Thuyet Minh Ve Den Cao An Lac - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Lớp 7 >>
- Địa lý
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.44 KB, 11 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>BµI Dù THI VËN DôNG KIÕN THøC LI£N M¤N §Ó GI¶I QUYÕT C¸C T×NH HuèNG THùC TIÔN BµI: V¡N THUYÕT MINH VÒ MéT DANH LAM TH¾NG C¶NH 1. T×nh huèng cÇn gi¶i quyÕt lµ: Một đoàn khách từ thị trấn Sao Đỏ đến khu di tích lịch sử Đền Cao (xã An Lạc - Chí Linh- Hải Dơng) để tham quan. Em đợc cử làm ngời giới thiệu về di tÝch §Òn Cao cña x· nhµ. NhiÖm vô cña em lµ ph¶i viÕt mét bµi v¨n giíi thiÖu vÒ di tích lịch sử đó. 2. Môc tiªu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về: + Nguån gèc + Vị trí địa lí + Đặc điểm địa hình + Lịch sử đấu tranh 3. Các nghiên cứu của em liên quan đến việc giải quyết tình huống: Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phơng: - Lịch sử hình thành và sự phát triển của ngôi đền - Vị trí địa lí, địa hình của ngôi đền - Vài nét về kiến trúc ngôi đền - §Æc ®iÓm vÒ truyÒn thèng, v¨n hãa 4. Gi¶i ph¸p gi¶i quyÕt t×nh huèng: VËn dông c¸c kiÕn thøc liªn m«n: - LÞch sö: Nguån gèc; - Ngữ văn: Sử dụng từ ngữ, phơng thức biểu đạt phù hợp cho bài văn; - Địa lí: Vị trí địa lí, địa hình, bảo vệ mụi trường và tài nguyờn thiờn nhiờn; -Toán: Thống kê các số liệu có liên quan đến ngôi đền; - Giáo dục công dân: Văn hóa, phong tục của ngôi đền và giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy cỏc di sản hóa truyền thống của đất nớc. 5. ThuyÕt minh tiÕn tr×nh gi¶i quyÕt t×nh huèng:. <span class='text_page_counter'>(2)</span> Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài văn. * T liệu sử dụng: Sách địa phơng. * øng dông c«ng nghÖ th«ng tin: m¸y tÝnh, m¹ng Internet. VËn dông viÕt bµi: BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN Tôi được sinh ra và lớn lên từ An Lạc- mảnh đất hiền hòa đầy thân thương. Nơi đây được mệnh danh là nơi đất đai màu mỡ, dân tình thuần hậu, nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên và bề dày lịch sử hàng ngàn năm chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Đặc biệt điều làm tôi tự hào nhất đó là khu di tích lịch sử. <span class='text_page_counter'>(3)</span> Đền Cao bên dòng Nguyệt Giang đã gắn bó với tất cả người dân nơi đây từ bao năm qua. An Lạc là một xã của thị xã Chí Linh, diện tích tự nhiên chỉ có 4km 2 nhưng lại có 99 ngọn núi, đồi lớn nhỏ cao từ 15-100m. Người xưa ví rằng 99 ngọn núi, đồi lớn nhỏ ấy như một đàn chim nhạn tìm được đất lành sà xuống an hưởng cuộc sống thái bình, no đủ, yên vui. Bầy chim nhạn này vốn có 100 con, nhưng một con đã tách khỏi đàn an tọa bên kia sông Kinh Thầy thuộc đất Kinh Môn. Chính vì vậy mới có câu ca đầy trách móc: “ Chín mươi chín con theo mẹ dòng dòng Một cô con gái phải lòng bên kia.” Tiếc rằng chỉ có 99 ngọn đồi trên An Lạc nên nơi đây chỉ là đất sinh tướng, nếu hội tụ đủ 100 quả đồi ắt là đất sinh vương. Đền Cao nằm ở trung tâm của làng Đại, thuộc xã An Lạc Thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương, được xây dựng năm 981, kể tới nay đã hơn 1000 năm nên ngôi đền mang những giá trị về văn hóa tinh thần vô cùng to lớn. Về lịch sử ra đời, Đền Cao cũng có một nét rất riêng biệt so với những ngôi đền khác. Tương truyền rằng vào thời Đinh ở Thanh Hóa có một gia đình nọ, chồng tên Vương Đức Tĩnh, vợ là Đào Thị Thanh. Hai người kết tóc se tơ ăn ở phúc đức, hết lòng giúp đỡ mọi người. Nhưng đã ba bốn năm mà chưa có con nối dõi. Một đêm ông mơ thấy ở phía chân trời phía Đông nổi lên đám mây ngũ sắc, biết trời khiến nên hai ông bà quyết định đi thuyền dọc theo dòng sông. Đến Dược Đậu Trang, thấy đây là vùng đất màu mỡ, dân tình thuần hậu nên quyết định ở lại sinh sống. Tuy vậy hai ông bà vẫn canh cánh nỗi lòng hiếm muộn. Sau khi làm lễ cúng tế trời đất, một đêm bà Thanh mơ thấy một vị áo xanh lại gần nói : “Gia đình nhà ngươi có phúc dày, trời cao đã biết. Nay trời ban cho một bọc năm trứng, ba trứng vàng, hai trứng xanh đầu thai vào nhà ngươi làm con quý tử ”. Một hôm bà đang tắm chợt thấy sóng nước nổi lên, phả mạnh vào người. Chợt thấy một con giao long ngũ sắc nổi lên cuốn chặt vào người bà năm vòng. Từ ấy về nhà, bà thấy khang khác, một thời gian sau bà sinh năm người con: hai gái, ba trai. Con trai thì dung mạo khôi ngô, tuấn tú, oai phong lẫm liệt, tất cả đều mày ngài, hàm hổ, mặt rồng, oai vệ, khác hẳn người thường. Con gái thì mặt hoa da phấn, môi đỏ như son, dung nhan khiến chim sa cá lặn, tài sắc làm thẹn nguyệt tủi hoa. Tất cả đều là thần thánh trong cõi đời, là bậc Nghiêu Thuấn trong đám nữ lưu vậy. Năm anh em lần lượt là Vương Đức Minh, Vương Đức Xuân, Vương Đức Hồng, Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu. Năm anh em đều học hành tinh thông. Nhưng tiếc rằng gia đình đang đầm ấm thì hai ông bà đã mất trên đường về thăm quê. Năm 981 quân Tống xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua truyền hịch đi khắp nơi tìm người hiền tài ra phò vua giúp nước. Lúc này năm người con họ Vương đang có tang cha mẹ nên không dám về triều ứng thí. Đến khi nhà Vua đem quân đi đánh giặc qua Dược Đậu Trang (An Lạc hiện nay) nhận thấy dân cư ở đây thuần hậu, địa thế hiểm yếu, nhà Vua liền cho lập đồn trại đóng quân tại đây. Hàng ngày thấy những người con họ Vương đi ngang qua cửa doanh đồn, Vua nhận thấy họ đều là người tài năng liền cho thử tài và chiêu dụng . Biết có tài, vua liền phong chức tước cho năm anh em. Nhờ có sự giúp đỡ của của năm. <span class='text_page_counter'>(4)</span> anh em nên chẳng bao lâu quân ta đã đánh thắng quân giặc. Giặc tan, năm anh em trở về quê nhà, vào một đêm gông tố, năm vị tướng đã hóa về trời, từ bỏ cõi trần. Nhà vua khi nghe được tin thì vô cùng đau xót, cho nhân dân lập đền thờ cúng, đó là quần thể di tích Đền Cao. Quần thể bao gồm: Đền Cao, Đền Vua Lê Đại Hành, Đền Cả, Đền Bến Tràng và Đền Bến Cả. Trong đó Đền Cao là ngôi đền có kiến trúc độc đáo.. Đền Cao tọa lac trên đỉnh núi Thiên Bồng, cách Đền Cả chừng 500m về phía đông, dựa lưng vào dãy núi Voi, trước mặt là dòng Nguyệt Giang mềm mại uốn lượn ôm ấp trọn vùng đất này. Được thế đất rồng cuộn hổ ngồi, đền Cao trầm mặc, uy nghi đã chứng kiến bao thăng trầm dâu bể của hơn 1000 năm với vô vàn biến động dữ dội của lịch sử, với bom đạn chiến tranh và lòng người tan hợp theo thế sự xoay vần. Đây là một ngôi đền độc đáo, được xây dựng từ thế kỉ X và được trùng tu lại nhiều lần. Kiến trúc còn lại bây giờ là của thời Nguyễn, bàn tay tài hoa của người thợ đã mang lại cho di tích một dấu ấn riêng với 113 bậc gạch thả dài từ đỉnh núi xuống chân núi như một dải lụa mềm. Chầm chậm bước lên 113 bậc gạch cổ.. <span class='text_page_counter'>(5)</span> Du khách đặt chân đến đỉnh núi Thiên Bồng và được chiêm ngưỡng ngôi đền kiến trúc kiểu chữ Đinh: 3 gian tiền tế, 2 gian trung từ, 1 gian hậu cung, mái ngói rêu phong với những đầu đao cong vút, trên mái là bức phù điêu lưỡng long chầu mặt trời. Người ta gọi như vậy bởi vào mỗi lúc buổi sáng, mặt trời soi đúng vào gương ở giữa, nhìn lên giống như mặt trời thật.. Mái đền gồm 2 lớp, ở giữa là bức tranh điêu khắc gỗ được cách điệu tái hiện khung cảnh đánh giặc thuở trước. Trước sân đền là những ông voi, ông ngựa, mang một ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với nhân dân địa phương. Những ông voi, ông ngựa này được tạc bằng đá, không biết có nguồn gốc từ đâu, người dân chúng tôi cũng chỉ biết rằng những vật này đã có từ rất lâu đời. Thời xưa giặc Ngô đã cho người lấy đi, sau không hiểu vì sao lại bí mật hoàn trả.. Trong đền, đồ thờ được sắp xếp gọn gàng, có các tủ thờ, đồ thờ, đồ tế tự có giá trị, có chuông đồng, có bài Minh từ thời Nguyễn được mạ vàng óng, càng về đêm lại càng tỏa sáng, càng làm cho ngôi đền thêm vẻ linh thiêng. Ngoài ra còn có những bức hoành phi, câu đối như: “Cao sơn lưỡng chí”, “Cao cao tại thượng” đã thể hiện công lao to lớn của các vị thánh được thờ nơi đây. Bên phải đền phía Tây là khu Từ chỉ, nơi diễn ra các nghi lễ linh thiêng và độc đáo như lễ xin Trùm, Lễ dâng hương Thập nhị gia tiên, lễ rước truyền thống.. <span class='text_page_counter'>(6)</span> Đứng trên đỉnh núi Thiên Bồng, phóng tầm mắt nhìn ra bốn phướng tám hướng du khách có thể cảm nhận được cái linh khí của thế đất hổ chầu, voi phục. Chín mươi chín ngọn đồi bao bọc xung quanh ngọn Thiên Bồng như trải ra một không gian kỳ vĩ gợi nhớ những trang sử hào hùng của cha ông ta trong công cuộc chống giặc Tống oai hùng. Phía nam lại có dòng Nguyệt Giang xa mờ, phía đông lại có núi Cao Hiệu sừng sững như ‘‘Hình nhân bái tướng’’. Quả là một cảnh trí vừa hùng vĩ vừa ngoạn mục. Nơi đây còn là nơi có rừng Lim nhân tạo duy nhất của Hải Dương với hàng trăm năm tuổi (45 cây lim nơi đây đã được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam năm 2011). Dưới bóng lim xanh tốt là một sử thoại đã bất tử trong tiềm thức con người từ hàng ngàn năm qua. Pho sử ấy còn ghi lại nhiều chiến công oanh liệt, nhiều bí mật tâm linh có sức lôi cuốn hàng triệu triệu con người: nơi đây là nơi phát tích của 12 dòng họ; Dương, Nguyễn, Mạc, Đỗ, Phạm, Hoàng, Đào, Bùi, Cao, Lê, Lỗ, Tạ. Tổ tiên của 12 dòng họ được thờ phụng tại bàn thờ rất khiêm nhường dày lớp bụi thời gian giữa rừng lim.. ĐÒn Cao là đất của thần thánh vô cùng linh thiêng nên tại đây có rất nhiều nghi lễ cổ truyền được người dân nơi đây lưu giữ và thực hiện cho tới ngày nay. Đền đòi hỏi gồm có 5 quan đám đội lệnh 5 vị thánh và 1 ông Trùm phụng sự nhà Thánh. Nhiệm kì của 1 quan đám là 1 năm (2-2). Hết kì, quan đám lên cụ Lềnh và sẽ được làm lễ khất Keo xin Trùm nếu không có ông Trùm.. <span class='text_page_counter'>(7)</span> Các quan đám, cụ Trùm có nhiệm vụ tiến hành các lễ nghi như : Lễ Giao Quan (2/1), Vót tăm cho nhà Thánh (16/1), gồm 150 chiếc tăm bằng cật tre già, tục may áo cho nhà Thánh (17/1) áo thánh được may ở gian trung từ, sau khi đức thánh mặc thì chia thành nhiều mảnh nhỏ phát cho người dân đeo để lấy khước. Ngày 18 đến 20/1, các quan đám cụ Trùm đốt rơm nếp sạch, cói mới trong gian thờ ở hậu cung – đây gọi là lễ, “Thay tro đổi chiếu”. Ngoài ra còn phải làm lễ Khai quang nhập tịch (21/1) - ở lại đền trong suốt thời gian lễ hội. Tại nơi đây, đã tự lâu tồn tại nhiều kiêng kị đòi hỏi nhiều người địa phương và du khách tham quan phải tuân theo để tránh tội và mang lại điều không may mắn cho bản thân, đó là: mọi người ai đã ăn thịt chó, đi đám tang nhưng chưa kiêng hết tháng hoặc có tang thì không được vào đền, không được tham gia vào việc rước thánh. Đàn bà con gái không được vào cung cấm. Các chữ húy của 5 vị tướng cần kiêng kị và tên của Thánh Phụ, Thánh Mẫu khi đọc văn tế không được phát ra thành tiếng. *Lưu ý: Đền Cao có luật của cung cấm: “ Biết không nói, không biết không hỏi”. “Biết không nói” nghĩa là : Người đã là quan đám đặt chân vào cung cấm, không được tiết lộ cho người khác biết về những gì trong cung cấm sau cánh cửa gỗ và các bức tường để giữ gìn một pho huyền sử thiêng liêng và kì bí của dân tộc, của quê hương . “ Không biết không hỏi” nghĩa là : Không tò mò soi mói, cố tìm hiểu những gì được cất giữ bí mật trong cung cấm rồi sinh lòng tà đạo, tham lam muốn chiếm làm của riêng... Người duy nhất được đặt chân vào đây là quan đám, khi vào cung cấm đòi hỏi những quy định, hình thức vô cùng nghiêm ngặt. Và đương nhiên các quan đám cần thực hiện luật: “ Biết không nói”. Nhiệm vụ của quan đám ở cung cấm là thay trầu cau, chiếu cói cho đức thánh . (Những điều cần thiết của Quan đám là: trước hết phải là người không tật nguyền, nhất tâm với việc nhà Thánh, có gia đình hòa thuận, song toàn, có con nối dõi. Quan đám phải là người không vướng tang trở, hiểu biết sâu sắc các sự lệ trong năm và phong tục tập quán của địa phương. Trước khi vào cung cấm. <span class='text_page_counter'>(8)</span> đưa nước dâng thánh và dọn dẹp, hương nhang, đặt lễ cho các ngài, những người được ấn định sẽ phải ăn chay ba ngày. Bên trong cung cấm có gì và biến thể ra sao thì chỉ có sáu người bao gồm năm quan đám và một ông Trùm biết) Đền Cao còn có tục lệ thắp hương đen vì hương đen có tàn tro trắng tinh khiết thể hiện sự trinh bạch của 5 vị tướng yêu nước, thương dân khác những người thường. Về tục dâng lễ, nhà thánh quy định chỉ được dâng lễ chay vì lễ chay thể hiện sự thanh khiết. Tục thắp hương đen và dâng lễ chay là nét độc đáo trong phong tục của nhân dân địa phương còn được lưu giữ tới ngày nay. Tuy ngôi Đền có những quy định vô cùng nghiêm ngặt nhưng người dân nơi đây không cảm thấy khó chịu mà ngược lại mọi người luôn luôn tự nguyện tuân theo và coi đó là nét đẹp truyền thống của khu di tích. Hàng năm cứ vào dịp tháng giêng, du khách về Đền Cao sẽ thấy một không khí lễ hội thật tưng bừng, rộn rã. Người ta chọn cây lim cao nhất để treo cờ Hội, từ xa du khách đã nhìn thấy lá cờ ngũ sắc tung bay trong gió xuân. Lúc bấy giờ, tiết trời thường sẽ trở nên trong lành và cũng là khi những cây hoa gạo trước đền Cả thắp những đốm nhỏ trên nền trời xanh để đón mừng lễ hội. Theo phong tục, lễ hội đền Cao mở trong 5 ngày, từ 21 đến 25 tháng Giêng. Tuy vậy, hàng năm ( kể từ lúc giao thừa), du khách và nhân dân địa phương đã chen chân nhau đi lễ. Người người, nhà nhà nườm nượp đổ về đây để thắp hương và cầu cho những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình của mình. Càng gần ngày hội chính, không khí càng rộn rã, xóm làng càng đông vui, nhộn nhịp. Đăc biệt, người dân địa phương chúng tôi còn có phong tục giã bánh dầy, nấu chè kho.(Tương truyền ngày trước, khi đánh giặc tướng quân họ Vương đã truyền lệnh lấy gạo nếp đồ lên thành xôi, sau đó giã ra thành bánh, khi ăn chỉ việc cắt ra làm đì tốn công nấu ăn, vì vậy mà hành quân thần tốc).Trước ngày rước thánh, nhà nhà đều chuẩn bị thật kĩ càng, họ dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ, rồi họ chuẩn bị gạo nếp, chõ để đồ xôi, chày, cối, đỗ và các đồ dùng khác để chuẩn bị một mâm lễ thật đẹp mắt dâng lên Thánh. Bắt đầu từ ngày 21 tháng Giêng, lễ hội chính bắt đầu. Lúc này đây, trên khắp các ngả đường, người người tấp nập đổ về trẩy hội xuân và tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao hấp dẫn như chọi gà, bắt vịt, đập niêu, bóng chuyền, cầu lông, cờ tướng, đấu vật, kéo co... Đặc biệt là cuộc thi giã bánh dầy – nấu chè kho.. <span class='text_page_counter'>(9)</span> Đêm 21 tháng Giêng, mọi người cùng nhau tập chung tại đền Cả, họ xem và cổ vũ cho các tiết mục biểu diễn văn nghệ do các nghệ nhân đến từ các thôn trong xã biểu diễn. Tại mảnh đất An Lạc này, các bà, các cô, các anh, các chị suốt tháng quanh năm lúc nào cũng lam lũ vất vả, ấy thế mà khi lên sân khấu cũng thật dẻo, thật duyên. Song náo nức nhất vẫn là ngày rước Thánh (23 tháng Giêng). Người ta chọn khoảng 150 người thuộc các thôn trong xã để đảm nhiệm việc rước kiệu, tàn, cờ, lọng, rồng... . Đối với những người được chọn thì là điều rất vinh dự bởi đây là một công việc hết sức hữu ích trong việc giữ gìn, tô đậm thêm những giá trị văn hóa tâm linh của quê hương mà cha ông ta đã để lại từ ngàn đời nay. Hơn nữa, An Lạc cũng là nơi chôn rau cắt rốn của họ, họ cũng rất mong mình sẽ góp được phần nào công sức để xây dựng quê hương này. Việc chọn người rước được tiến hành từ trước tết, người được chọn phải thực hiện các điều kiêng kị một số điều: không ăn thịt chó, không tham dự các đám tang. Tuy nhiên, nếu chẳng may, gia đình họ có đám tang thì ban khánh tiết lại phải tìm một người khác thay thế. Tục lệ này đã được duy trì từ rất lâu đời. Từ ngày 22 tháng Giêng, kiệu rước bài vị, bát hương Đức Thánh Đền Cao, đền Bến Tràng, Bến Cả đều được rước về đền Cả cùng nghi trang, tàn lọng. Lễ rước rất đông vui và náo nhiệt. Nhưng ngày 23, lại một lễ rước nữa được diễn ra. Người dân từ các thôn trong xã và các du khách thập phương sẽ đổ về đền Cả. Lễ rước bắt đầu từ một hồi chiêng trống rền vang. Vào đúng 8 giờ sáng, lễ rước bắt đầu trong tiếng nhạc Lưu thủy hòa trong tiếng chiêng, tiếng trống rất đỗi uy nghiêm. Trong quá trình lễ rước diễn ra, không một phương tiện giao thông nào được đi trước đoàn rước và cản trở đường đi của đoàn người. Người ta quan niệm rằng như vậy sẽ bị Thánh trách phạt. Đi đầu đoàn rước là đoàn múa lân. Đó là nhiệm vụ của những chàng trai khỏe mạnh trong xã, họ mặc áo lậu, đầu chít khăn đỏ, cùng nhảy múa theo nhịp trống và tiếng nhạc Lưu thủy. Hai con Rồng Ngũ sắc uốn lượn nhịp nhàng, uyển chuyển. Con Rồng Ngũ sắc ở đây được lấy từ trong truyền thuyết, khi Vương Mẫu của 5 anh em họ Vương ra sông Nguyệt Giang tắm và đột nhiên sóng gió. <span class='text_page_counter'>(10)</span> nổi cuồn cuộn và có một con Rồng Ngũ sắc hiện ra quấn chặt lấy người bà. Kì lạ thay, về nhà bà lại có thai rồi ít lâu sau thì sinh ra 5 anh em họ Vương. Sau Rồng Ngũ sắc là các kiệu rước, cê, läng, tµn, kh«ng khí lễ rước diễn ra rất tôn nghiêm, trang trọng. Theo sau cùng là những người dân trong làng, xã và du khách thập phương đi phía sau. Họ đã thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”của dân tộc ta. Nhìn từ xa, đoàn rước trông như một con Rồng khổng lồ uốn lượn nhịp nhàng giữa đất trời.. Quần thể khu di tích đền cao gồm có 5 ngôi đền và 2 ngôi chùa. 5 ngôi đền là: Đền Cao thờ Thiên Bồng đại tướng quân- Vương Đức Minh (trưởng nam của dòng họ Vương) là ngôi đền đặt trên núi Thiên Bồng được giới thiệu trên. Đền Cả thờ phụng đức Thành Hoàng Dương Tôn Linh và hai vị nữ tướng họ Vương là Đào Hoa Trinh Thuận công chúa- Vương Thị Đào và Liễu Hoa Linh Ứng công chúa- Vương Thị Liễu. Ngôi đền tọa lạc trên cánh đồng xanh tươi trù phú, cạnh con sông Nguyệt Giang thơ mộng, uốn khúc. Đền Bến Tràng thờ ngài Dục Thánh Linh Ứng Đại Vương- Vương Đức Xuân, nằm cạnh một vùng đất thấp bên sông Nguyệt Giang. Đền Bến Cả thờ Anh Vũ Dũng Lược Đại Vương- Vương Đức Hồng, ngôi đền này có bố cục hình chữ Quốc nằm bên dòng Nguyệt Giang. Đền vua Lê Đại Hành thờ phụng vua Lê Đại Hành, tọa lạc trên đỉnh ngọn núi Bàng Cung, cách Đền Cao về phía Tây chừng 100 mét.. <span class='text_page_counter'>(11)</span> Hai ngôi chùa thuộc quần thể khu di tích là: Chùa Hưng Khánh (Chùa Cả) được xây dựng trong khuôn viên đền Cả. Chùa tọa lạc trên một diện tích đất bằng phẳng, xưa kia là nơi cây cối um tùm, xanh tươi nhưng hiện nay đã được dọn dẹp, sửa sang lại. Và cuối cùng là chùa Sơn Đụn, vừa được tìm thấy, ngày xưa từng là nơi kho lương của quân ta. Hiện nay chùa tọa lạc tại địa bàn thôn Trại Nẻ. Như vậy, qua đây ta có thể nắm bắt được vài nét khái quát về lịch sử, tục lệ, và các hoạt động văn hóa của quần thể khu di tích đền Cao. Đồng thời đã phần nào đó chúng ta đã hiểu thêm về sự linh thiêng, kì bí của ngôi đền này. Tôi xin có lời mời đối với bạn bè gần xa, mong mọi người hãy bớt chút thời gian để một lần về tham quan ngôi đền này cũng như một lần về thăm quê hương An Lạc của chúng tôi. Và Tôi cũng xin hứa sẽ luôn nguyện gắn bó, góp phần xây dựng đền Cao của chúng ta ngày càng được nhiều người biết đến. 6. Ý nghÜa cña viÖc gi¶i quyÕt t×nh huèng: Việc kết hợp các kiến thức liên môn nh lịch sử, địa lí, toán, giáo dục công d©n, sinh häc, .... vµo m«n ng÷ v¨n rÊt quan träng. Chóng gióp cho bµi v¨n trë nên bao quát, đầy đủ hơn. Từ đó bài làm có sức thuyết phục hơn và nhất là đối víi mét bµi v¨n thuyÕt minh. MÆt kh¸c nã gióp cho ngêi kh¸c hiÓu s©u s¾c h¬n về vấn đề mà ngời viết muốn đề cập đến. Nh vậy, kiến thức liên môn đã tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cùc, s¸ng t¹o, gi¸o dôc thªm cho c¸c em nh÷ng hiÓu biÕt vÒ quª h¬ng m×nh, gióp học sinh ý thức hơn và biết kết hợp học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ n¨ng gi¶i quyÕt t×nh huèng trong cuéc sèng.. <span class='text_page_counter'>(12)</span>
Tài liệu liên quan
- Thuyết minh về một món ăn - Nem chua Thanh Hoá potx
- 3
- 6
- 21
- Thuyết minh về một món ăn - Bánh Xèo pot
- 3
- 9
- 13
- Thuyết minh về Bình Ngô Đại Cáo doc
- 16
- 1
- 10
- Thuyết minh về tính chính luận của tác phầm BìnhNgô đại cáo docx
- 5
- 607
- 1
- Thuyết minh về một DLTC của Nghệ An
- 4
- 1
- 1
- thuyet minh ve chuc phan su den Tan Vien 2
- 3
- 589
- 1
- Thuyết minh về: Hội An, phố cổ miền Trung.
- 1
- 824
- 1
- Viết bài thuyết minh về bộ phận văn học dân gian với một đoàn học sinh nước ngoài đến thăm trường
- 1
- 1
- 0
- Thuyết minh về một món ăn mẹ làm
- 1
- 5
- 3
- Thuyết minh về một món ăn truyền thống của địa phương
- 1
- 9
- 2
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(6.97 MB - 11 trang) - Thuyet minh ve Den Cao An Lac Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đền Cao ở Chí Linh Hải Dương
-
Người Chí Linh - NGÔI ĐỀN CÓ NHIỀU TỤC LỆ KIÊNG KỴ LẠ KỲ ...
-
Khu Di Tích Đền Cao - Hải Dương
-
Đền Cao (Hải Dương) Lưu Giữ Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Việt
-
Đền Cao An Lạc - Nơi Giáo Dục Truyền Thống Yêu Nước Cho Thế Hệ Trẻ
-
Đền Cao An Lạc (Thị Xã Chí Linh, Hải Dương) - Chốn Thiêng
-
Đền Cao Hải Dương Và Những Lời Nguyền Rợn Tóc Gáy - YouTube
-
Đầu Năm Người Người Nô Nức Về đền Cao Xin Tài Lộc Cầu May
-
Top 14 đền Cao ở Chí Linh Hải Dương
-
Đền Cao An Phụ - Thắng Cảnh đất Kinh Môn, Hải Dương Còn ít ...
-
Báu Vật Lộ Thiên ở đền Cao - Hải Dương
-
Quần Thể Khu Di Tích Đền Cao (An Lạc) đón Nhận Bằng Xếp Hạng Di ...
-
Đền Kiếp Bạc, Chùa Côn Sơn; 08 Di Tích Lịch Sử Cấp Quốc Gia
-
Đất Và Người Chí Linh
-
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Đền Cao - Chí Linh - MTrend
-
Cụm Di Tích Đền Cao Thờ Phụng 5 Danh Tướng Anh Em Họ Vương ...
-
19 địa điểm Du Lịch Tâm Lình Tại Tỉnh Hải Dương