Thuyết Minh Về Cái Kéo (có Dàn ý + 13 Bài Văn Mẫu)
Có thể bạn quan tâm
Để viết được bài thuyết minh về cái kéo, các em nhớ chú ý bố cục thân bài, lúc nào cũng phải đảm bảo các ý chính sau:
1. Nguồn gốc (lịch sử).
2. Cấu tạo (cách làm).
3. Công dụng/chủng loại
4. Cách bảo quản.
Hiểu được các bước này thì các em hoàn toàn có thể hoàn thành một bài văn thuyết minh đồ vật.
Sau đây hãy cùng Đọc tài liệu đi vào tìm hiểu cách làm một bài văn thuyết minh về cái kéo dành cho các học sinh lớp 8, 9 10 trong nội dung văn thuyết minh theo chương trình học.
I Dàn ý thuyết minh về cái kéo
1. Mở bài: Giới thiệu về cây kéo
- Trong đời sống thường ngày của con người, có nhiều đồ vật giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.
- Một trong số những vật dụng đó là cái kéo.
2. Thân bài
a. Nguồn gốc, xuất xứ
- Kéo là dụng cụ cầm tay để cắt đồ vật.
- Cây kéo có lịch sử xuất hiện từ khá lâu đời. Tiền thân của cây kéo hiện đại đã được tìm thấy ở đồng bằng sông Nile, Ai Cập với niên đại hơn 3500 năm.
- Sau đó, nó tiếp tục được các nền văn hóa cải tiến, biến đổi. Nhưng bước nhảy vọt quan trọng nhất của lịch sử cây kéo chính là vào khoảng thế kỉ 18 khi Robert Hinchliffe - một người Anh đã sáng tạo ra cây kéo có hình dạng hoàn chỉnh như ngày nay.
b. Cấu tạo
- Cái kéo bao gồm một cặp kim loại cạnh sắc xoay xung quanh một trục cố định, được phân chia thành lưỡi kéo và cán kéo. Phần cán của kéo thường được bọc nhựa cứng hoặc bọc vải để cầm cho êm tay. Phần cán này đôi khi được thiết kế riêng biệt cho người thuận tay phải hoặc tay trái dễ sử dụng.
- Lưỡi kéo thường được làm bằng thép không gỉ, mài rất sắc phần lưỡi.
- Nguyên lý hoạt động của kéo cơ bản dựa trên nguyên lý đòn bẩy, trục cố định chính là điểm tựa. Dựa vào đó, người ta tạo ra nhiều loại kéo phù hợp với chức năng cụ thể.
c. Công dụng – chủng loại
- Kéo được sử dụng để cắt mỏng vật liệu khác nhau, chẳng hạn như:
+ Kéo dùng trong may mặc: kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang,….
+ Kéo dùng trong học tập: các em bé thì dùng kéo cắt giấy dán, tên lửa….
+ Kéo dùng trong cắt tóc
+ Kéo dùng trong công nghiệp: kéo cùng để cắt tôn, cắt sắt ...
+ Kéo dùng trong nấu ăn: kéo phục vụ cho việc bếp núc: cắt rau, tỉa hoa trang trí …
+ Kéo trong y học: còn có kéo dùng trong y tế, khi phẫu thuật….
- Dựa theo công dụng mà người ta chia kéo thành nhiều loại. Loại kéo phổ biến nhất là kéo văn phòng thông thường, dùng để cắt giấy, thường nhỏ gọn. Kế đến là các loại kéo phục vụ nhu cầu làm đẹp như kéo cắt tóc, tỉa lông mày, cắt móng… Ngoài ra, một loại kéo có chức năng đặc biệt và yêu cầu cao trong chế tạo là kéo dùng trong y tế, nhất là loại kéo kẹp mạch máu dùng trong phẫu thuật.
d. Cách bảo quản
- Bảo quản kéo không khó, cần để kéo nơi khô thoáng, không có độ ẩm cao để tránh sét rỉ.
- Quan trọng nhất là giữ cho mũi kéo và lưỡi kéo không bị va chạm, sứt mẻ. Loại kéo nào chỉ dùng để cắt vật liệu tương ứng, không dùng sai chức năng để lưỡi kéo được bền.
- Nếu trong nhà có trẻ nhỏ, cần cất giữ kéo cẩn thận để không gây tai nạn đáng tiếc.
e. Ý nghĩa cái kéo
- Từ thuở ban đầu chỉ dùng để cắt đồ dùng, kéo được sử dụng nhiều ngành nghề như may mặc, phẫu thuật, làm đẹp…
- Cái kéo là một phát minh quan trọng của con người, vô cùng hữu ích trong đời sống.
3. Kết bài
- Kéo là vật dụng quen thuộc và giúp ích cho con người.
- Hãy sử dụng cái kéo đúng cách để mang lại hiệu quả.
II Top 11 bài văn mẫu thuyết minh về cái kéo
1. Bài văn thuyết minh về cái kéo số 1
Trong đời sống thường ngày của con người, có nhiều đồ vật giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Một trong số những vật dụng đó là cái kéo.
Cái kéo gắn liền với cuộc sống của mỗi nhà, bởi những công việc thường ngày trong gia đình thường sử dụng đến kéo. Không những thế, trong một số lĩnh vực như công nghiệp, y tế… cũng sử dụng đến kéo. Điều đó cho thấy việc phát minh ra cái kéo đã giúp ích cho con người rất nhiều trong cuộc sống.
Kéo có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng của nó như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp…
Kéo là dụng cụ cầm tay để cắt đồ vật. Cây kéo có lịch sử xuất hiện từ khá lâu đời. Tiền thân của cây kéo hiện đại đã được tìm thấy ở đồng bằng sông Nile, Ai Cập với niên đại hơn 3500 năm. Sau đó, nó tiếp tục được các nền văn hóa cải tiến, biến đổi. Nhưng bước nhảy vọt quan trọng nhất của lịch sử cây kéo chính là vào khoảng thế kỉ 18, Robert Hinchliffe, một người Anh đã sáng tạo ra cây kéo có hình dạng hoàn chỉnh như ngày nay.
Cái kéo bao gồm một cặp kim loại cạnh sắc xoay xung quanh một trục cố định, được phân chia thành lưỡi kéo và cán kéo. Phần cán của kéo thường được bọc nhựa cứng hoặc bọc vải để cầm cho êm tay. Phần cán này đôi khi được thiết kế riêng biệt cho người thuận tay phải hoặc tay trái dễ sử dụng. Lưỡi kéo thường được làm bằng thép không gỉ, mài rất sắc phần lưỡi.
Nguyên lý hoạt động của kéo cơ bản dựa trên nguyên lý đòn bẩy, trục cố định chính là điểm tựa. Dựa vào đó, người ta tạo ra nhiều loại kéo phù hợp với chức năng cụ thể.
Kéo được sử dụng để cắt mỏng vật liệu khác nhau, chẳng hạn như giấy, bìa các tông, lá kim loại, nhựa mỏng, vải, sợi dây thừng và dây điện. Kéo cũng được sử dụng để cắt tóc và thực phẩm.
Dựa theo công dụng mà người ta chia kéo thành nhiều loại. Loại kéo phổ biến nhất là kéo văn phòng thông thường, dùng để cắt giấy, thường nhỏ gọn. Kế đến là các loại kéo phục vụ nhu cầu làm đẹp như kéo cắt tóc, tỉa lông mày, cắt móng… Ngoài ra, một loại kéo có chức năng đặc biệt và yêu cầu cao trong chế tạo là kéo dùng trong y tế, nhất là loại kéo kẹp mạch máu dùng trong phẫu thuật.
Bảo quản kéo không khó, cần để kéo nơi khô thoáng, không có độ ẩm cao để tránh sét rỉ. Quan trọng nhất là giữ cho mũi kéo và lưỡi kéo không bị va chạm, sứt mẻ. Loại kéo nào chỉ dùng để cắt vật liệu tương ứng, không dùng sai chức năng để lưỡi kéo được bền.
Nếu trong nhà có trẻ nhỏ, cần cất giữ kéo cẩn thận để không gây tai nạn đáng tiếc.
Không có gì đặc biệt, nhưng những cái kéo có thể tạo nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống con người thì còn gì bằng nữa phải không. Và nếu chúng có thể tạo ra điều tốt đẹp thì các bạn cũng có thể, hãy tạo ra 1 đất nước có vô vàn điều tốt đẹp như chúng tôi.
- Kết thúc bài văn mẫu thuyết minh về cái kéo số 1 -
2. Bài văn thuyết minh về cái kéo số 2
(Cách mở bài gới thiệu về cái kéo bằng ca dao, tục ngữ, ....)
Tay cầm cây kéo cây kim
Vai mang gối lụa đi tìm người thương.
Tay cầm cây kéo, cây kim
Vai mang đồ lụa đi tìm thợ may
Kho tàng ca dao, tục ngữ luôn chứa đựng những gì bình dị và gần gũi với đời sống con người Việt Nam. Ca dao, tục ngữ là những giá trị văn hóa, truyền thống được đúc kết từ bao đời. Những thứ bình dị, quá đỗi tự nhiên cũng được đưa vào trong ca dao tục ngữ. Không biết tự bao giờ cái kéo, cây kim đã đi vào thơ văn của Việt Nam. Cái kéo như một vật dụng hữu ích được sử dụng trong mọi lĩnh vực, mọi công việc đời sống như nấu ăn, thợ cắt tóc, thợ may hay học sinh cũng dùng kéo. Để biết rõ hơn thì ta cùng đi tìm hiểu về cái kéo.
Bàn về nguồn gốc, sự hình thành và ra đời của cái kéo vẫn là một mối tranh cãi lớn. Theo nhưng di vật khảo cổ mà người ta đã tìm thấy khoảng thế kỷ 2 thế kỷ 3 trước công nguyên tìm thấy ở khu vực La Mã – sông Ranh, cho thấy người xưa dùng hai lưỡi dao rời nhau để sử dụng và thực hiện động tác cắt. Nhưng nhiều quan điểm cho rằng chiếc kéo đã ra đời từ rất lâu trước đó rồi. Khép lại vấn đề sự ra đời. Dù kéo có được ra đời cách đây bao lâu thì hiện nay nó vẫn là một thành tựu, một vật dụng không thể thiếu của con người.
Kéo có rất nhiều loại từ kéo sử dụng trong gian bếp, làm thủ công như thêu. may đến cắt tóc… Mỗi công dụng của kéo thì ứng với những cấu tạo riêng biệt, có hình dáng, kích thước khác nhau. Nhưng dù với kích thước như thế nào đi nữa thì kéo cũng có những đặc điểm chính chung cơ bản, nếu thiếu những đặc điểm này thì sẽ không được gọi là một cây kéo. Trước hết có thể thấy, bộ phận quan trọng đầu tiên để nhận dạng kéo với các đồ dùng khác đó là có hai lưỡi đối với nhau. Hai lưỡi này được dùng để thực hiện nhiệm vụ chính của kéo đó là cắt các vật. Với hai lưỡi sắc bén đối mặt nhau cho phép người sử dụng có thể cắt vật trên tiết diện hai mặt của nó. Thường người dùng sử dụng kéo để cắt rời một phần của một khối, một vật. Kéo là trợ thủ rất đắc lực để thực hiện những động tác ấy. Để sử dụng dễ dàng hơn và cố định hai lưỡi kéo cần có khớp nối và tay cầm.
Tay cầm là bộ phận giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh hướng đi của lưỡi kéo, giúp việc sử dụng hiệu quả nhất. Lưỡi kéo thường được làm bằng nhôm hoặc kim loại tổng hợp, có độ sáng bóng và sắc bén nhất định. Chất liệu làm lưỡi kéo thường được sử dụng là các chất liệu có khả năng chống gỉ, khó bị bào mòn và oxi hóa theo thời gian. Hai mặt sắc của lưỡi kéo được thiết kế để khớp vào nhau khi không sử dụng để tránh gây thương tích cho người dùng và trẻ em.
Mặt ngoài của lưỡi kéo được mài mòn để không gây xây xát cho người khác mỗi khi chạm vào. Lưỡi kéo thường có bề mặt tiết diện dẹt, mỏng nhỏ gọn. Tay cầm của kéo thường được làm từ các chất liệu nhẹ, không dẫn điện, không dẫn nhiệt. Thường sẽ được làm bằng nhựa tổng hợp hoặc nhựa dẻo. Tay cầm là nơi tiếp xúc với đa của người sử dụng, nên cần có độ an toàn nhất định. Đó là những bộ phận không thể thiếu của một cây kéo.
Tuy nhiên, với mỗi loại kéo lại có cấu tạo khá khác nhau. Có thể kể đến đầu tiên, chiếc kéo thông thường là chiếc kéo có cấu tạo bao gồm những bộ phận như trên :lưỡi kéo, tay cầm. Chiếc kéo thông thường có lưỡi kéo thẳng, có chốt khớp nối nhỏ ở đầu lưỡi kéo nối với tay cầm, góc mở của chiếc kéo thông thường dao động từ 0 đến 160 độ và hoạt động tốt nhất ở góc mở 45 độ.
Đối với chiếc kéo thông thường thì tùy đối tượng và mục đích sử dụng thì có kích cỡ khác nhau. Nhỏ nhất có thể kể đến là chiếc kéo có chiều dài khoảng 12cm tình từ điểm nhọn nhất của kéo đến tay cầm khi kéo đóng lưỡi. Loại này thường được dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, và được sử dụng trong trường học. Tay cầm của loại kéo thông thường được thiết kế tròn để bao trọn lấy ngón tay của người sử dụng. Ngoài kích cỡ nhỏ như trên còn có cách cây kéo có kích thước lớn hơn. Loại kéo thông thường được sử dụng phổ biến vì nó không mặc định chỉ được dùng trong một trường hợp nhất định mà có thể thay thế nhiều loại kéo khác để thực hiện những công dụng đặc thù của những cây kéo này: cắt chỉ khâu chỉ thêu trong may mặc, hay thay thế chiếc kéo dùng trong gian bếp, cắt tóc….
Kéo cắt chỉ trong may mặc có kích thước nhỏ hơn hẳn so với chiếc kéo thông thường. Độ mở của kéo cũng nhỏ hơn rất nhiều, thường chỉ đến 20 – 30 độ. Kéo cắt chỉ cũng có nhiều loại, một loại có thiết kế khá giống kéo thường và một loại có thiết kế khác hẳn, lưỡi kéo không khớp nối với nhau, dẹt hơn, đầu nhọn hơn, sắc bén hơn, mỏng hơn và ngắn hơn… Một loại kéo nữa cũng khá phổ biến là kéo dùng bếp. Có phần tay cầm to hơn hẳn so với kéo thường nhưng phần lưỡi lại ngắn và nhỏ hơn. Thiết kế đa dạng và đặc biệt nhất có lẽ là kéo dùng trong các tiệm tóc, "salon". Đa phần kéo dùng trong lĩnh vực này đều nhỏ, nhưng với mỗi kỹ thuật cắt tỉa khác nhau thì chúng lại có cấu tạo khác nhau. Từ kéo có lưỡi thẳng, cong, rồi đến răng cưa… Tựu chung lại, đối với mỗi mục đích sử dụng khác nhau thì sẽ có những cấu tạo khác nhau và thường khác nhau ở phần lưỡi kéo.
Ngày nay, kéo được sản xuất rất bài bản, giá thành của chúng cũng không quá đắt so với túi tiền của người tiêu dùng. Hơn nữa, tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và trong cả kinh doanh sản xuất. Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay của chúng ta không thể làm tốt được.
- Kết thúc bài văn mẫu thuyết minh về cái kéo số 2 -
3. Bài văn thuyết minh về cái kéo số 3
(Đây là một bài văn thuyết minh về cái kéo ngắn gọn mà em có thể lưu ý)
Trong các đồ dùng vật dụng sử dụng nhiều cái “kéo” sử dụng nhiều và hữu ích. Mọi việc sẽ dễ dàng thuận lợi hơn nếu bạn sử dụng cái kéo.
Cái kéo nguồn gốc thế nào ? các di vật thuộc thế kỉ hai – ba trước công nguyên tìm thấy ở khu vực La Mã – sông Ranh đã chứng minh rằng cái kéo ra đời từ rất lâu đời. Robert Hinchliffe ở London đã cho ra đời nhưng cài kéo với nhiều cải cách phù hợp với công dụng: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp…
Kéo khớp được sử dụng ngày nay ra đời khoảng năm 300 trước công nguyên.Từ thế kỉ 17 trở đi nhưng loại kéo chuyên dụng hơn, phát triển và cải cách: kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn. So với kéo khớp kéo kẹp có cần kéo hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn vì có thể sử dụng được một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà lưỡi kéo có thể tự mở ra.
Kéo được cấu tạo bởi hai thanh kim loại mài sắc. Phần tay cầm được bọc bằng một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng. Độ bén cao nên có thể cắt những thứ mỏng, nhỏ bé hay cả những thứ lớn hơn nữa. Kéo được áp dụng một nguyên tắc vật lý đó chính là đòn bẩy giúp ta sử dụng được nhẹ nhàng mà không cần tốn lực nhiều.
Có nhiều loại kéo: kéo cắt vải, kéo cắt tóc, kéo cắt giấy, kéo hớt tóc, kéo cắt sắt, kéo dùng trong nhà bếp… và 1 phần quan trọng của ngành y tế chính là kéo phẫu thuật.
Cái kéo là một vật dụng quan trọng, hữu ích trong cuộc sống, chúng sẽ xử lý mọi việc khi mà sử dụng bằng dao hay lực của tay không thể thực hiện tốt. Cái kéo dù chỉ là một vật dụng đơn giản nhưng lại có sức mạnh đáng nể và giúp con người dễ dàng hơn trong mọi việc.
Gợi ý thêm: Cái kéo cũng là một trong những đồ dùng học tập mà em thường xuyên sử dụng, đó là trong đề tài thuyết minh về đồ dùng học tập nữa em nhé!
4. Bài văn thuyết minh về cái kéo số 4
Trên chiếc bàn học hay bàn làm việc, trên chiếc máy may của người thợ hay trên bàn mổ của bệnh viện, bạn luôn bắt gặp hình ảnh của tôi. Tôi là cái kéo, một vật dụng cần thiết và hữu ích trong đời sống của con người.
Tôi không rõ mình sinh ra như thế nào. Có lẽ từ khi loài người biết chế tác kim loại đã đã chế tạo ra tôi để phục vụ cho việc cắt xén trong may mặc và sản xuất. Tôi được cấu rất đơn giản gồm hai thanh kim loại bằng nhau và bắt chéo nhau ở giữa là đinh quýt hoặc ốc tán. Từ phần ốc tán trở lên trên gọi là lưỡi kéo. Lưỡi của tôi được làm bằng sắt, thép, gang hoặc inox. Nói chung là làm từ kim loại cứng.
Lưỡi của tôi luôn được mài sắc ở mặt trong để cắt. Lưỡi của chúng tôi có thể dài hay ngắn, to hay nhỏ là tùy theo mục đích sử dụng của con người. Đầu lưỡi cũng có thể nhọn hay bầu tùy theo công dụng. Như anh kéo của người thợ thêu nhỏ, sắc nhọn để cắt chỉ, bấm vải. Bác kéo cắt tôn ở nhà xưởng lại rất to lớn và cứng cáp. Chúng tôi thì thô kệch, đen đủi, người làm muốn vứt đâu thì vứt nhưng chị kéo trong phòng mổ thì luôn sáng loáng, sạch sẽ và nhọn sắc đến khiếp. Ai gặp bác béo cắt cỏ cắt kim loại cũng giật mình vì trong to lớn như cánh tay người khổng lồ nặng nề và đen sạm.
Muốn dùng cái kéo cắt phải cần đến tay kéo. Tay chúng tôi là thanh kim lại, được uốn tròn lại thành vòng khuyên để tay người luồn vào đó để giữ chặt kéo tạo nên những đường cắt sắc ngọt. Bác kéo cắt cỏ, cắt sắt phần tay nấm là một thanh sắt to tròn còn những chị kéo làm việc nhẹ nhàng thì phần tay được bọc thêm một lớp nhựa đủ màu, làm cho họ nhà kéo chúng tôi xinh hơn.
Chúng tôi giúp con người cắt tách những gì mà con người muốn. Từ cắt những vật nhỏ, mỏng, mềm như vải, giấy, sợi đến những vật cứng như sắt, thép, nhựa,… Chúng tôi giúp học sinh thực hành cắt dán những đồ vật xinh xinh. hay đơn giản hơn là cắt lấy một cái hình nào đó mà các cô các cậu thích giữ lại cho mình. Chúng tôi còn giúp con người cắt cây vườn, dọn cỏ xanh. Không có chúng tôi, đời sống của con người sẽ bất tiện vô cùng.
Dù ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển có những máy hiện đại ra đời như máy cắt sắt, cắt vải… nhưng họ nhà kéo chúng tôi vẫn vận dụng cần thiết cho mọi người. Bạn học sinh nhỏ vẫn cần tôi trong những giờ thủ công. Người phải có tôi mới cắt được một chiếc áo duyên dáng. Những nghệ nhân nếu không có tôi sẽ cắt tỉa tạo nên những dáng cây trồng độc đáo. Chúng tôi đã nâng cao thủ công khéo léo của con người. Ngoài ra chúng tôi còn là bạn đồng hành của các bà nội trợ. Chúng tôi đã cắt tỉa những rau củ nên những hình dáng xinh tươi đẹp mắc những chú thiên nga, những đóa hoa hồng làm tăng thêm hấp dẫn cho bữa ăn gia đình.
Không có gì có thể thay thế được chúng tôi trong việc cắt tách mọi thứ. Những bạn dao có thể làm được điều đó nhưng không thể làm tốt được như chúng tôi. Chúng tôi tuy đơn giản, nhỏ bé nhưng có mặt hầu hết trong công việc và đời sống của con người, gắn kết với con người từ lúc bé thơ cho đến khi tuổi già sức yếu. Tôi mong rằng, trong tương lai, chúng tôi sẽ giúp con người làm được nhiều việc hữu ích hơn nữa để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
- Kết thúc bài văn mẫu thuyết minh về cái kéo số 4 -
5. Bài văn thuyết minh về cái kéo số 5
Hằng ngày trong cuộc sống chúng ta cần sử dụng rất nhiều vật dụng để phục vụ cho cuộc sống của mình. Từ những vật dụng cho nhà bếp, cho học tập cũng như cho những công việc sửa sang nhà cửa. Và trong tất thảy các công việc đó có một vật dụng không thể nào thiếu được. Đó chính là cái kéo.
Nói đến cái kéo thì nó chính là một trong những đồ vật hữu ích nhất. Thế nhưng nếu nói đến nguồn gốc của cái kéo thì ít ai có thể nói ra nguồn gốc của cái kéo, có bao nhiêu loại kéo,… Những câu hỏi về phát minh cái kéo và thời gian xuất hiện của nó vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi lớn.
Sử sách ghi lại rằng từ năm 1500 trước công nguyên, khoảng 3000-4000 năm trước cây kéo đầu tiên đã ra đời tại đồng bằng Lưỡng Hà tại Ai Cập cổ đại. Cái kéo tiếp tục được sử dụng tại Châu u đến thế kỉ 16. Sau đó nó mới được một người La Mã cải tiến để được một sản phẩm dễ sử dụng và thuận tiện như bây giờ.
Đó là khái quát về lịch sử của cái kéo. Để đi đến chi tiết chúng ta sẽ đặt câu hỏi tại sao người ta lại phát minh ra cái kéo. Việc phát minh ra cái kéo dường như bắt nguồn từ khi con người sử dụng đồng thời một cặp dao trong một lúc. Bằng chứng là tại khu vực La Mã-sông Ranh đã xuất hiện những di vật thuộc thế kỉ hai-ba trước công nguyên.
Điều này cho thấy một điều rằng chiếc kéo đã xuất hiện từ rất lâu đời. Vào năm 100 sau công nguyên có một người Romans đã cải tiến khiến mối nối giữa hai lười kéo giảm đi. Thế nhưng nói đến việc cho ra đời những cái kéo với nhiều cải cách mới phải kể đến ông Robert Hinchliffe, sinh sống tại quảng trường Cheney ở LonDon.
Tùy theo tính chất công việc mà kéo được sáng tạo thành nhiều loại kéo phù hợp với công dụng của nó. Các loại kéo cơ bản như kéo kẹp, kéo chốt đuôi, kéo khớp,… Kéo chốt đuôi chính là sự phát triển tiếp của kéo. Trong thực tế để sử dụng chiếc kéo này khá là rắc rối vì ta cần ấn các lưỡi kéo vào nhau khi cắt, sau đấy lại phải tách chúng ra để cho lần cắt tiếp theo.
Còn loại kéo vẫn được sử dụng ngày nay được gọi là kéo khớp. Nó xuất hiện khoảng năm 300 trước công nguyên, vì di vật sót lại còn rất ít nên những nhà nghiên cứu không thể xác định được chính xác năm mà nó xuất hiện. Những loại kéo chuyên dụng hơn, được cải cách và phát triển hơn bắt đầu xuất hiện từ thế kỉ 17.
Điển hình là kéo bản lưỡi rộng dùng cắt vải, kéo dùng để cắt giấy được thiết kế với lưỡi mỏng và dài, kéo đa năng có lưỡi nhọn,… Những loại kéo này so với những loại trước đây thì có tiến bộ hơn rất nhiều. Với ưu điểm là chỉ cần một tay cũng có thể sử dụng được nhờ vào sức đàn hồi của vật liệu thiết kế nên kéo dễ dàng quay lại kiểu ban đầu.
Ban đầu với những vật liệu như đồng thau không được bền và nhanh giảm sự đàn hồi nên người ta đã nghĩ đến việc thay bằng chất liệu khác. Khoảng năm 500 trước công nguyên ở Trung u những chiếc kéo kẹp bằng sắt đã được sản xuất. Một vài mẫu kéo vào thời đó được trang bị thêm lò xo hình chữ U.
Sau đó họ dần dần chuyển sang dạng gần tròn để tăng độ căng của kéo. Tại Trung Quốc vào thời Đường đã có dạng kéo kẹp khá tiên tiến. Loại kéo này có phần cần kéo như hai chữ O bắt chéo lên nhau. Đây là một bước cải tiến quan trọng và giúp cho kéo trở nên dễ dàng sử dụng và phổ biên hơn nữa. Như vậy cho đến tận thế kỷ 17 kéo kẹp đã trở nên phổ biến nhất ở châu u.
Một chiếc kéo có thiết kế khá gọn gàng và thông thường khá nhỏ. Nó bao gồm hai phần là thân kéo và lưỡi kéo. Phần lưỡi kéo được làm nên từ hai miếng kim loại mỏng được mài sắc mỗi miếng một cạnh. Sau đó hai cạnh mài sắc này sẽ khớp vào nhau và xoay quanh trục cố định. Phần thân kéo chính là phần để người sử dụng có thể cầm nắm khi sử dụng kéo.
Nó được làm liền và đồng chất với phần lưỡi kéo, tuy nhiên không sắc mà còn được đúc cho trơn để tránh việc khiến người dùng bị thương. Để khiến cho việc sử dụng kéo dễ dàng hơn người ta còn bọc nơi tay cầm lại bằng một lớp nhựa dẻo. Phần thân cũng chính là nơi đặt trục cố định phần lưỡi kéo. Trục cố định như một cái chốt có hình tròn và là nơi gắn kết hai lưỡi kéo lại với nhau.
Tùy thuộc vào độ lớn của đồ vật cần cắt và lực tay của con người mà sẽ điều khiển cho phần lưỡi kéo mở rộng bao nhiêu. Nguyên lí hoạt động của chiếc kéo thực chất là được dựa trên nguyên lí đòn bẩy.
Tuy nhiên vì chỉ dựa vào lực của ngón tay con người và thiết kế mỏng nhỏ nên kéo không thể cắt được những vật to, cứng như đá, kim loại,… Nó chỉ là công cụ để cắt những vật liệu mỏng, giòn và dai như nhựa mỏng, cao su, dây điện, vải, dây thừng,…
Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi hộ gia đình, trong văn phòng, những nhà máy may mặc, công xưởng,… Không chỉ đơn giản là một công cụ hằng ngày mà nó còn góp phần trong những buổi phẫu thuật của bác sĩ.
Thử hỏi xem vị bác sĩ sẽ làm việc khó khăn như thế nào nếu thiếu đi chiếc kéo chứ. Kéo còn là một người bạn đồng hành với những người thợ may, nó giúp người thợ may tạo ra những đường cắt dứt khoát và chính xác. Có như thế người thợ may mới có thể dễ dàng may nên những sản phẩm đẹp đẽ để phục vụ cho con người.
Có thể nói rằng kéo chính là một trong những phát minh vĩ đại nhất của loài người. Nó dù cho chỉ là một vật dụng hết sức nhỏ bé và không mắc tiền. Thế nhưng lại không thể vắng mặt trong mọi căn bếp, mọi nơi làm việc.
Bởi vì thế mỗi chúng ta khi sử dụng cần có ý thức giữ gìn và bảo quản chúng. Tránh việc dùng kéo cắt những vật dụng quá cứng sẽ dễ khiến chúng bị mẻ và mòn đi.
- Kết thúc bài văn mẫu thuyết minh về cái kéo số 5 -
6. Bài văn thuyết minh về cái kéo số 6
Kéo là một trong những vật dụng không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Kéo với nhiều công dụng hữu ích đã, đang và sẽ giữ vững vị trí của nó mà khó có vật dụng nào thay thế được.
Chiếc kéo được phát minh vào khoảng năm 1500 TCN ở Ai Cập cổ đại. Theo một số nhà nghiên cứu khoa học, chiếc kéo được biết đến sớm nhất là ở vùng đồng bằng Lưỡng Hà, tức là khoảng 3 đến 4000 năm trước. Trước khi có được thiết kế hoàn chỉnh và phổ biến như hiện nay, chiếc kéo từng mang hình dạng chữ “U”, được làm bằng đồng, gọi là kéo lò xo. Loại kéo này dạng hai lưỡi đồng áp sát nhau bởi một miếng đồng cong, mỏng. Khi dùng lực, hai lưỡi đồng ép sát lại với nhau khi bóp tay lại và kéo chúng ra xa nhau khi người dùng bỏ tay ra. Loại kéo này sau đó phổ biến sang các nước châu u và các nước châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên… và được coi là phát minh cơ bản dẫn đến sự ra đời của các loại kéo ngày nay.
Nhận thức được công năng to lớn mà kéo mang lại, từ những năm 1600 chiếc kéo đã được nhiều công ty sản xuất hàng loạt ở các nước phương Tây và Trung Quốc. Chiếc kéo lò xo cùng được cải tiến thành kéo xoay. Bước vào thế kỷ XIX, kéo được sản xuất gia công bằng tay với tay cầm được trang trí công phu.
Theo thời gian, kéo ngày càng được chế tác công phu, mẫu mã đa dạng tùy công dụng và sự phân hóa chất lượng ngày càng cao. Thị trường hiện nay có 3 dạng kéo chính là kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp. Trong đó, kéo khớp là sử dụng phổ biến nhất, được thiết kế dạng hai thanh kim loại (lưỡi kéo) cắt giao nhau bằng một mối nối ốc vít.
Công dụng của kéo rất đa dạng, tùy vào đối tượng và mục đích sử dụng mà người ta làm ra những chiếc kéo khác nhau. Kéo cắt các vật văn phòng phẩm như giấy, băng dính, phong bì… thường nhỏ, mảnh. Kéo cắt các vật cứng như thép, sắt… cứng, nặng. Có loại kéo chuyên dùng cho học sinh, có loại chuyên cho các bà nội trợ, có kéo chuyên dùng cắt tóc, có loại chuyên cho kỹ thuật, xây dựng… Thậm chí, có cả kéo dành riêng cho người thuận tay trái hoặc thao tác kéo bằng chân.
Ngoài ra, kéo cũng được sản xuất với nhiều mẫu mã được trang trí đẹp mắt và có chất lượng khác nhau. Chuôi kéo thường làm từ gỗ, nhựa hoặc kim loại cứng có thể khắc hoa văn hoặc để trơn. Lưỡi kéo thường có dạng nhọn dần về phía mũi kéo và cũng được biến tấu để công dụng đạt hiệu quả cao hơn. Kéo chất lượng cao tức là thành phần của lưỡi kéo, chuôi kéo là những vật liệu giá trị cao, đương nhiên nó sẽ có giá thành cao hơn.
Ở Việt Nam, kéo gắn liền với hoạt động sống của con người dù là nhỏ nhất. Hình ảnh mẹ ngồi vá áo, cắt chỉ; hình ảnh cô giáo tạo ra các bông hoa, chiếc lá xanh đỏ từ miếng giấy màu và cây kéo; những em bé dùng kéo cắt mấy ngọn lá chơi đồ hàng… đã trở lên quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam.
Không chỉ vậy, trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, chiếc kéo cũng mang nhiều ý nghĩa. Trong thần thoại Hy Lạp cổ Atropos, một trong ba vị thần Hộ mệnh từng dùng kéo để cắt sợi chỉ sinh mệnh của người thường. Nhiều nơi cũng tin rằng, không được để kéo mở hai lưỡi vì đó là dấu hiệu của điềm không lành.
Tóm lại, cây kéo ra đời góp công lớn vào việc giải phóng sức lao động cho đôi tay của con người. Mỗi lần dùng kéo, tuy tầm thường và nhỏ bé, nhưng bạn hãy nhớ rằng kéo là một trong những phát minh lâu đời và vĩ đại nhất của nhân loại.
7. Bài văn thuyết minh về cái kéo số 7
Từ lâu chiếc kéo chính là một trong những vật dụng quan trọng của con người. Không chỉ quan trọng với học sinh bởi nó cũng chính là một công cụ đắc lực trong các giờ thủ công mà còn là vật dụng trong gia đình và nhiều ngành nghề khác nhau trong các ngành nghề của cuộc sống.
Cái kéo quan trọng như vậy thì bạn đã biết gì về chiếc kéo chưa? Vấn đề chiếc kéo cũng lại được phát minh ở đâu và bao giờ thì đây cũng chính là chuyện ngày nay vẫn còn gây tranh cãi rất nhiều. Ta có thể thấy được thông tin đó chính là những xuất phát điểm cho sự phát triển của cái kéo nó dường như bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao một lúc mà thôi. Người dùng cũng sẽ nhận thấy được nó là hai lưỡi dao rời nhau. Người sử dụng phải một tay giữ lưỡi dao nằm dưới, còn tay kia thực hiện động tác cắt các vật khác. Người ta cũng đã tìm được những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) thì cũng đã tìm thấy ở khu vực La Mã- sông Ranh đã chứng minh chiếc kéo cũng đã xuất hiện từ rất lâu rồi.
Những chiếc kéo có nhiều loại tùy theo tính chất công việc của mỗi ngành nghề thì từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với họ. Những loại kéo đó có thể kể ra đó chính là loại kéo chốt đuôi chính là một bước tiến mới của quá trình phát triển của chiếc kéo. Kéo chốt đuôi chính là loại kéo mà ở phần đuôi của nó cũng được gắn với nhau tạo thành một khớp nối. Tuy nhiên kiểu kéo này mang lại những phiền toái cho người dùng bởi khi dùng thì người ta phải ấn hai lưỡi kéo vào nhau và khi cắt xong lại phải khó nhọc tách chiếc kéo ra khỏi nhau. Tiếp theo là kéo kẹp, đó cũng chính là loại kéo cũng được sử dụng được bằng một tay, đó cũng chính là do sức đàn hồi lại của vật liệu mà cánh kéo, và đồng thời nó cũng có thể tự mở ra. Điểm rắc rối của kéo kẹp đó chính là khi dùng cũng lại phải đợi sự đàn hồi của đồng thau ngày càng kém đi nên người ta đã hạn chế sử dụng loại kéo này.
Tiếp theo đó cũng chính là loại kéo mang tên kéo khớp được sử dụng ngày nay. Nó cũng đã lại xuất hiện khoảng năm 300 trước CN rồi. Quan sát chiếc kéo này thì chỉ còn rất ít di vật còn lại nên không thể xác định chính xác năm xuất hiện. Người ta nhận thấy được cũng chính vào thế kỷ 17 và từ đó trở đi những loại kéo chuyên dụng được phát triển rất nhanh và được mọi người ưa chuộng hơn. Chiếc kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, đặc biệt những chiếc kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn dần. Cấu tạo đơn giản kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo. Thế rồi chính phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm. Lưỡi kéo mà chúng ta nhìn thấy ngày nay nó dường nhưng có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang. Đáng chú ý đó chính là phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng thật chắc chắn.
Kéo có công dụng chính là cắt các đồ vật. Tuy nhiên cũng sẽ được thiết kế chuyên biệt hơn để có thể phù hợp với ngành nghề khác nhau. Có thể là chiếc kéo cắt vải thì phải thật sắc, lưỡi kéo dài để có thể cắt được vải. Hay là chiếc kéo trong ngành nghề cắt tóc thì lưỡi kéo vừa sắc, bản kéo nhỏ và vừa tầm. Kéo cắt giấy của học sinh là phải sắc vừa đủ, nhẹ tiện dụng. Kéo cũng được dùng trong y tế khi mà các bác sĩ phẫu thuật,… còn rất nhiều các loại kéo được thiết kế hợp với đặc thù nghề nghiệp của mỗi người.
Quan sát chiếc kéo nó có hình dạng tuy nhỏ nhưng kéo là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống. Khi dùng chiếc kéo cũng cần để ở nơi thoáng mát và tránh những tác động như lực, hóa chất để làm hỏng kéo.
8. Bài văn thuyết minh về cái kéo số 8
Cái kéo gắn liền với cuộc sống của mỗi nhà, bởi những công việc thường ngày trong gia đình thường sử dụng đến kéo. Không những thế, trong một số lĩnh vực như công nghiệp, y tế… cũng sử dụng đến kéo. Điều đó cho thấy việc phát minh ra cái kéo đã giúp ích cho con người rất nhiều trong cuộc sống.
Kéo có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng của nó như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp…
Kéo chốt đuôi: Bước phát triển tiếp của kéo là chiếc kéo có chốt ở đuôi. Đó là hai lưỡi kéo mà phần đuôi của chúng được gắn một cái chốt tạo thành khớp nối. Sử dụng chiếc kéo kiểu này trong thực tế khá rắc rối, vì để cắt được cần phải ấn các lưỡi kéo vào nhau, và sau đó phải dùng tay tách chúng ra khỏi nhau.
Kéo kẹp: So với kéo khớp, kéo kẹp với cần kéo hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn, vì nó có thể sử dụng được bằng một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà cánh kéo có thể tự mở ra. Kép kẹp chỉ xuất hiện khi người ta sản xuất được đồng thau hay hợp kim của sắt có thể rèn được vào khoảng năm 1000 trước CN. Đó là điều kiện để cánh kéo có thể đàn hồi được. Vì độ đàn hồi của đồng thau mau chóng giảm đi, nên kéo kẹp bằng đồng thau ngày một hiếm dần. Người ta đã tìm được kéo kẹp bằng sắt ở Trung u được sản xuất vào khoảng năm 500 trước CN. Có những mẫu kéo thời đó có lò xo hình chữ U, để tăng độ căng, người ta dần chuyển cần kéo sang dạng gần tròn. Thời Đường ở Trung Quốc đã có dạng kéo kẹp mà cần kéo có dạng cần bắt chéo lên nhau như hai chữ oo liền nhau. Đến tận thế kỷ 17, kéo kẹp là dạng kép phổ biến nhất ở châu u.
Kéo khớp: Dạng kéo khớp được sử dụng ngày nay xuất hiện khoảng năm 300 trước CN. Vì chỉ còn rất ít di vật còn lại nên không thể xác định chính xác năm xuất hiện. Vào thế kỷ 17 và từ đó trở đi những loại kéo chuyên dụng được phát triển: kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn dần.
Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm. Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng.
Có thể nói, kéo là một dụng cụ chủ yếu dùng để cắt, tuy nhiên, tùy theo mục đích sử dụng mà kéo cũng có nhiều loại khác nhau như: kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang; các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa…; thợ hớt tóc không thể tạo ra các mô-đen nếu không có kéo; kéo cắt tôn cắt sắt; kéo phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò…; còn có kéo dùng trong y tế khi phẫu thuật…
Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả.
- Kết thúc bài văn mẫu thuyết minh về cái kéo số 8 -
9. Bài văn thuyết minh về cái kéo số 9
Nhắc đến cái kéo thì không ai là không biết vì chúng đã trở nên quá quen thuộc rồi. Học sinh dùng kéo vào việc học, người lớn dùng kéo trong nấu nướng hay trong công việc của mình. Dường như trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều có sự góp mặt của cái kéo.
Chẳng biết từ bao giờ mà chiếc kéo đã xuất hiện và trở thành đồ dùng không thể thiếu như vậy. Những di tích khảo cổ thì cho thấy rằng kéo đã xuất hiện từ thế kỉ 2 – 3 sau công nguyên. Khu vực tìm thấy chúng là ở La Mã – sông Ranh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng kéo có thể còn xuất hiện từ trước đó. Chính vì nguồn gốc chưa rõ ràng nên chiếc kéo vẫn là một điều thú vị khiến người ta phải tò mò.
Chúng ta vẫn quen thuộc nhất với những chiếc kéo cắt nhưng thực tế kéo có nhiều loại hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Đó là kéo khớp, kéo bấm, kéo kẹp, kéo chốt đuôi,… Riêng kéo cắt cũng có vô vàn loại như kéo cắt chỉ, kéo cắt thủ công, kéo cắt may,… Có sự phân loại như vậy chính là vì mục đích sử dụng kéo của mỗi người là khác nhau. Chẳng hạn như học sinh học thủ công thì chỉ cần một chiếc kéo nhỏ có độ sắc vừa phải đủ để cắt giấy. Nhưng những người thợ may thì sẽ cần một chiếc kéo lớn hơn và sắc hơn để có thể cắt được vải.
Về cấu tạo cây kéo có 2 bộ phận chính đó chính là phần lưỡi kéo và phần tay cầm. Lưỡi kéo được làm bằng kim loại, chủ yếu là sắt. Một số khác thì làm bằng sắt pha gang. Lưỡi kéo phải được mài sắc để việc cắt được diễn ra thuận lợi. Kéo mà không sắc thì coi như chiếc kéo đó vô giá trị. Hai phần lưới của kéo được gắn với nhau bằng một cái đinh. Chúng vừa đủ chắc chắn để giữ hai phần lại với nhau. Vừa đủ thoải mái để chúng ta có thể đưa ra đưa vào. Phần tay cầm của kéo thường được bọc bằng nhựa cứng hoặc dựa dẻo. Có nơi thì để nguyên sắt nhưng có nơi cũng bọc cao su bên ngoài. Với những chiếc kéo cắt may thì bạn có thể thấy họ thường bọc rất nhiều vải xung quanh tay cầm. Việc này là để cho quá trình dùng kéo không bị đau tay.
Công dụng chính của kéo là để chia nhỏ vật liệu ra thành những phần khác nhau chẳng hạn như dây điện, dây thừng, vải, nhựa mỏng, lá kim loại, bìa các tông, giấy,… Bên cạnh đó, kéo còn được dùng để cắt tóc, cắt thực phẩm. Một vai trò quan trọng khác của chiếc kéo là dùng trong y tế. Nhờ có kéo, những ca phẫu thuật mới có thể diễn ra một cách thuận lợi.
Có thể thấy, kéo là một phát minh quan trọng bậc nhất của con người.
Chỉ là một món đồ nhỏ bé nhưng kéo lại có nhiều công dụng như vậy đấy. Thật không dám tưởng tượng nếu một ngày nào đó chiếc kéo biến mất trên hành tinh này. Vì vậy, chúng ta hãy trân trọng và nâng niu món đồ nhỏ bé nhưng quý giá này bạn nhé.
10. Bài văn thuyết minh về cái kéo số 10
Hằng ngày chúng ta sử dụng nhiều vật dụng khác nhau trong đó cái "kéo" là một trong những đồ vật hữu ích nhất. Nhưng ngoài việc sử dụng ra ta ít ai có thể biết được nguồn gốc của cái kéo? Kéo có bao nhiêu loại? … Cái kéo được phát minh và xuất hiện vào thời gian nào luôn là một vấn đề gây tranh cãi.
Dường như sự phát triển của cái kéo bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao trong một lúc. Những di vật thuộc thế kỉ hai – ba trước công nguyên tìm thấy ở khu vực La Mã – sông Ranh đã chứng minh rằng cái kéo đã xuất hiện từ rất lâu đời. Và từ đấy một người Romans làm giảm mối nối giữa hai lưỡi kéo vào vào năm 100 sau công nguyên. Rồi một lần nữa ông Robert Hinchliffe sống ở quảng trường Cheney ở London đã cho ra đời nhưng cài kéo với nhiều cải cách mới. Kéo có nhiều loại tùy theo tính chất công việc mà người ta sáng tạo ra nhiều loại kéo phù hợp với công dụng của nó như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp… Sự phát triển tiếp của kéo là kéo chốt đuôi. Đó là hai lưỡi kéo mà phần đuôi của chúng được gắn một cái chốt tạo thành khớp nối. Sử dụng chiếc kéo này trong thực tế khá rắc rối vì để cắt cần phải ấn các lưỡi kéo vào nhau, và sau đó lại phải dùng tay để tách chúng ra.
Riêng dạng kéo khớp được sử dụng ngày nay xuất hiện khoảng năm 300 trước công nguyên. Chỉ còn rất ít di vật còn sót lại nên không thể xác định chính xác năm xuất hiện. Từ thế kỉ 17 trở đi, những loại kéo chuyên dụng hơn, phát triển và cải cách nhiều hơn: kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn khi cần.
So với kéo khớp kéo kẹp có cần kéo hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn vì có thể sử dụng được một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà lưỡi kéo có thể tự mở ra. Do đồng thau mau chóng giảm sự đàn hồi nên kéo kẹp bằng sắt được bắt đầu sản xuất ở Trung u vào khoảng năm 500 trước công nguyên.
Kéo được cấu tạo bởi hai thanh kim loại mài sắc. Phần tay cầm được bọc bằng một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng. Nhìn có vẻ đơn giản nhưng có độ bén khá cao nên có thể dễ dàng cắt những thứ mỏng, nhỏ bé hay cả những thứ lớn hơn nữa miễn sao không quá dày là được. Kéo được áp dụng một nguyên tắc vật lý khá đơn giản đó chính là đòn bẩy giúp ta sử dụng được nhẹ nhàng mà không cần tốn lực nhiều. Có nhiều loại kéo đa dạng: kéo cắt vải, kéo cắt tóc, kéo cắt giấy, kéo hớt tóc, kéo cắt sắt, kéo dùng trong nhà bếp… và 1 phần quan trọng của ngành y tế chính là kéo phẫu thuật đấy! Nếu trong những ca mổ không có kéo phẫu thuật thì sẽ gặp nhiều bất lợi và hậu quả khôn lường.
Không có gì đặc biệt hay phức tạp nhưng kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, vì vậy chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó khi sử dụng bằng dao hay lực của tay mà ta không thể làm tốt được. Cái kéo là một vật vô tri vô giác nhưng cũng có thể tạo ra nhiều điều tốt đẹp thì con người cũng có thể! Hãy tạo ra một đất nước với vô vàn điều tốt đẹp như những cái kéo nhỏ bé.
- Kết thúc bài văn mẫu thuyết minh về cái kéo số 10 -
11. Bài văn thuyết minh về cái kéo số 11
Viên kim cương trải qua hàng nghìn năm ẩn sâu dưới đất với biết bao sự mài giũa và kết tinh của tự nhiên mới có khả năng tỏa sáng. Những điều tốt đẹp trong cuộc sống thường đến sau quá trình đẽo gọt. Có lẽ chiếc kéo ra đời cũng bởi công dụng cắt, tỉa đồ vật để tạo nên những điều đẹp đẽ. Kể từ khi ra đời, chiếc kéo đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó để luôn tạo nên cái đẹp, cái hữu ích thậm chí là cái mới, lạ. Phải chăng điều đó khiến ta thắc mắc: đã có điều kì diệu gì ẩn sau những chiếc kéo?
Có thể nói không có bất cứ điều nhiệm màu nào đằng sau những chiếc kéo ngoại trừ trí thông minh của con người mà trước tiên là của người Ai Cập cổ đại từ thế kỉ 16 TCN. Người Ai Cập cổ đã sáng tạo ra một đồ vật được chế tạo từ một tấm kim loại liền được mài sắc lưỡi. Đó chính là chiếc kéo đầu tiên của loài người đơn sơ và thô ráp để rồi thời đại nối tiếp thời đại, chiếc kéo ngày càng được cải tiến và trở nên đa dạng trong kiểu cách và trong công dụng.
Sự sáng tạo của đại danh họa Leonardo Da Vinci khi tạo ra chiếc kéo với hai thanh kim loại chéo nhau có thể nối là mở đầu cho những sáng tạo tân tiến sau này. Cấu tạo của chiếc kéo cũng được thiết lập từ đó. Chiếc kéo bao gồm một cặp kim loại cạnh sắc xoay quanh một trục cố định với phần lưỡi kéo được làm bằng thép và phần tay cầm được làm bằng nhựa tổng hợp. Thông qua hoạt động bằng nguyên lí đòn bẩy, chiếc kéo với công dụng cắt, tỉa đồ vật đã trở thành vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình.
Bởi sự quen thuộc của nó trong cuộc sống hàng ngày mà ít ai ngờ được quá trình phát triển của chiếc kéo qua từng giai đoạn. Hình thái đầu tiên của chiếc kéo là kéo chốt đuôi, một số di vật của kéo loại này được tìm thấy tại vùng đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên còn bất lợi trong việc sử dụng, bởi vậy, lần lượt chiếc kéo kẹp và hiện giờ là chiếc kéo khớp ra đời ngày càng tân tiến, tiện lợi hơn trong sử dụng.
Cùng với sự phát triển chung về hình thái, những chiếc kéo còn càng trở nên phong phú hơn với công dụng của nó. Tùy từng công công dụng chúng ta có những tên gọi riêng của chiếc kéo. Quen thuộc với những người thợ may là chiếc kéo cắt may với lưỡi kéo dài, sắc, tay cầm rộng đòi hỏi sự khéo léo của người thợ để tạo nên những bộ quần áo tinh xảo. Gắn liền với những người bác sĩ là chiếc kéo phẫu thuật nhỏ gọn, tinh tế và tỉ mỉ với công dụng đặc biệt quan trọng và ý nghĩa. Luôn đồng hành cùng với các bạn học sinh là chiếc kéo thủ công nhỏ nhắn, nhiều màu sắc, đầu kéo được mài bằng và thanh kéo được làm bằng nhựa để đảm bảo an toàn cho các bạn học sinh. Bên cạnh đó còn có kéo cắt tóc, kéo tỉa cây, kéo cắt kim loại, kéo cắt kính…
Chiếc kéo vẫn luôn đồng hành cùng mọi gia đình, cùng mọi công việc với nhiều tác dụng đa dạng và phong phú góp phần tạo nên những điều tốt đẹp. Trong cuộc sống hiện đại, bên cạnh những công nghệ tiên tiến, chiếc kéo vẫn giữ một vị trí thiết yếu với mọi nhà, mọi người.
III 2 bài thuyết minh về cái kéo bằng phương pháp tự thuật
12. Bài văn thuyết minh về cái kéo số 12
Chúng tôi là “kéo”, là thứ đồ dùng mà ai ai cũng từng dùng qua, nhà nhà đều có, và chúng tôi rất vinh dự được là một phần quan trọng trong cuộc sống này.
Chúng tôi quá lớn để bất tiện khi cất ư ? Hoặc quá nhỏ để khó tìm thấy hay có một thân hình khá đẹp mắt hay quá xấu xí ? Không, tất cả các bạn nhầm rồi, chúng tôi vô cùng bình thường đấy. Chỉ với hai phần là lưỡi và cán, được mắc vào nhau bởi một mối nối. Lưỡi của chúng tôi thì khá gầy so với anh cán tròn trịa, khoét lỗ bên trong, vừa sắc vừa bén và khá cao nên có thể dễ dàng cắt những thứ mỏng, nhỏ bé, hay có lớn hơn đi chăng nữa thì họ hàng chúng tôi đều có thể thực hiện được. Thấy thì có vẻ đơn giản đấy! Phải không các bạn? Nhưng chúng tôi lại mang trong mình một nguyên tắc vật lý khá quan trọng. Các bạn biết đấy, đó chính là đòn bẩy. Chúng tôi được tạo ra chính là nhờ nguyên tố này, khi cắt các bạn thấy vô cùng nhẹ nhàng, không phải dùng lực nhiều, đó chính là tính chất của đòn bẩy, nhưng ngược lại đoạn đường lưỡi kéo chúng tôi phải tăng lên. Nhưng dù thế, chúng tôi đã giúp các bạn bớt đi một phần sức lực của mình rồi đó! Thật là tuyệt đúng không?
Vậy các biết nguồn gốc của chúng tôi không? Chúng tôi có rất lâu rồi đấy, từ những năm 1800 trước công nguyên, tiền thân của chúng tôi rất đơn giản chỉ có 1 mối nối ở phía cuối giữa hai lưỡi kéo dẹt, do một người Ai Cập tạo ra. Và từ dạo ấy, chúng tôi dần dần được cải tiến thêm 1 bước là làm mối nối giữa hai lưỡi kéo vào năm 100 sau công nguyên. Cuối cùng, dòng họ tồn tại cuối cùng với dáng vẻ như bây giờ chính là nhờ ông Robert Hinchliffe sống ở quảng trường Cheney ở LonDon.
Gia đình của chúng tôi rất đông đúc và đa dạng như có: anh kéo cắt vải, chị kéo bấm dùng để cắt chỉ , hay cô kéo cắt tóc, bác kéo cắt sắt ... Mỗi một thành viên đều có một công dụng khác nhau và được đảm bảo hoàn thiện nhất để hỗ trợ con người làm việc.
Trong họ hàng nhà kéo chúng tôi, có một cậu kéo phải nói là 1 phần quan trọng của ngành y tế, các bạn có biết ai không nào? Chính là anh kéo phẫu thuật đấy! Nếu trong các ca mổ, phẫu thuật mà thiếu anh ấy thì trong gang tấc có thể gây thiệt hại lớn, có thể không ngờ trước được. Thế, chúng tôi mà thiếu thì sẽ ra sao? Thật khó có thể hình dung được.
Một điểm nho nhỏ mà tôi muốn đề cập tới các bạn, hãy giữ gìn chúng tôi bằng cách để ở những nơi khô thoáng, không ẩm thấp là được. Điều đặc biệt phải chú ý là khi gia đình bạn có trẻ nhỏ, chúng tôi cần được cất thật kỹ, ở trên cao và khuất tầm mắt của trẻ để tránh trường hợp đau lòng bạn nhé.
Tuy không có gì đặc biệt, nhưng chúng tôi có thể tạo nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống con người. Và vì điều đó, chúng tôi rất tự hào về bản thân mình. Và nếu chúng tôi có thể tạo ra điều tốt đẹp thì các bạn cũng có thể, hãy tạo ra một đất nước có vô vàn điều tốt đẹp như chúng tôi.
- Kết thúc bài văn mẫu thuyết minh về cái kéo bằng phương pháp tự thuật số 1 -
13. Bài văn thuyết minh về cái kéo số 13
Trong cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà, những công việc thường ngày trong gia đình đều cần đến chúng tôi, không những vậy, trong một số lĩnh vực như công nghiệp, thủ công nghiệp, y tế… chúng tôi là một vật dụng rất quen thuộc. Các bạn đã đoán ra được chúng tôi là ai chưa? Chúng tôi là họ nhà kéo đấy.
Chúng tôi không rõ chính xác tổ tiên được sinh ra ở đâu và tự bao giờ thì vẫn còn là sự tranh cãi giữa mọi người trong dòng tộc. Xuất phát điểm cho sự phát triển của họ hàng nhà tôi dường như bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao một lúc. Khi đó con người sử dụng hai lưỡi dao rời nhau, trong khi một tay giữ lưỡi dao nằm dưới, tay kia thực hiện động tác cắt. Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã- sông Ranh đã chứng minh cho điều đó . Nhưng có thể chúng tôi đã xuất hiện trước đó rất lâu.
Nhưng để có được hình dáng như ngày hôm nay thì có lẽ chúng tôi phải nhớ ơn tới khi Robert Hinchliffe - một người Anh, vào khoảng thế kỉ 18 đã sáng tạo ra chúng tôi. Và cũng kể từ đó, họ hàng nhà kéo chúng tôi được phổ biến rộng rãi hơn.
Họ hàng nhà kéo chúng tôi không hề ít người tí nào đâu nhé! Chúng tôi có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại mà con người sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo bấm, kéo khớp…
Nhà chúng tôi được tạo thành bởi hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm. Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng. Chúng tôi được sử dụng để cắt mỏng vật liệu khác nhau, chẳng hạn như giấy, bìa các tông, lá kim loại, nhựa mỏng, vải, sợi dây thừng và dây điện. Ngoài ra, kéo cũng được sử dụng để cắt tóc và thực phẩm, hay dùng trong y tế khi phẫu thuật…
Tóm lại, họ hàng nhà kéo chúng tôi là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo lại được sử dụng rộng rãi hàng ngày. Vì vậy, chúng tôi có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có chúng tôi, mọi người sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay mà con người không thể làm tốt được. Họ nhà kéo của tôi rất tuyệt vời phải không nào?
- Kết thúc bài văn mẫu thuyết minh cái kéo bằng phương pháp tự thuật số 2 -
-/-
Vậy là Đọc tài liệu xin kết thúc bài hướng dẫn làm bài văn thuyết minh về cây kéo tại đây, chúc các em học tốt!
Từ khóa » Thuyết Minh Về Cây Kéo Có Sử Dụng Nghệ Thuật
-
Thuyết Minh Về Cái Kéo (13 Mẫu) - Văn Mẫu Lớp 9
-
Chị Hãy Thuyết Minh Về Cái Kéo (phải Có Sử Dụng Các Biện Pháp Nghệ ...
-
Bài Văn Mẫu Lớp 9: Thuyết Minh Về Cái Kéo
-
Thuyết Minh Về Cái Kéo (phải Có Sử Dụng Các Biện Pháp Nghệ Thuật)
-
Thuyết Minh Về Cây Kéo Lớp 9 - 3 Bài Văn Về Cái Kéo Ngắn Gọn
-
Thuyết Minh Về Cái Kéo (phải Có Sử Dụng Các Biện Pháp Nghệ Thuật)
-
Thuyết Minh Về Cái Kéo Có Sử Dung Biện Pháp Nghệ Thuật ( Cần Dàn ý ...
-
Top 6 Bài Thuyết Minh Về Cái Kéo Siêu Hay
-
Thuyết Minh Về Cái Kéo Lớp 9 ❤️️15 Bài Mẫu Về Cây Kéo Hay
-
Dàn ý Và Bài Văn Thuyết Minh Về Cái Kéo Lớp 9 Hay Nhất Sử Dụng ...
-
Dàn ý Bài Thuyết Minh Về Cái Kéo Lớp 9 Rất Hay - Daful Bright Teachers
-
Hãy Thuyết Minh Về Cây KÉO ( Có Sử Dụng Một Số Biện Pháp Nghệ ...
-
Top 8 Dàn ý Bài Văn Thuyết Minh Về Cái Kéo (lớp 9) Hay Nhất
-
Thuyết Minh Về Cây Kéo Sử Dụng Biện Pháp Nghệ Thuật đối Thoại ...