Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai ❤️️14 Bài Hay
Có thể bạn quan tâm
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai ❤️️ 24+ Bài Hay ✅ Chọn Lọc Và Chia Sẻ Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Giới Thiệu Về Phố Núi Gia Lai.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
- Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai
- Bài Văn Giới Thiệu Về Gia Lai – Mẫu 1
- Bài Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai – Mẫu 2
- Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai Hay Nhất – Mẫu 3
- Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai Ngắn Nhất – Mẫu 4
- Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai Chọn Lọc – Mẫu 5
- Bài Giới Thiệu Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai Đạt Điểm Cao – Mẫu 6
- Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Gia Lai Đặc Sắc – Mẫu 7
- Thuyết Minh Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai Học Sinh Giỏi – Mẫu 8
- Văn Mẫu Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai Sinh Động – Mẫu 9
- Thuyết Minh Về Biển Hồ Pleiku – Mẫu 10
- Thuyết Minh Về Đồng Xanh Gia Lai – Mẫu 11
- Thuyết Minh Về Quảng Trường Gia Lai – Mẫu 12
- Thuyết Minh Về Đặc Sản Gia Lai – Mẫu 13
- Thuyết Minh Về Phở Khô Gia Lai – Mẫu 14
Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai
Dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Gia Lai dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo giúp các em học sinh phân tích đề chi tiết và định hướng làm bài.
I. Mở bài: Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở Gia Lai
- Giới thiệu về đối tượng thuyết minh.
- Nêu cảm nhận chung về đối tượng.
II. Thân bài:
1.Giới thiệu vị trí địa lí:
- Địa chỉ/ nơi tọa lạc?
- Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
- Cảnh vật xung quanh ra sao?
- Có thể đến đó bằng phương tiện gì?-Phương tiện du lịch: Xe du lịch,…-Phương tiện công cộng: Xe máy, xe buýt,…
2.Nguồn gốc (lịch sử hình thành):
- Có từ khi nào?
- Do ai khởi công (làm ra)?
- Xây dựng trong bao lâu?
3.Cảnh bao quát đến chi tiết:
a) Cảnh bao quát:
- Từ xa,…
- Nổi bật nhất là…
- Cảnh quan xung quanh…
b) Chi tiết:
- Cách trang trí
- Mang đậm nét văn hóa dân tộc.
- Mang theo nét hiện đại.
- Cấu tạo.
4.Giá trị văn hóa, lịch sử:
- Tô điểm cho vùng đất Gia Lai, thu hút khách du lịch.
- Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng.
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Bài Văn Giới Thiệu Về Gia Lai – Mẫu 1
Với bài văn giới thiệu về Gia Lai dưới đây, các em học sinh không chỉ nâng cao kỹ năng viết mà còn khám phá thêm nhiều thông tin thú vị về vùng đất này này.
Là một tỉnh Bắc Tây Nguyên phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và phía Tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới Gia Lai là đầu mối giao thông quan trọng nối Tây nguyên với các tỉnh khu vực miền Trung và Đông Nam Bộ. Diện tích tự nhiên 15.536,92 km2; dân số gần 1,3 triệu người trong đó 48% là người dân tộc thiểu số (chủ yếu là Bahnar và Jrai), khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) đã tạo nên một vùng đất ôn hòa, mến khách.
Tỉnh có trục quốc lộ 14 nối với Quảng Nam và các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Trục quốc lộ 19 nối với các tỉnh duyên hải Miền Trung và đi các tỉnh Đông Bắc Campuchia, quốc lộ 25 nối với Phú Yên. TP Pleiku nằm trên ngã 3 giao lộ của quốc lộ 19, quốc lộ 14, quốc lộ 25 cách cảng Quy Nhơn 180km đường bộ, cách TP Hồ Chí Minh 541km. Quốc lộ 78A vừa hoàn thành tạo sự thông thương thuận lợi giữa Việt Nam (cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh) và nước bạn Campuchia. Trong những năm tới đây sẽ là con đường chiến lược phát triển du lịch Gia Lai.
Gia Lai là đầu nguồn của nhiều con sông đổ về miền duyên hải và Campuchia như sông Ba, sông Sê San và các con suối khác. Địa hình đồi núi, nhiều thác ghềnh đã mang lại cho Gia Lai rất nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú đặc biệt là những thác nước hùng vĩ như: thác Phú Cường, thác Lồ Ồ, thác Chín Tầng, thác Yama-Yang Rung…cùng những hồ nước xanh thẳm: hồ Ayun Hạ, hồ Ialy và Biển Hồ trên núi mênh mông, phẳng lặng.
Đây là những điểm du lịch lý tưởng của khách thập phương. Đặc biệt thiên nhiên còn ban tặng cho Gia Lai hai khu rừng nguyên sinh KonKaKinh và KonJaRăng và đồi thông ĐăkPơ, đây là nguồn tài nguyên quý giá giúp cân bằng hệ sinh thái đồng thời thu hút du khách yêu thích loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu hệ động thực vật của miền nhiệt đới.
Du khách còn tìm đến Gia Lai để được tham quan Thủy điện Ialy-một công trình mang tầm quốc gia, công suất đứng thứ 2 sau thủy điện Hòa Bình và là công trình thể hiện bàn tay và khối óc phi thường của con người Tây Nguyên đã chiến thắng được sức mạnh tự nhiên làm thay đổi đời sống của người bản địa, mang lại diện mạo mới cho Gia Lai.
Gia Lai còn được biết đến là vùng đất cổ xưa, di chỉ khảo cổ Biển Hồ là minh chứng cho quá trình hình thành, định cư lâu dài của người bản địa trên vùng đất cao nguyên hùng vĩ. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất Gia Lai vẫn giữ cho mình nền văn hóa truyền thống đặc trưng, đa dạng thể hiện qua tôn giáo đa thần (Tô Tem), chế độ mẫu hệ của người bản địa…
Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, cồng chiêng Tây Nguyên đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, từ đó thế giới biết đến một không gian văn hóa cồng chiêng gắn bó với người dân Tây Nguyên trọn một vòng đời từ Lễ thổi tai cho đứa bé mới chào đời đến Lễ trưởng thành và kết thúc là Lễ Bỏ mả.
Ngoài ra trong các lễ hội mừng lúa mới, đâm trâu… cũng không thể thiếu tiếng cồng tiếng chiêng, những vòng xoang, ché rượu cần, ánh lửa bập bùng giữa núi rừng đại ngàn. Bên cạnh cồng chiêng trong văn hóa tinh thần của người bản địa, người Bahnar còn có kho tàng sử thi đồ sộ. Đây là những bản hùng ca tráng lệ, mang cảm hứng lãng mạn trong lao động, chiến đấu và trong cuộc sống đời thường.
Được phát hiện từ sau những năm 1980 nhưng từ đó đến nay kho tàng sử thi đã không ngừng được bổ sung qua quá trình sưu tầm như: Đăm Noi, Bia Brâu…Đây là niềm tự hào của người Bahnar và là cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu cho những người say mê văn hóa, truyền thống của dân tộc này. Sử thi Bahnar vẫn còn nhiều điều bí ẩn kỳ thú đang chờ du khách đến khám phá.
Đến Gia Lai du khách còn được khám phá trang phục ngày hội với trang trí hoa văn nhiều màu sắc thần bí, các điệu múa dân gian với âm thanh vang vọng của các loại nhạc cụ riêng của từng dân tộc như: tù và, đàn đá…, được tham quan nhà rông, những khu nhà mồ với nhiều bức tượng người, thú, những nghi lễ còn rất hoang sơ, nguyên thủy. Gia Lai có truyền thống cách mạng hào hùng, có khu Tây Sơn Thượng đạo, căn cứ của vua Quang Trung, làng kháng chiến Stơr quê hương Anh hùng Núp, nhiều địa danh chiến trường xưa của Gia Lai như: Pleime, Cheo Reo, Ja Đrăng đã đi vào lịch sử.
Hiện nay loại hình du lịch sinh thái kết hợp với tìm hiểu văn hóa đã và đang được khai thác hiệu quả như: tham quan, tìm hiểu văn hóa dân tộc Bahnar, Jrai (ngủ làng, văn hóa cồng chiêng, lễ hội), thăm chiến trường xưa, dã ngoại, khám phá vẻ đẹp của các danh thắng và tìm hiểu về Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai…thưởng thức đặc sản cơm lam, thịt nướng, rượu cần của người bản địa. Dạo quanh tìm mua các mặt hàng địa phương làm quà cho người thân như: cà phê, mật ong, măng khô, tiêu, thổ cẩm, đồ mỹ nghệ…
Mảnh đất Gia Lai anh hùng, người dân hiền hòa, mến khách luôn chào đón du khách từ khắp nơi muốn đến khám phá, yêu và quý trọng vùng đất cao nguyên nhiều nắng gió này.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai – Mẫu 2
Bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Gia Lai sẽ đưa bạn đọc khám phá về Biển Hồ, một trong những công trình được mệnh danh là kỳ tích của vùng cao nguyên bazan màu mỡ.
Gia Lai nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng – an ninh. Với nguồn tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hòa, văn hóa bản địa đặc sắc, con người thân thiện, mến khách…, Gia Lai đã và đang trở thành một trong những địa phương giàu tiềm năng phát triển, đặc biệt là du lịch.
Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho mảnh đất Gia Lai tiềm năng du lịch sinh thái phong phú với những khu rừng nguyên sinh có hệ sinh thái động, thực vật đa dạng, những dòng sông quanh co chảy xiết và những hồ nước mênh mông phẳng lặng. Vùng đất này còn được tô điểm thêm bởi những cánh rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn và những công trình thủy điện quốc gia được mệnh danh là kỳ tích trên cao nguyên đất đỏ.
Biển Hồ nằm ở phía Tây Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố khoảng 7km theo quốc lộ 14. Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, Biển Hồ được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tôn vinh là một trong 5 hồ nước đẹp nhất và được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng Di tích danh thắng vào ngày 16/11/1988.
Biển Hồ nguyên là một miệng núi lửa ngừng hoạt động đã hàng trăm triệu năm. Hồ có hình bầu dục, có độ sâu từ 20 – 40m, diện tích chừng 230ha, nước hồ quanh năm đầy ắp, xanh trong. Nguồn lợi tự nhiên mà Biển Hồ mang lại vô cùng to lớnvà quan trọng, nhất là đối với vùng cao nguyên ở độ cao gần 1.000m so với mặt biển. Đây không chỉ là nguồn cung cấp nước sinh hoạt mà còn cung cấp cho nhân dân trong vùng hàng trăm tấn tôm, cá… mỗi năm. Biển Hồ xứng đáng là viên ngọc bích giữa mênh mông đất đỏ Tây Nguyên, là danh thắng không thể bỏ qua khi đến Pleiku.
Nằm trên đường Trần Hưng Đạo, tiếp giáp 3 con đường Lê Lợi, Anh Hùng Núp và Lý Tự Trọng với khuôn viên rộng 12ha, Quảng trường Đại Đoàn Kết là công trình văn hóa có ý nghĩa lịch sử và nhân văn. Đây là địa điểm tổ chức các sự kiện quan trọng của tỉnh, là địa điểm vui chơi hàng ngày của nhân dân. Công trình được công nhận đạt 3 kỷ lục Việt Nam là tượng đài Bác Hồ lớn nhất Việt Nam, bức phù điêu bằng đá lớn nhất Việt Nam và giàn cồng chiêng bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
Từ trung tâm phố núi Pleiku, dọc theo quốc lộ 19 khoảng 10km là du khách đã đến với Công viên Văn hóa Đồng Xanh. Với diện tích khoảng 8ha, Công viên Văn hóa Đồng Xanh nằm trải dài trên cánh đồng lúa nước An Phú. Khi đến với Công viên Văn hóa Đồng Xanh, điều đầu tiên mà du khách nhìn thấy là tượng hai chú voi làm bằng đá – tượng trưng cho vùng đất Tây Nguyên. Đi tiếp vào bên trong, du khách sẽ bắt gặp một hệ thống nhà nghỉ bungalow được xây dựng bên hồ cá, vườn hoa để phục vụ du khách có nhu cầu ở lại qua đêm.
Trong khuôn viên công viên còn có nhiều công trình khác như: công viên nước và hồ tạo sóng đầu tiên ở Tây Nguyên, hồ sen với những hòn non bộ được xếp đặt rất đẹp, khu vườn với nhiều chim muông, thú. Đặc biệt, đi giữa khu Đồng Xanh đầy kỳ hoa dị thảo này, du khách còn được chiêm ngưỡng cây cổ thụ hóa thạch hơn 1 triệu năm tuổi lớn nhất Việt Nam, được tham quan bức tượng Vua Nước (Pơ Tau Ia) và một số công trình kiến trúc khác mang đậm màu sắc Tây Nguyên. Bên cạnh những công trình mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên, Công viên Văn hóa Đồng Xanh cũng được đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình văn hóa tâm linh hướng về cội nguồn.
Núi lửa Chư Đang Ya thuộc địa phận làng Ia gri, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh. Đây là ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động hàng triệu năm, miệng núi lửa có hình phễu. Núi lửa Chư Đang Ya ẩn mình giữa bốn bề núi non trùng điệp, âm thầm, lặng lẽ nhưng tràn đầy sức sống. Dấu tích của nham thạch qua hàng triệu năm để lại cho Chư Đang Ya là một vùng đất đỏ bazan màu mỡ, trù phú.
Tạo điểm nhấn cho ngọn núi là sự hòa quyện của những loài hoa, cỏ dại và mỗi mùa, ngọn núi sẽ có những nét đẹp riêng. Vào mùa mưa, Chư Đang Ya được bao phủ bởi màu xanh bạt ngàn của những ruộng khoai lang, khoai môn hay cây dong riềng. Đến mùa khô, hàng vạn đóa dã quỳ bung nở trên sườn núi làm mê mẩn lòng người. Từ đây đi thêm khoảng 3km nữa du khách sẽ đến xã Tân Sơn (thành phố Pleiku) để thưởng thức món gà nướng đã trở thành thương hiệu đặc trưng của vùng đất này.
Nằm giữa khu rừng nguyên sinh trong vùng chuyển tiếp giữa Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng được đánh giá có diện tích rừng che phủ xấp xỉ 99%, có giá trị đặc biệt về khoa học với hệ sinh thái đa dạng, quý hiếm với 546 loại thực vật bậc cao, trong đó có 18 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và 7 loài được ghi trong Sách Đỏ thế giới.
Cùng với sự đa dạng về hệ sinh thái vùng nhiệt đới, Kon Chư Răng còn được thiên nhiên hào phóng ban tặng nhiều thắng cảnh hùng vĩ. Hệ thống thác nước tại đây được xếp vào bậc nhất quốc gia, trong đó có 12 ngọn thác có độ cao từ 10m trở lên. Với những tiềm năng và lợi thế của cảnh quan và hệ sinh thái, Kon Chư Răng có thể phát triển nhiều loại hình tiềm năng về du lịch, nhất là du lịch sinh thái.
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có diện tích 41.780ha nằm về phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku khoảng 50km. Đây là điểm du lịch sinh thái lý tưởng, rất thích hợp với du khách có nhu cầu nghỉ ngơi, an dưỡng và nghiên cứu khoa học. Với tổng diện tích khoảng gần 42.000ha, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là nơi duy nhất ở Việt Nam có kiểu rừng hỗn giao bao gồm các loài cây lá rộng và lá kim.
Ngoài ra, còn có các loài cây quý hiếm như pơ-mu, trắc, chò đãi, kim giao… Theo thống kê chưa đầy đủ, trong vùng hiện có trên 652 loài thực vật (trong đó, khoảng 110 loài có thể dùng làm dược liệu), 42 loài thú, 160 loài chim, hơn 51 loài bò sát, ếch nhái và gần 210 loài bướm. Đặc biệt, Kon Ka Kinh còn là nơi cư ngụ của nhiều loài thú quý hiếm, trong đó có nhiều loài nằm trong Sách Đỏ, đặc biệt là loài voọc chà vá chân xám – một trong những loài linh trưởng đẹp nhất thế giới.
Với những tiềm năng, thế mạnh du lịch của mình, Gia Lai đang phấn đấu xây dựng thương hiệu “Du lịch khám phá thiên nhiên, văn hóa”, đưa Gia Lai trở thành một trong những trung tâm du lịch trong khu vực tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam; góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai Hay Nhất – Mẫu 3
Một viên ngọc bích giữa núi rừng Tây Nguyên chính là Biển Hồ. Cùng tìm hiểu về địa danh này với bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Gia Lai hay nhất dưới đây:
Đến Tây Nguyên đừng quên chiêm ngưỡng “đôi mắt Pleiku” Biển Hồ. Nó còn được gọi với cái tên hồ Tơ Nưng. Vùng đất nên thơ với sự hoà hợp của thiên nhiên tươi đẹp.
Biển Hồ được giới du lịch khắp nơi so sánh như viên ngọc bích giữa núi rừng Tây Nguyên. Đây là một hồ nước cao khoảng 500m so với mực nước biển nằm giữa cái miệng núi lửa khổng lồ. Nơi đây là điểm hút khách du lịch trọng điểm của cả tỉnh Gia Lai. Biển Hồ Pleiku Gia Lai còn có tên gọi khác là hồ Tơ Nưng. Nó nằm ở độ cao gần 1000m với diện tích gần 300 ha. Sở hữu khí hậu mát mẻ dễ chịu cộng với bầu không khí trong lành. Có làn nước trong xanh quanh năm, và nhịp sống của người dân nơi đây cực bình dị yên bình. Vì vậy nó được đánh giá là hồ tự nhiên đẹp nhất khu vực Tây Nguyên.
Địa danh Biển Hồ Pleiku Gia Lai thuộc quần thể sinh thái lâm viên Biển Hồ – Chư Đăng Ya. Theo các nhà nghiên cứu khoa học thì Biển Hồ Tơ Nưng được hình thành từ một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động hàng trăm triệu năm. Hồ có diện tích khoảng 240 ha và có hình bầu dục nên người ta ví Biển Hồ như đôi mắt của người dân phố núi Pleiku. Độ sâu trung bình từ 16 – 19 m, nơi sâu nhất đến 40 m.
Bờ hồ chính là miệng núi lửa nhô lên cao cho nên khi bạn đứng từ xa vẫn trông thấy rõ. Khi trời mưa lớn, hàng trăm con suối đổ về hồ tích nước. Và đặc biệt nước trong hồ dâng cao vào mổi dịp mùa mưa đến. Nước ở Biển Hồ không cạn bao giờ. Thế nên nó mang trong mình trọng trách vừa là thắng cảnh vừa là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nơi đây. Ngày nay có nhiều ghe, xuồng máy… phục vụ di chuyển, du lịch cũng như đánh cá.
Khi gió to nổi lên Hồ gợn những cơn sóng lớn, đó củng là lý do khiến dân ở đây gọi là biển hồ. Còn người địa phương gọi là Tơ Nưng, củng có nghĩa là biển trên núi. Biển Hồ Tơ Nưng còn là nơi trú ngụ của các loài chim bói cá, le le, chim chơ rao, chim trắc la, ngỗng trời… Nơi đây còn là khu vực cung cấp thủy hải sản với đa dạng cá quý như cá trôi, cá chép, cá trắm, cá chiềng. Còn có rùa, ba ba, lươn… Hồ Tơ Nưng được bình chọn là thắng cảnh đẹp nhất ở Tây Nguyên.
Bởi vì được hình thành trong lòng miệng núi lửa nhô cao nên đứng từ đằng xa bạn cũng trông thấy rõ. Một dải đất chạy dài đến giữa lòng hồ. Dải đất ấy đẹp như tranh với rừng thông xanh mát rợp bóng khắp lối đi. Điểm cuối của dải đất có một ngôi nhà lồng được xây dựng trên đồi đất cao. Từ đây du khách dễ dàng phóng tầm mắt nhìn ra toàn cảnh. Biển Hồ với sóng nước, mây trời soi bóng xuống mặt hồ bình lặn. Mặt hồ như tấm gương làm ta thấy khoảng không gian trước mắt như rộng thêm ra. Bạn sẽ khá thích thú khi nhìn xuống mặt nước. Nước trong vắt đến nỗi nhìn rõ từng đàn cá đang tung tăng bơi lội. Đứng bên bờ hồ ta tưởng như đứng trước biển lộng gió.
Cảnh vật xung quanh hồ thơ mộng, hữu tình. Hoa cỏ sặc sỡ khoe sắc xen vào cánh rừng xanh tốt tươi. Xa xa những ngọn đồi trập trùng uốn lượn ôm lấy hồ nước. Biển Hồ Tơ Nưng như thánh địa bất khả xâm phạm. Dường như không có bụi trần nào nhiễm vào cảnh sắc này để nó trở nên bớt thơ, trở nên bình thường.
Cùng với văn mẫu thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Gia Lai, tặng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Đắk Lắk 🌹 15 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai Ngắn Nhất – Mẫu 4
Bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Gia Lai ngắn nhất giới thiệu về thác Xung Khoeng sẽ là tài liệu tham khảo giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập cho bài kiểm tra trên lớp.
Nằm cách thị xã Pleiku 30 km về phía Tây Nam là thác Xung Khoeng hùng tráng, từ xa đã nghe thấy tiếng ầm ì, nước đổ từ trên cao 40m xuống như một dải lụa trắng ngần. Mặt thác lớn, trải rộng, tương đối bằng phẳng, hai bên bờ thác cây cối mọc um tùm và đôi chỗ gồ cao các tán cây gỗ lớn.
Phía sau thác là nền trời xanh thẳm cao lồng lộng, nước đổ xuống uốn cong theo triền đá mềm mại, đập vào các tảng đá nổi lên trên mặt nước tung bọt trắng xoá. Những buổi sáng nắng đẹp, từng đám mây trắng như bông từ từ bay lên cao từ trên mặt thác gây cho cảm giác như mặt nước đang bốc khói.
Nước chảy len lỏi trong các khe đá, trên thảm cỏ xanh làm thành một vùng hồ nước trong vắt, sát với các vách đá xung quanh. Ngồi trên các tảng đá rêu phong phủ kín, ngửng nhìn lên cao, da trời xanh ngắt lồng lộng, gió thổi mát rượi, không gian tràn đầy hơi nước mơn man làn da, mắt nhìn dòng chảy và tai nghe tiếng trầm hùng đều đặn của nước xô vào vách đá. Âm thanh tưởng như không bao giờ dứt, như tiếng chuông, tiếng cồng, tiếng trống ở các bản làng đang vào ngày hội.
Thác Xung Khoeng là nơi nghỉ ngơi thú vị, ở đây bạn vừa được ngắm vẻ hùng tráng của thiên nhiên, vừa hít thở không khí trong lành khiến cho tâm hồn thư thái, tĩnh lặng.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Thuyết Minh Về Hà Giang 🌟 15 Bài Giới Thiệu Hà Giang Hay
Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai Chọn Lọc – Mẫu 5
Tham khảo bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Gia Lai chọn lọc giới thiệu về Biển Hồ – niềm tự hào của người dân Tây Nguyên đối với du khách thập phương.
Mỗi khi nhắc đến du lịch Gia Lai, người ta thường nghĩ ngay đến “Đôi mắt Pleiku-Biển Hồ đầy”.
Biển Hồ còn được người bản địa gọi là Ia Nueng hoặc hồ T’nưng là một hồ nước ngọt nằm cách thành phố Pleiku 7 km về phía Tây Bắc, có độ cao khoảng 800 mét so với mực nước biển. Nguồn nước Biển Hồ được gìn giữ vệ sinh nghiêm ngặt, vì đây là hồ nước ngọt cung cấp nước cho thành phố Pleiku. Biển Hồ gồm 2 hồ chứa nước thông nhau, rộng gần 300 ha, nước trong xanh màu ngọc bích, nằm giữa một vùng núi cao, có một dải đất chạy dài ra giữa lòng hồ tạo cho khách tham quan có thể nhìn được toàn cảnh Biển Hồ.
Con đường xuống Biển Hồ uốn lượn đẹp như tranh vẽ, hai bên ngút ngàn thông xanh mát mắt. Nơi cuối đường là các bậc tam cấp bằng đá dẫn khách tham quan chiêm ngưỡng sự thơ mộng của Biển Hồ. Nơi đây trước kia là đài vọng để du khách ngắm Biển Hồ. Mỗi mùa Biển Hồ lại có một điểm thú vị khác nhau. Mùa khô nước vơi, để lộ những dải đất bazan màu mỡ, nơi nhiều loài chim quý đến kiếm ăn. Mùa mưa nước dâng cao, tạo sóng lớn vỗ bờ như sóng biển. Dịp Tết Nguyên Đán là thời điểm đẹp nhất trong năm để ngắm Biển Hồ.
Thời tiết chuyển mình sang xuân se lạnh, mặt nước hồ trong xanh, cây hoa đâm chồi nẩy lộc, cảm giác yên bình. Thời điểm này, bình minh ở Biển Hồ, sương giăng kín mặt hồ mờ ảo và cái lạnh của Pleiku thời điểm rất thú vị, vì lạnh nhưng không buốt, đủ để du khách cảm nhận được cái lạnh vùng đất đỏ bazan. Chiều xuống, hoàng hôn trên Biển Hồ cũng là điểm níu chân du khách bởi ánh mặt trời xuyên qua các tán thông tạo khung cảnh lãng mạn, khó quên của núi rừng Tây Nguyên.
Biển Hồ là hồ tự nhiên, hoang sơ và thơ mộng, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, được đánh giá là hồ tự nhiên đẹp nhất ở Tây Nguyên. Theo các nghiên cứu khoa học, Biển Hồ chính là miệng núi lửa đã nhưng hoạt động hàng triệu năm nay. Còn đối với người dân tộc thiểu số nơi đây, Biển Hồ gắn với nhiều truyền thuyết thú vị.
Già làng Ksor Kril, làng Sơ, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku kể: Người Jrai là dân tộc đông nhất cư trú trên địa bàn tỉnh Gia Lai, các người già trong làng truyền lại cho con cháu rằng Biển Hồ có hai hồ nước lớn và nhỏ thông nhau, thuộc hai làng gần kề. Tại đây, có hai chị em sinh ra trong một gia đình nhưng lấy chồng ở hai làng gần nhau. Làng người chị (Yă Chao) ở có một hồ nước lớn và gia đình người em (Yă Num) ở ngôi làng có hồ nước nhỏ. Vào một hôm, hai chị em đang cùng hái măng rừng, bỗng nghe trong bụi rậm có tiếng kêu la của lợn rừng. Do tò mò, hai chị em lại xem và phát hiện cả đàn lợn rừng con.
Sau một hồi đuổi bắt, hai chị em cũng bắt được một chú lợn rừng con mang về nuôi. Chú lợn được nuôi ở nhà người chị, nó không ăn rau mà chỉ ăn đất cát. Người chị lấy làm lạ và đưa thử chú lợn sang nhà người em để xem nó có ăn thức ăn khác không và vì chuyện lạ như thế nên người chị thề độc rằng cả nhà chị sẽ không ăn thịt chú lợn nếu ăn sẽ bị thần linh trừng phạt. Chú lợn con cứ lớn dần ở nhà người em, cho đến ngày người em tổ chức lễ trả ơn cho chị, trong nhà chẳng có gì quý đành giết thịt chú lợn đó để làm lễ tạ ơn.
Người em sau đó đã chia thịt cho nhà người chị, tuy nhiên vì lời thề năm xưa nên người chị đã không ăn nhưng đứa con của người chị khóc lóc đòi ăn. Trước cảnh ăn uống thiếu thốn, nhìn con ốm o, than khóc vì đói người chị đành nướng một miếng thịt lợn rừng cho cháu ăn. Đứa bé vừa ăn xong miếng thịt, xung quanh trời đất bỗng rung chuyển, nhà cửa bốc cháy, đất bị sụt lún, nước dâng lên bao phủ cả hai ngôi làng. Trong chốc lát hai ngôi làng chìm trong biển nước, tạo thành hai hồ nước lớn, nhỏ thông nhau. Vì diện tích hồ lớn nên vào mùa mưa, sóng lớn đánh như biển nên người dân thường gọi là Biển Hồ.
Cho dù là miệng núi lửa ngưng hoạt động hay truyền thuyết của các dân tộc thiểu số tương truyền thì Biển Hồ vẫn lung linh, thơ mộng trong mắt các văn nghệ sỹ từng đến đây. Đã có khá nhiều tác phẩm văn, thơ, nhạc ra đời từ cảnh đẹp của Biển Hồ. Chính vì thế, nơi đây là điểm đến đầu tiên của du khách khi đến với phố núi Gia Lai.
Đến với Biển Hồ, du khách sẽ thỏa mắt với làn nước trong veo như được nhìn vào đôi mắt sâu của người con gái Pleiku mà lời bài hát của nhạc sỹ Nguyễn Cường đã gắn liền Biển Hồ với thành phố Plieku thơ mộng: “Em đẹp thế Pleiku ơi! Trái tim tôi muốn vỡ tan rồi! Không dám nhìn vào đôi mắt ấy, đôi mắt Pleiku-Biển Hồ đầy!”
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Bài Giới Thiệu Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai Đạt Điểm Cao – Mẫu 6
Biển Hồ là danh thắng đã quá nổi tiếng của vùng đất Gia Lai, nhưng địa danh này cũng gắn với những câu chuyện dân gian thú vị. Đón đọc trong bài giới thiệu về danh lam thắng cảnh ở Gia Lai đạt điểm cao dưới đây:
Việt Nam ta luôn được thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho nhiều món quà của tạo hóa. Những con sông, vịnh, biển lớn dưới bàn tay của tạo hóa mà mang những nét đẹp riêng biệt, thơ mộng mà trữ tình nên thơ như vịnh Hạ Long, Tràng An,……
Trong số đó phải kể đến một vẻ đẹp thiên nhiên giữa lòng miền Trung là biển hồ Gia Lai. Biển Hồ hay còn gọi là hồ T’Nưng, nằm trên địa bàn thành phố Pleiku, Gia Lai, tuy được gọi là biển nhưng nơi đây lại là môi trường nước ngọt, được công nhận là di tích danh thắng của Việt Nam. Được biết, biển Hồ thực chất là miệng của một ngọn núi lửa nhưng đã ngưng hoạt động hàng trăm triệu năm, tuy nhiên theo dân gian biển Hồ lại gắn liền với một câu chuyện buồn bi thương ở đất Gia Lai.
Chuyện kể rằng trước kia biển Hồ là một vùng đất có buôn làng sinh sống, đông đúc tuy nhiên khi họ đang ăn uống linh đình sau khi làm lễ cầu thần Giàng phù hộ cho dân làng thì gặp động đất, sụt lở mạnh, nước tràn về khiến cả dân làng chìm trong biển nước, chỉ có một cặp vợ chồng may mắn thoát được, cảnh báo tình trạng buôn làng mình với người dân khu vực xung quanh. Từ một buôn làng sầm uất sau sự việc ấy mà trở nên vắng lặng đến lạ thường, có lẽ vì thế mà cảnh vật biển hồ có gì đó man mác buồn, sâu thẳm.
Hình dạng của biển Hồ khá giống hình bầu dục, mực nước biển hồ thấp nhất là 12m, cao nhất có thể lên tới 19m. Tuy nhiên con số này không cố định khi mỗi lần đo lại cho ra những con số khác nhau như 15 – 18m, rộng 228 ha nhưng nơi đây sau các trận mưa lớn có thể rộng tới gần 400 ha. Bao bọc xung quanh biển hồ là hàng ngàn những hàng cây phủ sắc xanh lục trên nền biển xanh dương, thêm những tia nắng chiều tà thì quanh cảnh biển hồ hiện lên càng thơ mộng, trữ tình mà lãng mạn hơn.
Con đường nhỏ hẹp nằm ở giữa chia biển hồ thành hai nửa, vô cùng bằng phẳng hai bên đường là hàng cây cao, càng đi về phía trước con đường dần thu nhỏ lại, ở phía cuối có một điểm dừng chân, đưa tầm mắt của du khách chiêm ngưỡng đầy đủ cảnh sắc nơi đây. Với làn nước xanh biếc mềm mại nhịp nhàng cùng những vùng cây xanh lúc gần lúc xa,in bóng xuống mặt nước tận hưởng bầu không khí man mát dịu nhẹ, thả lỏng tâm hồn hòa vào cái nhẹ nhàng, trầm lắng mà nên thơ của biển hồ.
Đặc biệt, cũng như các vùng biển khác, màu nước biển ở đây được thay đổi theo từng buổi, nhưng thực chất nước biển hồ không có màu vì thế khi có hay không khúc xạ ánh sáng mặt trời nơi đây lại mang một màu sắc hài hòa khác biệt. Vào buổi sáng, nước biển hồ mang theo cái sắc xanh của bầu trời, cái trắng tinh khôi của những đám mây lơ lửng hòa cùng hình ảnh của những rặng cây. Đến buổi trưa, khi mặt trời lên cao, sắc xanh ấy còn phủ thêm nét vàng óng trải dài như một bức tranh thiên nhiên mà người họa sĩ là tạo hóa.
Hoàng hôn xuống, lúc này mặt nước hồ dần có màu xanh thẫm, vương một chút nắng chiều tà yếu ớt, ít ỏi còn sót lại như đang luyến tiếc khi phải chia xa. Khi màn đêm buông xuống, mặt biển hòa vào với bóng tối, khoác chiếc áo màu đen có in hình ánh trăng vàng chóe. Lúc này, không khí biển hồ trở nên náo nhiệt, tưng bừng với âm thanh của những chú chim, côn trùng, đặc biệt vào mùa hè nơi đây râm ran tiếng hát của những chú ve sầu cả ngày lẫn đêm tạo nên những bản nhạc không lời không tên mà hay đến lạ.
Hệ sinh thái nơi đây rất phong phú đa dạng khi có những loài ở trên không là những loài chim bói cá, kơ túc, cuốc đen, kơ vông, trắc la, chơ rao,…. hay những loài lele, ngỗng trời vừa sống trên cạn, dưới nước hoặc có thể bay trên không như loài ngỗng trời, dưới nước với nhiều loài sinh vật biển nước ngọt cá chép, cá trắm, cá trôi, cá đá, cá niềng, cá chày, rùa, ba ba, lươn,.. Đặc biệt nơi đây nổi tiếng với loài cá chép thân dài và vàng óng quý hiếm không phải ai cũng bắt gặp hoặc câu được loại cá này. Có thể nói, biển hồ Gia Lai chiếm giữ một vị trí quan trọng với người dân Pleiku nói chung và đất Gia Lai nói riêng về cả đời sống vật chất và tinh thần con người.
Về vật chất, biển hồ Gia Lai mang lại nguồn lợi nhuận cho địa phương qua những lượt khách đổ về bởi sự thu hút hấp dẫn của cảnh sắc nơi đây hay qua việc bán cá hoặc tạo các loại hình câu cá cho du khách cũng như người dân bản địa, cung cấp nguồn lợi thực phẩm, hải sản cho những người dân bản địa đông thời là nguồn cấp nước chủ yếu cho người dân thành phố Pleiku. Với đời sống tinh thần, biển hồ Gia Lai đã gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ người Gia Lai, là mảnh ghép và là điểm đặc sắc không thể thiếu khi nói đến Gia Lai.
Mặc dù vậy, biển hồ Gia Lai vẫn chưa được đầu tư và phát triển nhiều nên lượng khách đến thăm không quá nhiều không cân xứng với một nơi sông nước hữu tình thơ mộng, mang vẻ đẹp rất riêng, độc đáo như vậy. Nói chung, biển Hồ Gia Lai tổng thể là một bức tranh đa chiều với những đường nét chân thực, và là một bức tranh độc nhất vô nhị, ta không thể bắt gặp được cảnh vật nơi đây ở bất cứ đâu. Trong tương lai, nếu biển Hồ Gia Lai được đầu tư, phát triển phù hợp.
Tiếp theo văn mẫu thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Gia Lai, chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Đắk Nông 🌼 15 Bài Giới Thiệu Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Gia Lai Đặc Sắc – Mẫu 7
Bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh Gia Lai đặc sắc sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị với con đường đẹp nhất của phố núi Gia Lai – con đường Biển Hồ chè.
Phía bên kia Hồ T’Nưng của thành phố Pleiku, con đường thông xã Nghĩa Hưng được coi là con đường đẹp nhất phố núi Gia Lai ngày nay, nơi có hàng thông trăm tuổi tuyệt đẹp, những đồi chè xanh mướt mắt, một ngôi chùa cổ kính và những nương, ruộng, đồn điền cà-phê mọc xen dã quỳ đang mùa ra trái.
Bắt đầu từ đường Phó Đức Chính, con đường Biển Hồ chè chạy vòng theo hồ nước, nằm cách trung tâm thành phố Pleiku 10km, đây cũng là ranh giới giữa thành phố Pleiku và địa bàn xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh của tỉnh Gia Lai. Lối vào những đồi chè bạt ngàn phải đi qua hai hàng thông cổ thụ khổng lồ có tuổi đời hơn 100 tuổi. Giới trẻ Gia Lai gọi đây là “con đường Hàn Quốc” bởi vẻ lãng mạn không đâu sánh bằng.
Học sinh trường tiểu học xã Nghĩa Hưng đi học dưới những tán thông khổng lồ buổi sáng. Sáng sớm cũng là thời điểm đẹp nhất để thăm quan con đường thông lãng mạn này, trong không khí se lạnh trong lành cùng sương sớm vẫn còn chưa tan. Những năm đầu thế kỷ 20, người Pháp bắt đầu xuất hiện ở Pleiku nhằm mục đích khai khẩn vùng đất phía bắc của tỉnh, họ đã xây dựng nên những đồn điền chè đầu tiên của tỉnh Gia Lai, tiền thân của Biển Hồ chè ngày nay.
Khí hậu mát lạnh của cao nguyên Gia Lai bên cạnh Biển Hồ T’Nưng là điều kiện vô cùng thuận lợi để trồng chè. Đồi chè ở Biển Hồ hiện nay có diện tích đến hơn 1.000ha, khắp nơi đều là một màu xanh mướt của chè, kéo dài đến tận chân những ngọn núi. Đây được ví như lá phổi xanh điều hòa không khí cho toàn vùng, là điểm du lịch hấp dẫn rất đông du khách, cũng như là điểm chụp ảnh nổi tiếng của giới trẻ Gia Lai.
Có một điểm đến đặc biệt không thể bỏ qua khi đến với Biển Hồ chè, chính là ngôi chùa Bửu Minh nằm cuối con đường thông trăm tuổi, bao quanh là những nương chè. Đây là một trong những ngôi chùa Phật giáo đầu tiên được xây dựng ở Gia Lai. Chùa Bửu Minh có phần mái thiết kế như mái nhà rông Tây Nguyên, đặc biệt có kiến trúc kết hợp cả miền bắc, miền trung với kiểu dáng chùa Nhật Bản. Mặt tiền của ngôi chùa hướng về phía Biển Hồ nước, trong một không gian yên bình hiếm có.
Nếu chia con đường Biển Hồ chè xã Nghĩa Hưng làm ba phần, lấy mốc ở giữa là con đường thông trăm tuổi và những đồi chè thì phần đầu và phần cuối con đường chính là những rẫy cà-phê. Tùy theo điều kiện thời tiết mà cứ vào độ tháng 11, tháng 12 hằng năm là những rẫy cà-phê mùa rực rỡ nhất với trái chín mọc trĩu trịt trên cành. Đây là lúc nông dân xã Nghĩa Hưng bắt đầu bước vào mùa thu hoạch trái cà-phê.
Đây cũng là thời điểm hoa dã quỳ mọc khắp nơi ở Tây Nguyên. Bên dưới những gốc cà-phê mùa này đồng loạt dã quỳ nở bông, cỏ đuôi chồn cũng đỏ tía, tất cả đã tạo nên một bức tranh đồng quê tuyệt đẹp, điển hình đặc trưng của mùa đông phố núi Gia Lai.
Du khách đến thăm vùng đất phố núi Gia Lai đừng quên tận hưởng những trải nghiệm thú vị trên con đường Biển Hồ chè.
Đọc nhiều hơn 🌻 Thuyết Minh Về Hà Nội 🌻 16 Bài Giới Thiệu Hà Nội Hay
Thuyết Minh Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai Học Sinh Giỏi – Mẫu 8
Đón đọc bài thuyết minh danh lam thắng cảnh ở Gia Lai học sinh giỏi và cùng tìm hiểu về những thắng cảnh nổi tiếng gắn với bề dày lịch sử và văn hoá của vùng đất này.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất Gia Lai vẫn giữ cho mình một nền văn hóa truyền thống đặc trưng với những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mang đậm dấu ấn của một vùng đất anh hùng như: Quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo, Khu di tích căn cứ địa cách mạng Khu 10, Nhà tù Pleiku, thung lũng Ia Đrăng…
Chùa Minh Thành là một quần thể kiến trúc Phật giáo rộng lớn tọa lạc trên ngọn đồi thoai thoải ở phía Tây Nam của thành phố. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất ở Tây Nguyên. Nó không chỉ là niềm tự hào của người dân phố núi mà còn là địa điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến đây. Bên trong chánh điện là bàn thờ Phật dài 6m và cao 1,2m; bốn pho tượng Phật Bà nghìn tay nghìn mắt với chiều cao 8m, bề ngang 3,5m được đặt ở 4 góc của chánh điện; các tượng Phật được bài trí áp vách với hơn 3.000 bức tượng.
Đặc biệt có 18 bức tượng La Hán được làm hoàn toàn từ gỗ mít, mỗi bức tượng cao 1,3m, nặng gần 300kg, tất cả đều được sơn vàng rất hài hòa và đẹp mắt. Với kiến trúc độc đáo, vẻ đẹp uy nghiêm, hàng năm, chùa Minh Thành đón hàng nghìn lượt khách tham quan và dâng hương. Trong nắng chiều vàng nhạt nơi phố núi mờ sương, tiếng chuông chùa văng vẳng xa xăm, đem đến sự bình an cho tâm hồn của du khách khi chiêm bái, vãn cảnh chùa.
Tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 13km về phía Bắc, chùa Bửu Minh là một trong những ngôi chùa lâu đời tại Gia Lai. Sau nhiều lần trùng tu đến nay, chùa Bửu Minh có kiến trúc hiện đại, kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc miền Bắc, miền Trung và kiểu dáng chùa Nhật Bản. Chùa có một số di vật quý như tượng Phật Chămpa bằng sa thạch cùng nhiều tượng, chuông, mõ quý. Chùa tọa lạc trong không gian xanh mát, giữa bao la đồi chè, hàng thông trăm tuổi, trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh thu hút du khách.
Làng kháng chiến Stơr (quê hương anh hùng Núp) nằm trên địa bàn xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Làng Stơr và anh hùng Núp đã thực sự trở thành biểu tượng của “Đất nước đứng lên” mà tiếng vang còn vọng đến tận Tây bán cầu. Cuộc đời cách mạng anh hùng Núp đã trở thành thiên anh hùng ca bất tử. Ông là người Tây Nguyên đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, là người được bạn bè quốc tế mến phục. Ngày 23/3/1993, Làng Kháng chiến Stơr đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng Di tích Lịch sử Văn hóa.
Nhà tù Pleiku nằm trên đường Thống Nhất, thuộc phường Ia Kring, là nơi giam giữ tù chính trị dưới thời Pháp, Mỹ (trước năm 1975), được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích Lịch sử cấp quốc gia năm 1994. Trong 50 năm tồn tại, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã thực thi tại đây một chính sách đàn áp và diệt tù man rợ.
Nhưng bất chấp tất cả, lý tưởng cộng sản vẫn âm ỉ cháy rồi bùng lên để một chi bộ, một liên chi rồi một Đảng bộ ra đời. Tổ chức Đảng trong nhà lao không những đủ sức tập hợp lãnh đạo phong trào đấu tranh trong nhà lao mà còn ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng bên ngoài. Nơi đây đã thành một điểm tham quan cho du khách trong và ngoài nước mỗi khi đặt chân đến vùng đất giàu truyền thống cách mạng này.
Gia Lai là cái nôi của nền văn hóa bản địa Jrai, Bahnar với những lễ hội kỳ bí, linh thiêng trong không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nét văn hóa tâm linh lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số đã làm nên sự hấp dẫn của vùng đất đỏ bazan khiến ai cũng mong một lần được đến và trải nghiệm.
Sau một năm với những vụ mì (sắn), vụ lúa đã được thu hoạch tươm tất thì người Jrai bàn bạc nhau chuẩn bị những ghè rượu cần thật thơm ngon, cùng những lễ vật như: trâu, heo, gà… để hiến tế, tạ ơn thần linh trong Lễ hội cúng Thần nhà rông. Khi tiếng chiêng báo hiệu cất lên, tất cả mọi người trong làng từ già, trẻ, gái, trai đều tập trung về khu vực nhà rông của làng.
Lúc này, hàng trăm ghè rượu cần của các gia đình đều được xếp thành từng cặp đối xứng nhau kéo dài từ đầu nhà rông đến cuối nhà. Riêng ghè rượu (ghè Yàng) cao nhất, to nhất được đặt giữa nhà để bỏ tim, gan và một ít máu của linh vật dùng để hiến tế các vị thần. Cúng Thần nhà rông là lễ hội không thể thiếu hàng năm của làng, thể hiện lòng biết ơn của làng đối với Yàng, với thần linh đã phù hộ, che chở cho dân làng.
Hàng năm, vào đầu tháng 11, Gia Lai lại tổ chức Lễ hội hoa dã quỳ – núi lửa Chư Đang Ya. Tại lễ hội, du khách sẽ được giao lưu, tìm hiểu các hoạt động đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm, thưởng thức trình diễn cồng chiêng, ẩm thực và thưởng lãm hoa dã quỳ nở vàng rực cả đồi núi.
Theo quan niệm của các dân tộc Tây Nguyên, sau khi người ta chết đi, linh hồn vẫn còn quanh quất đâu đó, giữa người chết và người sống vẫn còn mối quan hệ ràng buộc. Chỉ sau khi làm Lễ bỏ mả thì mối quan hệ ràng buộc này mới chấm dứt, người chết hoàn toàn yên nghỉ và chờ đầu thai, còn người sống thì yên tâm lo cho cuộc sống riêng mình, được quyền lấy vợ, lấy chồng khác. Với ý nghĩa như vậy, Lễ bỏ mả là một lễ hội lớn và náo nhiệt của người Tây Nguyên.
Từ nhiều năm nay, xã Glar thuộc huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai vẫn còn lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc của người Bahnar trên địa bàn, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa mới trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở các buôn làng. Đặc trưng nhất là nghề dệt thổ cẩm được duy trì và phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị. Sản phẩm chủ yếu là khố, áo nam, váy nữ, túi, ví… Chất lượng sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng, từng đường nét hoa văn cho đến độ mịn, phối màu đều đặc sắc và hấp dẫn. Du khách có thể mua các sản phẩm về làm quà cho người thân, bạn bè nếu có dịp đến đây.
Làng Jut thuộc xã Ia Der, huyện Ia Grai, cách thành phố Pleiku 5km. Người dân nơi đây sinh sống bằng nhiều nghề, trong đó nổi bật là nghề chế tác nhạc cụ bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên như tre nứa, bầu khô mang đậm nét văn hóa đặc trưng. Từ ngàn xưa, Tây Nguyên đã là cái nôi nghệ thuật lớn từ khí nhạc tới thang âm. Âm nhạc Tây Nguyên sinh ra từ lao động, từ những âm thanh gần gũi thường ngày nên dễ dàng đi vào tâm hồn người thưởng thức như tingning (đàn goong), brô amo (kní), glơng glơh (tơ rưng), krông pút…
Mỗi loại nhạc cụ phù hợp với những bài nhạc khác nhau, sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau. Chẳng hạn khi sử dụng âm nhạc “nói” về người anh hùng phải hào hùng dồn dập, âm nhạc trong Lễ pơ thi phải chậm và buồn, nói về nỗi nhớ nhung phải thổn thức, khắc khoải… Mỗi loại mang âm hưởng của núi rừng Tây Nguyên thu hút du khách đến vùng phố núi Pleiku hoang sơ.
Cách thành phố Pleiku gần 40km, làng Ngâm Thung thuộc xã Ia Pêt, huyện Đắk Đoa có nhiều tiềm năng, thế mạnh về nghề truyền thống đang được các nghệ nhân và đồng bào dân tộc thiểu số giữ gìn và phát huy. Đặc biệt, những chiếc gùi hai lớp rất độc đáo, được trang trí hoa văn rất đẹp mắt với nhiều màu sắc khác nhau. Phần lớn nguyên liệu chính để làm gùi có tại chỗ như mây, lồ ô… tạo ra các sản phẩm tự nhiên, mang nét đặc trưng vùng miền nhằm giới thiệu văn hóa của dân tộc ra bạn bè năm châu.
Ẩm thực đang trở thành “đại sứ”, góp phần định vị thương hiệu cho Du lịch Gia Lai. Món ngon Gia Lai đã được một số tổ chức uy tín vinh danh minh chứng cho sự phong phú, độc đáo của ẩm thực địa phương. Món phở khô (phở 2 tô) được Tổ chức Kỷ lục châu Á bình chọn là món ăn đạt tiêu chí giá trị ẩm thực châu Á, mật ong lọt top 10 đặc sản làm quà tặng nổi tiếng Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam bình chọn.
Cùng với đó là những món ăn gắn liền với các dân tộc bản địa sống lâu đời ở Gia Lai, làm nên một phần bản sắc văn hóa vô cùng độc đáo như: gà nướng, cơm lam, đọt măng, lá mì, cà đắng, bò một nắng, muối kiến vàng… đã chinh phục khẩu vị của du khách khi khám phá vùng đất này.
Vùng đất Gia Lai chắc chắn sẽ là một địa điểm du lịch không thể thiếu khi đến Việt Nam, đồng thời khi đến với nơi đây du khách có thể hiểu thêm về những nét đẹp văn hóa, đời sống sinh hoạt của người dân Gia Lai.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai Sinh Động – Mẫu 9
Tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Gia Lai sinh động viết về núi Hàm Rồng cùng những cảnh quan độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp của thiên nhiên nơi phố núi.
Núi Hàm Rồng là một ngọn núi lửa đã phun trào từ hàng triệu năm trước. Với độ cao 1.028m, đây được ví như nóc nhà của thành phố Pleiku. Được biết, núi Hàm Rồng là một di sản địa chất quý của tỉnh, thế nhưng những cảnh vật ở đây vẫn rất còn hoang sơ và chưa bị khai thác nhiều.
Núi Hàm Rồng nằm trên quốc lộ 14B, cửa ngõ vào thành phố và cách trung tâm thành phố Pleiku 11km về phía nam, và có nguồn gốc từ ngọn núi lửa đã tắt từ lâu. Núi còn được gọi với cái tên khác là núi Chư Hơ Đông hay núi Hòn Rồng. Hàm Rồng mang đầy đủ những đặc tính của một núi lửa dương, nổi bật trên mặt đất, miệng núi lửa lõm sâu xuống dưới, mặc dù trên núi không hề có ao hồ gì nhưng cây cối ở đây quanh năm vẫn luôn tươi tốt. Trong thời chiến, ngọn núi này từng là căn cứ quân sự của Mỹ nhưng đến thời bình thì đây được chọn làm nơi thu phát sóng viễn thông của cả tỉnh.
Nhìn từ xa, ta có thể thấy núi có nhiều hình thù khác nhau, lúc thì là hình thang, có lúc thì lại thấy một nửa hình tròn, còn nếu nhìn từ trên cao thì núi giống như một cái phễu khổng lồ. Nếu có cơ hội được lên tới đỉnh núi, bạn sẽ có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố, những khu vườn cà phê, cao su, chè, tiêu…trải dài trên các đỉnh đồi. Với độ cao hơn 1000m so với mực nước biển, không khí trên đỉnh núi rất trong lành, trên đây mây giăng phủ kín đỉnh, sương khói mờ mờ tạo nên một khung cảnh rất lãng mạn. Không chỉ vậy, hai bên ven đường lên đỉnh núi rất đẹp với màu vàng của hoa dã quỳ.
Với những con đường quanh co, uốn lượn, đây là một địa điểm lý tưởng cho những chuyến đi “phượt” của các bạn trẻ. Nơi đây không chỉ đẹp về cảnh mà cũng là nơi gắn liền với câu chuyện truyền thuyết về tình sử của nàng Chư H’Drông xinh đẹp – con của một vị tù trưởng hùng mạnh và Rơ Ran Ly – chàng trai thật thà, siêng năng, con của một gia đình nghèo khó.
Quanh chân núi, đất đai phì nhiêu, cây trồng xen với cây rừng rậm rạp. Các nhà khảo cổ và dân tộc học gần đây đã khai quật được nhiều di chỉ khảo cổ của các thời kỳ đồ đá, đồ gốm…Đường lên núi tuy dốc thấp, nhưng quanh co, uốn khúc. Đất mềm để lộ các tảng đá lớn. Đôi chỗ vách đá lộ ra một khe suối nhỏ, nước chảy lặng lẽ hay một con thác dốc, nước len lỏi qua các hố sâu. Cây cỏ trên đường đi thật đa dạng. Các mảng cây lá rộng thường xanh, mọc xen với các loài cây rụng lá theo mùa, làm cho cảnh trí luôn thay đổi trên mỗi bước đi. Núi Chơ Hơ Rông đang là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan.
Hiện nay, các cơ quan, ban ngành tỉnh Gia Lai đang xem xét phát triển thêm nhiều loại hình du lịch trên ngọn “núi lửa” này, điều đó sẽ giúp cho ngành du lịch tỉnh có cơ hội phát triển thêm nữa. Theo dự đoán của các nhà khoa học, rất có thể núi Hàm Rồng Gia Lai sẽ được công nhận là kỳ quan núi lửa, nếu điều đó thành hiện thực thì nơi đây sẽ thu hút đông đảo các khách du lịch cả trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá.
Tham khảo văn mẫu ☔ Thuyết Minh Về Hà Nam ☔ 15 Bài Giới Thiệu Hà Nam Hay
Thuyết Minh Về Biển Hồ Pleiku – Mẫu 10
Bài văn thuyết minh về Biển Hồ Pleiku sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt đề văn giới thiệu về một danh thắng của quê hương, đất nước.
Con đường với hai hàng thông ba lá cổ thụ dẫn vào Biển Hồ (còn gọi là hồ Tơ Nưng) như thơ mộng hơn vào tiết cuối thu. Trời se lạnh. Mặt hồ xanh trong màu ngọc bích, phẳng như một tấm gương không tì vết. Điểm xuyết trong màu xanh bạt ngàn của rừng thông ven hồ là những thảm hoa dã quỳ khoe sắc vàng rực rỡ, in bóng lung linh xuống mặt nước.
Trong khung cảnh lung linh ấy còn gì tuyệt hơn trên chiếc thuyền độc mộc đi một vòng quanh hồ, đưa máy lên chộp ngay những khoảnh khắc thiên nhiên không dễ bắt gặp lần thứ hai giữa biển nước bao quanh là trùng trùng núi cao. Đêm xuống bên ánh lửa bập bùng, vừa nếm ngụm rượu cần ở làng Brel, nghe già làng kể những truyền thuyết huyền bí về Biển Hồ, đối với mỗi du khách điều gì còn có thể tuyệt hơn. Có nhiều phiên bản được truyền miệng về Biển Hồ, nhưng câu chuyện của già làng Brel nghe buồn man mác.
Đó là câu chuyện Biển Hồ từng là buôn làng sầm uất với những dòng suối trong veo. Ngày ngày tiếng chiêng, tiếng trống rộn rã khắp núi rừng. Rồi một năm nọ, trâu bò cả làng đều chết. Dân làng cho là Giàng (Trời) ghét bỏ nên cùng tộc trưởng vào rừng săn bắt nai đem về làm lễ cúng. Lễ xong, mọi người đang vui say bỗng mặt đất rung chuyển mạnh làm sụp đổ cả làng xuống vực sâu, nước tràn mênh mông, không một ai sống sót. Riêng có vợ chồng Mạc Mây đi thăm bà con ở xa nên tránh được tai nạn thảm khốc. Họ xem hồ Tơ Nưng là chứng tích của một sự kiện bi thảm khó quên được.
Bỏ qua câu chuyện bi thảm kia để đến với những đồi chè trải dài tít tắp không kém gì cao nguyên Mộc Châu hay những vườn cà phê trĩu quả mới cảm nhận được sự trù phú của vùng đất đỏ bazan này. Ở đây có hàng thông cổ thụ lãng mạn mà nhạc sĩ Nguyễn Cường đã mô tả hàng thông xanh trong đôi mắt em trong bài hát nổi tiếng Đôi mắt Pleiku. Con đường thông sâu hun hút với những thân cây xù xì dẫn lối vào những đồi chè xanh mướt thật sự là không gian lý tưởng cho những chuyến du ngoạn ngắn ngày.
Về đây mới biết không chỉ Buôn Ma Thuột mới có cà phê ngon. Cà phê ở đây cũng là đặc sản. Mùa này về Gia Lai đang là những ngày cuối thu hoạch cà phê, du khách có thể xin phép chủ vườn tham quan, trải nghiệm một ngày lao động với những người hái thuê cà phê tứ xứ. Sau đó chắc chắn bạn sẽ được nhâm nhi ly cà phê đậm đặc nguyên chất, có vị đắng xen lẫn vị chua thanh quyến rũ ở cuống họng…
Rời Biển Hồ, rời Pleiku mà câu hát của Nguyễn Cường vẫn bên tai: “Em đẹp thế Pleiku ơi…” mỗi du khách từng ghé đến nơi đây.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Biển Hồ 🌟 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Đồng Xanh Gia Lai – Mẫu 11
Bài văn mẫu thuyết minh về Đồng Xanh Gia Lai đã khắc họ một không gian văn hoá lưu giữ những nét đặc trưng của thiên nhiên, con người và văn hoá truyền thống của vùng Tây Nguyên.
Công viên Đồng Xanh – một không gian văn hóa của vùng Bắc Tây Nguyên, thuộc địa phận xã An Phú, Tp.Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đặc điểm: Đây là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng và khám phá bản sắc văn hóa Tây Nguyên.
Công viên Đồng Xanh – một không gian văn hóa của vùng Bắc Tây Nguyên, thuộc địa phận xã An Phú, Tp.Pleiku, tỉnh Gia Lai. Từ trung tâm phố núi Pleiku, dọc theo quốc lộ 19 khoảng 10km là du khách đã đến với Công viên Đồng Xanh. Với diện tích khoảng 8ha, Công viên Đồng Xanh nằm trải dài trên cánh đồng lúa nước An Phú có diện tích rộng khoảng 14ha; thấp thoáng phía xa xa là những bản làng của người dân tộc Gia Rai, Ba Na… với những mái nhà rông tuyệt đẹp, những khu nhà dài; những chiếc cầu treo bắc qua suối và đâu đó tiếng nhạc rừng đang rộn ràng, du dương…
Khi đến với Công viên Đồng Xanh, điều đầu tiên mà du khách nhìn thấy là tượng hai chú voi làm bằng đá – tượng trưng cho việc người Tây Nguyên rất giỏi trong việc thuần dưỡng voi rừng, được đặt ngay ở phía cổng vào. Đi tiếp vào bên trong, quan sát một cách tổng thể, du khách sẽ bắt gặp một hệ thống nhà nghỉ bungalow được xây dựng bên hồ cá, vườn hoa để phục vụ du khách khi có nhu cầu muố n ở lại đây qua đêm, một công viên nước và hồ tạo sóng đầu tiên ở Tây Nguyên, một hồ sen với những hòn non bộ được xếp đặt rất đẹp, một khu vườn với rấ t nhiều chim muông muôn thú như: đà điểu, nai, beo, gấu, cá sấu…
Đặc biệt; đi giữa khu Đồng Xanh đầy kỳ hoa dị thảo này; du khách sẽ nhìn thấy cây cổ thụ hóa thạch hơn 1 triệu năm tuổi lớn nhất Việt Nam – được tìm thấy tại miệng núi lửa xã Chư A Thai, huyện Ajun Pa, tỉnh Gia Lai; được tham quan bức tượng Vua Nước (Pờ Tau Ia) và một số công trình kiến trúc khác mang đậm màu sắc Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, du khách còn từng bước được tìm hiểu và khám phá những nét độc đáo pha chút huyền bí của văn hóa Tây Nguyên qua mô hình kiến trúc nhà mồ, nhà rông, nhà dài; qua truyền thuyết kết hợp với những hoa văn, họa tiết được tổng hợp và cách điệu trên biểu tượng Đài cảnh Tây Nguyên; qua tiếng nhạc của các bản làng người dân tộc như: tiếng đàn T’rưng nước, tiếng cối giã gạo, âm thanh của dàn cồng chiêng… và cùng hòa mình vào không khí tưng bừng của lễ hội Tây Nguyên.
Với bầu không khí trong lành, thoáng đãng và ngào ngạt hương đồng gió nội, Công viên Đồng Xanh thực sự là điểm du lịch lý tưởng cho du khách tới đây nghỉ ngơi, khám phá và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn như: du thuyền, đạp vịt, câu cá…
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Thuyết Minh Về Quảng Trường Gia Lai – Mẫu 12
Bài văn thuyết minh về quảng trường Gia Lai sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin thú vị về địa danh này.
Đến với phía Bắc nước ta có Quảng trường Ba Đình – lăng chủ tịch Hồ Chí Minh là trái tim của thủ đô Hà Nội. Thì khi đến mảnh đất Gia Lai bạn sẽ được gặp lại hình ảnh thân quen của Hồ Chí Minh trên Quảng Trường Đại Đoàn Kết tọa lạc ngay trung tâm thành phố Pleiku, gần quốc lộ 14. Đây được mệnh danh là trái tim của Pleiku, một công trình trọng điểm.
Hình ảnh người cha gia kính yêu của dân tộc đứng vững trên bệ, đưa tay vẫy chào đồng bào khắp cả nước làm gợi nhớ đến tình cảm của Bác đối với dân chúng. Dù qua bao nhiêu bão táp, gió trời thì tượng Chủ Tịch vẫn đứng uy nghiêm, luôn bên cạnh đồng bào Việt Nam. Phía sau tượng Bác, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng dãy phù điêu mô phỏng hình hoa sen được cách điệu bằng đá uốn cong, như rừng núi Tây Nguyên bạt ngàn. Bên cạnh đó là những nét chạm khắc điêu luyện về cuộc sống sinh hoạt, sản xuất và chiến đấu của đồng bào nơi đây.
Giữa khuôn viên của quảng trường là khối đá bazan hình trụ tạo thành tháp đá 3 lớp cao dần lên, đầy sức sống của 54 dân tộc anh em. Bên phải và bên trái của bức phù điêu là 2 dàn cồng chiêng Tây Nguyên sẽ làm bạn ấn tượng với những chiêng bằng và chiêng núm. Cũng giống như Quảng trường Ba Đình, trước khu tượng đài là những bãi cỏ được xén ô vuông xen kẽ với đá granit tạo thành con đường tản bộ cho mọi người thong dong. Cùng cột cờ cao 25 mét với lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới giữa quảng trường khiến bạn như gợi nhớ đến những chiến công hiển hách.
Vào mỗi sớm mai tinh mơ, khi đàn chim bay lượn, bạn sẽ bắt gặp những người dân chạy bộ, hay đi dạo để hít hà cái không khí trong lành sáng mai, đón một năng lượng mới. Đàn chim bay lượn quây quần, ríu rít trên những cây xanh được trồng. Bầu trời trở về với thời tiết trong lành, xanh, sạch, đẹp hơn bao giờ hết. Không chỉ là nơi tham quan, dạo chơi cho bạn mỗi khi đến. Mà trong những dịp lễ, đặc biệt là khi xuân về, Quảng trường lớn này lại rộn rã tiếng cồng chiêng mừng xuân. Những giai điệu biến tấu độc đáo ấy sẽ đi sâu vào trong tâm hồn mỗi người con khi ghé thăm.
Vào dịp này, bạn sẽ có cơ hội tận hưởng cái không khí tết hòa trộn giữa sự nhộn nhịp và yên bình tại mảnh đất núi non trùng trùng điệp điệp. Người người, nhà nhà cùng đến đây để ngắm nhìn những bông pháo hoa được bắn tung tóe trên bầu trời.
Cuộc sống thanh bình nhẹ nhàng trôi ở Pleiku, không quá tấp nập và sôi nổi như người dân Hà thành hay Sài thành. Mà có thể bởi lẽ đó mà Quảng trường Đại Đoàn Kết lại trở thành điểm thu hút du khách đến thăm Pleiku để trải nghiệm sự mới mẻ với những niềm vui và niềm hạnh phúc xuất phát từ những điều đơn giản nhất – lòng tự hào dân tộc. Ắt hẳn chúng ta đều sẽ tìm được những cảm giác thoải mái, yên bình tại nơi này.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Thuyết Minh Về Cần Thơ 🌼 15 Bài Giới Thiệu Cần Thơ Hay
Thuyết Minh Về Đặc Sản Gia Lai – Mẫu 13
Bài văn thuyết minh về đặc sản Gia Lai sẽ giới thiệu đến bạn đọc một món đặc sản “độc nhất vô nhị” chính là muối kiến vàng Krông Pa dân dã và độc đáo.
Huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai được biết đến với rất nhiều món ẩm thực đã tạo thành nét đặc trưng của cộng đồng các dân tộc nơi đây như bò một nắng, cà đắng lá mì, cà xóc…Trong đó, đặc sản muối kiến vàng Krông Pa có lẽ là món ăn được nhiều người biết đến và nổi tiếng nhất của vùng chảo lửa này.
Loại muối độc nhất vô nhị – Muối Kiến Vàng, làm từ loại kiến vàng rừng vùng Ayun Pa, Krông Pa (Gia Lai) – Tây Nguyên có thể khiến nhiều người lắc đầu nguầy nguậy khi nhìn. Nhưng nếu đã nếm qua hương vị hoang sơ này một lần thôi sẽ hiểu vì sao lên Gia Lai, Tây Nguyên nhất định phải mua muối kiến vàng về làm quà hoặc ăn dần.
Cuối mùa khô nhưng không khí ở Krông Pa vẫn oi nồng, rát bỏng như chưa có gì báo hiệu mùa mưa đang đến gần. Theo chân đồng bào dân tộc Jrai leo rừng, bắt kiến; được tận mắt chứng kiến cách chế biến đặc sản muối kiến vàng và thưởng thức tại chỗ món đặc sản này là trải nghiệm vô cùng thú vị của bất kì du khách nào yêu mến vùng đất này. Được chế biến từ kiến vàng, trứng kiến cùng một số gia vị khác như muối, ớt rừng, lá thèn len,…muối kiến vàng Krông Pa có vị hơi chua nhưng mặn được pha lẫn giữa các loại gia vị và thân kiến vàng, dịch chua nơi bụng kiến.
Muối kiến mang hương vị đặc trưng riêng vô cùng lạ miệng và hấp dẫn. Trưa hè nóng nực, ăn tô canh rau tập tàn có thêm chút muối kiến vàng có vị chua chua khác lạ của kiến, vị mặn của muối và vị cay hít hà của ớt thì còn gì bằng. Ngoài ra muối kiến vàng còn là bạn của cóc xanh, xoài sống, ổi tươi… Muối kiến còn dùng để ăn với cơm nóng, thịt luộc, thịt nướng… và đậm đà nhất là dùng với Bò – Nai 1 nắng. Muối kiến vàng ăn có mùi rất đặc trưng hơi chua chua, nồng nồng, béo béo, ngòn ngọt cay cay của kiến vàng rất bắt mồi với các món nướng. Cả nhà có thể cho thêm gia vị tùy thích (muối, bọt ngọt, chanh….).
Xuất phát từ món ăn dân dã của địa phương, đến nay, đặc sản muối kiến vàng Krông Pa đã được rất nhiều bạn bè trong và ngoài nước biết đến cũng như theo chân rất nhiều thực khách sành ăn đến với bạn bè ở ngoài nước.
Ngoài văn mẫu thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Gia Lai, đón đọc ☘ Thuyết Minh Về Đặc Sản Quê Em ☘ 21 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Phở Khô Gia Lai – Mẫu 14
Tham khảo bài thuyết minh về phở khô Gia Lai, đây chính là một món ăn biến tấu từ món phở nước truyền thống đã tạo nên hương vị khác biệt cho vùng đất này.
Người Việt Nam, có lẽ, nhắc đến món phở thì ai ai cũng biết. Khó có thể thống kê được có bao nhiêu “biến tấu” từ phở, nhưng riêng với phở khô Gia Lai thì có lẽ, sẽ không lẫn vào đâu được, vì rất nhiều lý do.
Có nhiều quan điểm khác nhau nói về sự ra đời của phở, nhưng nổi bật và được chấp nhận nhất cho đến nay vẫn là quan điểm, phở là món ăn được biến tấu từ một món tương tự của người Pháp, xuất hiện vào khoảng những năm thập kỷ 20 của thế kỷ trước, khi người Pháp đặt chân đến Việt Nam. Nơi xuất hiện phở đầu tiên là ở Nam Định, sau đó, người Hà Nội đã làm cho món ăn này trở nên nổi tiếng và phổ biến.
Riêng với phở khô Gia Lai, tuy chưa có một điều tra chính thức, song đa số người dân cho rằng, món phở khô ấy là “đứa con tinh thần” của ông Nguyễn Thành Mỹ- chủ tiệm quán ăn Đại Hưng tại số 41 Hoàng Diệu, nay là đường Hùng Vương- TP Pleiku. Hiện nay, ông Mỹ đã 93 tuổi và có cô con gái Nguyễn Thị Bích Hồng- là chủ của cửa hàng phở Hồng nổi tiếng lâu nay.
Nhắc đến phở, người ta có thể điểm qua những cái tên quen thuộc như: phở Hà Nội, Nam Định, Sài Gòn, phở Huế… thế nhưng, chỉ duy nhất ở một tỉnh lẻ như Gia Lai lại sở hữu riêng cho mình một món phở được nhiều nơi biết đến. Không giống tất cả các loại phở thường thấy khác, phở khô Gia Lai… “không giống ai” khi được để trong 2 chiếc tô, một đựng phở, một chứa nước súp. Thế nhưng, đó không thể là điều khiến người ta ăn rồi có thể nhớ mãi. Chính hương vị đặc trưng của phở khô mới là chất níu giữ hồn người, mới là cái làm nên một dấu ấn khác biệt và ấn tượng giữa hàng ngàn, hàng vạn các món ăn khác.
Lý giải về lý do ra đời của món phở lạ lùng này, chị Hồng cho rằng, đơn giản đó là một cái duyên trong nghiệp mưu sinh mà cha cô đã may mắn có được. Điểm yếu của phở nước thông thường là nếu ăn không nhanh, sợi phở thấm nước, nở ra sẽ mất ngon. Phở khô đơn giản là sự biến tấu để khắc phục yếu điểm đó.
Phở khô Gia Lai chinh phục lòng thực khách bởi chính chất riêng, không lẫn vào đâu được. Thứ món ăn ấy dân dã và phổ biến, không phải hàng cao lương mỹ vị, xa vời mà bất cứ ai, dù cho kẻ giàu, người nghèo cũng đều có thể được thưởng thức. Cũng vì thế, mà phở khô được người ta biết đến nhiều hơn, gắn quyện nhiều hơn với cuộc sống người dân phố núi.
Cùng một món phở nhưng mỗi cửa hàng lại có những bí quyết chế biến riêng để món phở ấy mang những hương vị thơm ngon, đặc biệt nhất. Tuy nhiên, yếu tố quyết định chất lượng của món phở khô chính là việc lựa chọn nguyên liệu để chế biến. Từ xương hầm, gạo làm bánh phở cho đến gia vị, tất cả đều phải tươi, ngon thì món phở mới ngọt, đậm đà. Muốn có được bánh phở ngon, dai và dẻo nhất thiết phải chọn được loại gạo thích hợp. Nước súp phải được hầm kỹ, vớt bọt thường xuyên để giữ độ trong, việc căn chỉnh lửa sao cho phù hợp cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng làm nên hương vị đậm đà cho món nước dùng.
Phở khô nhất thiết phải được ăn kèm với tương nâu – một trong những món tương cũng không kém phần độc đáo. Đây là loại tương được ủ từ đậu nành và đường vàng. Ngoài ra, nhất thiết phải có tóp mỡ, hành khô thái lát mỏng, phi với dầu cho ruộm vàng. Rau ăn kèm thường là giá trụng, rau húng quế, ngò gai, ớt… Thưởng thức món phở khô, người ăn có thể cảm nhận thấy cái ngọt đậm đà của nước dùng nóng hôi hổi, từng sợi phở vừa dẻo, dai lại béo ngậy của mỡ quyện với tương nâu thoang thoảng trong hương thơm của ngò gai, húng quế và chút cay nồng của ớt.
Sẽ là thiếu sót, là lãng phí nếu ai đó đã đến Gia Lai lại chưa thưởng thức món ẩm thực độc đáo này. Pleiku chưa xa đã nhớ là thế đấy! Tạo hóa đã ưu ái ban cho phố núi Pleiku những cái “vốn” nho nhỏ làm nên duyên níu giữ hồn người- mà trong những cái duyên ấy, phở khô xứng đáng được ví như nụ cười tươi trên gương mặt thiếu nữ “má đỏ, môi hồng” làm đắm lòng thực khách muôn phương.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Từ khóa » Thuyết Minh Hồ Ayun Hạ
-
Hồ Ayun Hạ
-
Một Lần đến Hồ Ayun Hạ - Báo Gia Lai
-
Hồ Chứa Nước Ayun Hạ Tỉnh Gia Lai - Hội đập Lớn
-
Đập Ayun Hạ - điểm Du Lịch Hấp Dẫn Của Gia Lai
-
Hồ Ayun Hạ | Luusongviet
-
Hồ Chứa Thuỷ Lợi Ayun Hạ Tỉnh Gia Lai | Luusongviet
-
Ayun Hạ: Hồ Trên Núi
-
Săn 'cá Ma' Huyền Bí Vùng Hồ Ayun Hạ - Vietnamnet
-
Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Trải Nghiệm Trên Vùng Ayun Hạ
-
Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Plei Ơi Phần I - UBND Xã Ayun Hạ
-
Hồ IaBăng (Gia Lai) - điểm Du Lịch Sinh Thái Hấp Dẫn Cuối Tuần
-
20 Địa Điểm Du Lịch Gia Lai Cảnh Đẹp Ở Gia Lai - Lãm Sách