Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang ❤️️15 Bài

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang ❤️️ 23+ Bài ✅ Chia Sẻ Tuyển Tập Văn Đặc Sắc Với Cách Viết Sinh Động Và Giàu Hình Ảnh. 

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang
  • Bài Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Điểm 10 – Bài 1
  • Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Ngắn Gọn – Bài 2
  • Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Hà Tiên – Bài 3
  • Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Đảo Phú Quốc – Bài 4
  • Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Đảo Hải Tặc – Bài 5
  • Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Bãi Khem – Bài 6
  • Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Chùa Hang – Bài 7
  • Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Hòn Tre – Bài 8
  • Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Hòn Phụ Tử – Bài 9
  • Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Núi Đá Dựng – Bài 10
  • Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Kiên Giang Ấn Tượng – Bài 11
  • Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Chùa Cổ Sùng Hưng – Bài 12
  • Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Đền Cổ Dinh Cậu – Bài 13
  • Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Nhà Tù Phú Quốc – Bài 14
  • Thuyết Minh Về Bún Cá Kiên Giang Chi Tiết – Bài 15

Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang

Cùng tham khảo mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang chi tiết sau đây để triển khai bài văn logic và đầy đủ ý nhất.

  1. Mở bài: Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh – Phú Quốc
  2. Thân bài:
  • Giới thiệu về vị trí địa lí.
    • Bãi Dài là viên ngọc quý của Phú Quốc, dài 15km chạy dọc bờ biển Tây Bắc của đảo từ Gành Dầu đến Cửa Cạn. Từ Bãi Dài có thể nhìn ra 2 hòn đảo nhỏ xinh đẹp là Hòn Dăm và Đồi Mồi. Nhờ được vịnh bao bọc, Bãi Dài được hưởng những con sóng dịu êm, nhẹ nhàng. Bãi đón gió Tây Nam, có nhiều sóng gió vào mùa hè từ tháng 5-10.
  • Thuyết minh về từng bộ phận của thắng cảnh
    • Hiện nay chưa có công trình phục vụ khách du lịch nào đáng kể ở Bãi Dài. Nhờ đó, du khách được tận hưởng những cảnh đẹp nguyên sơ, tươi mát đầy cuốn hút.
    • Bãi biển: Bãi Dài Phú Quốc có bờ biển dài 1500m, so với Bãi Khem cong cong cánh cung thì Bãi Dài có phần thẳng hơn một chút. Dọc theo bãi biển dài với cát biển cát trắng là hàng dương xanh cao to, mọc theo hàng thẳng tắp. Bên cạnh đó, bãi biển còn đậm chất hoang sơ này có cả rừng già đại thụ lan tận sát biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn tuyệt đẹp tại các cửa sông nhỏ.
    • Biển: Biển ở đây trong xanh, ít ghe thuyền neo đậu, lại có sóng biển nhẹ nhàng. Nước biển trong xanh như ngọc bích ở Bãi Dài như thuộc về một nơi khác, tách biệt bởi vẻ thanh thoát trinh nguyên.
    • Các đảo nhỏ xung quanh: Cách bờ khoảng 800m có một đảo nhỏ, hòn Đổi Mồi với bãi cát dài trinh nguyên 50m, rất lý tưởng cho khách lặn xem san hô, câu cá.
  • Vị trí của thắng cảnh đối với Việt Nam và trên thế giới:
    • Được bầu chọn là đứng đầu trong 13 bãi biển hoang sơ và đẹp nhất thế giới.So với những bãi biển nổi tiếng khác của Việt Nam như Bãi biển Mỹ Khê – Đà Nẵng hay Bãi biển An Bàng – Hội An, Bãi Dài của Phú Quốc có được lợi thế hoang sơ của thiên nhiên chưa bị ảnh hưởng nhiều của ngành công nghiệp không khói.
    • Bãi Dài được coi là hòn ngọc quý góp phần làm nên danh tiếng của Phú Quốc, là thiên đường bình yên của nắng vàng cát trắng trong lòng du khách.

3. Kết bài: Khái quát tầm quan trọng của danh lam, đưa ra dự đoán hướng phát triển trong tương lai.

SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay

Bài Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Điểm 10 – Bài 1

Bài Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với hình ảnh miêu tả đa dạng và sinh động.

Việt Nam gắn liền với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, được nhiều người trong và ngoài nước biết đến, từ những món quà, sản vật của tạo hóa đến những công trình kiến trúc vĩ đại mang nét đẹp tôn giáo và thời đại. Trong đó không thể không kể đến hòn đảo lớn nhất Việt Nam- đảo Phú Quốc, tập trung nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng Việt Nam và thế giới.

Đảo Phú Quốc là một hòn đảo nằm trong huyện xã Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang, nằm trong vịnh Thái Lan, ngoài ra huyện đảo Phú Quốc còn được UNNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Cấu tạo của đảo Phú Quốc chủ yếu từ những loại đá trầm tích tụ hàng ngàn năm mà thành, nơi đây từng là địa điểm mà người Hoa di cư sang trong đó có Mạc Cửu được chúa Nguyễn cho làm tổng binh cai trị đảo đất xưa vào thế kỷ 18, và chính thức thuộc chủ quyền nước ta vào năm 1855.

Không chỉ vậy, nơi đây còn được nhắc tới với nhiều giai thoại lịch sử, truyền thuyết như bà Kim Giao_ người hoàng tộc Chân Lạp, có công khai phá đất đai trồng trọt gắn liền với hình ảnh những con trâu, giếng tiên_gắn liền với giai thoại Nguyễn Ánh chạy trốn khỏi sự truy đuổi của nghĩa quân Tây Sơn, Khuyển vương sự tích của loài chó Phú Quốc ngày nay rằng chúng có nguồn gốc từ Ấn Độ dương đến Phú Quốc từ thuyền cướp biển, ông Đạo Đụng người dân xưa Phú Quốc được cho là đã đắc tạo thành tiên,…

Thuộc khu vực lãnh thổ Việt Nam, đảo Phú Quốc cũng mang kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy vậy đảo nằm gần xích đạo nên nơi đây phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

Mặc dù nhiệt độ vào mùa khô của Phú Quốc kỷ lục tới 38 độ c nhưng thời tiết nơi đây luôn rất mát mẻ. Không phải tự nhiên mà Phú Quốc trở thành một điểm đến nổi tiếng, thu hút du khách trong nước và quốc tế đến thăm, nơi đây có nhiều những bãi biển trải dài, mang những vẻ đẹp riêng, thơ mộng, tĩnh lặng như Bãi Sao, Bãi Dài, Bãi Trường, Bãi Cát Lấp,…..

Trong đó Bãi Dài được thế giới mệnh danh là một trong những bãi biển đẹp hoang sơ nhất, vì thế Bãi Dài luôn có số lượng lớn người tới thăm, chủ yếu là khách nước ngoài, tuy nổi tiếng là thế nhưng Bãi Dài rất ít được người Việt biết đến.

Ngoài ra Phú Quốc còn có hệ sinh thái động – thực vật phong phú thông qua công tác bảo tồn của vườn quốc gia Phú Quốc, khu bảo tồn biển Phú Quốc cùng vườn thú bán hoang Dã đầu tiên của Việt Nam, có danh lam nổi tiếng Suối Tranh nằm trong hang tạo nên một vẻ đẹp trầm lặng mà huyền ảo.

Không chỉ vậy, đảo Phú Quốc còn có những công trình kiến trúc văn hóa đặc trưng cho tôn giáo hoặc mang những vết tích của triều đại lịch sử hay như chùa Hộ Quốc_ ngôi chùa lớn nhất đảo được khởi công năm 2011, thờ Đức Ông; chùa Sư Muôn được dựng lên bởi Nguyễn Kim Môn vào đầu thế kỷ 20 dưới thời Pháp thuộc thờ Phật giáo; chùa Sùng Hưng chưa rõ người thành lập là ngôi chùa cổ nhất được xác định xây dựng vào thế kỷ XIX thờ Phật giáo,…

Kiến trúc của các chùa đều mang những nét cổ kính, thiêng liêng, mang đậm màu sắc tôn giáo. Với những tiềm năng phát triển như vậy, Phú Quốc thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tiêu biểu với công trình Công viên giải trí Vinpearl land.

Không chỉ vậy, đất Phú Quốc còn nổi tiếng với loài chó Phú Quốc với những đặc điểm đặc trưng như ở phía lưng có bờm lông dựng đứng cùng vòng xoáy với bốn chân dài, thân hình chúng thon và chắc khỏe.

Về nét đẹp văn hóa của Phú Quốc thì nơi đây được coi là đất phát tích của Đạo Cao Đài – Đạo Trời thờ Thượng đế được coi là Đấng sáng lập Đạo Trời và vũ trụ trong Đạo này. Có thể nói đảo Phú Quốc mang lại với Kiên Giang nói chung và Việt Nam nói riêng những giá trị to lớn về lịch sử và văn hóa.

Về giá trị lịch sử, Phú Quốc xuất hiện vết tích con người sinh sống từ thế kỷ X, trải qua gần 11 thể kỷ với những thăng trầm của lịch sử nơi đây đã chứng kiến những sự đổi thay từ thời chúa Nguyễn đến khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, cùng với chiến tranh giữa người Khmer Đỏ với quân ta năm 1975 hay quân đội Tưởng Giới Thạch từng chạy trốn đến nơi đây.

Về giá trị văn hóa, đảo Phú Quốc lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa tôn giáo như đạo Cao Đài, Phật giáo,….qua những công trình chùa chiền, đền miếu hay những tục lệ, lễ hội địa phương như lễ hội Nguyễn Trung Trực, lễ Dinh Bà Ông Lăng, lễ Nghinh Ông,….

Ngoài ra đảo Phú Quốc còn mang lại nguồn lợi khổng lồ từ những lượt khách du lịch đến tham quan nơi đây cho địa phương cũng như nhà đầu tư, nổi tiếng với nhiều loại đặc sản như mắm Phú quốc, còi biên mai, tiêu Phú Quốc, cá khô Thiều, rượu Sim, nấm Tràm, rượu mỏ quạ, rượu Hải Mã, Hải Sản, Ngọc trai biển, Cá bớp, Điều Phú Quốc, Cá Trích cùng với đặc sản hồ tiêu Phú Quốc.

Nói chung, đảo Phú Quốc chiếm một vị thế quan trọng đối với Việt Nam về nhiều mặt; đem những nét đẹp văn hóa và thiên nhiên, đặc sản Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Chính vì thế, những giá trị ấy cần được bảo tồn và duy trì phát huy những giá trị ấy để truyền lại cho thế hệ nay và mai sau .

Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hà Nam ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Hà Nam Hay

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Ngắn Gọn – Bài 2

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Ngắn Gọn và súc tích giúp các em trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay.

Hà tiên – một vùng danh lam thắng cảnh của Kiên Giang. Nơi đây không chỉ đẹp về phong cảnh sơn thủy hữu tình mà còn được biết đến bởi những câu chuyện cổ tích gắn liền với các di tích lịch sử.

Từ thành phố Rạch Giá theo quốc lộ 80 đi khoảng 95 km là đến thị xã Hà Tiên, một thị xã được nối liền bằng một cây cầu bắc qua sông Tô Châu. Được hình thành cách đây 300 năm gắn liền với dòng họ Mạc, người đứng đầu khai phá vùng này là Mạc Cửu, và các con cháu của ông. Tục truyền rằng nơi này xưa kia cũng từng là nơi xuất hiện của các nàng tiên nên đã có cái tên thơ mộng như vậy.

Hà Tiên là nơi hội tụ nhiều danh lam thắng cảnh hoang sơ đầy quyến rũ, tiêu biểu nhất của Nam Bộ. Mỗi nơi một vẻ, sắc thái đặc biệt đến mức lạ lùng. Khi đến với Hà Tiên cái tên thường gây cho ta một cảm xúc nhẹ nhàng, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một vùng đất thần tiên, với những di tích lịch sử oai hùng, những chùa chiền cổ kính gắn liền với truyền thuyết… Đến Hà Tiên du khách còn đươc ngắn cảnh của hai ngọn núi Đại và Tiểu Tô Châu luôn soi bóng trên dòng nước Đông Hồ.

Từ xưa vẻ đẹp của Đông Hồ đã quyến rũ được nhiều danh nhân và thi nhân đến xuất khẩu ngâm vịnh với những bài thơ tuyệt tác, còn làm cho những nhạc sĩ sáng tác những ca khúc mang đầy chất chữ tình mà khi hát lên làm say lòng người. Đông Hồ nằm về phía Đông thị xã Hà Tiên dài khoảng 3km, rộng gần 2km. Có con sông Giang Thành và phía Tây có sông dẫn ra biển. Toàn cảnh hồ bốn bề là núi sông, tạo ra vẻ đẹp tự nhiên và thơ mộng.

Cách thị xã Hà Tiên khoảng 3km có một tảng đá xanh cao chừng 50m, nằm sừng sững nghạo nghễ như một chiến sĩ biên phòng đang canh chừng biên giới của Tổ quốc. Đó là một Thạch động, nó được mô tả thạch động nuốt mây. Vào lúc sáng tinh mơ, những tảng mây trắng nhẹ như bông là là bay qua đỉnh động rồi bị cản lại, từng đám mây từ từ toả quanh cửa động gây ấn tượng như miệng động đang nuốt từng đám mây.

Trong hang cảnh đẹp lạ lùng, những giọt nước mưa theo năm tháng luồn lách chảy xuất hoà tan với đá vôi tạo thành những thạch nhũ có hình dáng ngộ nghĩnh vừa kỳ lạ, vừa hấp dẫn. Gần Thạch động có núi Đá Dựng cũng được cấu thành bằng đá vôi, cao đến 63m.

Trải qua năm tháng và thời gian, ngọn núi này vẫn giữ được nét hoang sơ, trong hang như là một tòa lâu đài cổ kính với hàng trăm vọng gác chuông, có nhiều hang nghách ăn luồn sâu thăm thẳm như hang mẹ đẻ, muốn vào được phải có đền chiếu sáng, có đoạn không thể đi bình thường mà phải bò mới qua được nên mới có tên hang mẹ đẻ.

Đặc biệt trong hang có một hệ thống thạch nhũ lơ lửng trên vách đá, nhìn như chiếc đàn năm dây khi chạm tay vào thạch nhũ phát ra những âm thanh huyền diệu.

Cũng nằm cách thị xã Hà Tiên khoảng 4km du khách sẽ gặp mũi Nai, ngọn núi cao 100m nhô mình ra biển. Trên đỉnh núi có ngọn hải đăng được xây dựng từ thế kỷ 19. Đây là nơi có bãi biển rất đẹp, từ đây du khách có thể tắm biển dưới dòng nước trong xanh và thưởng thức các món ăn đặc sản của miền biển như: tôm, cua, ghẹ, hào, ốc… vào những ngày đẹp trời du khách có thể nhìn thấy quần đảo Hải Tặc, đảo Phú Quốc.

Ngoài cảnh đẹp Hà Tiên du khách còn được thăm nhiều ngôi mộ cổ của gia đình họ Mạc như: Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích, Mạc Tử Hoàng, Mạc Công Du… những ngôi mộ này được nằm trên một ngọn đồi, có cảnh đẹp nên thơ, dưới chân đồi là nhà thờ của dòng họ Mạc, thường xuyên mở cửa để đón du khách đến thăm viếng.

Hà Tiên còn là “chiến luỹ” của phương thành xưa dùng để ngăn chặn giặc thù, cũng ở đây du khách còn được thăm Phù Dung Tự là một ngôi chùa kể về người con gái rất giỏi văn thơ được Mạc Thiên Tích cứu sống và hết lòng yêu mến, do đường tình duyên chắc trở bà đã xin đi tu và Mạc Thiên Tích đã xây cất cho bà ngôi chùa để tu hành và đến khi bà mất Mạc Thiên Tích lại cho xây một ngôi mộ thật đẹp dưới có ao sen trắng, để kỷ niệm mối tình của ông với bà.

Sẽ còn nhiều những câu chuyện và di tích đã được gắn liền với mảnh đất và con người Hà Tiên mà nếu đặt chân đến du khách sẽ còn nhiều bất ngờ. Xin hãy đến với Hà Tiên mảnh đất phía Tây Nam của tổ quốc với nhiều danh lam thắng cảnh đang chào đón du khách thập phương.

Đọc Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hà Giang ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Hà Giang Hay

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Hà Tiên – Bài 3

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Hà Tiên một vùng đất được thiên nhiên ưu ái cho nhiều cảnh đẹp, non nước hữu tình.

Có những miền đất khi đi qua đọng lại trong ta nhiều ấn tượng khó quên: Hà Tiên là một nơi như thế. Thuộc miền Tây Nam Bộ, Hà Tiên là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi có biển, núi, rừng xen giữa đồng bằng phì nhiêu.

Thị xã Hà Tiên được hình thành cách đây 300 năm. Thị xã Hà Tiên sầm uất và nên thơ nằm giữa các núi pháo đài (Kim Dữ), núi Lăng (Bình San), núi Ngũ Hổ và Đông Hồ. Muốn ngắm toàn cảnh Hà Tiên không gì thú bằng trèo lên tận đỉnh núi Tô Châu, một quả núi nho nhỏ, xinh xắn nằm phía trước thị xã.

Đứng từ đỉnh, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh quan Đồng Hồ, một hồ nước có chiều dài 3km và rộng 2km, ở ngay cửa sông Giang Thành. Đông Hồ đẹp nhất vào những đêm gió mát trăng thanh, do đó họ Mạc (Mạc Cửu) mới đặt tên là “Đông Hồ ấn nguyệt tức Đông Hồ in bóng trăng.

Ngày xưa, gần núi Tô Châu có một đảo nhỏ gọi là Tiểu Kim Dữ, nay đã dính vào địa đầu núi này. Đối diện với Tiểu Kim Dữ là Đại Kim Dũ ở bên mé chợ Hà Tiên, họ Mạc đặt tên là “Kim Dữ lan đào” (hòn đảo vàng chắn sóng gió).

Dấu tích một thời khai hoang còn in rõ nét trên mảnh đất này qua hình ảnh lăng Mạc Cửu được người dân thờ nhớ ơn công lao mở mang bờ cõi của dòng họ Mạc.

Hang Thạch Động cách thị xã Hà Tiên 3km, được xem là động đá duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Hang khá rộng, bên trong vô cùng dễ chịu bởi không khí mát lạnh được toát ra từ vách đá cấu tạo bằng đá vôi. Động có nhiều thạch nhũ với nhiều hình thù lạ mắt được tạo nên từ những giọt nước mưa chảy xuống qua hàng trăm năm: Nhô ra biển vịnh Thái Lan là bãi tắm Mũi Nai được bao bọc bởi hai ngọn núi lấn biển.

Một trong những ngọn núi đó vươn mình như đầu chú nai đang ngơ ngác tìm bầy. Xuôi về Hòn Chông, qua những rặng dừa xanh cao vút sẽ thấy Hòn Phụ Tử thiêng liêng đứng giữa trời mây, non nước. Như một biểu tượng tình cha con. Phụ Tử mang bóng dáng người cha cao cả đang che chở cho đứa con nhỏ bé của mình.

Nhà lưu niệm Đông Hồ cũng là một dấu ấn văn hoá thu hút du khách mỗi khi ghé ngang Hà Tiên. Từ năm 1926 đến năm 1934. nhà thơ Đông Hồ đã chủ trương dạy tiếng Việt cho học trò va cổ động bạn bè cùng theo tại nhà lưu niệm này. Qua nhiều biển cố nhà lưu niệm Đông Hồ hiện được nữ sĩ Mộng Tuyết, người bạn đời của ông gìn giữ bảo quản và trưng bày những kỉ vật, di cảo ông từng gắn bó.

Trong nhà được bài trí đơn giản nhưng tao nhã. Di cảo nhà thờ sắp xếp gọn gàng trong tủ kính. Một số bức thư họa uyên thâm ông mừng tuổi vợ mỗi độ xuân về được treo trang trọng trong phòng khách. Thăm nhà lưu niệm Đông Hồ để hiểu rõ hơn những giá trị của công trình khảo cửu bậc tiền nhân xưa. Đến Hà Tiên không chỉ thấy sự phát triển của miền đất trẻ mà còn để cảm nhận nụ cười thân ái của con người và cảnh đẹp nơi đây.

Từ chợ Hà Tiên đi về hướng biên giới chừng 3km là Thạch Động. Động đá này cao 98m, hình dáng tương tự như chiếc mũ lông của lính ngự lâm Hoàng gia Anh Quốc, rộng vừa đẹp vừa lạ mắt. Đi thêm chừng 2km nữa thì đến núi Đá Dựng. Đây là ngọn núi đá vôi cao 83m, đỉnh bằng phẳng, bên trong có nhiều hang động đầy thạch nhũ óng ánh trông như ngọc châu. Họ Mạc đặt tên là “Châu nham lạc lộ” (châu nham là núi như châu ngọc, lạc lộ là bãi chim cò thường đến ngủ).

Nếu đi dọc bờ biển, cách thị xã 4km là Mũi Nai, cao 100m, trên đỉnh có ngọn hải đăng xây từ thế kỉ XIX. Từ xa trông Mũi Nai nhô ra biển chẳng khác nào đầu chú nai đang ngơ ngác nhìn sóng nước. Đẹp nhất và nổi tiếng nhất phải kể đến hòn Phụ Tử, xưa nay là hình ảnh biểu trưng cho non nước Hà Tiên thơ mộng và quyến rũ. Hòn Phụ Tử gồm hai trụ đá, một cao lớn, một thấp bé nhô lên từ biển trông như hình tượng cha con quấn quýt lấy nhau, dầm mưa dãi nắng từ bao vạn kỉ giữa mặt nước trong xanh…

Thật là kì thú và đầy ấn tượng nếu các bạn du lịch đến Hà Tiên.

Chia Sẻ Bài 💦Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai ❤️️ 14 Bài Hay

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Đảo Phú Quốc – Bài 4

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Đảo Phú Quốc, một địa danh được du khách biết đến là ”Đảo Ngọc”.

Phú Quốc, thiên đường nhiệt đới nằm trong Vịnh Thái Lan, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam nằm ở phía Tây Nam, cũng là hòn đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nhỏ to khác nhau tại đây. Phú Quốc cùng với các hòn đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.

Phú Quốc có diện tích 589,23 km², trải dài từ vĩ độ 9°53′ đến 10°28′ độ vĩ bắc và kinh độ từ 103°49′ đến 104°05′ độ kinh đông, nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thành phố Hà Tiên 45 km. Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả Phú Quốc được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Phú Quốc, từ lâu, đã trở nên nổi tiếng với khách du lịch khắp mọi miền đất nước và quốc tế. Điều này không chỉ vì Phú Quốc là một hòn đảo xinh đẹp mà nơi đây còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà không phải ai cũng có thể khám phá hết được.

Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của loại hình du lịch nghỉ dưỡng đã được khẳng định, Phú Quốc còn là điểm đến lý tưởng cho các hoạt động khám phá thiên nhiên kỳ thú có thể làm lạc bước chân du khách khi đặt chân đến hòn đảo xinh đẹp này

Phú Quốc có nhiều bãi biển đẹp trải dài từ phía bắc đến phía nam, có 99 ngọn núi đồi và dãy rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú.

Phía Bắc của đảo có làng chài Rạch Vẹm, Bãi Thơm, Hòn Một,… nổi bật với vẻ đẹp hoang sơ hay ở Nam Đảo có 12 hòn đảo nhỏ to khác nhau thuộc quần đảo An Thới có thể kể đến như Hòn Thơm, Hòn Móng Tay, Hòn Gầm Ghì, Hòn Mây Rút,… là những nơi lý tưởng cho các hoạt động khám phá thiên nhiên cùng các hoạt động trên biển như du thuyền, câu cá, lặn ngắm san hô và khám phá đảo hoang kỳ thú…

Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội ❤️️15 Bài

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Đảo Hải Tặc – Bài 5

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Đảo Hải Tặc giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức trong cuộc sống.

Nằm cách trung tâm TP.Hồ Chí Minh khoảng 350km, tuy không nổi tiếng như Phú Quốc, Nam Du hay Bà Lụa nhưng quần đảo Hải Tặc lại mang một sức cuốn hút khó cưỡng, không chỉ toát ra từ tên gọi mà còn bởi vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí.

Đảo Hải Tặc ở Kiên Giang được xem là một điểm đến lạ lùng ngay từ tên gọi. Thực chất đây là tên của một quần đảo gồm 16 hòn đảo mà lớn nhất là đảo Hòn Tre (Hòn Đốc), nằm ở xã Tiên Hải, huyện Hà Tiên. Nơi đây cách bờ biển Hà Tiên gần 28 km và đảo Phú Quốc 40 km.

Ngay từ tên gọi, du khách đã có thể hình dung về quá khứ một thời trên đảo. Do nằm trong khu vực vịnh Hà Tiên – Rạch Giá ra đến vịnh Thái Lan, một tuyến đường thông thương quan trọng từ Trung Quốc sang các nước phương Tây, nên từ nhiều thế kỷ trước, quần đảo này là nơi lý tưởng để cướp biển đồn trú, ẩn nấp, mai phục và tấn công các tàu buôn qua lại. Đến tận những năm đầu thế kỷ 20, ở vùng biển này nạn cướp biển vẫn hoành hành.

Không chỉ là nỗi ám ảnh của nhiều tàu thuyền, đảo Hải Tặc còn được cho là nơi cất giấu kho báu. Có người tin đó chỉ là lời đồn, cũng có người coi đó là sự thật. Nhưng nếu ngược thời gian về những năm 80 của thế kỷ trước, từng có người nước ngoài xâm nhập đảo với ý đồ truy tìm kho báu. Lời kể về một tấm bản đồ 300 tuổi chỉ dẫn đến kho báu cất giấu trên đảo, cùng một lượng lớn tiền cổ tìm được ở đây càng khiến đảo Hải Tặc trở nên đặc biệt hơn.

Ngày nay, ngoài sự hiếu kỳ từ tên gọi, người ta còn đến đảo Hải Tặc để khám phá một vẻ đẹp hoang sơ hiếm có.

Bạn có thể đi du lịch đảo Hải Tặc vào tất cả các mùa trong năm, tuy nhiên thời gian đẹp nhất là vào mùa khô, vì khoảng thời gian này biển khá êm và trong xanh, do vậy những bạn bị say sóng cũng sẽ giảm được nhiều khó chịu khi di chuyển bằng tàu.

Các vùng biển của Kiên Giang không chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của bão, nhưng lượng mưa do bão gây ra chiếm tỉ trọng khá lớn, mùa mưa tại đây thường bắt đầu từ tháng 4 – 11 hàng năm. Trước chuyến đi, các bạn nên theo dõi dự báo thời tiết để tránh những ngày mưa bão.

Quần đảo Hải Tặc có 16 hòn đảo nằm gần nhau gồm: Hòn Kèo Ngựa, hòn Kiến Vàng, hòn Tre Lớn, hòn Tre Vinh, hòn Gùi, hòn Ụ, hòn Giang, hòn Chơ Rơ, hòn Đước Non, hòn Bô Dập, hòn Đồi Mồ. Trong đó, Hòn Tre Lớn (Hòn Đốc) là trung tâm xã đảo Tiên Hải nơi tập trung dân cư sinh sống.

Trên đảo có bãi biển cát trắng rất đẹp trải dài mấy trăm mét, bạn có thể tắm biển thoải mái, chơi các trò chơi trên bãi các tự túc, hoặc thuê kính lặn biển đi ngắm san hô gần bờ, mò cua bắt ốc quanh các gành đá có rất nhiều.

Ngoài ra trên đảo còn có ao nước ngọt, đây là ao nước ngọt dự trữ để dùng cho cả đảo này nên rất quan trọng. Điểm tiếp theo mà bạn không thể bỏ qua khi đến đảo Hải Tặc không thể bỏ qua là bia chủ quyền quốc gia, trên cột mốc ghi tên tất cả 16 đảo thuộc quần đảo Hải Tặc.

Đa phần diện tích đảo là cây rừng che phủ, nơi giáp với nước mặn là ghềnh đá trơ trọi và hoang sơ. Tại đây, ngoài việc được tìm hiểu và nghe những người bản địa kể lại những câu chuyện về nguồn gốc, xuất xứ tên gọi của quần đảo Hải Tặc, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên với những vẻ đẹp hoang sơ, mát ngọt và trong lành.

Một trong những hoạt động không thể bỏ qua khi ở lại đảo là câu mực, cá ban đêm và lặn biển bắt sò, ghẹ, ốc… Khi bạn ở lại tại nhà dân, bạn có thể xin họ cho theo thuyền ra khơi để thử những cảm giác mới lạ.

Chia Sẻ Bài 🌹 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh ❤️️15 Bài

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Bãi Khem – Bài 6

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Bãi Khem được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ sau đây.

Bãi Khem nằm phía nam đảo Phú Quốc, thuộc phường An Thới, cách phường Dương Đông khoảng 25 km. Từ An Thới, đi về phía Đông khoảng 2 km để đến bãi Khem. Từ bãi Sao có một lối nhỏ dài khoảng 2 km có thể đi đến bãi Khem.

Bãi Khem mang hình vòng cung, có nhiều khối đá nhô lên trên bãi cát, nước biển trong xanh có thể nhìn xuống tận đáy. Bãi cát thoai thoải, trắng và mịn nổi bật lên giữa hai sườn rừng cây xanh.

Bãi Khem thu hút khách du lịch với vẻ hoang sơ, tĩnh lặng, không ồn ào náo nhiệt như các bãi biển khác trên đảo Phú Quốc.

Người dân chài xung quanh sinh sống, đánh bắt cá tạo ra không khí lao động tươi vui, chân thật cho những du khách thích khám phá vẻ đẹp cuộc sống bình dị.

Ở cuối Bãi Khem còn có Giếng Tiên, mặc dù nằm sát biển nhưng giếng vẫn không bị nhiễm mặn. Điều lạ kì là dù khi cả thủy triều lên thì nơi đây vẫn không bị nhiễm mặn hay cạn nên có nhiều câu chuyện xoay quanh cái giếng này. Chỉ là một mạch nước nhỏ, nhưng dù cho có lấy đi bao nhiêu nước, thì cái hồ trên không bao giờ cạn.

Do nằm ngay làng chài nên hải sản ở bãi Khem rất tươi ngon. Trong đó, món ăn nổi tiếng nhất là món gỏi cá trích. Món gỏi cá trích ở bãi Khem thơm ngon và đặc biệt rẻ hơn những nơi khác. Đây là một món ăn không thể bỏ qua của các du khách khi đến với bãi Khem.

Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cao Bằng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Cao Bằng Hay

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Chùa Hang – Bài 7

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Chùa Hang, một trong những điểm đến nổi tiếng thu hút nhiều du khách ghé thăm.

Nằm trong khu du lịch Hòn Phụ Tử, Chùa Hang ở Kiên Giang có tên chữ là Hải Sơn Tự, là ngôi “Phật động” nổi tiếng, nằm trong lòng núi đá thâm u, mờ ảo. Núi Hải Sơn nằm sát bờ, sóng biển vỗ về quanh năm, vách dựng lên như một hải vọng đài. Lòng núi là hang động tự nhiên do nước biển xâm thực cách đây hàng ngàn năm để lại.

Truyền thuyết kể rằng: Công chúa Ngọc Tuyền là em gái chúa Nguyễn Ánh, đã mất tại đây trong khi đang trốn nghĩa quân Tây Sơn. Sau này để tưởng nhớ em gái của mình, chúa Nguyễn Ánh đã cho xây chùa trong hang núi để thờ phụng nên người dân quen gọi là Chùa Hang.

Trước sân Chùa Hang (Hà Tiên, Kiên Giang) thờ tượng Phật Di Lặc nặng tới 22 tấn, bằng đá Non Nước được thỉnh về từ Đà Nẵng. Không gian phía trên là vách núi có nhiều cây cổ thụ mọc cheo leo, thả xuống những chùm rễ dài lơ lửng giữa không trung, càng khiến nơi này thêm u tịch.

Chánh điện Chùa Hang nằm gọn trong lòng động với hai cửa chạy thẳng theo trục Đông Bắc -Tây Nam dài hơn 50 mét. Cửa động sau ăn thông ra biển, chỗ hẹp nhất cũng vừa cho 3-4 người qua lọt. Đi khoảng mươi mười lăm phút theo đường hang ngoằn ngoèo, bạn sẽ cảm nhận được những ngọn gió từ biển thổi vào mát rượi, và mở ra trước mắt là một khoảng sáng xanh. Tiếp tục đi khoảng 60 mét nữa thì đến biển, phía trước là danh thắng Hòn Phụ Tử.

Lòng động Chùa Hang cũng có nhiều thạch nhũ muôn hình, mà khi gõ vào thì âm thanh ngân lên như tiếng chuông nên còn được gọi là đá chuông. Trong động còn có Hang Kim Cương với đường lên trời, và Hang Phật Ngủ thì nửa tối nửa sáng với tảng đá hình Phật nằm tĩnh tại.

Động Chùa Hang dài thăm thẳm, cùng những tượng Phật lung linh ẩn hiện, càng tạo cho nơi này cảm giác huyền bí, linh thiêng. Hàng năm, Chùa Hang (Hà Tiên, Kiên Giang) tổ chức lễ hội long trọng từ ngày mùng 8 kéo dài đến ngày 15 tháng 4 âm lịch, thu hút nhiều khách thập phương về dự.

Gợi Ý Bài 🌵 Thuyết Minh Về Đảo Phú Quốc ❤️️16 Bài Giới Thiệu Phú Quốc

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Hòn Tre – Bài 8

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Hòn Tre là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể ôn tập đạt hiệu quả cao.

Hòn Tre là trung tâm hành chính của huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang gần 30km về phía Tây, đảo Hòn Tre như một con rùa khổng lồ nổi lên giữa biển khơi. Từ bến cảng Rạch Giá đến Hòn Tre mất độ 2 giờ ngồi tàu, không chỉ là đảo gần đất liền nhất có những công trình tôn giáo mộc mạc đậm “bản sắc biển khơi”, mà Hòn Tre còn lưu giữ được vẻ hoang sơ với nhiều cảnh đẹp đến nao lòng.

Toàn đảo có 900 nóc nhà trên đảo thì hơn 700 nhà “co cụm” dọc hai bên con đường cộng với hơn 300 tàu thuyền ghe xuồng lớn nhỏ neo đậu sát bên càng làm cho trung tâm Hòn Rùa như “thành phố chài”.

Hòn Tre có tổng diện tích tự nhiên 428,59ha, có chiều dài 3,5km, nơi rộng nhất chừng 2km, đỉnh cao nhất 395m, địa hình dốc, chủ yếu là đồi núi, độ cao trung bình trên 30m. Trên đảo có hai ngọn núi: ngọn cao phía Nam và ngọn thấp phía Bắc, từ Rạch Giá nhìn ra biển, hai ngọn núi này tạo cho đảo có hình dáng giống như một con rùa nổi giữa biển nên người dân còn gọi khu vực này là Đảo Rùa. Cư dân trên đảo sinh sống bằng nghề làm vườn, đánh bắt và chế biến hải sản.

Có người cho rằng đúng tên phải là “Hòn Che” bởi đảo có vị trí án ngữ dông bão, che chắn cho Rạch Giá. Cấu tạo địa chất chỉ có đá chồng lên đá để tạo thành đảo Hòn Tre, mảng đất ít ỏi kẹt giữa khe, hốc, hang đá được người dân trồng xoài, mãng cầu, mít, phần trên cao gần đỉnh là rừng nguyên sinh ít cây cổ thụ, nhiều bụi lùm và dây leo, có nhiều khỉ, sóc, ít kỳ đà và trăn. Trên đảo có nhiều khe suối nhỏ là nguồn cung cấp nước ngọt sinh hoạt cho người dân Hòn Tre.

Bờ biển quanh đảo có hình dáng uốn lượn, cao thấp khá phức tạp, tuy vậy cũng có những khu vực tương đối bằng phẳng với bãi đá tự nhiên trải dài, phù hợp cho tổ chức du lịch, dã ngoại như Bãi Chén, Động Dừa, Bãi Dứa, đuôi Hà Bá. Bãi Chén nằm ở phía Tây Bắc của đảo, là một vịnh nhỏ sóng êm, có chiều dài khoảng 2km.

Đặc điểm của bãi Chén là ven bờ có rất nhiều tảng đá to tròn như cái bát (chén) úp khổng lồ. Đến bãi Chén bạn có thể ngồi trên những cái chén đá đó câu cá, ngắm cảnh, nghỉ ngơi sau những giây phút bơi đùa thỏa thích. Đây là bãi tắm sạch đẹp nhất của Hòn Tre, cảnh vật vẫn giữ được nét hoang sơ, dưới là biển, trên bờ cây rừng tỏa bóng mát.

Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Đất Mũi Cà Mau ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Cà Mau

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Hòn Phụ Tử – Bài 9

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Hòn Phụ Tử, một trong những địa điểm du lịch mà du khách quan tâm đến.

Đây là hòn đảo nhỏ gồm hai khối đá dính liền nhau trên một bệ đá có chiều cao 5m so với mực nước biển. Trong đó hòn Phụ có chiều cao khoảng 33.6m và hòn Tử cao khoảng 30m. Hòn Phụ Tử cao nghiêng nghiêng cùng một chiều tượng trưng cho hình ảnh hai cha con quấn quýt bên nhau cùng trông ra biển cả.

Truyền thuyết Hòn Phụ Tử kể rằng: xưa kia ở vùng biển này có con thuồng luồng rất hung dữ, hay đánh đắm thuyền bè để ăn thịt ngư dân. Bên chân ngọn Hải Sơn, có hai cha con làm nghề chài lưới. Quá bất bình trước tình cảnh này, người cha quyết lòng tiêu diệt con ác thú trừ hại cho bà con. Sau khi tính hết kế, cuối cùng ông thấy chỉ còn cách hy sinh thân mình mới mong diệt trừ được con thuồng luồng này. Thế là ông liền tẩm thuốc độc vào mình, nằm sát mé biển để dụ con ác thú.

Thấy mồi ngon, con thuồng luồng đến ăn thịt ông, liền trúng độc rồi chết. Người con đi tìm cha, bắt gặp phần xác cha còn xót lại liền ôm lấy khóc thương thảm thiết. Không ngờ chất độc từ người cha thấm vào khiến người con trúng độc mà chết theo. Trời nổi giông bão, mưa suốt mấy ngày liền, và nơi hai cha con nằm mọc lên hai hòn đá lớn và nhỏ. Người dân tôn kính gọi là Hòn Phụ Tử.

Trước đây, Hòn Phụ Tử được xem là biểu tượng cho cảnh đẹp Kiên Giang, và đã được công nhận là danh lam thắng cảnh quốc gia vào năm 1989. Tiếc thay, sự cố thiên nhiên xảy ra vào năm 2006 đã khiến cho Hòn Phụ Tử bị gãy mất hòn Phụ nặng khoảng 1.000 tấn. Khu du lịch Hòn Phụ Tử ngày nay chỉ còn lại hòn Tử nằm chơ vơ giữa biển khơi.

Tham Khảo Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Nhà Tù Phú Quốc ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Hay

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Núi Đá Dựng – Bài 10

Cùng đón đọc bài văn hay Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Núi Đá Dựng để có thêm nhiều thông tin hơn để có dịp trải nghiệm tại đây.

Núi Đá Dựng là một địa điểm du lịch mới đang thôi thúc nhiều hơn những bước chân từ khắp nơi đến bởi vẻ đẹp được ví như động Phong Nha trên vùng đất phù sa. Đây còn là món quà đặc biệt mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Hà Tiên với vẻ đẹp đầy mê hoặc

Núi Đá Dựng nằm ở xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, gần biên giới Việt Nam – Campuchia. Từ thị xã Hà Tiên, theo đường quốc lộ 80 đến gần Thạch Động, rẽ phải và đi khoảng 2,5km nữa là đến núi Đá Dựng. Núi Đá Dựng cao khoảng 100m, có cái tên như vậy bởi dựa vào hình dáng núi mà người dân nơi đây đặt tên.

Nó chính là ngọn núi có đóng góp với dân tộc trong 2 cuộc chiến tranh trước năm 1975, núi Đá Dựng được chọn là cơ sở hoạt động cách mạng của dân tộc ta. Những năm 1977 – 1978, đây là một tiền đồn trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam. Chính vì vậy, núi Đá Dựng được xem là di tích lịch sử và là danh thắng nổi tiếng của vùng đất Hà Tiên. Đến tham quan núi Đá Dựng, du khách không chỉ để khám phá được những hang động đẹp mà còn biết thêm về một di tích lịch sử của đất nước.

Đứng ở bên trong lòng núi Đá Dựng nhìn ra ngoài, du khách có thể thấy được vẻ đẹp tuyệt vời của quang cảnh, thiên nhiên vùng đất Hà Tiên. Bao bọc quanh núi là những cánh đồng lúa trải dài ngút mắt, rất nhiều đầm lầy, bụi rậm tạo phong cảnh hoang sơ, kỳ thú.

Đường lên các hang động của Đá Dựng dài 3.149m. Núi được kiến tạo bởi nhiều tầng lớp đá vôi, qua thời gian và dưới sự tác động của thời tiết mà nơi đây đã hình thành nên những vách núi với hình dáng kỳ lạ, những hang động đẹp kỳ vĩ.

Núi Đá Dựng có khoảng 14 hang động lớn, nhỏ nối với nhau tạo thành những “mê cung” bí hiểm và mang vẻ đẹp như bức tranh đá điêu khắc.

Núi Đá Dựng lôi cuốn du khách đến tham quan không chỉ vì cảnh đẹp xung quanh núi mà còn vì những cái tên độc đáo của các hang động có ở đây. Mỗi hang động đều có những cái tên rất lạ được đặt tên dựa theo truyền thuyết, hình dạng thạch nhũ hoặc cảm giác mà động mang lại cho du khách khi bước vào bên trong.

Hang động Cội Hàng Gia theo truyền thuyết chính là nơi Thạch Sanh từng sinh sống và cũng là nơi Thạch Sanh bắn chết con chim đại bàng để cứu công chúa. Động Thần Kim Quy có cái tên như vậy bởi vì ở động có khối đá màu vàng hình dáng như con rùa đang ngẩng đầu.

Khi du khách bước vào động Bồng Lai sẽ tưởng chừng như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh, hang có góc nhìn đẹp, thấy được cả những áng mây đang bay trên bầu trời.

Động Sám Hối có những khối thạch nhũ trên vách động nhìn như một nhà sư đang trầm tư, cúi đầu tựa vào vách đá. Động Lầu Chuông có rất nhiều thạch nhũ, du khách thử gõ vào sẽ tạo nên những tiếng ngân nga trong vắt như tiếng chuông. Hang Mẹ Sanh càng đi vào sâu hang càng nhỏ dần đến khi thấy ánh sáng chói lòa thì đã ra khỏi hang.

Vào hang Trống ngực, nếu du khách đưa tay vỗ nhẹ lên ngực mình, lập tức sẽ nghe được tiếng vọng lại từ vách đá.

Đặc biệt hơn cả có lẽ phải kể đến là hang Xã Lộc Kỳ thông với bên ngoài bằng một lối đi rất nhỏ, trong hang có giếng trời với đầy dây leo rũ xuống làm cho hang trở nên rất kỳ thú, mà theo trí tưởng tượng con người, những dây leo tua tủa lá xanh tốt cứ như hàng mi của con mắt tự nhiên, sáng rỡ khi nắng lên và trở nên u buồn khi chiều buông xuống.

Ngoài ra, núi Đá Dựng còn nhiều hang động khác như hang Dơi, động Khổ Qua…. Núi Đá Dựng là nơi ghi dấu nhiều sự kiện văn hóa, lịch sử gắn liền với sự hình thành, phát triển của vùng đất Hà Tiên.

SCR.VN Gợi Ý Bài 🌵Thuyết Minh Về Bình Thuận ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Bình Thuận

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Kiên Giang Ấn Tượng – Bài 11

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Kiên Giang Ấn Tượng, cùng tham khảo bài văn hay giới thiệu về nhà tù Phú Quốc nổi tiếng sau đây.

Nhà tù Phú Quốc là một minh chứng lịch sử về những cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ của dân tộc Việt Nam cũng như những tội ác của đế quốc thực dân. Đến nay, khi chiến tranh đã đi qua nhưng nơi đây vẫn là nỗi ám ảnh của những chiến sĩ cách mạng lẫn nhiều du khách.

Nhà tù Phú Quốc là một trại giam nằm ở số 350, đường Nguyễn Văn Cừ, xã An Thới, cách trung tâm của thị trấn Dương Đông, Phú Quốc 28km.

Trong chiến tranh Đông Dương, nhà tù này còn có tên là nhà lao Cây Dừa. Đây là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, từng giam giữ hơn 32.000 tù binh. Đến năm 1995, nơi đây được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia, cũng kể từ đó, nhà tù được mở cửa cho du khách đến tham quan.

Có lẽ khi đặt chân đến đây, các du khách đều tò mò về những câu chuyện thời chiến, những tội ác dã man mà người ta thường nhắc về thời Pháp thuộc, Mỹ – Ngụy. Những câu chuyện được tái hiện chân thực sẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho sự tàn khốc và ác liệt của chiến tranh.

Nếu có người thắc mắc nhà tù Phú Quốc xây dựng năm nào, đó chính là thời điểm năm 1946, khi thực dân Pháp chiếm đóng Phú Quốc để xây dựng nhà tù lớn nhất Đông Nam Á. Nhà lao lúc đó có diện tích khoảng 40 ha và được chia làm 4 khu A, B, C, D.

Nơi đây được canh gác cực kỳ nghiêm ngặt, xung quanh được bao bọc bởi hàng rào thép gai, phía trên có đèn bảo vệ. Các chòi canh và lính tuần tra được trang bị đầy đủ súng. Đến tháng 4/1954, nhà tù có khoảng mười bốn nghìn tù nhân, chủ yếu là nam giới. Dưới sự tra tấn tàn bạo của thực dân Pháp, 99 chiến sĩ cộng sản đã hy sinh.

Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Chùa Cổ Sùng Hưng – Bài 12

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Chùa Cổ Sùng Hưng, cùng tham khảo bài văn hay được nhiều bạn yêu thích sau đây.

Chùa Sùng Hưng (Sùng Hưng Cổ Tự) là ngôi chùa cổ nhất ở thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Chùa tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo ở phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc.

Theo tài liệu còn lưu lại, thì trước kia nơi đây là nghĩa địa hoang vắng, Thi sĩ Đông Hồ đã có đoạn miêu tả như sau:”Trước kia nơi đây là đất nghĩa địa, có Chùa thờ là Sùng Nghĩa Tự và một Chùa nữa là Hưng Nhân Tự. Sau đó sửa chung làm một và lấy hai chữ Sùng – Hưng làm hiệu Chùa”.

Trong một quyển sách chuyên khảo về Phú Quốc bằng Pháp văn (năm 1906), ngôi Chùa Sùng Hưng đã được nhắc đến như sau: “Phú Quốc chỉ có một ngôi chùa ở Dương Đông, nơi đây người An Nam, người Tàu, người Minh Hương không phân biệt, đến cúi lạy và cầu nguyện”

Đến nay vẫn chưa biết được chính xác năm thành lập cũng như pháp danh, thế danh và hành trạng của những đời Trụ trì đầu tiên của Chùa Sùng Hưng mà chỉ tạm biết rằng Chùa được xây dựng hợp nhất vào cuối thế kỷ XIX, các đời Trụ trì thứ 5 và thứ 6 là Hòa thượng Thích Đạt Vĩnh và Hoà thượng Thích Minh Khiêm đều thuộc dòng thiền Lâm Tế đời thứ 38.

Đến khoảng đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Hòa thượng Tịnh Nghĩa được tông phong tại Tổ đình Quan Âm (Hồng Ngự) cử ra đảo giữ mối đạo Cổ Sơn Môn. Hoà thượng Tịnh Nghĩa cho trùng tu Chùa lần đầu vào năm 1924 và đảm nhiệm Trụ trì đời thứ 7 của Chùa. Sư viên tịch ngày Rằm tháng Hai năm 1946 Bính Tuất, thọ 61 tuổi. Đồ chúng lập Tháp thờ Sư trong khuôn viên Chùa.

Kế vị trụ trì là Hòa thượng Thích Huệ Chánh (thế danh Đinh Văn Dần). Năm 1960, Sư cho đại trùng tu các công trình Phật sự trong chùa với mái lợp ngói âm dương và tường gạch giúp cho Chùa thêm vững chắc và trang nghiêm, đồng thời cũng nhằm góp thêm cho đồ chúng được có nơi tu tập.

Do niên cao lạp trưởng nên Hòa thượng Huệ Chánh đã thâu thần thị tịch vào mồng 2 tháng Mười Một năm 2007. Kế vị Trụ trì đời thứ 9 của Chùa là Yết ma Huệ Thông (Sư đã quy tây ngày 12/03/Ất Mùi 2015). Hiện nay, Tỳ kheo Huệ Minh được tấn cử đảm nhiệm quản lý và trông coi Phật sự của Chùa.

Chùa Sùng Hưng nằm trên một ngọn núi gần trung tâm phường Dương Đông. Cổng Chùa quay về hướng Bắc, nhìn ra chợ, ngay đường cái, trãi dài trên một diện tích rộng lớn từ chân lên đỉnh núi.

Kiến trúc cổ kính của ngôi Chùa được đặt trong tổng quan hết sức hài hoà: lên cao dần theo từng bậc thang, xung quanh cây cối xanh tươi, tường rào bao bọc, kết hợp theo phong cách dân gian với “trước miếu, sau chùa”.

Từ khi khởi dựng cho đến nay, Chùa đã trải qua hai lần trùng tu lớn vào năm 1924 và 1960.

Theo thứ tự từ ngoài và trong có:

Bên ngoài là tường rào có Tam quan cao ráo, đường bệ, lợp ngói hình lượn sóng và trang trí phù điêu lưỡng long tranh châu. Bên trên cổng có đề tên Chùa bằng chữ Hán và chữ Quốc ngữ: 寺 古 興 崇 – Sùng Hưng cổ tự. Ngoài ra, trên 4 cây cột cũng có đôi câu đối bằng chữ Hán.

Giữa sân có tượng Bồ Tát Quan Âm lộ thiên đứng trên hồ nước, và kế sau là cột cờ. Ngoài ra ở đây còn có miếu thờ bà Chúa Xứ Nương Nương và Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Phía trước còn có cặp lân ngồi chễm chệ trông thật oai phong. Phía sau nữa là Đại Hùng Bảo Điện được cất trên nền đá cao gần 2m. Hai bên là hai dãy Đông Lang, Tây Lang đối xứng nhau.

Bên trong Chánh điện được bày trí tôn nghiêm theo từng thứ bậc tả hữu, trước sau cùng với hệ thống hoành phi, câu đối được sơn son thếp vàng lộng lẫy; cùng nhiều pho tượng bằng gỗ, đồng và thạch cao được điêu khắc rất tinh xảo.

Điện thờ trung tâm được bố trí theo ba tầng bậc, có bộ Tam Thế Phật được thờ ở tầng trên hết: Tượng A Di Đà ngồi giữa, tượng Đại Thế Chí đứng bên phải, tượng Quan Thế Âm đứng bên trái…Ngoài ra, hai bên chánh điện còn phối thờ Thập Điện Diêm Vương và Ngũ Điện Diêm Vương…Rải rác trên các vách tường là hình ảnh Tây du rất sông động.

Sau Chánh điện là khu Hậu tổ và hậu liêu. Bên hông chùa có Lộ Niết Bàn, men theo các bậc thang lên viếng đài Phật A Di Đà có từ năm 1960. Phía sau là đài Thích Ca nhập diệt được xây dựng vào năm 1988 và các ngôi miếu khác. Khung cảnh ở đây thường mát mẻ nhờ có các cây cổ thụ.

Điểm đặc biệt tại Chùa Sùng Hưng là từ sau ngày Bác Hồ (Chủ tịch Hồ Chí Minh) mất đến nay, các vị Sư Trụ trì và Bổn đạo ở Chùa đều dâng cơm cúng Bác mỗi ngày vào thời cúng Ngọ. Trước năm 1975, việc cúng cơm này được bí mật tiến hành. Được biết, Chùa Sùng Hưng còn là một điểm liên lạc bí mật của lực lượng Cách mạng.

Đọc Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Sapa ❤️️17 Bài Văn Giới Thiệu Về Sapa Hay

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Đền Cổ Dinh Cậu – Bài 13

Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Đền Cổ Dinh Cậu được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến bạn đọc sau đây.

Phú Quốc- Kiên Giang không chỉ nổi tiếng với Bãi Dài, Bãi Sao mà Dinh Cậu cũng cuốn hút rất nhiều du khách không chỉ vẻ đẹp kỳ thú do thiên nhiên ban tặng mà còn vì sự huyền bí, linh thiêng qua những truyền thuyết xa xưa.

Từ xa chúng ta đã thấy một ngọn hải đăng điểm báo tín hiệu cho tàu bè tại khu vực thị trấn Dương Đông. Dinh Cậu nằm trên một núi đá to sát cạnh một ngọn hải đăng ngay eo biển nơi tàu thuyền qua lại.

Dinh Cậu tọa lạc ở một ví trí khá đẹp hướng ra biển. Dinh Cậu sừng sững hiên ngang trước sóng gió biển khơi, được bao qunah bởi nhưng bãi đá, đỉnh núi được tô điểm bằng một ngôi nhà rêu phong mái ngói cổ kính. Trên nóc có đôi dòng cầu nguyện bằng sứ men lam. Dinh Cậu nằm dưới tán sộp cổ thụ, tuổi hơn thế kỷ, bề rộng như cái lồng xanh cả bốn mùa. Dinh Cậu hiện ra đầy huyền ảo, ấn tượng trước mắt du khách. Có lẻ vì điều đặc biệt này không nơi nào có được nên Dinh Cậu được xem như là biểu tượng đặc trưng của đảo Phú Quốc.

Từ dưới lên đến miếu cổ Dinh Cậu uốn lượn giữa 2 bên vách đá đúng 29 bậc thang, trên đường lên dinh có nhiều miếu thờ nhỏ và hàng rào bê tông vững chãi . Sân miếu được láng xi măng, có đặt bàn thờ Ông Thiên. Bên hành lang di tích là hàng cột được đút bằng xi măng với những câu liễn đắp nổi bằng chữa Hán như:

“Vạn Cổ Anh Linh Thông Tứ Hải.Chấn phong bình lượng bảo lương dân.”

Tức là:

“Ngàn xưa anh linh vang bốn biểnDinh Cậu bình phong bảo vệ dân”

Dinh Cậu là một miếu cổ đơn sơ, người dân còn có tên gọi khác là Ngôi Miếu Long Vương. Vào thế kỉ thứ 17, tương truyền rằng ngư dân nơi đây kéo nhau ra biển đánh bắt hải sản, nhưng trong chuyến đi đó đã gặp song dữ nên nhiều ngư dân mãi mãi không về, rồi sau đó đột nhiên họ thấy một mỏm đá nổi dần lên nơi cửa biển.

Người dân trên đảo đã cho lập miếu thờ để mong thần linh che chở trước tai ương của biển cả. Và quả nhiên từ sau đó đến nay các chuyến ra khơi đều sóng êm biển lặn. Tin lành đồn xa dần dần hình thành nên tục thờ cúng tại mỏm đá này và đặt tên là Dinh Cậu.

Trước mỗi chuyến ra khơi hay vào dịp Lễ, Tết, người dân đảo lại đến thắp nhang cầu mong cho những chuyến đi biển được bình an. Hàng năm vào ngày 15, 16 tháng 10 Âm lịch tại Dinh Cậu nhân dân mở hội lớn có rất đông người tham dự. Đúng là tại khu vực Dinh Cậu núi đá ở khá đặt biệt có hình thù kỳ quái, có lẽ vì thế mà người dân gọi là nơi “Đất thánh linh thiêng cổ kính ” chăng.

Dinh Cậu cũng chính là biểu tượng của Phú Quốc với Biển-Cát-Nắng-Đá hòa quyện với nhau tạo nên một khung cảnh hữu tình. Tiếng sóng biển lóng lánh như giác bằng hồng ngọc. Dinh Cậu muôn đời vẫn là truyền thuyết bí ẩn, đầy hấp dẫn để du khách thập phương tìm hiểu và khám phá.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ❤️️17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Nhà Tù Phú Quốc – Bài 14

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang Nhà Tù Phú Quốc giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm kiến thức cho mình.

Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc, hay Trại giam Tù binh Cộng sản Phú Quốc là một trại giam nằm tại phường An Thới ở phía nam đảo Phú Quốc. Trong Chiến tranh Đông Dương, trại giam này có tên là Nhà lao Cây Dừa. Đây là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, từng giam giữ hơn 32.000 tù binh (40.000 tù nhân nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ).

Trong Chiến tranh Việt Nam, tù binh chiến tranh tại Trại giam tù binh Phú Quốc đã phải chịu những hình phạt, tra tấn như đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống… Trong thời gian tồn tại không đầy 6 năm (từ tháng 6/1967 đến 3/1973) trại giam tù binh Phú Quốc, có hơn 4.000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế.

Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc có tất cả là 12 khu (năm 1972) được đánh số từ khu 1 đến khu 12. Riêng khu 13, 14 được xây dựng thêm vào cuối năm 1972. Mỗi khu trại giam có khả năng chứa khoảng 3000 tù nhân. Năm 1972, có khoảng 36 000 tù nhân. Mỗi khu trại giam lại được chia làm nhiều phân khu.

Thường thì có 4 phân khu, trong 1 khu. Một phân khu chứa được 950 tù binh. Riêng phân khu B2 dành riêng để giam giữ các sĩ quan. Tù binh có cấp bậc lớn nhất là Thượng tá. Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc do 3 tiểu đoàn quân cảnh (7, 8, 12) canh giữ.

Ngoài ra, Nhà tù Phú Quốc cũng có một trại giam tù hình sự, giam giữ những tù nhân thường phạm bị kết án 10 năm trở lên, ở phường Dương Đông, mặt tây của đảo.

Hiện tại Nhà tù Phú Quốc là một trong những điểm du lịch lịch sử, nơi ghi lại tội ác của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa.

Chia sẻ cơ hội 💧 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 💧 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Thuyết Minh Về Bún Cá Kiên Giang Chi Tiết – Bài 15

Thuyết Minh Về Bún Cá Kiên Giang Chi Tiết – một món ăn đặc sản không thể bỏ lỡ nếu có dịp trải nghiệm vùng đất này.

Ai về Rạch Giá, Kiên Giang. Ăn tô bún cá chứa chan tình người”, câu ca dao trên khiến du khách dễ hình dung thêm phần nào độ nổi tiếng của món đặc sản miền đồng chua nước mặn này Kiên Giang. Món bún cá Kiên Giang là một trong những món đặc sản làm nên tên tuổi của vùng đất này.

Du khách mỗi khi có dịp đến với Kiên Giang đều được nơi đây “thết đãi” toàn đặc sản, sẽ là một thiếu sot lớn nếu bạn bỏ qua món bún cá bình dị mà dân dã này. Chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ bún cá Kiên Giang lấy cá biển làm nguyên liệu, vì ở đây thứ dồi dào nhất chính là thủy hải sản. Nhưng không, món bún cá bình dị này có nguyên liệu cũng bình dị nốt.

Bún cá Kiên Giang được chế biến từ những con cá lóc to tròn trên các cánh đồng ruộng, trên các con sông nhỏ. Bởi sinh trưởng ở đồng ruộng nơi nước ngọt nên thịt cá lóc rất thơm, dai chứ không hề bở.

Cá lóc sau khi bắt về cần làm sạch, ướp muối, đánh sạch vảy rồi cắt thành 3 khúc, làm sạch bao tử, tách đầu thật khéo léo để lấy luôn được bộ lòng cá ra. Bước sơ chế cần làm cẩn thận, tỉ mỉ để khử tạch mùi tanh của cá. Nếu làm vỡ mật và gan cá, cá sẽ bị đắng. Sau khi sơ chế xong thì bỏ cá vào nồi luộc đợi cá chín rồi gỡ riêng phần thịt cá, xương cá để giã nát.

Bỏ vào túi lọc lại một lần nữa rồi cho vào ninh với xương heo. Vị thanh ngọt tự nhiên của cá cùng vị đậm đà của xương heo đã tạo nên hương vị nước lèo có một không hai cho món bún cá Kiên Giang.

Bún cá Kiên Giang thường ăn kèm với tôm bạc thẻ, tôm sắt hoặc tép đất tùy vào yêu cầu của từng khách hàng. Tôm hoặc tép trước khi cho vào rang vàng thì cần đem rửa sạch, lột vỏ, bỏ đầu, ướp cùng với muối, hạt tiêu, tỏi cho vị đậm đà thơm ngon.

Bún cá khi múc ra tô tỏa khói nghi ngút thật hấp dẫn biết bao. Người chế biến khéo tay còn cho thêm giá đỗ, hành hoa, thả tôm hoặc tép vàng ươm vào trong tô trông thật hấp dẫn. Có thể ăn kèm thêm một số loại rau sống nữa nếu bạn muốn. Tô bún cá Kiên Giang còn hấp dẫn người ăn nhờ phần trứng cá được đánh vàng ươm trên bề mặt. Nếu vào mùa cá có trứng, người dân nơi đây như được trúng mánh còn vào mùa cá không trứng, trứng cá sẽ được thay thế bằng lòng đỏ trứng gà pha với tôm tươi bằm nhuyễn, đánh tơi và hấp chín.

Món ăn bình dị và mộc mạc này không chỉ rất ngon miệng mà còn đẹp mắt. Điều đặc biệt là hầu hết du khách tới đây đều chọn những quán vỉa hè để thưởng thức món bún cá này. Có lẽ vì sự dân dã của món ăn nên người ta muốn tới những quán bình dị, cảm giác vừa ăn tô bún cá nóng hổi vừa ngắm thành phố người qua kẻ lại cũng thật thi vị và gần gũi.

Thưởng thức món này thì phải tùy khẩu vị của mỗi người để điều chỉnh độ mặn nhạt. Muốn hương vị thêm đậm đà thì nhất định phải chọn nước mắm Phú Quốc thì mới đúng vị bún cá nơi này. Nếu có dịp đặt chân đến Kiên Giang, bạn nhất định phải nếm thử món bún cá. Bún cá Kiên Giang bình dị hấp dẫn chính là linh hồn của vùng đồng quê sông nước quê hương đất Việt. Thưởng thức món bún cá Kiên Giang, bạn sẽ đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, rồi sẽ xuýt xoa, trầm trồ khen ngợi món ăn bình dị gần gũi này.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Từ khóa » Kể Tên Danh Lam Thắng Cảnh ở Kiên Giang