. Nấu già lửa quá thì bánh rắn, nấu non lửa quá thì bánh ẩm, nát. Vì vậy đòi hỏi người nấu khi đun sôi đường phải đúng kỹ thuật để khi trộn con cáy, nguyên liệu chính của bánh vào thì bánh cáy mới ngon.
Những nguyên liệu sau khi chế biến, sẽ cho vào khuôn để nén và cắt thành từng miếng bánh cáy thơm, ngậy. Những kỹ thuật này nhìn đơn giản những không phải ai cũng làm được. Bởi, bánh cáy là món ăn truyền thống của làng Nguyên Xá, không dễ được truyền ra ngoài. Bánh cáy truyền thống ra đời cũng đã 300 năm. Hiện nay, bánh cáy đang trên đà phát triển, chủ yếu phục vụ khách du lịch. Ngày xưa các cụ chỉ làm bánh để làm quà trong ngày lễ, Tết, còn bây giờ thì khách mua quanh năm.
Cùng với bánh đậu xanh của tỉnh Hải Dương, bánh nhãn của tỉnh Hưng Yên, bánh cáy, là một đặc sản của miền quê lúa Thái Bình, mang dấu ấn bản sắc văn hóa rõ rệt nhất của đất và người nơi đây.
Gửi đến bạn 🍃 Thuyết Minh Về Tây Ninh 🍃 15 Bài Giới Thiệu Tây Ninh Hay
Bài Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Đạt Điểm Cao – Mẫu 7
Để viết bài thuyết minh về bánh cáy Thái Bình đạt điểm cao, các em học sinh cần xây dựng những ý văn phong phú về nội dung và trau chuốt trong cách diễn đạt.
Từ lâu, làng Nguyễn (xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng) đã nổi tiếng với nghề làm bánh cáy. Đây là món bánh kết tinh của hương đất, hương đồng, xưa kia được dùng như một sản vật để tiến vua. Trải qua bao biến động của lịch sử, bánh cáy vẫn được lưu truyền, tồn tại và phát triển, trở thành sản phẩm đặc trưng của người dân nơi đây.
Bánh cáy làng Nguyễn có cách đây hơn 200 năm và có nguồn gốc từ bánh chè lam. Bánh do bà Nguyễn Thị Tần (1725 – 1800), đời thứ 6 tộc họ Nguyễn Công, làng Nguyên Xá, tổng Cổ Cốc, huyện Thần Khê, phủ Tiên Hưng, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng) sáng chế. Bà là con gái thứ của cụ thủ khoa Phúc Đình Hầu Nguyễn Đoan Tước hàm chánh xứ, tư thừa chánh xứ trong triều.
Vốn là người thông minh, học giỏi, năm 1739, bà được tuyển vào cung phụ trách dạy bảo công chúa và các phi tần. Trong cung vua phủ chúa, bà được thưởng thức nhiều của ngon vật lạ nhưng vốn xuất thân nơi thôn dã nên bằng chính những nguyên liệu sẵn có từ quê hương đồng nội mà nhân dân làm ra bà đã sáng chế ra một loại bánh mới có tên là bánh ngũ vị. Sau khi đem tiến vua, được vua Lê Hiển Tông khen ngon liền đặt tên là bánh cáy vì nhìn miếng bánh có xen nhiều màu sắc bắt mắt trông giống trứng con cáy.
Từ đó, bánh cáy gắn liền với quê hương Nguyên Xá và được lưu truyền, phát triển trong xã cho đến ngày nay. Hiện nay, các di tích lưu niệm nhân vật lịch sử của nghề làm bánh cáy vẫn được người dân trong xã gìn giữ và tôn thờ. Ngày 10/10/2014, khu di tích đền thờ, từ đường và lăng mộ tổ nghề bánh cáy đã được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Nét độc đáo của bánh cáy làng Nguyễn chính là sự kết hợp các nguyên liệu từ hoa màu trong đời sống, tạo nên thứ bánh dẻo, thơm và có hương vị đặc trưng. Xưa kia, người làng Nguyễn vẫn có thói quen xếp bánh cáy vào ang sành, đậy kín bằng lá chuối khô để dành ăn dần. Khi ăn, bánh cáy sẽ được cắt thành từng lát. Nhìn lát bánh lốm đốm những màu nâu, trắng, vàng, hồng, xanh đan xen, ta lại tưởng như thấy một mảng tranh đầy màu sắc.
Người dân làng Nguyễn xem bánh cáy như một thứ quà đặc biệt dành biếu ông bà, cha mẹ hay những người thân để tỏ lòng kính trọng, yêu thương. Chính vì thế, mỗi dịp lễ, tết, cúng giỗ tổ tiên, trên bàn thờ trong mỗi gia đình ở làng Nguyễn đều không thể thiếu phong bánh cáy. Tàn nén hương, người trụ cột trong gia đình cắt và chia đều miếng bánh cho mọi người, để con cháu trong lúc nhâm nhi thêm nhớ về nguồn cội của mình. Với khách đến chơi nhà, đĩa bánh cáy quê hương chính là món quà thể hiện lòng mến khách của gia chủ.
Để làm ra chiếc bánh cáy thơm ngon đòi hỏi sự công phu của người thợ ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Gạo làm bánh cáy là loại gạo nếp cái hoa vàng được xay xát thật trắng, rang nổ thật đều. Trong bánh phải trộn thêm thịt lợn thái nhỏ bằng hạt ngô, hạt đỗ, lại lấy một phần bột nếp tán nhuyễn, ray lọc thật mịn, tẩm nước gừng tươi, bột thảo quả…, một số hòa với ruột gấc, một số hòa với bột dành dành, nhào thành bột màu đỏ hoặc vàng tươi, cho thái chì, thái hạt lựu gọi là con nẻ.
Dùng nước đường mật đã lọc kỹ, pha nước gừng tươi, dầu thảo quả, trộn bột nẻ, con nẻ, thịt thái nhỏ thật đều rồi hâm nóng trên chảo đến khi đạt tới mùi thơm kỹ thuật thì đưa vào khuôn ép, cán đến khi bánh được tràn đều. Tranh thủ lúc bánh còn nóng, người thợ rắc một lớp vừng cho dậy mùi thơm và đẹp mắt, sau đó dùng dao sắc thái, cắt bánh thành từng miếng theo khối hình trụ hoặc chữ nhật.
Xong xuôi lấy giấy hồng điều phong gói, đóng hộp thành bánh cáy thành phẩm. Với những kỹ thuật làm bánh cổ truyền kết hợp với bí quyết riêng của từng gia đình, người làng Nguyễn đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong cả nước.
Hiện nay, các hộ dân ở làng Nguyễn đã đổi mới công nghệ làm bánh, chú trọng tới chất lượng sản phẩm, đầu tư máy móc công nghệ hiện đại thay thế một số công đoạn làm thủ công trước đây. Do nhu cầu đa dạng của thị trường nên những chiếc bánh cáy đã có sự phong phú về mẫu mã song những hương vị riêng vốn có hàng trăm năm nay vẫn không hề thay đổi. Ngoài bánh cáy, đến nay, hầu hết các hộ gia đình trong xã đều sản xuất nhiều loại bánh kẹo khác phục vụ thị trường, ít có gia đình sản xuất chuyên biệt một loại bánh cáy.
Để bánh đạt chất lượng, có thương hiệu trên thị trường, mỗi gia đình lại có cách pha chế, cách nấu và chọn nguyên liệu khác nhau nhưng chỉ cần nhìn con cáy là có thể biết nhà nào làm bánh ngon, mịn. Công đoạn làm con cáy cũng đòi hỏi kỹ thuật khéo léo của người thợ để khi thành phẩm con cáy phải nhỏ, thơm, giòn, miếng bánh cáy thái ra phải mịn, chắc tay…
Một mùa xuân nữa lại về. Trong tiết trời se lạnh, quây quần trong không khí sum họp đầm ấm bên gia đình, người thân, nhâm nhi miếng bánh cáy cùng ấm trà xanh nóng vừa có vị ngọt, bùi, béo đan xen độ giòn, dẻo, dai, mềm mại khiến ta như cảm nhận thấy hương thơm của đất trời đang lan tỏa, hòa quyện như nhắn gửi lời chúc một năm mới an lành, thịnh vượng đến tất cả mọi người, mọi nhà.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Thanh Hóa 🌹 17 Bài Giới Thiệu Thanh Hóa Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Sinh Động – Mẫu 8
Với bài văn thuyết minh về bánh cáy Thái Bình sinh động, các em học sinh có thể tham khảo cách hành văn giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa biểu đạt.
Nhắc đến Thái Bình là nhắc tới miền quê nổi tiếng với những món ăn dân dã, quen thuộc làm từ gạo – sản phẩm đặc trưng của quê lúa. Đó là canh bánh đa cá Quỳnh côi – chỉ ăn một lần là nhớ mãi, hoặc món gỏi nghệch Diêm Điền – món ăn vừa ngọt, vừa dòn, vừa dai, vừa thơm, hay món bún bung hoa chuối – một món ăn ngon, lạ, bổ dưỡng, hoặc món ổi Bo – thứ ổi quả to, cùi giòn, ngọt mát. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới một thứ đặc sản mang hương vị của quê hương chị Hai Năm Tấn, một món ăn mà bất cứ người con nào khi xa quê luôn nhớ về với một niềm tự hào mãnh liệt: món Bánh cáy Làng Nguyễn.
Bánh cáy đặc biệt ngay từ cái tên của nó. Nghe tên, ta sẽ lầm tưởng là một món quà của biển, ăn vào lại thấy gạo nếp, lạc vừng, mứt bí, cơm dừa… những mùi vị của thênh thang đồng rộng…Món ăn này mang trong mình sự tích cùng một số dị bản đầy ly lỳ. Theo truyền thuyết, từ đời vua Hùng Vương thứ 18, khi vua cha kén vợ cho hoàng tử út, người được vua ưng là con gái viên tướng tài ba trong triều. Nhưng hoàng tử lại yêu một cô gái quê (ở huyện Đông Hưng – Thái Bình ngày nay).
Vua không phản đối nhưng lại đưa ra một thách thức: Phải tạo ra một loại bánh tỏ sự giao hòa giữa trời và đất. Hoàng tử và cô gái rất lo. Vào một ngày đầu xuân, họ dâng lên vua cha một thứ bánh có tên “Bánh Cái” bằng nửa chiếc bánh chưng và rộng bằng chiếc bánh dày tượng trưng cho sự giao hòa bánh chưng, bánh dày của Lang Liêu và sự giao hòa giữa trời và đất. Cái tên bánh do cô gái đặt vì có những con cái bằng bột nếp rang giòn. Trải qua thời gian, chữ “i” trong “bánh cái” bị thay bằng chữ “y” trong “bánh cáy” ngày nay. Nhờ có chiếc bánh họ được thành vợ thành chồng và xin vua cha được ở lại vùng đồng bằng quê cô gái giúp dân mở mang việc cày cấy.
Trong dân gian còn tồn tại một câu chuyện mang tính truyền thuyết, đó là có một vị hoàng tử con vua mắc bệnh biếng ăn, bao nhiêu là cao lương ngũ vị nhưng hoàng tử không chịu ăn và ngày một gầy đi. Hoàng thượng lo lắng đã ban chiếu trong cả nước mong tìm được một món ăn làm cho hoàng tử thích nhất. Sau một thời gian chiếu ban, bao nhiêu là món ngon của lạ được dâng lên nhưng tất cả đều không được hoàng tử để ý đến. Một hôm, có một người ăn mặc rách rưới đến xin được yết kiến hoàng thượng và nói rằng có thể làm một món mà sẽ làm cho hoàng tử thích.
Nhìn người đàn bà rách rưới, các quan ra mặt khinh bỉ nhưng nghe nói có thể làm được món mà hoàng tử thích nên cũng để cho làm thử xem sao. Sau khi món ăn được dâng lên thì lạ thay hoàng tử đã rất thích và ăn một cách ngon lành. Đức vua và bá quan văn võ đều lấy làm vui mừng, nhà vua quyết định ban thưởng cho người đàn bà đã làm ra thứ bánh đó. Nhưng khi nhà vua cho triệu tập thì người đó đã bỏ đi, nhà vua cho tìm tung tích nhưng chẳng được kết quả gì, chỉ biết rằng người đó làm nghề mò bán cáy. Để ghi nhớ công ơn của bà, nhà vua quyết định đặt tên cho món đó là món Bánh Cáy.
Với hương vị thơm ngon của mình, bánh cáy đã được làm ở khá nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, nhưng không nơi nào có vị đặc biệt như ở Làng Nguyễn Thái Bình. Bánh cáy làng Nguyễn chính hiệu phải làm cầu kì chứ không đơn giản. Nếp cái hoa vàng ngâm nước, trộn gấc đỏ đồ xôi, rồi ép dẻo, xắt hạt lựu lại đem phơi khô (người làng Nguyễn gọi đây là “con cáy”). Thóc tẻ bung trong nồi gang, cho xòe cánh thành một thức gọi là “nẻ”.
Mỡ phần loại ngon, cơm dừa bào sợi, cho ướp đường nửa tháng. Chiên vàng nẻ, “con cáy”, trong dầu ăn. Mạch nha được ủ công phu từ mầm lúa gạo đem nấu già trên bếp than đỏ hồng, đảo thật khéo, thật đều tay cáy con, nẻ, mỡ phần, cơm dừa, mứt bí, gừng sợi, thêm hương hoa bưởi đến độ kết dính thích hợp. Xong xuôi, bánh cáy cho vào khay ép phẳng, tranh thủ lúc bánh còn nóng rắc một lớp vừng lạc cho thơm. Một anh thợ lành nghề tay thước, tay dao cắt bánh nhanh thoăn thoắt. Từng vuông bánh khi ấy đem đóng hộp, dãn nhãn, sẵn sàng mang đến những thực khách đang nóng lòng thưởng thức.
Càng ngày, bánh Cáy làng Nguyễn ( Đông Hưng – Thái Bình) càng xây dựng được cho mình thương hiệu riêng uy tín và có mặt trên khắp các tình thành của đất nước. Khi thưởng thức, miếng bánh cáy ngon phải có độ dẻo, ngọt vừa phải, gạo nếp, lạc vừng dậy mùi. Cắn miếng bánh thấy cái lạ miệng khi trong đó có mứt bí, cơm dừa sần sật, cay cay nồng nồng của mùi vị gừng tươi, nhấp chén nước trà đăng đắng thấy hương vị hòa quyện, nồng ấm.
Nếu có dịp tới Thái Bình, mời bạn ghé thăm làng Nguyễn và thưởng thức hương vị ngọt, bùi của món quà quê dân dã, rồi mua vài phong về làm quà cho bạn bè, người thân để cùng cảm nhận hương vị đặc sắc, khó quên này.
“Dù ai đi Đông đi Tây,Nhớ mùi bánh Cáy ngất ngây trong lòng…”(Ca dao)
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Thuyết Minh Về Cách Làm Món Bánh Cáy Thái Bình – Mẫu 9
Văn mẫu thuyết minh về cách làm món bánh cáy Thái Bình sẽ giúp các em học sinh luyện tập kỹ năng diễn đạt và trau chuốt những ý văn đặc sắc.
Nói đến Thái Bình là chúng ta liên tưởng ngay đến những cánh đồng lúa phì nhiêu, đến đền Trần, chùa Keo cổ kính… Và còn một điều hẳn không ai có thể quên, đó là hương vị của bánh Cáy làng Nguyễn – một đặc sản của quê hương. Không cần những biển báo địa giới, không cần những lời hỏi thăm đường xá vòng vèo, qua đất Nam Định, có một đặc điểm người ta biết: Đã đặt chân tới đất Thái Bình, ấy là bạt ngàn những cửa hàng bán bánh Cáy.
Bánh Cáy là quà ngon được làm từ bàn tay khéo léo của những người dân làng Nguyễn thuộc xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Từ thành phố Thái Bình, xuôi theo quốc lộ 10 chừng 10 km, rồi rẽ vào quốc lộ 39, đi một đoạn là tới làng Nguyễn. Đây là một trong những cái nôi của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam, đồng thời cũng là quê hương của món bánh Cáy nổi tiếng – một thời là sản vật tiến Vua.
Các cụ ở nơi đây kể lại rằng: dân làng Nguyễn làm bánh đã từ lâu lắm rồi, từ ngày xửa ngày xưa… Bánh thường làm để ăn trong dịp tết. Thế rồi vào năm Canh Tý xưa ấy, có một ông quan đại thần kinh lý qua làng. Dân làng đem thứ bánh ấy biếu ông quan gọi là có chút quà quê. Ông quan đại thần đem thứ bánh ngon ấy về dâng lên vua. Vua ăn khen ngon và hỏi thứ bánh ấy tên là bánh gì. Bánh ăn thơm ngon, cay cay. Vì thế, ông quan trả lời “Thưa bệ hạ, bánh này là bánh cay ạ”.
Thế là bánh cay được cả nước biết đến và được mọi miền ưa chuộng. Còn người đàn bà quê làng Nguyễn kia được vua ban thưởng. Một hôm, trong giấc mơ kỳ lạ, bà nhìn thấy hai mẹ con con cáy ôm nhau, bà liền rẽ biển đi tới nhưng cáy cứ gọi bà rồi run lẩy bẩy và biến mất. Trước khi qua đời, bà dặn con cháu đưa bà về với biển. Khi thi hài của bà xuống tới bờ biển thì lạ thay, một lối nước từ từ rẽ ra đón bà đi. Thế là từ đấy, người ta gọi bánh cay là bánh Cáy, bánh thần cáy ban cho dân làng và đất nước.
Tên gọi bánh cáy và nhìn bánh cáy với các màu vàng, trắng xen lẫn màu hồng, người giàu tưởng tượng đã có thể nhận ra nó giống như trứng cáy, sẽ khiến cho người ta ngỡ rằng đây là một loại bánh làm từ con cáy. Nhưng thực tế, bánh cáy được làm từ các nguyên liệu hoa màu nông sản trong đời sống, tạo nên một thứ bánh dẻo, thơm và có hương vị nơi thôn quê. Đã có những câu ca truyền miệng rằng: “Cung đình hội rối ngày xưa; Bánh cáy làng Nguyễn tiến vua thuở nào”.
Hình ảnh bánh cáy gần gũi dân dã với mỗi người con Thái Bình, cũng chính màu sắc hài hoà truyền thống đó tạo nên sự hấp dẫn tuyệt vời cho người thưởng thức. Ẩn chứa bên trong món ăn này là cả một quá trình lao động cực nhọc vất vả. Việc đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu. Khâu làm bánh cáy là khâu quan trọng trong bánh cáy, làm sao để con cáy có độ giòn mà không bị cứng.
Trước tiên để tạo ra con cáy người ta lấy một phần gạo nếp đồ sôi với nước quả gấc tạo thành màu đỏ thắm, phần thứ hai đồ sôi với nước quả dành dành tạo thành màu vàng tươi sau đó cả 2 phần sôi này đều được lấy vồ giã ra như bánh giầy rồi thái nhỏ phơi khô để bảo quản trong vòng 6 tháng mới cho vào rán. Lý do phải để trong vòng 6 tháng mới rán thì con cáy mới có độ giòn xốp còn nếu đem ra rán ngay thì con cáy sẽ bị dai và cứng.
Một bí quyết nữa là khi rán con cáy sống thì người ta phải cho con cáy vào chảo dầu đang sôi với độ lửa đều để con cáy được nở xốp vừa độ. Nếu con cáy bị quá lửa khi ăn bánh sẽ mất đi hương vị riêng hay con cáy chưa chín ăn bánh sẽ mất đi độ lạo xạo và độ giòn của bánh. Hoa nẻ được tạo từ thóc rang khô lên sau đó cho ra sang xẩy thật kỹ cho sạch trấu, nha đường gừng nấu lên rồi cho hoa nẻ cho con cáy, mứt bí, lạc trộn đều lên với nhau.
Khi các nguyên liệu được trộn đều, người ta xúc nguyên liệu trên đổ vào khuôn gỗ nhồi nén thành bánh khuôn gỗ, có nhiều loại hình thù và kích thước tùy theo người sản xuất quyết định. Khuôn gỗ có lớp vừng đã rang thơm ở xung quanh để khi lấy bánh ra thì toàn bộ mặt ngoài được trang trí bằng lớp vừng thơm ngon đẹp mắt. Đến công đoạn cuối cùng, người thợ tay thước tay dao cắt bánh nhanh thoăn thoát từng miếng bánh. Khi ấy, đóng hộp, dán nhán sẵn sàng mang đến khách hàng đang nóng lòng muốn thưởng thức.
Trong tiết trời thu khi gió heo may se sắt, được nhởn nha thưởng thức miếng bánh cáy giòn thơm bên ấm trà nóng quả là điều thú vị. Miếng bánh cáy Thái Bình mang vị dẻo thơm của hạt gạo làng, chút vị cay nồng của vùng quê, chút sắc màu, chút hương thơm của gấc- những sản vật quê lúa thấm đượm tình yêu thương và sự nồng hậu của đất và người . Theo dòng thời gian, bánh cáy làng Nguyễn đã trở thành món quà quê dân dã và đậm đà của làng Việt trong lòng người dân phố thị và những người xa quê.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Sơn La ☀️ 15 Bài Giới Thiệu Sơn La Hay Nhất
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Ấn Tượng – Mẫu 10
Bài văn mẫu thuyết minh về bánh cáy Thái Bình ấn tượng sẽ là một trong những tư liệu hữu ích giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng viết.
Nếu Nam Định có bánh gai bà Thi, Hải Dương có bánh đậu xanh, Hưng Yên nổi tiếng với bánh Nhãn thì Thái Bình cũng có một loại bánh đặc sản, mà chỉ cần nhắc đến tên thôi người ta cũng nhớ tới hương vị thơm thơm, cay cay, mềm và giòn của nó, đó là bánh cáy.
Có nhiều giai thoại xoay quanh nguồn gốc ra đời của bánh cáy. Song cả dân làng Nguyễn lẫn người dân Thái Bình đều đồng ý rằng, bánh cáy là do bà Nguyễn Thị Tần, một người phụ nữ tài đức, giỏi giang dựa trên cách thức nấu chè lam, sáng tạo và phối hợp các nguyên liệu, hương liệu, màu sắc mà tạo thành loại bánh mới. Khi bà mang bánh dâng lên vua, vua khen ngon. Vì màu sắc của bánh có màu sắc giống trứng cua, cáy nên vua đặt tên thành bánh cáy. Song cũng có giai thoại viết rằng, khi ăn bánh thấy ngon, có vị cay nên đặt là bánh cay, sau tên bánh bị đọc chệch đi thành bánh cáy.
Bánh cáy ở Thái Bình thì nhiều vô kể, nhưng nói đến bánh cáy ngon, đậm đà, nổi tiếng thì phải đến làng Nguyễn. Bánh cáy là loại bánh dân dã, bình dị và mộc mạc, được làm từ những nguyên liệu đơn giản, gần gũi và sẵn có trong cuộc sống của người dân Thái Bình. Nguyên liệu để làm ra bánh cáy cũng đơn giản, dễ kiếm như chính sự đơn giản, mộc mạc của món bánh này vậy.
Bánh cáy được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, gấc, quả dành dành, lạc, vừng, gừng, mứt bí, mỡ lợn và đường mía. Nguyên liệu đơn giản thế nhưng để làm ra được miếng bánh cáy ngon, dẻo và thơm không chỉ đòi hỏi nguyên liệu phải tươi, mới, ngon mà người thợ làm bánh cũng phải tỉ mỉ, cẩn thận và tay nghề phải cao. Chỉ riêng khâu chuẩn bị nguyên liệu cũng phải mất tới 5-6 tháng mới đem ra chế biến.
Khi nấu bánh, lửa là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành hay bại của mẻ bánh. Bởi lửa quá to thì bánh rắn hoặc có thể bị cháy; còn nếu quá nhỏ thì bánh sẽ mềm ướt, nát. Vì thế, người thợ lành nghề sẽ biết cách khống chế con lửa để bánh vừa chính tới, mềm dẻo, nguyên hình mà không bị dai hay nát.
Bánh cáy sau khi chết biến, hỗn hợp ấy sẽ được đổ vào khuôn có phủ sẵn lớp vừng, nén thành hình. Sau khi bánh nguội người ta mới cắt bánh thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Miếng vánh cáy vàng ươm, vuông vức, giòn giòn, thơm thơm, vừa cay vừa ngọt nhâm nhi cùng với cốc trà nóng thì còn gì tuyệt hơn nữa?
Ngày nay, ở làng Nguyễn, làng nghề làm bánh cáy đã tồn tại được hơn 300 năm, có những gia đình đã theo nghề từ khi nghề ra đời. Nhà nào ít cũng phải 30, 50 năm. Điều ấy cũng đủ thấy được người dân Thái Bình trân trọng bánh cáy, trân trọng từng chút tinh hoa của đất trời và cả nghề truyền thống mà cha ông để lại đến nhường nào.
Bánh cáy hiện tạo được sản xuất quanh năm để phục vụ du khách trong và ngoài nước. Tuy có lúc gặp khó khăn và thị trường không được thuận lợi song người dân vẫn quyết bám trụ theo nghề, vừa là để giữ nghề, vừa là vì đã gắn với nghề lâu có tình cảm nên cũng không muốn bỏ nghề theo nghề khác…
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Thuyết Minh Về Quảng Trị🌼 15 Bài Giới Thiệu Quảng Trị
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Điểm 10 – Mẫu 11
Tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về bánh cáy Thái Bình điểm 10 sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài và đạt điểm cao cho bài viết của mình.
Những ngày cuối năm trời rét. Gió mùa về khiến bước chân người trên các ngõ nhỏ miệt đồng bằng Thái Bình vội vã hơn. Nhà nhà khép cửa hờ cho gió đỡ lùa và quấn áo len, áo dạ quây quần ăn miếng bánh cáy thơm mùi gừng, nhấp ngụm nước chè nóng hổi. Hồi nhỏ mong Tết đến sớm phần vì có nhiều trò vui ngày thường không có như các nhà cùng xóm mua chung con lợn giết thịt làm giò, đánh tiết canh, nhồi dồi… đông vui, rộn rã. Cũng có khi mong Tết là vì được ăn bánh cáy, thứ quà quê chỉ xuất hiện vào dịp giao thời.
Miền đất bằng phẳng Thái Bình canh tác luân phiên hai vụ lúa và một vụ màu, sản vật ngoài lúa gạo và dăm thứ cây trồng thì cũng không có gì đặc biệt hoặc quý hiếm để tặng nhau ngày Tết. Vậy là các nhà tự chế biến từ những thứ trồng cấy được làm ra phong bánh dân dã mà ngọt ngào làm quà cho nhau. Chẳng có sách vở nào ghi lại mốc năm tháng xuất hiện thứ bánh ngọt vuông vắn, nặng trịch và nguyên liệu chính là gạo nếp ấy.
Chẳng có tài liệu nào giải thích tại sao lại có tên gọi “bánh cáy” rất đỗi mộc mạc ấy. Chỉ biết rằng không có miền quê nào khác làm thứ bánh giản dị này ngoài đất Thái Bình. Chỉ biết rằng người già cũng thích vì đồ ngọt mà không xót ruột, người trẻ cũng mê vì nhấm nháp miếng bánh có nhiều vị khác nhau, trẻ em thì khỏi nói, vừa dai dai vừa giòn giòn dậy mùi vừng lại ngọt ngào dịu nhẹ của mật nha tự nhiên.
Đấy là đương nhắc đến sự thích thú của phong bánh cáy ngày Tết thuở nào mang lại, cái thời ai ai cũng nghèo và bánh kẹo chưa ê hề trên sạp. Giờ bánh cáy có thể mua được quanh năm, không phải háo hức đợi đến Tết nữa.
Hương vị cũng thanh hơn, có phần tinh tế hơn. Nhưng sao vẫn nhớ đám “trứng cáy” giòn nhuộm màu vàng dịu của hoa dành dành, màu đỏ au của gấc và có mùi nắng hanh mùa đông phảng phất đâu đây. Giờ các xưởng vẫn dùng gạo nếp cái hoa vàng nhưng nấu xôi trong bếp công nghiệp những khay to, trộn nếp bằng máy chứ đâu có giã tay thậm thịch từng cối, nhuộm nếp bằng màu thực phẩm, khi cắt thành thỏi cáy thì đã có khuôn và làm khô cáy bằng máy sấy.
Kể ra thì người dùng hiện đại chắc sẽ ưng ý hơn vì kiểu sản xuất hàng loạt ấy đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm hơn cho số đông. Nhưng vài kẻ hoài cổ lại ương ngạnh muốn tìm thấy cả mùi nắng, vị gió, cảm xúc mùa đông và tấm lòng của người làm bánh quyện trong từng lát cắt.
Để làm bánh cáy, người Thái Bình thuần nông chân chất tỉ mỉ chuẩn bị nguyên liệu trước cả tháng. Gạo nếp vụ mùa chính căng tròn, thơm phức được ngâm kỹ, đồ xôi với gấc tạo màu đỏ hoặc nấu chung với nước hoa dành dành cho màu vàng, dùng chày giã nhuyễn và cắt thành thỏi. Sau đó phơi khô thật kỹ, đến ngày làm bánh mới đem chiên phồng trong chảo mỡ. Mỡ phần cắt thỏi ướp muối đường cả tháng cho miếng mỡ thật trong, thật dẻo, vị mằn mặn ngọt ngọt ăn không hề ngấy.
Thóc nếp cho nổ thành bỏng, sàng sảy hết sạch trấu. Lạc rang vừa lửa, xát vỏ lụa. Cà rốt thái thanh nhỏ, xào đường chung với vỏ quýt khô. Thêm chút gừng bánh tẻ ngào đường để có vị nồng ấm sưởi nóng mùa đông.
Nghe tả nguyên liệu toàn những thứ có phần rời rạc, sao lúc cắt bánh lại kết dính, chặt tay thế? Là do lúc trộn các thành phần với đường mía trên chảo lớn phải đều tay, điều chỉnh lửa vừa không to không nhỏ đủ hâm nóng hỗn hợp ngào quện vào nhau, mật nha tứa đều bao lấy các thỏi cáy nếp đã rán phồng, cà rốt, mỡ phần, bỏng nếp, lạc, vừng… Là do kinh nghiệm lâu năm biết đúng lúc nhồi hỗn hợp vào khuôn đã rải kín vừng rang vàng, xát bỏ vỏ, nhồi đều tay, nén chặt các nguyên liệu kết lại với nhau.
Mỗi phong bánh cáy được chuẩn bị nguyên liệu kỹ lưỡng, sạch sẽ và khô ráo như thế nên thường để được lâu hơn các loại bánh mứt khác, ăn lai rai mãi ngoài giêng. Những ngày trẩy hội xuân, mỗi nhóm xách theo một phong bánh đã cắt lát sẵn từ nhà, giữa buổi dừng chân nghỉ ngơi chỉ thêm chén trà xanh ấm nóng, thế là được tiếp thêm năng lượng, chân lại thoăn thoắt leo núi du xuân.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Chi Tiết Nhất – Mẫu 12
Văn mẫu thuyết minh về bánh cáy Thái Bình chi tiết nhất sẽ giúp các em học sinh có được cách nhìn đầy đủ nhất về món ăn này, từ đó làm phong phú hơn ý văn của mình.
Đến với mỗi vùng miền khác nhau của đất nước, ta lại được thưởng thức những cái riêng mà chỉ có vùng đất ấy mang lại.Ai đã qua miền Tây Nam Bộ, không thể quên những vườn cây trĩu trái, những món cá sông nước đặc sản của vùng miền.Ai đã một lần tới với Hà Nội không thể không thưởng thức món bún chả nổi tiếng nhất nhì cả nước.Còn đến với Thái Bình – một tỉnh đồng bằng nhỏ ở miền nông thôn Bắc Bộ, chúng ta không thể bỏ qua món bánh cáy làng Nguyễn đã sớm vang danh khắp cả nước.
Khi nhắc tới Thái Bình, hẳn ai cũng sẽ nhớ ngay tới chùa Keo, một trong những ngôi chùa với lối kiến trúc đẹp và cổ kính bậc nhất Việt Nam hay vùng đồng bằng với những cánh đồng lúa rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Nhưng đến với Thái Bình, người ta không chỉ biết và thương nhớ riêng chùa Keo mà còn thương nhớ cả một món ăn – món đặc sản – nét văn hóa ẩm thực đặc sắc nhất mà người Thái Bình vô cùng tự hào, đó là món bánh cáy làng Nguyễn.
Bánh cáy đã xuất hiện từ lâu đời, khoảng hai trăm tới ba trăm năm trước, từ thời đất nước ta còn trong chế độ phong kiến. Loại bánh này đã trở thành một món ăn truyền thống và trở thành đặc sản vùng miền để dâng lên vua chúa ngày xưa. Chính sự lan tỏa rộng rãi của món bánh này đã giúp hình thành nên một làng nghề làm bánh cáy nổi tiếng ở Thái Bình, đó là làng Nguyễn, Đông Hưng, Thái Bình. Và cũng chỉ ở tại ngôi làng này, người ta mới có thể được thưởng thức hương vị nguyên chất nhất của chiếc bánh cáy từ thời xưa.
Đối với nhiều bạn, có thể món bánh cáy này còn khá lạ lẫm.Món bánh cáy được làm từ những nguyên liệu chính là gạo nếp, nhưng lại tạo nên một nét hương vị riêng không nơi nào có thể làm ra được. Để làm ra một chiếc bánh cáy thơm ngon, người ta cần dùng rất nhiều nguyên liệu, không thể thiếu trong số các nguyên liệu chính là gạo nếp, mỡ lợn, lạc, gấc, vừng, dừa, … và điều quan trọng không thể thiếu đó là phải chọn lựa nguyên liệu thật cẩn thận.
Vậy nên, ngay từ trước khi chuẩn bị làm bánh khoảng nửa tháng, người thợ làm bánh đã phải chọn ra những lạng mỡ lợn tươi ngon nhất để đem muối. Mỡ lợn được cho là ngon phải có độ tươi, dẻo, đàn hồi và có độ trắng nhất định, được lấy từ con lợn ngon nhất.Sau đó, mỡ lợn được đem ướp muối và đường trong vòng nửa tháng để tạo nên thành phần ngon nhất của chiếc bánh cáy.Đến khi mỡ lợn đạt được độ chín nhất định, người ta mới lấy ra mà bắt đầu công đoạn làm một chiếc bánh cáy.
Ngoài mỡ lợn, việc chọn các nguyên liệu khác cũng là một công đoạn cực kì quan trọng. Gạo nếp được chọn để làm bánh phải là loại gạo nếp cái hoa vàng – một loại nếp đặc sản của vùng đồng bằng, được xay xát và vo cẩn thận. Người ta sẽ vo gạo nếp từ đêm hôm trước,ngâm trong nước lạnh qua một đêm để gạo có được độ mềm và nở. Sau đó, gạo nếp được vớt lên để ráo nước, một phần được cho lên chảo bung lên thành các hạt bỏng gạo.Trong bước này, người làm bánh sẽ cẩn thận loại bỏ hết các lớp vỏ trấu còn sót lại trên những hạt gạo, để có được những hạt bỏng gạo trắng và sạch sẽ nhất.
Phần còn lại của gạo nếp sẽ được nấu thành xôi, gồm xôi gấc và xôi nghệ. Trong lúc nấu xôi, người nghệ nhân làm bánh phải canh giờ để xôi vừa chín tới sẽ được mang ra ngay, sau đó được cho vào cối đá giã đều tay cho thật nhuyễn và mịn. Xôi sau khi được giã sẽ được đem đi cán mỏng thành từng miếng nhỏ rồi đem sấy cho thật khô. Trong thời gian chờ xôi được sấy, người thợ bánh sẽ bắt tay ngay vào việc chuẩn bị nốt những nguyên liệu còn lại của chiếc bánh cáy. Đó là những thành phần phụ tạo nên mùi thơm cũng như nét đặc trưng của chiếc bánh.
Không thể thiếu trong chiếc bánh cáy mà mùi thoang thoảng của vỏ quýt thơm, mùi gừng đậm đà nồng nồng, vị ngọt mát của đường mía, cái giòn giòn của cà rốt. Bởi vì từ gừng, người thợ bánh đã khéo léo giã nát, rồi pha thành một thứ nước gừng, cùng với đó là nước đường pha đặc, được cho lên bếp đảo đều cùng với cà rốt và vỏ quýt. Chắc hẳn ai đã từng được nếm thử bánh cáy sẽ không thể quên được hương vị của những nguyên liệu độc đáo này.
Tiếp theo, khi đã được sấy khô, những lát xôi lại được đem đi nghiền nát thành bột mịn. Còn mỡ lợn được đem ra từ thùng muối, thái thành miếng kiểu hạt lựu rồi cho lên bếp xào cùng đường cho đến khi mỡ chuyển màu và vàng giòn thì người ta sẽ trút hết bột xôi vào đó, khuấy thật đều tay để tạo nên mùi thơm. Tiếp đó, tất cả các nguyên liệu sẽ được trộn đều cùng. Trong bước này, người thợ bánh phải là người có đôi tay thật dẻo, thật khéo léo thì mới có thể tạo nên được một chiếc bánh với màu sắc và độ sánh thật đẹp được.
Cuối cùng trong các công đoạn là rắc vừng và lạc. Lạc và vừng sau khi được người thợ làm bánh khéo léo rang vàng lên, tỏa ra một mùi thơm bùi béo đặc trưng thì được đem rải thật đều vào mặt đáy của khuôn bánh. Người thợ làm bánh cứ vậy mà trút những nguyên liệu đã được làm tỉ mỉ ở trên vào khuôn rồi dùng tay ấn bánh xuống cho thật chặt. Để chờ cho tới khi bánh trong khuôn nguội và kết dính lại với nhau, đem ra ngoài, ta đã có được món bánh cáy truyền thống – đặc sản của người dân Thái Bình.
Ngày xưa, trong lớp nguyên liệu còn có cả trứng của loài cáy biển nữa. Vậy nên, bánh mới có cái tên rất đặc biệt – bánh cáy. Sau này, nguyên liệu này dần không còn phổ biến và không còn được sử dụng nữa, nhưng cái tên bánh cáy đã trở thành một món bánh ngon không thể thiếu của người dân quê hương Năm Tấn.Bánh cáy của Thái Bình chỉ có một loại duy nhất làn nên thương hiệu cho đặc sản của xứ này. Đó là bánh cáy được làm ra từ làng Nguyễn.Loại bánh này đã được phổ biến rộng rãi khắp cả nước, tạo nên một thương hiệu riêng mang tên bánh cáy làng Nguyễn nổi tiếng khắp cả nước ta.
Kì công là vậy để tạo nên một chiếc bánh cáy, nhưng để thưởng thức cho đúng cái vị bánh thì không phải ai cũng rành. Để có thể thưởng thức được trọn vẹn hương vị và độ ngon của bánh, người ta phải cắt thành từng miếng nhỏ, vừa ăn vừa nhâm nhi một chén trà nóng thì quả thực mới nếm hết được cái hồn của bánh cáy Thái Bình. Bánh cáy xưa kia chỉ được làm mỗi dịp tết đến, đón xuân về, người ta mới được dịp ngồi lại cùng nhau thưởng thức nó.
Nhưng ngày nay, khi cuộc sống càng ngày càng đủ đầy, người ta lúc nào cũng có thể thưởng thức được món bánh ngon này.Và không thể thiếu trong túi quà của những ai đã từng tới Thái Bình là món bánh cáy truyền thống này để làm quà cho mọi người. Bánh cáy cũng là món bánh được những người con Thái Bình xa xứ thương nhớ gửi làm quà cho các bạn từ phương xa.
Bánh cáy từ lâu đã trở thành một phần văn hóa tinh thần của người dân Thái Bình. Đi tới đâu, gặp bất cứ ai, khi hỏi về những món ăn ngon của quê hương mình, mỗi người con Thái Bĩnh sẽ tự hào nói tên món bánh cáy. Không chỉ trong đời sống hàng ngày của người dân, bánh cáy đã trở thành món đặc sản không thể thiếu của những ai đã từng một lần tới thăm mảnh đất này.Bởi vì trong đó chứa đựng tất cả những tinh hoa, những phong tục, và nét văn hóa ẩm thực riêng, không nơi nào có của vùng đất đồng bằng này.
Giờ đây, khi tới với Thái Bình, các bạn sẽ không chỉ thăm quan những cảnh đẹp, những thắng cảnh tuyệt sắc mà chắc chắn sẽ không thể nào quên thưởng thức món bánh cáy truyền thống ở nơi đây. Trải qua bao thăng trầm, bao biến cố, món bánh này sẽ mãi là một món quà đặc biệt, một nét văn hóa ẩm thực, một đặc sản không thể nào quên của quê hương Thái Bình.
Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang 🌠 15 Bài Hay
Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Ngắn Hay – Mẫu 13
Đón đọc bài thuyết minh về bánh cáy Thái Bình ngắn hay với những ý văn ngắn gọn mà sinh động và giàu hình ảnh biểu đạt.
Nói đến đặc sản của đất Thái Bình thì không thể không nhắc tới bánh cáy làng Nguyễn. Đây vốn là món bánh dân dã với hương vị rất đặc trưng được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người dân làng Nguyễn, xưa kia còn được dùng như một sản vật để tiến vua.
Mới nghe tên thì tưởng bánh làm từ con cáy nhưng không phải. Theo truyền thuyết dân gian ở đây, xưa kia bánh cáy là loại bánh được ăn vào dip Tết, do Bà Nguyễn Thị Tần con gái đời thứ 6 tộc họ Nguyễn Công, làng Nguyên Xá làm ra. Bà Nguyễn Thị Tần sinh năm 1724. Năm 1739 bà được vào triều và được phong làm quan. Bà đã tạo ra một loại bánh mới có tên là bánh ngũ vị dâng lên vua.
Nhà Vua ăn khen ngon liền hỏi tên mới biết là bánh ngũ vị nhưng khi nhìn những màu sắc đẹp mắt của bánh thấy giống trứng của con cáy nên đặt tên là Bánh Cáy. Từ đó, vào dịp tết dân làng Nguyễn lại được dâng Bánh Cáy lên tiến Vua và nghề làm bánh cáy được lưu truyền, phát triển ở làng Nguyễn cho đến ngày nay.
Nguyên liệu để chính để làm bánh cáy là: gạo nếp (phải là nếp cái hoa vàng), mang hạt rang lên thành bỏng rồi giã thành bột, vê tròn thành quả. Quả được thái thành những thanh nhỏ bằng ngón tay, tẩm gấc thành con cái đỏ, tẩm quả dành dành thành con cái vàng, rồi đem rán mỡ giòn tan cộng với mạch nha làm từ mầm lúa ngọt và mát, dừa, vừng, gừng và lạc rang thơm tróc vỏ.
Cả nồi mạch nha được nhào trộn với những nguyên vật liệu trên cùng những hạt bỏng trắng tinh, đun vừa lửa đến độ dẻo cần thiết, bánh mềm, đem lèn chặt trong những chiếc khuôn bằng gỗ hình chữ nhật được lót thêm vừng, lạc, dừa. Khi bánh nguội, cắt miếng, nhâm nhi với ấm trà xanh nóng vừa có vị ngọt, bùi, béo đan xen độ giòn, dẻo, dai mềm làm nên hương vị khó quên.
Ngày xưa người dân ở làng Nguyễn chỉ làm bánh để ăn và làm quà trong những ngày lễ, Tết, còn bây giờ thì sản xuất quanh năm do nhu cầu của thực khách.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ninh Bình 🍀 15 Bài Hay
Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Luyện Viết – Mẫu 14
Bài văn thuyết minh về bánh cáy Thái Bình luyện viết sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp thuyết minh về một món ăn đặc sản cụ thể.
Nhắc đến đặc sản của Thái Bình, bất cứ ai cũng sẽ nghĩ ngay đến bánh cáy- món bánh nổi tiếng được làm ra từ chính những nông sản của địa phương .Ngọt lành, thơm đượm của vị nếp cái hoa vàng hòa quyện với mùi béo ngậy của mỡ, mạch nha và vị cay của gừng, tất cả đã tạo nên hương vị độc đáo cho món bánh này. Tuy nhiên, chúng ta sẽ còn ngạc nhiên hơn khi nghe về sự ra đời của bánh cáy gắn liền với tổ nghề Nguyễn Thị Tần.
Theo tài liệu điền giã dân gian, Bà Nguyễn Thị Tần sinh ngày 17-1 năm 1725 trong một gia đình quyền quý. Từ nhỏ bà có tiếng nết na, hiền thục, nếp sống giản dị, được dân làng quý mến. Bà được cha đưa vào kinh năm 16 tuổi, vua Lê Hiển Tông thấy bà đàn hay hát giỏi bèn cho làm nhũ mẫu, dạy thái tử Lê Duy Vỹ. Năm 1769, Trịnh Sâm vu oan cho Thái tử, bắt hạ ngục. Trong thời gian này, nhũ mẫu Nguyễn Thị Tần là người duy nhất được ra vào thăm Thái tử.
Một thời gian sau, đất nước loạn lạc, bà Nguyễn Thị Tần xin về quê nhà. Bằng tấm lòng cao đẹp của mình, bà dốc hết tiền, ruộng đất vua ban để giúp đỡ dân làng. Nhờ công lao to lớn của bà, món bánh cáy được dân làng Nguyễn lưu truyền và phát triển hơn 200 năm đến nay, trở thành món bánh đặc sản nức tiếng của Thái Bình. Bà Nguyễn Thị Tần không chỉ là người sáng tạo ra món bánh Cáy cho người dân làng Nguyễn nói riêng, đặc sản cho vùng quê Thái Bình nói chung mà hơn hết ở bà hội tụ đầy đủ vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Công dung ngôn hạnh, hiền thục nết na lại thông minh sáng tạo. Có những câu thơ ca ngợi bà:
“Trời sinh trác vĩNữ trang anh hùngVới nước kiệt tiếtVới dân phả thịVới đời có côngVới người đáng thờTrung với vuaTiết tháo không bờVới sử có khắcVới bia không mờ”.
Đền thờ bà Nguyễn Thị Tần đã được UBND tỉnh Thái Bình công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Bánh cáy có nhiều màu sắc. Người ta chọn loại nếp ngon (nếp cái hoa vàng). Người ta đem trộn gạo nếp đã ngâm cùng gấc để tạo màu đỏ và với quản dành dành để tạo màu vàng. Sau khi đồ xôi đem cả nồi giã thành bột dẻo như bột bánh dày, cho ra khay đợi đến khi bột khô thái thành con cáy trong bánh cáy. Cả nồi mạch nha được nhào trộn với những nguyên vật liệu trên cùng những hạt bỏng trắng tinh, đun vừa lửa đến độ dẻo cần thiết, bánh mềm, đem lèn chặt trong những chiếc khuôn bằng gỗ hình chữ nhật được lót thêm vừng, lạc, mứt dừa.
Khi bánh nguội, dóc khuôn lấy ra cắt thành những thanh nhỏ, đóng hộp. Trên ban thờ ngày xuân, những hộp bánh cáy được xếp bên những bánh chưng, bánh dày, mâm ngũ quả… Bánh cáy là đặc sản của làng Nguyễn xã Nguyên Xá huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Cáy Thái Bình Đơn Giản – Mẫu 15
Bài văn thuyết minh về bánh cáy Thái Bình đơn giản giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng để chuẩn bị cho bài viết trên lớp.
Nét độc đáo của bánh cáy làng Nguyễn chính là sự kết hợp các nguyên liệu từ hoa màu trong đời sống, tạo nên một thứ bánh dẻo, thơm và có hương vị đặc trưng.
Bánh cáy được làm từ gạo nếp, lạc, vừng và các gia vị cùng các loại lá, quả để tạo màu vàng, trắng, xanh. Bánh cáy làng Nguyễn được chọn lựa nguyên liệu kỹ càng, gồm có nếp cái hoa vàng tròn mẩy, gấc chín đỏ, lạc, vừng rang vàng, mỡ phần, cơm dừa xắt lát ướp đường, mứt bí dẻo thơm, mạch nha, tinh dầu hoa bưởi.
Để làm một chiếc bánh cáy, đòi hỏi nhiều công phu bởi nguyên liệu chính là gạo nếp nhưng các phụ liệu lại khá nhiều, mỗi loại nguyên liệu lại có một cách xử lý riêng. Cụ thể: gạo nếp làm bánh được chia làm 2 phần, một phần đồ xôi với nước quả gấc tạo nên màu hồng thắm; phần còn lại đồ xôi với nước quả dành dành để có màu vàng tươi. Hai loại xôi này đều được giã bằng chày như làm bánh giầy. Sau khi giã nhuyễn đều, cán mỏng, cắt thành lát như mứt bí rồi sấy khô. Sấy xong cho vào chảo mỡ lợn đang sôi đảo đều tới khi lát bánh thơm giòn.
Các nguyên liệu phụ như lạc, vừng được rang chín giòn, xát bỏ vỏ. Gạo nếp hoa vàng được rang nổ bỏng, nở tung, sạch trấu, dậy mùi thơm. Mỡ lợn khẩu muối đường hơn nửa tháng, đem ra thái nhỏ như hạt lựu, xào ngọt lấy độ trong, giòn. Cà rốt xào nước đường, nước gừng, vỏ quýt tươi được chuẩn bị đầy đủ.
Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị trộn đều với đường mía, hâm nóng trên chảo đến khi đạt tới mùi thơm kỹ thuật thì đưa vào khuôn gỗ được chuẩn bị sẵn có lót vừng bên trong, nhồi nén cho bánh trở nên cứng, sau đó lấy ra cho vào bao bì, ta sẽ được bánh cáy thành phẩm. Bánh không phơi nắng, không sấy qua lửa nhưng để được rất lâu nếu làm đúng kỹ thuật.
Bánh cáy xắt miếng, nhâm nhi bên ấm trà xanh nóng vừa có vị ngọt, bùi, béo đan xen độ giòn, dẻo, dai mềm mại là cách để thưởng thức trọn vẹn loại bánh đặc sản này.
Giới thiệu đến bạn 🍀 Thuyết Minh Về Quảng Nam 🍀 15 Bài Giới Thiệu Quảng Nam
Từ khóa » Thuyết Minh Về đặc Sản Quê Em Thái Bình
-
Thuyết Minh Bánh Cáy Thái Bình - Một đặc Sản Của Vùng Quê Lúa
-
Văn Mẫu Lớp 8: Thuyết Minh Về đặc Sản Của Quê Hương Em Dàn ý ...
-
Thuyết Minh Về Một Món ăn đặc Sản ở Quê Hương Em( Thái Bình). K ...
-
Thuyết Minh Về đặc Sản Quê Em Thái Bình
-
Thuyết Minh Bánh Cáy Thái Bình - Một đặc Sản Của Vùng ... - Khoa Học
-
Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Một Làng Nghề Truyền Thống, Một đặc ...
-
Bánh Cáy Làng Nguyễn: đặc Sản Vùng đất Thái Bình - VOV World
-
Thuyết Minh Về Đặc Sản Quê Em - 36 Món Ăn Đặc Sản Hay
-
Viết đoạn Văn Giới Thiệu đặc Sản Quê Em - Anh Trần - Hoc247
-
Thuyết Minh Về Đặc Sản Quê Em ❤️️21 Món Ăn Đặc Sản Hay ...
-
Top 9 Bài Văn Thuyết Minh Về Đặc Sản Quê Em (13 Mẫu), Thuyết ...
-
Top 20+ Viết đoạn Văn Kể Về đặc Sản Quê Em Hot Nhất Hiện Nay
-
Thuyết Minh Về đặc Sản Quê Em Nam Định - .vn
-
Thuyết Minh Về Một Món ăn đặc Sản - Văn Mẫu Lớp 8