Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá ❤️️15 Bài Văn Về Cái Nón Lá Hay

Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá ❤️️ 37+ Bài Văn Về Cái Nón Lá Hay ✅ Chia Sẻ Các Bài Văn Mẫu Đặc Sắc Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Dàn Ý Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá
  • Mở Bài Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Đơn Giản – Bài 1
  • Giới Thiệu Về Nón Lá – Bài 2
  • Kết Bài Chiếc Nón Lá Ý Nghĩa – Bài 3
  • Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Việt Nam Ấn Tượng – Bài 4
  • Bài Văn Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Hay – Bài 5
  • Thuyết Minh Về Cái Nón Lá Ngắn Gọn – Bài 6
  • Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Ngắn Gọn Nhất – Bài 7
  • Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Sử Dụng Biện Pháp Nghệ Thuật – Bài 8
  • Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Việt Nam Ngắn Nhất – Bài 9
  • Thuyết Minh Về Nón Lá Huế – Bài 10
  • Thuyết Minh Về Nón Lá Làng Chuông Đặc Sắc – Bài 11
  • Thuyết Minh Chiếc Nón Lá Tự Thuật – Bài 12
  • Thuyết Minh Về Cái Nón Hay – Bài 13
  • Thuyết Minh Cái Nón Chi Tiết – Bài 14
  • Làm Bài Văn Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Việt Nam – Bài 15
  • Văn Thuyết Minh Nón Lá Hay Nhất – Bài 16
  • Thuyết Minh Nón Lá Bằng Tiếng Anh – Bài 17
  • Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Lớp 8 Chọn Lọc – Bài 18
  • Thuyết Minh Chiếc Nón Lá Lớp 8 Điểm Cao – Bài 19
  • Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Việt Nam Lớp 8 Xuất Sắc – Bài 20
  • Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Ngắn Gọn Lớp 8 – Bài 21
  • Văn Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Lớp 9 Điểm 10 – Bài 22
  • Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Ngắn Gọn Lớp 9 – Bài 23

Dàn Ý Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá

Tham khảo ngay dàn ý thuyết minh về chiếc nón lá chi tiết sau đây, nó sẽ giúp ích các bạn rất nhiều trong quá trình triển khai các ý văn.

I. Mở bài: Khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.

Khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam thường xuất hiện những chiếc nón lá, hình ảnh những chiếc nón lá và tà áo dài duyên dáng gần gũi quen thuộc để lại những ấn tượng sâu đậm cho bất kì ai ngắm nhìn. Chiếc nón lá cũng là một trong những biểu tượng cho con người Việt Nam.

II. Thân bài

a. Nguồn gốc

  • Nón lá ra đời từ rất lâu, hình ảnh nón lá đã từng xuất hiện trên trống đồng Ngọc Lũ từ hàng ngàn năm trước khi người xưa biết dùng lá từ thiên nhiên làm vật che nắng che mưa.
  • Theo thời gian chiếc nón là duy trì đến ngày nay với nhiều làng nghề trên cả nước.

b. Cấu tạo nón lá

  • Hình dạng nón lá hình chóp hay tù, khung nón lá cấu tạo từ nhiều nan tre nhỏ được uốn hình vòng cung được ghim lại bằng sợi chỉ, sợi cước,… giúp nón lá có khung bền chắc chắn.
  • Nón lá được đan bằng các loại lá chuyên dùng như lá cọ, lá nón, lá buông, lá dừa…
  • Trên nón lá còn có dây đeo thường làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa.

c. Hướng dẫn cách làm nón lá

  • Chọn lá, ủi lá: chủ yếu sử dụng lá dừa và lá cọ làm nguyên liệu để làm nón lá.
  • Chuốc vành, lên khung lá, xếp nón:công đoạn này do những người thợ làm nón chuyên nghiệp thực hiện.
  • Chằm nón: sau khi xếp lá lên bắt đầu chằm nón. Nón được chằm bằng sợi nilông chắc chắn, không màu vừa bền vừa tạo tính thẩm mỹ.

d. Công dụng nón lá

  • Chiếc nón lá giúp che nắng che mưa, hoặc dùng để người nông dân quạt mát khi làm đồng.
  • Sử dụng trong nhiều tiết mục nghệ thuật, trình diễn.

e. Cách bảo quản

  • Sau khi sử dụng treo chỗ khô thoáng để tránh bị ẩm mốc.
  • Tránh va đập mạnh có thể gây hỏng nón lá.
  • Không phơi ngoài nắng, mưa thời gian dài gây hỏng nón lá.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về hình ảnh chiếc nón lá.

  • Chiếc nón lá là vật dụng quen thuộc gắn bó với nhiều người dân Việt Nam.
  • Nón lá còn là biểu tượng không thể thay thế trong văn hóa người Việt.

Mở Bài Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Đơn Giản – Bài 1

Đầu tiên thì scr.vn sẽ chia sẻ cho bạn cách viết mở bài thuyết minh về chiếc nón lá đơn giản nhưng vẫn thu hút nhé!

Người phụ nữ Việt Nam mặc tà áo dài trắng, e ấp bên chiếc nón lá chính là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác phẩm văn chương. Đồng thời, chiếc nón lá Việt Nam đã được các nhà thiết kế tài hoa thiết kế thành những bộ trang phục cầu kì mà vẫn không mất đi giá trị truyền thống của dân tộc. Đó là cách mà họ mang chiếc nón lá dân tộc ra thế giới thông qua các đấu trường sắc đẹp quốc tế. Nhờ đó, người nước ngoài khi đến Việt Nam sẽ hiểu thêm và yêu thêm một đồ vật có ý nghĩa quan trọng với Việt Nam.

Giới Thiệu Về Nón Lá – Bài 2

Cùng tham khảo bài văn giới thiệu về nón lá đầy đủ, mạch lạc dưới đây.

Từ xa xưa do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng và mưa nhiều, tổ tiên ta đã biết sáng chế ra chiếc nón lá. Nó được lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu che nắng che mưa. Dần dần chiếc nón lá đã hiện diện như một vật dụng cần thiết trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 – 3000 năm TCN.

Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v… nhưng chủ yếu làm bằng lá nón. Nón thường có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ.

Nón thường có hình chóp nhọn, tuy nhiên còn có cả một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh. Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm, sợi cước. Nan nón được chuốt thành từng thanh tre mảnh, nhỏ và dẻo dai rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vành nón. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp.

Để làm ra một chiếc nón lá người thợ thủ công lấy từng chiếc lá, làm cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên, rồi lấy kim xâu chừng 24-25 chiếc lá lại với nhau cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Lá nón mỏng và cũng dễ hư khi gặp mưa nhiều nên các thợ thủ công đã tận dụng bẹ tre khô để làm lớp giữa hai lớp lá nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền.

Trong công đoạn tiếp theo, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước & kim khâu để chằm nón thành hình chóp. Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mĩ (có thể kể thêm trang trí mĩ thuật cho nón dùng trong nghệ thuật). Ở giữa nan thứ 3 và thứ 4 người thợ dùng chỉ đôi kết đối xứng 2 bên để buộc quai. Quai thường được làm từ nhung, lụa, the với nhiều màu sắc.

Nón thường dùng để che nắng, mưa, làm quạt khi nóng. Đôi khi có thể dùng để múc nước hoặc để đựng. Ngày nay nón lá cũng được xem là quà tặng đặc biệt cho du khách khi đến tham quan Việt Nam.

Bạn có thể xem thêm văn mẫu 😍Thuyết Minh Về Cây Bút Chì 😍hay nhất

Kết Bài Chiếc Nón Lá Ý Nghĩa – Bài 3

Tiếp tục là cách viết kết bài chiếc nón lá ý nghĩa mà bạn không nên bỏ qua.

Chiếc nón lá luôn gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam bên tà áo dài thướt tha, chiếc nón lá như tô điểm thêm nét đẹp của người phụ nữ duyên dáng, hiền lành, chăm chỉ. Chiếc nón lá gần gũi và hữu dụng luôn gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của chúng ta. Hình ảnh chiếc nón lá đã đi vào từng câu thơ, khúc hát, nó không chỉ là nét văn hóa mà là dáng hình thân thương đầy duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.

Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Việt Nam Ấn Tượng – Bài 4

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam ấn tượng là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em có thể ôn tập thật tốt.

“Quê hương là cầu tre nhỏMẹ về nón lá nghiêng che”.

Nón lá là một vật dụng quen thuộc đã đi vào thơ ca Việt Nam tự bao giờ. Nón lá đã góp phần tạo nên vẻ đẹp, duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.

Nón lá Việt Nam có lịch sử lâu đời, hình ảnh tiền thân của nón lá được tìm thấy trên trống đồng Ngọc Lữ và tháp đồng Đào Thịnh. Từ xa xưa do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng lắm mưa nhiều, tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để là vật dụng đội lên đầu che nắng che mưa. Dần dần chiếc nón lá đã hiện diện như một vật dụng cần thiết trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Để làm được một chiếc nón lá đẹp thì việc chuẩn bị nguyên liệu cũng rất quan trọng là lá nón( hoặc có nơi dùng lá cọ), lá buông- một loại lá họ hàng với lá cọ( thường mọc ở vùng đồi núi trung du). Ngoài ra còn cần đến tre, nứa, cước. Để làm nón đẹp khâu chọn lá rất quan trọng. Lá nón màu trắng sữa, gân lá màu xanh nhẹ, lá bóng mướt là đẹp nhất. Người ta thường khai thác lá nón ở vùng đồi núi Phú Thọ, Vĩnh Phúc hay vùng đồi núi Việt Bắc, Trường Sơn, Tây Bắc. Sau khi cắt lá về phải xử lí đúng quy trình kĩ thuật.

Đầu tiên phải sấy khô lá bằng than củi sau đó phơi sương cho lá mềm. Khi lá đạt độ mềm đúng yêu cầu, dùng gang nóng bọc trong túi vải, là cho phẳng phiu. Sau đó người làm nón lại cẩn thận chọn lọc lá một lần nữa cho đồng màu, cắt bớt đầu đuôi để dài khoảng 50 cm. Để làm nón người thợ phải vô cùng khéo léo và tỉ mỉ. Người ta dùng 16 vành tre chuốt nhỏ, mỏng, dễ uốn, cuốn lần lượt từ thấp đến cao và nan lớn rồi nan nhỏ để dựng thành khung nón có hình chóp nhọn.

Khung nón được làm như vậy sẽ tạo dáng nón thanh thoát, hài hòa làm tôn lên vẻ đẹp của người đội nón. Dân gian có câu “ Đẹp nón nhờ người thắt, đẹp mặt nhờ người khuôn”.Sau khung làm khuôn là khâu lợp lá nón. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải thật khéo tay làm sao để nón lá phân bố đều trên khung, hình dáng cân đối và khi khâu lá nón không bị chồng lên nhau.

Cuối cùng là công đoạn khâu nón, chỉ khâu bằng loại cước nhỏ trắng muốt. Người khâu phải căn cho mũi chỉ đều tăm tắp, uốn theo vành nón. Người thợ còn kì công thêu hình ảnh những cô thiếu nữ, đóa hoa hay cảnh đẹp quê hương có khi là cả một bài thơ. Một chiếc nón đẹp là cả sự chăm chút của người làm nón.

Với các cô gái, chiếc nón lá cùng với tà áo dài làm tôn lên vẻ kín đáo, dịu dàng. Nón lá là món đồ trang sức không cầu kì đắt tiền mà đẹp một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc như chính tâm hồn con người Việt Nam. Đâu đâu ta cũng thấy thấp thoáng những chiếc nón lá dù là đi chợ hay đi hội ta đều gặp các bà, các mẹ dưới nón lá nghiêng tre.

Nón lá cũng là vật dụng mà mẹ chồng trao cho con dâu trước khi về nhà chồng để cầu chúc cho cuộc sống vợ chồng trăm năm bền chặt. Đó cũng là món quà lưu niệm mà du khách nước ngoài mang về để tặng cho người thân. Nón được làm bằng lá nên khi sử dụng cần nhẹ nhàng, khi không dùng thì treo lên cao, tránh để rơi, dễ bị méo, thủng. Khi trời mưa có thể bọc ngoài nón một lớp túi bóng trắng mỏng, nếu bị ướt thì phơi khô tránh bị ố vàng.

Ngày nay có rất nhiều vật dụng như mũ, ô…ra đời dần dần có thể thay thế nón nhưng hình ảnh chiếc nón vẫn chiếm một vị rí quan trọng trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam để rồi mỗi chúng ta cần có thái độ tôn trọng nét đẹp truyền thống này.

Chia sẻ thêm bài văn ✅Thuyết Minh Về Cây Bút Máy ✅ Hay, độc đáo

Bài Văn Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Hay – Bài 5

Bài văn thuyết minh về chiếc nón lá hay giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích.

Cùng với chiếc áo bà ba, chiếc “nón lá” đã theo chân người phụ nữ miệt vườn, cùng với chiếc xuồng ba lá bồng bềnh theo con nước lớn, nước ròng, dầm mưa dãi nắng sớm chiều… Từ lâu chiếc nón lá đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong trang phục của người phụ nữ miền Nam nói riêng và phụ nữ Việt Nam nữ chung.

Ngày nay chiếc nón lá là hình ảnh quen thuộc và gần gũi với mọi người, nhưng có ai biết đâu để có chiếc nón lá đội đầu che mưa, che nắng và để làm duyên, ngày xưa tổ tiên chúng ta đã đổ bao tâm sức đề nghĩ ra và làm nên chiếc nón lá này. Nón lá có dạng hình chóp và có nhiều loại khác nhau. Nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa), nón quai thao (người miền Bắc Việt Nam thường dùng khi lễ hội), nón bài thơ (ở Huế là thứ nón lá trắng và mỏng có lồng hình hoặc một vài bài thơ),…

Nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như lá cọ, lá dừa, lá buông,… nhưng chủ yếu làm bằng lá nón. Lá nón nguyên liệu được sử dụng là lá không quá non cũng không quá già – lá thường đang còn búp vừa đủ một tháng tuổi và phát triển hết chiều dài, chiều ngang, chưa chuyển sang màu xanh đậm, các bẹ lá ôm khít với nhau, chưa bung ra, có độ mềm với chiều dài khoảng 40 – 50 cm.

Hình dáng của chiếc nón lá phụ thuộc rất nhiều vào khung chằm. Khung chằm phải được đặt riêng với yêu cầu cụ thể để dáng của chiếc nón lá sau này cân đối, đẹp mắt, vừa ý. Người thợ làm khung nón giữ kỹ thuật tạo dáng, khoảng cách giữa các vành và độ tròn của vành… như một thứ gia bảo cha truyền con nối, theo một thẩm mỹ dân gian “hay mắt” mà thật ra là cả một tỷ lệ thích hợp đã được nhiều đời và nhiều vùng kiểm nghiệm “thuận mắt ta ra mắt người”.

Khi xây và lợp lá phải thật khéo, nhất là khâu sử dụng lá chêm, tránh việc chồng nhau nhiều lớp để sao cho nón thanh và mỏng, mũi chỉ chằm phải để kẽ lá ôm khích lấy nhau. Khi nói chằm hoàn tất người thợ đính cái xoài bằng chỉ màu rất đẹp vào chóp nón sau đó mới phủ dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để thành nón bóng láng và giữ được bền.

Từ khi có mặt với chức năng là “cái nón”, thì chiếc nón đã theo chân người nông dân ra đồng, theo người phụ nữ đi sớm về trưa, được và dùng để quạt cho cháu vào giấc ngủ, được các bà mẹ vỗ về đội vào đầu và nắm tay dìu con đến trường. Nón cũng được các bà mẹ sụt sùi nước mắt đặt nhẹ lên đầu người con gái thương yêu trước khi lên xe hoa về nhà chồng… và chiếc nón thực sự trở thành một phần trong cuộc sống vô cùng đẹp và lãng mạn của đời mình.Chiếc nón lá đã tự nhiên đi vào huyền thoại là một nét đẹp văn hóa, mang cái tâm hồn dân tộc gợi cảm ứng cho thơ ca. Chiếc nón lá chỉ từ 45 – 50 nghìn đồng mà nó tô lên nét đẹp, vẻ duyên dáng của người Việt Nam.Do hiện đại có rất nhiều công ty sản xuất ra biết bao nhiêu là ô, mũ,… xinh xắn và lộng lẫy, nhưng trên khắp các nẻo đường nông thôn đến thành thị, hình ảnh chiếc nón lá vẫn xuất hiện chứng tỏ sự tồn tại của nó cùng thời gian cả về giá trị sử dụng lẫn nét đẹp văn hóa thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Chiếc nón lá Việt Nam là một vật dụng không thể thiếu và là người bạn thân thiết đối với con người. Tuy nó mang giá trị vật chất không cao nhưng về giá trị tinh thần thì không chiếc nón nào so sánh được.

Thuyết Minh Về Cái Nón Lá Ngắn Gọn – Bài 6

Bài Thuyết minh về cái nón lá ngắn gọn được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ sau đây.

Cùng với tà áo dài thướt tha, duyên dáng thì chiếc nón lá cũng đã trở thành trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá đơn sơ, mộc mạc đã góp phần làm tôn thêm vẻ đẹp hiền dịu, thang khiết của những người phụ nữ Việt Nam đậm chất Á Đông. Chiếc nón lá gắn liền với lịch sử dân tộc, cùng với hình ảnh tươi đẹp đôn hậu của dân tộc vươn ra đến tận năm châu.

Chiếc nón lá đầu tiên được in trên họa tiết của trống đồng, hay những mái đình mái chùa cổ kính. Chiếc nón lá trên những tượng hay chạm khắc từ ngàn đời nay đã đi cùng năm tháng và gắn bó với những nét đẹp của văn hóa dân tộc, để cùng với tà áo dài làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

Chiếc nón lá có hình chóp, phần dưới to và tròn còn phần trên nhọn dần lên. Chiếc nón lá được làm bằng lá cọ, người dân phải đi lấy rồi sau đó quét lên một lớp dầu cho bóng và bền lớp vỏ nón. Xung quanh chiếc nón được quấn bởi các vòng tre nhỏ, được tuốt kĩ càng, trau chuốt để cố định hình dạng cho chiếc nón. Bên trong nón ở hai bên có quai nón được thêu bằng những đường chỉ đỏ để buộc dây nón.

Chiếc nón lá đơn sơ bình dị như vẻ đẹp tâm hồn mộc mạc của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá có rất nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau, có nón bài thơ, nón quai thao, nón lá…Trải qua quá trình phát triển của dân tộc thì những mẫu mã, thiết kế tinh xảo, sáng tạo của chiếc nón càng được tăng thêm. Tuy nhiên vẫn phải tuân theo những quy định làm nón truyền thống.

Nón có rất nhiều loại, nón quai thao, nón bài thơ, nón lá…mỗi loại mang những hình dáng nhất định, cấu tạo khác nhau nhưng đều rất công phu và kĩ lưỡng. Chiếc nón lá từ xưa đã gắn với hình ảnh những người nông dân dãi nắng dầm sương nhờ nó để che nắng, che mưa. Ngoài ra chiếc nón lá cũng được dùng để trang trí gợi nên một không gian cổ xưa, những nét cổ truyền trong nhịp sống dân tộc.

Chiếc nón lá cùng với tà áo dài đã trở thành biểu tượng của người dân đất Việt. Có lẽ với du khách nước ngoài thì hình ảnh chiếc nón lá đã rất quen thuộc, nó là món đồ lưu niệm ý nghĩa, thiêng liêng để họ dành tặng cho người thân của mình. Như vậy chiếc nón lá đơn sơ, mộc mạc rất đúng với nét đẹp mộc mạc, bình dị của người dân Việt Nam sau lũy tre làng. Mang trên mình những nét đẹp truyền thống, cổ điển rất Việt Nam, rất Á Đông chiếc nón lá chưa bao giờ và không bao giờ mất đi trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc.

Cùng với sự phát triển đất nước, có rất nhiều những loại vật dụng hiện đại, tiện ích khác như ô, mũ..để giúp con người che nắng che mưa nhưng chiếc nón lá vẫn là một đồ vật không thể thiếu trong đời sống tâm hồn người Việt. Nó chứa đựng những gì thiêng liêng, cao quý của tâm hồn người Việt, lối sống người Việt chứ không chỉ là những giá trị sử dụng khác.

Chiếc nón lá bình dị, đơn sơ đã trở thành nét đẹp duyên dáng, âu yếm trong lòng người Việt Nam ta xưa và nay vẫn vậy. Không bao giờ, để cho những sự xâm lăng về văn hóa xâm chiếm đi những gì bất di bất dịch của hồn người một thời. Chiếc nón lá như người bạn luôn gắn bó với người nông dân Việt không quản nắng mưa, những màu phai của nón cũng giống như những tần tảo sớm hôm của cuộc đời con người Việt Nam.

Xem thêm văn mẫu ✅Thuyết Minh Về Chiếc Bút Bi✅ Lớp 8

Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Ngắn Gọn Nhất – Bài 7

Bài Thuyết minh về chiếc nón lá ngắn gọn nhất sau đây đã để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với lối văn hấp dẫn và sáng tạo.

Nón lá là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay. Chiếc nón lá gắn với tà áo dài truyền thống, với lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán của Việt Nam. Và nón là chính là biểu tượng của Việt Nam đối với bạn bè các nước năm châu, là linh hồn, là tinh hoa của nét đẹp nghìn năm văn hiến.

Nón lá xuất hiện từ rất lâu, khoảng 2500-3000 TCN và được lưu truyền cho đến ngày nay. Đối với người phụ nữ Việt thì nón lá là biểu tượng quan trọng trong cuộc sống của họ. Từ trong những làn điệu dân ca, đến những lời thơ, câu văn đều thấp thoáng hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam đi liền với tà áo dài truyền thống.

Nón lá có thể được làm từ lá cọ hoặc lá dứa tùy mỗi vùng miền. Sự khác nhau của nón lá ở mỗi loại được thể hiện rõ nét trên từng sản phẩm. Rất dễ dàng để người dùng có thể nhận ra sự khác biệt này. Ở khu vực Nam Bộ với đặc trưng trồng nhiều dừa nên nghề làm nón phát triển mạnh mẽ và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Khi lựa chọn lá cọ hoặc lá dừa cũng cần phải cẩn thận chọn lá dày, màu xanh đậm, không bị rách, có nổi gân để làm nón đẹp và chắc chắn nhất. Khi chọn lá xong cần phải phơi lá cho thật mềm tùy thời gian để tạo độ đàn hồi cho chiếc lá trong quá trình làm ra sản phẩm.

Một khâu quan trọng không kém chính là làm vành nón, nó sẽ tạo nên chiếc khung chắc chắn có thể giữ được lớp lá ở bên ngoài. Tre cần được gọt giũa thật mềm và dẻo dai, trau chuốt tỉ mỉ. Khi uốn cong cần cẩn thận để không bị gãy hoặc bị bẻ cong. Bởi vậy khâu chọn tre làm vành nón cũng cần cẩn thận và thật tỉ mỉ.

Sau khi đã làm được khung nón thì người làm nón bắt đầu chằm nón, tức là gắn kết vành nón với lá nón làm sao cho hai cái này kết dính, không tách rời khỏi nhau. Làm giai đoạn này càng tỉ mỉ thì chiếc nón sẽ được hoàn thành một cách chắc chắn và đẹp mắt nhất. Công đoạn cuối cùng chính là phơi nón và bôi lên nón lớp dầu thông bóng loáng. Việc làm này để tạo độ bền, tránh hư hỏng khi có mưa hoặc nắng.

Chiếc nón lá là biểu tượng của người phụ nữ Việt, gắn với đời sống tinh thần của họ. Đi đâu trên đất nước này, chúng ta cũng sẽ bắt gặp được hình ảnh chiếc nón lá. Đó là nét đẹp, nét duyên của người phụ nữ Việt nam mà không phải đất nước nào cũng có được. Nó là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ. Nón lá đi liền với tà áo dài, tạo nên một vẻ đẹp rất Việt Nam.Nón lá là sản phẩm của Việt Nam, biểu tượng cho phụ nữ Việt và cho truyền thống Việt.

Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Sử Dụng Biện Pháp Nghệ Thuật – Bài 8

Cùng tham khảo bài thuyết minh về chiếc nón lá sử dụng biện pháp nghệ thuật độc đáo được scr.vn chia sẻ sau đây.

Chiếc nón lá chính là một phần không thể thiếu trong trang phục cổ truyền của dân tộc VN từ bao đời nay. Thật vậy, chiếc nón lá không chỉ cùng với tà áo dài làm nên trang phục truyền thống tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ VN mà còn khẳng định được giá trị văn hóa đặc trưng của nhân dân VN. Đối với người VN, chiếc nón chính là một phần không thể thiếu trong trang phục cũng như là niềm tự hào dân tộc sâu sắc.

Việt Nam là đất nước có nền nông nghiệp lúa nước lâu đời. Vì thường xuyên lao động ở ruộng dưới thời tiết nắng nóng nên người dân đã sáng tạo một đồ vật có hình nón để đội lên đầu. Những chiếc nón ban đầu được làm từ các chất liệu đơn giản kiếm được ở đồng ruộng: rơm rạ, lá kết lại. Sau đó, chiếc nón của quân lính ngày xưa cũng có hình dạng tương tự với chiếc nón lá ngày nay nhưng kích thước nhỏ hơn.

Dần dần, qua năm tháng, nhân dân sáng tạo ra chiếc nón kích thước như ngày nay để đội đầu khi đi ra đồng. Từ các chất liệu như lá rơm, chiếc nón lá của phiên bản ngày nay đã hoàn thiện bằng chất liệu lá được tẩy trắng, chống thấm nước và tránh nắng rất tốt. Tại Hà Nội, vẫn còn làng làm nón lá thu hút được vô cùng nhiều du khách.

Chiếc nón lá VN được làm từ các lớp lá lợp với nhau, được liên kết bằng các nan nhỏ dọc theo nón và dán bằng chất liệu kết dính bền chắc. Ngày nay, làng làm nón vẫn còn và tiếp tục lưu giữ giá trị văn hóa tốt đẹp này. Người thợ làm nón thường phải cực kì chú trọng trong việc lựa chọn các lớp lá dừa, lá cọ đẹp, bền để đem tẩy trắng trước khi làm nón. Những mũi chỉ khâu trên mặt nón được bàn tay người thợ làm nên. Cuối cùng, họ thường phết một lớp dầu mỏng lên để nón được bền và đẹp.

Chiếc nón có nhiều công dụng, vừa che nắng, che mưa, vừa đựng đồ, vừa quạt, vô cùng nhẹ và tiện lợi. Quan trọng nhất, chiếc nón lá đi cùng với lịch sử, văn hóa của dân tộc VN theo năm tháng và trở thành biểu tượng của dân tộc VN. Đối với người VN, chiếc nón giống như một người bạn không thể thiếu trong đời sống thường ngày.

Tóm lại, nón lá chính là vật dụng có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống văn hóa, lịch sử của dân tộc VN. Chiếc nón đã đi cùng năm tháng cùng người dân VN và làm nên truyền thống, vẻ đẹp và hồn cốt dân tộc

Xem thêm các bài văn🌼 Thuyết Minh Về Cây Bút Bi 🌼Lớp 9 Hay nhất

Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Việt Nam Ngắn Nhất – Bài 9

Học cách thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam ngắn nhất với bài văn mẫu dưới đây.

Mũ và nón đều là những vật dụng có thể che nắng che mưa cho con người, nhưng nó về ưu điểm để che nắng mưa thì phải nói đến chiến nón lá.

Mẹ em cũng rất thích đội chiếc nón lá mà ba em đi công tác ở Huế mua về tặng cho mẹ. Chiếc nón đó ba mua cho mẹ thì cũng giống nhưng những chiếc nón thường khác mà thôi. Nhưng chiếc nón đó khác ở chỗ có dòng chữ “Kỷ niệm du lịch Huế” mà thôi. Chiếc nón thật là đẹp.

Chiếc nón lá có màu trắng và thật là bóng biến bao nhiêu, người ta đã sơn qua cho chiếc nón khi đã trải qua hết tất cả các công đoạn cầu kỳ thì cuối cùng mới cho chiếc nón có được một chiếc quai nón.

Quai nón thông thường thì lại được làm bằng lục, the, nhung,.. với màu sắc tươi tắn như tím, hồng đào, xanh thiên lí,..dường như càng làm cho nón thêm phần xinh xắn và càng làm tăng độ duyên dáng cho người đội nón. Có thể thấy được rằng chính chiếc nón lá cũng giống như người phụ nữ Việt Nam. Nó dường như không chỉ đẹp ở từng chi tiết mà còn đẹp ở cách thể hiện ở phần dáng nón nữa.

Mẹ em nói rằng nếu như muốn nón lá được bền chỉ nên đội dưới nắng, không nên đi trong mưa. Và khi đã dùng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, kéo theo đó chính lá nón giòn và ố vàng làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón. Nón lá quả thật không sai khi nói nó là một những bề mặt của đất nước Việt Nam ta, vì thế hãy giữ gìn nó thật kĩ tránh làm hỏng nón.

Em luôn luôn quý cái nét truyền thống lấu đời đó, nón lá sẽ là một người bạn luôn luôn sát cánh cùng chúng ta dẫu có nắng mưa gian khổ của con người và đặc biệt là người phụ nữ.

Thuyết Minh Về Nón Lá Huế – Bài 10

Bài thuyết minh về nón lá Huế sẽ giúp gợi ý cho các em thêm nhiều ý tưởng mới và thú vị để hoàn thiện bài văn của mình.

Nón lá là một loại nón đội đầu truyền thống của các dân tộc Đông Á và Đông Nam Á như Nhật Bản, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam… Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau, có dây đeo làm bằng vải để giữ trên cổ. Nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù.

Nón lá Việt Nam là một hình ảnh mà người xa quê hương lâu rồi vẫn luôn mong nhớ có ngày gặp lại. Chiếc nón đan bằng lá đơn sơ ấy có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên tháp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 – 3000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống thường ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết.

Chiếc nón lá Việt Nam là một phần cuộc sống của người Việt Nam. Nó là người bạn thủy chung của những con người lao động một nắng hai sương. Trên đường xa nắng gắt hay trong những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre, cô gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Ngoài Huế chiếc nón lá được thi vị hoá thêm bằng những bài thơ bên trong lớp lá. Muốn đọc ta đưa chiếc nón lá lên cao, nhìn xuyên qua ánh nắng mặt trời.

Cùng với chiếc áo dài, nón lá là vật dụng gắn bó mật thiết với người phụ nữ Việt Nam. Từ trong thơ ca, âm nhạc, hội hoạ cho đến điện ảnh, chiếc nón đã trở thành một thứ ngôn ngữ riêng giúp biểu đạt hình tượng và cả tâm tư của người phụ nữ. Nón lá có ở 3 miền nhưng với Huế thì chiếc nón đã trở thành biểu trưng cho vẻ đẹp, sự dịu dàng, thanh mảnh, duyên dáng của người phụ nữ Huế.

Nón Huế ngày nay không chỉ có nón bài thơ, nón 3 lớp, nón quai găng như ngày xưa mà theo thị hiếu của người tiêu dùng, nón Huế bây giờ còn có thêm nón thêu, nón lá kè. Và cũng do cuộc sống phát triển, phương tiện giao thông bằng xe gắn máy không thích hợp cho việc đội nón nên bây giờ nhiều phụ nữ trẻ Huế đã không còn cơ hội “nghiêng nón làm duyên“. Nhưng hình ảnh chiếc nón lại được sử dụng nhiều trong cuộc sống.

Những vần thơ về nét đẹp nón Huế, người phụ nữ Huế vẫn mãi là những vần thơ gây xúc động trong lòng bao người. Nón Huế bây giờ, bên cạnh yếu tố cổ truyền mà các làng nghề đang gìn giữ, cũng đã bắt đầu có những phát triển để thích nghi với đời sống mới. Cuộc sống là sự vận động, nón Huế cũng đang bắt đầu bước ra khỏi không gian của Huế, của Việt Nam để đến với bạn bè quốc tế.

Chia Sẻ Bạn Cách ❤️ Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí ❤️ Card Viettel Mobifone

Thuyết Minh Về Nón Lá Làng Chuông Đặc Sắc – Bài 11

Đừng nên bỏ qua bài văn mẫu thuyết minh về nón lá Làng Chuông đặc sắc dưới đây nhé!

“Muốn ăn cơm trắng cá trê

Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông “

Làng Chuông thuộc huyện Thanh Oai (tỉnh Hà Tây cũ), nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km về phía tây, nổi tiếng về làng nghề làm nón lá từ hàng trăm năm nay. Làng có trên 2.000 hộ dân, đất đai vốn dĩ khô cằn nên từ lâu dân làng đã làm thêm nghề phụ. Làm nón lá là một trong những nghề truyền thống đem lại cuộc sống kham khá cho dân làng.

Chiếc nón lá bao đời nay vẫn theo chân người phụ nữ Việt Nam trên mọi nẻo đường, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng ruộng lam lũ đến công trường nắng gió. Nón làng Chuông vốn rất đẹp lại bền. Xa xưa nón làng Chuông là cống vật tiến hoàng hậu, công chúa bởi vẻ đẹp rất riêng được làm từ những bàn tay tài hoa khéo léo của các nghệ nhân lành nghề. Ngày nay, nón làng Chuông có mặt khắp nơi, cả trên thị trường trong nước lần ngoài nước.

Để làm được chiếc nón cũng mất khá nhiều công. Đầu tiên là chọn lá. Lá lụi được đem về vò trong cát rồi phơi nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc. Sau đó lá được lót dưới nắm giẻ, dùng lưỡi cày miết nhanh sao cho lá phẳng mà không giòn không rách. Vòng nón làm bằng cật nứa vót nhò và đều, khi nối bắt buộc phải tròn và không chấp, không gợn.

Nón làng Chuông có 16 lớp vòng giúp nón cỏ độ bền chẳc nhưng vẫn mềm mại. Tiếp theo người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi khâu. Khâu là một công đoạn rất khó bởi không khéo là rách lá ngay. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh thoăn thoắt mềm mại những mũi khâu thẳng đều từ vỏng trong ra vòng ngoài. Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm làm cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón không mốc.

Xưa kia làng Chuông làm nhiều loại nón. Nón ba tầm làm cho các cô gái, nón nhọn, nón chóp cho đàn ông. Từ năm 1940 đến nay, thợ làng Chuông chỉ làm một loại nón. Ông Hai Cát, giờ đã 84 tuổi là người có công đưa nón Xuân Kiều, còn gọi là nón Ba Đồn về làng sản xuất thay cho các loại nón cổ.

Hiện nay làng chỉ còn gia đình hai nghệ nhân chuyên làm nón cổ. Đó là nhà ông Lê Văn Tuy làm nón chóp và nhà ông Trần Văn Canh làm nón ba tầm – còn gọi là nón quai thao. Nón quai thao làm thì khó mà lại ít được ưa chuộng nên tương lai cũng khó phát triển. Theo ông Canh, làm nón – nhất là nón quai thao không thể đủ sổng. Ỏng làm là vì muốn bảo tồn một sản phẩm truyền thống, không để nó bị mất trong cuộc sống đương đại và cho con cháu biết giữ gìn nó.

Chợ làng Chuông họp mỗi tháng 6 phiên chính vào các ngày 4 và 10. Điểm đặc biệt là chợ này chỉ bán một thứ hàng duy nhất là nón. Nón được xếp thành chồng dài trắng xóa cả một vùng. Nghề làm nón thích hợp với phụ nữ và phụ nữ cùng khách hàng chính. Các phiên chợ làng thu hút rất đông các bà, các cô.

Đến phiên chợ làng Chuông mới thấy hết được những màu sác rực rỡ của một làng nghề truyền thống. Màu trắng của nón lấp lóa khắp nơi xen lẫn sắc hồng trên má các cô thôn nữ cùng những tiếng cười giòn tan làm cho không khí trong chợ càng thêm đậm đà bản sắc quê hương.

Làm nón cũng là một cách làm kinh tế. Nhiều gia đình nhờ làm nón đã nuôi con học hết đại học. Nhưng hơn cả là người dân làng Chuông từ người già em nhỏ đang ngày đêm gìn giữ một nghề truyền thống có giá trị.

Thuyết Minh Chiếc Nón Lá Tự Thuật – Bài 12

Bài văn thuyết minh chiếc nón lá tự thuật độc đáo được scr.vn chọn lọc và chia sẻ đến các bạn đọc dưới đây.

Nón nầy che nắng che mưaNón nầy để đội cho vừa đôi ta

Tôi là chiếc nón lá Việt Nam không xa lạ với con người, ngày nay ở hải ngoại chỉ thấy nón lá xuất hiện trên sân khấu, trình diễn nghệ thuật múa nón và áo dài duyên dáng mền mại kín đáo của thiếu nữ Việt Nam nổi bật bản sắc văn hoá dân tộc, áo dài và nón lá là nét đặc thù của đàn bà Việt Nam, chắc chắn không ai chối cãi. Nếu mặc áo đầm, hay quần tây mà đội nón không tạo được nét đẹp riêng.

Tôi dùng để che nắng mưa, có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500-3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương, trên đồng lúa, bờ tre lúc nghỉ ngơi dùng nón quạt cho mát mẻ ráo mồ hôi. Họ hàng nhà nón được chia thành nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử.

Người Việt từ nông thôn cho tới thành thị đều dùng tới tôi, nhưng ít người để ý đến tôi có bao nhiêu vành, đường kính rộng bao nhiêu cm. Tôi tuy giản dị rẻ tiền nhưng để tạo nên tôi cần người thợ phải khéo tay. Nghề chằm nón không chỉ dành riêng cho phụ nữ mà cả những người đàn ông trong gia đình cũng có thể giúp chuốt vành, lên khung nón. Với cây mác sắc, họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu; sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy.

Người phụ nữ thì chằm nức vành. Để có được lá đẹp, họ thường chọn lá nón non vẫn giữ được màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng. Khi xây và lợp lá, người ta phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng.

Thời gian chưa có chỉ cước người ta dùng bẹ lá cây thuộc loại thơm (hùm) tước lấy phần tơ ngâm nước vài ba ngày cho nát phần thịt của lá, dùng bàn chải, chải lấy phần tơ dùng làm chỉ để chằm nón, hay dùng chỉ đoác. Nhưng sau nầy phát triển người ta dùng cước nhỏ bằng nylon, chằm nón có đường nét thanh nhã hơn. Họ hàng nón lá đã đi vào thi ca bình dân Việt Nam.

Nón em chẳng đáng mấy đồng,Chàng mà giật lấy ra lòng chàng thamNón em nón bạc quai vàngThì em mới dám trao chàng cầm tayTiếc rằng vì nón quai mâyNên em chẳng dám trao tay chàng cầm

Đời sống văn minh, phát triển nhưng dòng họ nhà nón lá vẫn thuần túy nguyên hình của nó. Ở bất cứ nơi đâu, từ rừng sâu hẻo lánh, trên đồng ruộng mênh mông, dọc theo sông dài biển cả, đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay.

Tham khảo thêm văn mẫu 😍Thuyết Minh Về Cái Kéo 😍Lớp 9

Thuyết Minh Về Cái Nón Hay – Bài 13

Văn mẫu thuyết minh về cái nón hay, súc tích thể hiện qua từng câu văn, hình ảnh và lối văn phong phú.

Đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam là tà áo dài duyên dáng và chiếc nón lá nghiêng nghiêng. Hình ảnh chiếc nón lá quen thuộc và gần gũi với đời sống người phụ nữ, không chỉ giúp che mưa, che nắng mà đó còn là một nét đẹp giản dị.

Nhìn bên ngoài, chiếc nón chỉ là một hình chóp, có cấu tạo hết sức đơn giản, chỉ vài tấm lá cọ, vài mảnh tre, cộng thêm những sợi chỉ màu là đã có ngay một chiếc nón lá mát rượi, duyên dáng. Nhưng để có được một chiếc nón hoàn chỉnh, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo tay của những người đan nón, phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, đan nón, cho đến trang trí,… Đó là cả một lòng tâm huyết, sự yêu nghề và những kinh nghiệm quý báu được truyền từ đời này sang đời khác.

Những chiếc nón sau khi được đan xong, thường được trang trí những họa tiết bắt mắt như những mảnh hình xinh xắn về non nước Việt Nam, hay những loài hoa sặc sỡ sắc màu, thêm vài sợi chỉ màu buộc quanh để tô thêm vẻ đẹp quyến rũ cho chiếc nón lá. Và người ta không quên buộc thêm những chiếc quai bằng vải hoặc lụa. Cuối cùng những chiếc nón được đem ra phơi ngoài nắng một lần nữa để được chắc chắn hơn.

Chiếc nón lá là một vật dụng hết sức quen thuộc với người dân lao động Việt Nam, nó có thể che nắng che mưa rất hiệu quả, với tính năng gọn nhẹ, không thấm nước nó càng trở nên hữu dụng với mọi người. Ngoài ra, sau những giờ làm việc mệt nhọc, những trưa hè nóng bức chiếc nón lá cũng như một chiếc quạt, nhẹ nhàng mang từng cơn gió mát rượi về, những bác nông dân làm ruộng đồng, những người phụ nữ vất vả như cũng bớt đi nắng mưa, vơi đi chút mệt nhọc nào đó.

Hình ảnh chiếc nón lá đơn sơ, bình dị đã có từ rất lâu đời, và cho đến tận ngày nay nó vẫn là một món đồ không thể thiếu đối với người dân lao động, đặc biệt là những người phụ nữ chất phác, cần cù, quanh năm với công việc ruộng đồng.

Thuyết Minh Cái Nón Chi Tiết – Bài 14

Cùng tham khảo và học hỏi cách hành văn thông qua bài thuyết minh cái nón chi tiết sau đây.

Bạn có còn nhớ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chiếc nón lá hiện lên rất tự nhiên, gần gũi:

Sao anh không về thăm quê emNgắm em chằm nón buổi đầu tiênBàn tay xây lá, tay xuyên nónMười sáu vành, mười sáu trăng lên

Như vậy mới thấy được rằng nón lá là biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt từ ngàn đời nay.

hiếc nón lá ra đời từ rất lâu, khoảng 2500 – 3000 năm TCN. Lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân việt, đặc biệt là người phụ nữ; hiện diện trong những lời kể của bà, của mẹ và hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.

Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy.

Nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ, vì đây là nơi trồng dừa nhiều. Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá mềm để dễ làm cũng cần từ 2 – 4 tiếng, lá vừa mềm vừa phẳng.

Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn.

Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilong mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt.

Lúc chiếc nón đã được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.

Đi dọc miền đất nước, không nơi nào chúng ta thấy sự hiện diện của chiếc nón lá. Nó là người bạn của những người phụ nữ khi trời nắng hoặc trời mưa. Không chỉ có công dụng che nắng, che mưa mà nón lá còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, đi đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo tồn và gìn giữ. Nhắc đến nón lá, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tà áo dài Việt Nam, bởi rằng đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trung riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.

Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này. Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôi dầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.

Chia Sẻ Bài 🌵 Tả Quyển Sách Mà Em Yêu Thích Lớp 4 ❤️️15 Bài Hay Nhất

Làm Bài Văn Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Việt Nam – Bài 15

Học làm bài văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam thông qua bài văn mẫu xuất sắc dưới đây.

Từ bao đời nay, chiếc nón lá là đồ vật quen thuộc của các bà, các mẹ, các chỉ không chỉ có công dụng như một thứ để che chắn nắng hàng ngày mà còn là một món phụ kiện làm tăng thêm nét duyên dáng, nữ tính cho người phụ nữ.

Nói về nón lá, chúng ta đều biết nón lá đã xuất hiện từ rất sớm trong dòng lịch sử của dân tộc, bằng chứng là hình ảnh chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịnh từ những năm 2000-3000 trước công nguyên. Và đến ngày nay, nón lá vẫn là một sản phẩm thủ công được duy trì tại những làng nghề nổi tiếng như Dạ Lê (Hương Thủy), Đồng Di (Phú Vang), Phủ Cam (Huế). Những nơi này đã trở thành điểm du lịch hút khách cũng chính bởi sản phẩm thủ công tinh tế mà chúng sản sinh ra – nón lá.

Nón lá được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Lá dừa phải là lá khô, được xử lí đặc biệt tuy thế người ta vẫn chuộng lá có hơn vì chỉ lá cọ mới tạo nên chiếc nón lá hoàn mĩ nhất. Lá cọ được chọn phải là non vừa với gân lá xanh và màu lá trắng. Sau khi được hơ trên bếp than và phơi sương khoảng 4 tiếng, nón lá sẽ có màu trắng xanh và hiện rõ vân lá màu xanh nhẹ.

Tiếp đến công đoạn chằm nón, người thợ phải chằm bằng sợi cước dẻo thật đều tay, sau đó cố định nón bằng nan tre đã uốn khéo thành vòng tròn, cuối cùng cố định chóp nón. Việc còn lại, chỉ cần quét vài lớp dầu bên ngoài lớp lá để nón thêm bóng đẹp và cài thêm dải lụa làm quai đeo để nón thêm duyên dáng là ta đã có một chiếc nón lá thành phẩm hoàn mĩ. Và để giữ gìn sự hoàn mĩ ấy, ta chỉ nên dùng nón khi trời nắng, tránh nước và khi không dùng đến thì để ở những nơi râm mát.

Như đã nói, nón lá vừa có tác dụng che mưa che nắng vừa có tác dụng thẩm mỹ, tô điểm cho vẻ yêu kiều của người phụ nữ. Hình ảnh người nông dân cày sâu cuốc bẫm trên những cánh đồng rộng lớn với chiếc nón lá che ở trên đầu từ lâu đã không còn xa lạ. Hay hình ảnh những người lao động, những dì bán nước cùng ngồi tại gốc đa đầu làng, tay phe phẩy chiếc nón để làm dịu mát những ngày hè oi ả cũng đã vô cùng quen thuộc ở nông thôn xưa.

Không chỉ có vậy, nón lá còn trở thành quà tặng mang đậm truyền thống văn hóa dành cho khách du lịch nước ngoài, trở thành món đồ lưu niệm lưu giữ những nét đẹp của đất nước và con người Việt Nam. Thậm chí trong những lần lãnh đạo các nước đặt chân, chiếc nón lá cũng trở thành món quà đầy ý nghĩa thể hiện lòng hiếu khách của người dân Việt Nam.

Bởi những công dụng thiết thực cùng những ý nghĩa vô vùng sâu sắc của chiếc nón lá, ta cần duy trì nghề làm nón và những làng nghề làm nón lâu đời. Bằng cách ấy, ta không chỉ bảo tồn được một vật dụng đẹp đẽ hữu ích mà còn lưu giữ được nét đẹp văn hóa nước nhà.

Đọc Thêm 🌵 Bài Văn Tả Chiếc Balo Lớp 4 ❤️️15 Bài Văn Hay Nhất

Văn Thuyết Minh Nón Lá Hay Nhất – Bài 16

Bạn có thể tham khảo bài văn thuyết minh nón lá hay nhất mà scr.vn gợi ý cho bạn dưới đây.

Người phụ nữ Việt Nam, xưa nay đều mang vẻ đẹp dịu dàng và đằm thắm với chiếc áo dài trắng thướt tha trong gió, và không thể thiếu hình ảnh chiếc nón lá gần gũi và thân thuộc. Gắn bó với đời sống đã lâu, chiếc nón lá nay đã thành biểu tượng văn hóa đẹp, đáng tự hào của dân tộc ta.

Nón lá đã xuất hiện từ rất lâu đời, có những nghiên cứu chỉ ra rằng, hình ảnh nón lá đã xuất hiện trên mặt trống đồng từ những năm 2500-3000 TCN. Nón có dạng hình chóp, tròn và vành rộng nên che nắng rất tốt. Đặc biệt, nón lá được làm từ những nguyên liệu tự nhiên, rất thân thiện và gần gũi với môi trường. Khung nón được làm bằng tre, vót tròn và quấn thành những vòng lớn nhỏ, mỗi chiếc nón cần 16 chiếc vòng như vậy tạo thành hình chóp, sâu khoảng 10cm.

Dưới bàn tay điệu nghệ của người làm nón, vành nón không khác gì một tác phẩm nghệ thuật kỳ công, mỗi vòng đều được đặt tỉ mỉ và chính xác, không được méo và lệch, đảm bảo làm ra một chiếc nón đẹp và chất lượng nhất. Từ vòng to nhất khoảng 60cm cho đến vòng nhỏ nhất chỉ bằng một đầu ngón tay.

Ban đầu, người thợ phải lấy mo nang làm cốt nón, sau đó lợp nón bằng lá cọ. Công đoạn chọn lá cần rất cẩn thận và kỹ lưỡng, lá cọ không được quá non cũng không được quá già. Cọ đem về được rửa sạch rồi phơi khô dưới nắng cho thật mềm và thật bền, sau đó là phẳng, khi đạt đủ tiêu chuẩn mới đem đi lợp nón.

Người thợ xếp lá lên vành khuôn ngay ngắn, một chiếc nón sẽ có hai lớp lá và một lớp mo nang ở giữa. Những lá cọ đẹp và trắng sẽ được xếp ra ngoài nhìn sao cho đẹp mắt và tinh tế nhất. Quá trình khâu nón có lẽ tỉ mỉ hơn tất cả, nón được khâu bằng sợi cước, sợi guột nên vô cùng chắc chắn. Những đường kim mũi chỉ của người thợ làm nón đâm lên đâm xuống nhịp nhàng và thoăn thoắt, làm ra những chiếc nón lá thật đẹp và bền.

Chưa hết, sau khi khâu xong, chiếc nón còn được quét thêm một lớp dầu bóng để bền đẹp và không bị mốc. Tùy từng địa phương sẽ có cách trang trí nón khác nhau, có nơi thêu lên đó bài thơ, có nơi lại thêu lên những hình ảnh thật đẹp, cô thiếu nữ hiền thục hay một bông hoa đang nở rộ. Quai nón thường được làm bằng vải nhung, rất mềm và êm, được buộc vòng từ bên này sang bên kia nón để giúp nón cố định chắc chắn khi đội.

Chiếc nón lá gần gũi, bình dị đã gắn bó với các bà, các mẹ, các chị mỗi buổi làm đồng, mỗi ngày đến trường. Nón lá không chỉ xua đi cái nắng gay gắt của mùa hè oi bức, che những hạt mưa rào bất chợt, đây còn là biểu tượng đẹp đẽ của văn hóa Việt. Ngắm những chiếc nón nhấp nhô trên cánh đồng lúa chín vàng, trên đường phố nhộn nhịp, chiếc nón lá mà người mẹ chồng vui vẻ đội cho nàng dâu mới trong đám cưới truyền thống, thấy cả một nền văn hóa truyền thống lâu bền đầy giá trị của ông cha ta ở đó.

Ngày nay, xã hội hiện đại và ngày một phát triển không ngừng, tuy nhiên, chiếc nón lá vẫn là một vật dụng quen thuộc, vẫn là một biểu tượng đẹp vững bền. Nhìn thấy chiếc nón lá ở đâu, ta thấy cả đất nước Việt ta ở đó.

Tham Khảo Bài 😍 Tả Cây Bút Máy 😍15 Bài Văn Tả Cây Bút Mực Hay Nhất

Thuyết Minh Nón Lá Bằng Tiếng Anh – Bài 17

Chia sẻ thêm cho bạn đọc một bài thuyết minh nón lá bằng Tiếng Anh cực hay sau đây.

The conical hat is white and really shiny, people have painted it for the hat when it has gone through all the sophisticated stages, then it finally gives the hat a strap.

The mouth of the hat is nearly three hands wide, round and round. From the brim to the tip, I counted fifteen bamboo rings, very evenly spaced. The higher you go to the top, the smaller the ring becomes. The conical leaves are sewn into the bamboo rings with a crochet thread. The day I bought it, my mother also asked the seller of the hat to brush it for a round of oil, so the face of the hat still looks very shiny.

The normal hat straps are made of green, the, velvet, .. with bright colors such as purple, peach, blue, .. seem to make the hat more beautiful and increase the charm. shape for people wearing hats. It can be seen that the conical hat itself is similar to the Vietnamese woman. It seems to be not only beautiful in every detail but also beautiful in the way it is expressed in the shape of the hat.

Tạm dịch:

Nón lá có màu trắng và thật bóng, người ta đã sơn cho nón khi đã trải qua đủ các công đoạn cầu kỳ rồi mới cho quai nón. Miệng nón rộng gần ba gang tay, tròn vành vạnh. Từ vành đến ngọn, tôi đếm được mười lăm vòng tre, rất đều nhau. Càng lên đỉnh cao, vòng càng nhỏ lại. Các lá nón được khâu vào các vòng tre bằng một sợi chỉ móc. Hôm mua về, mẹ tôi còn nhờ người bán mũ chải cho một lượt dầu, nên mặt mũ trông vẫn rất bóng.

Những chiếc quai mũ thông thường được làm bằng chất liệu xanh lá, the, nhung, .. với những gam màu tươi sáng như tím, hồng đào, xanh lam, .. dường như càng làm cho chiếc mũ thêm đẹp và tăng thêm phần quyến rũ. hình dáng cho người đội mũ. Có thể thấy, bản thân chiếc nón lá cũng giống với người phụ nữ Việt Nam. Nó dường như không chỉ đẹp ở từng chi tiết mà còn đẹp ở cách thể hiện qua hình dáng của chiếc nón.

SCR.VN Gợi Ý 🌵 Tả Một Đồ Vật Trong Nhà Mà Em Yêu Thích ❤️️ 15 Bài Hay

Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Lớp 8 Chọn Lọc – Bài 18

Bài thuyết minh về chiếc nón lá lớp 8 chọn lọc sẽ giúp bạn có được cách hành văn sinh động và học hỏi được nhiều kỹ năng viết thu hút.

Nón em chẳng đáng mấy đồng,Chàng mà giật lấy ra lòng chàng tham Nón em nón bạc quai vàngThì em mới dám trao chàng cầm tay Tiếc rằng vì nón quai mây Nên em chẳng dám trao tay chàng cầm

Nón lá là một vật không thể thiếu trong đời sống của người nông dân mà nó còn đi vào thơ ca, nhạc họa. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chính là tà áo dài và chiếc nón lá. Và nó trở thành biểu tượng của người phụ nữ.

Nón lá xuất hiện từ rất lâu, khoảng 2500-3000 trước Công nguyên và được lưu truyền cho đến ngày nay. Đối với người phụ nữ Việt thì nón là lá biểu tượng quan trọng trong cuộc sống của họ. Từ trong những làn điệu dân ca, đến những lời thơ, câu văn đều thấp thoáng hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam đi liền với tà áo dài truyền thống.

Hình dáng của chiếc nón chỉ là một hình chóp,thấy được cấu tạo hết sức đơn giản, chỉ vài tấm lá cọ, vài mảnh tre, cộng thêm những sợi chỉ màu là đã có ngay một chiếc nón lá mát rượi, duyên dáng. Nhưng mà để có được chiếc nón lá đó thì cần có sự tỉ mỉ từng chi tiết, sự héo tay cũng những người thợ lành nghề đan nón.

Để làm ra một chiếc nón đẹp và tinh xảo, đòi hỏi người làm phải chọn tỉ mỉ nguyên liệu từ ban đầu. Lá làm nón phải là những tàu lá cọ đã già, dày và có màu đậm, đặc biệt chiếc lá phải lành lặn, tròn đều. Công đoạn tiếp theo là phơi lá cho khô, thường thì phơi từ 2-3 nắng, nếu lá không được phơi kĩ thường sẽ có những đốm đen, những vệt xám và không có màu trắng đẹp.

Tre dùng để đan nón thường được chẻ nhỏ, sau đó gọt sạch cho thật mềm mịn không bị xước, rồi được uốn thành những vòng tròn theo thứ tự từ nhỏ đến to dần. Những chiếc sợi tre tuy nhỏ, nhưng được coi như là khung xương của chiếc nón lá, là yếu tố tạo nên hình hài cho chiếc nón và giữ cho chiếc nón luôn được thật chắc chắn.

Cuối cùng là sự kết hợp chặt chẽ giữa lá cọ và nan tre, lá được đan vào nón một cách khéo léo thông qua những đôi tay cần mẫn của những người nghệ nhân làm nón. Và hơn hết để tạo nên vẻ đẹp cho chiếc nón, làm cho chiếc nón lá có hồn hơn, khâu trang trí là không thể thiếu.

Những chiếc nón sau khi được đan xong, thường được trang trí những họa tiết bắt mắt như những mảnh hình xinh xắn về non nước Việt Nam, hay những loài hoa sặc sỡ sắc màu, thêm vài sợi chỉ màu buộc quanh để tô thêm vẻ đẹp quyến rũ cho chiếc nón lá. Và người ta không quên buộc thêm những chiếc quai bằng vải hoặc lụa. Cuối cùng những chiếc nón được đem ra phơi ngoài nắng một lần nữa để được chắc chắn hơn.

Chúng ta không chỉ có một loại nón lá mà có rất nhiều loại khác nhau. Mỗi loại nón ở mỗi vùng miền khác nhau lại có những cái tên và sự đặc trưng riêng. Chẳng hạn, như nón Huế hay còn gọi là nón bài thơ vì trong những chiếc nón đó được người ta chép những bài thơ nên đó, tạo nên sự đặc trưng riêng.

Chiếc nón lá như là một người bạn theo ta trên khắp mọi nẻo đường. Chúng ta hãy luôn trân trọng và yêu quý chiếc nón lá đã làm nên hồn dân tộc này.

Thuyết Minh Chiếc Nón Lá Lớp 8 Điểm Cao – Bài 19

Các em học sinh có thể tham khảo cách diễn đạt hay, trôi chảy thông qua bài thuyết minh chiếc nón lá lớp 8 điểm cao sau đây.

Chiếc nón lá từ lâu đời đã gắn bó và trở thành một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam theo bề dày hàng nghìn năm lịch sử. Để làm nên một chiếc nón đòi hỏi người thợ phải thật tỉ mỉ và tinh tế. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quy trình cũng như những thông tin về chiếc nón thông qua bài văn mẫu này nhé!

Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch vào khoảng 2500 – 3000 năm trước công nguyên. Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người và gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, chiếc nón lá và nghề chằm nón vẫn được duy trì, gắn bó và tồn tại đến ngày nay.

Để làm nên một chiếc nón hoàn chính và đẹp đẽ, người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần mẫn, khéo léo. Đầu tiên, họ phải chọn ra những chiếc lá đều nhau, có chất liệu và màu sắc tương đối giống nhau. Nón được làm chủ yếu từ lá cọ, lá dừa. Người thợ phải chế biến lá thật kĩ càng để lá đạt đến một độ dẻo dai nhất định phục vụ quá trình đan lát.

Sau bước chọn lá, người thợ tiến hành chọn chất liệu làm khung nón, thường khung nón được làm bằng tre, trúc. Người ta tỉ mỉ chuốt từng thanh tre, trúc thành những chiếc que rất nhỏ (to hơn chiếc tăm một chút) và có chiều dài to nhỏ khác nhau; sau đó người ta uốn cong thanh tre đấy thành vòng tròn và dùng một sợi chỉ thật chắc chắn để buộc cố định lại. Người ta lấy một thanh tre cứng hơn sau đó sắp xếp những vòng tròn từ nhỏ đến lớn thành hình chóp nón, mỗi vòng cách nhau từ 3 – 5cm để làm khung nón.

Sau khi làm khung xong, người ta tiến hành đan nón. Những sợi lá dừa, lá cọ được đan khéo léo quanh chiếc khung và buộc chúng vào khung bằng sợi chỉ màu sắc. Bên trong chiếc nón thường được thiết kế để buộc chiếc quai. Quai nón là một mảnh vải làm bằng lụa, von,… có màu sắc khác nhau để cho chiếc nón thêm tươi đẹp.

Ở Việt Nam có làng nghề làm nón ở Huế vô cùng nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch. Những chiếc nón lá trải đi khắp nẻo đường và trở thành thân quen trong đời sống thường nhật của người phụ nữ. Chiếc nón lá không chỉ là vật dụng thiết thân, người bạn thủy chung với người lao động dùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua đi những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt mà còn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ nữ.

Nón lá từ lâu đã đi vào thơ ca, gắn liền với nhiều thế hệ con người Việt Nam và xuất hiện trong những dịp đặc biệt như: đám cưới,… nó trở thành một nét đẹp mà bất cứ du khách nào ghé đến Việt Nam cũng phải trầm trồ, suýt xoa. Dù cho đất nước, xã hội ngày càng phát triển thế nào thì chiếc nón vẫn luôn giữ vững giá trị tốt đẹp của nó và mãi là người bạn thân thiết của chúng ta.

Xem Thêm Bài 🌹 Tả Đồ Vật Lớp 5 Mà Em Yêu Thích ❤️️ 15 Bài Văn Tả Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Việt Nam Lớp 8 Xuất Sắc – Bài 20

Tham khảo bài văn Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam lớp 8 xuất sắc được chia sẻ sau đây, cùng tham khảo ngay nhé!

Một hình ảnh đẹp về con người Việt Nam đó là phong tục, là ẩm thực, là lý tưởng hòa bình. Không ai có thể quên được chiếc bánh chưng xanh, cánh đồng lúa chín, tà áo dài Việt và cả chiếc nón lá.

Nón lá từ lâu đã trở thành nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Chắc hẳn ai đó vẫn còn nhớ, hình ảnh người con gái Việt mặc áo dài, tay cầm nón lá đã trở thành biểu tượng du lịch. Quả thực hình ảnh ấy có sức gợi cảm rất tốt. Đó là điểm ấn tượng của chúng ta đối với du khách và bạn bè quốc tế. Tại sao lại như vậy? Nón lá còn ra đời ở Huế – địa điểm hội tụ những tinh hoa văn hóa của người Việt, từ lịch sử, cho đến ẩm thực, các loại hình nghệ thuật giải trí. Do đó, chiếc nón lá ngày càng trở nên quen thuộc với khách thập phương

Nón lá cũng giống như các loại mũ khác có công dụng che nắng, che mưa. Nón lá có dạng hình chóp. Đáy nón lá tròn trịa thường có đường kính khoảng 60 cm. Tuy nhiên ngày nay, nón lá không chỉ được sản xuất để đội đầu mà còn dùng làm vật trang trí nên đường kính có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn rất đa dạng.

Nón lá thường được làm bằng lá cọ hoặc lá dừa. Bởi tính chất dai, không thấm nước và héo lụi khi gặp nắng của hai loại lá này nên người ta chọn để làm nón. Cái tên nón lá cũng xuất phát từ hình dáng cũng như nguyên liệu chính để làm nón. Ngoài ra, nguyên liệu làm nón còn có nan tre, kim chỉ, hình ảnh trang trí.

Sau khi đan nón xong, họ sẽ phết một lớp sơn dầu để tạo độ bóng cho bề mặt ngoài nón và để bảo quản độ bền màu cũng như độ mềm của lá nón khi sử dụng. Bây giờ, người dùng chỉ cần chọn quai nón theo sở thích là có thể dùng được. Dây quai nón thường là một dải lụa hoặc vải tổng hợp, chiều dài từ 70 đến 80 cm. Dây quai nón có tác dụng giữ chắc nón trên đầu khi sử dụng hoặc để treo nón lên cao khi không sử dụng đến. Giúp việc sử dụng và bảo quản nón dễ dàng hơn.

Ngày nay, nón lá được biết đến không chỉ là vật dụng không thể thiếu của các chị em, các bà các mẹ mà còn trở thành món quà lưu niệm của du khách, một đạo cụ trên sân khấu nghệ thuật. Nón lá đã trở thành một điểm đẹp nền văn hóa của nước ta. Là người Việt, không ai là không biết đến hình ảnh nón Huế nghiêng nghiêng của người con gái. Một biểu tượng dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam – nón lá.

Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Ngắn Gọn Lớp 8 – Bài 21

Văn mẫu thuyết minh về chiếc nón lá ngắn gọn lớp 8 có sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật hay, cùng đón đọc ngay nhé!

Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễ Tà áo dài trắng nhẹ nhàng bay Nón bài thơ e lệ trong tay Thầm bước lặng, những khi trời dịu nắng”

Ai đã từng qua miền Trung nắng lửa không thể không biết đến nón bài thơ xứ Huế. Chiếc nón lá ấy đã trở thành biểu tượng văn hóa của một vùng đất nhiều truyền thống. Và cũng từ lâu, chiếc nón lá trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với chiếc nón lá nhẹ nhàng và tà áo dài tha thướt đã đi vào thơ ca, nhạc họa của biết bao thế hệ.

Chiếc nón lá Việt Nam là một công cụ che nắng, che mưa, làm quạt, khi còn để che giấu gương mặt, nụ cười hay tạo thêm nét duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.

Vật liệu để làm nên cái nón là lá cọ, chỉ tơ, móc, tre làm khung. Nón lá có cấu tạo đơn giản nhưng cũng đòi hỏi một sự khéo léo của người thợ. Nón có hình chóp đều, thành được bao bọc bởi những chiếc vành uốn quanh thành nhiều lớp. Vành nón làm bằng tre, vót tròn như bộ khung nâng đỡ cái hình hài duyên dáng của nón. Ở phần đáy nón có một chiếc vành uốn quanh, cứng cáp hơn những chiếc vanh nón ở trên. Vanh nón, vành nón cứng hay giòn sẽ quyết định đến độ cứng cáp, bền lâu của chiếc nón.

Nhưng bộ phận quan trọng nhất của chiếc nón lại là hai lớp lá cọ – vật liệu chính để hình thành nên một chiếc nón. Lá cọ phải là lá non, phơi thật trắng. Lót giữa hai lớp lá cọ là lớp mo nang làm cốt, được phơi khô, lấy từ mo tre, mo nứa. Tất cả các vật liệu làm nên nón đều phải không thấm nước, dễ róc nước để chống chịu với những cơn mưa vùi dập, những ngày nắng oi ả thất thường.

Để tăng thêm nét duyên dáng, đồng thời giữ chặt nón vào đầu người đeo, người ta làm ra chiếc quai bằng lụa mềm gắn cùng hai chiếc nhôi đính vào mặt trong của chiếc nón. Nhôi nón được đan bằng những sợi chỉ tơ bền, đẹp. Người ta cũng có thể trang trí những hoa văn đậm nét dân tộc vào bên trong chiếc nón hoặc quét một lớp quang dầu thông bóng bẩy lên mặt ngoài chiếc nón.

Quy trình làm nón không khó lắm: trước hết, phơi lá nón (lá cọ non) ra trời nắng cho thật trắng, để rải trên nền đất cho mềm, rồi rẽ cho lá rộng bản. Sau đó, là lá trên một vật nung nóng cho phẳng. Vanh nón được vuốt tròn đều đặn. Việc cuối cùng là thắt và khâu khi lá đã đặt lên lớp vành khuôn. Sợi móc len theo mũi kim qua 16 lớp vòng bằng cột tre để hoàn chỉnh sản phẩm. Nón khâu xong có thể hơ trên hơi lửa cho thêm trắng và tránh bị mốc. Quy trình làm nón là vậy. Nói là: không khó lắm, nhưng thực ra đó là những tinh hoa, những đúc kết bao đời nay của nghệ thuật làm nón.

Chiếc nón đã thực sự trở thành một biểu tượng sinh động của người phụ nữ Việt dịu dàng, nết na, duyên dáng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, chiếc nón đã không còn vị trí, vai trò như trước. Những chiếc mũ xinh xinh, những bộ quần áo mưa sang trọng đã thay dần chiếc nón bình dị xưa. Nhưng trong ý thức mỗi người dân Việt, hình ảnh chiếc nón cùng những nỗi nhọc nhằn, những mũi chỉ khâu tinh tế sẽ mãi mãi trường tồn vĩnh cửu. Nó mãi mãi là một nét đẹp trong nền văn hoá độc đáo của đất nước Việt Nam tươi đẹp.

Tham Khảo Bài ❤️️ Tả Chiếc Bút Mực ❤️️ 15 Bài Văn Tả Cây Bút Máy Hay

Văn Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Lớp 9 Điểm 10 – Bài 22

Văn thuyết minh về chiếc nón lá lớp 9 điểm 10 sau đây sẽ giúp các em có thể nâng cao kĩ năng viết văn của mình.

Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngơị hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.

Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, khoảng 2500-3000 năm TCN. Lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân việt, đặc biệt là người phụ nữ; hiện diện trong những lời kể của bà, của mẹ và hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.

Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đến Huế, mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà.

Nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ, vì đây là nơi trồng dừa nhiều. Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá mềm để dễ làm cũng cần từ 2-4 tiếng, lá vừa mềm vừa phẳng.

Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn.

Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilong mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt. Lúc chiếc nón đã được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.

Đi dọc miền đất nước, không nơi nào chúng ta thấy sự hiện diện của chiếc nón lá. Nó là người bạn của những người phụ nữ khi trời nắng hoặc trời mưa. Không chỉ có công dụng che nắng, che mưa mà nón lá còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, đi đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo tồn và gìn giữ.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Ngắn Gọn Lớp 9 – Bài 23

Cùng xem và học cách thuyết minh về chiếc nón lá ngắn gọn lớp 9 sau đây của scr.vn nhé!

Nón lá được xem chính là biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt từ ngàn đời nay. Và em thấy được các bà, các mẹ vẫn thường dùng để có thể che nắng, che mưa.

Chiếc nón lá như thật gần gũi biết bao nhiêu với người mẹ tảo tần nuôi em khôn lớn. Nó như thật quen thuộc và như hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam nữa. Có thể nói được rằng khi người ta mà nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đến Huế mộng mơ.

Huế được xem chính là một mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng ai ai cũng biết đến. Ta cũng như đã thấy được có những làng nghề làm nón lá ở Huế dường như cũng đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và luôn luôn chọn sản phẩm này làm quà.

Theo lời mẹ em kể thì việc để có thể hoàn thành được một chiếc nón lá thì phải trải qua rất nhiều công đoạn tỷ mỉ khác nhau. Người ta phải chọn sao cho cẩn thận những chiếc lá, phơi lá như thế nào và cả những đường kim mũi chỉ phải đều và phải đẹp nữa. Và quả thực để làm lên được một chiếc nón lá là cần biết bao tấm lòng, sự khéo léo của người làm ra chiếc nón lá đó.

Chiếc nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Và theo như em thấy được dường như mỗi loại lá lại mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thông thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ bởi nơi đây thì cây dừa được trồng rất nhiều.

Chiếc nón lá có hình nón, ở đáy tròn xoe và có khung được làm bằng tre là những hình tròn như bé lại dần từ dưới lên trên. Các khung tre cứa tròn từ đáy cho đến chóp sau đó được phủ lên bằng lá cọ đã được phơi chuốt. Những chiếc lá cọ đã được phơi có màu trắng do các chất tẩy màu hay là các chất xử lý để cho lá có độ bền lâu hơn khi phải thường xuyên che nắng che mưa.

Có những khi trời nắng to, hay mà mưa thì người đội nón chắc chắn hơn người đội mũ. Đã thế thì những chiếc mũ lại rất nặng, nặng hơn so với một chiếc nón lá. Các mẹ đội nón này cũng rất tiện và đẹp. Đã thế lại có cả một chiếc quai nón bằng vải nhìn thật là đẹp biết bao. Chiếc quai nón này được buộc vào hai bên của chiếc nón ở bên trong giúp cho người đội có thể giữ được chiếc nón khi có cơn gió to ập đến.

Đọc nhiều hơn với bài văn 🔥Tả Cái Thước Kẻ🔥 Của Em Lớp 4 Ngắn Hay

Từ khóa » Giới Thiệu Về Nón Lá Việt Nam Văn Thuyết Minh