Thuyết Minh Về Con Lợn, Con Heo Văn Mẫu Lớp 9 Hay - Kiến Thức Việt

Chủ đề hôm nay hãy cùng kienthucviet.vn thuyết minh về một con vật rất dễ thương với con người chúng ta đó là con lợn (con heo ). Cùng sẵn sàng thôi

Bài văn thuyết minh mẫu

Với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam thì việc chăn nuôi là quá quen thuộc với người nông dân. Những gia súc như trâu, bò, dê,… hay gia cầm như vịt, gà, ngỗng,… vẫn luôn là nguồn thu nhập lớn đối với người nông dân. Trong đó phải kể đến con lợn, một vật nuôi mang đến giá trị kinh tế cao khi được người Việt Nam tiêu thụ nhiều nhất cả nước.

Lợn nuôi thực chất được con người thuần hóa từ lợn rừng. Giả thuyết rằng lợn được thuần hóa khoảng 9000 năm trước tại nơi mà ngày nay gọi là miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ hay tại Trung Quốc được đưa ra khi các nhà khảo cổ học tìm thấy những di chỉ khảo cổ.

Ở những nước đang phát triển hay nước phát triển, người dân thường chăn nuôi lợn đã được thuần hóa theo hình thức thả rông ngoài trời hoặc nuôi nhốt trong chuồng. Còn ở những nước công nghiệp lớn hình thức nuôi lợn phát triển với một quy mô lớn hơn.

Thông thường ở những nước này sẽ có hẳn một trang trại chăn nuôi rộng đến mấy trăm hecta ở vùng ngoại ô. Đến thời điểm này con lợn đã trở nên rất phổ biến và là một con vật nuôi không thể thiếu trong sân vườn của người nông dân.

Xem thêm: Soạn bài thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá - Huy Cận lớp 9 với các Câu Hỏi

Lợn còn được phân chia thành các giống phụ và giống lợn chính. Tại khu rừng ở châu Á và châu Âu có khoảng 25 giống lợn phụ và 4 giống lợn chính. Thế nhưng ngày nay lợn thông thường có một giống lợn châu Âu Sus crofa và ba giống lợn phụ của châu Á là Sus orientalis, Sus vitatus, Sus crytatus. Thực chất lợn rừng và lợn hoang dã chính là hai giống lợn khác nhau ở vùng ôn đới và nhiệt đới. Ngoài ra còn có thêm lợn đầm lầy và lợn nước. Giống lợn này có khả năng thích nghi như những động vật bán thủy sinh. 

Lợn thuộc dòng thú có guốc. Tùy vào từng giống lợn mà lợn có kích thước và hình dạng khác nhau. Từ phần đầu cho đến hết thân lợn có thể dài đến tận 190500mm, đuôi lợn dài trong khoảng 35-450mm.

Cơ thể của lợn trưởng thành có thể nặng tới 350kg. Mắt của lợn khá nhỏ và hình dáng dẹt, nằm ở vị trí cao trên hộp sọ. Tai của lợn có hình tam giác điển hình và dài. Chúng thường mềm và rũ xuống với một nhúm lông nắm gần đầu mút.

Hộp sọ của lợn khá dày. Mũi của lợn to như một nắm tay và có hình tròn, hếch lên hiện rõ hai lỗ mũi.

Bốn chân lợn thường ngắn và đều có móng. Những chiếc móng này thực chất chỉ vận động ở các ngón giữa. Thông thường lợn nuôi của nhà thường có màu trắng phớt hồng, lông thưa. Những chú lợn rừng thì có bộ lông rậm hơn, lớp da dày và có màu đen hoặc nâu đất.

Xem thêm: Dàn ý và bài văn thuyết minh về Chiếc Nón Lá Việt Nam điểm 8

Lợn khi đã được thuần hóa đã thành một món hàng có giá trị kinh tế trong việc kinh doanh và buôn bán. Trước khi con người sản xuất ra tiền tệ để trao đổi thì lợn cũng đóng vai trò trong việc trao đổi hàng hóa.

Quá trình này thể hiện rằng từ xa xưa lợn đã được đánh giá là một loại hàng hóa có giá trị về kinh tế. Việc buôn bán lợn và những sản phẩm chế biến từ lợn đã sớm trở thành nguồn thu nhập chính cho những người nông dân và người lao động chế biến sản phẩm. Việc này đã dẫn đến việc mở rộng một thị trường kinh doanh về vận chuyển, giết mổ, chế biến thức ăn, thương mại,…

Không chỉ mang lại nguồn thức ăn đến với con người mà nó còn là một sản phẩm kích cầu những ngành như sản xuất con giống, chế biến thức ăn, tinh dịch, thuốc thú y và những thiết bị hỗ trợ. 

Ở Việt Nam ta có rất nhiều giống lợn khác nhau. Giống lợn ỉ thường được người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ nuôi. Đặc điểm về ngoại hình của nó là toàn thân của lợn có màu đen hoặc xen kẽ khoang trắng.

Mõm của chúng ngắn, bộ lông thưa. Dáng người thấp, chân nhỏ, lưng thì võng xuống và bụng sệ. Sau bảy, tám tháng nuôi lợn ỉ sẽ trưởng thành và có cân nặng khoảng sáu, bảy mươi kí lô. Mỗi lứa lợn có khả năng đẻ tới hàng chục con. Việc nuôi lợn ỉ rất dễ dàng với người nông dân. Chúng ăn những thứ khá đơn giản như bèo cái, khoai nước xắt nhỏ và được nấu với cám.

Xem thêm: Thuyết minh về động Phong Nha Kẻ Bàng - Kỳ quan đệ nhất động

Đối với những bạn có gia đình chăn nuôi lợn không thể không biết cách nấu cám heo này. Ngoài ra lợn còn ăn những rau như rau muốn, rau lang hay cây chuối băm nhỏ. Thịt lợn ỉ được nhiều người ưa chuộng vì đặc điểm là thịt chúng rất ngon.

Phần da mỏng, thịt nạc ngọt và mềm. Thông thường các gia đình ở nông thôn nuôi hai lứa lợn mỗi năm. Mỗi lứa như vậy tầm dăm con, chất thải của heo được dùng làm phân bón ruộng, heo đến kì sẽ bán thành nguồn thu nhập của gia đình.

Quy mô của ngành chăn nuôi nước ta phát triển rất mạnh trong vài chục năm gần đây. Đã có nhiều giống lợn ngoại được nhập về như giống lợn Y-oóc-sai của nước Anh.

Đặc điểm của chúng là có da màu trắng hồng, lông mượt mà. Phần đầu của chúng nhỏ, tai thì dựng lên. Bốn chân cao và vững chãi, bụng thon và thân dài.

Trọng lượng của lợn này nếu nhưng được nuôi theo đúng quy cách trong khoảng thời gian từ năm đến sáu tháng có thể đạt từ một trăm kí lô trở lên. Với trọng lượng như vậy rất có lợi cho người nông dân khi xuất chuồng. Không những thế thịt lợn Y-oóc-sai siêu nạc cũng được người tiêu dùng hiện nay ưa chuộng. 

Lợn đóng một vai trò lớn trong giá trị đời sống của con người. Phần thân thịt lợn đều được tận dụng để làm thức ăn cho con người. Không những vậy da, lông lợn còn có thể dùng để là bản chải, bút vẽ,…

Xem thêm: Thuyết minh về Hồ Tây Hà Nội

Với những công nghệ hiện đại ngày nay đã cho ra những sản phẩm thịt lợn đa dạng. Những công nghệ này đã nâng cao hương vị, quá trình bảo quản và tính đa dạng cho người ăn. Nhờ vậy thịt lợn vẫn luôn được ưa chuộng và sử dụng rất nhiều trên thế giới.

Ngoài những giá trị về thực phẩm và kinh tế thì lợn còn có một giá trị văn hóa độc đáo. Nó đã xuất hiện trong những vần điệu thơ ca, sách hay tranh ảnh hội họa. Lợn còn là biểu tượng chính cho những bức tranh Đông Hồ mang đậm những nét truyền thống của dân tộc ta.

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Con Lợn