Thuyết Minh Về Làng Sen Quê Bác, Khu Di Tích Kim Liên❤️️Hay
Có thể bạn quan tâm
Thuyết Minh Về Làng Sen Quê Bác, Khu Di Tích Kim Liên ❤️️ 27+ Mẫu Hay ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Văn Mẫu Thuyết Minh Về Làng Sen Quê Bác.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
- Dàn Ý Thuyết Minh Về Quê Bác
- Bài Thuyết Minh Về Quê Bác Đơn Giản – Bài 1
- Bài Văn Thuyết Minh Về Làng Sen Quê Bác Hay – Bài 2
- Thuyết Minh Về Quê Nội Bác Hồ Chi Tiết – Bài 3
- Thuyết Minh Về Quê Ngoại Bác Hồ Ngắn Gọn – Bài 4
- Bài Thuyết Minh Về Làng Sen Quê Bác Ấn Tượng – Bài 5
- Văn Thuyết Minh Về Làng Sen Quê Bác Chọn Lọc – Bài 6
- Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Quê Bác Đặc Sắc – Bài 7
- Thuyết Minh Về Khu Di Tích Kim Liên Sinh Động – Bài 8
- Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Kim Liên Hay Nhất – Bài 9
- Bài Văn Thuyết Minh Về Khu Di Tích Kim Liên Ngắn Hay – Bài 10
- Thuyết Minh Về Quê Bác Lớp 8 Đạt Điểm Cao – Bài 11
- Thuyết Minh Về Làng Sen Quê Bác Lớp 8 Hay Xuất Sắc – Bài 12
Dàn Ý Thuyết Minh Về Quê Bác
Mẫu dàn ý thuyết minh về quê Bác chi tiết sau đây sẽ giúp các em học sinh phân tích những ý chính cơ bản để triển khai bài văn của của mình.
I. Mở bài: Giới thiệu khu di tích làng Sen.
II. Thân bài:
a. Khái quát:
- Làng Sen tên chính thức là làng Kim Liên, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là quê cha của Bác.
- Cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 16 km về phía Tây, nằm gần hai ngọn núi Chung và núi Đại Huệ. Quy mô khoảng 205ha, với các điểm di tích cách nhau từ 2-10km.
- Làng Sen hiện nay được xem là một trong 4 khu di tích quan trọng bậc nhất trong gắn bó với cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt.
b. Đặc điểm:
- Sở dĩ được gọi là làng Sen bởi nơi đây nổi bật với những hồ Sen, đầm Sen dày đặc, trở thành một dạng cảnh quan đặc biệt, với những bông sen hồng bung nở khi vào mùa, tỏa hương thơm thoang thoảng cả một vùng, khí tiết thanh bình như chốn ở của tiên của phật.
- Đối với những du khách từ xa tới, đi du lịch vừa muốn được ngắm sen nở, vừa muốn tham quan cụm di tích gắn liền với Bác, thì nên cân nhắc đi vào tháng 5 ngay vừa lúc giữa mùa hạ, chính là lúc hoa nở nhiều và đẹp nhất.
- Khi di chuyển đến làng Sen, thì đầm sen nằm ở ngay đầu làng, rất dễ thấy. Đi qua hồ Sen là tới giếng Cốc, là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho cả làng.
- Đi một đoạn không xa là ngôi nhà đơn sơ, giản dị của gia đình Bác. Phía trước căn nhà là một lối đi nhỏ hai bên được trang trí bằng hàng râm bụt.
- Ngôi nhà được cụ phó bảng dành ra hai gian, một gian đặt bàn thờ người vợ mất sớm là bà Hoàng Thị Loan, gian còn lại để tiếp khách.
- Ngoài hồ sen và gian nhà của Bác, thì mộ của cụ Hoàng Thị Loan, mẹ ruột Bác cũng là một trong những điểm đáng chú ý của cụm di tích Kim Liên.
III. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về quê hương của Bác.
Bài Thuyết Minh Về Quê Bác Đơn Giản – Bài 1
Đầu tiên thì scr.vn chia sẻ cho bạn bài Thuyết minh về quê Bác đơn giản nhưng mà vẫn thu hút người đọc.
Nghệ An là quê hương của vị lãnh tụ vĩ đại Chủ tịch Hồ Chí Minh, là cái nôi kháng chiến đầy vẻ vang trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Về với khu di tích Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An để cùng sống lại trong thời kỳ cách mạng của cha ông.
Nhà tranh tại làng sen quê Bác đa số được xây dựng theo kiểu nhà năm gian bằng gỗ, lợp tranh lá mía. Chính tại ngôi nhà này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân. Những hiện vật đơn sơ, giản dị tại đây như: phản gỗ, khung dệt, rương, nia, thúng…đã gắn bó với nhiều kỉ niệm sâu sắc trong thời niên thiếu của Bác. Ngoài ra còn có di tích Giếng Cốc, lò rèn Cố Điền, các nhà hàng xóm…cũng gắn bó sâu sắc với tuổi thơ và hoạt động Cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quê nhà.
Bên cạnh đó còn có Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng từ năm 1970, đây là bảo tàng đầu tiên trong cả nước trưng bày tiểu sử của Bác với nhiều hiện vật giá trị được sưu tầm và giữ gìn qua nhiều thế hệ. Đến đây, những người con đất Việt như được sống lại trong dòng lịch sử hào hùng của dân tộc, xúc động tự hào vì có một vị lãnh tụ tài ba, đức độ như Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cách đó không xa còn có khu mộ bà Hoàng Thị Loan: tọa lạc trên lưng chừng ngọn núi Động Tranh, thuộc dãy Đại Huệ, được ốp đá hoa cương, bên trên che mái dốc, phía trước sân dựng một tấm bia bằng đá đen, ghi lại tiểu sử và công lao của bà. Nằm trong khu mộ bà Hoàng Thị Loan còn có mộ cụ Hà Thị Hy (bà nội Chủ tịch Hồ Chí Minh) và mộ cậu Nguyễn Sinh Xin (em trai Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Bên cạnh đó còn có Quảng Trường Hồ Chí Minh, đây được xem là công trình văn hóa tiêu biểu, một tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, thể hiện tấm lòng kính yêu của nhân dân Nghệ An và nhân dân cả nước đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh. Quảng trường Hồ Chí Minh còn là một địa chỉ đỏ, nơi tìm hiểu về lịch sử truyền thống, về Chủ tịch Hồ Chí Minh của du khách khi hành hương về quê Bác.
Tham quan toàn bộ khu di tích Kim Liên, ai cũng đều bùi ngùi xúc động về lịch sử của dân tộc, về di sản văn hóa lâu đời và con người trung dũng của mảnh đất “địa linh nhân kiệt”. Tự hào là di sản cấp quốc gia, khu di tích Kim Liên luôn là điểm đến đầy thú vị về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Gợi ý bài❤️️ Thuyết Minh Về Bác Hay ❤️️ 15 Bài Thuyết Minh Hồ Chí Minh
Bài Văn Thuyết Minh Về Làng Sen Quê Bác Hay – Bài 2
Cùng tìm hiểu quê hương của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh thông qua bài văn thuyết minh về Làng Sen quê Bác hay sau đây.
Có một ngôi làng mà những hình ảnh thân yêu gần gũi đã đã in sâu vào tiềm thức người Việt. Nơi ấy đẹp như một bức tranh yên bình, có những mái nhà tranh dưới những lũy tre xanh , có nhịp võng trưa hè cùng tiếng ru à ơi của mẹ , có câu dân ca mênh mang cùng đồng đất núi sông… Ngôi làng mang tên làng Sen vì luôn ngát hương sen; là quê hương của Bác Hồ kính yêu , người con ưu tú của dân tộc! Cảnh vật ở làng đã vẽ nên bức tranh quê về không gian văn hóa lịch sử đặc sắc, níu giữ chân khách muốn ở lại lâu hơn mỗi lần về thăm.
Nghệ An được xem là vùng đất ” địa linh nhân kiệt” nơi từng sinh ra nhiều bậc kỳ tài trong lịch sử và cũng là vùng đất luôn gắn liền với vận mệnh tổ quốc. Đặc biệt nơi đây chính là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Làng Sen thuộc xã Kim Liên , huyện Nam Đàn , tỉnh Nghệ An – mảnh đất miền Trung đầy nắng gió. Từ thành phố Vinh đi theo quốc lộ 46 khoảng 15km là tới làng Sen , quê Bác. Cũng chính nơi đây, hơn nửa thế kỷ trôi qua, không biết có bao nhiêu bước chân của những người con quê hương Việt Nam tìm đến với niềm thành kính và sự xúc động sâu xa trong tâm hồn mình. Đây cũng chính là 1 trong 4 di tích quan trọng bậc nhất cả nước về vị chủ tích kinh yêu của dân tộc và cũng là niềm tự hào của người dân xứ Nghệ.
Bước tới đầu làng, du khách sẽ nhìn thấy một hồ sen lớn, cứ độ về hè hương sen tỏa thơm mát cả một vùng, trong cái ngày hè oi ả, búp sen như góp phần làm dịu đi cơn nóng và mang đến một làn không khí tươi mát của làng quê.
Qua hồ sen một khoảng là đến giếng Cốc , một cái giống đất đơn sơ trông giống như cái ao nhỏ, nơi đây thuở còn thơ ấu Bác Hồ thường ra lấy nước, vui chơi cùng bạn bè.
Khi xưa ngôi nhà Bác sống cùng gia đình là ngôi nhà tranh của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc- thân phụ Bác , nơi gắn bó với thơ ấu của Bác Hồ , cũng là khởi nguồn cho một tinh thần yêu nước và tư tưởng lớn lao của người anh hùng dân tộc sau này. Đó là một ngôi nhà gỗ 5 gian , lợp mái tranh , bé nhỏ , mộc mạc , Đơn giản dưới màu xanh của vườn cây và những bóng tre.
Dù đã đỗ đạt song Nhà ở cụ Phó bảng vẫn sống thanh đạm. Phần nhiều các đồ đạc trong nhà đều do dân làng tặng , những kỷ vật tới giờ được gìn giữ hầu như nguyên vẹn. Ngôi nhà của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã gắn bó với một thời kì quan trọng đầy ý nghĩa thời niên thiếu của cuộc thế Bác Hồ từ năm 11- 16 tuổi. Ngôi nhà là những ân tình làng xóm quê hương , là nơi chứng kiến quá trình học tập , trưởng thành; là nơi ghi dấu cảm xúc đi đầu về lòng yêu nước và những nhận thức thời cuộc- bước tiền đề cho con đường cứu nước rồi đây của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tham quan khu di tích du khách có thể cảm nhận một cách đầy đủ hơn về một làng quê Việt Nam bình yên. Những cảnh quan và hiện vật quá đỗi thân thuộc, dung dị của lũy tre làng, đường đất nhỏ, se sợi, khung cửi, bờ dâu… cùng các hiện vật trong khu di tích, gắn liền với hình ảnh Bác Hồ, như vẫn còn đọng lại trong đó hơi ấm của Người.
Xem thêm văn mẫu❤️️ Kể Chuyện Bác Hồ ❤️️ 15 Mẫu Chuyện Hay
Thuyết Minh Về Quê Nội Bác Hồ Chi Tiết – Bài 3
Bài thuyết minh về quê nội Bác Hồ chi tiết sau đây sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp.
Làng Sen – quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một làng quê thơm ngát hương sen, đó chính là nơi người đã sống trong thời niên thiếu (1901-1906).
Có một ngôi làng mà những hình ảnh thân thương gần gũi đã đã in sâu vào tâm thức người Việt. Nơi ấy có những mái nhà tranh dưới những lũy tre xanh, có nhịp võng trưa hè cùng tiếng ru ầu ơ của mẹ, có câu dân ca mênh mang cùng đồng ruộng núi sông… Ngôi làng mang tên làng Sen vì luôn ngát hương sen; là quê hương của Bác Hồ kính yêu, người con ưu tú của dân tộc!
Làng Sen thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An- mảnh đất miền Trung đầy nắng gió. Từ thành phố Vinh đi theo Quốc lộ 46 khoảng 15km là tới làng Sen, quê Bác.
Dẫu đã qua cả thế kỷ, vạn vật đổi thay nhưng những hình ảnh xưa cũ của làng Sen gắn liền với tuổi thơ Bác vẫn được lưu giữ đến bây giờ như một miền ký ức đẹp và là tấm gương sáng cho mọi những thế hệ.
Đó là giếng Cốc, cây đa, đền làng Sen, nhà thờ họ Nguyễn Sinh… và đặc biệt là ngôi nhà tranh của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc- thân phụ Bác, nơi gắn bó với tuổi thơ của Bác Hồ, cũng là khởi nguồn cho một tinh thần yêu nước và ý chí lớn lao của người anh hùng dân tộc sau này.
Năm 1901, thân phụ Bác Hồ là Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, là một niềm vinh dự với gia đình, họ tộc và cả làng Sen. Dân làng Sen đã dựng một ngôi nhà gỗ mái tranh 5 gian để đón vị Phó bảng vinh quy bái tổ.
Cả gia đình đã từ làng Hoàng Trù (quê ngoại Bác Hồ) trở về sống tại Làng Sen. Ngôi nhà này đã gắn với tuổi thơ Bác Hồ từ năm 1901 đến năm 1906 (trước khi theo cha vào Huế). Đó là một ngôi nhà gỗ 5 gian, lợp mái tranh, nhỏ bé, mộc mạc, giản dị dưới màu xanh của vườn cây và những bóng tre. Đây là nơi ở chính của cả gia đình, kế bên là nhà ngang sử dụng làm nhà bếp.
Dù đã đỗ đạt song gia đình cụ Phó bảng vẫn sống thanh đạm. Phần lớn các đồ đạc trong nhà đều do dân làng tặng, những kỷ vật tới giờ được gìn giữ gần như nguyên vẹn.
Ngôi nhà của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã gắn bó với một giai đoạn quan trọng đầy ý nghĩa thời niên thiếu của cuộc đời Bác Hồ từ năm 11- 16 tuổi.
Ngôi nhà là những ân tình làng xóm quê hương, là nơi chứng kiến quá trình học tập, trưởng thành; là nơi ghi dấu cảm xúc đầu tiên về lòng yêu nước và những nhận thức thời cuộc- bước tiền đề cho con đường cứu nước sau này của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngôi nhà tranh lịch sử là cụm di tích quan trọng bậc nhất của Khu di tích lịch sử Kim Liên – được xây dựng từ những năm 60 thế kỷ trước, cùng nhiều hạng mục kiến trúc khác, được nâng cấp và tôn tạo nhiều lần.
Khu di tích lịch sử Kim Liên còn bao gồm các kiến trúc mới như khu hành lễ, nhà lưu trữ và trưng bày các tài liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đây cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa– chính trị liên quan. Khu di tích lịch sử Kim Liên là một trong bốn khu di tích quan trọng nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia từ năm 1979.
Xem Thêm ❤️️ Kể Về Anh Hùng Dân Tộc Mà Em Biết ❤️️ bên cạnh Thuyết Minh Về Làng Sen Quê Bác
Thuyết Minh Về Quê Ngoại Bác Hồ Ngắn Gọn – Bài 4
Bài văn thuyết minh về quê ngoại Bác Hồ ngắn gọn sau sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh trong quá trình làm bài trên lớp
Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, được biết tới là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quê nội Người ở làng Kim Liên, còn quê ngoại ở làng Hoàng Trù, hay còn được biết đến với tên gọi làng Chùa, nằm cách làng Kim Liên không xa. Cụm di tích Hoàng Trù gồm nhà thờ dòng họ Hoàng Xuân, nhà của cụ Hoàng Đường và gian nhà tranh nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời.
Cụm di tích Hoàng Trù nằm trên diện tích 3.500m² là nhà của cụ Hoàng Xuân Đường, ông ngoại của Hồ Chủ tịch. Trong ngôi nhà tranh 3 gian nép mình dưới khóm tre xanh, cậu bé Nguyễn Sinh Cung cất tiếng khóc chào đời vào buổi sáng ngày 19/05/1890, hương sen ngào ngạt ở làng Hoàng Trù.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ sống tại quê ngoại từ lúc lọt lòng cho tới 5 tuổi, nhưng hình ảnh quê ngoại, đặc biệt là những kỷ vật gắn bó với tuổi thơ êm đẹp vẫn luôn vẹn nguyên trong tâm trí của Nguyễn Sinh Cung cả khi đã là Chủ tịch nước.
Ngay từ bé, tại mảnh đất Hoàng Trù, Nguyễn Sinh Cung đã cảm nhận được sự dạy bảo ân cần của ông bà ngoại, tình cảm thương yêu của cha mẹ đối với mình. Làng Hoàng Trù còn được biết tới là cái nôi của văn hóa xứ Nghệ, bởi vậy mà lời ru, câu hát quê hương đã theo Nguyễn Sinh Cung từ thuở lọt lòng cho tới trước lúc đi xa: “À ơi, con ơi mẹ dặn câu này/ Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm/ Làm người đói sạch rách thơm /Công danh phủi nhẹ, nước non phải đền”.
Cả một đời bôn ba lo việc nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân tới nhiều quốc gia, nhiều miền quê trên khắp đất nước Việt Nam này, thế nhưng Người chỉ có điều kiện trở về quê ngoại được một lần duy nhất. Đó là vào ngày 9/12/1961, lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Hồ Chí Minh về lại làng Hoàng Trù sau nhiều năm xa cách.
Mọi kỷ vật trong ngôi nhà vẫn còn đó. Án thư nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc thường dạy các con học, chiếc khung cửi – nơi người mẹ tảo tần cả đời vì chồng vì con Hoàng Thị Loan vẫn ngồi dệt vải, phản gỗ nơi các nhà nho yêu nước thường đến bàn chuyện thời cuộc nước nhà với cụ Nguyễn Sinh Sắc… tất cả còn nguyên vẹn với thời gian. Đặc biệt là chiếc rương gỗ vẫn ở nguyên vị trí mà trước đây cậu bé Nguyễn Sinh Cung chập chững, vịn tay vào mép rương bước ra chỗ cha đọc sách.
Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn muốn được nghe lại làn điệu dân ca xứ Nghệ, như gợi nhớ lại tiếng hát mẹ hiền năm nào. Có thể nói làng Hoàng Trù, quê ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là cái nôi hình thành cá tính tuổi thơ và nhân cách cao đẹp sau này của người con kiệt xuất của dân tộc Việt Nam.
Bài Thuyết Minh Về Làng Sen Quê Bác Ấn Tượng – Bài 5
Với bài thuyết minh về Làng Sen quê Bác ấn tượng dưới đây thì các em học sinh sẽ luyện tập được cho mình cách viết văn sinh động hơn.
Làng Sen quê Bác – một ngôi làng nhỏ thơm ngát hương sen, với hình ảnh thân thuộc, gần gũi chắc chắn sẽ mang đến những câu chuyện tuyệt vời cho bạn trong hành trình du lịch Nghệ An.
Ai về Nghệ An, nhớ ghé thăm làng Sen quê Bác. Nơi ấy có mái nhà tranh đơn sơ, dưới những lũy tre xanh bóng mát, có tiếng khung cửi mẹ dệt trong trưa hè oi ả, có hương hoa sen tỏa ngát cả một vùng trời.
Xứng danh mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, Nghệ An là nơi sinh biết bao nhiêu bậc hiền tài có đóng góp to lớn cho non sông, đất nước. Trong đó có người lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc Việt Nam, chính là chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mọi người còn biết đến nơi này với tên gọi khác là làng Kim Liên. Cậu bé Nguyễn Sinh Cung (tên khai sinh của Bác) đã ghi dấu tuổi thơ của mình tại ngôi làng Sen, trước khi ra đi tìm đường cứu nước và trở thành người thay đổi vận mệnh cho dân tộc. Hiện nay, làng Sen quê Bác được xem là di tích lịch sử, niềm tự hào của người dân xứ Nghệ. Gần nửa thế kỷ trôi qua, có biết bao nhiêu đoàn du khách trong và ngoài nước tìm về làng Sen với lòng thành kính và biết ơn sâu sắc.
Bạn có biết vì sao ngôi làng này được đặt tên là “Sen” không? Bởi vì xung quanh làng được trồng rất nhiều sen trong hồ. Cứ đến mùa sen, ngôi làng Bác như được ủ hương thơm tươi mát làm động lòng du khách. Dạo quanh làng, bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh vô cùng bình dị như đôi bờ tre rì rào trong gió, bụi râm bụt đung đưa, hàng hoa cau, hoa bưởi thơm ngát. Và còn đó là giếng Cốc, cây đa – khung cảnh vô cùng quen thuộc của những ngôi làng Việt thời xưa, đưa ta về với sự bình yên và mộc mạc nhất.
Sau hàng tre xanh ngát, bạn sẽ bắt gặp ngôi nhà đơn sơ với 5 gian lợp mái của gia đình cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngồi nhà được dựng lên từ năm Tân Sửu 1901. Nhà được bao bọc bởi hàng rào hoa râm bụt, phía trước có hai khoảng sân và một mảnh vườn nhỏ. Toàn bộ căn nhà được dựng bằng tre và gỗ nên vô cùng mộc mạc và đơn sơ.
Nhà Bác được xây dựng theo đúng khuôn mẫu truyền thống, với 5 gian: 2 gian ngoài là nơi đặt bàn thờ và tiếp khách, gian thứ ba là nơi nghỉ ngơi của bà Nguyễn Thị Thanh – chị gái của Bác, hai gian còn lại là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình.
Trong nhà có những vật dụng giản dị như bao căn nhà bình dân Việt Nam khác, như chiếc chõng tre, phản gỗ, chạn bát, chum sành đựng nước,… Tất cả những món đồ kỷ vật này, cho đến nay vẫn được gìn giữ nguyên vẹn.
Tham Khảo 🌿 Tả Ảnh Bác Hồ ❤️️bên cạnh bài Thuyết Minh Về Làng Sen Quê Bác
Văn Thuyết Minh Về Làng Sen Quê Bác Chọn Lọc – Bài 6
Cùng khám phá bài văn thuyết minh về Làng Sen quê Bác chọn lọc sau đây để học hỏi thêm cách hành văn thu hút, hấp dẫn người đọc nhé!
Làng Sen thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An – quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một làng quê thơm ngát hương sen với những hình ảnh thân yêu gần gũi trên mảnh đất miền Trung đầy nắng gió. Nơi ấy có những mái nhà tranh dưới những lũy tre xanh, có nhịp võng trưa hè cùng tiếng ru à ơi của mẹ, có câu dân ca mênh mang cùng đồng đất núi sông.
Nghệ An được xem là vùng đất ” địa linh nhân kiệt” nơi từng sinh ra nhiều bậc kỳ tài trong lịch sử và cũng là vùng đất luôn gắn liền với vận mệnh tổ quốc. Đặc biệt nơi đây chính là quê hương của Chủ tích Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Làng Sen thuộc xã Kim Liên , huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An– mảnh đất miền Trung đầy nắng gió.
Từ thành phố Vinh đi theo quốc lộ 46 khoảng 15km là tới làng Sen , quê Bác. Cũng chính nơi đây, hơn nửa thế kỷ trôi qua, không biết có bao nhiêu bước chân của những người con quê hương Việt Nam tìm đến với niềm thành kính và sự xúc động sâu xa trong tâm hồn mình. Đây cũng chính là 1 trong 4 di tích quan trọng bậc nhất cả nước về vị chủ tích kinh yêu của dân tộc và cũng là niềm tự hào của người dân xứ Nghệ.
Hương sen nơi nào cũng có, mái tranh vách lá nơi nào cũng có, vậy mà sao trước không gian làng quê mộc mạc này ai cũng dâng trào một cảm xúc lạ thường. Ao sen bên cạnh đường vào nhà Bác độ này đơm bông chi chít như góp phần làm dịu đi cái nắng nóng của mảnh đất Miền Trung. Sen ở đây mang một vẻ đẹp tinh khiết, hương thơm ngào ngạt, quyến rũ một cách lạ kì.
Bác Hồ được sinh ra và lớn lên từ làng Sen. Hoa sen và Bác, Bác và hoa sen dường như đã gắn bó mật thiết với nhau tự bao giờ. Hoa sen biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ, vừa đời thường lại vừa cao quý, đó cũng chính là nét đẹp trong tâm hồn và con người của vị lãnh tụ vĩ đại.
Cụ Nguyễn Sinh Sắc – thân phụ của chủ tịch Hồ Chí Minh sau nhiều năm dùi mài kinh sử và trải qua 2 lần thi hội, ông đã đỗ Phó bảng khoa Tân Sửu (1901), cùng khóa với nhà yêu nước Phan Châu Trinh. Dân làng ở đây rất vui mừng bởi biết bao năm rồi mới có người đỗ phó bảng. Làng đã cắt đất, dựng nhà ban mừng cho ông với ngôi nhà lớn 5 gian, lúc đó ông Nguyễn Sinh Thuyết – anh trai của ông cũng tặng ông ngôi nhà bếp ba gian phía dưới.
Cảm động trước tấm lòng của bà con làng Sen, ông Nguyễn Sinh Sắc cùng các con tạm biệt mảnh đất Hoàng Trù quê ngoại đầy ân nghĩa, trở về làng Sen này sinh sống. Ngày về, gia đình Bác Hồ chỉ còn 4 người là bố, anh trai, chị gái và Bác. Mẹ Bác Hồ mất ở Huế năm 33 tuổi. Là người trọng ân nghĩa, bố Bác Hồ đã lập bàn thờ gian nhà chính giữa trang trọng nhất để thờ vợ. Đến bây giờ những người thân trong gia đình của Bác không còn ai nữa, bàn thờ đã trở thành nơi thờ cả bố, mẹ, anh và chị của Bác.
Làng Kim Liên giờ đây không chỉ là nơi Bác Hồ sinh ra và lớn lên, mà nơi đây còn là điểm cuối trong hành trình về nguồn cội. Với mỗi người dân đất Việt ngôi nhà Bác tại làng Kim Liên đã là ngôi nhà chung. Dù theo tháng năm bây giờ làng Sen đã nhiều đổi thay nhưng vẫn còn đó những ao sen, đầm sen tỏa hương thơm ngát. Với nếp nhà tranh trong vườn của Bác vẫn rộng cửa đón con cháu về thăm.
👉Ngoài bài Thuyết Minh Về Làng Sen Quê Bác, Đọc Thêm Bài 🌿 Tả Về Bác Hồ Lớp 2 ❤️️
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Quê Bác Đặc Sắc – Bài 7
Đề bài yêu cầu “Thuyết minh về danh lam thắng cảnh quê Bác đặc sắc” thì các em học sinh có thể tham khảo cách viết thông qua bài văn mẫu dưới đây.
Có một ngôi làng được gọi là làng Sen. Làng Sen như thể quê chung, bao năm rồi vẫn vậy. Vẫn còn đó “rào râm bụt đỏ hoa quê”; vẫn còn đó ngõ đường đượm hương sen ngan ngát; những lò rèn cụ cố Điền, cây mít bên giếng nước, khung cửi bà Loan dệt vải năm nào… Tất cả đã nhuốm màu thời gian nhưng hình bóng Người như vẫn đâu đây, thật gần.
Tháng 5 về, hương sen ngan ngát. Làn hương ấy dịu nhẹ, mơ màng như xua tan oi nồng, ngột ngạt của một miền quê gió Lào bỏng rát. Tháng 5 cũng là mùa gặt, hương sen quyện hương lúa nồng nàn.
Hương sen như thấm vào trong ngực mà tâm tình, mà thủ thỉ, mà dẫn dắt ta men theo những bờ rào xanh mướt, dưới những rặng tre rì rào ngày hạ. Lòng ta chợt lắng lại, bồi hồi khi thả bộ “đi giữa ân tình giữa bát ngát hương sen”.
Và rồi, bước chân cứ dẫn lối, đưa ta về miền kí ức; nơi ấy có một con Người cả dân tộc tôn vinh. Nơi ấy có một mái nhà đơn sơ, hiện thân của những mái nhà Việt Nam bình dị.
Dưới nếp nhà tranh mộc mạc nơi “làng Sen quê Cha”, Người đã cất tiếng khóc chào đời. Những kỉ vật bình dị với án thư, tấm phản thường ngày cụ Sắc ngồi dạy học, với cánh võng đưa năm tháng tuổi thơ của Người; chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen… như làm ta sống lại cả một trời kí ức.
Nơi ấy, Bác đã sống những năm tháng tuổi thơ trong tiếng ru à ơi của mẹ, trong câu chuyện kể của bà. Nơi ấy, những lời dạy bảo nghiêm khắc của ông, của cha; của “người thầy đầu tiên” – Vương Thúc Quý, đã nâng những giấc mơ, bồi đắp tâm hồn để hình thành nên một nhân cách Hồ Chí Minh sau này.
Bao năm rồi, làng Sen vẫn vậy. Vẫn còn đó “rào râm bụt đỏ hoa quê”; vẫn còn đó ngõ đường đượm hương sen ngan ngát; những lò rèn cụ cố Điền, cây mít bên giếng nước, khung cửi bà Loan dệt vải năm nào… Tất cả đã nhuốm màu thời gian nhưng hình bóng Người dường như vẫn còn đâu đây, thật gần.
Ðến với Kim Liên, ai cũng thành kính, diết da thương nhớ khôn nguôi vị Cha già dân tộc. Ðược nghe kể về quãng đời thơ ấu của Người qua những hiện vật và lời của các thuyết minh viên, ta càng cảm phục và kính yêu Bác hơn.
Vậy đó, làng Sen đã trở thành một địa chỉ hằn sâu trong tâm khảm mỗi người con đất Việt, cũng như bạn bè quốc tế. Trở về làng Sen, ta lại gặp ở đây giọng nói của trăm quê; gặp lại ở đây xúc cảm của bao lứa tuổi. Trở về làng Sen, mỗi người như bắt gặp đâu đó hình bóng của chính quê hương mình: mộc mạc đến đơn sơ, bình dị đến gần gũi…Ta cũng như thấy đâu đó, hình bóng Bác giữa “làng Trù quê mẹ và làng Sen quê cha”, để rồi bao xúc cảm bồi hồi bỗng trào dâng, bao niềm kính yêu, thành kính chợt ùa về.
Xem Thêm 🌿 Tả Về Bác Hồ ❤️️ bên cạnh bài Thuyết Minh Về Làng Sen Quê Bác
Thuyết Minh Về Khu Di Tích Kim Liên Sinh Động – Bài 8
Nếu bạn đang gặp khó khăn với đề bài “Thuyết minh về khu di tích Kim Liên sinh động” thì có thể tham khảo gợi ý dưới đây của scr.vn.
Đất nước Việt Nam rừng vàng biển bạc, vô ngàn cảnh đẹp, những khu di tích lịch sử trải dài theo chiều dọc đất nước khiến lòng người ngưỡng mộ mê say, bạn bè quốc tế không ngớt lời khen ngợi. Một trong những địa điểm du lịch bổ ích với phong cảnh miền quê đẹp đẽ không thể không nhắc đến đó là quê hương Hồ Chủ Tịch kính yêu. Quê hương Bác Hồ thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời và sống những năm tháng niên thiếu cùng bà con nội ngoại thân thiết.
Từ thành phố Vinh theo quốc lộ 46 đến cây số 13 rẽ vào con đường đất đỏ rợp bóng cây bạch đàn xanh rì cao vút và phi lao thẳng tắp, đến làng Sen, tên chữ là Kim Liên (bông sen vàng) – quê hương của Hồ Chủ Tịch. Cái chất làng quên Việt Nam không lẫn vào đâu trong ngôi làng này, những con đường nhỏ quanh co, những mái nhà lợp ngói cổ kính khuất lấp sau vài bụi tre già. Tất cả trong lành và yên bình lạ
Đó là giếng Cốc, cây đa, đền làng Sen, nhà thờ họ Nguyễn Sinh… và đặc biệt là ngôi nhà tranh của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc- thân phụ Bác, nơi gắn bó với tuổi thơ của Bác Hồ, cũng là khởi nguồn cho một tinh thần yêu nước và ý chí lớn lao của người anh hùng dân tộc sau này.
Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả phong cảnh quê hương Bác thật thơ: “Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và nhiều màu xanh khác nữa.”
Đoạn văn trên đã gợi tả vẻ đẹp nên thơ và tràn trề sức sống của cảnh vật trên quê hương Bác để ta thấy được vẻ đẹp trữ tình nên thơ của vùng đất nơi đây. Đâu chỉ có những con đường đất cỏ mọc đôi bờ, đâu chỉ có hồ sen thơm ngát bốn mùa, nơi đây còn có những cánh đồng xanh ngan ngát thơm mùi hương lúa, những hàng râm bụt đỏ au trên những hàng rào.
Ngôi nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ dựng bằng tre và gỗ, năm gian, lợp tranh. Đây là nơi gắn bó với thơ ấu của Bác Hồ, cũng là khởi nguồn cho một tinh thần yêu nước và tư tưởng lớn lao của người anh hùng dân tộc sau này.
Đó là một ngôi nhà gỗ 5 gian, lợp mái tranh, nhỏ bé, mộc mạc, giản dị dưới màu xanh của vườn cây và những bóng tre. Đây là nơi ở chính của cả gia đình, kế bên là nhà ngang sử dụng làm nhà bếp. Cả hai nếp nhà đều thấp, khiêm nhường, và điển hình cho những nếp nhà ở làng quê nông thôn Việt Nam, với vì kèo gỗ, với mái hiên cùng những tấm giại- liếp; với cổng ngõ khoảng sân phía trước – gắn liền với không gian khoáng đạt của thiên nhiên.
Hai gian nhà phía ngoài là nơi đặt giường thờ và là nơi tiếp khách- đàm đạo chuyện thế sự của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Gian thứ ba là nơi ở của bà Nguyễn Thị Thanh- chị cả của Bác Hồ. Hai gian còn lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của cả gia đình. Ngôi nhà là những ân tình làng xóm quê hương, là nơi chứng kiến quá trình học tập, trưởng thành; là nơi ghi dấu cảm xúc đi đầu về lòng yêu nước và những nhận thức thời cuộc- bước tiền đề cho con đường cứu nước rồi đây của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khu di tích lịch sử Kim Liên còn bao gồm các kiến trúc mới như khu hành lễ, nhà lưu trữ và trưng bày các tài liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa– chính trị liên quan. Khu di tích lịch sử Kim Liên là một trong bốn khu di tích quan trọng nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia từ năm 1979.
Một chuyến du lịch tới quê hương Bác Hồ đã cho ta thêm hiểu về một vùng đất nuôi dường con người kiệt xuất Hồ Chí Minh. Ở nơi đó có hững mái nhà tranh dưới những lũy tre xanh, nhịp võng trưa hè cùng tiếng ru à ơi của mẹ, có câu dân ca mênh mang cùng đồng đất núi sông… Ngôi làng mang tên làng Sen vẫn luôn ngát hương tươi đẹp vẻ đẹp làng quê Việt Nam.
Ngoài Thuyết Minh Về Làng Sen Quê Bác, mời bạn đọc thêm ❤️️Thuyết Minh Về Một Tác Giả Văn Học ❤️️
Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Kim Liên Hay Nhất – Bài 9
Bài thuyết minh về khu di tích lịch sử Kim Liên hay nhất sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài và nâng cao kỹ năng viết của mình.
Nghệ An vốn từ ngàn đời nay vẫn nổi danh là vùng đất của những người con hiếu học và tài năng, trong thế kỷ XX đầy biến động của đất nước vùng đất xứ Nghệ lại trở thành cái nôi của Cách mạng, là khởi thủy của phong trào cách mạng vô sản với cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Đồng thời miền đất này cũng là nơi sinh ra vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, người đã có công lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi bằng cả cuộc đời mình. Chính vì thế khi về với Nghệ An, hầu hết những người con tứ xứ đều mong muốn được một lần ghé thăm khu di tích Kim Liên, thường gọi chung là làng Sen, nơi gắn bó với tuổi thơ của Hồ Chủ tịch vĩ đại.
Làng Sen là tên thường gọi, còn tên chính thức của ngôi làng mà Bác sinh sống khi ấu thơ là làng Kim Liên, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là quê cha của Bác. Ngôi làng cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 16 km về phía Tây, nằm gần hai ngọn núi Chung và núi Đại Huệ.
Quy mô của khu di tích nằm trong khoảng 205 ha, với các điểm di tích cách nhau từ 2-10km. Làng Sen hiện nay được xem là một trong 4 khu di tích quan trọng bậc nhất trong gắn bó với cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh, được thủ tướng chính phủ xếp vào một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt, cần giữ gìn và bảo tồn chặt chẽ.
Sở dĩ được gọi là làng Sen bởi nơi đây ngoài khung cảnh quen thuộc như bến nước, gốc đa, sân đình, lũy tre làng như bất cứ làng quê nào ở Việt Nam, thì làng Sen còn đặc biệt nổi bật với những hồ Sen, đầm Sen dày đặc, không chỉ là sinh kế gắn liền với cuộc sống của con người nơi đây. Mà còn trở thành một dạng cảnh quan đặc biệt, với những bông sen hồng bung nở khi vào mùa, tỏa hương thơm thoang thoảng cả một vùng, khí tiết thanh bình như chốn ở của tiên của phật.
Đối với những du khách từ xa tới, đi du lịch vừa muốn được ngắm sen nở, vừa muốn tham quan cụm di tích gắn liền với Bác, thì nên cân nhắc thời gian đi. Xét theo mùa sen nở rộ thì thời điểm tháng 5 ngay vừa lúc giữa mùa hạ, chính là lúc hoa nở nhiều và đẹp nhất. Khi di chuyển đến làng Sen chúng ta sẽ không phải mất nhiều thì giờ tìm kiếm đầm sen bởi nó nằm ở ngay đầu làng, nếu đi đúng dịp thì đó quả thực là một khung cảnh tuyệt vời, đủ nét nên thơ trữ tình, khiến du khách không khỏi trầm trồ, thán phục.
Đi qua hồ Sen là tới giếng Cốc, là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho cả làng, thuở thơ ấu cậu bé Nguyễn Sinh Cung cũng từng nhiều lần vâng lệnh cha đi gánh nước về sinh hoạt, đồng thời cũng là nơi thuở nhỏ Bác vui chơi đùa nghịch với bạn bè cùng trang lứa. Đi một đoạn không xa nước, ta thấy thấp thoáng sau lũy tre già xanh mát ấy chính là ngôi nhà đơn sơ, giản dị của gia đình Bác, nơi Bác từng có khoảng thời gian 5 năm gắn bó.
Phía trước căn nhà là một lối đi nhỏ hai bên được trang trí bằng hàng râm bụt cắt tỉa gọn gàng, mùa nào cũng cho những đóa hoa đỏ hồng rực rỡ, đầy sức sống. Tiến vào trong sân một không gian làng quê, cổ kính lập tức hiện ra trước mắt ta với một gian nhà 5 gian lợp mái tranh, vách nứa của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Ngôi nhà này vốn là món quà thưởng do dân làng Sen dựng lên bằng tiền công quỹ, để mừng cụ đỗ đạt, mang lại vinh dự cho làng, với tấm lòng trân trọng, mến mộ tài năng thân phụ của Bác.
Ngôi nhà được cụ phó bảng dành ra hai gian, một gian đặt bàn thờ người vợ mất sớm là bà Hoàng Thị Loan, gian còn lại để tiếp khách khứa. Một gian dành cho bà Nguyễn Thị Thanh – con gái cả của cụ, một gian để cụ đặt án thư dạy học cho các con, và kê thêm một chiếc phản gỗ lớn để cụ nghỉ ngơi, cũng như là nơi quây quần bà con trong những buổi uống trà nói chuyện. Gian cuối cùng là nơi ở của Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung, tức hai con trai của cụ phó bảng.
Ngoài 5 gian nhà chính thì bên cạnh còn một gian nhà ngang, ấy là nơi nấu nướng. Tuy là người đỗ đạt, có vai vế thế nhưng nếp sống và nếp sinh hoạt của cả nhà cụ Nguyễn Sinh Sắc hết sức giản dị đơn sơ, từ cái bàn thờ làm bằng liếp tre, trên có mảnh chiếu nhỏ, bát hương với đôi nến và một tấm bài vị bằng gỗ, cho đến những chiếc chõng tre, chum vại mộc mạc được dân làng yêu mến biếu tặng.
Tất cả đều bộc lộ một nếp sống đơn sơ, giản dị, gắn bó với làng quê của cả gia đình người lãnh tụ vĩ đại. Và cũng có lẽ rằng sự gắn bó và am hiểu nhân dân ấy đã sớm rèn rũa cho Bác một đức tính cần kiệm, liêm khiết, một lòng vì nhân dân phục vụ.
Ngoài hồ sen và gian nhà của Bác, thì mộ của cụ Hoàng Thị Loan, mẹ ruột Bác cũng là một trong những điểm đáng chú ý của cụm di tích Kim Liên. Ngôi mộ nằm trên lưng núi Động Tranh, thuộc dãy núi Đại Huệ, được xây dựng từ ngày 19 tháng 5 năm 1984 đến ngày 16 tháng 5 năm 1985. Với phần mái che cách điệu trông giống hình chiếc khung cửi, vật vẫn gắn bó với bà thuở sinh thời, làm kế sinh nhai để bà nuôi các con thơ, bên trên phần mộ hiện nay được phủ bởi hoa giấy, trông rất nhẹ nhàng, yên bình.
Khu di tích làng Sen (Kim Liên) là một trong những khu di tích quan trọng, mỗi năm hấp dẫn hàng triệu lượt du khách về thăm không chỉ bởi vẻ đẹp sự yên bình của làng Sen. Mà nơi đâu còn in dấu những ký ức đầu đời của vị lãnh tụ kính yêu, vĩ đại bậc nhất của dân tộc, cho những người con đất Việt được một chút lòng tưởng nhớ, thương yêu về người cha già của dân tộc dựa trên những chứng tích còn sót lại từ văn thư, đồ dùng, tất cả đều có hơi thở của Hồ Chí Minh.
Bài Văn Thuyết Minh Về Khu Di Tích Kim Liên Ngắn Hay – Bài 10
Tham khảo bài văn thuyết minh về khu di tích Kim Liên ngắn hay với những ý văn đặc sắc trong bài văn mẫu sau đây:
Nam Đàn được coi là vùng đất “ địa linh nhân kiệt” với hàng loạt các danh thắng, di tích lịch sử và đặc biệt là quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam.
Cách thành phố Vinh khoảng 15 km, khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên gồm 3 cụm chính: Làng Sen- quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Làng Hoàng Trù – quê ngoại của Bác Hồ tại xã Kim Liên và phần mộ bà Hoàng Thị Loan Thân mẫu của Bác nằm trên núi Động Tranh thuộc xã Nam Giang, Nam Đàn.
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, biết bao biến cố, vật đổi sao dời nhưng những hình ảnh thân quen, xưa cũ gắn liền với tuổi thơ của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc thì vẫn còn mãi.
Về thăm làng Sen, bạn sẽ thấy được cây đa, giếng Cốc, nhà thờ họ Nguyễn Sinh… và đặc biệt là ngôi nhà tranh đơn sơ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – ông cụ thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác Hồ đã gắn bó với làng Sen, với ngôi nhà thân thương của mình suốt những năm tháng thiếu thời (từ cuối năm 1901 đến giữa những năm 1906).
Chính nơi ấy đã chứng kiến quá trình học tập, trưởng thành của Bác, là nơi đã nuôi dưỡng một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, khởi nguồn cho tinh thần yêu nước, cho ý chí lớn lao của người anh hùng dân tộc.
Sau này, trải qua hơn 50 năm xa cách, bôn ba tìm đường cứu nước và làm cách mạng đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, Bác mới có dịp về thăm lại quê nhà 2 lần vào năm 1957 và năm 1961.
Gợi ý ❤️️Thuyết Minh Về Tác Giả Trương Hán Siêu ❤️️bên cạnh bài Thuyết Minh Về Làng Sen Quê Bác
Thuyết Minh Về Quê Bác Lớp 8 Đạt Điểm Cao – Bài 11
Nhất định không nên bỏ lỡ gợi ý bài văn thuyết minh về quê Bác lớp 8 đạt điểm cao sau đây nhé!
Nghệ An được xem là “địa linh nhân kiệt”, nơi từng sinh ra nhiều bậc kì tài trong lịch sử và cũng là vùng đất luôn gắn liền với vận mệnh tổ quốc. Đặc biệt,nơi đây chính là quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một nhà yêu nước lớn, một danh nhân văn hoá thế giới, người anh hùng giải phóng dân tộc.
Nơi đây còn nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh như: Cửa lò, hang Thẩm Ôn, thác Khe Kèm, đền Cuông, hồ Thành, khu lưu niệm Phan Bội Châu…nhưng nổi bật nhất là Làng sen.
Từ thành phố Vinh theo đường 49 đến cây số 13, rẽ vào con đường đất đỏ rợp bong bạch đàn và phi lao là đến Làng sen,tên chữ là Kim Liên, huyện Nam Đàn là quê nội của Bác Hồ.
Ở đầu làng có một hồ sen, cứ mỗi độ hè về toả hương sen thơm mát cả một vùng trời. Qua hồ sen một khoảng là giếng Cốc – một cái giếng đất đơn sơ trông giống như một cái ao nhỏ. Nơi đây, thuở còn ấu thơ, Bác Hồ thường ra lấy nước, câu cá và vui chơi cùng bạn bè.
Khi xưa, ngôi nhà Bác sống cùng gia đình được dựng bằng tre và gỗ, có 5 gian tất cả. Ngôi nhà này được dân làng xây dựng vào năm 1901,khi cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của bác thi đỗ Phó bảng, đem lại vinh dự cho cả làng. Trong nhà có những đồ dùng giản dị cũng như bao nhiêu căn nhà bình dân Việt Nam khác gồm tấm phản gỗ để nằm, chiếc chõng tre, chum sành đựng nước và cái chạn bát bằng tre…..trước ngôi nhà có cái sân nhỏ và một thửa vườn được vây quanh bằng hàng rào râm bụt.
Trong những năm tháng ở tuổi thiếu niên (từ cuối năm 1901 đến giữa năm 1905), Bác Hồ đã sống trong ngôi nhà này. Sau 50 năm xa cách quê nhà, Bác Hồ đã trở về thăm quê Làng sen hai lần vào năm 1957 và 1961. Cách Làng sen khoảng 2 km là quê ngoại của Bác – làng Hoàng Trù, cũng gọi là làng chùa, nơi bác cất tiếng khóc chào đời, được mẹ nuôi dạy những năm tháng ấu thơ.
Đến thăm Làng sen quê hương Bác, đặc biệt vào dịp hè khi tiếng ve ngân vang,thì cũng là lúc những đoá sen thơm ngát đang toả hương,chúng ta như được sống lại với những ngày thơ ấu của Người.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 ngoài bài Thuyết Minh Về Làng Sen Quê Bác
Thuyết Minh Về Làng Sen Quê Bác Lớp 8 Hay Xuất Sắc – Bài 12
Khám phá cách hành văn súc tích, câu từ gãy gọn, cô đọng trong bài văn mẫu thuyết minh về Làng Sen quê Bác lớp 8 hay xuất sắc sau đây.
Quê Nội Bác Hồ là một trong những điểm được đến được khách du lịch vô cùng yêu thích mỗi khi ghé thăm mảnh Nghệ An bình dị và yên bình. Tại đây bạn sẽ có cơ hội được tìm hiểu về Làng Sen, ngắm những lũy tre xanh rì rào trong gió và thăm ngôi nhà lá 5 gian đơn sơ, mộc mạc của cha mẹ Bác Hồ.
Quê Nội Bác Hồ (Làng Sen) là nơi đã sinh thành ra Bác Hồ và cũng là nơi người sinh sống trong thời niên thiếu (1901-1906), ngôi làng với hương sen thơm ngát, cùng khung cảnh bình dị sẽ mang tới cho bạn cảm giác yên bình, dễ chịu ngay từ khi lần đầu ghé thăm.
Vào năm 1901 khi khoa thi trạng nguyên diễn ra, ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó Bảng và theo tục của địa phương và nguyện vọng của người dân trong làng, ông đã cùng các con rời làng Chùa (Hoàng Trù) để về sống tại Làng Sen quê nội. Ngôi nhà này do người dân Làng Sen xuất quỹ công dựng để mừng ông Phó bảng. Những hàng cây cối mọc um tùm phía trong vườn đều là do họ trồng cho ông.
Sau những hàng lũy tre xanh rì rào trong gió là ngôi nhà lá với 5 gian lợp mái tranh đơn sơ, mộc mạc của gia đình cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân phụ của Bác Hồ.
Trong ngôi nhà đơn sơ này, cụ Sắc đã dành 2 gian rộng rãi để đặt bàn thờ bà Hoàng Thị Loan và để tiếp khách. Bàn thờ được làm bằng liếp tre nứa trên trải chiếu nhỏ để bát hương, cây nến và bài vị bằng gỗ giản dị. Gian thứ tư là nơi nghỉ của cụ Sắc, tại đây có bộ phản gỗ kệ cạnh cửa sổ chính, bên cạnh có chiếc án thư nơi cụ dạy các con học chữ và đây cũng là nơi cụ thường mời bà con ngồi quây quần uống nước trà xanh vào các buổi tối. Với nhân cách cao tượng của người cha và tấm lòng nhân ái vị tha của người mẹ đã ảnh hưởng lớn tới nhân cách các con của cụ Sắc.
Tới nay, những kỷ vật trong gian nhà của cụ Sắc đều vẫn được gìn giữ nguyên vạn. Hai bộ phản gỗ là nơi nghỉ của cụ Phó bảng và 2 người con trai. Chiếc giường xinh xinh là của bà Thanh – con gái của cụ. Còn chiếc rương đựng lương thực, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen, chiếc tủ đứng 2 ngăn đựng đồ dùng vẫn còn nguyên đấy.
Ngôi nhà tranh này là những tình cảm của làng xóm quê hương, là nơi chứng kiến quá trình trưởng thành và học tập, nơi ghi dấu nhiều cảm xúc đi đầu về lòng yêu nước và những nhận thức thời cuộc, bước đầu cho con đường cứu nước của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Ngôi nhà tranh lịch sử này là cụm di tích quan trọng nhất của Khu di tích sử Kim Liên – được xây dựng vào những năm 60 của thế kỷ trước, với nhiều hạng mục cấu trúc khác nhau, được nâng cấp và tôn tạo để gìn giữ cho tới bây giờ.
Đến với Quê Nội Bác Hồ (Làng Sen) bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp đặc trưng của làng quê Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp, đồng thời được chiêm ngưỡng những kỷ vật linh thiêng, quý giá đã gắn bó một thời với Bác Hồ – vị cha già kính yêu của dân tộc.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟bên cạnh bài Thuyết Minh Về Làng Sen Quê Bác
Từ khóa » Thuyết Minh Quê Nội Bác Hồ
-
Thuyết Minh : Quê Nội Bác Hồ Làng Kim Liên ( Làng Sen ) - YouTube
-
Thuyết Minh Về Làng Sen Hay Nhất (3 Mẫu)
-
Thuyết Minh Về Làng Sen - Quê Bác - Bài Văn Mẫu Lớp 10
-
Ai Giúp Mình Với : Thuyết Minh Về Quê Nội Bác - MTrend
-
Làng Sen – Quê Nội Bác Hồ | Khách Sạn Cửa Lò Nghệ An
-
Video Thuyết Minh Tại Làng Sen Quê Nội Bác Hồ. - City Tour Đà Nẵng
-
Quê Bác Hồ: Những Người đến Sớm Về Muộn
-
Tháng Năm Về Với Quê Người - Báo Nghệ An
-
Thuyết Minh Về Khu Di Tích Kim Liên. Du Lịch Nghệ An - SlideShare
-
Làng Sen Quê Bác - Khám Phá Di Tích Nổi Tiếng Từ Bắc Vào Nam
-
Thuyết Minh Về Làng Sen - Quê Bác. - Thùy Trang
-
Thuyết Minh Về Làng Sen - Quê Bác Hay Nhất
-
Tháng Năm Này, Nhớ Hẹn Về Thăm Quê Bác - Báo Mới
-
Về Làng Sen – Nghệ An Thăm Mái Nhà Tranh Quê Bác - Sự Nghiệp Học