Thuyết Minh Về Món ăn Truyền Thống Bánh Tét ( Tự Làm Nhen Ko Chép ...
Có thể bạn quan tâm
Tìm kiếm với hình ảnh
Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi
Tìm đáp án- Đăng nhập
- |
- Đăng ký
Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác
Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!
Đăng nhậpĐăng kýLưu vào
+
Danh mục mới
- nguyensang09
- Chưa có nhóm
- Trả lời
0
- Điểm
30
- Cảm ơn
0
- Ngữ văn
- Lớp 10
- 20 điểm
- nguyensang09 - 08:09:22 01/02/2020
- Hỏi chi tiết
- Báo vi phạm
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!
TRẢ LỜI
- cheesiechanie
- Chưa có nhóm
- Trả lời
12893
- Điểm
194930
- Cảm ơn
11785
- cheesiechanie Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
- 08/05/2020
Đây là câu trả lời đã được xác thực
Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.
A, MB
- Khái quát ý nghĩa của bánh tét:
+ Hàng năm, cứ vào dịp Tết đến xuân về, mọi gia đình trên đất nước VN đều tất bật sửa soạn chuẩn bị cho ngày lễ truyền thống của dân tộc.
+ Nếu như người miền Bắc có bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành thì đặc sản của người miền Nam đó chính là những đòn bánh tét, ăn với cháo cá và các loại rau có sẵn trong vườn nhà.
B, TB
1, giới thiệu khái quát về bánh tét
- Có thể nói, bánh tét chính là hương vị tết cổ truyền đặc trưng, độc đáo của miền Nam. Nguyên liệu để làm ra những đòn bánh tét vẫn là gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn… Tương tự như bánh chưng, bánh tét cũng mang trong mình màu xanh thẫm lá chuối và hương vị gạo-thịt đặc trưng của đất nước VN giàu truyền thống nông nghiệp.
- Người dân Nam Bộ thường gói bánh hình dạng giống đòn gánh. Cứ mỗi hai đòn bánh lại cột thành một cặp, cột thêm dây quai để treo lên hoặc tặng cho người thân.
2, Cách gói bánh tét:
- Ngày nay, sự chế biến và làm bánh tét cũng có sự đa dạng và phong phú vô cùng. Nào là bánh tét nhân ngọt, bánh tét nhân chuối, bánh tét truyền thống, bánh tét thập cẩm có thêm trứng, tôm khô,... để gia tăng hương vị, tùy sở thích của mỗi gia đình.
- Theo tập tục của người miền Nam, mỗi lần gói bánh tét, người ta thường gói chí ít 5 đến 7 đòn vừa để ăn dần, tránh hỏng trong thời tiết nóng ẩm của miền Nam. Trong những gia đình, cả nhà tự quât quần lại gói bánh. Trước tiên, người ta xếp lá chuối ngang dọc xen kẻ nhau, sau đó cho gạo nếp, đậu xanh đãi vỏ đã nấu chín lên trên, trải đều ra thành hình chữ nhật. Sau đó người ta cho thêm vào giữa một miếng thịt lợn theo chiều dài đòn bánh. Kế đến người ta cho thêm một lớp đậu xanh và một lớp gạo nếp lên trên cùng rồi bắt đầu lăn cuộn bánh. Cuối cùng, người ta sẽ gấp một đầu bánh lại và bắt đầu nén gạo cho chặt và buộc dây lạt nữa là hoàn tất. Để luộc bánh, người nấu sẽ chọn một cái nồi thật cao để xếp những chiếc bánh vào, cho nước ngập mặt bánh rồi đun trên bếp củi. Bánh phải được nấu liên tục trong khoảng từ 10 đến 12 tiếngđồng hồmới chín đều. Cả nhà có thể ngồi bên nhau quây quần trông nồi bánh tét, hưởng thụ hương vị của ngày tết đoàn viên.
3, Cách thưởng thức bánh tét:
Và rồi, cách thưởng thức bánh tét cũng đòi hỏi sự tinh tế và cầu kỳ, tuyệt đối không nên dùng dao để cắt, thay vào đó, người ta bóc vỏ rồi dùng dây buộc bánh để cắt thành từng khoanh mỏng như cách người miền Bắc cắt bánh chưng. Một biến thể thú vị khi đã quá ngán món bánh tét truyền thống là bánh tét chiên, ăn kèm với rau sống.
C, KB
BÀI LÀM
Hàng năm, cứ vào dịp Tết đến xuân về, mọi gia đình trên đất nước VN đều tất bật sửa soạn chuẩn bị cho ngày lễ truyền thống của dân tộc. Nếu như người miền Bắc có bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành thì đặc sản của người miền Nam đó chính là những đòn bánh tét, ăn với cháo cá và các loại rau có sẵn trong vườn nhà.
Có thể nói, bánh tét chính là hương vị tết cổ truyền đặc trưng, độc đáo của miền Nam. Nguyên liệu để làm ra những đòn bánh tét vẫn là gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn… Tương tự như bánh chưng, bánh tét cũng mang trong mình màu xanh thẫm lá chuối và hương vị gạo-thịt đặc trưng của đất nước VN giàu truyền thống nông nghiệp. Người dân Nam Bộ thường gói bánh hình dạng giống đòn gánh. Cứ mỗi hai đòn bánh lại cột thành một cặp, cột thêm dây quai để treo lên hoặc tặng cho người thân.
Ngày nay, sự chế biến và làm bánh tét cũng có sự đa dạng và phong phú vô cùng. Nào là bánh tét nhân ngọt, bánh tét nhân chuối, bánh tét truyền thống, bánh tét thập cẩm có thêm trứng, tôm khô,... để gia tăng hương vị, tùy sở thích của mỗi gia đình.
Theo tập tục của người miền Nam, mỗi lần gói bánh tét, người ta thường gói chí ít 5 đến 7 đòn vừa để ăn dần, tránh hỏng trong thời tiết nóng ẩm của miền Nam. Trong những gia đình, cả nhà tự quât quần lại gói bánh. Trước tiên, người ta xếp lá chuối ngang dọc xen kẻ nhau, sau đó cho gạo nếp, đậu xanh đãi vỏ đã nấu chín lên trên, trải đều ra thành hình chữ nhật. Sau đó người ta cho thêm vào giữa một miếng thịt lợn theo chiều dài đòn bánh. Kế đến người ta cho thêm một lớp đậu xanh và một lớp gạo nếp lên trên cùng rồi bắt đầu lăn cuộn bánh. Cuối cùng, người ta sẽ gấp một đầu bánh lại và bắt đầu nén gạo cho chặt và buộc dây lạt nữa là hoàn tất. Để luộc bánh, người nấu sẽ chọn một cái nồi thật cao để xếp những chiếc bánh vào, cho nước ngập mặt bánh rồi đun trên bếp củi. Bánh phải được nấu liên tục trong khoảng từ 10 đến 12 tiếngđồng hồmới chín đều. Cả nhà có thể ngồi bên nhau quây quần trông nồi bánh tét, hưởng thụ hương vị của ngày tết đoàn viên.
Và rồi, cách thưởng thức bánh tét cũng đòi hỏi sự tinh tế và cầu kỳ, tuyệt đối không nên dùng dao để cắt, thay vào đó, người ta bóc vỏ rồi dùng dây buộc bánh để cắt thành từng khoanh mỏng như cách người miền Bắc cắt bánh chưng. Một biến thể thú vị khi đã quá ngán món bánh tét truyền thống là bánh tét chiên, ăn kèm với rau sống.
Tóm lại, bánh tét chính là một phần không thể thiếu trong mâm cơm cổ truyền ngày Tết của người dân Nam Bộ. Nó là món ăn quê hương, mang trong mình giá trị của dân tộc và vẻ đẹp văn hóa của đất nước VN
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar5 voteGửiHủy- Cảm ơn 4
- laingocha
- We are ONE!
- Trả lời
2971
- Điểm
48929
- Cảm ơn
3786
Chị ơi =((((
Xem thêm:
- >> Bài mẫu thư UPU lần thứ 54 năm 2025
- >> Mời tham gia sự kiện "Nhìn lại năm cũ 2024"
- thuy2athtt
- Chưa có nhóm
- Trả lời
94
- Điểm
3627
- Cảm ơn
92
- thuy2athtt
- 01/02/2020
Ẩm thực Việt Nam không chỉ đặc sắc trong hương vị, nguyên liệu mà còn chứa đựng tinh hoa của sự khéo léo cũng như văn hóa lối sống, tâm hồn người Việt. Dân gian có đôi câu đối: "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh". Nhắc đến tết cổ truyền, chắc hẳn mỗi người Việt Nam, dù đang ở trên chính mảnh đất quê cha hay đang ở nơi đất khách quê người cũng không thể quên được thức bánh dẻo thơm bùi của đỗ xanh, dẻo ngọt của gạo nếp, béo ngậy của thịt mỡ của bánh chưng - thức bánh hình vuông ẩn chứa những ý niệm sâu sắc về văn hóa dân tộc.
Sự ra đời của bánh chưng gắn liền với truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy" cùng sự kiện vua Hùng Vương đời thứ sáu chọn người nối ngôi. Giữa muôn vàn sơn hào hải vị, cặp bánh chưng bánh giầy đã đem đến chiến thắng cho hoàng tử Lang Liêu. Nếu bánh giầy thon dài với hình tròn tượng trưng cho trời thì bánh chưng lại là ý niệm ẩn dụ của mặt đất với hình dáng vuông vức.
Là một món ăn thể hiện rõ đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam, nguyên liệu làm ra bánh chưng cũng hết sức dân dã. Vỏ ngoài của bánh được tạo nên từ những chiếc lá dong xanh tươi, lành lặn và gân chắc cùng những sợi dây lạt giang trắng phau, mảnh nhỏ và mềm mại. Còn bên trong bánh là những nguyên liệu quen thuộc như thịt ba chỉ, đỗ xanh, hành cùng một số gia vị đơn giản khác như muối trắng, hạt tiêu,...
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu trên, bàn tay khéo léo của con người sẽ sơ chế nguyên liệu và lần lượt thực hiện các công đoạn gói bánh, nấu bánh. Lá dong có nhiệm vụ bao bọc và ảnh hưởng đến màu sắc của chiếc bánh chưng nên cần được chọn lọc với sắc xanh mướt, sau đó rửa sạch sẽ những bụi bặm và vết bẩn, dùng khăn lau khô hoặc để ráo nước. Gạo nếp là thành phần quan trọng nhất của chiếc bánh nên cần đảm bảo những yêu cầu như hạt to, đều hạt, tròn và thơm dẻo. Trước khi gói bánh, những hạt gạo này sẽ được ngâm cùng nước trong khoảng thời gian nhất định, thường kéo dài từ 12 tiếng đến 14 tiếng. Đỗ xanh sau khi được xay hoặc giã vỡ đôi, người làm bánh sẽ ngâm trong nước ấm với nhiệt độ thường ở mức 40 độ C để hạt đỗ trở nên mềm hơn và sau đó đãi sạch vỏ đỗ, chỉ giữ lại sắc tươi vàng ươm. Về nhân thịt của bánh chưng, loại thịt thường được sử dụng là thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ cắt thành từng miếng, ướp cùng những gia vị như hành khô, hạt tiêu để gợi dậy mùi thơm và hương vị.
Để tạo ra một chiếc bán với hình thù vuông vức, gói bánh là công đoạn hết sức quan trọng. Sau khi trải lá dong, người gói có thể sử dụng khuôn để tạo nên bốn góc vuông cân xứng, hài hòa. Và lần lượt các nguyên liệu khác được sắp xếp theo thứ tự: gạo nếp ở ngoài, đỗ xanh, thịt lợn ở bên trong, và đổ thêm gạo nếp để lấp đầy chiếc bánh. Quá trình này đòi hỏi người gói bánh cần tỉ mỉ và khéo léo. Sau đó, những chiếc bánh tươi tắn, vuông vức được xếp vào nồi, đổ nước vào luộc trong vòng 10 - 12 tiếng để bánh chín đều và dẻo thơm. Trong lúc luộc bánh, những thành viên trong gia đình thường quây quần bên bếp lửa để kể cho nhau nghe những câu chuyện về năm cũ.
Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng luôn là yếu tố không thể thiếu và mang trong mình những ý niệm về sự tưởng nhớ công ơn và lòng thành kính đối với những người đã khuất. Đồng thời, chiếc bánh vuông vắn tượng trưng cho mặt đất thể hiện mong ước về một cuộc sống trọn vẹn và ấm no. Hơn hết, nó còn là biểu tượng cho thành tựu văn minh nông nghiệp của dân tộc ta.
Bánh chưng vuông tượng trưng cho mặt đất, xanh màu lá dong có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tâm thức con người Việt Nam. Bánh chưng, hơn cả một món ăn - đó còn là bản sắc dân tộc, là nét đẹp ẩm thực truyền thống ngàn đời nay còn lưu giữ.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar1 voteGửiHủy- Cảm ơn
- Báo vi phạm
- Shino1004
- Chưa có nhóm
- Trả lời
0
- Điểm
50
- Cảm ơn
0
Bài làm hơi bị hayyy luôn đó
- thuy2athtt
- Chưa có nhóm
- Trả lời
94
- Điểm
3627
- Cảm ơn
92
Cảm ơn bn nha! :))
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiTham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí
Bảng tin
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiLý do báo cáo vi phạm?
Gửi yêu cầu Hủy
Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát
Tải ứng dụng
- Hướng dẫn sử dụng
- Điều khoản sử dụng
- Nội quy hoidap247
- Góp ý
- Inbox: m.me/hoidap247online
- Trụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ khóa » Thuyết Minh Về Món ăn Ngày Tết Bánh Tét
-
Thuyết Minh Về Bánh Tét (8 Bài) - Văn Mẫu Lớp 8
-
Thuyết Minh Về Chiếc Bánh Tét Ngày Tết (Dàn ý + 4 Mẫu)
-
Bài Văn Thuyết Minh Về Chiếc Bánh Tét Ngày Tết Hay Nhất - Thủ Thuật
-
Thuyết Minh Về Bánh Tét Ngày Tết Nhâm Dần - Bài Viết Hay Nhất đạt ...
-
Thuyết Minh Về Món ăn Ngày Tết 2023
-
Thuyết Minh Về Chiếc Bánh Tét Ngày Tết. - Thu Thủy
-
Thuyết Minh Về Bánh Tét Ngày Tết - Bài Văn Mẫu Lớp 8
-
Top 11 Mẫu Thuyết Minh Về Bánh Chưng Hay Và Ngắn Gọn
-
Văn Mẫu Và Dàn ý Bài Viết Thuyết Minh Về Bánh Tét
-
Thuyết Minh Về Món Ăn Ngày Tết ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất
-
TOP 23 Bài Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết Đạt điểm 9, 10
-
Thuyết Minh Về Bánh Tét - Văn Học Hay
-
Dàn ý Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết Ngắn Gọn, Hay Nhất
-
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Món ăn Ngày Tết Lớp 8 Chọn Lọc