Thuyết Minh Về Lăng Bác | Bài Viết Và Dàn Bài Cực Hay - Kiến Thức Việt

Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp mang những ý nghĩa, giá trị đặc sắc. Tiêu biểu nhất, mang nét riêng nhất , tụ hội nét đẹp văn hóa thiên nhiên các vùng miền phải kể đến Lăng Bác_ nơi chứa thi hài vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Hồ Chí Minh.

Bài mẫu dưới đây sẽ giúp bạn thuyết minh về Lăng Bác một cách chi tiết nhất.

Bài viết số 1: Thuyết minh về lăng Bác

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, Bác ra đi trong niềm xót thương vô hạn của bao người con đất Việt.

Trong di nguyện của Bác, Bác muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước nhưng với lý do tuân theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, bộ chính trị đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng.

Vì lẽ đó, lăng Bác nghiễm nhiên chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng với người dân Việt Nam cũng như với bạn bè quốc tế.

bài thuyết minh về lăng chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Bác được xây dựng vào năm 1973, khánh thành vào năm 1975, được xây dựng tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Người đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn và là nơi đặt thi hài của chủ tịch Hồ Chí Minh được bảo quản bằng công nghệ ướp xác của Liên Xô dưới sự giúp đỡ của Liên Xô.

Có thể nói quảng trường Ba Đình là nơi lưu giữ tất cả những tình cảm mà nhân dân dành cho Bác. Từ việc thiết kế và xây dựng lăng Bác đều được thực hiện rất tỉ mỉ và công phu. Lăng được thiết kế để có độ bền vững cao, chống được bom đạn và động đất cường độ bảy rích-tơ. Ngoài ra còn có công trình bảo vệ đặc biệt chống lụt phòng khi Hà Nội bị vỡ đê.

Xem thêm: Thuyết minh về Hội An tỉnh Quảng Nam hay nhất

Kính quan tài phải chịu được xung lực cơ học lớn. Lăng còn được thiết kế thêm “buồng đặc biệt” để có thể giữ thi hài tại chỗ trong trường hợp có chiến tranh.

Vật liệu xây dựng lăng đến từ mọi miền tổ quốc mang theo tình cảm yêu mến của nhân dân với Bác: cát được lấy từ các con suối  Hòa Bình do người dân tộc Mường đem về; đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiêm Hoá, Ngòi Thìa, Tuyên Quang…; đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa, đá đỏ núi Non Nước…; đá dăm được đưa từ mỏ đá Hoàng Thi ở Yên Bái,còn cát lấy từ Thanh Xuyên (Thái Nguyên). Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quý.

Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên-Lai Châu, tre từ Cao Bằng… Thanh thiếu niên thời ấy còn tổ chức những hoạt động như mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm.

Liên Xô cũng gửi hai vạn tấm đá hoa cương và cẩm thạch mài nhẵn để trang trí cho Lăng. Vì thế mà nét đẹp, phong cảnh nơi lăng Bác đậm nét bình dị mà gần gũi với người dân Việt Nam. Trên đỉnh lăng là hàng chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép bằng đá ngọc màu đỏ thẫm của Cao Bằng.

Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dòng chữ “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do” và chữ ký của Hồ Chí Minh được dát bằng vàng. 200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quý do nhân dân Nam Bộ, Tây Nguyên, Quảng Nam – Đà Nẵng, và bộ đội Trường Sơn gửi ra, và do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An thực hiện.

Xem thêm: Thuyết minh về cái phích nước | Dàn ý và bài văn mẫu [Cực Hay]

Cánh cửa vào phòng đặt thi hài do hai cha con nghệ nhân ở làng Gia Hòa đóng. Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho số tuổi 79 của Hồ Chủ tịch. Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam.

Trước cửa lăng luôn có hai người lính đứng gác, cứ một giờ đổi gác một lần.Chính giữa lăng là phòng đặt thi hài ốp đá cẩm thạch Hà Tây. Trên tường có 2 lá quốc kỳ và đảng kỳ lớn, ghép từ 4.000 miếng đá hồng ngọc Thanh Hóa, hình búa liềm và sao vàng được ghép bằng đá cẩm vân màu vàng sáng.

Thi hài Bác Hồ được đặt trong hòm kính. Qua lớp kính trong suốt, thi hài Hồ Chí Minh nằm trong bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân có đặt một đôi dép cao su. Trong những dịp có người viếng lăng, sẽ có bốn người lính đứng gác. Chiếc hòm kính đặt thi hài là một công trình kỹ thuật và nghệ thuật do những người thợ bậc thầy của hai nước Việt – Xô chế tác.

Giường được chế tác bằng đồng, có dải hoa văn bông sen được cách điệu, ba mặt giường lắp kính có độ chịu xung lực cao. Nóc giường bằng kim loại, có hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều hòa tự động. Giường được đặt trên bệ đá, có hệ thống thang máy tự động.Lăng có hình vuông, cửa quay sang phía Đông, hai phía Nam và Bắc có hai lễ đài dành cho khách trong những dịp lễ lớn.

Xem thêm: Thuyết minh về Núi Cấm | Danh lam thắng cảnh An Giang

Trước lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh, và một thảm cỏ có những ô vuông cỏ xanh tươi suốt bốn mùa. Thẳng tiếp qua sân cỏ là đường Bắc Sơn, có trồng hoa hồng đỏ và hoa đào. Tận cùng đường Bắc Sơn là đài Liệt sĩ. Bên phía tây của quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn Hồ Chí Minh.

Ta có thể thấy tuy Bác đã mất hơn 50 năm nhưng trong tiềm thức của bao người Việt, bác vẫn sống mãi cùng với giang sơn đất nước, dõi theo từng bước phát triển của đất nước, vì thế mà dòng người đổ về lăng tưởng như không bao giờ dừng lại ấy chỉ để được gần Bác, cũng như để thế hệ hôm nay và mai sau hiểu thêm về Bác, cảm nhận được sự vĩ đại và ấm áp của Người.

Bài viết số 2: Thuyết minh về lăng chủ tịch Hồ Chí Minh

Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp mang những ý nghĩa, giá trị đặc sắc. Tiêu biểu nhất, mang nét riêng nhất , tụ hội nét đẹp văn hóa thiên nhiên các vùng miền phải kể đến Lăng Bác_ nơi chứa thi hài vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Hồ Chí Minh.

bài văn mẫu thuyết minh lăng Bác Hồ

Lăng Bác tọa lạc tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Người đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn, được khánh thành năm 1975.

Trong di chúc Bác để lại, Người muốn được hỏa táng và đặt tro mình ở ba miền đất nước nhưng theo tâm nguyện và tình cảm của nhân dân bộ chính trị đã giữ gìn thi hài Bác lâu dài để nhân dân đặc biệt là người dân miền Nam có thể đến thăm Bác. Vì lẽ đó mà lăng Bác được ra đời.

Xem thêm: Thuyết minh về Kinh Thành Huế - Đại nội Huế

Tâm huyết và tình cảm của nhân dân Việt Nam thời ấy dành trọn vẹn trong suốt quá trình xây dựng lăng Bác nên từng công đoạn xây dựng đều được thực hiện tỉ mỉ, công phu nhưng cũng đầy giản dị mà gần gũi mang đậm phong cách Việt Nam. Lăng được thiết kế để có độ bền vững cao, chống được bom đạn và động đất cường độ bảy rích-tơ.

Ngoài ra còn có công trình bảo vệ đặc biệt chống lụt phòng khi Hà Nội bị vỡ đê. Kính quan tài phải chịu được xung lực cơ học lớn. Lăng còn được thiết kế thêm “buồng đặc biệt” để có thể giữ thi hài tại chỗ trong trường hợp có chiến tranh.

Vật liệu xây dựng lăng đến từ mọi miền tổ quốc mang theo tình cảm yêu mến của nhân dân với Bác: cát được lấy từ các con suối  Hòa Bình do người dân tộc Mường đem về; đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiêm Hoá, Ngòi Thìa, Tuyên Quang…; đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa, đá đỏ núi Non Nước…; đá dăm được đưa từ mỏ đá Hoàng Thi ở Yên Bái,còn cát lấy từ Thanh Xuyên (Thái Nguyên).

Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quý. Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên-Lai Châu, tre từ Cao Bằng…

Thanh thiếu niên thời ấy còn tổ chức những hoạt động như mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm. Liên Xô cũng gửi hai vạn tấm đá hoa cương và cẩm thạch mài nhẵn để trang trí cho Lăng.

Với những chất liệu ấy mà kiến trúc cũng như phong cảnh xung quanh lăng Bác càng trở nên độc đáo bởi sự kết hợp vô cùng hài hòa của những nét đẹp ba miền. Trên đỉnh lăng là hàng chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép bằng đá ngọc màu đỏ thẫm của Cao Bằng. Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên.

Xem thêm: Thuyết minh về Bến Nhà Rồng hay nhất

Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dòng chữ “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do” và chữ ký của Hồ Chí Minh được dát bằng vàng. 200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quý do nhân dân Nam Bộ, Tây Nguyên, Quảng Nam – Đà Nẵng, và bộ đội Trường Sơn gửi ra, và do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An thực hiện.

Cánh cửa vào phòng đặt thi hài do hai cha con nghệ nhân ở làng Gia Hòa đóng. Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho số tuổi 79 của Hồ Chủ tịch. Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam.

Trước cửa lăng luôn có hai người lính đứng gác, cứ một giờ đổi gác một lần.Chính giữa lăng là phòng đặt thi hài ốp đá cẩm thạch Hà Tây. Trên tường có 2 lá quốc kỳ và đảng kỳ lớn, ghép từ 4.000 miếng đá hồng ngọc Thanh Hóa, hình búa liềm và sao vàng được ghép bằng đá cẩm vân màu vàng sáng.

Thi hài Bác Hồ được đặt trong hòm kính. Qua lớp kính trong suốt, thi hài Hồ Chí Minh nằm trong bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân có đặt một đôi dép cao su. Trong những dịp có người viếng lăng, sẽ có bốn người lính đứng gác. Chiếc hòm kính đặt thi hài là một công trình kỹ thuật và nghệ thuật do những người thợ bậc thầy của hai nước Việt – Xô chế tác.

Xem thêm: Thuyết minh về Thành cổ Quảng Trị hay nhất

Giường được chế tác bằng đồng, có dải hoa văn bông sen được cách điệu, ba mặt giường lắp kính có độ chịu xung lực cao. Nóc giường bằng kim loại, có hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều hòa tự động. Giường được đặt trên bệ đá, có hệ thống thang máy tự động.Lăng có hình vuông, cửa quay sang phía Đông, hai phía Nam và Bắc có hai lễ đài dành cho khách trong những dịp lễ lớn.

Trước lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh, và một thảm cỏ có những ô vuông cỏ xanh tươi suốt bốn mùa. Thẳng tiếp qua sân cỏ là đường Bắc Sơn, có trồng hoa hồng đỏ và hoa đào. Tận cùng đường Bắc Sơn là đài Liệt sĩ. Bên phía tây của quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn.

Lăng Bác mở cửa năm ngày trong tuần: thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm,thứ Bảy và Chủ Nhật, đóng cửa tu bổ vào tháng Mười và tháng 11. Nơi đây không chỉ lưu giữ tình cảm nhân dân các vùng miền trên đất nước Việt Nam với Bác mà còn được tạo nên bởi tâm huyết và sự tôn kính của Liên Xô với chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đến Lăng Bác để được gần Bác, hòa vào không khí ấm áp, thiêng liêng mà gần gũi, bình dị, cảm nhận sự thanh thản trong tâm hồn và để thêm yêu mến, kính trọng vị cha già “ không con mà có triệu con”, như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “ Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn”.

Cảm ơn bạn đã xem xong một số bài văn mẫu thuyết minh về lăng Bác. Mong rằng các bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nơi an nghỉ của Người – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta.

Từ khóa » Giới Thiệu Về Lăng Bác Và Phủ Chủ Tịch