Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh ở Huế
Có thể bạn quan tâm
Với đề tài thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Huế thì các em có rất nhiều địa điểm để lựa chọn như:
- Quần thể di tích Cố đô Huế
- Chùa Thiên Mụ
- Cầu Tràng Tiền
- Núi Ngự Bình
- Sông Hương
Dưới đây là dàn ý kèm những bài văn mẫu tuyển chọn được Đọc tài liệu sưu tầm, các em cùng đi vào tham khảo chi tiết để bổ sung cho mình những nội dung cần thiết nhé:
Dàn ý thuyết minh danh lam thắng cảnh ở Huế
Đọc tài liệu xin gợi ý tới các em dàn ý thuyết minh về Chùa Thiên Mụ
I. Mở bài
Giới thiệu:về đối tượng thuyết minh
- Chùa Thiên Mụ là một trong những địa danh nổi tiếng của Huế.
- Là ngôi chùa cổ nhất ở Huế.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc, xuất xứ
- Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây.
- Chùa Thiên Mụ chính thức khởi xây năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
- Có thể nói Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất của Huế.
2. Kết cấu
- Chùa được bao quanh bằng khuôn tường xây đá hai vòng trong, ngoài.
- Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực. Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trình kiến trúc: Bến thuyền đúc bê tông có 24 bậc tam cấp lên vuông, cống tam quan là bốn trụ biểu xây sát đường cái, từ công tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện (nay chỉ còn lại nền đất và bộ móng xây bằng đá thanh), sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vòi vọi, hai bên Hương Nguyện có hai lầu hình tứ giác (dựng từ thời Triệu Trị), lui về phía trong có hai lầu hình lục giác - một lầu để bia và một lầu để chuông (dựng thời Nguyễn Phúc Chu).
- Đây là những công trình có tính chất lưu niệm (bia, tháp).
- Khu vực phía trong của Nghi Môn gồm các điện: Đại Hùng, Địa Tạng, Quan m, nhà trai, nhà khách, vườn hoa, sau cùng là vườn thông tĩnh mịch.
3. Ý nghĩa
- Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cùng là ngôi chùa đẹp nhất của xứ Huế.
- Vua Thiệu Trị liệt cảnh chùa Thiên Mụ vào một trong 20 thắng cảnh đẹp và nó còn được thể hiện trong bài thơ Thiên Mụ chung Thanh của người.
- Năm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu đã mở đại giới đàn rất long trọng chùa và mời ngài Thích Đại Sán - một vị cao tăng người Trung Quốc tới Phú Xuân.
III. Kết bài
- Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ và đẹp của Việt Nam.
- Chúng ta cần phải trân trọng và giữ gìn nó trường tồn cùng thời gian.
Văn mẫu thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Huế
Thuyết minh về Chùa Thiên Mụ
Bài văn thuyết minh về chùa Thiên Mụ số 1
Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính - khởi xây năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Có thể nói Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất của Huế.
Lúc đó, nó chỉ là một ngôi thảo am (thờ cúng) nhỏ do người dân mới di cư đến vùng lập nên. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vào năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng qua đây thấy cảnh trí đẹp và được nhân dân địa phương kể chuyện rằng: Có một tiên áo đỏ quần lục xuất hiện trên ngọn đồi này và nói rồi đây sẽ có bậc chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí cho bền long mạch. Nói dứt lời, bà tiên biến mất. Từ nhân dân gọi là đồi Thiên Mụ (người đàn bà nhà trời). Chúa liền cho dựng trên đồi và đặt tên là Linh Mụ Tự. Các đời chúa sau nhu Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) và Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) cũng đã tu bổ và mở rộng chùa thành một chùa lớn. Năm 1844, vua Thiệu Trị cho dựng tháp Phước Duyên.
Năm Giáp Thìn (1904), bão lớn ở Huế làm cho chùa bị đổ nát. Năm 1907. Vua Thành Thái cho trùng tu, quy mô chùa từ đấy không còn to lớn như trước nhưng vẫn cổ kính, trang nghiêm.
Chùa được bao quanh bằng khuôn tường xây đá hai vòng trong, ngoài. Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực. Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trình kiến trúc: Bến thuyền đúc bê tông có 24 bậc tam cấp lên xuống, cổng tam quan là bốn trụ biểu xây sát đường cái, từ cổng tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện (nay chỉ còn lại nền đất và bộ móng xây bằng đá thanh), sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vời vợi, hai bên Hương Nguyện có hai lầu hình tứ giác (dựng từ thời Triệu Trị lui về phía trong có hai lầu hình lục giác - một lầu để bia và một lầu để chuông (dựng thời Nguyễn Phúc Chu). Đây là những công trình có tính chất lưu niệm (bia, tháp). Khu vực phía trong của Nghi Môn gồm các điện: Đại Hùng, Địa Tạng, Quan m, nhà Trai, nhà Khách, vườn hoa, sau cùng là vườn thông tĩnh mịch.
Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là ngôi chùa đẹp nhất của xứ Huế. Vua Thiệu Trị liệt cảnh chùa Thiên Mụ vào một trong 21 thẳng cảnh, và được thể hiện trong bài thơ Thiên Mụ chung Thanh. Năm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu đã mở đại giới đàn rất long trọng tại chùa và mời ngài Thích Đại Sán - một vị cao tăng người Trung Quốc tới Phú Xuân.
Ngày nay, chùa Thiên Mụ vẫn huy hoàng, tráng lệ chính nhờ công lao trùng tu và xây dựng của nhiều vị chân tu và đạo hữu xa gần suốt mấy chục năm qua.
(Theo Nhiều tác giả, Hỏi đáp về Văn hóa cố đô Huế, 2009)
Bạn có thể xem thêm một chủ đề tương tự là giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em.
Bài thuyết minh về chùa Thiên Mụ số 2
Đến với thành phố Huế mộng mơ, ta lại được ngắm nhìn nhìn cảnh sắc tuyệt mỹ mà tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho mảnh đất này. Trong đó, chùa Thiên Mụ được mệnh danh là “đệ nhất cố tự” của nơi kinh xưa này.
Chùa Thiên Mụ được xây dựng năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Tọa lạc trên đồi Hà Khê thuộc tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía Tây, chùa Thiên Mụ là một điểm đến tâm linh nổi tiếng của xứ Huế. Sau này, chùa cũng đã được trùng tu, cải tạo nhiều lần dưới các triều vua nhà Nguyễn. Ngày 11-12-1993 Chùa Thiên Mụ được công nhận là một trong quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất đất Thừa Thiên- Huế (và cũng là của nước ta) là chùa Thiên Mụ. Hoàng đế Thiệu Trị (1841-1847) xếp chùa Thiên Mụ đứng thứ 14 trong số 20 cảnh đẹp kinh thành Huế thuở xưa.
Trước mặt chùa là khúc quanh rất hữu tình của dòng Hương Giang. Khuôn viên chùa được chia thành hai khu vực, khu vực trước cửa Nghi Môn gồm các công trình kiến trúc như: bến thuyền đúc bê tông có 24 bậc tam cấp lên xuống, cổng tam quan là bốn trụ biểu xây xát đường cái, từ cổng tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện, sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vời vợi, hai bên đình có hai lầu bia hình tứ giác, lui về phía trong có hai lầu hình lục giác một lầu để bia và một lầu để chuông. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp rất riêng của Thiên Mụ, là một địa điểm không thể bỏ qua với mỗi du khách khi tới Huế.
Vãn cảnh chùa, du khách như đang đi vào không gian của trăm năm, thanh tịnh và thơ mộng. Khách bước qua khỏi cổng chùa đã thấy lòng lắng lại, tĩnh tâm, bỏ lại đằng sau những phiền muộn, lo âu để sống thật bình thản và an nhiên…Trong phạm vi chùa Thiên Mụ đâu đâu cũng toát lên một chút thơ, một chút mộng của xứ Huế. Mỗi công trình, kiến trúc dù được xây dựng dưới triều đại nào cũng đều thể hiện sự tín ngưỡng, trang trọng và hài hòa với những công trình trước đó. Kiến trúc hòa quyện với thiên nhiên như những cung bậc của thi ca.
Từ bốn thế kỷ nay, chùa Thiên Mụ với tiếng chuông sớm chiều ngân nga, vang vọng, khói hương ngào ngạt tỏa ra giữa thanh không vắng lặng, đã hấp dẫn và say đắm biết bao lòng người xứ Huế và du khách bốn phương. Những cảnh đẹp tuyệt vời trong bình minh, hoàng hôn hay những đêm trăng thanh, gió mát đã tượng trưng cho vẻ đẹp hiền hòa, thơ mộng của xứ Huế. Tiếng chuông chùa đã đi vào câu ca dao, điệu hò, để lại trong lòng người Huế và bạn bè gần xa thiết tha với Huế.
Điện Đại Hùng là ngôi chính điện trong chùa, kiến trúc kiểu Trùng thiềm điệp ốc. Đền được phục chế năm 1959, các cột kèo, lăng, bệ được xây dựng bằng bê tông bên ngoài một lớp sơn giả gỗ. Trong điện thờ tượng phật Di Lặc. Phật có tai to để nghe những chuyện khổ của thiên hạ, bụng to để bao dung những chuyện khổ dung trong thiên hạ, miệng rộng hay cười những chuyện khó cười trong thiên hạ. Qua khỏi nơi thờ tượng Di Lặc, ở bên trong người ta thờ Tam Thế Phật ở chính giữa, hai bên là Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền. Đi theo lối bên hông điện ra phía sau vườn là nhà trưng bày những hình ảnh và chiếc xe của hòa thượng Thích Quảng Đức, người tự thiêu vào năm 1963 để chống chế độ đàn áp Phật giáo.
Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Đây còn được gọi là Phước Duyên Bửu Tháp; Tháp hình bát giác cao 7 tầng (21m) dưới lớn trên nhỏ. Số 7 là con số linh của đạo phật. Hệ thống bậc cấp trước chùa cũng tính theo số 7. Trong tháp có hệ thống bậc thang xây cuốn từ dưới lên trên, chỉ trừ giữa tầng thứ 6 và tầng thứ 7 là phải dùng cái thang di động bằng gỗ và cái cửa với chìa khóa đặc biệt, vì ở tầng trên cùng này xưa kia có thờ tượng Phật bằng vàng.
Chùa Thiên Mụ như một chứng nhân lịch sử diễn ra trên đôi bờ sông Hương. Ngôi chùa vẫn luôn tồn tại trong tâm thức người dân Huế nói riêng và đời sống văn hóa người Việt Nam nói chung.
Thuyết minh về Sông Hương ở Huế
Đất nước ta là một đất nước nhiệt đới nổi tiếng với danh lam thắng cảnh hữu tình. Vì thế hầu hết ở nhiều nơi trên đất nước nơi nào cũng có danh lam thắng cảnh về sông núi hết sức hùng vĩ. Những nơi nổi tiếng như sông Mã núi Mường Hung ở Sơn La, sông Lam núi Hồng ở Nghệ An, sông Kỳ Cùng núi Mẫu Sơn ở Lạng Sơn hay sông Trà Khúc núi Thiên ́n ở Quảng Nam, … Thế nhưng giữa vô vàn những danh lam thắng cảnh đó thì có thể nói sông Hương chính là một trong những con sông nổi tiếng và đẹp nhất.
Nghe cái tên sông Hương ngắn gọn như thế nhưng mang trong nó là cả một câu chuyện dài và mang những dư vị của lịch sử. Sông Hương còn được biết đến qua khá nhiều cái tên trong những tập sách, trong thơ văn. Như trong sách Dư địa chí (1435) của Nguyễn Trãi sông Hương có tên là sông Linh, sách Ô Châu cận lục (1555) tên là Kim Trà đại giang, sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1776) tên là Hương Trà. Ngoài ra còn có những cái tên như sông Dinh, sông Yên Lục, Lô Dung, … Cái tên sông Hương không chỉ như vậy mà còn có khá nhiều cách lí giải được nhân gian tương truyền.
Theo như dã sử ghi lại rằng, vua Quang Trung khi đi qua đây và có hỏi tên con sông là gì. Người thấy những cái tên trước đó của con sông không có sự hữu hạn và không gợi sự trường tồn cho dòng sông nên nhà vua quyết định từ nay gọi tên Hương Giang. Cũng có tương truyền rằng bởi vì hai bên bờ sông có một loại cỏ thạch hương bồ tỏa ra hương thơm nên dòng sông có tên gọi là sông Hương. Ông Phan Thuận An, một nhà nghiên cứu văn hóa Huế cho rằng vì có nhiều giả thuyết khác nhau về sông Hương nên ông thiên về giả thuyết cái tên sông Hương bắt nguồn từ địa danh Hương Trà. Dòng sông nào cũng có một cái tên của vùng đất.
Ngày xưa địa điểm của Phú Xuân-Huế thuộc đất Hương Trà, là một lưu vùng có dòng sông chảy qua. Vì vậy người ta đã đặt tên cho dòng sông bằng cái tên huyện Hương Trà. Từ cái tên ban đầu là sông Hương Trà nhưng theo thời gian được biến đổi và gọi tắt là sông Hương. Trong tùy bút "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tên con sông lại được lí giải như một huyền thoại. Kể rằng bởi vì sự yêu quý con sông vô kể của người dân nên họ đã nấu nước muôn loài hoa đổ xuống sông để con sông tạo nên hương thơm ngát. Điều đó thể hiện sự gửi gắm mộng ước của nhân dân khi muốn đem tiếng thơm và cảnh đẹp để xây dựng lên văn hóa lịch sử lâu đời đẹp đẽ của ta.
Sông Hương có vị trí thuộc miền Trung Việt Nam. Hai dòng chính của dòng sông đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn huyền thoại. Cho đến khi về đến đồng bằng thì nó không như những dòng sông trước mà nằm gọn gàng chỉ trong một thành phố Thừa Thiên-Huế. Sông Hương có thủy trình 80km là điều hấp dẫn với nhiều nhà địa lý và cả những nghệ sĩ yêu thích cái đẹp. Sông Hương gồm có thượng nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch. Hành trình chảy qua bắt đầu từ thượng nguồn này hết sức phong phú bởi vì nó chảy quanh các chân núi, qua các làng mạc, qua nhiều thác ghềnh và những cánh rừng rậm. Với hành trình phong phú như thế nên khi ngồi trên thuyền và xuôi theo sông Hương thì chúng ta cũng được thưởng ngoạn nhiều cảnh đẹp. Thủy trình của sông Hương sẽ cho bạn đi qua kinh thành Huế, đến thăm lăng Minh Mạnh, chùa Thiên Mụ, vượt qua cả cầu Dã Viên, Phú Xuân, … hay là xuôi cả về Thuận An để bạn có thể tận hưởng vẻ đẹp của biển cả đất trời.
Tuy nhiên điều mà dòng sông nổi tiếng này sở hữu và ý nghĩa hơn tất cả chính là giá trị văn hóa nghệ thuật của nó. Sông Hương là địa điểm quen thuộc được nhắc đến trong những bài văn, bài thơ nổi tiếng như Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tiếng hát sông Hương của tác giả Tố Hữu, … Hình ảnh của sông Hương được nhắc đến trong tác phẩm này là hình ảnh êm đềm của dòng sông, sự ngọt ngào mà dòng chảy đem lại như những vần thơ văn được viết ra vậy. Sông Hương dễ dàng đem đến cho những người nghệ sĩ cảm hứng sáng tác từ hình dáng mềm mại, vẻ thanh bình của nó và màu sắc lung linh. Không chỉ có thơ văn mà sông Hương cũng xuất hiện nhiều trong những lời ca êm ái như bài Ai ra xứ Huế, Diễm xưa, … Dòng sông này còn chính là không gian diễn xướng của những loại hình âm nhạc cổ truyền. Từ câu hát dân gian, điệu hò hay âm nhạc bác học trong những khúc Nhã nhạc cung đình Huế.
Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về núi Ngự
Ai về là về sông Hương
Nước sông Hương còn vương chưa cạn
Chim núi Ngự tìm bạn bay về
Người tình quê ơi người tình quê thương nhớ xin trở về…
Không chỉ mang trong mình nguồn cảm hứng vô tận của nghệ thuật mà sông Hương còn chính là một chứng nhân lịch sử trung thành. Giống như nguồn gốc lịch sử ngàn năm của đất nước ta, sông Hương cũng đã tồn tại trường tồn như thế. Nó xuất hiện nhiều trong ghi chép của người xưa. Nguyễn Trãi có viết ra quyển sách địa dư và sông Hương lúc này mang tên là Linh Giang. Dòng sông viên châu có công lớn góp phần bảo vệ biên giới phía nam của đất nước. Hay như Hoàng Phủ Ngọc Tường từng nói rằng: Hiển nhiên là sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó, từ thuở nó còn là một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng. Đến thế kỉ XVII dòng sông Hương lại phản chiếu trên mình Kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ.
Cứ như thế dòng sông Hương đã tồn tại và sống mãi với lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Đến cả thời đại kháng chiến với những chiến công rung chuyển của Cách mạng tháng Tám. Dòng sông này đã lưu giữ biết bao hương vị và nét đẹp của dân tộc ta. Nó đã trở thành biểu tượng trường tồn cho mảnh đất này và những người dân nơi đây. Sông Hương, hồn thơ của những con người xứ Huế.
Thuyết minh về Quần thể di tích Cố đô Huế
Lưu ý khi thuyết minh:
Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể kiến trúc cố đô Huế là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
Quần thể di tích Cố đô Huế bao gồm:
- Ngoài kinh thành: Phu Văn lâu - Tòa Thương Bạc - Trấn Bình đài - Nghênh Lương đình - Đàn Nam Giao - Văn Thánh - Võ Thánh - Hổ Quyền - Trấn Hải thành - Điện Voi Ré - Điện Hòn Chén - Chùa Thiên Mụ - Cung An Định - Lăng Gia Long - Lăng Minh Mạng - Lăng Thiệu Trị - Lăng Tự Đức - Lăng Đồng Khánh - Lăng Dục Đức - Lăng Khải Định.
- Trong kinh thành: Kỳ đài - Trường Quốc Tử Giám - Đình Phú Xuân - Cửu vị thần công - Điện Long An - Bảo tàng Mỹ thuật - Cung đình Huế - Tàng Thư lâu - Viện Cơ mật - Tam tòa - Hồ Tịnh Tâm - Đàn Xã Tắc - Quốc sử quán - Linh Hựu quán.
- Trong Hoàng thành: Ngọ Môn - Sân Đại Triều Nghi - Điện Thái Hòa - Thế miếu - Hưng miếu - Hiển Lâm các - Cửu Đỉnh - Điện Phụng Tiên - Triệu miếu - Thái miếu - Cung Diên Thọ - Cung Trường Sanh - Lầu Tứ Phương Vô Sự.
- Tử Cấm thành: Tả vu và Hữu vu - Vạc đồng - Điện Kiến Trung - Điện Cần Chánh - Điện Càn Thành - Thái Bình lâu - Duyệt Thị đường.
Các em hoàn toàn có thể lựa chọn một trong những địa điểm trên để làm đối tượng thuyết minh trong đề tài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Huế. Dưới đây là một số bài văn mẫu được tuyển chọn:
Bài thuyết minh về Quần thể di tích Cố đô Huế số 1
Cứ mỗi khi nhắc đến tỉnh miền trung, thì suy nghĩ đầu tiên trong đầu của mọi người đó là một vùng đất quanh năm mưa lũ, hạn hán, thiên tai, gắn với những con người cần mẫn, lam lũ, chân chất. Ấy vậy, mà miền Trung còn mang trong mình vẻ đẹp tinh tế ở phía Nam Trung Bộ với Đà Nẵng và phía Bắc Trung Bộ với tỉnh Thừa Thiên Huế đầy mơ mộng. Trong đó, không thể không kể đến quần thể di tích Cố Đô Huế nằm ở bộ phận bờ bắc con sông Hương xinh đẹp thuộc địa phận của thành phố Huế và nằm rải rác một vài vùng lân cận tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cố Đô Huế có một chiều dài lịch sử hình thành lâu đời, đây từng là nơi ngự trị cai quản của 9 đời nhà chúa Nguyễn ở đàng trong ở thời kỳ phân chia giữa chế độ “vua Lê chúa Trịnh”. Nhắc đến quá trình tạo hóa, lịch sử lâu đời của vùng đất thiêng liêng này, không ai có thể quên được chúa tiên Nguyễn Hoàng, người đã có công trong việc mở mang bờ cõi nước nhà, tạo sự thịnh vượng và tiền đề vững chắc phát triển triều Nguyễn lâu dài. Nghe lời khuyên của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân” và biết mình không được thuận ý trong mắt người ảnh rể Trịnh Kiểm, do đó ông nhanh chóng xin vào trấn thủ, cai quản vùng đất Thuận Hóa, và đó cũng chính là thời kì khởi đầu kéo dài dưới sự cai trị của 9 vị chúa Nguyễn ở đàng trong. Quần thể di tích Cố Đô Huế được nhà Nguyễn chủ trương khởi công xây dựng vào khoảng từ thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20. Nó được chính thức bắt đầu xây dựng nên từ năm 1805 và trải dài 27 năm nó được hoàn thành mỹ mãn vào dưới triều của nhà vua Minh Mạng. Cố Đô Huế là một công trình thiết kế và xây dựng kết hợp theo hai phong cách vừa pha một chút phương tây vừa một chút phương đông tạo nên một quần thể kiến trúc tuyệt đỉnh.
Quần thể di tích Cố Đô Huế xinh đẹp này là sự góp phần của các công trình tiêu biểu như Tử Cấm Thành, các lăng tẩm, đền đài, chùa chiền… Nằm dọc phía bờ bắc của con sông Hương êm ả là hệ thống kiến trúc quy mô, đồ sộ của chúa Nguyễn: Tử Cấm Thành, Hoàng Thành Huế và Kinh Thành Huế, nó vẫn kiên cường sừng sững giữa bao biến động của thời gian trải dài từ Tây sang Đông hùng vĩ. Kinh Thành Huế là nơi đầu tiên được vua Gia Long khảo sát vào năm 1803, và sau 2 năm thì nó được chính thức khởi công xây dựng dưới sự giám sát của nhà Nguyễn. Đây là nơi có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu, phía tây giáp giáp đường Lê Duẩn, phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo. Phía bên trong của kinh thành cũng có vị trí vô cùng thuận lợi được giới hạn theo bản đồ gồm:phía tây là đường Tôn Thất Hiệp, phía đông là đường Xuân 68, phía nam là đường Ông Ích Khiêm và phía bắc giáp đường Lương Ngọc Quyến.
Kinh thành Huế được thiết kế theo phong cách độc đáo kiến trúc Vauban, gồm 3 vòng thành bao quanh chặt chẽ kinh thành, hoàng thành, Tử Cấm Thành. Trong chiều dài lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay có lẽ Kinh Thành Huế được coi là công trình có quy mô và sức ảnh hưởng lớn nhất, với cấu tạo gồm hàng triệu mét khối đất đá cấu thành kéo dài dưới hai triều vua trong vòng 30 năm khởi công xây dựng. Trong kinh dịch ghi “ Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ”, bởi kinh thành Huế hay Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều được quy hoạch bên bờ bắc của sông Hương và được xây dựng xoay mặt về phía Nam. Bên trong kinh thành là khu vực Hoàng Thành là nơi bàn chính sư của vua chúa triều đình và cũng là nơi ở của Hoàng gia, thờ tự tổ tiên. Hoàng Thành có tất cả 4 cửa được phân bổ đều ở cả 4 mặt, Ngọ Môn là cửa chính của nó.
Năm 1804, Hoàng Thành được khởi công xây dựng nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh cho mãi đến năm 1833 vào thời vua Minh Mạng thì hệ thống cung điện quy mô tráng lệ này mới được hoàn tất. Đa số mọi người thường gọi Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội vì đây vừa là nơi thiết triều mà còn là khu vực miếu thờ. Nằm ở phía bên trong Hoàng Thành và cũng là vòng thành phía trong cùng được gọi tên Tử Cấm Thành, nó còn bao gồm rất nhiều các công trình quy mô từ nhỏ đến lớn khác nhau và được phân chia ở nhiều khu vực riêng lẻ làm nhiệm vụ khác nhau. Đại nội hay còn được biết đến là một nơi bất khả xâm phạm, tuyệt mật tuyệt đối của vua chúa, không ai được phép đặt chân vào nếu không có sự cho phép của vua.
Nằm ở phía tây của kinh thành dọc theo bờ sông Hương êm ả là hệ thống lăng mộ uy nghi của vua triều Nguyễn. Mỗi một lăng mộ tượng trưng cho sĩ khí, hành trình cuộc đời của các vị vua. Nếu lăng Minh Mạng mang trong nó sự hùng mạnh, uy nghi, tráng lệ giữa rừng núi hồ ao, thì lăng Tự Đức lại mang trong mình sự thoáng đãng, thơ mộng, gần gũi với thiên nhiên cứ tưởng chừng như một bức họa sơn thủy trong lành. Với chiều dài lịch sử hùng hồn vẻ vang, cùng với bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp hữu tình, từ lâu Huế đã và đang trở thành một trung tâm du lịch hấp dẫn đối với cả du khách trong nước và ngoài nước. Đặc biệt lễ hội Festival Huế là nơi khơi dậy và làm sống lại những giá trị văn hóa của Huế thông qua nhiều chương trình lễ hội đặc sắc, là sự kết hợp giữa văn hóa dân gian và văn hóa cung đình tinh tế.
Quần thể di tích Cố Đô Huế là một biểu tượng văn hóa độc đáo không chỉ của Việt Nam mà còn là thế giới, đánh dấu mốc son quan trọng trong sự nghiệp mở rộng bờ cõi của nước nhà. Đến đây, khách du lịch không chỉ được tận mắt chứng kiến những công trình kiến trúc lộng lẫy, uy nghi mà còn bị thu hút, ấn tượng bởi giọng nói ngọt ngào của các cô gái Huế, những bài thơ bài ca đã đi vào lòng người xao xuyến biết bao.
Và mãi cho đến ngày hôm nay, Cố Đô Huế vẫn mãi trường kỳ theo thời gian, sánh vai với các kỳ quan trên thế giới, xứng đáng là biểu tượng tự hào của người dân Việt Nam trên khắp đất nước.
Bài thuyết minh về Quần thể di tích Cố đô Huế số 2
Quần thể di tích Cố đô Huế tiêu biểu cho những thành tựu về kiến trúc, điêu khắc, thẩm mỹ và sức lao động sáng tạo của con người Việt Nam trong suốt một thời gian dài, đặc biệt là trong nghệ thuật và kiến trúc, quy hoạch thành phố và bài trí cảnh quan, được đánh giá như một “kiệt tác đô thị”.
Trong gần 400 năm (1558 – 1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc…
Bên cạnh thành quách cung điện lăng tẩm nguy nga tráng lệ, Huế còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với chế độ quân chủ nhà Nguyễn, cách phối trí của các khoảng không gian đã tiến đến đỉnh cao của sự hài hòa trong bố cục. Ngoài ra, Huế còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa phi vật thể biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.
Quần thể Di tích Cố đô Huế bao gồm: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế và Tử Cấm thành Huế.
Kinh thành được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Kinh thành Huế bao gồm các di tích: Kỳ Đài Trường; Quốc Tử Giám; Điện Long An; Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế; Đình Phú Xuân; Hồ Tịnh Tâm; Tàng thư lâu; Viện Cơ Mật – Tam Tòa; Đàn Xã Tắc; Cửu vị thần công…
Hoàng thành – khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn, nằm bên trong Kinh thành, được giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông, mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô đó là Ngọ Môn. Hoàng thành có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành – nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Hoàng thành và Tử cấm thành thường được gọi chung là Đại Nội. Các di tích trong Hoàng thành gồm: Ngọ Môn; Điện Thái Hòa và sân Đại Triều Nghi; Triệu Tổ Miếu; Hưng Tổ Miếu; Thế Tổ Miếu; Thái Tổ Miếu; Cung Diên Thọ; Cung Trường Sanh; Hiển Lâm Các; Cửu Đỉnh; Điện Phụng Tiên.
Tử cấm thành là vòng tường thành thứ 3 của Kinh đô Huế, giới hạn khu vực làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Các di tích trong Tử cấm thành gồm: Tả Vu và Hữu Vu; Vạc đồng; Điện Kiến Trung; Điện Cần Chánh; Thái Bình Lâu và Duyệt Thị Đường.
Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản.
Trong quần thể di tích Cố đô Huế có 16 điểm di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, đó là: Kinh thành ở bờ Bắc sông Hương bảo vệ cho Khu vực hành chính của nhà Nguyễn và là nơi ở của Hoàng Gia; Hoàng thành nằm ở trung tâm của Kinh thành là nơi ở và làm việc của các Vua Nguyễn; Lăng Gia Long; Lăng Minh Mạng; Lăng Thiệu Trị; Lăng Dực Đức; Lăng Tự Đức; Lăng Đồng Khánh; Lăng Khải Định; Văn Miếu – nơi thờ Khổng Tử và dựng bia khắc tên các Tiến sĩ thời Nguyễn; Đàn Nam Giao – nơi vua tế trời; Chùa Thiên Mụ – Biểu trưng Phật giáo của Huế; Hổ Quyền – đấu trường duy nhất còn lại ở Châu Á dành cho voi và hổ; Điện Hòn Chén – nơi thờ Thánh Mẫu; Trấn Bình Đài – án ngữ bảo vệ đường sông của Kinh thành; Trấn Hải Thành – pháo đài trấn giữ mặt biển phía Đông.
Ngoài ra Huế còn có nhiều di tích liên quan đến Triều Nguyễn như: Cung An Định, Điện Voi Ré, Võ Miếu, Hải Vân Quan, Cầu Ngói Thanh Toàn, các chùa Phật… hòa điện trong những thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng như sông Hương, núi Ngự, Vọng Cảnh Thiên An, Cửa Thuận An…
Huế còn nổi tiếng với những khu nhà vườn thâm nghiêm ẩn hiện giữa xóm phường bình yên trong lòng Cố đô mang phong cách kiến trúc rất đặc trưng. Điều rất đặc biệt là mỗi khu nhà vườn lại mang bóng dáng Kinh thành Huế thu nhỏ, có bình phong thay núi Ngự, bể nước thay thế cho dòng sông Hương, đôi tảng đá cụm thay cho cồn Dã Viên… Những khu nhà vườn đủ bốn mùa hoa trái, ríu rít chim ca còn là thế giới của những thi nhân mặc khách, là nơi diễn xướng điệu ca Huế…
Quần thể di tích cố đô Huế là một di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới. Với công cuộc bảo tồn theo những tiêu chuẩn của UNESCO, di sản văn hoá Huế sẽ được giữ gìn – cho Việt Nam và cho thế giới để Huế sẽ mãi mãi là niềm tự hào của nhân loại.
Một đề tài khác liên quan mà các em cũng không thể bỏ qua: Thuyết minh về quê hương
Thuyết minh về núi Ngự Bình
Bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Huế: Núi Ngự Bình bài số 1
Như thể có mây thì có gió, có sông thì có sóng, nước và non là mối duyên lành mà đất trời đã kết se cho mảnh đất Kinh kỳ. Bên dòng sông Hương là núi Ngự Bình, vẽ nên cảnh sơn thuỷ hữu tình đặc trưng xứ Huế. Đâu phải ngẫu nhiên mà tự chốn này thi sĩ Bùi Giáng ít ra đã một lần rung động cảm tác:
“Dạ thưa xứ Huế bây giờ
vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương”.
Núi Ngự điềm đạm mà sang cao, không biết cứa vào lòng khối núi rắn chắc ấy biết bao là mối cảm tình nhân gian?
Núi Ngự khác nào một giả sơn: ông cha đã khéo đưa một thực thể tự nhiên vào quần thể kiến trúc, dựng nên bức bình phong uy nghi làm tiền án trên trục chính của Kinh thành căn cứ vào các nguyên tắc địa lý phong thuỷ và thuyết âm dương ngũ hành. Ngự Bình trông xa hao hao chim đại bàng vỗ cánh bay lên trời nên tên cũ là Bằng Sơn (hay Bình Sơn). Vua Gia Long lên ngôi, chọn Phú Xuân làm kinh đô, đặt tên là núi Ngự Bình. Hình thể núi phía sau và trước không giống nhau, đặc điểm mà ca dao từng mô tả:
“Núi Ngự Bình trước tròn, sau méo
Sông An Cựu nắng đục, mưa trong”.
Gọi núi chứ thực ra đây chỉ là ngọn đồi hình thang, cao 105m, hai bên có hai núi đất là Tả Phù Sơn và Hữu Bật Sơn. Nhìn ngọn Ngự Bình cùng hai ngọn Tả Phù - Hữu Bật trông giống như con phượng hoàng đang xòe cánh che chở cho đế thành. Cách núi Ngự Bình vài km là đồi Vọng Cảnh, một danh thắng khác của Huế, đứng soi bóng duyên dáng bên dòng sông Hương, nhìn qua núi Ngọc Trản. Kề bên lại có núi Bân, nơi mà hơn hai trăm năm trước, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lập đàn tế trời, lên ngôi hoàng đế, xuất binh đánh hàng vạn quân Mãn Thanh sang xâm lược.
Từ chân núi đến đỉnh núi Ngự Bình rợp một màu xanh tốt của rừng thông mà ngày xưa các vua Nguyễn đã cho trồng. Thế ra, rừng thông cũng chứa chất một phần linh hồn Huế, lặng lẽ tồn tại qua các vương triều, chỉ có điều triều đại xưa sụp đổ nhưng màu xanh này vẫn tiếp nối đến ngàn năm. Mỗi độ giêng hai khi sương xuân vào buổi sáng tinh mơ còn vờn bav mờ nhạt cả đỉnh núi Ngự Bình thì cũng là lúc những cây thông ở núi Ngự Bình như thức dậy và quyến rũ thêm. Mỗi lần nghe mùa thông núi Ngự reo vui là lòng người lại bâng khuâng một nỗi niềm khó tả. Ta thường thích thú được lặng im ngồi nghe khúc nhạc thiên nhiên vi vu ấy với cảm giác thanh thản, sảng khoái khi được nhìn những cây thông san sát bên nhau như đang giang tay ôm lấy núi Ngự vào lòng.
Đứng trên đỉnh núi Ngự phóng mắt về xa, ta thấy màu xanh ấy còn trải dài đến một rừng đồng bằng bát ngát của các huyện Hương Thuỷ, Hương Trà, Phú Vang. . . Những dịp đẹp trời, có thể trông xa trọn vẹn ruộng đồng, làng mạc các huyện phụ cận, cả dải cát trắng cửa Thuận và màu xanh biếc của biển Đông, cả dãy Trường Sơn tím thẫm ẩn hiện phía Tây qua trập trùng mây bạc. Tạo hóa thật hữu tình khi vẽ liền sau một nét vút lên của núi là một nét mềm mại của dòng sông. Sông Hương như một dải lụa mềm trải quanh co dưới chân đồi, soi bóng Ngự Bình, làm bạn tri âm. Núi không cao, đường lên không cheo leo gập ghềnh nhưng núi Ngự mang cái dáng vẻ của một con người trầm tư mặc tưởng. Cái đẹp của núi Ngự không chỉ về phong thuỷ che chở cho kinh thành Huế, cái đẹp của núi Ngự là ở chỗ gần gũi với dân Huế, nó trở thành một cái đàn, một ngôi lầu cao vút và lên đó theo những bậc cấp nhân tạo người ta có thể phóng tầm mắt mình chiêm ngưỡng vẻ đẹp dịu hiền của thành Huế, lắng nghe những tiếng vọng từ bên dưới rất xa, và có cảm tưởng mình như đang ở vào một thế giới nào đó. Du khách có dịp đến đây vào buổi bình minh sương tan hay lúc hoàng hôn mới hiểu hết và thấm thía vẻ đẹp nên thơ, nên hoạ của một ngọn núi, một khúc sông, một góc trời xứ Huế. Ai mà chẳng để tâm hồn nằm đọng lại khi một lần ghé bước qua “kiệt tác về thơ của kiến trúc đô thị” này. Đâu phải vô tình người ta gọi xứ Huế là miền Hương Ngự. Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá thứ hai của tạo hoá quyện vào nhau tạo nên một bức sơn thuỷ đằm thắm dịu dàng. “Núi Ngự không chỉ là cảnh đẹp đứng bên ngoài, nó còn là một thực thể quấn quýt rất sâu trong tình cảm riêng của nhiều thế hệ người Huế. . . Trong khát vọng thăng hoa của tâm hồn Huế, núi Ngự Bình mãi mãi là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu” (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
Nguyễn Thị Hồng Anh, học sinh giỏi thành phố
Bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Huế: Núi Ngự Bình bài số 2
"Đi đâu cũng nhớ quê mình,
Nhớ sông Hương gió mát, nhớ non Bình trăng treo. "
Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá thứ hai của tạo hóa, quyện vào nhau tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế. Từ lâu, ngọn núi xinh đẹp này cùng với sông Hương trong xanh đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế.
Nằm ở phường An Cựu có diện tích 2, 56 km², thành phố Huế, mỗi khi đến cố đô Huế quý vị có thể được ngắm khung trời bao la, không gian thoáng mát yên tĩnh của núi rừng. Đây là ngọn núi rất gần gũi với người dân Huế từ thời xa xưa và có tầm quan trọng trong lịch sử của cố đô Huế.
Núi Ngự Bình có chiều cao khoảng hơn 105m, đứng từ trên đỉnh núi quý vị có thể tận mắt ngắm trọn một bức tranh huyền ảo của thành phố với cung điện nguy nga, những mái chùa cổ kính và dòng sông Hương trong xanh. Khi hoàng hôn buông xuống, quý vị còn được thưởng thức bức tranh nên thơ, khoảng trời vàng hòa quyện với sắc xanh của rừng cây, một vẻ đẹp đặc trưng và trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế.
Nơi đây nổi bật với rừng thông xanh ngát, ngắm nhìn dòng sông, cây cỏ, chùa chiền trên đỉnh núi đã tạo nên một bức tranh sinh động, độc đáo của miền xứ Huế. Trước kia nơi đây còn được gọi với cái tên Bằng Sơn, sau đó được đổi tên thành Núi Ngự Sơn như ngày nay, người dân thì thường gọi với cái tên thân quen hơn là núi Ngự.
Cách núi Ngự Bình vài cây số là đồi Vọng Cảnh bên cạnh dòng sông Hương, nhìn qua núi Ngọc Trản. Từ đồi Vọng Cảnh có thể nhìn thấy khu vườn cây ăn quả mướt xanh của cau, nhãn, cam, quýt…chen lẫn bóng thông. Sau đó, quý vị có thể thưởng ngoạn, thả hồn trên dòng sông Hương, chiêm ngưỡng kiến trúc nghệ thuật cổ kính của chùa Thiên Mụ hoặc ghé thăm một vài lăng tẩm của các vua triều Nguyễn.
Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình hòa quyện vào nhau tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế và đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế từ rất lâu. Vì vậy, người ta quen gọi Huế là xứ sở của "sông Hương - Núi Ngự".
Với vẻ đẹp thơ mộng vốn có, nơi đây đã trở thành địa điểm tham quan của nhiều nhà thơ, nhiếp ảnh gia. Đặc biệt nhiều đôi uyên ương còn chọn nơi đây là điểm chụp ảnh cưới của mình, gia đình và bạn bè có chuyến picnic thoải mái tận hưởng không gian bao la, thoáng mát và còn có những bức ảnh đẹp lưu giữ kỉ niệm.
Núi này là một trong 20 thắng cảnh của Kinh đô. Nơi đây được coi đây là chốn ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của xứ Huế. Đứng từ trên đỉnh núi Ngự, có thể thu vào tầm mắt một bức tranh thu nhỏ của thành phố với cung điện nguy nga, những mái chùa cổ kính và dòng sông Hương xanh biếc uốn lượn quanh co.
Ngay trước tầm mắt là các khu đồi, là rừng thông bát ngát tiếp đến một vùng đồng bằng rộng lớn của các huyện: Hương Thủy, Phú Vang, Hương Trà cỏ cây xanh rờn…, xa hơn là dãy Trường Sơn trùng điệp một màu tím thẫm ẩn hiện sau những tầng mây bạc. Nhìn về phía Đông là những dải cát trắng mờ phía xa cửa Thuận An với màu xanh thăm thẳm của Biển Đông. Núi không cao, không cheo leo gập ghềnh nhưng núi Ngự mang cái dáng vẻ của một con người trầm tư mặc tưởng, thanh thoát lâng lâng hồn người.
Cái đẹp của núi Ngự không phải là về mặt phong thủy che chở cho kinh thành Huế, cái đẹp của núi Ngự chính là chỗ nó gần gũi với dân Huế, nó trở thành một cái đài, một ngôi lầu cao vút và lên đó theo những bậc cấp nhân tạo người ta có thể phóng tầm mắt mình chiêm ngưỡng vẻ đẹp dịu hiền của thành Huế, lắng nghe những tiếng vọng từ bên dưới rất xa, và có cảm tưởng như mình đang ở vào một thế giới nào đó, thoát tục.
Và mấy năm trở lại đây, một nét văn hóa cố đô rất đáng hoan nghênh là vào những ngày đẹp trời, vào dịp Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, trùng cửu, từng đoàn trai thanh gái lịch đã về đây, tiếp bước người xưa lên núi hái lộc, ca xướng ngâm vịnh. Cái sinh khí đã trở lại hứa hẹn cho Huế một tương lai sáng lạn.
Nguồn tài liệu: Sưu tầm & tổng hợp.
-/-
Đọc tài liệu xin kết thúc tài liệu này ở đây, có thể nói với đề tài thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Huế có vô vàn địa danh mà các em có thể lựa chọn, các em hãy cân nhắc cho mình một đối tượng thuyết minh mà bản thân quen thuộc nhất, am hiểu nhất để có được một bài văn hoàn chỉnh.
Chúc các em học tốt.
Từ khóa » Thuyết Minh Một Danh Lam Thắng Cảnh ở Huế
-
Danh Lam Thắng Cảnh Huế - 12 điểm Du Lịch Hút Khách NHẤT
-
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế ❤️️15 Bài
-
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở ... - SOANBAICHOCON
-
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh ở Thừa Thiên Huế Hay Nhất
-
Thuyết Minh Cố đô Huế (8 Mẫu) - Văn Mẫu Lớp 8
-
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Hoặc Di Tích Của Quê ...
-
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh ở Huế
-
Thuyết Minh Về Sông Hương ở Huế - Kiến Thức Việt
-
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Hoặc Di ...
-
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh ở Huế
-
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh
-
Bài Văn Thuyết Minh Về Cố đô Huế Lớp 8 Hay, đặc Sắc - Thủ Thuật
-
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh ở Huế