Thuyết Minh Về Hải Dương ❤️️16 Bài Giới Thiệu Hải Dương Hay

Thuyết Minh Về Hải Dương ❤️️ 26+ Bài Giới Thiệu Hải Dương Hay ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Viết Về Những Thắng Cảnh Và Di Tích Nổi Tiếng Ở Hải Dương.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Văn Thuyết Minh Về Hải Dương – Mẫu 1
  • Thuyết Minh Về Tỉnh Hải Dương – Mẫu 2
  • Thuyết Minh Về Quê Hương Hải Dương – Mẫu 3
  • Giới Thiệu Về Thành Phố Hải Dương – Mẫu 4
  • Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hải Dương – Mẫu 5
  • Thuyết Minh Về Đảo Cò (Hải Dương) – Mẫu 6
  • Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Hải Dương – Mẫu 7
  • Thuyết Minh Về Đền Sượt Hải Dương – Mẫu 8
  • Thuyết Minh Về Đền Bia Hải Dương – Mẫu 9
  • Thuyết Minh Về Đền Chu Văn An Hải Dương – Mẫu 10
  • Thuyết Minh Về Đặc Sản Hải Dương – Mẫu 11
  • Thuyết Minh Về Bánh Đậu Xanh Hải Dương – Mẫu 12
  • Giới Thiệu Về Hải Dương Bằng Tiếng Anh – Mẫu 13
  • Giới Thiệu Về Hải Dương Bằng Tiếng Trung – Mẫu 14
  • Giới Thiệu Về Hải Dương Bằng Tiếng Nhật – Mẫu 15
  • Giới Thiệu Về Hải Dương Bằng Tiếng Hàn – Mẫu 16

Văn Thuyết Minh Về Hải Dương – Mẫu 1

Hải Dương từ lâu đã là vùng đất địa linh nhân kiệt trên bản đồ đất nước. Bài văn thuyết minh về Hải Dương dưới đây sẽ đưa bạn đọc khám phá về vùng đất này.

Trong suốt chiều dài lịch sử, con người Xứ Đông xưa – Hải Dương nay luôn sáng tạo và tiếp biến có chọn lọc nhằm phát huy tốt những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể dựa trên những tiềm năng sẵn có để phát triển du lịch. Hải Dương nằm ở phía Đông Thăng Long – Hà Nội, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh), tiếp giáp 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên.

Từ bao đời, Hải Dương là “phên dậu phía Đông” của kinh thành Thăng Long, nơi gắn bó với tên tuổi của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa như: Khúc Thừa Dụ, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi… Với 3.199 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 144 di tích được xếp hạng Quốc gia, 04 khu di tích đã được xếp hạng quốc gia đặc biệt (khu di tích và danh thắng Côn Sơn – Kiếp Bạc đã được Chính phủ đưa vào danh mục xây dựng thành khu du lịch quốc gia); 08 bảo vật quốc gia và 09 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh.

Và trên địa bàn tỉnh còn nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú như núi Côn Sơn, núi Phượng Hoàng, núi An Phụ, núi Dương Nham, chùa Nhẫm Dương – tổ đường của Thiền phái Tào Động Việt Nam, nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm như xương động vật, xương người tiền sử hóa thạch, công cụ lao động bằng đá, đồ dùng sinh hoạt bằng gốm, tiền cổ… khẳng định loài người đã cư trú liên tục ở vùng đất Kinh Môn từ 5-3 vạn năm cách ngày nay, động Kính Chủ, sông Lục Đầu, rừng dẻ, rừng phong, bãi rễ,… và những vùng sinh thái hấp dẫn như sông Hương, Đảo Cò Chi Lăng Nam, Bến Tắm…

Cùng với đó, Hải Dương còn có nhiều làng nghề truyền thống danh tiếng như: chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng), gốm Chu Đậu (Nam Sách), kim hoàn Châu Khê (Bình Giang), Khắc ván in Hồng Lục, Liễu Tràng (TP Hải Dương), thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ), giày dép Tam Lâm (Gia Lộc), dệt chiếu Tiên Kiều (Thanh Hà)… Và một miền quê dạt dào các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát chèo, tuồng, hát ca trù, hát chầu văn, múa rối nước… đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể

Hải Dương có nhiều món ăn đặc sản ẩm thực nổi tiếng khắp trong, ngoài nước như: bánh đậu xanh – top 10 đặc sản quà tặng Châu Á, bánh khảo, bánh cuốn (TP Hải Dương), bánh gai (Ninh Giang), bánh đa Kẻ Sặt (Bình Giang), giò chả (Gia Lộc), gạo nếp cái hoa vàng, hành tỏi (Kinh Môn), vải thiều (Thanh Hà), rươi, cáy ở huyện (Tứ Kỳ, Kim Thành)…

Tương ứng với hệ thống di tích được phân bổ khá dày, Hải Dương có trên 700 di tích tổ chức được lễ hội, trong đó có những lễ hội lớn như Côn Sơn, Kiếp Bạc (Chí Linh), Đền Cao (Kinh Môn), Đền Tranh (Ninh Giang)… Có thể nói, lễ hội và di tích ở Hải Dương là một tiềm năng, thế mạnh lớn về văn hóa tâm linh cho ngành du lịch của tỉnh và của cả vùng Đông Bắc.

Với lợi thế đa dạng sinh học, giàu tiềm năng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch nông nghiệp – nông thôn, những năm qua tỉnh đã tiến hành quy hoạch các vùng, khu, điểm du lịch và liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố phía Bắc. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đang có một số nhà đầu tư lớn nghiên cứu đầu tư phát triển các khu đô thị mới theo hướng đô thị xanh, sinh thái, kết hợp nghỉ dưỡng với quy mô cấp vùng như: khu đô thị du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái Bến Tắm, Ngũ Đài Sơn (TP Chí Linh); khu du lịch sinh thái sông Hương (Thanh Hà); khu đô thị sinh thái Nam Đồng, bắc cầu Hàn, Ecopark (TP Hải Dương) và dọc hai bên bờ sông Thái Bình…

Hải Dương không chỉ có tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, giá trị lịch sử văn hoá mà còn thuận lợi về giao thông thuỷ, bộ, đường sắt, cảng biển và cảng hàng không, đặc biệt là mạng lưới giao thông kết nối liên tỉnh, liên vùng. Đây sẽ là lợi thế tốt để đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu đầu tư để tạo sự bứt phá phát triển du lịch trong tương lai.

Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Tỉnh Hải Dương – Mẫu 2

Tham khảo bài thuyết minh về tỉnh Hải Dương cùng những thông tin chi tiết về những nét đặc trưng riêng có nơi đây.

Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Hải Dương là một trong những khu vực văn hóa tâm linh của cả nước. Nơi đây có 1.098 khu di tích lịch sử, trong đó có 133 di tích quốc gia và nhiều khu di tích khác đã được xếp hạng đặc biệt quốc gia đó là khu Côn Sơn, Kiếp Bạc… Một số điểm du lịch đẹp và nổi tiếng là Côn Sơn – Kiếp Bạc, động Kính Chủ, đền cao An Phụ, gốm sứ Chu Đậu – Mỹ Xá, đảo cò Chi Lăng Nam …

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía Tây, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía Đông. Hải Dương là vùng đất địa linh nhân kiệt, một trung tâm văn hóa và tâm linh của miền Bắc với nhiều di tích lịch sử bậc nhất đã được xếp hạng ở Việt Nam vẫn còn được gìn giữ. Vùng đất chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn cùng nhiều lễ hội hàng năm hấp dẫn du khách đến tham quan.

Đến Hải Dương, du khách chắc chắn không muốn bỏ qua những danh thắng nổi tiếng nhất của tỉnh, như Khu di tích danh thắng Côn Sơn – Kiếp Bạc gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân trong lịch sử Việt Nam; Đảo Cò Chi Lăng Nam – điểm du lịch sinh thái “độc nhất vô nhị” của miền Bắc mang tới cho du khách những giây phút sống cùng thiên nhiên thật thư thái và thoải mái; Khu di tích, danh thắng Phượng Hoàng gắn liền với tên tuổi thầy giáo Chu Văn An; hay hang động Kính Chủ cũng là một điểm đến hấp dẫn khách tham quan ưa mạo hiểm và thích khám phá.

Bên cạnh những danh thắng lịch sử, Hải Dương còn có nền văn hóa truyền thống lâu đời với các làng nghề như: Làng gốm Chu Đậu, Làng chạm khắc gỗ Đông Giao, Làng rối nước Thanh Hải và các lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm như: Hội Côn Sơn, Hội đền Kiếp Bạc, Hội chùa Thanh mai… Đến với mảnh đất “Địa linh nhân kiệt”, không chỉ được đắm mình vào những cảnh đẹp thiên tạo hay khám phá các di tích lịch sử, du khách còn có cơ hội thưởng thức những đặc sản ngon nổi tiếng của Hải Dương như: bánh gai Ninh Giang, rươi Tứ Kỳ, hay bánh đậu xanh trứ danh. Chắc chắn Hải Dương sẽ đem đến cho du khách một trải nghiệm khó quên.

Tỉnh Hải Dương, một tỉnh đồng bằng ngạt ngào hương lúa, hương sen, hương vải, hương của bánh đậu xanh, của bánh gai đặc sản… đã làm lưu luyến bao du khách phương xa.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Quê Hương Hải Dương – Mẫu 3

Bài thuyết minh về quê hương Hải Dương sẽ là những góc nhìn bao quát giới thiệu đến bạn đọc một trong những vùng đất nổi danh của đồng bằng Bắc Bộ.

Hải Dương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, là một trong những trung tâm hành chính thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Hải Dương hiện đang được xây dựng với vai trò là một trung tâm công nghiệp của vùng thủ đô.

Cái tên Hải Dương có từ năm 1469. Sở dĩ nó được gọi như vậy bởi Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long, cũng là hướng mặt trời mọc. Hải Dương vì thế mà có nghĩa là ánh mặt trời biển Đông hay ánh sáng từ miền duyên hải (phía đông)chiếu về. Trong lịch sử, Hải Dương là một miền đất rất rộng lớn nên nó luôn giữ vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi, ông đã đánh giá rất cao vùng đất Hải Dương, coi nó là trấn thứ nhất trong bốn trấn kinh trấn và là phên giậu phía Đông của thành Thăng Long. Hay nói cách khác, Hải Dương có vị trí đắc địa và là cửa ngõ quan trọng bảo vệ kinh thành Thăng Long thời phong kiến từ phía đông.

Hải Dương là một trong những vùng đất địa linh nhân kiệt, là quê hương hoặc gắn liền với tên tuổi của những anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa lỗi lạc của nhân loại. Đó là nhà giáo Chu Văn An – danh sư tài đức vẹn toàn, là “người thầy của những người thầy”, là danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi với tư tưởng vượt thời đại nhiều thế kỉ, là lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Tất cả những con người ấy đã góp công sức để xây dựng và bảo vệ nước nhà trong suốt cuộc đời của họ.

Hải Dương là mảnh đất rất coi trọng việc học và có truyền thống từ lâu đời. Chỉ riêng Hải Dương đã có tới 486 tiến sĩ trên tổng số 2989 vị đỗ đại khoa qua các triều đại phong kiến của Việt Nam. Đặc biệt là ở làng Mộ Trạch (Bình Giang, Hải Dương) được xem là “lò tiến sĩ xứ Đông” bởi làng này đã có tới 36 vị đỗ đại khoa, đứng đầu các làng có người đỗ tiến sĩ trên cả nước. Chỉ chừng ấy cũng có thể thấy truyền thống hiếu học và trí tuệ của con người, mảnh đất Hải Dương.

Đây cũng là cái nôi của nghệ thuật múa rối nước – hình thức nghệ thuật độc đáo, đầy sáng tạo của người Việt. Hiện nay, ở Hải Dương còn hai phường múa rối nước là Thanh Hải – Thanh Hà và Hồng Phong. Múa rối nước là hình thức diễn xướng nghệ thuật gần gũi, dân dã gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của người dân lao động. Chính điều ấy đã làm nên sức hút và trở thàn niềm tự hào không chỉ của nhân dân Hải Dương mà còn của cả người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Nhắc tới Hải Dương, người ta sẽ nhớ tới món bánh đậu xanh ngon lành, nhớ tới món bánh đa cá rô, rươi, mắm rươi và những thắng cảnh lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc – quần thể di tích đặc biệt của quốc gia bởi nó gắn liền với những trang sử hào hùng của nhà Trần, của nghĩa quân Lam Sơn, gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của những người anh hùng dân tộc Mạc Hiển Tích – Mạc Kiến Quang, Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Trần Nguyên Đán và cả danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi…

Con người Hải Dương cũng đáng mến, dễ gần, cần cù, chịu khó như chính lịch sử mà cha ông họ đã gây dựng nên. Người Hải Dương nhẹ nhàng, bình dị mà chỉ gần gặp và tiếp xúc cũng đủ để người ta nhớ một đời….

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Giới Thiệu Về Thành Phố Hải Dương – Mẫu 4

Bài giới thiệu về thành phố Hải Dương sẽ giúp bạn đọc khám phá một trong những trọng điểm phát triển của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đón đọc bài thuyết minh về thành phố Hải Dương ngắn gọn dưới đây:

Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế, kỹ thuật, giáo dục, khoa học, y tế, dịch vụ của tỉnh Hải Dương, nằm trong vùng thủ đô Hà Nội và tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Thành phố Hải Dương hiện là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Hải Dương.

Thành phố Hải Dương là thành phố trực thuộc tỉnh nằm ở trung tâm của tỉnh Hải Dương, cách Thủ đô Hà Nội 57 km về phía Đông, cách thành phố Hải Dương 45 km về phía Tây. Thành phố Hải Dương là đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội đối với tỉnh, klhu vực, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Thành phố Hải Dương là trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ của tỉnh, đồng thời là một trong những trung tâm về công nghiệp của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.Thành phố Hải Dương hiện là 1 đô thị trong vùng Thủ đô Hà Nội. Cùng với các thành phố Thái Nguyên, Việt Trì, thành phố Hải Dương sẽ được đầu tư để trở thành một trong 3 đô thị cấp trung tâm vùng (đô thị cấp 1) và là một trung tâm công nghiệp của toàn vùng.

Đặc sản thành phố Hải Dương có thể kể đến như: Bánh đậu xanh, bánh khảo, bánh cuốn, Cốm làng Thạc (An Châu). thành phố Hải Dương có một số nhà máy lớn và hiện đại, nhiều xí nghiệp vệ tinh cho các khu công nghiệp của tỉnh và khu vực. Nơi đây có núi, có sông- trên bến dưới thuyền, có đường bộ, thuỷ rất thuận tiện để phát triển kinh tê, giao lưu với các bạn hàng trong và ngoài nước.

Nhìn chung, thành phố Hải Dương không chỉ có tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên mà còn có bề dày giá trị lịch sử văn hoá thu hút đông đáo du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Gợi ý cho bạn 🌹 Thuyết Minh Về Hòa Bình 🌹 15 Bài Giới Thiệu Hòa Bình Hay

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hải Dương – Mẫu 5

Đón đọc bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Hải Dương với những địa điểm nổi tiếng hấp dẫn du khách đến với vùng đất này.

Với những ai đã từng đến thăm mảnh đất Hải Dương, không thể không biết đến di tích lịch sử Côn Sơn Kiếp Bạc, đây được coi là một trong số các di tích đặc biệt cấp quốc gia gắn liền với những sự kiện lịch sử đầy oai hùng của dân tộc Việt Nam ta.

Quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc tọa lạc tại xã Cộng Hòa, Chí Linh, tỉnh Hải Dương, gắn liền với các chiến công đánh thắng quân Nguyên Mông của dân tộc vào thế kỉ XIII, cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh xâm lược ở thế kỉ XV đồng thời gắn với các vị anh hùng dân tộc, danh nhân lớn như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo. Đến với quần thể Côn Sơn Kiếp Bạc, ta không chỉ được thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nơi đây mà còn được tìm hiểu những kiến thức văn hóa lịch sử vô cùng hữu ích về chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc và các đền thờ (đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Hãn).

Trước tiên, cùng ghé thăm chùa Côn Sơn hay còn gọi là Thiên Tư Phúc Tự (chùa được trời ban phước lành), hoặc chùa Hun – gắn với sự kiện quân dân ta hun gỗ làm than, hỏa công hun giặc khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (thế kỉ X). Ngôi chùa được xây dựng từ thời Đinh năm 1329 và được mở rộng hơn về quy mô dưới thời nhà Trần.

Chùa nằm ẩn mình dưới những vòm cổ thụ xanh rì bên chân núi Côn Sơn với lối kiến trúc độc đáo hình chữ công. Cấu trúc chùa bao gồm Thượng điện, Tiền đường, Thiêu lương, nhà Tổ. Nơi đây không chỉ thờ Phật mà còn thờ các vị Tổ có công tu tạo chùa như vua Trần Nhân Tông, thiền sư Huyền Quang, thiền sư Pháp Loa và là nơi gìn giữ rất nhiều cổ vật giá trị.

Tiếp đến là đền Kiếp Bạc, nằm giữa hai thôn nên tên đền là sự ghép tên của làng Kiếp (Vạn Yên) và làng Bạc (Dược Sơn) , thuộc xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh. Vị trí của đền một bên nằm gần Lục Đầu Giang, chính là nơi tụ hội của 6 con sông: Sông Cầu, Thương, Lục Nam, Đuống, Kinh Thầy và sông Thái Bình; một bên được bao bọc bởi Đền cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 cây số và khoảng 5 cây so với chùa Côn Sơn.

Lịch sử ra đời của đền Kiếp Bạc gắn với sự kiện Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn chọn nơi đây làm nơi huấn luyện quân binh, cất giấu vũ khí, lương thực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Sau khi giành thắng lợi giòn giã, đến thế kỉ XIV, để tưởng nhớ công ơn của vị tướng kiệt xuất này, nhân dân đã xây dựng đền thờ Kiếp Bạc. Tại nơi đây, bước qua cánh cổng lớn, du khách sẽ nhìn thấy Giếng Ngọc mắt rồng, men theo con đường lát đá sạch sẽ là nơi để kiệu và một án thờ.

Đền Kiếp Bạc gồm tòa điện bên ngoài thờ Phạm Ngũ Lão, tòa tiếp thờ Trần Hưng Đạo và trong cùng là thờ công chúa Thiên Thành (vợ ông) cùng Nhị vị Vương cô (hai con gái). Ngoài những bức tượng đồng, trong điện còn trưng bày bài vị thờ các con trai Hưng Đạo Vương và hai tướng Yết Kiêu, Dã Tượng. Đền mở hội vào đúng ngày mất của Trần Hưng Đạo (20/8 Âm lịch hằng năm) với phần lễ và phần hội trang nghiêm nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của ông.

Ngoài chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc, du khách đến với quần thể di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc còn được tham quan đền thờ Nguyễn Trãi – danh nhân văn hóa thế giới, được xây dựng trên khu đất rộng gần 10 nghìn mét vuông, tọa lạc tại chân núi Ngũ Nhạc và đền thờ Trần Nguyên Hãn – đại công thần nhà Lê, cũng là em con cậu ruột của Nguyễn Trãi với kiến trúc độc đáo, hòa hợp với thiên nhiên, đất trời.

Nếu có dịp, bạn hãy một lần tới thăm Côn Sơn, Kiếp Bạc để tận hưởng vẻ đẹp của cảnh sắc nơi đây, để cùng hòa mình vào thiên nhiên như năm xưa Nguyễn Trãi đã từng miêu tả trong những vần thơ trữ tình đặc sắc:

“Côn Sơn suối chảy rì rầmTa nghe như tiếng đàn cầm bên taiCôn Sơn có đá rêu phơiTa ngồi trên đá như ngồi đệm êmTrong rừng có bóng trúc râmDưới màu xanh mát, ta ngâm thơ nhàn…”

Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Côn Sơn Kiếp Bạc 🌹 14 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đảo Cò (Hải Dương) – Mẫu 6

Bài thuyết minh về Đảo Cò (Hải Dương) sẽ giới thiệu đến bạn đọc một trong những thắng cảnh hiếm hoi giữ được hệ sinh thái tự nhiên sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị.

Đảo Cò Chi Lăng Nam nổi lên như một viên ngọc quý mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đất Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, nơi trú ngụ của hàng vạn chú cò, vạc, chim nước quần tụ giữa không gian xanh mát. Trong những năm gần đây, đảo Cò Chi Lăng Nam đã trở thành điểm đến thú vị để du khách chiêm ngưỡng và trải nghiệm. Đến với khu du lịch sinh thái đảo Cò Chi Lăng Nam, du khách có dịp thưởng ngoạn đắm mình trong không gian thiên nhiên thoáng đãng, thanh bình, thỏa sức ngắm nhìn những cánh cò, cánh vạc chao liệng trên không trung…

Khu sinh thái Đảo Cò – nơi có hàng chục ngàn loài chim cò về trú ngụ luôn thu hút đông đảo du khách đến tham quan suốt bốn mùa trong năm. Nơi đây có diện tích 31,673 ha, là “ngôi nhà chung” của nhiều loài cò, vạc, chim nước quý. Hiện nay, ở đảo cò Chi Lăng Nam có khoảng 16.000 con cò và 6.000 con vạc sinh sống. Đây là nơi cư trú của 6 loài cò khác nhau như: Cò trắng, cò lửa, cò bợ, cò ghềnh, cò diệc và cò ruồi, trong đó đông nhất là cò ruồi.

Bên cạnh đó, đảo Cò còn là nơi trú ngụ của loài vạc xám, vạc lưng xanh, vạc sao, cùng nhiều loài chim quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng như: Diệc xám, chim trả, bói cá, bồng chanh, cuốc, cú mèo… Sự đa dạng phong phú của của các loài chim, cò và thuỷ sản đã tạo ra một hệ sinh thái độc đáo, hấp dẫn. Chính vì vậy, từ lâu, nơi đây đã trở thành điểm tham quan, học tập và nghiên cứu thú vị của nhiều trường học trong vùng. Sáng sớm và chiều tối trên đảo Cò Chi Lăng Nam, du khách được chứng kiến một bức tranh thiên nhiên cực đẹp với hàng trăm đàn cò, đàn vạc bay đi, bay về phủ kín cả khoảng không mặt hồ.

Ngồi trên thuyền bồng bềnh giữa sóng nước mặt hồ, du khách có thể thả mình vào không gian hữu tình của sông nước và cảm nhận âm thanh của giàn đồng ca, lúc trầm lúc bổng của các loại chim gọi nhau đi kiếm ăn buổi sáng hay ríu rít gọi nhau về tổ mỗi khi chiều buông xuống. Nếu từng đàn cò đi kiếm ăn vào buổi sớm, bay kín cả mặt hồ và hòn đảo thì đàn vạc nâu lại lặng lẽ kiếm ăn vào lúc ban tối, cất tiếng kêu thỏ thẻ trong đêm khuya thanh vắng tạo nên những bản hòa tấu nhịp nhàng phát ra từ những lùm cây.

Một cảm xúc thăng hoa mà dịu dàng luôn xâm chiếm tâm hồn du khách tới đây. Thảm thực vật phong phú như một biển xanh tươi mát, tạo cảm giác thư thái dễ chịu. Nơi ấy là hồ nước mênh mông với những con sóng lăn tăn nhẹ nhàng, như vết gợn của thời gian không ngừng trôi. Trước cảnh đẹp tuyệt vời, ai có diễm phúc được đặt chân đến đều trầm ngâm nghĩ ngợi. Ngước lên trời, từng đàn cò, vạc bay lượn. Đến đảo Cò ở Hải Dương, một không gian tĩnh lặng hiện ra trước mắt. Thời gian như trôi chậm hơn, cảm giác như dừng lại, như những cánh cò hằng ngày bay liệng rồi đậu xuống.

Đến với đảo Cò Chi Lăng Nam, ngoài việc tận mắt chứng kiến hàng ngàn, hàng vạn chú cò, vạc, với nhiều loài quý hiếm khác nhau, du khách còn được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên kỳ diệu. Không chỉ hít hà không khí trong lành căng lồng ngực mà du khách còn được khám phá, trải nghiệm thú vị với những khoảnh khắc đáng nhớ cùng thiên nhiên thoáng đãng và rất đỗi bình yên.​​​​​​

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Hải Dương – Mẫu 7

Với đề văn thuyết minh về di tích lịch sử ở Hải Dương, các em học sinh có thể tham khảo gợi ý giới thiệu về văn miếu Mao Điền trong bài văn mẫu dưới đây:

Nằm trên quốc lộ số 5, cách thành phố Hải Dương 15 km, Văn Miếu Mao Điền là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng. Trong hệ thống văn miếu của cả nước thì Văn Miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Từ giữa thế kỷ thứ XV, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ, quan lại…nhà Lê đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập), trong đó có Văn Miếu Mao Điền. Nơi đây xưa, thuộc tổng Mao Điền, phủ Bình Giang, trấn Hải Dương. Nay thuộc thôn Mao Điền, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ngay từ khi mới xây dựng, Văn Miếu đã là một công trình kiến trúc văn hóa bề thế, uy nghi.

Phần chính gồm hai toà nhà lớn 7 gian, mái cong vút, chạm trổ hình rồng , phượng…, áp sát vào nhau. Nhà trong thờ Khổng Tử- ông tổ của nho học. Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm ở hai hướng đông và tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà Đông vu, Tây vu. Tiếp đến là hai gác chuông xây cất rất hoành tráng. Phía trước là hai hồ nước trong xanh in bóng cây gạo già hàng trăm năm tuổi. Xung quanh là bạt ngàn các loại cây cảnh, cây ăn quả ôm lấy Văn Miếu càng tôn thêm vẻ trang nghiêm, tĩnh mịch, dịu mát, êm đềm của khu di tích, du lịch nổi tiếng xứ đông.

Xưa kia Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành nên gọi là xứ Đông, đây là vùng “đất học” vì thế triều Lê đã coi đây là một trong những trung tâm văn hoá giáo dục của cả nước, tiến hành tổ chức nhiều kỳ thi hội. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử ở khắp nơi tề tựu về đây dựng lều chõng kín khắp cả khu cánh đồng Tràn phía trước. Trong số các sĩ tử đó có nhiều người là con dân của Hải Dương đã tham dự và hiển đạt từ chính nơi đây. Trong đó có cả danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm, người mà trí tuệ và nhân cách đã toả sáng suốt bao thế kỷ.

Như vậy trong quá trình tồn tại, Văn Miếu Mao Điền từ vị trí là trường học của riêng trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả vùng, góp phần giáo dục và đào tạo nhân tài cho địa phương và cho cả giang sơn xã tắc. Nơi đây còn nhiều dấu tích của các sĩ tử, danh nhân đã chiếm bảng vàng trạng nguyên trong kỳ thi ở cấp cao hơn. Nhiều người đã vinh hiển đã trở về thăm lại trường học xưa, xúc động viết lên những bài thơ còn in lại trên các bia đá cổ.

Năm 1948 giặc Pháp đánh chiếm Mao Điền, chúng biến Văn Miếu thành khu căn cứ chiếm đóng, phá nhà, xây lô cốt, tường rào kẽm gai xung quanh, tiến hành tàn sát, chém giết những người dân vô tội. Đạn bom và những năm tháng chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế. Trận bão năm 1973 đã đánh sập 5 gian nhà Giải vũ – Tây vu. Năm 2002 được sự đầu tư, hỗ trợ của các ban, ngành Trung ương và các cấp Đảng bộ chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn Miếu. Sau hơn hai năm nỗ lực thi công, công trình đã khánh thành.

Giờ đây nhìn lại diện mạo rạng rỡ của Văn Miếu, mỗi người dân đều phấn chấn, tự hào. Nền văn hiến ngàn đời của xứ Đông, trung tâm truyền thống văn hoá giáo dục của cả vùng đã được khôi phục. Hàng năm, cứ đến tháng 2 âm lịch, tỉnh Hải Dương lại mở hội Văn Miếu; những người con của quê hương ở khắp nơi lại tề tựu về đây dự lễ hội, báo công, dâng hương tưởng nhớ các bậc danh nhân, tiên hiền của đất nước; chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy uy nghi của một di tích văn hoá như một toà thành cổ mọc lên giữa cánh đồng lúa xanh bạt ngàn của Văn miếu.

Du khách viễn phương chắp tay đứng trước các vị vạn thế sư biểu: Khổng Tử, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…lòng càng thêm thành kính khâm phục, quyết tâm noi theo các bậc tiên hiền, tự rèn luyện, học hỏi để trở thành những người con hữu dụng của quê hương, đất nước.

Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Hậu Giang 🌼 15 Bài Giới Thiệu Hậu Giang Hay

Thuyết Minh Về Đền Sượt Hải Dương – Mẫu 8

Đón đọc bài văn mẫu thuyết minh về đền Sượt Hải Dương để tìm hiểu những thông tin quan trọng về địa danh này.

Nằm ngay trên đường Nguyễn Văn Linh – trung tâm thành phố Hải Dương, đền Sượt nổi tiếng là nơi rút thẻ rất linh thiêng được rất nhiều người dân cũng như du khách thập phương ghé thăm.

Thanh Cương linh từ hay Quang liệt miếu, nôm gọi là đền Sượt, ở tại làng Thanh Cương, phường Thanh Bình, Thành Phố Hải Dương, thờ Vũ Hựu, một danh tướng thời Lê sơ, quê tại làng Thanh Cương. Khi qua đời (16.11 năm Tân Tỵ-1521) được tôn là Thượng đẳng phúc thần, Minh quốc linh ứng, Hiển Hựu đại vương và Thành hoàng làng. Đền Sượt được xây dựng từ sau khi Vũ Hựu qua đời. Công trình hiện còn mang dấu ấn kiến trúc TK XIX. Di tích đã được nhà nước xếp hạng năm 1992.

Trước cách mạng tháng tám Lễ hội đền Sượt được tổ chức nhưng không phải năm nào cũng tổ chức rước, biểu diễn văn nghệ hay tổ chức trò đánh Bệt. Việc tổ chức rước và trò đánh Bệt từ năm 1937. Sau đó đã không có điều kiện tổ chức hàng năm, phải tới năm 1919 do sự chỉ đạo của Sở Văn hoá Thông tin, việc rước và trò đánh Bệt mới được phục hồi, nhưng nghi thức diễn ra chưa được đầy đủ như ngày xưa. Lễ hội đền Sượt được duy trì đều từ năm 1990 trở lại đây.

Các hoạt động lễ hội diễn ra từ ngày 1 tháng 7 đến 9 tháng 3 hằng năm. Ngày 9 tháng 3 tổ chức lễ Mộc dục, đón khách thập phương về dâng hương. Tối 9 tháng 3 ban khánh tiết sửa lễ gồm xôi, gà, rượu trắng, trầu cau, vàng hương làm lễ cáo yết tại đền. Ngày 10 tháng 3 vào buổi sáng ban khánh tiết sắm lễ xôi gà, rượu trắng, trầu cau, hương hoa dâng Đức Thánh tại đền. Từ năm 1999 đến nay, dân làng tổ chức rước kiệu từ đền, qua khu lăng mộ Đức Thánh – đến đình – về đền.

Thứ tự đoàn rước trong lễ hội đi đầu là múa lân – cờ hội – bát biểu – kiệu long đình (8 ngươi khênh kiệu là thanh niên chưa vợ). Nhạc rước có tù và, bát âm và chiêng. Sau kiệu là những mâm lễ vật của dân làng. Sau khi đoàn rước về ổn định tại sân đền, kiệu được đưa vào hậu cung, trưởng ban khánh tiết thắp hương. Nội dung lễ dâng hương ca ngợi công đức của Đức Thánh và nêu trách nhiệm của Ban quản lý di tích, mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ di tích. Sau khi đọc xong diễn văn, các gia đình ở thôn Thanh Cương và khách thập phương vào dâng lễ.

Hiện tại thôn Thanh Cương vẫn tổ chức hội, tuần gồm 24 cụ. Cụ có tuổi cao nhất là 80, người ít tuổi nhất là 50. Hội tuần có nhiệm vụ lo việc tuần tiết tại đền: Ngày sóc, ngày vọng (ngày mùng 1 và ngày rằm) cùng các ngày tế lễ theo tục cũ đến nay thôn vẫn còn giữ được. Hội đền Sượt tuy không được tổ chức các trò diễn như ngày xưa, xong vẫn còn giữ được một số trò vui như: Chọi gà, cờ tướng, biểu diễn chèo… Năm 1999 trò đánh Bệt được tổ chức lại, đã được dân làng nhiệt tình tham gia. Trước khi vào hội, đinh tráng từ 18-54 tuổi đều phải sắm gậy đánh bệt.

Lễ hội đền Sượt từ xưa đã được coi như là một lễ hội vùng có quy mô lớn, thu hút nhân dân từ các tỉnh như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng về dự. Ngày nay, đền Sượt vẫn còn là một trung tâm tín ngưỡng hưng thịnh. Đặc biệt là những ngày đầu xuân, ngày lễ hội, ngày rằm mùng 1 đã thu hút đông đảo nhân dân đến sinh hoạt tín ngưỡng. Ở đây sở dĩ thu hút đông đảo du khách ngoài cảnh đẹp của đền và truyền thống uống nước nhớ nguồn còn có nguyên nhân cho rằng: Thẻ của đền Sượt khá ứng nghiệm.

Hộp thẻ có 100 quẻ tiêm được ghi thứ tự trên các thanh tre dài khoảng 20cm, vót mỏng bản có chiều rộng khoảng 1cm. Trên đầu mỗi quẻ tiêm được đề bằng chữ Hán và số tự nhiên từ số 1 đến 100, mỗi thử được ứng với cuộc đời số phận của một đức thánh hiền hoặc một quan chức trong lịch sử Trung Quốc. Trong tâm linh của nhiều người cho rằng Đức Thánh đền Sượt rất thiêng, những người đến cầu phúc, những điều tâm đức thường được phù hộ.

Tặng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Hải Phòng 🌹 18 Bài Giới Thiệu Hải Phòng Hay

Thuyết Minh Về Đền Bia Hải Dương – Mẫu 9

Bài thuyết minh về đền Bia Hải Dương sẽ giúp bạn đọc khám phá cụ thể hơn những đặc điểm và giá trị văn hoá, lịch sử của địa danh này.

Toàn tỉnh Hải Dương có bốn Di tích quốc gia đặc biệt thì huyện Cẩm Giàng chiếm tới một nửa. Những di sản này là nền tảng tinh thần giúp người dân huyện Cẩm Giàng thêm lạc quan, yêu cuộc sống và có sức mạnh bền bỉ để vượt qua mọi khó khăn, vươn lên làm giàu. Di tích đền Bia là một trong những di tích nổi bậc nhất của huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Đền Bia nằm trên cánh đồng phía tây thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương. Trong đền có tấm bia đá từ thời Hậu Lê, là di vật kỷ niệm của danh y Tuệ Tĩnh nên đền có tên là Đền Bia. Tấm bia đá được người dân ở đây coi như bảo vật thờ phụng suốt mấy trăm năm là câu chuyện xúc động liên quan đến cuộc đời của vị đại danh y được người đời xưng tụng – “vị thánh thuốc nam”.

Tương truyền, năm 1690 tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đi sứ sang Trung Hoa, tình cờ thấy mộ Tuệ Tĩnh, nhận ra là người cùng làng. Cảm động với lời nhắn gửi thiết tha của vị danh y được khắc phía sau tấm bia mộ, tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đã sao chép bia mộ và tạc khắc bia đá mang về quê hương và dựng nên đề bia để thờ. Đền Bia là một công trình khang trang bề thế tọa lạc trên một diện tích rộng 4 ha. Tòa bộ đền chính xây kiểu lòng thuyền tứ trụ, vì con chồng đấu sen, bức cốn chạm long cuốn thuỷ và hoa lá. Tất cả được bố trí trong một khuôn viên rộng có những vườn thuốc Nam và cây cối bao quanh.

Đền nhìn về tam quan ở hướng bắc qua một hồ nước khá rộng hình chữ nhật, xung quanh là cánh đồng giữa hai làng Văn Thai và Nghĩa Phú. Bên phải đền là một bãi đỗ xe trước cổng phụ có gác thường trực. Cạnh lối này có một thủy đình trên hồ. Bước lên thềm rồng trước bức bình phong đề chữ “Phúc” du khách đi vào một sân rộng lát gạch Bát Tràng nằm ở giữa hai dãy nhà tả, hữu vu.

Nghi môn thuộc khu thờ tự gồm 3 tòa cổng. Tòa cổng chính giữa 3 gian, 2 tầng mái, 8 mái. Hai tòa cổng hai bên, 1 gian, 2 tầng mái, 8 mái. Trước nghi môn là hồ nước rộng, có mặt bằng hình chữ nhật. Trên hồ, phía bên trái là một tòa Thủy đình, mặt bằng lục giác, 2 tầng mái, 12 mái. Từ Thủy đình vào bờ qua một cây cầu. Sau hồ nước là một sân trong rộng. Hai bên sân là hai tòa Tả vu và Hữu vu.

Điện thờ có mặt bằng kiểu “tiền chữ nhất, hậu chữ đinh”, gồm tòa Tiền đường và Hậu đường. Tòa Tiền đường 5 gian, 2 tầng mái, 8 mái, theo phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Tòa Hậu đường có mặt bằng hình chữ T (chữ đinh), gồm tòa Bái đường 5 gian và Hậu cung 3 gian. Bên trong gian Hậu cung đặt tượng thờ Đại danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh. Toà tiền tế từng được trùng tu năm 1993, mang đậm phong cách nghệ thuật kiến trúc của thời Nguyễn; bao gồm 5 gian với diện tích 120m2. Tòa trung từ và hậu cung nhỏ hơn nhưng chắc chắn và đồng bộ từ kiến trúc đến các đồ thờ tự.

Ở Hậu cung, trong khám thờ tượng Tuệ Tĩnh, đó là một bức tượng đúc bằng đồng ngồi trên ngai nhỏ, đầu đội khay, mắt sáng, râu dài, hai tay chắp trước ngực, mặc áo thêu hình rồng. Theo sử sách trong chùa viết lại thì bức tượng này do nhân dân trong làng Văn Thai tự tay đúc để thờ từ những ngày đầu xây dựng đền.

Phía sau cùng của gian hậu cung còn có một tấm bia đá trông như cây cột nhỏ, cao khoảng 80cm và rộng khoảng 20cm, đầu được mài nhọn. Do thời gian và con người, những chữ khắc trên bia đã mờ và bị đục nham nhở, rất khó đọc. Theo Ban quản lý di tích đền Bia đó chính là dòng chữ ghi lại ước mong của thiền sư Tuệ Tĩnh trước khi mất ở nơi đất khách quê người: “Về sau có ai bên nước nhà sang, nhớ cho hài cốt tôi về với”.

Khu y xá gồm ba công trình nhà bắt mạch kê đơn thuốc, nhà bốc thuốc và nhà chẩn trị. Đây là nơi bắt mach, kê đơn và chữa bệnh của các lương y. Khu vườn thuốc là một vườn thuốc Nam rộng 1.200 m², được chia làm 9 ô tương ứng với 9 bài thuốc là 9 nhóm bệnh phổ biến. Vườn thuốc đền Bia không chỉ là vườn thuốc mẫu, mà nó còn là trường học thực địa cho sinh viên ngành Y dược Việt.

Trong đền Bia hiện nay còn lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử, trong đó có một bệ đá thời Nguyễn chạm khắc hình tứ linh tứ quý và một cỗ khám thờ bằng gỗ sơn son thiếp vàng để đặt tượng Tuệ Tĩnh. Chính điện treo bức đại tự ghi 4 chữ “Thánh cung vạn tuế”, nghĩa là “Đức thánh muôn tuổi”.

Hàng năm, du khách mọi miền đổ về đền Bia đông nhất vào dịp đầu năm mới và dịp lễ hội vào ngày 1 tháng tư âm lịch hàng năm. Ngoài việc tới đền tham quan, chiêm bái tại đền, du khách còn có thể tham gia vào những hoạt động vui chơi giải trí, mua đồ lưu niệm, xin chữ thư pháp đầu năm và tham quan vườn thuốc nam trong khuôn viên đền.

Các phần lễ và phần hội phong phú với nhiều nghi thức độc đáo sẽ mang đến thành công lễ hội. Lễ hội Đền Bia có sức hút rất lớn đối với nhân dân và khách thập phương, bởi tầm ảnh hưởng của Ông trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử dân tộc. Du khách thập phương đến đây không chỉ để chiêm ngưỡng cảnh quan của đền mà còn muốn tỏ lòng thành kính và tri ân tới Đức Thánh Tuệ Tĩnh, cầu cho quốc thái dân an, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Lễ hội đền Bia chính là nơi quy tụ nhiều nét văn hóa mang tính đặc trưng, nơi giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong nền văn hóa đa dạng và đặc sắc của văn hóa Việt Nam.

Trải qua hàng trăm năm cùng với bao nhiêu biến cố của lịch sử, tấm bia đá khắc di nguyện của danh y Tuệ Tĩnh luôn tồn tại cùng với thời gian, được người dân ở đây xem như bảo vật thờ phụng suốt mấy trăm năm qua. Di tích đền Bia mãi mãi là niềm tự hào của người dân Cẩm Giàng bởi những giá trị văn hóa, lịch sử quan trọng của nó.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Thuyết Minh Về Đền Chu Văn An Hải Dương – Mẫu 10

Một trong những di tích thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của ông cha ta chính là đền thờ Chu Văn An. Đón đọc và tìm hiểu cụ thể hơn trong bài thuyết minh về đền Chu Văn An Hải Dương như sau:

Đã thành lệ, mỗi khi có dịp về thăm quê ngoại ở Chí Linh – Hải Dương, tôi thường cùng mẹ đi thăm viếng một số đền, chùa nằm trong quần thể di tích ở đây, như Côn Sơn – Kiếp Bạc, đền thờ Nguyễn Trãi, đền Sinh và đền thờ Chu Văn An… Với Đền thờ Chu Văn An, mỗi khi về đây, tôi đều có cảm nghĩ sâu sắc hơn về đạo làm thầy, về đạo học mà Nhà giáo Chu Văn An đã gửi lại cho hậu thế từ hơn 600 năm trước.

Từ Quốc lộ 18, vượt qua con đường đất khoảng 3km, với dốc núi quanh co giữa bạt ngàn những vườn nhãn, na, bưởi, tiếp đến là những rặng thông xanh mướt, chúng tôi đến núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An (trước đây là xã Kiệt Đặc), huyện Chí Linh, Hải Dương, nơi có quần thể di tích đền thờ Chu Văn An. Đền được Nhà nước xếp hạng Khu di tích lịch sử quốc gia năm 1998 và được trùng tu, tôn tạo, khánh thành vào đầu năm 2008.

Bước vào khuôn viên khu di tích, ngay từ cổng lên đền chính nổi bật chữ “Học” được viết theo nét bút thư pháp trông xa như một tấm thảm nhung trải lên các bậc đá để bước lên Đền. Kế tiếp là hàng chữ “Vạn thế sư biểu” bằng Hán tự in trên nền đá thể hiện tấm lòng tôn kính của bao thế hệ người Việt dành cho nhà giáo Chu Văn An.

Ngôi đền chính được thiết kế theo kiểu “chồng diêm” tám mái thể hiện sự tôn vinh đẳng cấp và tầm vóc của danh nhân theo tập quán người Việt. Nhà gỗ lim lợp ngói liệt, nhà bia cũ, bậc thềm đá, đồ thờ sơn son thiếp vàng… Hai bên Đền là nhà giải vũ, sân thượng, sân trung, sân hạ, đôi rồng đá, hai nhà bia…

Nguyên khởi của ngôi đền chính “Điện lưu quang”, nơi 600 năm trước thầy Chu Văn An sau khi từ bỏ mũ áo chốn quan trường, trở về mở trường dạy học, viết sách, làm thơ, nghiên cứu y dược, sống cuộc đời của một ‘‘tiều ẩn” (ông ví mình như một tiều phu ẩn dật chốn rừng sâu) an nhàn, thanh bạch, vui với cỏ cây, mây nước. Nhìn bao quát, ngôi đền không nguy nga hoành tráng, cầu kì, mà được thiết kế, xây dựng, bài trí độc đáo, đậm màu sắc truyền thống vừa toát lên vẻ nghiêm cẩn, vừa ấm áp, trang trọng.

Người coi đền, với khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đang lúi húi quét dọn lá rơi trên khoảng sân rộng, thấy chúng tôi lên Đền liền chắp tay chào. Ông cho biết, vào mỗi dịp lễ tết đến hay tuần rằm, mùng một, đặc biệt là vào mùa thi cử, nơi đây luôn có đông đảo người địa phương và du khách đến chiêm bái, thành lễ.

Những lúc ấy, tại thư phòng phía trái Đền thường có các cụ đồ Nho trong trang phục xưa, ngồi thảo những con chữ giàu ý nghĩa bằng màu mực đỏ đặc trưng, tương truyền là màu mực nhà giáo Chu Văn An thường sử dụng ngày trước hàm ý về tấm lòng trung trinh, son sắc của mình với dân với nước. Trong những dịp này, các bậc phụ huynh, các em học sinh, hoặc các văn nhân, thi sĩ nặng nợ nghiệp bút nghiên thường đến đền xin chữ, cũng là cầu mong sự học, sự viết luôn được suôn sẻ, đỗ đạt, đơm hoa kết nụ.

Tôi cùng mẹ vào chính điện thành kính làm lễ. Vì đang là ngày thường nên nơi đây khá vắng vẻ, không có nhiều khách thập phương đến thăm viếng, chiêm bái. Khói hương trầm mặc, bảng lảng. Sư thầy trong sắc áo nâu sồng thỉnh một hồi chuông dài khiến không gian vốn yên ả, thanh bình nơi đây như càng tĩnh lặng hơn, hoài cảm theo tiếng chuông vẳng vào thinh không. Cả ngôi đền nằm giữa bát ngát thông xanh trong ánh chiều vàng thu cũng như lung linh trong sắc màu huyền thoại về một Nhà giáo tài, đức vẹn toàn: Vạn thế sư biểu Chu Văn An.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Hà Tĩnh 🍀 15 Bài Giới Thiệu Hà Tĩnh Hay

Thuyết Minh Về Đặc Sản Hải Dương – Mẫu 11

Để viết bài thuyết minh về đặc sản Hải Dương, các em học sinh có thể tham khảo những gợi ý trong bài văn mẫu dưới đây:

Đến với mảnh đất Hải Dương, bạn chớ quên thưởng thức hoặc mua những món đặc sản nổi tiếng vừa dân dã vừa hấp dẫn khó cưỡng này về làm quà cho người thân.

Đến Hải Dương ai cũng một lần thưởng thức đặc sản bánh đậu xanh và mang về làm quà cho người thân. Tùy theo khẩu vị, thực khách có thể chọn lựa bánh có độ ngọt khác nhau. Có loại bánh cho thêm bột đậu đỏ, hạt sen hay lạc nhân vào bánh. Bánh đậu xanh Hải Dương có vị thơm, bùi của đậu, chút ngầy ngậy mà không ngán của mỡ lợn, chút ngọt của đường kết tinh và mùi tinh dầu man mát của hoa bưởi.

Cái độc đáo, hấp dẫn của bánh nằm ở những công đoạn vô cùng tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế của người chế biến. Bánh được cắt thành từng khối vuông nhỏ, gói giấy bạc thành hộp nhỏ hay gói giấy thấm mỡ thành từng thỏi. Món này thường được dùng khi uống trà tàu hay chè xanh. Trải qua cả trăm năm, hương vị bánh đậu xanh vẫn không bị thay đổi nhiều, trở thành nét văn hóa ẩm thực rất đỗi tự hào của người dân Hải Dương

Dẫu không phải là mảnh đất sáng tạo bánh gai nhưng món bánh này ở Hải Dương cũng mang hương vị hấp dẫn khiến nhiều thực khách không khỏi ngỡ ngàng. Vỏ bánh được làm từ bột nếp hòa với lá gai đã được giã nhuyễn, ánh lên một sắc đen tuyền vô cùng hấp dẫn. Nhân bánh có mùi thơm đặc trưng của đậu xanh bỏ vỏ, vừa xốp, vừa mịn. Còn nhân bánh là tổng hợp rất nhiều nguyên liệu như dừa, đỗ xanh, bí đao, đôi chỗ còn cho thêm lạc, vừng, sen, mỡ lợn thái nhỏ…

Thưởng thức bánh gai cũng phải có “nghệ thuật”. Thực khách phải cắn từng miếng nhỏ để vị ngọt tan vào đầu lưỡi. Lúc này, mùi thơm của lá gai thoang thoảng, tiếng sần sật của mứt bí và mỡ lợn khiến người ta phải chầm chậm nhâm nhi từng chút một. Bánh gai Hải Dương nổi tiếng nhất là bánh gai vùng Ninh Giang.

Vải thiều Thanh Hà được mệnh danh là “bà hoàng” của các loại vải. Khi mùa hè đỏ lửa cũng là lúc vườn vải nơi đây nhuộm một màu đỏ sậm. Cũng vào thời điểm này, khắp các con đường đổ vào mọi thị trường tiêu thụ lớn đều tràn ngập màu đỏ của vải. Vào độ tháng 5, làng quê Thanh Hà, huyện Nam Thanh, Hải Dương sẽ luôn tấp nập, đông đúc như có hội. Trái vải thiều Thanh Hà lớn cỡ ngón chân cái, tạo thành chùm, vỏ màu đỏ sậm hơi sần sùi. Bóc vỏ ra, bên trong là một lớp cùi trắng nõn, mọng nước và nhiều trái gần như không có hạt. Khi ăn, vị ngọt dịu mát, thơm của nước vải ngấm tận chân răng. Đặc biệt, mùi thơm của vải khi ăn xong vẫn còn vương vấn mãi.

Bún cá rô đồng thì có thể tìm thấy khắp mọi nơi nhưng để thưởng thức món bún cá rô vừa thơm, vừa hấp dẫn, vừa đậm đà hương vị thì bạn phải về đất Hải Dương. Bún cá rô đồng Hải Dương ngon đặc biệt hơn nhiều nơi khác bởi cách chế biến nước dùng và cá đặc sắc. Cá rô sau khi làm sạch vẩy được bỏ vào nồi nước có nêm chút gia vị rồi luộc sôi, chờ nguội thì gỡ thịt cá ra để riêng. Xương cá được giã nhừ, lọc kỹ rồi cho nước vào nồi nước dùng. Cá dùng chế biến phải đúng cá rô đồng, béo chắc, đủ to để gỡ được khổ thịt ưng ý mà không vụn quá. Rau cải cúc, rau cải xanh hay rau cần phải tươi non, làm sạch rồi cắt khúc đều chằn chặn.

Trên bát bún cá, ngoài hành hoa, rau thìa là tươi non thì bao giờ cũng điểm xuyết thêm lớp trứng cá mịn màng, vàng ruộm. Thưởng thức bát bún cá rô đồng trong ngày đông lạnh giá mới là cái thú. Đó là cảm giác ngồi xì xụp bát bún cá nóng hổi, thìa nước dùng ngọt đậm, thịt cá mềm, ngon trộn lẫn cùng những sợi bún trắng đều tăm tắp khiến thực khách nhớ mãi.

Về Tứ Kỳ – Hải Dương mà không thưởng thức những món rươi ở đây thì quả thực là điều tiếc nuối. Mùa rươi bắt đầu từ tháng 8 âm lịch, món chả rươi là món dễ chế biến và thơm ngon nhất vùng quê này. Chả rươi được làm theo phương thức gia truyền, thơm lừng hấp dẫn. Món rươi có thể “đánh gục” cả những người có khẩu vị khó tính nhất. Vị ngậy ngậy ngọt đậm của thịt rươi trộn với trứng gà, và mùi thơm thanh thanh của vỏ quýt cộng với húng thơm hấp dẫn lưu lại hương vị khó quên. Ngoài chả rươi còn có món nem rươi, lẩu rươi, rươi rang muối… cũng được ưa thích.

Bánh đa gấc Kẻ Sặt là một đặc sản không thể bỏ qua khi đến Hải Dương. Nguyên liệu làm bánh gồm những nguyên liệu giản dị như gạo, đường, vừng, lạc, dừa thái mỏng và hương vị gừng tươi. Bánh đa gia truyền có màu vàng óng nhưng hiện nay người ta còn cho thêm cả gấc để tạo màu đỏ hấp dẫn, vì vậy mới có tên là bánh đa gấc Kẻ Sặt.

Để có thể làm ra những cuộn bánh đa người làm phải rất công phu và nhiều công đoạn. Nguyên liệu làm ra bánh phải được lựa chọn rất kỹ. Khi ăn, bánh có vị bùi của gạo, xen lẫn vị thơm của lạc, vừng dừa, cùng với vị ấm của gừng tươi sẽ khiến người ăn thấy tê tê đầu lưỡi. Tuy nhiên, chính vị bùi và béo của bánh khiến nó đặc biệt hơn những loại bánh đa thông thường.

Khách qua đường dừng chân lại thị trấn Gia Lộc (Hải Dương) thường ăn chiếc bánh dày, uống chén trà hoặc mua vài gói bánh về làm quà cho người thân. Đôi khi, chỉ một lần thưởng thức rồi nhớ mãi hương vị để lần sau có dịp đi qua nhất định lại ghé nơi này. Bánh dày Gia Lộc có vị dẻo thơm của xôi nếp, màu xanh non của lá chuối hòa quyện vào nhau tạo nên một dư vị rất độc đáo.

Làm bánh dày có ít công đoạn nhưng đòi hỏi tay nghề người thợ làm bánh phải vào bậc nghệ nhân. Thực khách sẽ thấy khoan khoái, cảm nhận dư vị đậm đà của hương nếp trong từng miếng bánh quyện vơi hương thơm lá chuối. Bánh dày ăn kèm với giò lụa, xôi nén, ăn chung với chả là thứ quà sáng đặc trưng của người dân địa phương.

Hải Dương là vùng đất bình dị, gần gũi và các món ăn nơi đây cũng thấm đượm tinh thần quê hương. Những món đặc sản tuy giản dị nhưng mang một hương vị đặc trưng riêng mà không nơi nào có được khiến cho thực khách nào đã từng thử qua đều phải thấy nao lòng.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Thuyết Minh Về Điện Biên 💕 15 Bài Giới Thiệu Điện Biên Hay

Thuyết Minh Về Bánh Đậu Xanh Hải Dương – Mẫu 12

Du khách đến với Hải Dương chắc hẳn sẽ không quên mang về những hộp bánh đậu xanh thơm ngon để làm quà. Món bánh này sẽ được giới thiệu chi tiết cùng bạn đọc với bài thuyết minh về bánh đậu xanh Hải Dương sau đây:

Mỗi con người đều mang trong mình tình yêu quê hương tha thiết. Trong tình yêu ấy có cả niềm tự hào về những sản vật nổi tiếng gắn bó lâu đời với truyền thống quê nhà. Mỗi người con Hải Dương khi đi xa chẳng bao giờ quên được hương vị đậm đà của chiếc bánh đậu xanh. Nhắc đến món bánh đậu xanh, địa đanh đầu tiên mà bạn nhớ đến chắc chắn là mảnh đất Hải Dương, nơi sản sinh ra những thương hiệu bánh đậu xanh nổi tiếng vô cùng thơm ngon, đảm bảo chất lượng. Đây là một món quà truyền thống mà mỗi người dân địa phương khi đi xa đều đem theo để làm quà cho bạn bè, cố hữu.

Bánh đậu xanh là đặc sản nổi tiếng của Hải Dương. Du khách đi qua Hải Dương đều không quên mua cho mình vài hộp bánh đậu xanh về làm quà cho gia đình, bạn bồ. Nói đến bánh đậu xanh, người ta thường nhắc đến những thương hiệu nổi tiếng như: Bảo Hiên, Nguyên Hương, Hòa An… Đó là những hãng sản xuất lớn, có lịch sử lâu đời với bí quyết được trân trọng, giữ gìn từ đời này sang đời khác tạo nên hương vị độc đáo khác biệt riêng của mỗi thương hiệu.

Bánh đậu xanh Hải Dương có vị thanh ngọt vừa phải, bùi béo của đậu và mỡ, mùi thơm của tinh dầu bưởi kết hợp cùng các nguyên liệu và kỹ thuật chế biến tạo thành một sản phẩm vô cùng thơm ngon được nhiều người yêu thích. Loại bánh này thích hợp dùng với trà sen, một buổi sáng trời thanh mát ngồi nhâm nhi tách trà, thưởng thức bánh đậu xanh Hải Dương quả thực là một thú vui tao nhã.

Từ những hạt đậu xanh nguyên chất, qua bàn tay khéo léo, công phu của người thợ, những chiếc bánh đậu xanh ra đời như gói trọn trong mình cả tình yêu và hương sắc quê hương. Màu vàng nhạt như nắng, hương thơm dịu dàng, vị bùi của đậu xanh, ngọt ngào của đường kính, béo ngậy của mỡ phần… làm cho bánh đậu xanh quyến rũ người thưởng thức bởi cả sắc, hương, vị. Không chỉ có vậy, các nhà sản xuất còn cho ra đời những mẫu mã, bao bì đẹp, bắt mắt.

Chiếc bánh đậu xanh của quê hương Hải Dương có mặt trên bàn thờ tổ tiên mỗi dịp lễ Tết, trong những bữa tiệc trang trọng hay trên mâm cơm giản đơn hàng ngày. Nó theo chân người ra các tỉnh bạn, vượt trùng dương đến những vùng đất xa xôi. Và ở bất cứ phương trời nào, bắt gặp đâu đó bóng dáng những hộp bánh đậu xanh, mỗi người dân Hải Dương lại trào lên trong lòng mình một nỗi nhớ quê hương da diết.

Hải Dương vốn nổi tiếng là mảnh đất “Địa Linh Nhân Kiệt”. Và bánh đậu xanh còn góp phần hoàn hảo thêm hình ảnh của Hải Dương bằng vẻ đẹp của văn hóa ẩm thực Việt Nam.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Giới Thiệu Về Hải Dương Bằng Tiếng Anh – Mẫu 13

Tham khảo bài mẫu giới thiệu về Hải Dương bằng tiếng Anh dưới đây giúp các em học sinh có thêm vốn từ vựng phong phú hơn.

Tiếng Anh:

Hai Duong is located in the center of the Red River Delta, in the key economic triangle north of Hanoi – Hai Phong – Quang Ninh, adjacent to the provinces of Bac Ninh, Bac Giang, Quang Ninh, Thai Binh, and Hung Yen. and the port city of Hai Phong.

Hai Duong is one of the cradles of the long-standing culture of the Vietnamese nation. The nation’s thousand-year history has left this land an invaluable asset, with hundreds of historical and cultural relics. This is the land where traditional craft villages have been created, with sophisticated products that have been famous for centuries.

Hai Duong is home to the unique folk culture of the Red River Delta, with various art forms: ca tru, cheo singing… Every year, the province takes place many cultural festivals featured. Visiting Hai Duong, visitors will discover attractive destinations and have great experiences for themselves.

Tiếng Việt:

Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, tiếp giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên và thành phố cảng Hải Phòng.

Hải Dương là một trong những cái nôi của nền văn hoá Việt Nam. Lịch sử lâu đời của dân tộc đã để lại cho vùng đất này những tài sản vô giá, với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Đây là mảnh đất đã tạo nên những làng nghề truyền thống, với những sản phẩm thủ công tinh xảo đã từng nổi tiếng từ nhiều thế kỷ.

Hải Dương là nơi có nền văn hoá dân gian đặc sắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với các loại hình nghệ thuật: ca trù, hát chèo… Hằng năm, trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều lễ hội văn hoá đặc sắc. Ghé thăm Hải Dương, du khách sẽ được khám phá những điểm đến hấp dẫn và có được cho mình những trải nghiệm tuyệt vời.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Giới Thiệu Về Hà Nội Bằng Tiếng Anh 🌟 15 Bài Hay Nhất

Giới Thiệu Về Hải Dương Bằng Tiếng Trung – Mẫu 14

Để viết bài giới thiệu về Hải Dương bằng tiếng Trung, các em học sinh có thể tham khảo tài liệu mẫu ngắn gọn dưới đây:

Tiếng Trung:

海阳是一个风景秀丽的省份(风景名胜、瀑布、沟壑、峡谷……); 有一个典型的三角洲生态系统(鹳岛)的生物多样性集中点; 拥有全国数量和密度最大的文化历史遗迹,包括国家特殊古迹,如文物区,Con Son-Kiep Bac风景区,宝塔和寺庙遗迹。山地地势,在雄伟的自然景观中。 这个地方以有吸引力的精神、生态旅游和度假胜地吸引游客,带来有趣的体验。

Tiếng Việt:

Hải Dương là một tỉnh có các điểm cảnh quan đẹp (danh thắng, thác nước, khe, hẻm núi…); có điểm tập trung đa dạng sinh học đặc trưng hệ sinh thái đồng bằng (đảo Cò); có số lượng và mật độ di tích lịch sử văn hóa vào loại lớn nhất nước, trong đó có di tích đặc biệt cấp quốc gia như Khu di tích, danh thắng Côn Sơn-Kiếp Bạc với một quần thể các di tích chùa, miếu, am… được xây dựng trên địa hình núi cao, trong khu cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Nơi đây thu hút du khách với những địa điểm du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hấp dẫn mang đến những trải nghiệm thú vị.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Đồng Tháp 🍀 15 Bài Giới Thiệu Đồng Tháp Hay

Giới Thiệu Về Hải Dương Bằng Tiếng Nhật – Mẫu 15

giới thiệu về Hải Dương bằng tiếng Nhật sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho độc giả và các em học sinh.

Tiếng Nhật:

ハイズオンは、ベトナムの紅河デルタにある州です。 州の行政の中心地は、ハノイの首都から西に57 km、ハイフォン市内中心部から東に45 kmのハイドゥオン市(現在はグレードIの市街地)です。 現在、ハイズオンには次のような多くの主要な観光エリアとアトラクションがあります。 コチランナム島のエコツーリズムサイト。 ハイズオン市の観光エリア。 さらに、カオ寺院、マオディエン文学寺院、トラン寺院、曲承裕寺院、ホンフォン水上人形劇村、チュー陶器、ビーンズ、ドンジャオなど、他にも多くの遺物、工芸村、観光名所を形成する村があります。木彫り、曲承裕の刺繍…

Tiếng Việt:

Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương (hiện là đô thị loại I), cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía Tây, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 45 km về phía Đông. Hiện Hải Dương đã có nhiều khu, điểm du lịch chính bao gồm: Khu Côn Sơn-Kiếp Bạc; khu An Phụ-Kính Chủ; điểm du lịch sinh thái đảo Cò Chi Lăng Nam; khu du lịch thành phố Hải Dương.

Ngoài ra, còn một số điểm di tích, làng nghề, làng quê khác đang hình thành điểm du lịch như di tích Đền Cao, Văn miếu Mao Điền, đền Tranh, đền Khúc Thừa Dụ, làng múa rối nước Hồng Phong, gốm Chu Đậu, chạm khắc gỗ Đông Giao, thêu Hưng Đạo…

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Giới Thiệu Về Hải Dương Bằng Tiếng Hàn – Mẫu 16

Bài mẫu giới thiệu về Hải Dương bằng tiếng Hàn sẽ giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc ngữ pháp và hoàn thành tốt bài viết của mình.

Tiếng Hàn:

Hai Duong은 Red River Delta에 속하며 북부 주요 경제 지역의 행정 중심지 중 하나입니다. Hai Duong은 현재 이 지역의 핵심 산업 중심지로 건설되고 있습니다. Hai Duong에는 많은 유적지, 훌륭한 축제, 많은 아름다운 자연 경관, 많은 유명한 공예 마을이 있습니다. 이는 관광 개발에 유리한 요소입니다. 미래에 Hai Duong은 문화, 정신, 생태 관광으로 국내외 관광객을 유치하고 신선한 자연 경관을 즐기고 아름답고 영웅적인 관광 센터 중 하나가 될 것입니다.

Tiếng Việt:

Hải Dương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, là một trong những trung tâm hành chính thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Hải Dương hiện đang được xây dựng với vai trò là một trung tâm công nghiệp chủ lực của vùng. Hải Dương có nhiều di tích lịch sử, lễ hội lớn, nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nhiều làng nghề khá nổi tiếng…

Đây là những yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch. Trong tương lai, Hải Dương sẽ trở thành một trong những trung tâm du lịch thu hút du khách trong nước và quốc tế đến với các địa điểm du lịch văn hoá, tâm linh, du lịch sinh thái, thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng.

Tham khảo văn mẫu 🌟 Thuyết Minh Về Hà Giang 🌟 15 Bài Giới Thiệu Hà Giang Hay

Từ khóa » Bài Thuyết Minh Về Tỉnh Hải Dương