Thuyết Minh Về Cao Bằng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Cao ... - SCR.VN
Có thể bạn quan tâm
Thuyết Minh Về Cao Bằng ❤️️ 34+ Bài Giới Thiệu Cao Bằng Hay ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Nhất Được Chọn Lọc Và Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc Tại SCR.VN.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
- Thuyết Minh Về Tỉnh Cao Bằng Hay Nhất – Mẫu 1
- Văn Giới Thiệu Về Quê Hương Cao Bằng Đạt Điểm Cao – Mẫu 2
- Văn Giới Thiệu Về Thành Phố Cao Bằng Học Sinh Giỏi – Mẫu 3
- Thuyết Minh Về Du Lịch Cao Bằng – Mẫu 4
- Thuyết Minh Về Đặc Sản Cao Bằng – Mẫu 5
- Thuyết Minh Về Bánh Cuốn Cao Bằng – Mẫu 6
- Thuyết Minh Về Một Lễ Hội Ở Cao Bằng – Mẫu 7
- Thuyết Minh Về Lễ Hội Đền Kỳ Sầm Cao Bằng – Mẫu 8
- Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Cao Bằng – Mẫu 9
- Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Cao Bằng – Mẫu 10
- Văn Mẫu Giới Thiệu Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Cao Bằng Ngắn Hay – Mẫu 11
- Giới Thiệu Về Non Nước Cao Bằng – Mẫu 12
- Giới Thiệu Về Công Viên Địa Chất Non Nước Cao Bằng – Mẫu 13
- Thuyết Minh Về Thác Bản Giốc Cao Bằng – Mẫu 14
- Bài Giới Thiệu Về Cao Bằng Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15
Thuyết Minh Về Tỉnh Cao Bằng Hay Nhất – Mẫu 1
Cao Bằng là một tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, nơi đây mang những nét đặc trưng của thiên nhiên, lịch sử và văn hoá riêng có. Đón đọc bài thuyết minh về tỉnh Cao Bằng hay nhất để cùng tìm hiểu về vùng đất này.
Cao Bằng được coi là chiếc nôi văn hóa của khu vực phía Bắc Việt Nam. Nhiều dân tộc anh em đã chung sống, gắn bó lâu đời và cùng chung tay xây đắp nền văn hóa đậm đà, vừa đa dạng vừa thống nhất. Đây là vùng đất hội tụ nhiều nhóm ngôn ngữ – tộc người khác nhau như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ… Mỗi dân tộc đều có tiếng nói, chữ viết và bản sắc văn hóa riêng.
Sự khác biệt và giàu sắc thái văn hóa không làm suy giảm tính thống nhất của văn hóa bản địa, tộc người và ý thức tộc người. Ở chừng mực nào đó còn làm tăng thêm và củng cố tính thống nhất thông qua sự đa dạng các sắc thái văn hóa của các địa phương. Đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái nhân văn. Sự đồng điệu, nét đặc thù, điểm chung, nét riêng, dấu ấn của bản sắc văn hóa hiện hình trong sinh hoạt cộng đồng, trong nếp sống, trang phục, ăn uống, cách ứng xử, giao tiếp hằng ngày của đồng bào các dân tộc.
Một trong những nơi biểu hiện và hội tụ nhiều sắc thái văn hóa của đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng chính là chợ phiên vùng cao. Nói đến chợ phiên là nói đến hoạt động đáp ứng nhu cầu vật chất của mọi miền trên đất nước Việt Nam, chứ không riêng của Cao Bằng. Với miền xuôi, đi chợ, họp chợ, trước hết để bán những thứ mình làm ra và mua, đổi về những thứ mình không có. Nhu cầu trò chuyện có nhưng chỉ là trao đổi một vài câu chuyện, thông tin. Hoạt động mang tính văn hóa, tinh thần như chợ phiên của đồng bào các dân tộc ở miền núi nói chung, Cao Bằng nói riêng rất ít.
Chợ phiên vùng cao là những phiên chợ, ngoài hình thức trao đổi, mua bán sản vật còn là nơi mang đậm nét sinh hoạt cộng đồng, lưu giữ những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc thiểu số. Chợ phiên vùng cao là nơi người ta gặp gỡ trò chuyện, giao lưu văn hóa giữa các tộc người với nhau. Một trong những đặc điểm nổi bật của chợ phiên vùng cao là sự phô diễn trang phục của các tộc người. Đến chợ, chúng ta dễ dàng nhận thấy nét văn hóa phong phú, đa dạng trong mỗi nếp nhà, mỗi tà áo, vành khăn.
Ở đây, chúng ta có thể bắt gặp sắc màu sặc sỡ, xòe hoa của các cô gái dân tộc Mông, Dao… Cô gái Mông chân thoăn thoắt cùng chiếc váy xòe sắc màu rực rỡ dắt ngựa xuống chợ; cô gái Tày duyên dáng, mặt ửng hồng thưởng thức món đặc sản truyền thống mỗi dịp lễ, Tết, hội hè. Chàng trai Dao, Tày, Nùng mặt đỏ au cùng nhau cạn bát rượu ngô ngào ngạt men say, rồi cùng nhau vui vẻ “lày cỏ”. Cô gái Kinh vai khoác túi thổ cẩm rực rỡ uyển chuyển tung quả còn xanh, đỏ lên cây nêu đầu chợ.
Điểm khác biệt giữa chợ phiên vùng cao và chợ phiên miền xuôi còn ở thời gian họp chợ. Chợ phiên miền xuôi chỉ diễn ra trong non buổi sáng. Hoạt động mua bán, trao đổi diễn ra nhanh gọn. Ở miền núi, 5 ngày mới họp chợ một lần nên chợ phiên kéo dài hơn bởi đan xen giữa hoạt động mua bán với hoạt động tinh thần mang đậm yếu tố văn hóa, văn nghệ. Vì thế, chợ phiên vùng cao còn có cả những đêm xòe ngất ngây lòng người.
Chợ phiên là nơi mà trước, trong, sau khi mua, bán, người ta gặp gỡ, chuyện trò, thậm chí trao nhau ánh mắt, nụ cười tình ý. Vãn chợ, người ta về bản cùng tiếng bước chân, tiếng nói cười xa dần theo những lối mòn với bao bịn rịn. Vãn chợ là để lại cũng như mang theo niềm thương, nỗi nhớ và chờ mong, đón đợi những phiên chợ sau.
Bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch, trên địa bàn tỉnh có gần 40 lễ hội. Hầu hết các lễ hội truyền thống đều mang tính chất tín ngưỡng dân gian. Việc tổ chức đều do làng, bản chịu trách nhiệm theo một chu kỳ thời gian, mùa vụ nhất định. Các lễ hội không mang nặng yếu tố mê tín dị đoan, chỉ mang ý nghĩa tưởng nhớ, tri ân công lao của các anh hùng dân tộc như: những lễ hội tâm linh, cầu cho mùa màng tươi tốt, cầu sức khỏe cộng đồng bản, làng.
Đối tượng được thờ tự tại các lễ hội là các vị Thần sông, Thần suối, Thần ruộng nương… Hằng năm, trên địa bàn tỉnh có Lễ hội Lồng tồng, thị trấn huyện Bảo Lạc tổ chức ngày mùng 8 tháng Giêng; Lễ hội đền Dẻ Đoóng (còn gọi là Giang Động), xã Hồng Việt (Hòa An) tổ chức ngày 15 tháng Giêng; Lễ hội Nàng Hai tổ chức ngày 18 tháng Ba (âm lịch) tại xã Tiên Thành (Quảng Hòa); lễ hội đền Vua Lê tại Làng Đền, xã Hoàng Tung (Hòa An) tổ chức ngày mùng 6 tháng Giêng.
Đời sống văn hóa tinh thần phong phú của đồng bào còn được thể hiện ở nghề thủ công, mỹ nghệ, thổ cẩm truyền thống của đồng bào đã đạt đến độ tinh xảo và cuốn hút đến diệu kỳ. Phụ nữ Mông, Dao, Tày, Nùng, Lô Lô… rất giỏi trong cảm thụ màu sắc, những tấm thổ cẩm của họ bao giờ cũng hội đủ sắc màu của thiên nhiên từ cây thông, đồi núi, hạt ngô, hạt lúa… Tất cả được biểu đạt như bức tranh sống động của đời sống đồng bào.
Các sản phẩm về thổ cẩm của phụ nữ các dân tộc miền núi đã làm cho khách du lịch phải thán phục. Mỗi họa tiết trên váy áo là một công trình nghệ thuật được thêu dệt trên trang phục. Giờ đây, hàng thổ cẩm của đồng bào Mông, Dao, Tày, Nùng, Lô Lô trở thành quà lưu niệm quen thuộc của khách du lịch trong nước cũng như người nước ngoài khi đến du lịch. Để có một sản vật hoàn mỹ như vậy là sự kết tinh của những bàn tay tài hoa, khéo léo; sự lao động miệt mài và khổ công được ông bà, cha mẹ truyền dạy từ đời này sang đời khác…
Trong lĩnh vực kiến trúc, những ngôi nhà mái chảy chất lợp ngói nung hoặc gỗ ván, dựa theo sườn núi thu hút sự quan tâm của du khách. Đó là những ngôi nhà mang đậm chất văn hóa riêng ở những bản người Mông, Dao, Tày, Nùng… với đời sống sinh hoạt còn lưu giữ các giá trị văn hóa đặc sắc.
Văn hóa truyền thống Cao Bằng rất phong phú, đa dạng. Mọi thành tố văn hóa truyền thống từ cách ứng xử với môi trường tự nhiên, ứng xử với môi trường xã hội đến văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng đều đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi dân tộc đều mang vẻ đẹp hấp dẫn riêng.
Trong quá trình phát triển, các dân tộc đều có sự giao lưu, qua lại lẫn nhau cùng vùng, cận vùng, khác vùng (các dân tộc ở bên kia biên giới). Điều đó đã làm cho bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc càng đậm đà, phong phú, hấp dẫn du khách thập phương.
Cùng với văn mẫu thuyết minh về Cao Bằng, SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Văn Giới Thiệu Về Quê Hương Cao Bằng Đạt Điểm Cao – Mẫu 2
Để viết bài văn giới thiệu về quê hương Cao Bằng đạt điểm cao, dưới đây là bài thuyết minh đặc sắc được chọn lọc mời bạn đọc và các em học sinh cùng tham khảo:
Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc), đường biên giới dài trên 333 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc – Nam 80 km (từ xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm đến xã Quang Trọng, huyện Thạch An). Theo chiều Đông – Tây 170 km (từ xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang đến xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm).
Nhìn chung, tỉnh Cao Bằng có địa hình khá đa dạng, bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu,… và sự phức tạp của địa hình tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái đặc thù, cho phép Cao Bằng phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, đặc điểm địa hình như vậy đã ảnh hưởng lớn đến việc giao lưu phát triển kinh tế – xã hội và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, đặc biệt là giao thông, đồng thời đã tạo ra sự manh mún đất trong sản xuất nông nghiệp và dễ gây ra hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất trong mùa mưa.
Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Có tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới. Cao Bằng là cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc từ Trung Quốc tràn sang vào mùa Đông và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam vào mùa Hè. Nhìn chung khí hậu Cao Bằng mát mẻ quanh năm lại có nhiều núi cao, phong cảnh thiên nhiên hữu tình nên rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, du lịch.
Dù nhiều lần thay đổi tên gọi, điều chỉnh địa giới hành chính, song lãnh thổ Cao Bằng cơ bản vẫn ổn định. Hiện nay, Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố và 12 huyện); 199 xã, phường, thị trấn (14 thị trấn, 4 phường, 181 xã); có 46 xã thị trấn biên giới, có 2 cửa khẩu quốc gia, 1 của khẩu quốc tế.
Thiên nhiên đã tạo cho Cao Bằng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Thác Bản Giốc, động Ngao huyện Trùng Khánh; hồ Thang Hen huyện Trà Lĩnh… Cao Bằng là nơi có nhiều khu di tích lịch sử tiêu biểu cho truyền thống đấu tranh giữ nước, bảo vệ nền độc lập tự do dân tộc như hai di tích Quốc gia đặc biệt: Khu di tích lịch sử Pác Bó huyện Hà Quảng, Rừng Trần Hưng Đạo huyện Nguyên Bình; khu di tích Lam Sơn huyện Hoà An, di tích Đông Khê – Đức Long huyện Thạch An… gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Với lợi thế cảnh quan thiên nhiên, môi trường trong sạch, bản sắc văn hóa độc đáo, Cao Bằng đang định hướng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khi những khó khăn về giao thông vận tải được tháo gỡ, chắc chắn trong tương lai không xa, kinh tế-xã hội của Cao Bằng sẽ có bước phát triển mạnh mẽ tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Văn Giới Thiệu Về Thành Phố Cao Bằng Học Sinh Giỏi – Mẫu 3
Bài văn giới thiệu về thành phố Cao Bằng học sinh giỏi sẽ là một trong những tài liệu văn thuyết minh tham khảo hữu ích để tìm hiểu nhiều hơn về địa danh này.
“Nàng về nuôi cái cùng conĐể anh đi trảy nước non Cao Bằng”.
Chỉ một câu ca dao mà đã nói lên vẻ đẹp mê đắm của Cao Bằng.
Thác Bản Giốc nằm trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc, là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam và là thắng cảnh du lịch nổi tiếng nhất của Cao Bằng thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Thác Bản Giốc cao 70 m, rộng gần 300m, chia làm 3 tầng.
Nhìn từ xa, thác tựa như những dải lụa trắng vắt ngang lưng đồi. Dưới chân thác Bản Giốc là dòng sông Quây Sơn xanh ngắt, hiền hòa. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt. Thác Bản Giốc được xếp vào top 10 thác nước hùng vĩ nhất thế giới do Tạp chí Touropia bình chọn và top 5 thác nước đẹp hùng vĩ mang nhiều huyền thoại do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam giới thiệu và bình chọn.
Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc được xây dựng khang trang trên ngọn núi Phia Nhằm, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh), cách thác Bản Giốc khoảng 500m. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc thuần Việt, gồm các hạng mục: Cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống, bia đá và tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, đền thờ các anh hùng dân tộc, Nam Việt Triệu Tổ Hùng Vương các đời, nhà khách cùng các hạng mục cảnh quan phụ trợ.
Động Ngườm Ngao là một động lớn được hình thành do sự phong hoá đá vôi kéo dài khoảng 300 triệu năm. Ngườm Ngao, theo tiếng dân tộc Tày có nghĩa là “động hổ”, do người dân địa phương phát hiện năm 1921. Động Ngườm Ngao có chiều dài 2.144m, gồm 3 cửa chính: cửa Ngườm Lồm quanh năm mát lạnh nằm ẩn mình dưới những khối đá dưới chân núi; cửa Ngườm Ngao cách chân núi vài trăm bậc thang và cửa Bản Thuôn phía sau núi, kề cận bản Thuôn của người Tày.
Hồ Thang Hen rộng khoảng 500m, dài hơn 1000m, thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh cách thành phố Cao Bằng khoảng 30 km theo tỉnh lộ 205. Đây là chiếc hồ rộng nhất trong quần thể gồm 36 hồ tự nhiên, được thông nhau bởi các hang động ngầm dưới lòng đất.
Nước hồ Thang Hen quanh năm xanh ngắt. Quanh hồ có bờ vực đá dựng đứng sâu từ 5m – 30m, trên núi đá có những loại cây gỗ quý hiếm như nghiến cổ thụ có tuổi thọ hằng trăm năm và nhiều giống hoa lan rừng, các loại thực vật đa dạng phong phú. Năm 2001, hồ Thang Hen được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp Bằng công nhận Di tích Lịch sử – Văn hóa.
Khu di tích Pác Bó là khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia – đặc biệt của Việt Nam, thuộc bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 55 km về phía Bắc. Pác Bó theo tiếng địa phương có nghĩa là ‘‘đầu nguồn’’.
Địa danh Pác Bó gắn liền với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của cách mạng Việt Nam trong những năm 1941 – 1945. Khu di tích Pác Bó gồm nhiều di tích lịch sử như: hang Cốc Bó, cột mốc 108, núi Các Mác, suối Lê Nin, lán Khuổi Nặm, Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và sân quảng trường, Cụm di tích Kim Đồng – người Đội trưởng đầu tiên của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo phân bố trên địa bàn 2 xã Tam Kim, Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, cách thành phố Cao Bằng khoảng 50 km. Khu di tích là trung tâm hệ thống các di tích lịch sử cách mạng gồm những địa danh, hiện vật gắn liền với giai đoạn đặc biệt quan trọng, có giá trị lịch sử đối với cách mạng Việt Nam; gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuộc đời hoạt động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đặc biệt là sự kiện chính trị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân – tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.
Cách trung tâm thành phố Cao Bằng 45 km về hướng Nam, khu Di tích lịch sử Đông Khê nằm trên quốc lộ 4A, thuộc địa phận thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An. Khu di tích lịch sử Đông Khê gắn liền với Chiến thắng Đông Khê, trận đánh mở đầu cho Chiến dịch Biên giới 1950 toàn thắng, tạo tiền đề vững chắc cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Di tích gồm các hạng mục chính: Khu nghĩa trang và nhà bia tưởng niệm; Di tích Đồn Đông Khê; Di tích nằm trong hệ thống bố phòng của địch bảo vệ cứ điểm Đông Khê. Trong đó, di tích Đồn Đông Khê là cụm di tích chính được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1975.
Với những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và bề dày lịch sử – văn hoá hiếm có, vùng non nước Cao Bằng là địa chỉ về nguồn, là điểm đến lý tưởng cho những ai ham hiểu biết, nghiên cứu và khám phá về một vùng đất còn hoang sơ, chất chứa nhiều bí ẩn thú vị ở địa đầu Tổ quốc.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Minh Về Du Lịch Cao Bằng – Mẫu 4
Đón đọc bài thuyết minh về du lịch Cao Bằng sẽ giới thiệu đến bạn đọc những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng đã níu chân bao du khách đến với nơi đây.
Tỉnh Cao Bằng có nhiều khu danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử và có ba khu cửa khẩu chính thuận tiện cho phát triển thương mại và khai thác du lịch.
Cao Bằng nổi tiếng với Khu di tích lịch sử Pác Bó – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước. Cao Bằng cũng được biết đến với hình ảnh Thác Bản Giốc hùng vỹ hòa quyện giữa cảnh quan núi rừng, tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình; cùng với quần thể hang động nguyên sơ với những tiềm năng du lịch văn hóa, tâm linh độc đáo, đặc sắc, là sức hấp dẫn khó cưỡng với du khách gần xa.
Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, nằm sát biên giới Việt – Trung, cách thành phố Cao Bằng hơn 50km. Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc qua cột mốc 108. Người đã chọn Pác Bó làm nơi ở và hoạt động cách mạng trong nhiều năm tháng của những năm 1941 – 1945.
Hang Pác Bó vốn là hang động tự nhiên. Pác Bó (hay còn gọi là Cốc Bó) theo tiếng dân tộc Tày nghĩa là “nơi đầu nguồn”. Trước cửa hang có một con suối lớn chảy ngầm từ trong núi đá ra, quanh năm nước xanh trong, chảy quanh ôm lấy ngọn núi cao. Chủ Hồ Chí Minh đã đặt tên Suối Lê – Nin, núi Các – Mác để tưởng nhớ đến hai nhà tư tưởng vĩ đại, đã giúp Người tìm thấy con đường giải phóng dân tộc
Cùng với Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Cao Bằng còn có nhiều điểm du lịch lịch sử nổi tiếng, hấp dẫn khác như: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo – nơi ghi dấu sự thành lập và hoạt động của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam; Khu di lích lịch sử Chiến dịch Biên giới 1950 (thôn Nà Lạn, xã Đức Long, huyện Thạch An); Khu di tích Anh hùng liệt sỹ Kim Đồng (làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng); Di tích đồn Phai Khắt…
Từ trung tâm Thành phố Cao Bằng trải qua 89 cây số qua đèo Mã Phục, đèo Khau Liêu, đi qua những bản làng, men theo dòng sông Quây Sơn xanh biếc du khách sẽ đến với Thác Bản Giốc – một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam. Thác nằm trên địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Thác Bản Giốc có độ cao 35m và độ rộng 300m, xếp thành 3 tầng gồm nhiều ngọn thác lớn nhỏ khác nhau với những tên gọi khác nhau như Đuây Bắc, Lầy Sản, Ngà Moong, Ngà Trang, Ngà Vài, Ngà Rằng, Thoong Áng… Những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi tạo thành một màn bụi nước trắng xóa. Từ phía xa, du khách có thể nghe thấy tiếng thác nước chảy ầm ào vang động cả một vùng đất rộng lớn. Giữa thác có một mô đất rộng phủ đầy cây xẻ dòng sông thành ba lồng nước như ba dải lụa trắng. Vào những ngày hè oi ả không khí ở đây vẫn mát lạnh và vào mỗi ban mai ánh mặt trời chiếu qua làn hơi nước tỏa thành dải cầu vồng lung linh, huyền ảo.
Ngày nay, Thác Bản Giốc được xem là dòng thác đẹp nhất Việt Nam, nằm trên đường biên giới Việt – Trung, giữa khung cảnh núi non trùng điệp còn đậm nét nguyên sơ. Bản Giốc còn được vinh danh là thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới quốc gia.
Cùng với Thác Bản Giốc, thiên nhiên còn ưu ái ban tặng cho mảnh đất nơi đây hàng loạt những hang động tự nhiên đồ sộ, hoang sơ, kỳ thú như Động Ngườm Ngao (Trùng Khánh), hang Dơi (Hạ Lang), hang Ki Lu, hang Khuổi Khua (Phục Hòa), cùng với vùng Phja Oắc – Phja Đén (Nguyên Bình) và quần thể hồ – sông – hang ngầm Thang Hen, tạo thành vùng du lịch sinh thái kỳ thú, hấp dẫn nhiều du khách.
Động Ngườm Ngao nằm ở bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Theo tài liệu khảo sát của Hội khảo sát Hoàng gia Anh vào năm 1995 thì động Ngao có chiều dài 2.144m. Động gồm ba cửa chính là: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm (tức cửa gió, quanh năm mát lạnh) và cửa Bản Thuôn phía sau núi thuộc Bản Thuôn. Ngườm Ngao có một vẻ đẹp vô cùng kỳ thú được tạo nên bởi những lớp thạch nhũ lộng lẫy, vàng rực. Những dải nhũ đá muôn màu sắc mọc từ dưới lên, từ trên các vòm đá cao rủ xuống với nhiều hình dáng đẹp phản chiếu ánh sáng lung linh.
Thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng ở độ cao hàng nghìn mét so với mặt biển, Hồ Thang Hen là một hồ đẹp trong số 36 hồ lớn nhỏ trong vùng rừng núi của huyện Trà Lĩnh. Nằm ở giữa một vùng núi non và màu xanh của cây vươn mình trên các vách đá cheo leo soi bóng xuống mặt nước trong, uốn lượn theo lòng lũng mấp mô những mỏ đá ngầm. Một điều đặc biệt kỳ thú theo người dân bản địa cho biết, cứ vào khoảng 10 năm một lần, bỗng dưng nước hồ Thang Hen cạn gần hết và chỉ sau một vài ngày nước lại dâng lên.
heo truyền thuyết dân gian, ngày xưa ở Cao Bằng có một chàng trai tên là Sung thông minh tuấn tú. Chàng thi đỗ làm quan và được vua ban thưởng bảy ngày vinh quy bái tổ. Về quê, chàng kết hôn cùng nàng Boóc xinh đẹp. Mải quyến luyến bên người vợ xinh đẹp mới cưới, chàng quên mất ngày trở về kinh. Đến đêm thứ bảy chàng mới sực nhớ, vội chia tay vợ và bố mẹ chạy về kinh. Giữa đêm tối trong rừng hoang, chàng chạy được 36 bước chân thì ngã đầu đập vào núi rồi chết. 36 bước chân của chàng ngày nay là 36 cái hồ lớn nhỏ với những tên gọi khác nhau của tiếng địa phương thuộc huyện Trà Lĩnh. Tương truyền rằng nơi chàng nằm xuống chính là hồ Thang Hen ngày nay.
Với hơn 20 dân tộc quần cư sinh sống, như Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Hoa, Lô Lô…, nền văn hóa truyền thống của Cao Bằng được hình thành bởi những phong tục tập quán, văn hóa đặc trưng riêng của từng cộng đồng dân cư, tựa như vườn hoa đa sắc màu văn hóa hấp dẫn khách du lịch đến khám phá và trải nghiệm.
Đến Cao Bằng, du khách có thể thưởng thức những điệu hát Sli, hát Then, hát Lượn truyền thống; khám phá nét độc đáo trong các nghi lễ của dân tộc thiểu số như Lễ mừng thọ của người Tày, đám cưới của người Lô Lô đen, người Mông, tục cúng Phi Ham của người Tày Nùng, lễ hội Nàng Hai, Hội Thanh Minh, Hội chùa Sùng Phúc… Hay thưởng thức những đặc sản nổi tiếng, mang đậm nét ẩm thực dân tộc như lạp xường, xôi trám, hạt dẻ Trùng Khánh, bánh khảo, bánh chè lam…
Với những nét độc đáo, đặc sắc về cảnh quan, lịch sử và văn hóa, Cao Bằng hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn, lý thú không thể bỏ qua của du khách trên hành trình đến với vùng Việt Bắc.
Tiếp theo văn mẫu thuyết minh về Cao Bằng, xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Sapa 🌹 17 Bài Văn Giới Thiệu Về Sapa Hay
Thuyết Minh Về Đặc Sản Cao Bằng – Mẫu 5
Bài văn thuyết minh về đặc sản Cao Bằng sẽ giới thiệu đến độc giả món tương Mẹc Cảng truyền thống của người đồng bào đã lưu giữ qua bao thế hệ.
Phố Thông Huề, xã Đoài Dương (Trùng Khánh, Cao Bằng) bao đời nay vốn nổi tiếng với nghề làm tương lúa mì (người địa phương gọi là tương Mẹc Cảng), đây là nguyên liệu chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon tạo nên nét văn hóa ẩm thực độc đáo đặc trưng của miền biên viễn Trùng Khánh.
Phố Thông Huề vẫn giữ được nghề truyền thống nhưng chỉ còn gần 2 chục hộ làm tương chuyên nghiệp. Tương ở Thông Huề được chế biến từ nguyên liệu lúa mì có vị ngọt và thơm rất đặc biệt. Để có được vị ngọt dịu và thơm, người dân nơi đây phải chế biến rất công phu và nhiều thời gian với công thức do tổ tiên truyền lại.
Làm tương trải qua rất nhiều công đoạn. Đầu tiên, chọn nguyên liệu và tạo bánh. Người làm tương phải chọn loại lúa mì mẩy hạt, sàng sẩy sạch, phơi khô, sau đó đem xát thành bột. Hòa bột vào nước sôi nhào đều và nặn thành từng bánh tròn đường kính khoảng 20 cm. Sau đó, đun nước sôi rồi thả bánh đã nặn xuống, đợi đến khi bánh chín nổi lên thì đem phơi nắng.
Dùng lá ngải đắng về ủ khoảng 3 – 4 tối cho bánh mốc xanh, sau đó phơi khô cho đến khi bánh có mùi thơm của lúa mì và đem về rửa sạch cho hết phần mốc xanh. Đến công đoạn ngâm muối: Bánh tương đun nước muối và lọc sạch. Bánh sau khi phơi bẻ từng miếng nhỏ rồi cho vào nước muối đã lọc ngâm khoảng 15 – 20 ngày cho bánh mềm rồi đem ra phơi nắng trong 5 – 6 ngày cho khô, thơm và vàng. Tiếp theo, mang bánh đã phơi đem đi xát thành bột đặc.
Đến công đoạn đánh tương: Bánh tương xát thành bột đựng vào trong chậu hoặc xô rồi mang ra phơi nắng, đánh đều tương từ dưới lên sao cho các lớp tương được hấp thụ đủ ánh nắng. Công đoạn đánh tương rất quan trọng bởi nếu chưa thuần thục sẽ làm tương ăn không thơm ngon. Trong quá trình làm tương, chỉ cần đảo một lần vào buổi sáng nếu không tương sẽ bị chua. Sản phẩm tương làm ra phải có màu nâu đậm, sánh, dịu, có mùi thơm ngọt, bùi.
Tương Mẹc Cảng được chế biến hoàn toàn theo cách thủ công truyền thống với sự kết tinh từ những nguyên liệu của tự nhiên là lúa mì, ngải đắng; là món ăn mang tính cộng đồng rất cao. Từ món tương lúa mì nhưng qua cách chế biến và kết hợp các gia vị, nguyên liệu khác nhau sẽ tạo nên những món ăn vừa thơm ngon lại mang đậm bản sắc dân tộc.
Món tương thông dụng nhất chính là được sử dụng như một loại nước chấm tuyệt vời cho các món luộc, như: thịt lợn luộc, thịt dê luộc, rau muống luộc. Tương dùng để kho thịt, làm gia vị nêm rất quan trọng trong món đặc sản Khau nhục. Đặc biệt, trong dịp Tết “So lộc” (mùng 6/6 âm lịch) và tết Rằm tháng Bảy, tương được dùng làm nước chấm thịt vịt và là hương liệu thơm ngon để trộn lẫn ăn với bún.
Người dân Thông Huề xây dựng thương hiệu không cần bảng hiệu quảng cáo mà bằng chất lượng của tương, tương thơm ngon thì tự nhiên người dân khác lan truyền. Họ cho rằng, cách mở xưởng làm tương kiểu công nghệ mới sẽ không giữ nguyên vẹn mùi vị thơm ngon. Chính việc làm tương thủ công, dân dã thông qua bàn tay của người thợ vào mỗi buổi sớm mai mới có thể tạo nên sự thơm ngon của tương.
Nghề làm tương ở phố Thông Huề không rõ chính xác có từ bao giờ, chỉ biết từ lâu, mỗi gia đình đều có ít nhất một chum tương để ăn trong năm và làm quà biếu khách đến chơi. Để có được mẻ tương ngon, ngoài nguyên liệu chuẩn, kinh nghiệm truyền thống, người làm tương còn đặt cả tâm tư, tình cảm của mình vào đó.
Phó Chủ tịch UBND xã Đoài Dương (Trùng Khánh) Nông Thị Huyên cho biết: Tương Mẹc Cảng là một món ăn được chế biến cầu kỳ, tốn nhiều thời gian và đòi hỏi sự khéo léo, kinh nghiệm của người làm. Nó là sự kết tinh độc đáo từ những nguyên liệu tự nhiên như lúa mì, ngải đắng và đặc biệt là tinh khí của ánh nắng mặt trời.
Bởi thế nên tương Mẹc Cảng vừa ngon, vừa bổ, vừa mang hương vị đậm đà rất riêng mà không phải loại gia vị nào cũng có được. Để giữ gìn và phát triển nghề truyền thống, mở rộng thị trường cho sản phẩm tương Mẹc Cảng, chính quyền địa phương tiếp tục vận động người dân mở rộng diện tích trồng nguyên liệu, đăng ký xây dựng sản phẩm OCOP cho tương Mẹc Cảng.
Ngày nay, cuộc sống có nhiều thay đổi, yêu cầu về khẩu vị của con người vì thế cũng cao hơn. Nhưng với người dân phố Thông Huề nói riêng và Cao Bằng nói chung, món tương này vẫn luôn là thứ gia vị được người dân ưa chuộng, bởi nó được làm từ nguyên liệu do chính người dân tự tay trồng và sẵn có từ núi rừng, thiên về mùi tự nhiên, mang hương vị thanh nhã, đậm đà sắc thái bản địa. Chính vì vậy mà trong tâm thức của mỗi người dân nơi đây, tương lúa mì là món gia vị gắn liền với một vùng ký ức tuổi thơ. Dẫu có xa quê hương nhiều năm trời, khi trở về họ vẫn nhớ tới món ăn mộc mạc mang đậm hồn núi như tương Mẹc Cảng.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Thuyết Minh Về Cần Thơ 🌼 15 Bài Giới Thiệu Cần Thơ Hay
Thuyết Minh Về Bánh Cuốn Cao Bằng – Mẫu 6
Bánh cuốn đã rất quen thuộc đối với nhiều vùng miền, tuy nhiên món bánh cuốn của người Cao Bằng lại có những nét độc đáo riêng. Khám phá trong bài thuyết minh về bánh cuốn Cao Bằng dưới đây:
Bánh cuốn là một trong những món ăn phổ biến nhất ở cả hai miền Nam Bắc. Tuy nhiên, ai từng một lần tới mảnh đất Cao Bằng, ắt hẳn không thể quên hương vị của món bánh cuốn nơi đây. Bánh cuốn Cao Bằng có hương vị rất riêng, cách làm và cách thưởng thức cũng nhẹ nhàng, bình dị gần gũi với cuộc sống của người dân miền núi.
Bánh cuốn nóng Cao Bằng có công thức chế biến bước đầu cũng không khác gì món này ở những nơi khác. Để làm được bánh cuốn, khâu đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu chính, đó là gạo. Nếu gạo không ngon, bánh sẽ không trắng, mịn, có mùi thơm đặc trưng. Quá trình chọn gạo quyết định mùi vị đặc biệt đó đòi hỏi sự lão luyện của những bậc thầy và công phu hiểu biết của những người làm nghề. Những người bà, mẹ, chị người Cao Bằng đều thạo việc chọn gạo. Thú vị là do đặc thù địa hình và thời tiết, gạo Cao Bằng ngon, bùi, tương đối dễ chọn lựa.
Gạo đem về ngâm, vo sạch rồi đem xay ướt; trước đây, phải xay bằng cối đá, xay tay nhưng hiện nay phần lớn là xay bằng máy. Bột nước xay xong phải sánh, dẻo, không được đặc quá và cũng không loãng đảm bảo bánh vừa dai và mềm. Bột bánh ăn không thấy vị chua vì người ta chỉ dùng bột gạo xay nhuyễn bằng cối xay tay, không cho thêm bất cứ phụ gia gì, cái độc đáo là ở chỗ đó.
Bánh cuốn Cao Bằng vốn là thứ quà sáng nên từ 4 – 5 giờ sáng, các hàng làm bánh cuốn đã mở cửa, nhóm lò, bày biện chuẩn bị đón khách. Bên bếp lò đỏ rực, nồi nước bắt đầu sôi, người bán mở vung nồi, nhanh tay múc một muôi bột tráng đều lên mặt khuôn rồi đậy vung lại, khoảng 2 phút mở vung ra, khói bay nghi ngút, dùng thanh tre mỏng khéo léo lấy bánh lên khỏi khuôn bỏ lên mâm, rồi lại múc một muôi bột đổ lên khuôn. Bánh trên mâm được rải đều một lớp thịt bên trong và cuốn lại cho ra đĩa.
Ngon và hấp dẫn hơn cả là bánh cuốn trứng, khi bánh đang trên khuôn, người tráng đập quả trứng gà vào giữa khuôn bánh rồi đậy vung lại, bánh chín cuộn bọc lấy lòng đỏ trứng gà, vuông vắn trên khuôn, dùng muôi lấy vào bát cho khách. Khi ăn, thực khách cảm nhận vị ngọt xương hầm hòa quyện với hương vị hành, vị thơm của thịt phi hành, vị dai của bánh trong nước dùng. Nhiều du khách phương xa lần đầu tiên ăn bánh cuốn với canh cảm thấy thật lạ lẫm nhưng khi thưởng thức ai cũng khen ngon bởi vị đậm đà, tinh tế khác xa so với nơi khác.
Bánh cuốn ngon có một phần chính yếu ở nồi nước dùng. Điều khác biệt của bánh cuốn nóng Cao Bằng là chiếc bánh tráng xong, cuốn lại gọn và đẹp mắt, không phải ăn với nước mắm pha chua ngọt như ta thường thấy, mà sẽ được thả vào một bát nước hầm xương nóng sốt, ăn kèm với chả lụa, chả cây. Bát nước canh múc ra cho thêm một thìa thịt băm, tiêu và thêm một ít rau mùi, hành; tùy theo khẩu vị, người ăn có thể cho thêm ớt ngâm mắc mật, mắm, chanh… sau đó thả bánh vào ăn nóng.
Để cho hương vị đậm đà và độc đáo hơn, bánh cuốn nóng Cao Bằng thường được ăn chung với quả mắc mật muối chua. Cắn một miếng bánh cuốn tráng trứng thơm lừng, thêm vào miệng một miếng chả lụa béo ngậy, húp thêm ngụm nước dùng nóng hổi, rồi nhấp nhẹ một quả mắc mật vàng um vị chua chua. Các hương vị ngọt, béo, thơm, cay, chua… hòa quyện với nhau, quả là một món ăn khó có thể quên.
Đặc biệt, khi thưởng thức bánh cuốn Cao Bằng không được vội, người tráng bánh tay thoăn thoắt phục vụ từ 3 – 4 khách một lúc, nhưng người ăn thì cứ từ từ, một phần do nước canh nóng, phần thì chờ đến lượt. Khách đến trước ăn trước, khách đến sau ăn sau; nếu có trẻ nhỏ thì nhường cho ăn trước. Không có khách, người bán rút củi bớt khỏi lò, không tráng vì bánh cuốn phải ăn nóng mới ngon. Có người thích xắn miếng ngay trong đĩa, thả dần vào canh ăn như bánh cuốn chấm dưới xuôi, thường người ta thả bánh cuốn ăn ngay trong bát, có thể dùng thìa ăn, hoặc gắp bằng đũa; có người lại thích ăn bánh không có nhân thịt..
Ở Cao Bằng, bánh cuốn là hàng quà phổ biến đến mức, ra đường bất cứ giờ nào trong ngày cũng đều thấy bánh cuốn, đặc biệt là buổi sáng. Vào mùa Đông, món này lại còn trở nên tuyệt hảo hơn. Hầu như ai cũng ăn sáng bằng bánh cuốn, từ con nít, người trẻ đến người già. Những hàng bánh cuốn ở Cao Bằng thường “quảng cáo” bằng một cái bảng gỗ sơ sài “Bánh cuốn” và bạn sẽ tìm mỏi mắt không thấy cô hàng bán bánh ngồi ở đâu. Thì ra, khác với thành phố, hàng bánh ở đây nằm hẳn trong nhà, cô bán hàng ngồi cạnh cái nồi đổ bánh, gia vị, giò chả, chén đũa bày trên một cái bàn dài bằng gỗ, xung quanh kê một, hai cái ghế băng thấp thấp, thực khách cứ thế xì xụp vừa thổi vừa ăn.
Dẫu không phải là một miền đất có nền văn hóa ẩm thực cầu kỳ và nổi tiếng, Cao Bằng vẫn mang trong mình những nét riêng, tuy nhỏ bé giản đơn nhưng cũng thật độc đáo và riêng biệt. Và món bánh cuốn nóng chính là một trong những nét độc đáo chỉ riêng có ở Cao Bằng. Nếu có dịp đến đây, đừng quên thưởng thức một lần bạn nhé!
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Thuyết Minh Về Một Lễ Hội Ở Cao Bằng – Mẫu 7
Lễ hội Thanh Minh là một trong những sự kiện văn hoá lâu đời của người đồng bao ở vùng đất Cao Bằng. Đón đọc bài thuyết minh về một lễ hội ở Cao Bằng dưới đây để cùng tìm hiểu về tiết thanh minh ở vùng cao.
Cao Bằng không chỉ nổi tiếng là cái nôi của cách mạng, với bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, truyền thống gắn bó nghĩa tình trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ. Mà thêm vào đó với sự đa dạng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nơi đây cũng nổi tiếng với hàng loạt các lễ hội truyền thống của nhiều dân tộc khác nhau như lễ hội Lồng tổng, Lễ hội Nàng Hai, lễ hội Pháo Hoa,…
Đặc biệt vào mùa xuân “Thanh minh trong tiết tháng ba/Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh” thì có lễ hội Thanh Minh một ngày hội lớn và quan trọng bậc nhất của người Nùng, được tổ chức linh đình có thể sánh ngang với Tết Nguyên Đán của người Kinh.
Tiết Thanh Minh có lẽ không phải là một ngày lễ tết riêng biệt của người dân tộc Nùng An tại Phúc Sen, Cao Bằng, thế nhưng chỉ có người dân ở nơi đây mới có tục lệ tổ chức ngày này thành một lễ hội lớn mang tên là lễ hội Thanh Minh, với nhiều nghi thức nghi lễ, các hoạt động vui chơi linh đình chẳng khác gì ngày Tết dưới miền xuôi, tạo nên một dấu ấn đặc trưng trong phong tục truyền thống của người Nùng.
Không ai biết được rằng lễ hội Thanh Minh đã có từ bao giờ, chỉ biết rằng đây là một phong tục đã có từ rất lâu đời và được người dân bản xứ xem là một nét đẹp truyền thống không thể thiếu của cộng đồng, được tổ chức đều đặn vào ngày 8/3 âm lịch hàng năm, náo nhiệt nhất là tại Phúc Sen, Quảng Uyên, Cao Bằng. Tương truyền lễ hội Thanh Minh của người Nùng bắt nguồn từ một câu chuyện tình yêu cảm động khi xưa của chàng trai tên Sinh (Thanh) và cô gái tên Mình (Minh), vốn nổi tiếng xinh đẹp và nết na.
Hai người yêu nhau tha thiết và tự nguyện về chung sống với nhau như vợ chồng, dù chưa được cưới hỏi, cùng lúc đó trong vùng có một tên quan tham vì ham muốn sắc đẹp của nàng Mình mà dùng mọi thủ đoạn khiến cặp đôi trẻ tuổi gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Cuối cùng vì đau đớn và tủi nhục quá nên hai người đã quyết định cùng quyên sinh để nối tiếp tình duyên dưới suối vàng.
Chỗ hai người trầm mình là một khe sâu có nước chảy ra trong vắt, kể từ đó bỗng tuôn trào thành một dòng suối dồi dào, nước đi đến đâu cây cối, muôn vật xanh tươi đến đấy, đời sống nhân dân trong bản làng trở nên sung túc, tốt đẹp hơn bao giờ hết.
Chính vì vậy người ta tin rằng cái chết để giữ trọn tình yêu chung thủy của nàng Mình, chàng Sình đã cảm động trời đất, để cho họ được vĩnh viễn bên nhau cùng phù hộ, độ trì, quanh quẩn bên mảnh đất quê hương. Người dân vì cảm động trước tình cảm sắt son của đôi lứa cũng như biết ơn hai người họ nên đã tổ chức lễ hội Sinh Mình (Thanh Minh) để tưởng nhớ, mong cho cặp đôi được đoàn tụ, không chia lìa đồng thời phù hộ, độ trì cho bản làng được ấm no, yên vui.
Cho đến ngày hôm nay lễ hội Thanh Minh không chỉ là để ca ngợi tình yêu chung thủy, trong sáng đôi trai gái Sinh Mình, mà còn có ý nghĩa cầu chúc cho mùa màng bội thu, đời sống được sung túc, vui vầy, đồng thời tỏ lòng biết ơn tổ tiên, cha ông, những người đã khuất đã phù hộ cho gia đình trong năm vừa qua. Những đôi trai gái yêu nhau thì cầu chúc được một tình yêu bền chặt, một cuộc sống bình dị, giản đơn mà hạnh phúc.
Cũng như nhiều lễ hội truyền thống khác, lễ hội Thanh Minh cũng được chia làm hai phần là phần lễ và phần hội. Trong đó phần lễ được tổ chức một cách cẩn thận, chu đáo, thể hiện tấm lòng thành kính thiêng liêng với các vị thần linh, tổ tiên và tấm lòng tiếc thương với những người đã khuất. Mâm cỗ cúng được chuẩn bị chu đáo với các món ăn truyền thống của người Nùng An bao gồm heo quay nguyên con, xôi ba màu (hoặc xôi 5 màu, bảy màu), bánh trôi, gà luộc, trứng luộc, cá chiên, hoa quả, rượu ngon, giấy tiền vàng mã,… Lễ cúng được tổ chức tại miếu Thổ Công của xã Phúc Sen do một người có vai vế và tiếng tăm bậc nhất trong làng đứng ra làm lễ.
Những gia đình tham gia nghi lễ đều phải mang theo một mâm cỗ nhỏ để tỏ lòng thành kính với bề trên, cầu chúc cho gia đình mình năm mới làm ăn được may mắn, ấm no, hạnh phúc. Bên cạnh việc làm lễ cúng tưởng niệm đôi trai gái Sinh Mình, thì người ta còn làm lễ tạ ơn các vị thần Thổ Công, Thần Nông, để cầu mong cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Sau khi kết thúc phần lễ trong miếu, người ta lại tiếp tục làm lễ ở khe nước nơi đôi trai gái Sinh Mình đã quyên sinh, không chỉ cầu chúc cho họ mãi mãi bên nhau mà các cặp đôi trẻ còn cầu mong được họ phù hộ cho có một tình yêu trong sáng, thủy chung, một cuộc đời hạnh phúc, gắn bó bên nhau.
Hết phần lễ trang trọng, thiêng liêng là đến phần hội sôi nổi, rộn rã với đủ các hoạt động vui chơi ăn uống linh đình. Một số các trò chơi dân gian có thể kể đến như là lẩy cỏ, tung còn, cà kheo, đi gậy,… Bên cạnh đó còn có những tiết mục văn nghệ đặc sắc, những câu hát giao duyên của các đôi trai gái “Hoa guột nở bên đường xanh biếc/ Ta đây định vài lời chào trước/ Chẳng biết bạn có đáp lời hay không/ Hay bạn muốn để ta phải chào suông…”, rồi cũng từ đó biết bao cặp nam thanh nữ tú được người đi trước phù hộ mà phải lòng nhau rồi nên duyên vợ chồng.
Lễ hội Thanh Minh là một trong những nét đẹp trong phong tục văn hóa truyền thống của người Nùng An tại Cao Bằng, góp phần tô thêm một mảng màu rực rỡ vào bức tranh văn hóa đa đa dạng và phong phú của cộng đồng các dân tộc miền núi cũng như trong nền văn hóa truyền thống Việt Nam. Ngày hôm nay chúng ta cần phải có ý thức giữ gìn và trân trọng những vẻ đẹp này, những vẻ đẹp làm nên một đất nước không chỉ giàu có về tài nguyên thiên nhiên mà còn giàu có cả về nền văn hóa dân tộc đa sắc, đa màu.
Bên cạnh văn mẫu thuyết minh về Cao Bằng, gợi ý cho bạn 💧 Thuyết Minh Về Bắc Kạn 💧 14 Bài Giới Thiệu Bắc Kạn Hay
Thuyết Minh Về Lễ Hội Đền Kỳ Sầm Cao Bằng – Mẫu 8
Tham khảo bài thuyết minh về lễ hội đền Kỳ Sầm Cao Bằng với những thông tin thú vị chia sẻ về một nét văn hoá truyền thống và tâm linh của người dân nơi đây.
Cao Bằng với phong cảnh núi non hùng vĩ gắn liền với các di tích lịch sử: suối Lê Nin, Hang Pác Bó, núi Các Mác, thác Bản Giốc,… Ngoài ra, Du lịch Cao Bằng du khách còn có cơ hội hòa mình vào không khí của các lễ hội vừa trang nghiêm nhưng không kém phần sôi động như lễ hội đền Kỳ Sâm được tổ chức vào mỗi dịp đầu xuân.
Hằng năm, cứ vào ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch, người dân trong tỉnh lại nô nức trẩy hội Đền Kỳ Sầm – nơi thờ vị anh hùng dân tộc Nùng Trí Cao. Hội Kỳ Sầm cũng là một trong số những lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng.
Đền Kỳ Sầm thuộc Bản Ngần, xã Vĩnh Quang, thành phố Cao Bằng. Hội Đền Kỳ Sầm – lễ hội cúng thần, cúng Phật, cầu phúc, cầu may, tưởng nhớ thánh nhân Nùng Trí Cao – người đã có công đấu tranh bảo vệ quê hương đất nước và nhân dân trong vùng. Ngay từ đêm mồng 9, người dân đã nô nức kéo về Đền Kỳ Sầm để tham gia nghi lễ dâng hương Nùng Trí Cao.
Đền Kỳ Sầm được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia từ năm 1993. Trải qua nhiều thế hệ, truyền thuyết về Khâu Sầm Đại Vương Nùng Trí Cao đã đi sâu vào tâm linh và để lại dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Lễ hội Đền Kỳ Sầm là một trong các lễ hội lớn của tỉnh, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến trẩy hội, vui xuân. Lễ hội được tổ chức với phần lễ và phần hội. Phần lễ được thực hiện từ tối mùng 9 âm lịch với các nghi lễ truyền thống được khôi phục lại gần giống thời xa xưa. Ngày hội mùng 10 âm lịch hằng năm là dịp để du khách đến dự hội, cầu lộc, cầu tài. Đến lễ hội, du khách được tham gia nhiều trò chơi dân gian: cờ tướng, tung còn, đu tre, đi cà kheo, bịt mắt đập bóng…
Lễ hội cũng là dịp để mọi người đi vãn cảnh và hái lộc đầu xuân. Ở nhiều địa phương khác trong tỉnh nhân dân cũng lập đền thờ ông.
Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Cao Bằng – Mẫu 9
Để giúp các em học sinh hoàn thành tốt đề văn thuyết minh về di tích lịch sử Cao Bằng, gợi ý một chủ đề hay với bài văn mẫu thuyết minh về di tích Pác Pó dưới đây:
Nói đến Pác Bó là nói đến một trong những địa danh lịch sử gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại. Ngày 28-1-1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, đồng chí Nguyễn Ái Quốc quyết định trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Sau khi phân tích kỹ tình hình, phong trào cách mạng ở Việt Nam, theo dõi sát phong trào, Người đã chọn Pác Bó, Cao Bằng làm nơi đặt chân đầu tiên. Sau 20 ngày sống trong một gia đình dân tộc, ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc vào ở và làm việc trong hang Cốc Bó. Tại đây, Người đã tự tay khắc lên vách đá ghi lại thời gian lịch sử này. Ở giữa hang Cốc Bó có một nhũ đá cao, Nguyễn Ái Quốc đã chọn và tạc lên đây bức tượng Các Mác- người thầy vĩ đại của cách mạng vô sản thế giới. Nguyễn Ái Quốc còn đặt tên một ngọn núi ở Pác Bó là núi Các Mác.
Một dòng suối chảy từ chân núi ôm vòng quanh núi Các Mác mà đồng bào dân tộc nơi đây gọi là suối Giàng (Suối Trời) Nguyễn Ái Quốc đặt tên là suối Lê Nin. Suối Lê Nin, núi Các Mác là nơi có kỷ niệm rất sâu sắc trong thời kỳ Nguyễn Ái Quốc sống ở đây, như lời thơ của Người:
Non xa xa, nước xa xa,Nào phải thênh thang mới gọi là,Đây suối Lên Ni, kia núi Mác,Hai tay xây dựng một sơn hà.
Bên dòng suối Lê Nin, dưới bóng cây si um tùm, Nguyễn Ái Quốc đã cùng với anh em đặt một bộ bàn ghế bằng những viên đá ghép lại. Tại đây Người thường ngồi làm việc trong những hôm đẹp trời, viết nhiều tài liệu quan trọng huấn luyện cán bộ, nơi Người dịch cuốn Lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô. Bộ bàn ghế đá cũng đã được ghi vào lịch sử bằng chính bài thơ Người viết:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàngBàn đá chông chênh dịch sử ĐảngCuộc đời cách mạng thật là sang.
Trong thời gian sống và làm việc tại Pác Bó, Nguyễn Ái Quốc đã tới nhiều nơi ở Cao Bằng và nhiều lần sang Trung Quốc bắt liên lạc với các lực lượng cách mạng Việt Nam và đồng minh. Trong một chuyến đi Người đã bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trái phép từ ngày 29-8-1942 đến ngày 10-9-1943, qua nhiều nhà giam thuộc tỉnh Quảng Tây. Sau khi được trả tự do, Nguyễn Ái Quốc lại trở về Pác Bó tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng.
Hãy về thăm Khu Di tích Pác Bó để tìm hiểu sâu sắc thêm vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn chính nơi đây làm nơi đặt chân đầu tiên của mình sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước và là nơi Người đặt đại bản doanh của cách mạng Việt Nam trong những năm 1941- 1945.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Cao Bằng – Mẫu 10
Cao Bằng cũng là một trong những trung tâm du lịch của vùng trung du miền núi Bắc Bộ, chính vì vậy khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Cao Bằng các em học sinh sẽ có nhiều lựa chọn. Tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về danh lam thắng cảnh Cao Bằng giới thiệu di tích lịch sử Pác Bó như sau:
Địa danh Pác Bó – Cao Bằng được Nhà nước công nhận là Khu di tích ngày 21 – 1 1975, sau này đến ngày 10 – 5 – 2012,đây được công nhận là Khu di tích Quốc gia đặc biệt. Nơi đây đã xuất hiện trong một số tác phẩm văn chương của Bác Hồ như bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, bởi đó chính là nơi hoạt động cách mạng đầu tiên của Bác, là cơ sở cách mạng đầu tiên và chiến khu đầu tiên của lực lượng kháng chiến.
Di tích lịch sử Pác Bó – Cao Bằng nằm trên địa bàn thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng – một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc nước ta, từ thành phố Cao Bằng phải đi quãng đường khoảng 50km mới tới được hang, nơi đây sát với biên giới với Trung Quốc, cũng là mốc km đầu tiên của con đường huyết mạch Hồ Chí Minh.
Khu di tích bao gồm nhiều địa điểm gắn với thời kỳ cách mạng của Việt Nam và cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1941 – 1945. Nổi bật nhất trong khu di tích chính là hang Pác Bó, nơi Bác đã sống và làm việc, mỗi khi du khách lên tham quan khu di tích đều không thể bỏ qua địa điểm này. Đây thực chất là một hang động tự nhiên, được hình thành qua quá trình xói mòn tự nhiên lâu năm của các dòng chảy ngầm trên bề mặt núi đá vôi.
Theo tiếng Tày, “Pác Bó” có nghĩa là “nơi đầu nguồn”, với vị trí đầu nguồn nên hang này đã được đặt tên là “Pác Bó”. Khu di tích nằm giữa những cánh rừng già của núi rừng đại ngàn Việt Bắc, xung quanh có những bản làng của người dân tộc thiểu số, Bác Hồ đã chọn lựa nơi đây làm căn cứ hoạt động cách mạng đầu tiên của mình sau khi trở về nước.
Hang rộng khoảng 80m2, cửa hang chỉ đủ một người đi qua, hiện trong hang vẫn còn di tích bộ bàn ghế đá mà Bác đã dùng ngồi làm việc, ngoài ra, Bác còn làm việc tại một số hang như Lũng Lạn, Ngườm Vài. Bác Hồ chính là người đặt tên cho con suối trước cửa hang là suối Lê Nin và ngọn núi có hang Pác Bó là núi Các Mác.
Trong khoảng thời gian sống và làm việc tại hang, Bác thường ra sông câu cá, đến nay cảnh quan vẫn còn tương đối nguyên vẹn. Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng theo kiến trúc nhà sàn dân tộc, nằm trên dãy núi Linh Sơn, ngoài ra, còn có các công trình nhà trưng bày lưu niệm, nhà tiếp đón khách tham quan và du lịch.
Cụm di tích Kim Đồng bao gồm mộ Kim Đồng nằm dưới chân núi Tèo Lài, bên cạnh là mộ mẹ của Kim Đồng, phía sau có tượng đài Kim Đồng và bức tượng thể hiện 14 mùa xuân của Kim Đồng. Cụm di tích Khuổi Nặm có lán Khuổi Nặm là nơi Bác ở lâu nhất, nơi đây nằm ngay cửa rừng, được che kín từ ngoài nhìn không phát hiện ra. Khu di tích Pác Bó – Cao Bằng không chỉ có ý nghĩa du lịch tham quan mà chính những giá trị lịch sử đã mang lại giá trị tham quan cho địa danh này.
Đến với khu di tích, mọi người được tìm hiểu về cuộc đời và hoạt động của Bác Hồ những năm đầu cách mạng, cảm nhận được khí thế kháng chiến, tinh thần yêu nước của quân và dân ta. Chính từ nơi đây đã khởi nguồn cho Bác con đường cách mạng lý tưởng và đúng đắn, khơi dựng lên phong trào cách mạng đầy lớn mạnh và từng bước đánh đuổi thực dân Pháp. Sự tồn tại của khu di tích là minh chứng rõ ràng và cụ thể nhất cho những năm tháng gian khổ, khẳng định truyền thống cách mạng của dân tộc ta.
Ngày nay, địa danh Pác Bó – Cao Bằng là một tài sản lịch sử, văn hóa vô giá đối với đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng nói riêng và của cả nước nói chung. Gìn giữ và bảo tồn khu di tích chính là bảo tồn những giá trị lịch sử của dân tộc, phát huy truyền thống yêu nước cho thế hệ con cháu mai sau.
Tiếp theo văn mẫu thuyết minh về Cao Bằng, giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Hồ Ba Bể 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Văn Mẫu Giới Thiệu Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Cao Bằng Ngắn Hay – Mẫu 11
Bài văn mẫu giới thiệu về danh lam thắng cảnh ở Cao Bằng ngắn hay thuyết minh về cụm di tích lịch sử suối Lê Nin – hang Pác Bó dưới đây sẽ giúp các em học sinh ôn tập và chuẩn bị tốt cho bài viết trên lớp.
Cụm di tích lịch sử suối Lê Nin – hang Pác Bó ở Cao Bằng là một địa điểm du lịch được rất nhiều du khách gần xa yêu mến. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn để sinh sống và làm việc sau khi trở về nước. Cách thành phố Cao Bằng 52 km về phía Bắc là Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó thuộc địa phận xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Pác Bó – tiếng Tày-Nùng có nghĩa là “đầu nguồn”, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt bước chân đầu tiên trở về Tổ quốc sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Trong những ngày sống và làm việc tại đây, dấu chân Bác đã in khắp chốn. Suối Lê Nin trong vắt như một dải lụa uốn lượn dưới chân núi Các Mác hùng vĩ. Dòng suối hiền hòa xanh màu ngọc bích tuôn chảy từ đầu nguồn Pác Bó được người dân bản địa gọi là suối Giàng hay Dòng Trừng.
Du khách ấn tượng với hang Pác Bó (còn gọi là hang Cốc Bó), nơi tấm phản gỗ Bác nằm nghỉ còn đó với bếp lửa sưởi ấm hang lạnh hay bàn đá nơi Bác ngồi làm việc, tảng đá Bác ngồi câu cá… Hang có diện tích 80m2, cửa hang chỉ vừa cho một người đi vào. Ngay cửa hang có dòng chữ 8/2/1941 do chính tay Bác khắc lên để đánh dấu mốc thời gian Bác đến đây sinh sống.
Đến với nơi đây, du khách không chỉ có cơ hội tìm hiểu một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam mà còn được dịp chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, ban đầu Người định chọn về nước theo 3 hướng, hướng thứ 1 là hướng Lào Cai, hướng thứ 2 là hướng Đồng Đăng – Lạng Sơn và hướng thứ 3 là hướng Cao Bằng.
Vào cuối năm 1940, Trung ương Đảng đã cử 3 đồng chí là các đồng chí Phùng chí Kiên, Hoàng Văn Thụ và Đặng Văn Cát lên Cao Bằng kiểm tra phong trào cách mạng ra nước ngoài báo cáo và đón Bác trở về. Ngày sau khi nghe đồng chí Hoàng Văn Thụ báo cáo tình hình quốc tế trong nước cũng như phong trào cách mạng ở Cao Bằng, đặc biệt là núi rừng ở Pác Bó, Bác đã đưa ra nhận định: căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng ta… Và từ nhận định quan trọng này, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã quyết định chọn Pác Bó Cao Bằng làm nơi đầu tiên để trở về, trực tiếp chèo lái con thuyền Việt Nam. Đối với Bác thì Pác Bó thuận đường tiến, tiện đường lui của Người.
Đến với Pác Bó, du khách còn có thể mua sắm sản vật của địa phương tại các gian hàng của người dân bản địa. Các sản vật mang đậm đà hương sắc của miền non nước Cao Bằng như: bánh khảo, nấm hương, miến dong, măng khô, rau ngót rừng…Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ cùng các điểm di tích mang đậm dấu ấn lịch sử, Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó là niềm tự hào của bao thế hệ người dân nơi đây.
Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, cùng các điểm di tích mang đậm dấu ấn lịch sử, Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó là niềm tự hào của bao thế hệ người dân nơi đây nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Chính quyền và ngành du lịch địa phương đang từng bước triển khai những công việc cụ thể để Pác Bó để trở thành điểm đến phục vụ tốt hơn du khách gần xa.
Khám phá thêm 🌟 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Pác Bó 🌟 15 Bài Hay Nhất
Giới Thiệu Về Non Nước Cao Bằng – Mẫu 12
Đón đọc bài giới thiệu về non nước Cao Bằng để cùng trải nghiệm một không gian gần gũi với thiên nhiên và mang đến cho du khách cảm giác thảnh thơi, yên bình qua những câu văn thuyết minh sinh động.
Cuộc sống dân giã yên bình quyện cùng trời mây non nước ở đây khiến người ta như sống chậm lại, lắng dịu tâm hồn để tận hưởng những phút giây thanh thản hiếm hoi. Là tỉnh miền núi biên giới phía Đông Bắc Việt Nam, Cao Bằng có vẻ đẹp thiên nhiên dịu dàng và phong phú, nhiều di tích lịch sử nổi tiếng và những nét sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc.
Đến Cao Bằng, cảm nhận ban đầu của du khách là sự dễ chịu và khoan khoái trước cảnh vật hiền hòa tươi mắt. Buổi sáng sớm, cảnh vật vẫn trong sương giăng càng dễ làm cho ta cảm giác bâng lâng đến lạ lùng. Trải rộng tầm mắt, non nước Cao Bằng như một bức tranh thủy mặc khổng lồ của một họa sĩ thiên nhiên với nét bút khoáng đạt với núi, sông, với hồ, thác và những con suối uốn lượn hiền hòa.
Nơi dừng đầu tiên là Điểm ngắm cảnh đèo Mã Phục và Mắt thần Núi ở huyện Trà Lĩnh. Đèo Mã Phục dài khoảng 3,5 km là con đèo đẹp nhất ở Cao Bằng còn Mắt Thần Núi thực ra là một hang thủng hình tròn đường kính 50 mét ở ngang lưng núi cao gần đó. Vào khoảng thế kỷ 11 có người anh hùng Nùng Trí Cao trong lần đánh trận trở về khi đi ngang qua nơi này thấy ở phía xa có các nàng tiên mời chào nghỉ ngơi.
Dù cả người lẫn ngựa đều mệt nhoài nhưng chàng vẫn không dừng bước. Đi đến đoạn đường đèo hiểm trở án ngữ con ngựa của Nùng Trí Cao đã khuỵu xuống vì kiệt sức. Từ đó, địa điểm này gọi là Mã Phục (ngựa nằm, quỳ). Với cung đèo uốn lượn rất đẹp, có 7 tầng du khách có thể chụp ảnh ham quan và phóng tầm mắt chiêm ngưỡng toàn cảnh. Dưới chân núi Mắt thần là một hồ Nặm Trá có thác nước tuôn ào ào, đổ xuống dòng suối trong bao quanh bởi những ruộng lúa, nương ngô xanh mướt xen lẫn là thảm hoa cỏ dại trắng, tím vàng đỏ vô cùng đẹp mắt.
Rời Trà Lĩnh, qua tuyến đường đèo uốn lượn theo triền núi đá vôi, du khách đến Trùng Khánh tham quan thác Bản Giốc – tuyệt tác thiên nhiên đã ưu ái ban tặng Cao Bằng. Đây là thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên đường biên giới các quốc gia. Nằm sát đường biên giới Việt Trung, dòng sông Quây Sơn hiền hòa uốn lượn qua những cánh đồng lúa, rồi bất chợt đổ xuống thành thác từ độ cao khoảng 40 mét, qua nhiều bậc đá vôi tạo thành màn bụi nước trắng xóa, nhìn từ xa như những dải lụa trắng mềm mại. Ánh nắng mặt trời xuyên qua làn hơi nứơc tạo thành cầu vồng lung linh huyền ảo.
Xuôi dòng Quây Sơn theo đường đèo khoảng 3km là động Ngườm Ngao, một trong những hang động đẹp nhất nước bởi hệ thống nhũ đá, măng đá tạo nên những khung cảnh sinh động vô cùng kỳ thú. Nếu thong dong, du khách có thể vãn cảnh chùa Phật tích Trúc Lâm và những điểm di sản lý thú như Đại dương cổ và Lục địa cổ gần đó.
Theo đường tỉnh lộ 206, khoảng 4km, đi qua con suối nhỏ du khách sẽ ghé thăm làng đá cổ Khuổi Kỵ của người Tày ở huyện Trùng Khánh. Nơi đây nổi tiếng với những ngôi nhà sàn làm bằng đá từ thời nhà Mạc (thế kỷ 17). Giữa không gian bao la trùng điệp, những ngôi nhà đá vững chãi, bền bỉ chở che những cư dân hiền lành miền sơn cước. Hiện nay, làng Khuổi Kỵ có 16 homestay phục vụ du khách trong nước và quốc tế khám phá thiên nhiên, văn hóa bản địa.
Tiếp cuộc hành trình, du khách thăm làng rèn Phúc Sen ở huyện Quảng Uyên. Sản phẩm của làng nổi tiếng bởi độ sắc và bền hơn là hình thức. Đến đây, du khách còn được trải nghiệm du lịch cộng đồng bản Pắc Rằng, nơi có mỏ nước không bao giờ can với cánh rừng nguyên sinh, cảnh quan thanh bình. Giữa khung cảnh núi non hùng vĩ, bản Phia Thắp bình yên và đẹp đến nao lòng. Khoảng 50 nóc nhà sàn của bà con người Nùng sống tụ hợp dưới chân núi Phà Hùng, xung quanh là những ruộng lúa ngô trù phú.
Rời bản Phia Thắp về thành phố Cao Bằng cũng là lúc trời nhá nhem tối, làn khói lam chiều từ các nếp nhà sàn nhẹ nhàng quyện cùng mây trời non nước dường như muốn níu giữ du khách, mời gọi khám phá những giá trị tiềm ẩn về tự nhiên và văn hóa của ở miền sơn cước này.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Giới Thiệu Về Công Viên Địa Chất Non Nước Cao Bằng – Mẫu 13
Bài văn thuyết minh giới thiệu về công viên địa chất Non Nước Cao Bằng dưới đây sẽ đưa bạn đọc khám phá những giá trị và đặc trưng phong phú về tự nhiên của khu vực.
Công viên địa chất (CVĐC) non nước Cao Bằng có diện tích hơn 3.275 km2 (chiếm gần một nửa diện tích của tỉnh Cao Bằng), bao gồm 6 huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và một phần diện tích của 3 huyện Hòa An, Nguyên Bình và Thạch An. CVĐC là nơi minh chứng cho lịch sử phát triển địa chất phức tạp kéo dài lên đến hơn 500 triệu năm ở vùng đất này. Nơi đây có nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng trong nước và quốc tế. Ngày 12/4/2018, UNESCO đã chính thức công nhận CVĐC Non nước Cao Bằng là Công viên địa chất toàn cầu.
Đây là nơi sinh sống của 8 dân tộc anh em, như: Tày, Nùng, H’Mông, Kinh, Dao, Sán Chay (Sán Chỉ), Hoa, Lô Lô. Nơi đây còn được xem là một trong những nơi được người tiền sử ngụ cư sớm nhất ở Việt Nam, và là cái nôi của cách mạng Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngoài ra còn nhiều di tích văn hóa, lịch sử, khảo cổ, đa dạng sinh học, cùng hàng trăm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khác.
CVĐC Non nước Cao Bằng là một vùng đất hiếm có ở Việt Nam để du khách có thể tìm hiểu lịch sử của trái đất qua các dấu tích. Các hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản…, đặc biệt là các cảnh quan đá vôi, là những minh chứng tuyệt vời cho sự tiến hóa và thay đổi của trái đất.
Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện, đánh giá và đề xuất xếp hạng trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo với các dạng địa hình, cảnh quan đá vôi phong phú, đa dạng (như các tháp đá, nón, thung lũng, hang động, hệ thống sông hồ, hang ngầm…) phản ánh một chu kỳ tiến hóa karst hoàn chỉnh ở vùng nhiệt đới bắc Việt Nam. Thêm vào đó là rất nhiều kiểu loại di sản địa chất khác như hóa thạch cổ sinh, ranh giới giữa các phân vị địa chất, đứt gãy, các loại hình khoáng sản hình thành ở vùng đất này. Vùng đất này có bề dày văn hóa, lịch sử với hơn 215 di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng, trong đó có 3 Khu di tích quốc gia đặc biệt, đó là:
Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Pác Bó – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước năm 1941 lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài; Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo – nơi năm 1944 Đại tướng Võ Nguyên Giáp thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay; Khu di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950. Cùng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước và quốc tế như: hang Pác Bó, suối Lê Nin, thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen, vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén…
Theo chủ đề “Hành trình về nguồn cội”, tuyến du lịch cụm phía Bắc tập trung ở huyện Hòa An và Hà Quảng đưa du khách tìm hiểu về miền đất có nhiều giá trị di sản văn hóa – lịch sử tiêu biểu cho truyền thống đấu tranh giữ nước, bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc như: đền vua Lê, đền Dẻ Đoóng, khu di tích lịch sử Kim Đồng, khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó cùng các dấu ấn trong quá trình hoạt động cách mạng từ năm 1941 – 1944 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hành trình về nguồn cội cũng đưa du khách khám phá tiến trình lịch sử phát triển địa chất trên 500 triệu năm của trái đất qua các giá trị di sản địa chất mang giá trị quốc tế tại Cao Bằng. Tại huyện Hà Quảng, các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch cúc đá (nhóm các loài sinh vật biển thân mềm tiến hóa cao nhất, cách đây 66 triệu năm), có giá trị định tuổi các tầng lớp đá chứa chúng và xác định đứt gãy địa tầng. Điểm đặc biệt, hóa thạch cúc đá được chọn vào logo của Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng, làm biểu tượng đại diện cho khoa học về hai cấu trúc diện mạo địa chất điển hình karst trẻ, karst già và cũng là biểu trưng giá trị văn hóa đặc sắc của Cao Bằng.
Đây là chủ đề của tuyến du lịch cụm phía Tây, tập trung ở huyện Nguyên Bình với 16 điểm tham quan. Điểm nhấn của tuyến này là Khu du lịch sinh thái Phia Oắc – Phia Đén, trong đó đỉnh Phia Oắc cao 1.931m được coi là nóc nhà của Cao Bằng. Về địa chất, nơi đây có sự đan xen giữa các loại đá lục nguyên, đá vôi và đá xâm nhập granit, tạo nên các dãy núi đất xen với núi đá. Xưa kia người Pháp đã chọn Phia Oắc – Phia Đén làm nơi nghỉ mát, hiện vẫn còn các dấu tích của các biệt thự, nhà nghỉ của các công chức thời Pháp.
Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén cũng nổi tiếng với các giá trị đa dạng sinh học cùng nhiều hệ sinh thái, giống loài động thực vật đặc hữu, có nhiều loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như: nghiến, bách vàng, hoàng liên chân gà, bảy lá một hoa, vượn cao vít, khỉ mặt đỏ, rắn hổ chúa… Rừng ở đây còn giữ được nhiều nét nguyên sinh, trong đó đặc trưng là các khu rừng lùn. Tham quan tuyến này, du khách còn có thể ghé điểm di sản hóa thạch tại xã Lang Môn, di tích đồn Phai Khắt, làng dệt thổ cẩm in sáp ong của dân tộc Dao Tiền, mỏ thiếc Tĩnh Túc, đồi chè Kolia, trang trại cá hồi…
Tuyến du lịch phía Đông tập trung vào 4 huyện Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh và Hạ Lang, mang đến những trải nghiệm văn hóa bản địa độc đáo của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chay… qua các làng nghề truyền thống, lễ hội dân gian; cũng như những món ăn đậm đà hương vị núi rừng Việt Bắc như xôi trám, thịt nướng 7 vị, phở chua, hạt dẻ Trùng Khánh, bánh cuốn Cao Bằng…
Công viên địa chất non nước Cao Bằng là xứ sở của hang động, có tới 200 hang động, trong đó 50 hang động có thể khai thác du lịch. Đến với “xứ sở thần tiên” này là đến với những hang động lớn có thạch nhũ đá đẹp thuộc loại nhất nhì Việt Nam như động Ngườm Ngao (Trùng Khánh), hang Dơi (Hạ Lang)… hay quần thể hồ – sông hang ngầm Thang Hen (Trà Lĩnh).
Đặc biệt, hành trình này đưa du khách khám phá thác Bản Giốc (Trùng Khánh), được mệnh danh là thác nước lớn và đẹp thứ tư trên thế giới (trong số các thác nước nằm trên đường biên giới giữa hai quốc gia), và là trung tâm của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng còn giữ được cảnh đẹp nguyên sơ và những giá trị địa chất, văn hóa bản địa cốt lõi. Trên tuyến này, du khách cũng sẽ được ngắm các cảnh quan đặc trưng của công viên địa chất toàn cầu như núi Mắt Thần, thác Nặm Trá (Trà Lĩnh)…
Với 3 tuyến du lịch chính này, du khách đến với Cao Bằng sẽ được khám phá toàn cảnh những đặc trưng cơ bản về CVĐC và trải nghiệm văn hóa bản địa. Bên cạnh cảnh quan hữu tình, du khách còn được đến với các làng nghề truyền thống, các lễ hội dân gian, cũng như thưởng thức những món ăn nổi tiếng của người Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ… Cuộc sống dân dã, thanh bình hòa quyện trong khung cảnh trời mây sẽ khiến cho du khách muốn trùng lòng, sống chậm lại để được tận hưởng những giây phút quý giá nơi đây.
Ngoài văn mẫu thuyết minh về Cao Bằng, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Đà Nẵng 🌹 15 Bài Giới Thiệu Đà Nẵng Hay
Thuyết Minh Về Thác Bản Giốc Cao Bằng – Mẫu 14
Bài văn thuyết minh về thác Bản Giốc Cao Bằng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh viết về một trong những địa danh nổi tiếng của Cao Bằng.
Giữa bốn bề núi non hùng vĩ, Thác Bản Giốc hiện ra sừng sững, đẹp như miền cổ tích khiến bất cứ ai khi đến đây cũng không khỏi choáng ngợp. Khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ mà vô cùng thơ mộng, thác nước từ trên cao đổ xuống tựa như dải lụa trắng mềm mại nổi bật trên nền xanh của núi rừng miền biên giới, là niềm tự hào của người Việt Nam, đồng thời là điểm đến mà bất cứ ai cũng phải tới thăm nơi ấy.
Thác Bản Giốc nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy về hướng biên giới hai nước rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại Pò Peo thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Từ xã Ngọc Khê, sông chảy qua các xã Đình Phong, Chí Viễn, khi đến xã Đàm Thuỷ, dòng sông lượn quanh dưới chân núi Cô Muông rồi qua các cánh đồng của Đàm Thuỷ, qua bãi ngô trên bản Giốc, quay trở lại đường biên giới rồi tách ra thành nhiều nhánh. Lòng sông ở đó đột ngột trụt xuống khoảng 35 m, tạo thành thác Bản Giốc. Sau khi đổ xuống chân thác, sông quay hẳn vào lãnh thổ Trung Quốc.
Thác Bản Giốc là thác nước tự nhiên lớn nhất, hùng vĩ nhất khu vực Đông Nam Á. Thác bao gồm cả thác chính và phụ với tổng chiều rộng là 208 m, cao 70 m, chia làm 3 tầng. Chính giữa là dòng chảy chính, nước tuôn ào ạt quanh năm. Xung quanh có vô số dòng chảy phụ. Khối nước lớn đổ xuống qua nhiều tầng đá vôi, tạo thành một màn bụi nước trắng xóa.
Ở giữa dòng chính có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xẻ dòng nước thành 3 luồng như ba dải lụa trắng. Dưới chân thác là mặt sông Quây Sơn phẳng lặng như gương, nước trong xanh soi bóng núi mây trời. Hai bên bờ là ruộng đồng xanh tốt của người Tày, Nùng sinh sống lâu đời ở xóm Bản Giốc. Vẻ đẹp của Thác Bản Giốc được phô bày rõ nhất là vào mùa mưa, khi lưu lượng nước chảy đều cả dòng chính lãn dòng phụ. Đây là thời điểm thác Bản Giốc mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội. Nước thác cuồn cuộn, tung bọt trắng xóa, ngỡ như làn mây trời đang lũ lượt kéo về khi mưa đến. Từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau là mùa khô.
Lúc này, dòng nước hiền hòa và thanh bình hơn, các dòng chảy phụ giảm tốc nhô ra các ghề đá xanh rêu. Lúc này, thác Bản Giốc mang trên mình nét đẹp yên bình, dòng nước xanh trong vắt, lại kết hợp với mùa lúa chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp nối tiếp nhau dưới chân thác tạo nên một khung cảnh không thể lãng mạn hơn, đẹp tựa một bức họa muôn màu.
Thác sở hữu vẻ đẹp hoang sơ nguyên vẹn, là ngọn thác hùng vĩ mà ai đã từng một lần chứng kiến, tận mắt chiêm ngưỡng sẽ nhớ mãi những cảm xúc choáng ngợp, ấn tượng khó có thể diễn tả trước vẻ đẹp mà tạo hóa đã vẽ lên. Nhìn từ xa, thác tựa như những dải lụa trắng vắt ngang lưng đồi. Dưới chân thác Bản Giốc là dòng sông Quây Sơn xanh ngắt, hiền hòa. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt.
Thác Bản Giốc là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng và đẹp nhất nước ta. Thác cũng đã đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội họa và nhiếp ảnh đặc sắc. Ngoài giá trị du lịch và nghệ thuật, thác cũng có tiềm năng thủy điện. Theo thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch của tỉnh Cao Bằng, mỗi năm Việt Nam có khoảng 30.000 người đến thăm Bản Giốc.
Cách thác Bản Giốc khoảng 500m là Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc – ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Ngoài ra, bên cạnh thác còn có các danh thắng khác như hồ Theng, động Ngườm Ngao,.. góp phần tạo nên quang cảnh trang nghiêm, hùng vĩ của thác.
Trong những năm qua, sở du lịch tỉnh Cao Bằng đã đầu tư xây dựng khu du lịch thác Bản Giốc, Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng trở thành khu du lịch trọng điểm, kiểu mẫu về du lịch biên giới, du lịch xanh, du lịch thông minh, là điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Với vẻ đẹp tự nhiên, thuần mĩ, thác Bản Giốc sẽ còn tiếp tục làm say mê lòng người.
Gửi đến bạn 🍃 Thuyết Minh Về Thác Bản Giốc 🍃 14 Bài Giới Thiệu Hay Nhất
Bài Giới Thiệu Về Cao Bằng Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15
Tham khảo bài giới thiệu về Cao Bằng bằng tiếng Anh để trau dồi vốn từ vựng, luyện tập cách sử dụng từ ngữ và viết câu văn thuyết minh đúng ngữ pháp.
Tiếng Anh:
Cao Bang is a mountainous province in the North of the country, with 333,403 km of border with China, complex terrain and rugged mountains, likened to the country’s rooster.
Cao Bang is blessed with many beautiful landscapes and rich caves; lakes, rivers, streams, natural waterfalls are clear and majestic. Cao Bang is also known for famous revolutionary historical sites. Cao Bang is a land with a long revolutionary tradition, the origin of the Vietnamese revolution.
For example, Pac Bo revolutionary historical relic site is located in Truong Ha commune, Ha Quang district. Here, President Ho Chi Minh returned to the country, lived and worked, leading the Vietnamese revolution to gain independence for the nation from 1941 to 1945.
Tiếng Việt:
Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ quốc, có 333,403 km đường biên giới giáp với Trung Quốc, địa hình phức tạp núi non hiểm trở, được ví như phên dậu của đất nước.
Cao Bằng được thiên nhiên ban tặng nhiều phong cảnh đẹp, hang động phong phú; hồ nước, sông suối, thác nước tự nhiên trong xanh, hùng vĩ. Cao Bằng cũng được biết đến với những địa danh lịch sử cách mạng nổi tiếng. Cao Bằng là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, là nơi cội nguồn của cách mạng Việt Nam.
Tiêu biểu như khu di tích lịch sử cách mạng Pác Bó, thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân về nước, sống và làm việc, lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập cho dân tộc từ năm 1941 đến 1945.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Từ khóa » Thuyết Minh Về Một Lễ Hội ở Cao Bằng
-
Thuyết Minh Lễ Hội Truyền Thống ở Tỉnh Cao Bằng (2 Mẫu)
-
Thuyết Minh Về Một Lễ Hội Truyền Thống ở Tỉnh Cao Bằng - Thủ Thuật
-
Thuyết Minh Về Một Lễ Hội Truyền Thống ở Tỉnh Cao Bằng. - Hà Trang
-
Văn Mẫu Lớp 10: Thuyết Minh Về Một Lễ Hội ... - Cẩm Nang Tiếng Anh
-
Văn Mẫu Lớp 10: Thuyết Minh Về Một Lễ Hội Truyền Thống ở ... - Vozz
-
Bài Văn Thuyết Minh Về Một Lễ Hội Truyền Thống ở Tỉnh Cao Bằng Hay ...
-
Thuyết Minh Về Một Lễ Hội Truyền Thống ở Tỉnh Cao Bằng - 123doc
-
5 Lễ Hội Truyền Thống Tại Cao Bằng
-
Thuyết Minh Về Cao Bằng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Cao Bằng Hay
-
Những Lễ Hội Truyền Thống ở Cao Bằng Nức Tiếng Gần Xa
-
Cao Bằng - Lễ Hội Pháo Hoa Quảng Uyên
-
MỘT SỐ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở CAO BẰNG (Triệu Minh Bắc)
-
Lễ Hội đền Kỳ Sầm - Hiệp Hội Lữ Hành Việt Nam
-
Thuyết Minh Về Một Lễ Hội Dân Gian – Văn Mẫu Lớp 9