Thuyết Minh Về Cái Bát, Cái Chén, Cốc Nước ❤️️10 Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Cái Bát, Cái Chén, Cốc Nước ❤️️ 29+ Mẫu Hay ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Văn Thuyết Minh Đặc Sắc Và Sinh Động Được SCR.VN Chọn Lọc.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Dàn Ý Thuyết Minh Về Cái Bát
  • Bài Văn Thuyết Minh Về Cái Bát – Mẫu 1
  • Thuyết Minh Về Cái Bát Ngắn Gọn – Mẫu 2
  • Thuyết Minh Về Cái Bát Hay Nhất – Mẫu 3
  • Thuyết Minh Về Cái Bát Ăn Cơm – Mẫu 4
  • Thuyết Minh Về Cái Bát Lớp 8 – Mẫu 5
  • Thuyết Minh Về Cái Chén – Mẫu 6
  • Thuyết Minh Về Cái Chén Ăn Cơm – Mẫu 7
  • Thuyết Minh Về Cái Chén Uống Nước – Mẫu 8
  • Thuyết Minh Về Cái Cốc Nước – Mẫu 9
  • Thuyết Minh Về Cái Cốc Uống Trà Luyện Viết – Mẫu 10

Dàn Ý Thuyết Minh Về Cái Bát

Tham khảo dàn ý thuyết minh về cái bát sẽ giúp các em học sinh định hướng những luận điểm chính để dễ dàng triển khai bài viết.

I. Mở bài: Giới thiệu về cái bát – đối tượng thuyết minh.

II. Thân bài:

-Nguồn gốc của chiếc bát.-Đặc điểm của cái bát như thế nào?-Công dụng và vai trò của chiếc bát trong đời sống của con người.-Cách sử dụng và bảo quản chén bát.

III. Kết bài: Khẳng định lại giá trị sử dụng của chiếc bát.

Xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Đồ Dùng Trong Gia Đình 🌟 18 Bài Mẫu Hay

Bài Văn Thuyết Minh Về Cái Bát – Mẫu 1

Bài văn thuyết minh về cái bát sẽ mang đến cho các em học sinh những thông tin thú vị xoay quanh vật dụng này.

Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm. Đó là câu nói được ông cha ta đúc rút lại từ hàng ngàn năm nay. Nhưng cuộc sống ngày càng đầy đủ, càng hiện đại thì con người lại có thêm những yêu cầu ngày càng cao hơn nữa. Bát không những sạch mà cần phải đẹp để bữa ăn mỗi gia đình thêm phần ngon miệng, thêm phần lịch sự và “hoàn hảo” hơn.

Bát ăn hay đơn giản là bát (phương ngữ miền Bắc) hay chén (phương ngữ miền Nam) là một vật dụng được sử dụng trong nhiều nền văn hóa phương Đông để phục vụ ẩm thực, và cũng được sử dụng để uống và đựng các thứ khác trong đó. Bát ăn đã tồn tại hàng nghìn năm lịch sử. Chúng được tìm thấy ở các nền văn minh cổ đại như Trung Hoa cổ đại, Hy Lạp cổ đại, Crete và các nền văn hóa bản đại châu Mỹ.

Thông thường được làm bằng sứ , gốm , kim loại , nhựa và các vật liệu khác. Chúng cũng có hình dáng đa dạng và được trang trí nhiều màu sắc trên đó. Thực tế có thể thấy bát ăn cơm nhà nào mà không có, nhưng không phải nhà nào cũng giống nhà nào. Ngày nay việc lựa chọn bát cơm không chỉ là chọn đại được mà vấn đề an toàn về sức khỏe cũng như giá trị thẩm mỹ của chúng lại càng được quan tâm.

Nói về cái chén trong đời sống, một lần đến thăm Trường cao đẳng Mỹ Thuật công nghiệp Hà Nội, Bác Hồ gợi ý nên phát triển đồ sứ dân tộc. Bác nói người Việt thường dùng chén chứ không dùng tách. Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai. Chén của ta không có tai. Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời.

Bác vừa cười vừa làm động tác. Có uống cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống, mà uống rất nóng. Đấy, dân tộc đấy. Bác nói tiếp, cái chén còn rất tiện lợi, do không có tai nên khi xếp chồng rất gọn, không vướng, khi rửa cũng dễ sạch.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Thuyết Minh Về Cái Phích Nước 🌟 15 Bài Ngắn Gọn Hay

Thuyết Minh Về Cái Bát Ngắn Gọn – Mẫu 2

Bài thuyết minh về cái bát ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng để chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp.

Một cái bát ăn hay đơn giản là bát là một đĩa tròn hoặc hộp đựng thường được sử dụng để chuẩn bị và phục vụ thức ăn. Nội thất của một bát được đặc trưng hình dạng như một nắp hình cầu, với các cạnh và phía dưới tạo thành một đường cong liền mạch. Điều này làm cho bát đặc biệt thích hợp để giữ chất lỏng và thức ăn lỏng, vì đồ chứa bên trong của bát được tập trung tự nhiên ở trung tâm của nó bởi lực hấp dẫn. Bề ngoài của một cái bát thường tròn nhất, nhưng có thể có bất kỳ hình dạng nào, kể cả hình chữ nhật.

Kích thước của bát thay đổi từ bát nhỏ dùng để đựng một phần thức ăn cho đến bát lớn, chẳng hạn như bát đục lỗ hoặc bát salad, thường được sử dụng để giữ hoặc lưu trữ nhiều hơn một phần thức ăn. Có một số chồng chéo giữa bát, cốc uống và đĩa. Những cái bát rất nhỏ, chẳng hạn như trà oản, thường được gọi là tách trà, trong khi những chiếc đĩa có giếng đặc biệt sâu thường được gọi là bát.

Trong các nền văn hóa Nam Á, bát vẫn là hình thức điển hình của vật chứa thực phẩm để ăn, và trên đó nó được phục vụ. Các hình thức nhỏ trong lịch sử cũng được sử dụng để phục vụ cả trà và đồ uống có cồn. Đối thủ chính của nó là đĩa phẳng, chiếm ưu thế trong văn hóa phương Tây và nhiều nền văn hóa khác, như các hình thức của cốc làm cho đồ uống.

Bát hiện đại có thể được làm bằng gốm, kim loại, gỗ, nhựa và các vật liệu khác. Bát đã được thực hiện trong hàng ngàn năm. Những chiếc bát rất sớm đã được tìm thấy ở Trung Quốc, Hy Lạp cổ đại, Bêlarut và trong một số nền văn hóa của người Mỹ bản địa.

Tham khảo văn mẫu 🌟 Thuyết Minh Về Cây Bút Máy 🌟 15 Mẫu Về Chiếc Bút Mực Hay

Thuyết Minh Về Cái Bát Hay Nhất – Mẫu 3

Đón đọc bài văn thuyết minh về cái bát hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.

Có lẽ trên dải đất hình chữ S này, dù giàu nghèo sang hèn, mâm gỗ hay mâm đồng, ăn rau hay ăn thịt… thì bữa ăn của hầu hết các gia đình không thể thiếu cái chén.

Miền Bắc gọi là cái bát, nhưng từ miền Trung trở vào Nam thì thường gọi là cái chén. Tiếng Huế gọi “đơm chén cơm” hay “xới bát cơm” của giọng miền ngoài thì cũng là nó. Dĩ nhiên cái chén không chỉ để ăn cơm, nó là “vật đựng” có thể dùng để ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, từ thức ăn khô đến đồ ăn nước. Hay được dùng để uống chén chè xanh.

Cái chén là một vật dụng rất đặc biệt trong nhà, ngày nào ta cũng phải đụng đến, nhưng bây giờ vật dụng gia đình dễ mua, dễ có nên cái chén không thường được để ý, sự có mặt của nó như là chuyện đương nhiên.

Ngày xưa nếu vua quan thì dùng chén ngọc chén ngà. Nhiều bộ chén phải đặt tận bên Trung Hoa. Người giàu sang thì dùng chén sứ cao cấp. Dân thường thì dùng chén đất chén sành bình dân, đôi khi sứt mẻ vẫn còn tận dụng. Hồi tôi còn nhỏ, hai từ “chén kiểu” nghe sang trọng lắm, nhà nào có điều kiện mới sắm được vài chục cái chén đẹp cất kỹ trong tủ, trong chạn bếp, ngày lễ tết hay hiếu hỷ mới mang ra dùng. Mà người lớn mới được ăn cái chén đẹp ấy, bọn con nít chúng tôi ít khi được đụng vào do sợ bị vỡ.

Chén sứ thì khi đụng đũa phát ra âm thanh tinh nhẹ và trong, cái chén đất thì tiếng phát ra cũng như tiếng của người nông dân mộc mạc. Đến giờ tôi vẫn thích cái chén có hai đường viền xanh dương, một đường viền to ở trên và một đường chỉ viền nhỏ ở dưới, trên nền men màu trắng, loại sứ từ vùng Hải Dương. Vì sao thích thì chính tôi cũng không biết, nhưng cứ thấy ấn tượng hoài.

Lúc nhỏ, cha tôi kiếm đâu ra cho tôi và cậu em út được hai cái chén bằng nhôm, ăn uống khỏi lo vỡ chén. Bây giờ mỗi khi nghĩ về kỷ niệm hai cái chén nhôm tôi lại thấy bùi ngùi, những năm tháng khổ cực cùng chung với cả nước, trong chén thường là cơm độn với khoai, sắn.

Cha tôi thường dạy con cái kỹ lưỡng trong bữa ăn. Dạy con ăn coi nồi ngồi coi hướng, ông rất ghét kiểu ngồi ăn mà nghiêng mông hay vừa ăn vừa rung đùi, tối kỵ ăn mà cứ úp mặt vô chén, hay lúc ăn mà gõ chén gõ bát, húp nước canh cũng không nên húp liên tục quá ba lần…

Có những cái chén suốt đời được đựng thịt thà thừa mứa, cũng có cái chén suốt đời chỉ rau dưa. Nhưng cho dù chén gì, ở cái mâm nào, dù mâm cao cỗ đầy trong vương phủ, hay bữa cơm tạm bợ ngoài đồng buổi trưa của người nông dân, chén đũa đặt trên tấm lá chuối dưới bóng cây thì bạn vẫn phải cầm cái chén lên và “ và” để đưa cơm, đưa thức ăn vô miệng, để sống.

Bỗng nhớ đến câu ca dao “Hai tay bưng bát cơm đầy…” – người xưa trân trọng hạt lúa hạt gạo, biết ơn từng chén cơm đượm mồ hôi nước mắt, bưng bằng cả hai tay. Ăn cơm không được làm rơi vãi nên khi xới chén cơm cũng quan trọng không kém.

Xới chén cơm vừa lưng lưng hai phần chén, có lẽ để khỏi mang tiếng ăn uống phàm phu tục tử. Xới cơm lưng chén khi gắp bỏ thức ăn không bị tràn lên mặt chén, lúc đưa lên miệng lại vừa vặn không sợ cơm dính ở môi mép. Khi chúng ta vừa biết ăn đã phải cầm cái chén và khi nhắm mắt qua đời cũng lại là cái chén cơm đặt trên đầu!

Người xưa dùng hình ảnh thân thuộc của cái chén để nói về những giá trị cốt lõi, để răn dạy những đạo lý ở đời: chén cơm manh áo, bát cơm sẻ nửa, chén bát trong chạn còn có khi khua… Có lẽ để nhắc nhở những đạo lý này cũng là chuyện đương nhiên phải làm, phải có.

Nhắc đến chuyện chén bát, chuyện cơm nước trong thời gian cách ly dịch bệnh, là ước cầu mọi người được bình an, no đủ, được có chén cơm đầy qua những ngày khốn khó.

Muôn đời nay thì cái chén vẫn lặng lẽ làm tròn phận sự của nó…

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Thuyết Minh Về Cái Bát Ăn Cơm – Mẫu 4

Bài thuyết minh về cái bát ăn cơm sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình những ý văn phong phú hơn.

Là người Việt Nam ai cũng biết đến làng nghề gốm sứ Bát Tràng vô cùng truyền thống. Gốm sứ Bát Tràng có giá thành không hề rẻ, được sử dụng phổ biến tại các nhà hàng khách sạn lớn nhỏ trên khắp Việt Nam. Để sản xuất ra một bộ bát ăn cơm Bát Tràng là điều không hề đơn giản, trải qua vô số quy trình sản xuất khắt khe và đòi hỏi những người thợ có tay nghề cao.

Bát Tràng (社鉢場) là tên gọi từ trước năm 1945 của làng Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Khi nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, người dân thôn Bát Tràng di cư từ làng Bồ Bát (xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hóa ngoại, nay là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), theo vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.

Khi những người dân Bạch Bát đến vùng đất bồi trên bờ sông Hồng, Họ đã lập phường làm nghề gốm; lúc đầu thôn Bát Tràng. Từ năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay. Là thương hiệu gốm sứ cổ truyền thống lâu đời tại Việt Nam có lịch sử hơn 1000 năm.

Các bộ bát ăn cơm của Bát Tràng hầu hết đều có vật liệu chủ yếu là đất sét trắng. Bên cạnh đó, các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng cũng có bổ sung thêm một số vật liệu khác để nâng cao chất lượng của sản phẩm. Trong bước này, người làm gốm sẽ nhào đất sét để và các nguyên liệu khác để bắt đầu các bước tạo hình sản phẩm.

Tại Bát Tràng có hai cách nặn hình và tạo dáng sản phẩm là tạo hình bằng phương pháp thủ công và tạo hình công nghiệp. Với phương pháp thủ công, các nghệ nhân sẽ tự tay nhào nặn hình dáng của sản phẩm. Với tạo hình công nghiệp người làm gốm sẽ nặn hình theo các khuôn mẫu đúc sẵn, sử dụng máy móc công nghệ hiện đại có thể tạo ra số lượng sản phẩm mới

Tiếp theo đó, những sản phẩm đã được tạo hình hoàn chỉnh sẽ được đem đi phơi khô. Chú ý, phải được phơi hoàn toàn tự nhiên tránh làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của sản phẩm, sau đó tiến hành phủ men lên toàn bộ bề mặt sản phẩm và sử dụng bút lông để trang trí hoa văn lên sản phẩm. Nung sản phẩm là bước vô cùng quan trọng quyết định trực tiếp đến sự thành bại của sản phẩm. Tại Bát Tràng Family chủ yếu áp dụng 2 phương pháp nung phổ biến là nung bằng lửa hoặc nung bằng điện.

Tất cả các thành phần đều phải trải qua quy trình kiểm định nghiêm ngặt nhất. Đảm bảo mang đưa ra thị trường những bộ bát ăn cơm đẹp Bát Tràng và chất lượng cao. Dù các sản phẩm làm thủ công hay làm công nghiệp đều phải trải qua rất nhiều quy trình kiểm định khắt khe. Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng chính hãng có độ phủ men vô cùng mịn và đồng đều, màu sắc không bị lem và vô cùng sinh động.

Một trong những điều khiến khách hàng yêu thích ở các sản phẩm gốm sứ bát tràng là đường nét, họa tiết vô cùng sắc sảo và sinh động. Tất cả các hoa văn đều được vẽ thủ công nhưng vẫn đảm bảo sự tương đồng giữa các sản phẩm.

Các bộ bát ăn cơm Bát Tràng thường cầm rất chắc tay, thường có trọng lượng nhỉnh hơn một chút so với các thương hiệu gốm sứ khác. Bên cạnh đó, sản phẩm gốm Bát Tràng chất lượng khi chiếu đèn pin vào bề mặt sản phẩm sẽ có độ trong suốt khi gõ vào sẽ có tiếng vang.

Một bộ bát ăn cơm đẹp và chất lượng luôn là món quà vô cùng ý nghĩa cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp, đối tác.

Mời bạn đón đọc 🌜 Thuyết Minh Về Cái Tủ Sách, Giá Sách, Tủ Quần Áo 🌜 10 Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Cái Bát Lớp 8 – Mẫu 5

Để hoàn thành tốt bài thuyết minh về cái bát lớp 8, các em học sinh có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây:

Chén bát là đồ dùng vô cùng quen thuộc với mọi người, tuy nhiên sử dụng và bảo quản như thế nào là đúng cách thì không phải ai cũng biết.

Trước khi sử dụng lần đầu tiên, dù chén bát của bạn làm bằng chất liệu gỗ, sứ, nhựa, kim loại hay thủy tinh, bạn đều nên vệ sinh trước khi dùng. Bởi vì chén bát có thể còn lưu lại hóa chất, vi khuẩn, bụi bẩn từ quá trình sản xuất, vận chuyển, trưng bày của cửa hàng. Cầm nắm, di chuyển chén bát cẩn thận, không nên quăng, ném, va đập mạnh, bởi ngay cả với chén bát bằng nhựa, kim loại thì việc tác động lực quá mạnh cũng có thể làm chúng bị nứt, vỡ hay biến dạng.

Chén bát thuỷ tinh trước khi dùng cần được luộc qua trước với nước đun sôi để hạn chế sự cố sốc nhiệt trong quá trình sử dụng. Không sử dụng các chén bát bằng kim loại, trang trí bằng họa tiết kim loại đựng thực phẩm chế biến trong lò vi sóng để tránh gây ra hiện tượng cháy nổ, tạo tia lửa trong lò. Chỉ sử dụng chén bát cho lò vi sóng, lò nướng, máy rửa chén… khi có khuyến cáo từ nhà sản xuất (các ký hiệu, thông tin in ấn trên sản phẩm).

Vệ sinh chén bát bằng nước rửa chén hay chất tẩy rửa chuyên dụng (mua tại các cửa hàng, siêu thị), không dùng các chất tẩy mạnh như giấm hay nước tẩy Javel để làm sạch chén bát bằng sứ, chúng sẽ mài mòn, làm lớp men trên bề mặt chén bát xuống màu ngay. Sử dụng miếng rửa chén bằng miếng bọt biển hay khăn vải mềm, không dùng các miếng rửa chén sắc nhọn, vì chúng sẽ làm trầy xước bề mặt của chén đĩa.

Sau khi rửa xong, bạn nên dùng khăn vải mềm, sạch để lau khô chén bát để tránh ẩm, thuận tiện dùng cho lần tiếp theo. Khi cất chén bát lên kệ, bạn không xếp chồng các chén bát có cùng kích cỡ lên nhau, chúng dễ bị trầy và khó tách ra khi sử dụng. Nên đặt úp mặt chén bát xuống mặt kệ hoặc đặt đứng, nghiêng, để nước còn đọng lại bên trong chảy xuống, giữ cho chén bát sạch, khô và ngăn côn trùng xâm nhập vào bên trong.

Bảo quản chén bát ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào, không đặt ở nơi có nguồn nhiệt cao, độ ẩm cao. Để chén bát bằng sứ khôi phục vẻ bóng đẹp, không còn vết ố vàng, xỉn màu, bạn có thể dùng men bánh mì pha nước rồi chà lau lên bề mặt chén bát hoặc ngâm trong nước vo gạo từ 4 – 5 tiếng. Chén bát bằng gỗ bị ẩm mốc, trước khi sử dụng nên ngâm trong dung dịch nước pha muối, giấm hay chanh khoảng 5 – 7 phút rồi lau khô mới dùng.

Cái chén, cái bát là một vật dụng cần thiết và hữu ích không thể thiếu trong cuộc sống của con người, vì vậy bạn cần biết sử dụng và bảo quản sao cho đúng cách.

Tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Chiếc Khăn Quàng Đỏ 🌠 15 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Cái Chén – Mẫu 6

Bài thuyết minh về cái chén sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Ở Việt Nam bát ăn/chén ăn được gọi chung là chén cơm hoặc bát cơm vì nó gắn liền với thức ăn là Cơm Việt. Đi theo bát cơm/ chén cơm là 1 bộ đồ ăn bao gồm Tô, Đĩa, Chén Chấm, Chén Súp… mà chúng ta hay gọi là bộ đồ ăn. Trong văn hoá ngôn từ chuyên môn thì gọi chung các sản phẩm này là bộ đồ ăn; bộ bàn ăn hay bộ Tô – Chén – Dĩa. Dù tên gọi như thế nào thì công dụng cũng không thay đổi mà chỉ thay đổi vào đối tượng mà nó phục vụ.

Các sản phẩm về bát ăn/ chén ăn có các dòng sản xuất cơ bản và hình thành thương hiệu lâu đời có thể kể tới các dòng sản xuất nổi tiếng như Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng…. Các sản phẩm chén bát gốm sứ Bát Tràng được sản xuất trên 2 dòng phổ biến là sứ trắng và sứ vẽ hoa văn. Bộ chén ăn cơm Bát Tràng trắng dùng nhiều trong các nhà hàng, quán cà phê, khách sạn. Loại chén Bát Tràng vẽ hoa văn được vẽ các phong cảnh, hoa văn làng quê cũng như đời sống của người dân.

Tuy vậy, các sản phẩm trên đều phù hợp với lối sống và phong cách của người Việt, các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng có giá trị kết nối lịch sử qua các tích được vẽ trên Bộ bàn ăn và được hiện tại kể về nó qua bộ bàn ăn rồi lại được giáo dục cho thế hệ sau về các bài hoạc của tổ tiên hay các câu chuyện đẹp về đạo làm người của người việt.

Khi sử dụng bát trong bữa ăn của gia đình một cách phù hợp và tinh tế, bạn sẽ thấy được sự kết hợp tuyệt vời giữa màu sắc của đồ ăn với màu trắng sáng bóng của lớp men tráng. Không chỉ làm cho bàn ăn thêm sang trọng mà còn giúp bữa cơm của gia đình bạn thêm ấm cúng, ngon mắt, thôi thúc mọi thành viên trong nhà.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Thuyết Minh Về Cái Thước Kẻ 🔥 10 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Cái Chén Ăn Cơm – Mẫu 7

Gợi ý viết thuyết minh về cái chén ăn cơm sẽ giúp các em học sinh luyện tập nâng cao kỹ năng diễn đạt.

Ngày gia đình em mới chuyển lên Hà Nội mọi người từ ông bà, các bác đến các anh chị đã tặng rất nhiều món quà làm kỉ niệm, trong số đó có món quà của ông nội là một bộ chén ăn cơm rất đẹp, em rất thích bộ chén này.

Bộ chén ăn cơm tuy nhỏ nhưng “có võ”, từ chất liệu đến màu sắc đều rất bền đẹp lại trang nhã, lịch sự. Dưới đáy mỗi chén em thấy in chìm dòng chữ “Gốm sứ Bát Tràng” chắc hẳn đây là sản phẩm gốm Bát Tràng nổi tiếng, bộ chén ăn cơm có màu sứ trắng, trên mỗi chén có vẽ hình con cò và cành tre, một hình ảnh rất đẹp tượng trưng cho vẻ đẹp làng quê Việt Nam, mỗi khi em nhìn vào bộ ấm chén lại man mác nỗi nhớ về quê hương, về ông bà ở quê, thấy đâu đó có giọng nói của ông bà thân thương.

Bộ chén ăn cơm không chỉ là đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của gia đình em mà nó còn là vật dụng để gia đình thêm gắn kết, tạo không khí đầm ấm, sum vầy mỗi khi mọi người quây quần bên nhau trong mỗi bữa cơm gia đình.

Gợi ý cho bạn 🍃 Thuyết Minh Về Cái Thùng Rác 🍃 10 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Cái Chén Uống Nước – Mẫu 8

Dưới đây là bài thuyết minh về cái chén uống nước để các em học sinh cùng tham khảo làm phong phú hơn ý văn của mình.

Các cụ ta có câu “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”, các món ăn ngon nếu được ăn trên những chiếc bát đẹp sẽ làm cho chúng ta cảm thấy ngon miệng hơn. Cốc, ly, chén đều là những đồ dùng để uống. Ngoài ra, còn rất nhiều đồ dùng để uống khác nữa: ấm, bình nước… Với những đồ dùng để uống bằng sứ, bằng thủy tinh, cần chú ý cẩn thận khi sử dụng.

Chén dùng để uống nước. Chén có thể làm từ sứ, từ thủy tinh, nhựa hoặc inox. Khi sử dụng chén bằng sứ, thủy tinh nên cầm bằng 2 tay, đặt nhẹ nhàng kẻo vỡ. Hiện nay, chất lượng của những vật dụng trong gia đình ngày càng được nâng cao. Bộ cốc sáng bóng, có độ bền cơ học cao, có thể chịu được nhiệt độ và không bị phai màu hoặc giảm độ trong suốt theo thời gian.

Hiện nay các sản phẩm chén uống nước trên thị trường với nhiều kích cỡ khác nhau có thể dùng làm ly uống nước, ly pha café, ly nước trái cây … đều tiện dụng. Ngoài ra, có thể dùng như vật trang trí sang trọng trong không gian phòng khách.

Những chiếc chén uống nước tuy nhỏ bé và vô cùng quen thuộc khiến nhiều khi ta không chú ý đến, nhưng nó lại là vật dụng vô cùng quan trọng với mỗi người.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Áo Dài 🌹 16 Bài Văn Về Chiếc Áo Dài Ngắn Gọn

Thuyết Minh Về Cái Cốc Nước – Mẫu 9

Đón đọc bài thuyết minh về cái cốc nước dưới đây với những thông tin cần thiết để các em học sinh vận dụng vào bài viết của bản thân.

Dù giàu hay nghèo, mỗi gia đình cũng có những chiếc cốc nước để sử dụng hằng ngày. Một cốc/ tách/ ly uống hoặc chén là một vật chứa mở được sử dụng để giữ chất lỏng để rót hoặc uống. Cốc có thể được làm bằng thủy tinh, kim loại, sứ, đất sét, gỗ, đá, polystyrene, nhựa, nhôm hoặc các vật liệu khác.

Cốc nước có nhiều loại và có nhiều kích cỡ khác nhau. Cốc được sử dụng để làm dịu cơn khát và các kiểu cốc khác nhau có thể được sử dụng cho các chất lỏng khác nhau hoặc trong các tình huống khác nhau, như cốc trà và cốc đo lường, trong các tình huống khác nhau hoặc để trang trí.

Cốc là một cải tiến rõ ràng so với việc sử dụng tay hoặc bàn chân để giữ chất lỏng. Chúng gần như chắc chắn đã được sử dụng từ trước khi lịch sử được ghi lại, và đã được tìm thấy tại các địa điểm khảo cổ trên khắp thế giới. Những chiếc cốc thời tiền sử đôi khi được chế tạo từ vỏ sò và đá rỗng.

Vì cốc là một phần không thể thiếu trong ăn uống từ thời xa xưa, chúng đã trở thành một phần có giá trị trong văn hóa của con người. Hình dạng hoặc hình ảnh của một chiếc cốc xuất hiện ở nhiều nơi trong nền văn hóa của con người.

Cốc nước là vật dụng quen thuộc trong đời sống. Và nó trở thành một vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình.

SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá 💧 15 Bài Văn Về Cái Nón Lá Hay

Thuyết Minh Về Cái Cốc Uống Trà Luyện Viết – Mẫu 10

Thuyết minh về cái cốc uống trà luyện viết sẽ là nội dung mà các em học sinh cần ôn tập với dạng đề văn thuyết minh về đồ vật.

Bố em rất thích uống trà. Đặc biệt là có khách đến chơi, bố em luôn trổ tài pha trà của mình để mời khách. Điều làm cho bố thấy vô cùng hài lòng ngoài trà và nước thơm ngon thì bộ ấm chén đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bố giữ gìn và nâng niu nó lắm.

Bộ ấm trà của bố em không phải là men sứ cổ mà chỉ là loại đồ sứ Bát Tràng. Một cái đĩa to, có vành cao đặt 6 cái chén. Một cái đĩa nhỏ bày chiếc ấm. Chiếc chén nào cũng có hai vành xanh da trời vẽ đàn cò trắng đang bay. Lòng chén trắng tinh, hình quả trứng cắt ngang.

Bộ ấm chén gốm đen khắc cây trúc Bát Tràng được làm bởi đôi bàn tay khéo léo của người làm gốm, họa tiết Trúc cùng màu men đen tạo sự mạnh mẽ, đồng điệu cho sản phẩm. Họa tiết Trúc tôn thêm nét đẹp cho sản phẩm. Hình ảnh Trúc từ một loài cây quen thuộc với cuộc sống đã trở thành một biểu tượng cho khí cốt con người và cũng là đề tài quen thuộc của thơ ca từ xưa đến nay.

Với văn nhân mặc khách, hình ảnh của Trúc không chỉ là nơi để ký thác tâm sự mà còn là biểu tượng của đạo đức, là sự biểu trưng cho tư tưởng nhàn dật, góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩn sĩ – một nét đặc trưng của văn hóa phương Đông. Bởi thế mỗi khi thưởng thức trà, tâm thái bố rất tuyệt, Bố vừa uống trà, vừa ngắm ngía bộ ấm chén đặc biệt này.

Ấm trà chỉ nhỉnh hơn quả cam một chút, phình to xung quanh. Đứng bên cạnh nó là 6 chiếc cốc đặt trên những chiếc đĩa tương ứng cũng với kiểu dáng trang trí như thế. Cốc nhỏ vừa đủ uống một ngụm trà thơm. Uống trà xong, người uống không nỡ đặt cốc xuống vì trong lòng cốc được trang trí khác hẳn với bên ngoài, một màu xanh mát với điểm nhấn là một lá trúc.

Bộ ấm chén uống trà không chỉ là một vật dụng đơn thuần mà còn là cầu nối gắn kết mọi người lại với nhau cùng những tách trà thơm ngon.

Tiếp theo đón đọc 🌹 Thuyết Minh Về Cái Khẩu Trang 🌹 10 Bài Văn Hay Nhất

Từ khóa » Cái Bát