Thuyết Minh Về Cây Lúa Việt Nam Năm 2021 - Văn Mẫu Lớp 9
Có thể bạn quan tâm
Thuyết minh về cây lúa Việt Nam năm 2023
Bài văn Thuyết minh về cây lúa Việt Nam gồm dàn ý chi tiết, 6 bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.
Đề bài: Thuyết minh về Cây lúa.
Bài văn mẫu 1
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo".
Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu "Người sống về gạo, cá bạo về nước", hay "Em xinh là xinh như cây lúa", v.v..
Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng.
Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng "ngồi" được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó.
Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã "xanh đầu". Mạ cũng có "gan". "Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập "gan" thì dảnh mạ sẽ "chết".
Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay "đứng chân". Cũng như chữ "ngồi" ở trên, chữ "đứng chân" rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã "đứng chân" được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất.
Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách "đẻ nhánh". Nhánh "con" nhánh "cái" thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa "đang thì con gái", thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh.
Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn "tròn mình", "đứng cái" rồi "ôm đòng". Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị "nghẹn". "Nghẹn" là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng...
Ngoài ra cũng có thể bị "ngã", bị "nằm" lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị "ngã" non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa "nằm" dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi "nhe răng cười" ông ạ!
Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên.
Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.
Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước - nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt,hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.
Bài văn mẫu 2
Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơnĐất nước Việt Nam - cái nôi của nền văn minh lúa nước, bên mỗi xóm thôn bản làng, những cánh đồng xanh thẳm trải dài tít tận chân mây như dấu hiệu cho mọi du khách nhận ra đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của con người cùng cây lúa xanh tươi.
Lúa là cách gọi thông thường không biết tự bao giờ trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính trong ươm mầm từ những hạt thóc vàng căng mẩy. Hạt thóc ngâm nước ủ lên mầm gieo xuống lớp bùn sếch sang trở thành những cây mạ xanh non. Sau khi làm đất cày bừa kĩ, mạ non được bó lại như thằng bé lên ba con còn theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu qua bàn tay chăm sóc của người nông dân từng ngày, từng giờ lên xanh tươi tốt thành những ruộng lúa mênh mông bờ nối bờ thăm thẳm.
Lúa được phát triển theo ba giai đoạn chính: Giai đoạn mẹ non, mảnh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo. Những ngày mùa đông buốt giá, gieo mạ rồi để chuẩn bị cho vụ chiêm xuân, chẳng có người nông dân nào không xuýt xoa thương cho đám mạ con phải chịu cảnh rét buốt, thế là bao túi ni lông che kín bốn xung quanh bờ thửa ngăn cho cái rét không làm lạnh chân mạ.
Nắng hửng trời quan, bà già mùa đông mệt mỏi đi nghỉ ngơi nhường chỗ cho chị mùa xuân nhảy múa ca hát cùng lũ chim trên cành, bà con xã viên tưng bừng phấn khởi sau cái tết đón năm mới cùng với mạ non hồi sức vẫn kiên nhẫn vượt qua rét mướt, đã nô nức ra đồng làm việc. Họ đố nhau về bó mạ:
Vừa bằng thằng bé lên ba Thắng lưng con cón chạy ra ngoài đồngThế là người cày người cấy, trâu bò làm bạn với nhà nông, chỉ trong vòng một tuần những cánh đồng đất ải trắng trước đây đã thành những ruộng lúa xanh non. Lúa cứ thế lớn lên dưới bàn tay chăm sóc nâng niu của các bác nông dân, trưởng thành đến thì con gái, đẻ nhánh sinh sôi thành những khóm to chật ruộng. Rì rào rì rào... lúa thì thầm ào ào trong gió như kể chuyện ngàn xưa. Những chiếc lá lúa dài giống hình lưỡi lê nhưng yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay đùa giỡn với gió, sóng lúa nhấp nhô giữa buổi chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị mượt mà. Đó là đề tài quen thuộc của thơ và nhạc du dương:
Việt Nam đất nước quê hương tôi Mía ngọt chè xanh qua những nương đồi Đồng xanh lúa rập rờn biển cả...Chẳng mấy mốc ba tháng nông nhàn đã qua, lúa vào đòng làm hạt, mùi thơm của lúa nếp, của gạo mới thoang thoảng đâu đây. Khắp cánh đồng người ta chỉ thấy một màu vàng rực tươi rói, những bông lúa hạt đều tăm tắp uốn cong như lưỡi câu báo hiệu một mùa vàng bội thu. Ngày mùa cả làng quê toàn màu vàng, ngoài đồng lúa vàng xuộm, dưới sân rơm và thóc vàng ròn, chú cún vàng nhảy nhót lăng xăng như chia sẻ cùng chủ. Ai mà chẳng vui khi thành quả lao động của mình đến ngày được gặt hái.
Cứ thế một hay hai vụ lúa trở thành cây lương thực chính của người nông dân. Vụ chiêm xuân từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5; vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10. Cây lúa đã đem đến cho đất nước một nguồn thu lớn, mỗi hécta cho ba tấn thóc, không chỉ là cung cấp lương thực đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước mà nó còn là nguồn xuất khẩu gạo. Chúng ta tự hào có những cánh đồng lúa thóc quê hương như cánh đồng năm tấn ở Thái Bình, Đồng Tháp Mười ở đồng bằng Sông Cửu Long.
Năm tháng trôi qua bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam đi dần vào xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển đất nước chẳng thế mà nó được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật quý.
Bài văn mẫu 3
Ông cha ta xưa đã từng có câu:
Trời mưa cho lúa thêm bông
Cho đồng thêm cá, cho sông thêm thuyền
Là một nước có nền văn hóa nông nghiệp, nên lúa nước là một loài cây vô cùng quan trọng đối với nhân dân ta. Cây lúa gắn bó, gần gũi với đời sống nhân dân hàng ngày, nhưng không phải ai cũng hiểu hết về giá trị, ý nghĩa của nó.
Cùng với ngô, sắn, khoai tây và lúa mì, lúa là một trong năm loại lương thực chính của thế giới. Có nhiều giả thuyết cho rằng, lúa châu Á có nguồn gốc tổ tiên là loài cây hoang dại, có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á. Bởi vậy, Việt Nam ta chính là một trong những nơi đầu tiên có lúa trên trái đất. Ngoài ra giống lúa châu Phi, được thuần hóa từ 3500 năm trước công nguyên. Còn riêng cây lúa đối với Việt Nam đã xuất hiện từ thời văn hóa Phùng Nguyên khoảng 3500 – 2500 TCN, vào khoảng thời gian này người ta đã tìm thấy công cụ trồng lúa nước. Đến thời đại Văn Lang Âu Lạc thì nền nông nghiệp lúa nước của ta đã phát triển rực rỡ.
Lúa là loài thực vật nhóm cỏ, đã được con người thuần dưỡng hàng nghìn năm nay. Lúa có độ cao từ từ 60 – 80 cm, thân từ 2 – 3cm, lá lúa dẹt, mỏng và dài. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau lúa sẽ có màu sắc lá thay đổi. Lúa là loại dễ chùm, thường được trồng ở những vùng nước, ngoài ra cũng có loại lúa trồng cạn, nhưng loại này ít phổ biến hơn. Lúa cần ngập một phần trong nước để đảm bảo luôn có lượng nước cần thiết cho chúng phát triển và hạn chế sự phát triển các loài cỏ dại. Ngoài ra ở một số vùng nước cao cây lúa có thể cao từ 1m đến 1m8, loại này được gọi là lúa nổi, thân chúng dài như vậy để tránh úng nước, dẫn đến thối, hỏng. Lúa không cần các loài côn trùng, hay các tác nhân như gió để thụ phấn, mà chúng là loại tự thụ phấn, sau khi thụ phấn phôi nhũ phát triển thành hạt, chất tinh bột từ dạng lỏng, qua thời gian sẽ đông đặc lại và có màu trắng sữa, khi đó chúng đã trở thành hạt gạo, chờ ngày chín để gặt đem về. Lúa được chia làm hai loại: lúa nếp và lúa tẻ. Lúa nếp có mùi thơm hơn, thường để đồ xôi, làm bánh; còn lúa tẻ là cây lương thực chính hàng ngày của người dân Việt Nam. Trong lúa tẻ lại được chia làm nhiều tiểu loại, với từng đặc trưng riêng.
Cây lúa có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Là loại lương thực phổ biến ở các nước châu Á, duy trì sự sống, sinh trưởng của con người. Dù trong những bữa cơm đơn sơ, đạm bạc hay cầu kì đắt đỏ cũng không thể thiếu đi bát cơm trắng, thơm, dẻo ngọt. Không chỉ vậy, lúa con là loại lương thực xuất khẩu chủ lực của một số nước như: Thái Lan, Việt Nam,… đem lại nguồn ngoại tệ lớn. Cây lúa không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người, mà trở thành mặt hàng xuất khẩu, đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân, cho đất nước.
Không chỉ vậy, mọi bộn phận của lúa đều được tận dụng, thân của chúng sau khi gặt về cho trâu bò ăn hoặc làm chất đốt. Vỏ trấu dùng làm chất đốt thay củi. Như vậy, có thể thấy, ở nông thôn cây lúa có vai trò cực kì quan trọng.
Không chỉ đem lại cho con người cuộc sống no ấm, đầy đủ mà cây lúa còn là biểu tượng cho nền văn hóa Việt Nam – văn minh lúa nước. Là biểu tượng cho người nông dân cần cù, mộc mạc, hiền làng chăm chỉ:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm mô hạt đắng cay muôn phần
Ngoài ra, sự phát triển của cây lúa không chỉ có ý nghĩa đối với đời sống kinh tế, xã hội mà nó còn có giá trị lịch sử. Bởi sự phát triển của cây lúa gắn liền với quá trình lịch sử nước ta, in những dấu ấn không thể phai mờ trong các thời kì lịch sử đầy thăng trầm. Chắc hẳn chúng ta vẫn không quên sự tích Bánh chưng bánh giày với chàng Lang Liêu cần cù, chịu khó được thần giúp đỡ tạo nên hai thứ bánh: bánh chưng – tượng trưng cho đất, và bánh giầy tượng trưng cho trời. Chỉ một hạt gạo bé nhỏ nhưng chứa đựng biết bao ý nghĩa, giá trị đối với đời sống tâm linh Việt Nam.
Lúa là loại lương thực phổ biến không chỉ của các nước châu Á mà đã trở thành lương thực của quan trọng của toàn thế giới. Cây lúa ngày càng khẳng định vững chắc hơn nữa, vị trí, vai trò của mình. Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển, diện tích đất nông nghiệp, trong đó có diện tích đất trồng lúa bị thu hẹp, cần có những biện pháp tích cực để đảm bảo diện tích trồng lúa, bởi đó cũng chính là cách đảm bảo an ninh lương thực.
Bài văn mẫu 4
Nước Việt Nam ta hình thành và phát triển từ nền văn minh lúa nước. Khoảng 90% dân số nước ta sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp. Trong đó, cây lúa đóng vai trò chủ yếu. Bao nhiêu thế kỉ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt. Mồ hôi con người rơi đổ xuống từng luống cày mới lật, thấm vào từng tấc đất cho cây lúa ươm mầm vươn lên mượt mà xanh tốt. Đi từ Bắc chí Nam, dọc theo đường quốc lộ hay ven những rặng núi, những dòng sông, bao giờ ta cũng cũng thấy những cánh đồng lúa xanh tận chân trời hoặc vàng thắm một màu trù phú. Cây lúa là người bạn của con người, là biểu tượng của sự no ấm phồn vinh của đất nước.
Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa dài và mỏng, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Muốn lấy hạt gạo bên trong, con người phải trải qua nhiều công đoạn: gặt lúa, trục lúa về, phơi cho hạt thật khô. Sau đó đổ lúa vào trong cối, dùng chày mà giã liên tục cho lớp vỏ trấu bong tróc ra. Kế tiếp phải sàng sảy để lựa ra hạt gao chắc mẩy... Sau này, máy móc đã thay dần cho sức người, năng suất tăng dần theo thời gian, nhưng ở những vùng cao người ta vẫn dùng chày để giã gạo. Tiếng chày "cụp, cum" văng vẳng trong đêm gợi lên một cuộc sống lao động thanh bình mang đậm bản sắc riêng của người dân Việt.
Cây lúa ở nước ta có rất nhiều giống nhiều loại. Tuỳ vào đặc điểm địa lý từng vùng, từng miền mà người ta trồng những giống lúa khác nhau. Ở miền Bắc với những đồng chiêm trũng, người ta chọn lúa chiêm thích hợp với nước sâu để cấy trồng, miền Nam đồng cạn phù sa màu mỡ hợp với những giống lúa cạn. Ở những vùng lũ như Tân Châu, Châu Đốc, Mộc Hoá, Long Xuyên người ta chọn loại lúa "trời" hay còn gọi là lúa nổi, lúa nước để gieo trồng. Gọi là lúa "trời" vì việc trồng tỉa người nông dân cứ phó mặc cho trời. Gieo hạt lúa xuống đồng, gặp mùa nước nổi, cây lúa cứ mọc cao dần lên theo con nước. Đến khi nước rút, thân lúa dài nằm ngã rạp trên đồng và bắt đầu trổ hạt. Người dân cứ việc vác liềm ra cắt lúa đem về.
Ngày nay, ngành nghiên cứu nuôi trồng phát triển đã cho ra đời nhiều loại lúa ngắn ngày có năng suất cao như NN8, Thần Nông 8, ÔM, IR66...
Theo điều kiện khí hậu và thời tiết nước ta, cây lúa thường được trồng vào các vụ mùa sau: miền Bắc trồng vào các vụ lúa chiêm, lúa xuân, miền Nam chủ yếu là lúa Đông Xuân và lúa Hè Thu. Các loại lúa ngắn ngày thường không bị ảnh hưởng bởi vụ mùa.
Cây lúa đã mang đến cho dân ta hai đặc sản quí từ lâu đời. Đó là bánh chưng, bánh giầy và cốm. Bánh chưng bánh giầy xuất hiện từ thời Hùng Vương, biểu tượng cho trời và đất. Người Việt ta dùng hai thứ bánh này dâng cúng tổ tiên và trời đất vào những dịp lễ tết. Nó trở thành đặc sản truyền thống của dân tộc Việt.
Cốm, một đặc sản nữa của cây lúa. Chỉ những người chuyên môn mới định được lúc gặt thóc nếp mang về. Qua nhiều chế biến, những cách thức làm có tính gia truyền từ đời này sang đời khác đã biến hạt thóc nếp thành cốm dẻo, thơm và ngon. Nhắc đến cốm, không đâu ngon bằng cốm làng Vòng ở gần Hà Nội.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Bài văn mẫu 5
Từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt nam. Và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh - nền văn minh lúa nước. Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần.hạt lúa và người nông dân cần cù, mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện nay và mãi mãi về sau.
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới.
Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm", "hạt gạo". Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Đối với người Việt nói riêng hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu "Người sống về gạo, cá bạo về nước", hay "Em xinh là xinh như cây lúa", v.v..
Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng.
Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng "ngồi" được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó.
Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã "xanh đầu". Mạ cũng có "gan". "Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập "gan" thì dảnh mạ sẽ "chết".
Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay "đứng chân". Cũng như chữ "ngồi" ở trên, chữ "đứng chân" rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã "đứng chân" được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất.
Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách "đẻ nhánh". Nhánh "con" nhánh "cái" thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa "đang thì con gái", thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh.
Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn "tròn mình", "đứng cái" rồi "ôm đòng". Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ / Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị "nghẹn". "Nghẹn" là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng…
Ngoài ra cũng có thể bị "ngã", bị "nằm" lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị "ngã" non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa "nằm" dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi "nhe răng cười" ông ạ!
Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên.
Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.
Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước -nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt, hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.
Bài văn mẫu 6
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Lúa là loại cây lương thực truyền thống của người nông dân Việt Nam, đi dọc khắp mọi miền Tổ Quốc không khó để bắt gặp hình ảnh những cánh đồng lúa rộng mênh mông thẳng cánh cò bay bởi đất nước ta là đất nước có một nền văn minh lúa nước.
Trong khi ở Châu Âu là cây lúa mì thì ở Châu Á lúa nước là cây lương thực chính. Ở Việt Nam, từ thời Hùng Vương nhân dân ta đã biết trồng lúa. Từ đó, nghề trồng lúa được truyền từ đời này qua đời khác và trở thành ngành nông nghiệp chính của nước ta.
Lúa thuộc loài thân thảo. Lá lúa dài trông giống như lưỡi kiếm, gân lá chạy song song với phiến lá, phiến lá mỏng và có nhiều lông ráp. Lúa là loại cây có rễ chùm, bám sâu xuống lòng đất bùn để giữ cho cây khỏi đổ và hút dưỡng chất nuôi cây. Khi đến “thì” lúa sẽ lên đòng rồi nở ra hoa lúa. Hoa lúa tự thụ phấn thành những hạt thóc. Khi chín lúa sẽ từ màu xanh ngả sang màu vàng, đến lúc này người nông dân đã có thể thu hoạch những bông lúa trĩu nặng mà họ dày công chăm sóc.
Để trồng được ra cây lúa, người nông dân phải làm rất nhiều công đoạn. Đầu tiên là chọn giống, rồi ngâm ủ với nước cho giống nảy mầm. Sau đó, người nông dân sẽ đem ra ngoài ruộng gieo thành từng luống mạ. Chờ mạ lớn được khoảng 20 – 25cm, sẽ được nhổ lên để cấy thành hàng. Từ đó cây lúa sẽ lớn, đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông và kết thành những hạt thóc căng mẩy. Ở miền Bắc, người nông dân thường hay trồng lúa theo 2 vụ là vụ chiêm vào những ngày đầu xuân năm mới và vụ mùa trong cái nắng của những ngày hè, còn ở miền Nam 1 năm có 3 vụ lúa.
Lúa được phân ra làm hai loại chính là lúa nếp và lúa tẻ, trong hai loại đó lại có rất nhiều loại lúa khác nhau. Từ thời Hùng Vương, gạo nếp đã được Lang Liêu dùng để làm bánh chưng, bánh giày dâng vua Hùng. Ngoài ra gạo nếp còn được làm thành rất nhiều món ăn ngon thuyền thống khác như gạo nếp non dùng để làm cốm đã được nhà văn Thạch Lam giới thiệu trong bài “Một thứ quà của lúa non: Cốm”, hay còn có những gói xôi, bánh tẻ, bánh đúc,… mang những hương vị hết sức quen thuộc. Nếu gạo nếp được dùng làm ra nhiều loại bánh thì gạo tẻ được sử dụng hàng ngày, đó chính là những bát cơm trắng thơm, dẻo. Có thể nói lúa làm phong phú thêm bản sắc ẩm thực văn hóa Việt Nam
Lúa không chỉ cho ra những hạt gạo dinh dưỡng mà thân lúa cũng được sử dụng cho gia súc ăn hoặc phơi khô dùng làm chất đốt.
Ngày nay, Việt Nam ta đã nhập khẩu được các loại lương thực khác nhưng lúa vẫn là cây lương thực chính của nước ta. Không chỉ là loài cây lương thực dinh dưỡng mà lúa còn gắn liền với hình ảnh làng quê, hình ảnh người nông dân Việt Nam “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để tạo ra “hạt ngọc” của thiên nhiên.
Từ khóa » Cây Lúa Vn Văn 9
-
TOP 18 Bài Thuyết Minh Về Cây Lúa Ngắn Gọn - Văn Mẫu Lớp 9
-
Thuyết Minh Về Cây Lúa Nước Việt Nam – Văn Mẫu Lớp 9
-
Bài Văn Thuyết Minh Về Cây Lúa Nước Việt Nam Hay Nhất – Lớp 9
-
Thuyết Minh Về Cây Lúa Nước Lớp 9 Hay Nhất | Văn Mẫu 9
-
Những Bài Văn Thuyết Minh Về Cây Lúa Việt Nam Hay Nhất - Bigvn
-
Bài Văn Mẫu Lớp 9: Thuyết Minh Về Cây Lúa Việt Nam - Tech12h
-
Thuyết Minh Về Cây Lúa Việt Nam - Thủ Thuật
-
Thuyết Minh Về Cây Lúa Việt Nam
-
Top 10 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Cây Lúa Việt Nam Lớp 9 Chọn Lọc
-
Bài Mẫu 1: Thuyết Minh Về Cây Lúa Việt Nam Hay Nhất
-
Thuyết Minh Về Cây Lúa Nước | Văn Mẫu Lớp 9
-
Cây Lúa Với đời Sống Người Việt Nam - Văn Bản Thuyết Minh
-
Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 1 Văn Thuyết Minh Văn 9 Trang 42 ...
-
Bài Văn Mẫu Lớp 9: Thuyết Minh Về Cây Lúa Việt Nam - .vn