Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết Lớp 9, 10 Hay - Dàn ý, Văn Mẫu ...
Có thể bạn quan tâm
- Bài viết
- Hỏi đáp
Hướng dẫn làm bài văn thuyết minh về bánh chưng ngày tết hay nhất lớp 9 lớp 10 có dàn ý và bài làm văn mẫu Việt nam là một nước có bề dày về truyền thống và lịch sử với hàng trăm truyền thuyết kể về sự ra đời và hình thành phát triển văn hóa dân tộc. trong số đó sự tích bánh chưng bánh dày là một ...
Hướng dẫn làm bài văn thuyết minh về bánh chưng ngày tết hay nhất lớp 9 lớp 10 có dàn ý và bài làm văn mẫu Việt nam là một nước có bề dày về truyền thống và lịch sử với hàng trăm truyền thuyết kể về sự ra đời và hình thành phát triển văn hóa dân tộc. trong số đó sự tích bánh chưng bánh dày là một trong những câu chuyện quen thuộc đối với người dân nước Việt kể về người con trai thứ 18 của vua Hùng đã làm ra loại bánh ngon nhất dâng tặng vua cha để được truyền lại ngôi báu. Qua đó ta biết được nguồn gốc của Bánh chưng – một loại bánh truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa. Để tìm hiểu kĩ hơn và biết rõ về loại bánh gắn liền với truyền thống dân tộc này ta cùng đến với đề văn thuyết minh về bánh chưng trong chương trình ngữ văn lớp 9. Và dưới đây là dàn ý hướng dẫn chi tiết và bài làm cụ thể, thông qua đó các bạn có thể tham khảo, có cho mình thêm hiểu biết về bánh chưng đồng thời có cho mình một bài văn thật hay và ý nghĩa nhé. Bánh chưng thường được gói từ gạo nếp, thịt mỡ, đỗ xanh, hành, tỏi, tiêu... lá rong và lạt để buộc DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ BÁNH CHƯNG LỚP 9 I. MỞ BÀI Dẫn dắt ,giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: bánh chưng II. TH N BÀI Nguồn gốc bánh chưng: nó là loại bánh xuất hiện từ xa xưa theo sự tích bánh chưng bánh dày Hình dáng và đặc điểm bánh chưng Hình dáng: Vuông, bọc kín gói bằng dây Nguyên liệu: gói bằng lá dong, làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt, hành, hạt tiêu, … Cách làm bánh chưng Công đoạn chuẩn bị: nguyên liệu, bếp,.. Công đoạn gói bánh: gói bánh chưng trong một cái khung hình vuông bằng gỗ, cho nguyên liệu( thịt, gạo nếp, đỗ xanh, hành,..) , cố định gói bánh lại bằng hai dây…) Công đoạn nấu: xếp bánh vào nồi, đun trong tám tiếng với lửa nhỏ Ý nghĩa của Bánh chưng Món ăn quen thuộc mỗi ngày tết Món ăn tinh thần đối với người dân Việt, trở thành một nét văn hóa đẹp Biểu tượng cho đất, nơi con người sinh sôi nảy nở III. KẾT BÀI Khẳng định ý nghĩa và vai trò của bánh chưng chong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam Bánh chưng là loại bánh không thể thiếu của ngày tết bạn cũng cần phải tìm hiểu thông tin về thành phần cũng như cách làm bánh để làm bài văn về bánh chưng hay nhất BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÁI BÁNH CHƯNG Truyền thống Việt Nam bao đời vẫn thật đẹp. Nét đẹp văn hóa ấy còn lưu truyền đến ngày nay qua bao thế hệ . Trong đó có bánh chưng- một loại bánh có nguồn gốc rất kì diệu từ một sự tích từ hàng ngàn năm thời vua Hùng. Theo sử sách Bánh chưng được truyền lại từ thời các Vua Hùng trong truyền thuyết Lang Liêu, một trong những người con của Vua Hùng đã dùng lúa nếp để làm ra bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời. Nhờ hai loại bánh này mà Lang Liêu được cha truyền ngôi báu. Có lẽ vì thế mới xuất hiện hai từ “ngọc thực”. Bánh chưng là một món ăn tinh thần lâu đời của người Việt, nó được gói hình vuông đẹp mắt bằng lá dong rửa sạch với nước suối. Nguyên liệu làm bánh chưng cũng rất đơn giản và quen thuộc gồm : gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ thơm ngon, hành và một số gia vị như hạt tiêu , muối …Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất hợp gói với lá dong xanh. Gạo nếp cái hoa vàng dẻo thơm được ngâm trước từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay ướp gia vị cho thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói. Các công đoạn gói bánh chưng tưởng chừng đơn giản mà khá tỉ mỉ. Đầu tiên trải lá ra mâm đong một bát gạo đổ vào, dàn đều rồi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nửa bát đỗ, một bát gạo nữa. Ta đãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt, thì ta đã có một chiếc bánh chưng hoàn thiện. Sau đó buộc lại từng cặp xếp vào nồi, đổ nước sôi và luộc với ngọn lửa nhỏ lom rom. Luộc bánh chưng thời gian khá dài từ 8 đến 10 tiếng tùy thuộc vào lượng bánh trong nồi. Tất cả những điều cơ bản được hoàn thành, tà chỉ việc ngồi đợi canh nồi đợi bánh chín thơm lừng. Bánh chưng đối với người dân Việt Nam là món ăn quen thuộc và là món ăn tinh thần không thế thiếu, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam . Đặc biệt trong những ngày lễ tết, bánh chưng được bày trên mâm cúng ông bà tổ tiên tượng trưng cho lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, bề trên. Bánh chưng được làm từ những hạt ngọc đã nuôi sống con người từ thuở hoang sơ, nuôi dưỡng cả nên văn hóa của nước nhà, khi ta ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về một sự tích xa xôi một thời. Giờ đây, đất nước trên đã phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa, mọi thứ càng phát triển tiên tiến, những nét truyền thống ngày càng mai một nhưng bánh chưng là món ăn vẫn được người dân Việt chú trọng và gìn giữ. Mặc dù thứ bánh đó đã trở thành món hàng hóa để thu lợi nhuận mỗi khi gần dịp tết, nhưng nó vẫn không bị lãng quên , không bị thay thế bởi những món đồ ăn nhanh của ngước ngoài. Bánh chưng, một loại bánh gắn liền với lịch sử dân tốc từ thời văn minh lúa nước. Chúng ta những con dân Việt Nam phải cùng nhau giữ gìn nét văn hóa ẩm thực đẹp đẽ ấy và tự hào về nó cũng chính là tự hào về truyền thống dân tộc vẻ vang. Bánh chưng, dưa hấu, kẹo mứt, bánh téc là những loại thức ăn hay gặp trong ngày tết BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÁI BÁNH CHƯNG LỚP 9 2 “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ - Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” . Mỗi khi đến Tết cổ truyền thì hình ảnh về chiếc bánh chưng lại không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình người Việt. Trước tiên ta sẽ đi tìm hiểu về nguồn gốc của chiếc bánh chưng. Theo truyền thuyết, bánh chưng xuất hiện ở đời vua Hùng thứ 16 do con trai vua là Lang Liêu làm ra để làm lễ tiên vương. Nhờ loại bánh này mà vua cha đã truyền ngôi cho chàng và thứ bánh hình vuông tượng trưng cho mặt đất được nhà vua đặt tên là “ bánh chưng”. Để tạo ra một chiếc bánh chưng thì khâu chọn nguyên liệu là rất quan trọng. Bao gồm: thịt lợn ( thường là thịt ba chỉ), gạo nếp ( ngon nhất là nếp thầu dầu), đỗ xanh, lá dong, lạt và các gia vị như hạt tiêu, hành, thảo quả, muối đường. Những nguyên liệu ấy vừa quen thuộc, vừa gần gũi với chúng ta mà cũng vô cùng ý nghĩa bởi trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo. Tiếp theo ta cần biết cách sơ chế nguyên liệu cho hợp lý. Lá dong mua hoặc cắt từ vườn về rồi rửa sạch sau đó dùng khăn lau khô, cắt bớt phần cuống cho vừa với khuôn bánh. Lá gói bánh phải là lá dong tươi, lá to bản và không bị rách, có màu xanh mướt. Những lá bé hơn hoặc bị rách thường làm lá độn. Gạo nếp để gọi bánh thường là gạo thu hoạch vào vụ mùa bởi gạo mùa này có hạt to, tròn, thơm và dẻo hơn gạo vụ chiêm. Gạo nếp vo sạch, ngâm nước trong thời gian từ 12 – 14 tiếng, sau đó vớt ra xóc lại với nước sạch rồi để cho ráo. Đỗ xanh cũng là nguyên liệu cần lựa chọn công phu. Người ta thường mua loại đỗ tiêu, hạt nhỏ, lòng vàng để gói bánh. Đỗ xanh được vỡ đôi ngâm với nước ấm 40 độ trong khoảng 2 giờ cho mềm và nở, sau đó vớt ra đãi sạch vỏ và để ráo nước. Người ta thường bung đỗ nên cho chin rồi nắm thành từng nắm cho tiện gói bánh. Thịt lợn mua về rửa sạch, để ráo nước, sau đó thái thịt thành từng miếng khổ lớn rồi ướp với hành tím thái mỏng, muối tiêu, thảo quả để khoảng 2 tiếng cho ngấm. Người ta dùng thịt ba chỉ để gói bánh vì loại thịt này vừa có mỡ vừa có nạc sẽ khiến cho bánh có vị ngậy, béo. Khi ướp thì không nên dùng nước mắm vì sẽ nhanh bị ôi thiu. Để có lạt gói bánh, người ta mua ống giang về chẻ thành từng nan mỏng. Trước khi gói, nhiều người còn cầu kì ngâm lại với nước muối hoặc hấp lên cho mềm ra. Để gói bánh chưng đẹp thì không phải là một việc dễ dàng.Trước hết ta xếp hai chiếc lá lồng lên nhau tạo thành hình chữ thập, sau đó đặt khuôn bánh lên sao cho phần giao nhau của hai chiếc lạt nằm ở khoảng giữa của khuôn bánh. Dùng bốn chiếc lá mặt gấp vuông góc với bốn góc của khuôn bánh, xếp vào kín bốn góc sau đó cho thêm các lớp lá độn. Lần lượt xúc một bát gạo trải đều lên lớp lá, bẻ nửa nắm đỗ trải đều lên lớp gạo. Lấy hai, ba miếng thịt đặt lên trên lớp đỗ làm nhân. Sau đó lại tiếp tục trải nửa nắm đỗ còn lại rồi đổ tiếp một bát gạo nữa cho đầy mép khuôn. Gấp lần lượt lá độn rồi lá mặt sao cho tạo thành mặt phẳng so với các mép khuôn rồi gỡ khuôn ra khỏi bánh, buộc lạt thật chặt. Gói bánh cần bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận để gói ra chiếc bánh vuông vắn dâng lên bàn thờ tổ tiên. Khâu cuối cùng là luộc bánh. Muốn lá bánh sau khi luộc vẫn giữ được màu xanh đẹp mắt, người ta thường dùng nồi tôn để luộc. Bánh luộc khoảng 10- 12 tiếng là chin. Trong quá trình luộc phải đảm bảo nước ngập đầu bánh để bánh không bị sượng. Bánh chín vớt ra dùng nước lạnh rửa sạch sau đó để nơi khô ráo, sạch sẽ, dùng vật nặng để ép cho bánh được chắc. Bánh chưng là món ăn cổ truyền của dân tộc Việt Nam nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu với cha ông, với đất trời. Người ta thường chọn những cặp bánh đẹp nhất để dâng lên bàn thờ lễ gia tiên. Một chiếc bánh đạt yêu cầu khi ép xong có hình vuông vức, không bị lòi gạo ra ngoài, lá vẫn giữ được màu xanh, khi ăn phải mềm có vị dẻo thơm, béo ngậy hòa quyện của các nguyên liệu. Bánh chưng đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Hình ảnh chiếc bánh chưng mang ý nghĩa sum vầy, đoàn tụ, gợi không khí gia đình gần gũi, ấm áp. Ngoài bài văn thuyết minh về bánh chưng thì các loại bánh khác như bánh tét, bánh trung thu, bánh xèo, bánh mì, bánh cáy, bánh đa... cũng có thể gặp trong chương trình học văn ban có thể tham khảo thêm trong mục văn mẫu của diễn đàn
Hướng dẫn làm bài văn thuyết minh về bánh chưng ngày tết hay nhất lớp 9 lớp 10 có dàn ý và bài làm văn mẫu Việt nam là một nước có bề dày về truyền thống và lịch sử với hàng trăm truyền thuyết kể về sự ra đời và hình thành phát triển văn hóa dân tộc. trong số đó sự tích bánh chưng bánh dày là một trong những câu chuyện quen thuộc đối với người dân nước Việt kể về người con trai thứ 18 của vua Hùng đã làm ra loại bánh ngon nhất dâng tặng vua cha để được truyền lại ngôi báu. Qua đó ta biết được nguồn gốc của Bánh chưng – một loại bánh truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa. Để tìm hiểu kĩ hơn và biết rõ về loại bánh gắn liền với truyền thống dân tộc này ta cùng đến với đề văn thuyết minh về bánh chưng trong chương trình ngữ văn lớp 9. Và dưới đây là dàn ý hướng dẫn chi tiết và bài làm cụ thể, thông qua đó các bạn có thể tham khảo, có cho mình thêm hiểu biết về bánh chưng đồng thời có cho mình một bài văn thật hay và ý nghĩa nhé.Bánh chưng thường được gói từ gạo nếp, thịt mỡ, đỗ xanh, hành, tỏi, tiêu... lá rong và lạt để buộcDÀN Ý THUYẾT MINH VỀ BÁNH CHƯNG LỚP 9 I. MỞ BÀI Dẫn dắt ,giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: bánh chưng II. TH N BÀI Nguồn gốc bánh chưng: nó là loại bánh xuất hiện từ xa xưa theo sự tích bánh chưng bánh dày Hình dáng và đặc điểm bánh chưng Hình dáng: Vuông, bọc kín gói bằng dây Nguyên liệu: gói bằng lá dong, làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt, hành, hạt tiêu, … Cách làm bánh chưng Công đoạn chuẩn bị: nguyên liệu, bếp,.. Công đoạn gói bánh: gói bánh chưng trong một cái khung hình vuông bằng gỗ, cho nguyên liệu( thịt, gạo nếp, đỗ xanh, hành,..) , cố định gói bánh lại bằng hai dây…) Công đoạn nấu: xếp bánh vào nồi, đun trong tám tiếng với lửa nhỏ Ý nghĩa của Bánh chưng Món ăn quen thuộc mỗi ngày tết Món ăn tinh thần đối với người dân Việt, trở thành một nét văn hóa đẹp Biểu tượng cho đất, nơi con người sinh sôi nảy nở III. KẾT BÀI Khẳng định ý nghĩa và vai trò của bánh chưng chong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt NamBánh chưng là loại bánh không thể thiếu của ngày tết bạn cũng cần phải tìm hiểu thông tin về thành phần cũng như cách làm bánh để làm bài văn về bánh chưng hay nhấtBÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÁI BÁNH CHƯNG Truyền thống Việt Nam bao đời vẫn thật đẹp. Nét đẹp văn hóa ấy còn lưu truyền đến ngày nay qua bao thế hệ . Trong đó có bánh chưng- một loại bánh có nguồn gốc rất kì diệu từ một sự tích từ hàng ngàn năm thời vua Hùng. Theo sử sách Bánh chưng được truyền lại từ thời các Vua Hùng trong truyền thuyết Lang Liêu, một trong những người con của Vua Hùng đã dùng lúa nếp để làm ra bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời. Nhờ hai loại bánh này mà Lang Liêu được cha truyền ngôi báu. Có lẽ vì thế mới xuất hiện hai từ “ngọc thực”. Bánh chưng là một món ăn tinh thần lâu đời của người Việt, nó được gói hình vuông đẹp mắt bằng lá dong rửa sạch với nước suối. Nguyên liệu làm bánh chưng cũng rất đơn giản và quen thuộc gồm : gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ thơm ngon, hành và một số gia vị như hạt tiêu , muối …Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất hợp gói với lá dong xanh. Gạo nếp cái hoa vàng dẻo thơm được ngâm trước từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay ướp gia vị cho thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói. Các công đoạn gói bánh chưng tưởng chừng đơn giản mà khá tỉ mỉ. Đầu tiên trải lá ra mâm đong một bát gạo đổ vào, dàn đều rồi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nửa bát đỗ, một bát gạo nữa. Ta đãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt, thì ta đã có một chiếc bánh chưng hoàn thiện. Sau đó buộc lại từng cặp xếp vào nồi, đổ nước sôi và luộc với ngọn lửa nhỏ lom rom. Luộc bánh chưng thời gian khá dài từ 8 đến 10 tiếng tùy thuộc vào lượng bánh trong nồi. Tất cả những điều cơ bản được hoàn thành, tà chỉ việc ngồi đợi canh nồi đợi bánh chín thơm lừng. Bánh chưng đối với người dân Việt Nam là món ăn quen thuộc và là món ăn tinh thần không thế thiếu, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam . Đặc biệt trong những ngày lễ tết, bánh chưng được bày trên mâm cúng ông bà tổ tiên tượng trưng cho lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, bề trên. Bánh chưng được làm từ những hạt ngọc đã nuôi sống con người từ thuở hoang sơ, nuôi dưỡng cả nên văn hóa của nước nhà, khi ta ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về một sự tích xa xôi một thời. Giờ đây, đất nước trên đã phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa, mọi thứ càng phát triển tiên tiến, những nét truyền thống ngày càng mai một nhưng bánh chưng là món ăn vẫn được người dân Việt chú trọng và gìn giữ. Mặc dù thứ bánh đó đã trở thành món hàng hóa để thu lợi nhuận mỗi khi gần dịp tết, nhưng nó vẫn không bị lãng quên , không bị thay thế bởi những món đồ ăn nhanh của ngước ngoài. Bánh chưng, một loại bánh gắn liền với lịch sử dân tốc từ thời văn minh lúa nước. Chúng ta những con dân Việt Nam phải cùng nhau giữ gìn nét văn hóa ẩm thực đẹp đẽ ấy và tự hào về nó cũng chính là tự hào về truyền thống dân tộc vẻ vang.Bánh chưng, dưa hấu, kẹo mứt, bánh téc là những loại thức ăn hay gặp trong ngày tếtBÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÁI BÁNH CHƯNG LỚP 9 2 “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ - Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” . Mỗi khi đến Tết cổ truyền thì hình ảnh về chiếc bánh chưng lại không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình người Việt. Trước tiên ta sẽ đi tìm hiểu về nguồn gốc của chiếc bánh chưng. Theo truyền thuyết, bánh chưng xuất hiện ở đời vua Hùng thứ 16 do con trai vua là Lang Liêu làm ra để làm lễ tiên vương. Nhờ loại bánh này mà vua cha đã truyền ngôi cho chàng và thứ bánh hình vuông tượng trưng cho mặt đất được nhà vua đặt tên là “ bánh chưng”. Để tạo ra một chiếc bánh chưng thì khâu chọn nguyên liệu là rất quan trọng. Bao gồm: thịt lợn ( thường là thịt ba chỉ), gạo nếp ( ngon nhất là nếp thầu dầu), đỗ xanh, lá dong, lạt và các gia vị như hạt tiêu, hành, thảo quả, muối đường. Những nguyên liệu ấy vừa quen thuộc, vừa gần gũi với chúng ta mà cũng vô cùng ý nghĩa bởi trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo. Tiếp theo ta cần biết cách sơ chế nguyên liệu cho hợp lý. Lá dong mua hoặc cắt từ vườn về rồi rửa sạch sau đó dùng khăn lau khô, cắt bớt phần cuống cho vừa với khuôn bánh. Lá gói bánh phải là lá dong tươi, lá to bản và không bị rách, có màu xanh mướt. Những lá bé hơn hoặc bị rách thường làm lá độn. Gạo nếp để gọi bánh thường là gạo thu hoạch vào vụ mùa bởi gạo mùa này có hạt to, tròn, thơm và dẻo hơn gạo vụ chiêm. Gạo nếp vo sạch, ngâm nước trong thời gian từ 12 – 14 tiếng, sau đó vớt ra xóc lại với nước sạch rồi để cho ráo. Đỗ xanh cũng là nguyên liệu cần lựa chọn công phu. Người ta thường mua loại đỗ tiêu, hạt nhỏ, lòng vàng để gói bánh. Đỗ xanh được vỡ đôi ngâm với nước ấm 40 độ trong khoảng 2 giờ cho mềm và nở, sau đó vớt ra đãi sạch vỏ và để ráo nước. Người ta thường bung đỗ nên cho chin rồi nắm thành từng nắm cho tiện gói bánh. Thịt lợn mua về rửa sạch, để ráo nước, sau đó thái thịt thành từng miếng khổ lớn rồi ướp với hành tím thái mỏng, muối tiêu, thảo quả để khoảng 2 tiếng cho ngấm. Người ta dùng thịt ba chỉ để gói bánh vì loại thịt này vừa có mỡ vừa có nạc sẽ khiến cho bánh có vị ngậy, béo. Khi ướp thì không nên dùng nước mắm vì sẽ nhanh bị ôi thiu. Để có lạt gói bánh, người ta mua ống giang về chẻ thành từng nan mỏng. Trước khi gói, nhiều người còn cầu kì ngâm lại với nước muối hoặc hấp lên cho mềm ra. Để gói bánh chưng đẹp thì không phải là một việc dễ dàng.Trước hết ta xếp hai chiếc lá lồng lên nhau tạo thành hình chữ thập, sau đó đặt khuôn bánh lên sao cho phần giao nhau của hai chiếc lạt nằm ở khoảng giữa của khuôn bánh. Dùng bốn chiếc lá mặt gấp vuông góc với bốn góc của khuôn bánh, xếp vào kín bốn góc sau đó cho thêm các lớp lá độn. Lần lượt xúc một bát gạo trải đều lên lớp lá, bẻ nửa nắm đỗ trải đều lên lớp gạo. Lấy hai, ba miếng thịt đặt lên trên lớp đỗ làm nhân. Sau đó lại tiếp tục trải nửa nắm đỗ còn lại rồi đổ tiếp một bát gạo nữa cho đầy mép khuôn. Gấp lần lượt lá độn rồi lá mặt sao cho tạo thành mặt phẳng so với các mép khuôn rồi gỡ khuôn ra khỏi bánh, buộc lạt thật chặt. Gói bánh cần bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận để gói ra chiếc bánh vuông vắn dâng lên bàn thờ tổ tiên. Khâu cuối cùng là luộc bánh. Muốn lá bánh sau khi luộc vẫn giữ được màu xanh đẹp mắt, người ta thường dùng nồi tôn để luộc. Bánh luộc khoảng 10- 12 tiếng là chin. Trong quá trình luộc phải đảm bảo nước ngập đầu bánh để bánh không bị sượng. Bánh chín vớt ra dùng nước lạnh rửa sạch sau đó để nơi khô ráo, sạch sẽ, dùng vật nặng để ép cho bánh được chắc. Bánh chưng là món ăn cổ truyền của dân tộc Việt Nam nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu với cha ông, với đất trời. Người ta thường chọn những cặp bánh đẹp nhất để dâng lên bàn thờ lễ gia tiên. Một chiếc bánh đạt yêu cầu khi ép xong có hình vuông vức, không bị lòi gạo ra ngoài, lá vẫn giữ được màu xanh, khi ăn phải mềm có vị dẻo thơm, béo ngậy hòa quyện của các nguyên liệu. Bánh chưng đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Hình ảnh chiếc bánh chưng mang ý nghĩa sum vầy, đoàn tụ, gợi không khí gia đình gần gũi, ấm áp.Ngoài bài văn thuyết minh về bánh chưng thì các loại bánh khác như bánh tét, bánh trung thu, bánh xèo, bánh mì, bánh cáy, bánh đa... cũng có thể gặp trong chương trình học văn ban có thể tham khảo thêm trong mục văn mẫu của diễn đàn Bình luận về bài viết này Chia sẻ tin đăng đến bạn bè Lưu tin Gửi Messenger Copy link
EllType
0 chủ đề
23825 bài viết
Có thể bạn quan tâm- 1 Thuyết minh về Hồ Tây Hà Nội lớp 8 9 hay - Dàn ý, văn mẫu về hồ
- 2 Thuyết minh về con mèo lớp 9 hay nhất - Văn mẫu, dàn y thuyết minh về con vật
- 3 Thuyết minh về kính đeo mắt lớp 8, 9 hay nhất - Dàn ý, bài văn mẫu về chiếc kính
- 4 Thuyết minh về Bến Nhà Rồng lớp 8 9 hay nhất - Dàn ý, văn mẫu thuyết minh
- 5 Thuyết minh về cây chè lớp 9 hay - Dàn ý, văn mẫu về cây chè
- 6 Cảm nhận, bình giảng bài Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều
- 7 Thuyết minh về hoa mai ngày tết lớp 9 hay - Dàn ý, văn mẫu về cây hoa
- 8 Thuyết minh về cây mía lớp 9 hay - Dàn ý, văn mẫu về cây mía đường
- 9 Phân tích đoạn trích Những đứa trẻ trong hồi kí Thời thơ ấu của M. Go- rơ- ki lớp 9
- 10 Thuyết minh về cây ngô(bắp) lớp 9 hay nhất
Đăng ký nhận thông báo
Các bài học hay sẽ được gửi đến inbox của bạn
HỖ TRỢ HỌC VIÊN
- Các câu hỏi thường gặp
- Điều khoản sử dụng
- Chính sách và quy định
- Chính sách bảo mật thanh toán
- Hỗ trợ học viên: hotro@zaidap.com
- Báo lỗi bảo mật: security@zaidap.com
VỀ ZAIDAP
- Giới thiệu Zaidap
- Cơ hội nghề nghiệp
- Liên hệ với chúng tôi
HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT
- Đăng ký giảng viên
- Giải pháp e-learning
- Chương trình đại lý
- Chương trình Affiliate
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
Zaidap.com - Giải đáp mọi thắc mắc, mọi câu hỏi
© Copy right 2018 - 2024
Từ khóa » Thuyết Minh Về Cách Làm Bánh Chưng Lớp 9
-
Văn Mẫu Lớp 9: Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết
-
Top 11 Mẫu Thuyết Minh Về Bánh Chưng Hay Và Ngắn Gọn
-
Top 10 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết Lớp 9 ...
-
Thuyết Minh Về Bánh Chưng Lớp 9, Bánh Chưng Ngày Tết Ngắn Gọn ...
-
2 Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Chưng Lớp 9, Ngắn Gọn - Thủ Thuật
-
Thuyết Minh Về Cách Làm Bánh Chưng - CungHocVui
-
Thuyết Minh Bánh Chưng Hay Nhất (24 Mẫu) - Văn 8
-
Thuyết Minh Về Cách Làm Bánh Chưng Ngày Tết - Daful Bright Teachers
-
Văn Mẫu Lớp 9: Thuyết Minh Về Cách Làm Bánh Chưng Lớp 9 Mới ...
-
Thuyết Minh Về Cách Gói Bánh Chưng? - Tạo Website
-
Top 7 Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết Lớp 9 Mới Nhất
-
Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết Lớp 9, 10
-
Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết ❤️️ 20 Bài Hay Nhất
-
Thuyết Minh Về Cách Làm Bánh Chưng Ngày Tết