Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Có thể bạn quan tâm
Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi ❤️️ 32+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Văn Đặc Sắc Giúp Học Sinh Luyện Tập Và Nâng Cao Kỹ Năng Viết.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
- Dàn Ý Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi
- Thuyết Minh Hay Về Địa Đạo Củ Chi – Bài 1
- Thuyết Minh Về Khu Di Tích Địa Đạo Củ Chi – Bài 2
- Bài Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Chi Tiết – Bài 3
- Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Ngắn Gọn – Bài 4
- Bài Văn Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Điểm 10 – Bài 5
- Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Và Đền Bến Dược – Bài 6
- Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Ngắn Nhất – Bài 7
- Bài Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Đặc Sắc – Bài 8
- Văn Mẫu Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Hay – Bài 9
- Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Ấn Tượng – Bài 10
- Bài Văn Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Đạt Điểm Cao – Bài 11
- Bài Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Sinh Động – Bài 12
- Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Lớp 8 – Bài 13
- Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Lớp 9 – Bài 14
- Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Bằng Tiếng Anh – Bài 15
Dàn Ý Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi
Chia sẻ đến bạn đọc mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi giúp các bạn đọc triển khai bài văn logic và ấn tượng nhất.
- Mở bài: Giới thiệu di tích Địa đạo Củ Chi.
- Thân bài:
- Giới thiệu vị trí địa lý diện tích.
- Giới thiệu về lịch sử hình thành
- Giới thiệu về đặc điểm:
- Giá trị: đối với lịch sử, đối với văn hóa tinh thần, kinh tế,…
- Kết bài: Nêu những lời nhận xét đánh giá chung về di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi.
Tham Khảo Bài ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Hay Về Địa Đạo Củ Chi – Bài 1
Thuyết Minh Hay Về Địa Đạo Củ Chi được nhiều bạn đọc quan tâm đế về di tích lịch sử nổi tiếng này.
Bằng những dụng cụ thô sơ đến mức khó tin, quân và dân Củ Chi đã làm nên một “kỳ quan chiến đấu” có một không hai của thời đại, thành một huyền thoại của thế kỷ hai mươi. Trên 200 km đường hầm trong lòng đất, mang chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, ý chí kiên cường, bất khuất và khát vọng độc lập, tự do của vùng “đất thép”, đã khắc vào lòng đất một kỳ tích diệu kỳ.
Những sự tích có thật từ địa đạo đã vượt quá sức tưởng tượng của con người. Chỉ cần chui xuống một đọan đường hầm, bạn sẽ hiểu vì sao nước Việt Nam bé nhỏ lại chiến thắng kẻ thù là một nước lớn và giàu có bậc nhất. Vì sao Củ Chi, mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 21 năm với một đạo quân hơn gấp bội, thiện chiến, được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, tối tân. Trong cuộc đọ sức này, nhân dân Củ Chi đã chiến thắng oanh liệt.
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, 70 km phía tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất.
Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là “đất thép”, nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công Sài Gòn.
Địa đạo được đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom tấn lớn nhất của quân đội Mỹ. Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ thông hơi. Các khu vực khác nhau của địa đạo có thể được cô lập khi cần (bị hơi ngạt, bơm nước).
Cuộc sống dưới địa đạo thiếu ánh sáng, ẩm ướt và nóng bức và điều kiện vệ sinh kém nên hầu như đa số những người sống ở địa đạo đều bị ký sinh trùng, bạc da và các bệnh về xương. Ngoài ra, việc thiếu thốn lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cũng là vấn đề lớn nhất của cư dân địa đạo.
Dựa vào hệ thống đường hầm, công sự, chiến hào, chiến sĩ và đồng bào Củ Chi đã chiến đấu vô cùng anh dũng, lập nên những chiến công thần kỳ. Quân xâm lược Mỹ lần đầu vào đất Củ Chi gặp phải sức kháng cự quyết liệt từ các địa đạo trong vùng căn cứ hiểm yếu, đã phải thốt lên: “Làng ngầm”, “Mật khu nguy hiểm”, “Việt cộng không thấy đâu mà đâu đâu cũng có”….
Ðường hầm sâu dưới đất từ 3 – 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Giếng sâu 15m, trong vắt. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường “xương sống” toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn.
Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m hết sức an toàn. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi.
Hãy một lần chui vào địa đạo, ta sẽ thấy rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, ý chí bất khuất của “vùng đất thép” và sẽ hiểu vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ? Ta cũng sẽ hiểu vì sao Củ Chi – mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 20 năm với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi.
Củ Chi thật xứng danh “đất thép thành đồng” qua 20 năm bền bỉ chiến đấu. Và bây giờ đây nó đã trở thành một địa điểm tham quan, thu hút nhiều du khách bốn phương, niềm tự hoà của cả dân tộc…
Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Ngắn Hay
Thuyết Minh Về Khu Di Tích Địa Đạo Củ Chi – Bài 2
Cùng tham khảo bài văn Thuyết Minh Về Khu Di Tích Địa Đạo Củ Chi để hiểu thêm về di tích lịch sử này.
Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 70km về phía tây bắc, địa đạo Củ Chi sẽ dưa du khách trở về với những tháng năm gian khổ nhưng cũng đầy hào hùng của dân tộc. Dù du khách đã nghe nhiều về địa đạo nhưng phải đến tận nơi, mắt thấy, tai nghe mới thấy hết sự thú vị, độc đáo của vùng đất thép thành đồng này.
Địa đạo Củ Chi không mang vóc dáng vẻ kì vĩ của những kì quan tồn tại hàng bao thế kỉ như Kim Tự Tháp, vườn treo Babilon, Angkovát… nhưng đây là một công trình vĩ đại với trên 200km đường hầm tỏa rộng như mạng nhện trong lòng đất. Nơi đây quả là một kì quan đánh giặc độc đáo có một không hai. Nó mang chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù và ý chí kiên cường, bất khuất của “vùng đất thép”, một trong những biểu tượng rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Nhưng sự tích có thật từ địa đạo đã quá sức tưởng tượng của con người. Chỉ cần chui xuống một đoạn đường hầm, bạn sẽ hiểu vì sao nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng kẻ thù là một nước lớn và giàu có vào bậc nhất thế giới. Đến đây ta mới hiểu vì sao Củ Chi, mảnh đất nghèo khó lại có thể đương đầu ròng rã suốt 21 năm với một đạo quân đông hơn gấp bội, thiện chiến, được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, tối tân. Trong cuộc đọ sức tưởng chừng không cân sức này, nhân dân Củ Chi đã chiến thắng oanh liệt.
Rời địa đạo, bạn sẽ đến đền Bến Dược. Ngắm cổng tam quan, nhà văn bia, tháp 9 tầng và ngôi điện chính với kiến trúc truyền thống rất đẹp, hài hòa cùng thiên nhiên. Đặc biệt là khu Đền tưởng niệm chiến sĩ và đồng bào với một quần thể kiến trúc mang tính đặc thù dân tộc, hiện đại trang nghiêm. Trong Đền tưởng niệm có ghi đầy đủ họ tên của 44.357 liệt sĩ hi sinh trên chiến trường Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định trong các cuộc kháng chiến giải phóng bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, trên 632 tấm đá hoa cương.
Trước đền có bài văn bia khắc đá của nhà thơ Viễn Phương. Đền tưởng niệm Bến Dược là công trình độc đáo của khu di tích, được xây dựng lên từ nguyện vọng tha thiết của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước, thề hiện đạo 11 “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Với giá trị và tầm vóc chiến công được đúc kết bằng xương máu, công sức của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào, khu căn cứ địa đạo Củ chi đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.
Không chỉ tham quan khu di tích, bạn có thể tập bắn súng, thưởng thức những món ăn đặc sản của Củ Chi tại nhà hàng Địa đạo Củ Chi với khung cảnh thoáng mát, bên dòng sông Sài Gòn thơ mộng.
Rời địa đạo Củ Chi, chắc chắn trong lòng bạn sẽ đọng lại rất nhiều cảm xúc. Đó chính là lòng cảm phục sự thông minh, linh hoạt và sáng tạo của người dân Củ Chi khi thiết kế ra hệ thống địa đạo; là cảm giác thích thú khi được làm một chú bộ đội, được bắn súng thật và hơn thế là niềm xúc động khi nghiêng mình tưởng nhớ những anh hùng đã ngã xuống cho độc lập, tự do hôm nay… Đó là những giá trị lịch sử sẽ in đậm trong lòng những ai đã từng một lần đến với địa đạo Củ Chi.
Tham Khảo Bài 💦 Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc❤️️15 Mẫu
Bài Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Chi Tiết – Bài 3
Bài Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Chi Tiết được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến các bạn đọc sau đây, cùng đón đọc ngay nhé!
Nhắc đến cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc Việt Nam không thể không nhắc đến địa đạo Củ Chi, một trong những kỳ quan lịch sử vĩ đại, trở thành nỗi khủng khiếp của kẻ thù. Bằng ý chí kiên trì phi thường, lòng căm thù giặc sâu sắc, quân và dân huyện Củ chi đã tạo nên huyền thoại Củ Chi còn vang danh cho đến ngày nay.
Địa đạo là một hệ thống đường hầm đào sâu trong lòng đất, địa đạo nằm trong bộ phận huyện Củ Chi nên gọi là địa đạo Củ Chi. Ở Củ Chi, địa đạo có sớm nhất vào năm 1948 thuộc hai xã: Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An. Lúc đầu chỉ có những đoạn ngắn cấu trúc đơn giản dùng để cất giấu tài liệu, vũ khí, trú ém cán bộ hoạt động trong vùng địch hậu. Sau đó các cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với đường “xương sống”, hình thành hệ thống Địa đạo Củ Chi liên hoàn.
Hệ thống địa đạo Củ Chi liên tục được xây dựng củng cố từ lúc hình thành cho đến giai đoạn cuối thời kỳ kháng chiến chống Mỹ mới ngừng xây dựng đào mới. Khi cuộc kháng chiến chống mỹ thắng lợi năm 1975, Địa đạo Củ Chi mới ngừng xây dựng. Từ đó đến nay, Địa đạo luôn được bảo tồn, gìn giữ, trở thành niềm tự hào của nhân dân.
Toàn bộ hệ thống địa đạo dài khoảng 250km và có các hệ thống thông hơi tại vị trí các bụi cây. Đây là địa đạo dài nhất trên thế giới được bảo tồn cho đến ngày nay. Từ những căn hầm trú ẩn nhỏ, đơn lẻ, do nhu cầu liên kết, chuyển thu và hỗ trợ nhau khi chiến đấu, các căn hầm đã được đào thông với nhau tạo thành một chuỗi đường hầm đồ sộ.
Địa đạo đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom tấn lớn nhất của quân đội Mỹ. Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ thông hơi. Các khu vực khác nhau của địa đạo có thể được cô lập khi cần.
Đó là sáng tạo độc đáo của quân dân Củ Chi rút kinh nghiệm từ thực tế chiến đấu. Nhiều lần quân địch phát hiện và phá hủy đường hầm nhưng chỉ làm tổn hại một phần. Các phần khác đã được cô lập nhờ các cồn đất hoặc rãnh nước mà ta đã chuẩn bị sẵn.
Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Các cửa đường hầm thường xuyên ra bờ sông nhưng được ngụy trang kín đáo nhằm tránh sự phát hiện của quân địch. Chiều cao của hầm khoảng từ 0.8-1 mét, chiều rộng khoảng 0.6 mét, vừa bằng một người đi khom. Nóc hầm hình cong mái vòm. Bốn bên được mài nhẵn để tránh va vấp khi di chuyển trong bóng tối.
Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường “xương sống” toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Nhìn vào kết cấu đường hầm giống như một tổ mối khổng lồ.
Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép và xe cơ giới hạng nặng. Tầng này dùng để di chuyển nhanh, thực hiện ẩn nấp kẻ địch hoặc tổ chức tấn công nhanh trên mặt đất. Đó cũng là tầng hình thành đầu tiên, tạo cơ sở hình thành tầng hai.
Tầng 2 cách mặt đất 5m, nối liền tới tầng 1, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Đây là tầng chuyển tiếp, thường bố trí lối đi và các phòng: nhà bếp, phòng học, phòng nghỉ ngơi, phòng họp… Hầu hết sinh hoạt, hội họp, kho lưu trữ đều bố trí ở tầng này bởi nó an toàn lại có nhiều không khí để thở lại có thể thực hiện tấn công hoặc di chuyển nhanh khi cần.
Tầng 3 là tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m. Tầng 3 có thể chống lại được các loại bom hạng nặng xuyên sâu. Đây là tầng trú ẩn khi kẻ thù càn quét mạnh. Do nằm sâu trong đất, thiếu dưỡng khí và ánh sáng, các lối đi vòng vèo bất lợi cho việc ở lâu và di chuyển nhanh nên tầng này chỉ được sử dụng để trú ẩn.
Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên ngụy trang kín đáo bằng lá khô hoặc búi cỏ tươi, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Do nhu cầu lấy không khí và ánh sáng tự nhiên nên đường hầm bố trí rất nhiều lỗ thông hơi. Để tránh sự tìm kiếm của quân địch, các lỗ thông hơi được đào giống như hang chuột, hang cua trong bụi rậm. Người ta còn đặt trước cửa hang cục xà phòng đánh lừa chó nghiệp vụ lùng sục.
Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu… Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, ngụy trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.
Vào thời kỳ đánh phá ác liệt, mọi hoạt động của lực lượng chiến đấu và sinh hoạt của nhân dân đều diễn ra dưới lòng Địa đạo Củ Chi. Trong điều kiện nguy khó vẫn cố gắng tạo ra cuộc sống bình thường, mặc cho trên mặt đất không ngớt bom đạn cày xới, lửa khói mịt mù…
Do cần bảo tồn lực lượng để chiến đấu lâu dài nên phải chấp nhận mọi sự khắc nghiệt vượt quá sức chịu đựng của con người. Bởi trong lòng đất đen tối, chật hẹp đi lại rất hạn chế, phần lớn đi khom hoặc bò. Đường hầm có nơi ẩm ướt và ngột ngạt do thiếu dưỡng khí, ánh sáng chỉ le lói đèn cầy hoặc đèn pin…
Vào mùa mưa, dưới lòng Địa đạo Củ Chi phát sinh nhiều côn trùng độc hại, nhiều nơi có cả rắn, rết… Đối với phụ nữ, sinh hoạt càng khó khăn hơn, có chị sinh con và nuôi con trong hầm địa đạo phải chịu biết bao cực khổ. Hay mỗi khi có người ngất xỉu, phải đưa ra cửa hầm để hô hấp nhân tạo mới tỉnh lại được…
Đã thế, hàng trăm người lên xuống hằng ngày qua miệng hầm mà vẫn bảo đảm giữ bí mật Địa đạo Củ Chi là chuyện vô cùng phức tạp, mỗi thành viên ra vào phải kỹ lưỡng xóa mọi dấu vết có thể gây ra nghi ngờ, làm nguy hại đến đại cục.
Thế nhưng, tất cả mọi bí mật của đường hầm này đã được giữ bí mật cho đến sau giải phóng. Đó là kì công thứ hai mà quân và dân Củ Chi đã kiên trì thực hiện trong suốt hai cuộc kháng chiến.
Địa đạo Củ Chi là cơ quan bảo vệ, xây dựng, củng cố và phát triển của lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam. Với vị trí “sát nách” kẻ thù, lợi thế bí mật, các lực lượng cách mạng đa hình thành và phát triển ngay dưới đường hầm này. Các tin tức, hoạt động của kẻ thù được thu thập nhanh chóng và chính xác, cung cấp thông tin chiến lược để xây dựng kế hoạch tác chiến hiệu quả. Địa đạo Củ Chi là hậu phương vững chắc, làm bàn đạp tiện lợi khi có hiệu lệnh tấn công vào Sài Gòn.
Đây cũng là nơi diễn ra các trận chiến đấu quyết liệt chống càn, tiêu diệt địch trong các chiến lược chiến tranh. Củ chi luôn nằm trong tầm ngắm chiến lược của Mỹ ngụy, chúng quyết tiêu diệt bằng được căn cứ ngầm này trong suốt cuộc chiến tranh. Chúng đã thực hiện rất nhiều cuộc càn quét, tìm và tiêu diệt lực lượng cách mạng nhưng đều thất bại, nhận lấy những hậu quả nặng nề. Địa đạo Củ chi trở thành điều khủng khiếp đối quân Mỹ, chúng không thể hiểu làm sao quân và dân Củ Chỉ có thể tồn tại và chiến đấu dưới mưa bom bão đạn của chúng.
Giới Thiệu Bài 💦 Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Ngắn Gọn – Bài 4
Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Ngắn Gọn mang đến cho các bạn đọc nhiều kiến thức và thông tin hay nhất.
Địa đạo Củ Chi – một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 55 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được quân kháng chiến Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo đặc biệt bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất, dài khoảng 250 km và có các hệ thống thông hơi tại vị trí các bụi cây.
Địa đạo Củ Chi được xây dựng ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh, trên vùng đất được mệnh danh là “đất thép” để ca ngợi ý chí phòng thủ kiên cường của quân dân nơi đây. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, quân Giải phóng miền Nam đã xuất phát từ hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn.
Sau chiến tranh, khu địa đạo Củ Chi trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2015, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo. Trong 20 năm hoạt động, khu di tích đón hơn 20 triệu lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan, tìm hiểu. Ngày 12 tháng 2 năm 2016, khu di tích đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt
SCR.VN Gợi Ý 💦 Thuyết Minh Về Cầu Hiền Lương Sông Bến Hải ❤️️15 Bài Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Điểm 10 – Bài 5
Bài Văn Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với những giá trị lịch sử mà di tích đã mang lại.
Nếu bạn là một người đam những câu chuyện lịch sử của Việt Nam thì bạn sẽ không thể không biết đến Địa đạo Củ Chi. Nơi đây chính là một kì quan vĩ đại có ý nghĩa lịch sử quan trọng, cũng chinh là một nỗi khiếp sợ lớn đối với kẻ thù. Để có được câu chuyện lịch sử hào hùng về huyền thoại Củ Chi chính là nhờ vào ý chí kiên cường, lòng yêu nước nồng nàn và sẵn lòng hy sinh cho đất nước của quân và dân huyện Củ Chi lúc bấy giờ.
Địa đạo Củ Chi là hệ thống đường hầm đất được nhân dân và bộ đội đào ở phía sâu trong lòng đất. Địa đạo này toạ lạc tại bộ phận huyện Củ Chi nên có tên gọi là địa đạo Củ Chi. Vào năm 1984 ở Củ Chi đã xuất hiện địa đạo sớm nhất tại xã Tân Phú Trung và xã Phước Vĩnh An.
Ngày đầu mới xây dựng địa đạo chỉ gồm những đoạn ngắn với cấu trúc đơn giản được sử dụng để cất giấu vũ khí, tài liệu và là nơi trú ẩn của những cán bộ hoạt động ngầm trong vùng địch hậu. Sau đó do nhu cầu sử dụng nên các cơ quan, đơn vị đã phát triển địa đạo có các nhánh thông với đường “xương sống”. Từ đó hình thành được hệ thống Địa đạo Củ Chi như bây giờ có.
Từ lúc hình thành cho đến hết thời kì kháng chiến chống Mỹ thì hệ thống địa đạo Củ Chi đã liên tiếp được xây dựng thêm và cải tạo, xây dựng đào mới. Cho đến năm 1975 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi thì việc xây dựng địa đạo Củ Chi mới ngừng lại. Từ đó nơi đây trở thành niềm tự hào của nhân dân địa phương cũng như cả nước. Được mọi người giữ gìn và bảo tồn suốt từ đó đến nay.
Nói về đặc điểm và cấu trúc của đường hầm địa đạo Củ Chi thì toàn bộ các đường hầm có chiều dài khoảng 250km và được xây dựng hệ thống thông hơi qua những bụi cây để nguỵ trang. Nơi đây không chỉ mang ý nghĩa với nhân dân Việt Nam về cuộc chiến lịch sử huy hoàng mà còn là địa đạo dài nhất trên thế giới được bảo tồn cho đến nay.
Bởi do nhu cầu liên kết, di chuyển và hỗ trợ trong chiến đấu giữa các hầm nên ban đầu từ những hầm nhỏ, đơn lẻ đà được xây dựng, cải tạo đào thông với nhau. Từ đó đã tạo ra một chuỗi đường hầm dưới địa đạo đồ sộ như ngày nay mọi người biết đến.
Như các bạn biết đến tính chất của đất thường khá dễ sụt lở vì không có độ kết dính cao. Tuy nhiên do khu vực của địa đạo là khu vực đất sét pha đá ong nên có sự khác biệt, đất tại đây có đột bền cao và ít bị sụt lở hơn. Nhờ vào độ sâu của địa đạo dưới lòng đất mà địa đạo có khả năng chịu được sức coong phá lớn, kể cả các loại bom tấn lớn nhất của nước Mỹ thời bấy giờ.
Nhờ có các lỗ thông hơi mà không khí vẫn được thông vào trong hầm. Vì tính chất của chiến tranh khi sợ nếu các nhánh khác của địa đạo bị phát hiện nên còn có thể cô lập các khu vực khác nhau của địa đạo. Vì vậy mới thấy được sự khôn ngoan và nhìn xa trông rộng của quân dân Củ Chi.
Nhờ vào tính chất này mà trong kháng chiến có nhiều lần bị quân địch phát hiện ra nhưng chỉ phá huỷ và gây nên tổn hại một phần trong hệ thống đường hầm. Bên phía ta dựa vào các cồn đất và rãnh nước mà ta chuẩn bị để thiết lập nên quy chế cô lập như vậy.
Căn hầm được xây dựng đầu tiên có vị trí ngay tại bìa rừng và gần với khu vực giếng ngầm cung cấp nguồn nước cho việc sinh hoạt và duy trì sống trong hầm. Theo tính chất xây dựng thì cửa hầm được xuyên ra bờ sông nhưng đã được nguỵ trang hết sức kín đáo để tránh việc bị quân địch phát hiện. Với chiều cao khoảng 0.8 đến 1 mét và chiều rộng khoảng 0.6 mét, kích thước này chỉ vừa đủ cho một người khi đi khom người xuống. Nóc hầm được thiết kế kiểu mái vòm cong và mài nhẵn bốn bên để người khi di chuyển trong bóng tối không va đụng.
Địa đạo có hệ thống bao gồm 3 tầng tất cả. Đường quan trọng nhất là đường “xương sống”, vì đây là nơi gốc rễ để toả ra những nhánh dài, ngắn mà thông với nhau. Điều đáng kinh ngạc đó là còn có nhánh dẫn đến tận sông Sài Gòn. Có thể tưởng tượng kết cấu của đường hầm y như một tổ mối khổng lồ dưới lòng đất.
Vào thời kỳ kháng chiến đánh phá ác liệt nhân dân vẫn luôn kiên cường sống và sinh hoạt dưới đây như một cuộc sống bình thường trên mặt đất. Dù cho phía trên luôn là những trận bom đạn, khói lửa mịt mù. Điều này đã thể hiện rõ ràng sự quật cường của nhân dân ta khi có thể sinh tồn tại nơi vượt quá sức chịu đựng của một người bình thường như thế này.
Phía trong địa đạo luôn tối và không có ánh sáng mặt trời, các đường hầm thì chật hẹp nên rất khó khăn trong việc đi lại. Phần lớn để có thể di chuyển được thì phải bò hoặc đi khom người. Không phải nơi nào của đường hầm cũng có nhiều dưỡng khí cho người thở, không những vậy còn khá ẩm ướt và áp lực ngột ngạt.
Có như vậy mới thấy được ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất của dân tộc ta trong thời kì kháng chiến. Dĩ nhiên địa đạo Củ Chi cũng trở thành một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Không chỉ là địa đạo dài nhất thế giới mà nơi đây còn được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Sở hữu một giá trị rất đặc biệt của lịch sử nước nhà.
Ngày nay nơi đây đã trở thành địa điểm du lịch và tham quan nổi tiếng hấp dẫn du khách trong và cả nước ngoài. Còn đem lại cho người dân nơi đây và thành phố một khoản thu nhập khá khi là một thành phố du lịch. Địa đạo Củ Chi là một nhân chứng cho thời kì kháng chiến và sự kiên cường của nhân dân ta. Nơi đây còn đại diện cho sự thắng lợi và là niềm tự hào của đất nước ta. Có rất nhiều bạn bè trên thế giới đều tỏ sự ngưỡng mộ và trân trọng đối với hình ảnh địa đạo Củ Chi, với những gì mà người dân Việt Nam đã làm được.
Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Côn Đảo, Nhà Tù Côn Đảo ❤️️15 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Và Đền Bến Dược – Bài 6
Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Và Đền Bến Dược giúp các em có thể học hỏi được cách triển khai bài văn logic, mạch lạc nhất.
Địa đạo Củ Chi – Bến Dược tuy chỉ cách xa khoảng 20 km so với khu vực Bến Đình nổi tiếng, nhưng nơi đây thu hút ít hơn hẳn lượng khách du lịch trong và ngoài nước. Chính tại đây, Đền tưởng niệm Bến Dược đã được dựng lên để tưởng nhớ những anh hùng đã ngã xuống tại Củ Chi. Ngôi đền, tới thời điểm hiện tại, là đài tưởng niệm chiến tranh lớn nhất ở Việt Nam.
Đền tưởng niệm Bến Dược – Củ Chi hay còn gọi ngắn gọn là Đền Bến Dược là khu vực tưởng niệm những anh hùng của Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam tọa lạc tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi đền nằm trong không gian của địa đạo Củ Chi.
Được thiết kế theo phong cách cổ truyền của dân tộc với các hàng cột tròn, trên lợp ngói âm dương. Cổng có hoa văn, họa tiết, mái cong của những cổng đình làng nhưng được cách tân bởi những vật liệu mới. Chính giữa cổng tam quan là biển đề: Đền Bến Dược và trên các thân cột là những câu đối của nhà thơ Bảo Định Giang:
Trải tấm lòng son vì đất nước,Đem dòng máu đỏ giữ quê hươngLòng biết công ơn nhang thơm một nénĐời còn bóng dáng sao sáng ngàn năm
Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Thành Nhà Hồ ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Ngắn Nhất – Bài 7
Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Ngắn Nhất giúp các em có thể rèn luyện thêm cho mình nhiều kĩ năng viết tốt hơn.
Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, Địa đạo Củ Chi là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa và sáng tạo của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài, ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Với tầm vóc chiến công của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới. Đây là một kỳ quan đánh giặc độc đáo có một không hai với khoảng 250 km đường hầm tỏa rộng như mạng nhện trong lòng đất, có các công trình liên hoàn với địa đạo như: Chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y, kho cất dấu lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm …
Bài Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Đặc Sắc – Bài 8
Chia sẻ đến bạn đọc Bài Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Đặc Sắc để các em có thể tham khảo và ôn tập thật tốt cho kì thi của mình.
Địa đạo Củ Chi được hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (khoảng năm 1948). Hệ thống địa đạo được xây dựng sớm nhất tại hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An, tên gọi Địa đạo Củ Chi cũng xuất hiện từ đó. Lúc đầu, địa đạo chỉ có những đoạn ngắn, cấu trúc đơn giản, dùng để giấu tài liệu, trú ém cán bộ trong vùng địch hậu. Sang giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, địa đạo được gia cố và mở rộng.
Từ năm 1961, khi Khu ủy, Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn – Gia Định chọn Củ Chi làm địa bàn hoạt động, thì hệ thống địa đạo ở đây phát huy tối đa tác dụng, đặc biệt từ năm 1966, trước những hành động của quân xâm lược Mỹ sau khi vào miền Nam tham chiến. Với sức mạnh và ý chí quật cường, quân và dân Củ Chi đã kiến tạo được một hệ thống đường hầm dọc ngang, nhiều tầng, dài hơn 200km xuyên trong lòng đất, kết hợp với khoảng 500km chiến hào, công sự trên mặt đất, tựa như “thiên la địa võng”, khiến kẻ thù phải khiếp sợ…
Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi gồm: Địa đạo Bến Dược (Căn cứ Quân khu Sài Gòn – Gia Định (Khu A), Căn cứ Khu ủy Sài Gòn – Gia Định (Khu B) và Địa đạo Bến Đình (Căn cứ Huyện ủy Củ Chi). Về cơ bản, hệ thống địa đạo trong di tích chạy ngoắt nghéo trong lòng đất, từ đường “xương sống” (đường chính) tỏa ra vô số nhánh, ăn thông với nhau, hoặc độc lập, tùy theo địa hình. Có nhiều nhánh trổ rộng ra sông Sài Gòn, để khi bị tình thế nguy kịch, có thể vượt qua sông sang vùng căn cứ Bến Cát (Bình Dương).
Hệ thống đường hầm có khả năng chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép, những đoạn hầm sâu chống được bom cỡ nhỏ. Có những đoạn cấu trúc từ 2 đến 3 tầng (tầng trên gọi là “thượng”, tầng dưới gọi là “trầm”). Chỗ lên xuống giữa các tầng có nắp hầm bí mật. Trong địa đạo có những nút chặn ở những điểm cần thiết để ngăn địch hoặc chất độc hóa học do địch phun vào.
Có những đoạn hẹp (eo), phải lách người mới chui qua được. Dọc theo đường hầm có lỗ thông hơi bên trên, được ngụy trang kín đáo và trổ lên mặt đất bằng nhiều cửa bí mật. Nhiều cửa được cấu trúc thành ổ chiến đấu, ụ bắn tỉa rất linh hoạt. Dưới những khúc địa đạo ở khu hiểm yếu, có đặt hầm chông, hố đinh, cạm bẫy…
Xung quanh cửa lên xuống hầm được bố trí nhiều hầm chông, hố đinh, mìn trái (gọi là tử địa), có cả mìn lớn chống tăng và mâm phóng lựu đạn chống máy bay trực thăng, nhằm tiêu diệt, ngăn chặn quân địch tới gần.
Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng có thể mắc võng để nghỉ ngơi. Trong hầm có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, thực phẩm, có giếng nước, bếp “Hoàng Cầm”, hầm làm việc của lãnh đạo, hầm giải phẫu, nuôi dưỡng thương binh, hầm chữ A vững chắc cho phụ nữ, người già, trẻ em trú ẩn. Có những hầm lớn, mái lợp thoáng mát, bên trên ngụy trang khéo léo để hội họp, biểu diễn văn nghệ…
Xem Thêm Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên ❤️️ 15 Bài Hay Nhất
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Hay – Bài 9
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Hay sẽ gợi ý thêm cho các em nhiều ý văn đặc sắc và ấn tượng để hoàn thiện bài văn của mình.
Địa đạo Củ Chi là cách gọi chung của các hệ thống địa đạo khác nhau, được hình thành từ khoảng thời gian 1946-1948, trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương. Thời gian này, quân dân hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An đã đào những đoạn hầm ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để ẩn nấp, cất giấu tài liệu, vũ khí. Cũng có ý kiến cho rằng việc đào địa đạo khởi đầu do dân cư khu vực này tự phát thực hiện vào năm 1948.
Cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng lẻ để tránh các cuộc bố ráp càn quét của quân đội Pháp và để cung cấp nơi trú ẩn cho quân Việt Minh. Mỗi làng xây một địa đạo riêng, sau đó do nhu cầu đi lại giữa địa đạo các làng xã, hệ thống địa đạo đã được nối liền nhau tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp, về sau phát triển rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc Củ Chi và cấu trúc các đoạn hầm, địa đạo được cải tiến trở thành nơi che giấu lực lượng, khi chiến đấu có thể liên lạc, hỗ trợ nhau.
Trong thời gian 1961–1965, các xã phía Bắc Củ Chi đã hoàn thành tuyến địa đạo trục gọi là “xương sống”, sau đó các đoàn thể, cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với tuyến trục hình thành những địa đạo liên hoàn giữa các ấp, các xã và các vùng.
Bên trên mặt đất, quân dân Củ Chi còn đào cả một vành đai giao thông hào chằng chịt nối kết với địa đạo, lúc này địa đạo chiến đấu cũng được đào chia thành nhiều tầng, nhiều ngõ ngách. Ngoài ra, bên trên địa đạo còn có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông… được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích, gọi là xã chiến đấu.
Đến năm 1965, có khoảng 200 km địa đạo đã được đào. Về quy mô, hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến là trên 200 km, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3 m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6 m, tầng dưới cùng sâu hơn 12 m. Lúc này, địa đạo không chỉ còn là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ khí,…
Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hồ Núi Cốc ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Ấn Tượng – Bài 10
Bài văn Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Ấn Tượng là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em ôn tập thật tốt.
Địa đạo Củ Chi là một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam, thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của con người vùng “đất thép,” một trong những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Động thái này được kỳ vọng sẽ nâng tầm giá trị của Di tích Địa đạo Củ Chi cũng như mang lại động lực lớn để phát triển du lịch và kinh tế-xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Kiến trúc địa đạo mang tính kế thừa và có giá trị về nhiều mặt, đặc biệt là về mặt nghệ thuật quân sự, chiến tranh nhân dân, với những sáng tạo kiệt xuất, đã phát triển đến đỉnh cao trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, mà cả thế giới phải ghi nhận.
Hiện nay, tại Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi là nơi giáo dục truyền thống cách mạng, chủ nghĩa yêu nước, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân công ơn to lớn của các anh hùng, liệt sỹ, đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Với giá trị tiêu biểu trên, di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh) đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23/12/2015). Địa đạo Củ Chi hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (khoảng năm 1948). Hệ thống địa đạo được xây dựng sớm nhất tại hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An, tên gọi Địa đạo Củ Chi cũng xuất hiện từ đó.
Lúc đầu, địa đạo chỉ có những đoạn ngắn, cấu trúc đơn giản, dùng để giấu tài liệu, trú ém cán bộ trong vùng địch hậu. Sang giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, địa đạo được gia cố và mở rộng. Từ năm 1961, khi Khu ủy, Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn-Gia Định chọn Củ Chi làm địa bàn hoạt động, thì hệ thống địa đạo ở đây phát huy tối đa tác dụng, đặc biệt từ năm 1966, trước những hành động của quân xâm lược Mỹ sau khi vào miền Nam tham chiến.
Với sức mạnh và ý chí quật cường, quân và dân Củ Chi đã kiến tạo được một hệ thống đường hầm dọc ngang, nhiều tầng, dài hơn 200km xuyên trong lòng đất, kết hợp với khoảng 500km chiến hào, công sự trên mặt đất, tựa như “thiên la địa võng”, khiến kẻ thù phải khiếp sợ…
Suốt một thời gian dài, địch liên tục tấn công đánh phá vùng căn cứ và hệ thống địa đạo hết sức khốc liệt, bằng những thủ đoạn như: Bơm nước vào lòng địa đạo, dùng đội quân “chuột cống” đánh phá, dùng chó bécgiê săn lùng phát hiện địa đạo để phá, dùng xe cơ giới ủi phá…
Mỹ-Nguỵ đã thực hiện 5.000 cuộc hành quân càn quét vào vùng căn cứ cách mạng Củ Chi. Trung bình, mỗi năm có khoảng 330 trận càn, với đủ sắc lính, các cấp hành quân, loại hình chiến thuật. Tính từ 1954- 1975, số lượng bom đạn Mỹ trút xuống Củ Chi khoảng 500.000 tấn (trung bình mỗi người dân ở đây phải hứng chịu khoảng 1,5 tấn bom).
Ngoài ra, có khoảng 480 tấn chất độc hóa học các loại đã được quân địch rải xuống vùng đất này. Dựa vào hệ thống địa đạo, quân và dân Củ Chi kiên cường bám trụ, đánh địch bằng cả 3 mũi giáp công (quân sự, chính trị, binh vận) với phương châm “nắm thắt lưng địch mà đánh,” thực hiện lối đánh áp sát với những chiến thuật bắn tỉa, phục kích, tập kích, phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, vô hiệu hóa được nhiều loại vũ khí hiện đại nhất và làm thất bại âm mưu của địch.
Trong địa đạo có những nút chặn ở những điểm cần thiết để ngăn địch hoặc chất độc hóa học do địch phun vào. Có những đoạn hẹp (eo), phải lách người mới chui qua được. Dọc theo đường hầm có lỗ thông hơi bên trên, được ngụy trang kín đáo và trổ lên mặt đất bằng nhiều cửa bí mật. Nhiều cửa được cấu trúc thành ổ chiến đấu, ụ bắn tỉa rất linh hoạt. Dưới những khúc địa đạo ở khu hiểm yếu, có đặt hầm chông, hố đinh, cạm bẫy…
Xung quanh cửa lên xuống, hầm được bố trí nhiều hầm chông, hố đinh, mìn trái (gọi là tử địa), có cả mìn lớn chống tăng và mâm phóng lựu đạn chống máy bay trực thăng, nhằm tiêu diệt, ngăn chặn quân địch tới gần.
Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng có thể mắc võng để nghỉ ngơi. Trong hầm có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, thực phẩm, có giếng nước, bếp “Hoàng Cầm,” hầm làm việc của lãnh đạo, hầm giải phẫu, nuôi dưỡng thương binh, hầm chữ A vững chắc cho phụ nữ, người già, trẻ em trú ẩn. Có những hầm lớn, mái lợp thoáng mát, bên trên ngụy trang khéo léo để hội họp, biểu diễn văn nghệ…
Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Pác Bó ❤️️15 Bài Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Đạt Điểm Cao – Bài 11
Bài Văn Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Đạt Điểm Cao giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay.
Địa đạo Củ Chi là một trong những địa điểm du lịch Củ Chi nổi tiếng được nhiều du khách biết đến khi tham quan đến địa phương này. Khu di tích địa đạo Củ Chi tọa lạc tại đường tỉnh lộ 15, Ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Nếu muốn đi du lịch địa đạo Củ Chi, du khách sẽ phải di chuyển khoảng 70km từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Với khoảng cách không quá xa, bạn có thể lựa chọn cho mình rất nhiều hình thức di chuyển phù hợp với chuyến đi của mình.
Điểm du lịch này có tổng chiều dài lên tới 250km, có 3 tầng sâu khác nhau, tầng cao nhất cách mặt đất khoảng 3m, tầng giữa cách mặt đất 6m và tầng sâu nhất cách tới 12m. Đây là một trong 6 công trình nhân tạo nổi tiếng trên thế giới hiện nay. Bên cạnh đó, khu du lịch địa đạo Củ Chi cũng lọt vào top 7 điểm đến kỳ lạ nhất tại Đông Nam Á.
Từ lâu, địa đạo Củ Chi là một trong những điểm đến thú vị nhất tại Sài Gòn, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể biết đến lịch sử hình thành của điểm du lịch này. Lịch sử địa đạo Củ Chi gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp, giai đoạn năm 1946 – 1948. Công trình được thực hiện bởi quân và dân xã Tân Phú Trung và xã Phước Vĩnh An nhằm ẩn nấp, cất giữ vũ khí, quân tư trang.
Ban đầu, mỗi ngôi làng tại đây đều có một hầm căn cứ riêng, tuy nhiên, do nhu cầu đi lại, vì vậy họ đã kết nối với nhau để tạo nên một hệ thống liên hoàn. Công trình địa đạo Củ Chi hiện nay nối liền 6 xã phía Bắc của địa đạo Củ Chi. Từ công trình này, quân sự có thể dễ dàng liên lạc, che giấu lực lượng, họp bàn những kế hoạch cách mạng.
Từ năm 1961 – 1965, công trình này được phát triển ra thành nhiều nhánh thông với nhau. Phía trên của công trình này còn được trang bị với rất nhiều hố đinh, hầm chuông, bãi mìn… phục vụ cho cuộc chiến đấu của quân và dân ta.
Du lịch địa đạo Củ Chi sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua việc khám phá vào bên trong những đường hầm nằm sâu dưới lòng đất. Du khách có thể chiêm ngưỡng những đoạn đường hầm – nơi mà quân và dân ta hoạt động trong thời kỳ chiến tranh. Đoạn đường hầm có chiều dài 120m với 2 tầng sẽ mang đến cho bạn rất nhiều trải nghiệm thú vị.
Là một trong những địa danh lịch sử nổi tiếng, ý nghĩa của địa đạo Củ Chi còn gắn liền với lịch sử và chiến tranh. Đến với địa điểm này, bạn nên trải nghiệm khám phá khu tái hiện vùng chiến tranh.
Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Tân Trào ❤️️ 15 Bài Hay
Bài Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Sinh Động – Bài 12
Bài Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Sinh Động giúp các em mở rộng kiến thức và hiểu biết của mình về di tích này
Cùng với Dinh độc lập, địa đạo Củ Chi là một trong những điểm đến mang dấu ấn lịch sử nổi bật ở thành phố mang tên Bác. Địa đạo tọa lạc tại vùng “đất thép” Củ Chi, cách trung tâm TP.HCM khoảng 70 km. Địa đạo Củ Chi không chỉ là một điểm đến du lịch để tham quan, chụp ảnh mà còn là nơi để bạn tìm hiểu về lịch sử hùng tráng của dân tộc. Nơi đây là một căn cứ kháng chiến nằm sâu trong lòng đất, là một hệ thống gồm nhiều phòng ở, phòng làm việc, nhà bếp, kho, xưởng,…
Theo lịch sử ghi lại, địa đạo được xây dựng vào thời kỳ chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam với tổng chiều dài khoảng 200km. Toàn bộ địa đạo đều có hệ thống thông hơi nằm ẩn mình dưới các lùm cây, đảm bảo cung cấp đủ lượng không khí và oxy cho những binh lính trú ẩn dưới lòng đất.
Hệ thống hầm địa đạo có thể chịu được sức công phá lớn của các loại vũ khí bom tấn lớn của kẻ thù, bảo vệ an toàn cho quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Ngày nay khi đến thăm di tích lịch sử này, bạn sẽ được len lỏi dưới hệ thồng đường hầm, khám phá những căn phòng để hình dung lại cuộc sống năm xưa của những người lính. Các đường hầm bên dưới địa đạo đều được thắp đèn sáng để giúp du khách dễ dàng đi lại, nhìn ngắm thật kỹ cuộc sống bên dưới lòng đất của quân dân ta thời kháng chiến.
Có len lỏi qua những đường hầm nhỏ hẹp, có thấy đôi chút khó thở nơi lồng ngực và tận mắt chứng kiến những căn phòng dùng để học tập, hội họp, làm việc, chữa bệnh,… bên dưới mặt đất, bạn mới thêm kính trọng và nể phục những gì ông cha ta đã làm được. Cuộc sống sinh hoạt và lập kế đánh trận của quân dân ta dưới lòng đất tuy còn nhiều thiếu thốn nhưng vẫn rất sinh động. Đó là lý do vì sao vẻ đẹp của địa đạo Củ Chi được gọi với cái tên mỹ miều “thành phố dưới lòng đất”.
Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Yên Tử, Chùa Yên Tử ❤️️15 Bài Văn Hay Nhất
Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Lớp 8 – Bài 13
Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Lớp 8 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc dưới đây, cùng đón đọc ngay nhé!
Đến nay, em vẫn nhớ mãi buổi đi chơi đầy lí thú trong dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn từ năm ngoái. Với chủ đề “Về nguồn”, chúng em được đến thăm mảnh đất lịch sử của Địa đạo Củ Chi.
Buổi sáng hôm ấy, trước cổng trường, năm chiếc xe ca đã đậu sẵn từ lúc nào. Học sinh toàn trường nhốn nháo, náo nức. Mấy phút sau, tất cả chúng em lên xe. Tám giờ xe chúng em dừng lại ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Củ Chi. Viếng nghĩa trang xong, chúng em tiếp tục lên đường.
Đúng mười giờ ba mươi phút, đoàn chúng em tới vùng địa đạo. Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Địa đạo là kỳ quan độc nhất vô nhị dài 250km chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, đặc biệt được làm từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc xe xúc đất. Biết vậy chúng ta mới thấy rằng sự bền bỉ, kiên cường và lòng yêu nước mãnh liệt của chiến sĩ ta. Đúng như câu nói “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
Đường hầm sâu dưới đất 3-8m, chiều cao chỉ đủ một người đi lom khom. Khi một lần chui vào địa đạo Củ Chi, ta sẽ cảm nhận rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, y chí bất khuất của “vùng đất thép” và sẽ hiểu vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ. Ta sẽ hiểu vì sao Củ Chi mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 20 năm với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi.
Sau khi đến nơi, chúng em xuống xe, kiếm địa điểm để căng bạt ni lông. Một số bạn có đem võng, mắc võng vào cành cây điều rồi nằm vắt vẻo nói chuyện. Ở chỗ tập trung của lớp, các bạn gái tất bật, dọn dẹp các túi đồ, chuẩn bị cho buổi ăn trưa. Nghỉ ngơi khoảng mười lăm phút, chúng em đem cơm nắm mang theo ra ăn. Tất cả tập trung lại một chỗ ăn uống, cười nói vui vẻ. Sau đó, tất cả nghe thầy phổ biến lịch tham quan. Hình ảnh làng quê Củ Chi, lũy tre, đồng ruộng và hầm địa đạo cứ chờn vờn trong em.
Sau đó, đoàn đã đến thắp hương tưởng niệm và tri ân 44.520 anh hùng liệt sĩ tại Đền Bến Dược. Nơi những người con ưu tú của quê hương được khắc tên trong đền vì sự nghiệp độc lập, tự do của dân tộc. Đoàn đã dâng lên những bó hoa tươi thắm và thắp lên bia đá những nén hương để tưởng nhớ những người con của dân tộc đã ngã xuống trên mảnh đất Củ Chi anh hùng.
Rời phòng họp âm, chúng em được dẫn tới một đoạn địa đạo “mẫu”, mà theo lời giới thiệu thì đã được khoét rộng hơn “nguyên bản” để du khách có thể chui qua chứ không phải bò như những du kích dũng cảm năm nào. Dẫu địa đạo đã được khoét rộng hơn, nhưng để có thể dịch chuyển trong đó, ai nấy đều phải lom khom, không được cao hơn mặt đất quá 80– 90cm. Muốn vậy phải cúi gập lưng, khuỵu thấp hai chân xuống mà lò dò từng bước một cách khó khăn.
Cả đoạn địa đạo này chỉ vẻn vẹn có 30m, vậy mà mới được chừng mươi bước đã nghe tiếng kêu: “Mỏi quá, quay lại thôi!” Nhưng đã quá muộn! Một khi con trăn đã chui đầu vào ống nứa thì chỉ có một cách duy nhất thoát thân là cố mà luồn hết tấm thân dài ngoẵng qua ống đó mà thôi. Đoàn chúng em cũng vậy, không có sự lựa chọn nào khác.
Thế là, mọi người vừa dò dẫm trong đường ngầm tối mờ, ẩm thấp, vừa kêu la oai oái. Cái tư thế đứng không ra đứng quỳ không ra quỳ siết chặt vào hai ống chân khiến mọi người kêu trời. Lên được mặt đất, mọi người ướt đầm đìa như vừa ra khỏi nhà tắm hơi. Ai nấy đều trợn mắt bảo nhau: “Có cho kẹo bọn giặc cũng đố có dám xuống”.
Sau khi làm lễ và tham quan Đền Bến Dược xong, đoàn tiếp tục chuyến tham quan của mình tới khu vực tái hiện Vùng giải phóng. Con đường nhỏ dẫn chúng em tới Phòng họp âm – một gian phòng đào chìm xuống lòng đất, sâu ngập đầu – nơi mà bốn mươi mấy năm trước, những chiến sĩ đã từng ngồi họp, bàn phương án đánh giặc. Sơ đồ nổi trong phòng giới thiệu cho du khách thấy địa đạo được đào sâu 4 tầng dưới lòng đất, thông với nhau theo muôn vàn ngách nhỏ, với tổng cộng chiều dài tới 250 km.
Tầng trên cùng thường là những phòng rộng dùng làm phòng họp, trụ sở, bếp ăn, khu điều trị của thương binh… những tầng dưới chỉ là những đường ngầm nhỏ và hẹp, thông với nhau nhằng nhịt như mạng nhện, toả nhánh khắp nơi. “Cầu thang”, nối các tầng với nhau là những đoạn dốc trượt xuống. Cuối mỗi đoạn “cầu thang” đó thường có một hầm chông nắp gỗ đợi sẵn, phòng khi giặc liều mạng bò xuống thì ta rút nắp cho chúng trượt xuống
Sau đó, toàn trường tập trung lại để cô Loan (cô Tổng phụ trách) tổng kết các cuộc đi tham quan bổ ích này. Sau khi làm lễ xong, chúng em thu dọn lều, bạt, đồ đạc rồi ra về.
Sau buổi đi thăm, chúng em đã có dịp ôn lại những chiến tích vẻ vang, cảm nhận quá khứ chiến tranh vừa đau thương vừa hào hùng, cảm thấy như trở về chiến trường xưa khi tới thăm Khu tái hiện Vùng giải phóng Củ Chi. Với tầm vóc chiến tranh, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20.
Đoàn xe chầm chậm rời khỏi khu địa đạo, tiến ra đường quốc lộ, rồi thẳng tiến về Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi trên xe, chúng em hồi tưởng lại diễn biến buổi đi chơi, ai ai cũng cảm thấy tiếc khi phải ra về. Hình ảnh làng quê Củ Chi, lũy tre, đồng ruộng và hầm địa đạo cứ chờn vờn trong em. Buổi đi chơi này đã để lại trong chúng em những kỉ niệm đẹp và sâu sắc.
Qua chuyến đi đã góp phần khơi lại, hun đúc lòng yêu nước trong mỗi đoàn viên thanh niên, ý thức tinh thần dân tộc sâu sắc. Khâm phục những khó khăn, gian lao, vất vả và sự hy sinh cống hiến của những vị anh hùng đất thép.
Giới Thiệu Bài 💧 Thuyết Minh Về Đền Nghè ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Lớp 9 – Bài 14
Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Lớp 9 sẽ gợi ý cho các em thêm nhiều ý văn hay và hấp dẫn, cùng tham khảo ngay nhé!
Địa đạo Củ Chi vốn là căn cứ kháng chiến của dân tộc ta trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương. Nơi đây được mệnh danh là “thành phố trong lòng đất” với hệ thống đường hầm như mê cung cùng rất nhiều phòng, bệnh xá, kho chứa, nhà bếp,… Ngày nay, địa đạo không chỉ được xếp vào di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia mà còn là điểm đến thú vị thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử chiến tranh của quân dân Việt Nam.
Địa đạo Củ Chi là một trong 6 công trình nhân tạo đặc biệt của thế giới, cũng là một trong 7 điểm đến kỳ lạ nhất ở khu vực Đông Nam Á. Địa đạo này nằm tại một khu vực thuộc ngoại ô Sài Gòn, trên tỉnh lộ 15, phường Phú Hiệp, Huyện Củ Chi, Hồ Chí Minh. Cách trung tâm thành phố tầm 60 km theo hướng Tây Bắc. Được gọi với cái tên là vùng đất thép anh hùng, đây là nơi có hệ thống đường hầm dưới lòng đất dài gần 250 km, là trận đồ của quân và dân khu vực miền Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, dành độc lập, tư do cho đất nước.
Địa đạo hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1948). Giai đoạn này, quân dân của xã Tân Phú Trung và xã Phước Vĩnh An đã đào những đoạn hầm ngắn với mục đích để ẩn nấp và cất giữ vũ khí. Thời gian đầu, mỗi làng xây dựng một địa đạo riêng, nhưng sau do nhu cầu đi lại giữa các làng, xã, họ đã nối liền các địa đạo này tạo thành một hệ thống liên hoàn, phức tạp hơn. Về sau địa đạo mở rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc của Củ Chi, trở thành nơi che giấu lực lượng là liên lạc với nhau.
Giai đoạn từ 1961 – 1965, nhân dân các xã phía Bắc hoàn thành trục tuyến địa đạo rồi phát triển ra nhiều nhánh thông với nhau. Bên trên địa đạo được trang bị rất nhiều ụ chiến đấu, hố đinh, hầm chuông, bãi mìn,… Đến năm 1965 có khoảng 200 km đường hầm đã được đào và chia thành 3 tầng khác nhau. Tầng trên cách mặt đất 3 m, cách tầng giữa 2 m, tầng cuối cùng sâu từ 8 – 10 m. Từ đó, nó được sử dụng với mục đích trú ẩn, hội họp, cất giữa vũ khí,…
Chia Sẻ Bài 🌹 Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Bằng Tiếng Anh – Bài 15
Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi Bằng Tiếng Anh giúp các em học hỏi và trau dồi thêm cho mình vốn từ vựng ngoại ngữ.
The tunnels of Củ Chi are an immense network of connecting tunnels located in the Củ Chi District of Ho Chi Minh City (Saigon), Vietnam, and are part of a much larger network of tunnels that underlie much of the country. The Củ Chi tunnels were the location of several military campaigns during the Vietnam War, and were the Viet Cong’s base of operations for the Tết Offensive in 1968.
The tunnels were used by Viet Cong soldiers as hiding spots during combat, as well as serving as communication and supply routes, hospitals, food and weapon caches and living quarters for numerous North Vietnamese fighters. The tunnel systems were of great importance to the Viet Cong in their resistance to American forces, and helped to counter the growing American military effort.
For the Viet Cong, life in the tunnels was difficult. Air, food and water were scarce, and the tunnels were infested with ants, venomous centipedes, snakes, scorpions, spiders, and rodents.
Most of the time, soldiers would spend the day in the tunnels working or resting and come out only at night to scavenge for supplies, tend their crops, or engage the enemy in battle. Sometimes, during periods of heavy bombing or American troop movement, they would be forced to remain underground for many days at a time. Sickness was rampant among the people living in the tunnels, especially malaria, which was the second largest cause of death next to battle wounds.
Tạm dịch
Địa đạo Củ Chi là một mạng lưới đường hầm liên kết rộng lớn nằm ở Huyện Củ Chi của Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Việt Nam, và là một phần của mạng lưới địa đạo lớn hơn nhiều trên khắp cả nước. Địa đạo Củ Chi là địa điểm của một số chiến dịch quân sự trong Chiến tranh Việt Nam, và là căn cứ hoạt động của Việt Cộng trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968.
Các địa đạo được lính Việt Cộng sử dụng làm nơi ẩn náu trong chiến đấu, cũng như làm đường liên lạc và tiếp tế, bệnh viện, kho chứa lương thực, vũ khí và nơi ở cho nhiều chiến binh Bắc Việt. Hệ thống đường hầm có tầm quan trọng lớn đối với Việt Cộng trong cuộc kháng chiến chống lại lực lượng Mỹ và giúp chống lại nỗ lực quân sự ngày càng tăng của Mỹ.
Đối với Việt Cộng, cuộc sống trong địa đạo thật khó khăn. Không khí, thức ăn và nước uống khan hiếm, và các đường hầm bị nhiễm kiến, rết độc, rắn, bọ cạp, nhện và các loài gặm nhấm.
Hầu hết thời gian, những người lính sẽ dành cả ngày trong các đường hầm để làm việc hoặc nghỉ ngơi và chỉ ra ngoài vào ban đêm để tìm kiếm nguồn cung cấp, chăm sóc cây trồng của họ hoặc giao tranh với kẻ thù trong trận chiến. Đôi khi, trong những thời kỳ ném bom nặng nề hoặc quân Mỹ di chuyển, họ sẽ bị buộc phải ở dưới lòng đất trong nhiều ngày cùng một lúc. Bệnh tật tràn lan trong những người sống trong địa đạo, đặc biệt là bệnh sốt rét, là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ hai sau vết thương chiến đấu.
Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Từ khóa » Thuyết Minh Giới Thiệu Về địa đạo Củ Chi
-
Thuyết Minh Địa Đạo Củ Chi (4 Mẫu) - Văn Mẫu Lớp 8
-
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Địa đạo Củ Chi - THPT Sóc Trăng
-
Thuyết Minh Về địa đạo Củ Chi - Địa Danh Lịch Sử - Kiến Thức Việt
-
Thuyết Minh Về địa đạo Củ Chi: Dàn ý & Văn Mẫu Cực Hay
-
THUYẾT MINH VỀ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI - Tài Liệu HDV DL
-
Thuyết Minh Về Địa đạo Củ Chi Hay Nhất (6 Mẫu)
-
Tài Liệu Về địa đạo Củ Chi Dành Riêng Cho Hướng Dẫn Viên Du Lịch
-
Ngữ Văn Lớp 9: Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Địa đạo Củ Chi
-
Bài Văn Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Địa đạo Củ Chi (DÀN Ý + VĂN ...
-
Thuyết Minh Về địa Danh Lịch Sử Địa đạo Củ Chi - Văn Mẫu Hay
-
Thuyết Minh Di Tích Lịch Sử Địa đạo Củ Chi
-
Dàn Bài Thuyết Minh Di Tích Lịch Sử Địa Đạo Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh)
-
Giới Thiệu Khu Di Tích Địa Đạo Củ Chi Diện Tích, Hình ảnh, Giá Trị Văn ...
-
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Địa đạo Củ Chi Cập Nhật - MuonMau