Thuyết Minh Về Cảnh đẹp Ngũ Hành Sơn

1. Lập dàn ý thuyết minh về cảnh đẹp Ngũ Hành Sơn

a. Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh (Ngũ Hành Sơn).

b. Thân bài: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh (Ngũ Hành Sơn)

- Khái quát về danh lam thắng cảnh (Ngũ Hành Sơn)

+ Ngũ Hành Sơn nằm tại Quảng Nam - Đà Nẵng.

+ Là nơi du lịch nổi tiếng của nước ta và các du khách quốc tế.

+ Là nơi có vẻ đẹp hùng vĩ, một kiệt tác của thiên nhiên.

- Chi tiết về danh lam thắng cảnh

+ Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn núi: Kim, Mộc, Hỏa, Thủy, Thổ. Thủy Sơn là ngọn núi cao nhất, đẹp nhất.

+ Khói trầm ở đây ngào ngạt và huyền ảo suốt đêm ngày.

+ Thăm Ngũ Hành Sơn nên leo tới Vọng Giang, để được mở rộng tầm mắt toàn cảnh xứ Quảng, xanh xanh kia là vịnh Hàn, tàu thuyền san sát, xa tít xa mờ là Đại Lộc, Duy Xuyên.

+ Ngũ Hành Sơn có nhiều loại đá đủ màu sắc. Qua bàn tay của những nghệ nhân chạm khắc tài hoa, những tượng Phật, sư tử, voi, cá, chim, những đồ thờ bằng đá đủ sắc màu, to nhỏ... làm vui thích du khách, món quà lưu niệm mĩ nghệ ấy không thể bỏ qua.

+ Theo truyền thuyết cho rằng, nước Việt bị giặc ngoại xâm xâm lược, Ngọc Hoàng cho Rồng mẹ mang theo rồng con giúp nước Việt.

+ Có truyền thuyết nói rằng khi nước ta bị xâm lược thì có một con rồng cuộn mình tạo nên bức tường thành vững chắc ngăn giặc ngoại xâm.

- Ý nghĩa của danh lam thắng cảnh

+ Là di sản văn hóa của thế giới, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

+ Là nơi du khách đến thăm quan du lịch.

c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh.

2. Thuyết minh về cảnh đẹp Ngũ Hành Sơn

Ngũ hành sơn là một cụm núi đá vôi thấp nằm ở giữa sông hàn và biển đông.Cách trung tâm Đà Nẵng 8km về phía Đông Nam.Ngũ hành sơn gồm 6 ngọn núi nằm kề nhau: Kim Sơn, Mộc Sơn,Thủy Sơn,Dương Hỏa Sơn,Âm Hỏa Sơn và Thổ Sơn.Theo tài liệu địa chất thì ban đầu những hòn núi này là những hòn đảo trên biển đông,gió và nước đã xâm thực thành những hang động,do quá trình biển lùi những đảo này được nối liền với lục địa và trở thành 6 ngọn núi như ngày nay.Còn theo truyền thuyết kể lại rằng: Ngày xưa nơi đây là một vùng biển hoang vu chỉ có một ông già sống đơn độc trong một túp lều tranh.Một hôm trời đang sang bổng nhiên tối sầm,giông bão nổi lên,một con giao long rất lớn xuất hiện vùng vẫy trên bãi cát và một quả trứng khổng lồ từ từ lăn ra ở dưới bụng.Sau đó giao long quay ra biến đi mất.lát sau một con rùa vàng xuất hiện và tự xưng là thần Kim Quy đào cát vùi quả trứng xuống, giao cho ông lão một cái móng của mình và dạy ông cách bảo vệ quả trứng.Nhờ có móng rùa thần, ông lão đã ngăn chặn được diều hâu và các loài thú dữ.Một thời gian sau trứng nở ra một thiếu nữ xinh đẹp và vỏ trứng tách thành năm mảnh vở là năm ngọn núi trong ngũ hành sơn này.Còn thiếu nữ thì được vua Chăm cưới làm vợ còn ông lão thì được thần Kim Quy chở lên trời. Núi Ngũ Hành Sơn không cao lắm, ngọn Thuỷ Sơn cao nhất chỉ có 106m, sườn núi dốc đứng cheo leo, cây cỏ lơ thơ. Chân núi hình bầu dục, chiều dài nằm theo hướng Đông – Tây. Tuy có 6 ngọn núi khác nhau về kích thước, nhưng hình dạng na ná giống nhau. Nhìn từ xa núi có màu lục nhạt, xanh tím, tím xám…mỗi buổi một màu, mỗi mùa một sắc, thay đổi theo sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời. Đá ở đây là loại cẩm thạch (marbre), sáng đục màu trắng sữa, hồng phấn, xám có vân đỏ, nâu đen, xanh đậm…không cứng lắm, thợ đá địa phương dùng tạc tượng và đồ mỹ nghệ, trang trí… Năm 1837, trong một chuyến viếng thăm núi, vua Minh Mạng đã dựa theo nguyên lý của Khổng Giáo đặt tên nhóm núi này là “Ngũ Hành Sơn”, duy trì tên gọi từ thời Gia Long là Kim Sơn, Mộc Sơn, Thuỷ Sơn, Hoả Sơn và Thổ Sơn, riêng Hoả Sơn có hai ngọn kề nhau là Dương Hoả Sơn và Âm Hoả Sơn. Thông thường, người dân xứ Quảng gọi nôm na là “hòn Non Nước”. Tháng 6 năm 1825, lần đầu tiên vua Minh Mạng đến viếng Ngũ Hành Sơn, nhà vua đã cho xây dựng chùa Tam Thai, điện Hóa Nghiêm. Năm 1826 Minh Mạng lại cho đúc 9 tượng phật và 3 chiếc chuông lớn cho chùa Tam Thai và sau các lần viếng thăm, vua đều cho xây dựng và tu sửa các chùa miếu. Ngọn núi Thủy Sơn còn gọi là Hòn Non Nước, trong nhóm Ngũ Hành Sơn, thì Thủy Sơn là cao hơn hết (106m) và có nhiều cảnh đẹp tập trung ở nơi đây. Núi có 3 đỉnh: Thượng Thai (là nơi có chùa Tam Thai), Trung Thai (là nơi có nhiều hang động như động Vân Thông), Hạ Thai (là khu vực chùa Linh Ứng), có 2 đường lên núi: một đường ở hướng Tây - Nam dẫn lên chùa Tam Thai, một đường ở phía đông có 108 bậc cấp, dẫn lên chùa Linh Ứng. Trên ngọn Thủy Sơn có các chùa và hang động sau: Chùa Tam Thai: Theo tài liệu Hán - Nôm còn lưu lại như văn bia "Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật" ở động Hóa Nghiêm có thể đoán định chùa Tam Thai được xây dựng vào những năm giữa thế kỷ thứ XVII, sau này khi vua Minh Mạng nhân chuyến viếng thăm Ngũ Hành Sơn vào năm 1825 (Minh Mạng năm thứ 6), thì đã cho xây dựng, tu bổ lại chùa Tam Thai, đồng thời cũng cho đúc các tượng phật và 03 cổ chuông lớn. Đến năm 1901 một trận bão dữ dội đã tàn phá toàn bộ ngôi chùa, mãi đến 1907 ngôi chùa mới được xây dựng lại theo kiểu chữ nhất, mái chùa lợp ngói lưu ly tròn, phía trên nóc trang trí hình Lưỡng Long chầu Nguyệt. Trong chùa trước kia thờ phật Di Lặc (tượng đồng) ở giữa, bên trái là tượng Quan Công bằng gỗ, bên phải là tượng Hộ Pháp bằng đồng, tượng Tả Phù, Hữu Bật ở hai bên cửa ra vào cùng với Thập bát La Hán. Hiện nay chùa thờ 4 vị thần: Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Phật Thích Ca, Văn Thù Bồ Tát và một số tượng Hộ Pháp, Tiêu Diện… Phía bắc sân chùa là Hành Cung, đây là nơi các vua tạm nghỉ khi thăm chùa. Bên phải sân chùa là nhà thờ tổ, phía trước nhà thờ tổ lên mấy bậc cấp là đến Vọng Giang Đài, đứng nơi đây có thể nhìn bao quát vùng đất Ngũ Hành Sơn, với cảnh đẹp của đồng ruộng và sông ngòi, tại đây có tấm bia bằng sa thạch ghi 3 chữ Hán lớn “Vọng Giang Đài” và mấy chữ nhỏ ghi năm dựng bia “Minh Mạng thập bát niên thất nguyệt cát nhật” tức bia được lập vào ngày tốt, tháng 7 năm Minh Mạng thứ 18 (1837). Dưới chân đài về phía tây là tháp Phổ Đồng và chùa Từ Tâm. Cũng như chùa Tam Thai, chùa Linh Ứng tọa lạc trên ngọn Thủy Sơn, đây cũng là ngôi chùa cổ. Dưới thời vua Cảnh Hưng triều Lê, có một vị ẩn sĩ đến tụ tại động Tằng chơn, ngài dựng một am nhỏ bằng tranh gọi là “Dưỡng Chơn am”, một thời gian sau dựng lại thành một gian nhà tranh gọi là “Dưỡng Chơn đường”. Khi Gia Long đến viếng Ngũ Hành Sơn, nhà vua đã cho xây dựng ngôi chùa tại đây, đặt tên là “Ngự chế Ứng Chơn Tự” được coi là quốc tự, do Bảo Đại đại sư làm trụ trì. Đến thời Thiệu Trị, chùa được đổi tên là “Linh Ứng Tự”. Cũng như chùa Tam Thai, chùa Linh Ứng cũng bị tàn phá bởi một trận bão năm 1901, sau đó được xây dựng lại. Trong chùa thờ Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, Phật A Di Đà, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Thập Bát La Hán… Bên Phải chùa Linh Ứng có một mỏm đá nhô ra, nơi đây có tấm bia bằng sa thạch, khắc 3 chữ lớn “Vọng Hải Đài” và mấy chữ Hán nhỏ “Minh Mạng thập bát niên thất nguyệt cát nhật” tức bai được lập vào ngày tốt, tháng 7 năm Minh Mạng thứ 18 (1837). Từ đây nhìn ra biển đông bao la, thấp thoáng ngoài khơi xa là Cù lao Chàm. Từ cổng sau chùa Tam Thai, rẽ bên trái là đường dẫn đến động Hóa Nghiêm và động Huyền Không, trước khi vào động có cổng xây bằng vôi vữa khắc 3 chữ Hán “Phổ Đà Sơn”, trong động có thờ tượng Quan Thế Âm cao gần vòm động Hóa Nghiêm. Trong động Hóa Nghiêm còn có một tấm bia ghi lại công đức những người có lòng hảo tâm từ các địa phương khác nhau, đóng đóng góp xây dựng chùa và các tượng phật, trên trán bia có ghi mấy chữ Hán: "Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật", bia được tạc trực tiếp vào trong vách đá. Động Huyền Không: Phía bên trái động Hóa Nghiêm có một lối đi xuống 15 cấp bậc, đó là động Huyền Không. Động này rộng và cao, trên trần có một lỗ thông thoáng khá lớn, ánh sáng theo đó tràn vào làm cho động có vẻ lung linh huyền ảo, vách động lồi lõm, thạch nhũ chảy dài xuống tạo thành nhiều hình động vật, có cái tựa như đầu voi, có cái tựa như chim khổng tước…hai bên bậc cấp lên xuống có tượng Tứ Hộ Pháp (thường gọi là 2 ông Thiện và 2 ông Ác). Trên cao chính giữa vách động trước kia có bàn thờ Ngọc Hoàng, nay đã thay thế bằng một tượng Phật Thích Ca bằng xi măng. Ngay ở dưới bàn thờ Địa Tạng Vương, bên phải động có miếu thờ Lôi Phi, bên trái động có miếu thờ Ngọc Phi. Vách động bên phải có miếu Trang Nghiêm thờ các tượng phật, hai bên thờ Thập Điện Diêm Vương. Vách bên trái thờ Quan Công, trong góc động cạnh lối ra vào thờ Tam Đa (Phước, Lộc, Thọ). Động Huyền Không là một trong những động lớn và đẹp nhất ở danh thắng Ngũ Hành Sơn. Động Linh Nham: Đọng nằm phía sau lưng bên trái chùa Tam Thai, hang động hẹp không có gì là đặc sắc, trước kia có bàn thờ Quan Thế Âm, nay đươc thay bằng tượng Ngọc Hoàng được mang từ động Huyền Không về. Vân Nguyệt Cốc: Theo con đường phía sau chùa Tam Thai đi về hướng đông, hang Vân Nguyệt cốc nằm ở bên trái, là một hang lộ thiên, phía tây cửa là động Tiên Phước Địa, phía đông là hang Vân Căn Nguyệt Quật, trên mỗi cửa hang đều có khắc tên bằng chữ Hán. Phía bắc Vân Căn Nguyệt Quật là là cửa vào Thiên Long cốc, hang sâu thăm thẳm, thông với hang Gió ở phía sau chùa Linh Ứng. Động Vân Thông: Ở phía nam Vân Nguyệt Cốc, trên lưng chừng sườn núi có một cửa động hình tròn, đó là động Vân Thông, còn gọi là “đường lên trời” đường vào động tối và hẹp, thông lên đỉnh núi chỉ có một lối nhỏ vừa một người đi. Trong động có tấm bia ghi 3 chữ Hán “Ngũ Uẩn Sơn”, đây cũng là một tấm bia cổ được tạc trực tiếp vào vách đá, cách cửa hang chừng 5m có một pho tượng Phật bằng xi măng. Động Tàng chơn: Nằm ở phía sau lưng chùa Linh Ứng, động khá lớn, chia làm 3 hang và 3 động, từ ngoài vào qua cửa đá là động Chơn Tiên, chính giữa là bàn thờ Lão Tử, bên phải thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, bên trái thờ Bát Bộ Kim Cương. Phía trong bên trái là động Tam Thanh, có hai tượng Hộ Pháp dựng ở lối vào hang sáng sủa, nền có gạch Chăm rải rác. Trước kia động thờ 3 vị Thượng Thanh, Thái Thanh và Ngọc Thanh, ngày nay đã thay bằng một pho tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn bằng xi măng, trong góc bên trái có một đường cấp dẫn đến một nền đá bằng phẳng, gió mát lạnh đó là hang Gió, hang thông với Thiên Long Cốc, gió lùa thoáng mát theo các lỗ thông với đỉnh và động Chơn Tiên. Hang chính giữa là hang Chiêm Thành, lối hẹp, trong hang tối, hai bên có 2 bộ đá chạm hình thần Hộ Pháp của người Chăm. Trong thời gian gần đây, khi san lại nền hang, các vị sư chùa Linh Ứng đã tìm thấy một bộ thờ chạm hình thần Indra cỡi voi, chung quanh có các Apsara múa hát. Góc bên phải là hang Dơi hoặc hang Ráy, có ngách thông lên đỉnh núi, trong hang có rất nhiều dơi trú ngụ. Trong góc phía đông động Chơn Tiên có một phiến đá hình vuông gọi là Bàn Cờ, góc này còn gọi là góc Động Bàn Cờ. Hang Giám Trai, Hang Lồng Đèn.Nằm ở phía sau chùa Linh Ứng về phía bắc, hang Giám Trai tối đen lòng hang gồ ghề cạnh đó là hang Lồng Đèn (còn gọi là hang Ngũ Cốc), bên trong có nhiều thạch nhũ trông giống như lòng đèn, quả bí, hạt lúa… Bên cạnh hang về phía nam có một hang sâu được gọi là Giếng Tiên. Hang Âm Phủ: Nằm dưới chân Thủy Sơn, khoảng giữa hai đường bậc cấp lên xuống. Cửa hang trước kia hẹp, ngày nay đã mở rộng, đường vào hang sâu hun hút, tối đen gập ghềnh, có nhiều ngách, vào sâu chừng 40m thì đến một khoảng hang rộng, ở phía tây có một lối xuống đến chỗ rộng hơn có hang sâu hình trụ như miệng giếng, có nhiều lỗ thông lên đỉnh núi. Hiện nay hang Âm Phủ đã được cải tạo và xây thêm một số hạng mục theo truyền thuyết Phật giáo để phục vụ khách tham quan. Ngũ Hành Sơn không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Quảng Nam - Đà Nẵng mà con là một di tích lịch sử- văn hóa với làng nghề thủ công mỹ nghệ, tạc tượng đá lưu truyền dưới chân núi Thủy Sơn. Ngày nay, Ngũ Hành Sơn là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia năm 1980.

3. Giới thiệu về cảnh đẹp Ngũ Hành Sơn

Phan Bội Châu từng ca ngợi văn vật Quảng Nam - Đà Nẵng là do linh khí non sông chung đúc nên: “Tú dục Nam châu,linh chung Đà hải". Đó là quê hương của Hoàng Diệu. Phan Châu Trinh và biết bao anh hùng hào kiệt, mà thời đại nào cũng có, có rất nhiều.

Chỉ nói về thiên nhiên hùng vĩ cẩm tú, xứ Quảng có Sơn Trà, Hàn Giang, Ngũ Hành Sơn.... Du khách xa gần ai có thể quên được sông Thu Bồn, phố cổ Hội An với bao chùa chiền, hang động phủ mờ huyền tích huyền thoại. Ca dao như vẫy chào, mời gọi:

"Quê em có dải sông Hàn.

Có hòn Non Nước, có hang Sơn Trà".

Đứng trên đèo Hải Vân là nhìn thấy Sơn Trà cao 693m, còn gọi là núi Tiên Sa, sớm chiều mây phủ: là nhìn thấy sông Hàn Giang uốn lượn như dải thắt lưng xanh của cô gái Hội An.

Đến Quảng Nam - Đà Nẵng ai chẳng không đến tham quan Ngũ Hành Sơn, nơi dân gian gọi là hòn Non Nước. Cách Đà Nẵng khoảng 8 km về phía đông - nam, Ngũ Hành Sơn tọa lạc giữa một màu xanh bao la đất nước, biển trời, những nương dâu, ruộng lúa - bờ tre bốn mùa tươi tốt.

Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn núi: Kim, Mộc, Hỏa, Thủy, Thổ. Thủy Sơn là ngọn núi cao nhất, đẹp nhất. Trong núi này có nhiều hang động và chùa chiền kì thú, ảo huyền: hang Vân Nguyệt, hang Thiên Long, động Linh Nha, động Tàng Chơn,... Du khách sẽ ngẩn ngơ tưởng như "Đào Nguyên lạc lối" trước nghìn dáng trăm màu của những nhũ đá long lanh, trước những lối đi thật bất ngờ. Hãy đến thăm động Vân Thông, còn gọi là Hang Trời, một động lộ thiên kì ảo, du khách xúc động tưởng như bước vào thế giới chín tầng mây xanh, mọi bụi trần được phủi sạch. Ngước nhìn lên có thể thấy những đám mây lơ lửng. Rời Vân Thông ta lần bước tới động Thiên Long (còn gọi là Hang Gió) vì bao giờ cũng có những luồng gió vù vù giữa hang sâu. Hãy đến thâm Động Huyên Không, có vòm cao, trên chóp đỉnh có 5 lô trống gọi là Cửa Trời, vách đá có đủ khối hình, dân gian gọi là "vú đá nàng tiên", giọt nước rơi thánh thót, trong suốt và mát ngọt như sữa. Trong những hang động ấy, người Chàm, người Việt cổ xưa đã đặt lên bao bệ thờ, xây dựng nên bao chùa chiền để thờ cúng. Mỗi một bệ đá, mỗi một mái chùa như đang dẫn hồn người tới thăm thú vào miền cổ tích.

Anh và chị, cô và cháu đã vãn cảnh chùa Tam Thái rồi chứ? Còn nhớ chùa đặt trên một đám đất bằng ở ngay đầu núi. Khói trầm ở đây ngào ngạt và huyền ảo suốt đêm ngày. Khi anh em Ngô Đình Diệm điên cuồng "tố cộng diệt cộng", lê máy chém khắp miền Nam, thì ở đây, chùa Tam Thái, Hang Gió, Cửa Trời... của Ngũ Hành Sơn vẫn là nơi đi, về của nhiều cán bộ trung kiên đất Quảng. Trong những tháng ngày đen tối máu chảy đầu rơi đó, những chiến sĩ cách mạng kiên cường của Đảng, sống giữa hang sâu động vang vẫn được nhân dân bí mật tiếp tế gạo, mì, trái bòn bon, nước mắm Nam Ô, thuốc lá cẩm Lệ... và thanh quế Trà Mi phòng lúc ốm đau. Có tiến đây mới cảm thấy xương máu và tình dân nghĩa Đảng làm nên một truyền thống cách mạng vẻ vang mà một câu tục ngữ đã nhắc đến: “Thứ nhất Củ Chi, thứ nhì Gò Nổi".

Thăm Ngũ Hành Sơn nên leo tới Vọng Giang, để được mở rộng tầm mắt toàn cảnh xứ Quảng, xanh xanh kia là vịnh Hàn, tàu thuyền san sát, xa tít xa mờ là Đại Lộc, Duy Xuyên. Hội An, là sông Thu Bồn, Núi Thành, vịnh Dung Quất, v.v... Nhất là khi ta vươn tới Vọng Hải đài mới cảm thấy vẻ đẹp tráng lệ của giang sơn cẩm tú.

Ngũ Hành Sơn có nhiều loại đá đủ màu sắc. Qua bàn tay của những nghệ nhân chạm khắc tài hoa, những tượng Phật, sư tử, voi, cá, chim, những đồ thờ bằng đá đủ sắc màu, to nhỏ... làm vui thích du khách, món quà lưu niệm mĩ nghệ ấy không thể bỏ qua.

Xứ Quảng là một miền quê "địa linh, khấn kiệt" rất đáng tự hào. Ngũ Hành Sơn là một nét đẹp của xứ Quảng nơi "Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung". Đây là di tích lịch sử vừa mang giá trị thẩm mĩ vừa mang giá trị tâm linh trong văn hóa người Việt.

4. Viết một đoạn văn ngắn thuyết minh về Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn nằm tại Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngũ hành sơn là một cụm núi đá vôi thấp nằm ở giữa sông hàn và biển đông. Cách trung tâm Đà Nẵng 8km về phía Đông Nam.Ngũ hành sơn gồm 6 ngọn núi nằm kề nhau: Kim Sơn, Mộc Sơn,Thủy Sơn,Dương Hỏa Sơn,Âm Hỏa Sơn và Thổ Sơn.Theo tài liệu địa chất thì ban đầu những hòn núi này là những hòn đảo trên biển đông,gió và nước đã xâm thực thành những hang động,do quá trình biển lùi những đảo này được nối liền với lục địa và trở thành 6 ngọn núi như ngày nay.Còn theo truyền thuyết kể lại rằng: Ngày xưa nơi đây là một vùng biển hoang vu chỉ có một ông già sống đơn độc trong một túp lều tranh.Một hôm trời đang sang bổng nhiên tối sầm,giông bão nổi lên,một con giao long rất lớn xuất hiện vùng vẫy trên bãi cát và một quả trứng khổng lồ từ từ lăn ra ở dưới bụng.Sau đó giao long quay ra biến đi mất.lát sau một con rùa vàng xuất hiện và tự xưng là thần Kim Quy đào cát vùi quả trứng xuống, giao cho ông lão một cái móng của mình và dạy ông cách bảo vệ quả trứng.Nhờ có móng rùa thần, ông lão đã ngăn chặn được diều hâu và các loài thú dữ.Một thời gian sau trứng nở ra một thiếu nữ xinh đẹp và vỏ trứng tách thành năm mảnh vở là năm ngọn núi trong ngũ hành sơn này.Còn thiếu nữ thì được vua Chăm cưới làm vợ còn ông lão thì được thần Kim Quy chở lên trời.

Từ khóa » Thuyết Minh Danh Lam Thắng Cảnh Ngũ Hành Sơn