Thuyết Minh Về Món Mỳ Quảng - Bài Văn Mẫu Lớp 8
Có thể bạn quan tâm
Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về món mỳ Quảng gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Những bài văn mẫu hay lớp 8
- Dàn ý thuyết minh về món mì Quảng
- Thuyết minh về món mì Quảng mẫu 1
- Thuyết minh về món mỳ Quảng mẫu 2
- Thuyết minh món mì Quảng mẫu 3
Dàn ý thuyết minh về món mì Quảng
1. Mở bài
- Giới thiệu mì Quảng.
2. Thân bài
a. Khái quát, nguồn gốc:
- Có thể nói rằng mì Quảng chính là linh hồn của ẩm thực xứ Quảng, người ta đến với vùng đất này thì khó có thể bỏ qua một món ăn có nhiều thanh sắc vị, lại rất bình dân thân thiện.- Bắt nguồn từ sự giao thoa văn hóa Việt - Trung.
b. Đặc sắc của mì Quảng:
- Hai thứ quan trọng là nước lèo và sợi mì thì nhất thiết phải chỉnh chu và kỹ lưỡng.
- Nước lèo phải có màu vàng nâu, óng ánh mỡ, vị hòa quyện của tôm, thịt ba chỉ và trứng cút nấu chung, nếm vào phải thấy hơi mặn, độ ngọt vừa phải, thêm một chút cay cay của ớt đỏ là ổn.
- Sợi mì bắt buộc phải trắng ngần, mỡ màng và sáng, không bị đứt gãy nhiều hay nát và cũng không dính chặt vào nhau.
- Mì Quảng cổ truyền nhất thiết phải có thịt heo và trứng cút.
- Gia vị phụ liệu: Húng quế, xà lách tươi, rau cải non, giá đỗ, ngò rí, rau răm, hành hoa thái nhỏ, bụp chuối lát mỏng.
- Ngày nay mì Quảng đã có nhiều biến thể người ta có thể đổi thịt heo thành thịt gà, thịt ếch, tôm, cá lóc và thậm chí là cả thịt bò cho thêm phần phong phú.
c. Cách chế biến:
- Là một món khá dễ chế biến, không quá cầu kỳ như khi nấu phở, nấu bún nhưng để có được một tô mì Quảng ngon lành thì người nấu ắt phải lành nghề và có nhiều kinh nghiệm nêm nếm nước lèo.
- Sườn non chọn loại ngon chặt nhỏ, đem ướp bằng các gia vị như hành tím băm nhỏ, muối, ớt, tiêu, mì chính, nước mắm ngon, nước màu trong vòng 20 phút.
- Tôm chọn loại cỡ vừa sơ chế, rút chỉ đất ở lưng rồi ướp tương tự như sườn non.
- Sau khi ướp cho lên bếp xào cho thịt thăn lại, rồi chế thêm một ít nước, nấu sôi, sao cho sườn vừa chín tới, nước lèo đậm đà là được. Tôm được xào sau, khi vừa chín thì đổ chung với nồi thịt và trộn đều.
- Sợi mì được làm bằng bột gạo tẻ, khi tráng bánh và cắt sợi người ta còn thêm một ít dầu vừng, dầu lạc để sợi mì được mượt và đỡ dính lại thơm.
- Khi thực khách gọi món, người bán sẽ nhanh chóng xếp rau sống vào một cái bát to, sau đó xếp mì quảng lên trên, múc vào một ít thịt, tôm tùy thích, rồi chan nước lèo chồng lên, thêm chút đậu phộng rang giòn cho dậy mùi, một chút bánh phồng tôm hoặc bánh đa.
3. Kết bài
Nêu cảm nhận.
Thuyết minh về món mì Quảng mẫu 1
"Anh về nơi xứ Quảng thăm người em phố Hội.Sông Thu Bồn con nước lững lờ trôi.Đường chùa Cầu mưa buồn giăng ngập lối.Rừng thông xanh mưa thấm ướt bờ môi"
Nhắc đến miền đất Quảng Nam, người ta không chỉ nhớ đến mảnh đất từng một thời anh hùng trong chiến đấu, mảnh đất của bạt ngàn những rừng keo xanh mướt, nhớ đến một Hội An cổ kính rực rỡ đèn lồng, là chỗ dừng chân lý thú của nhiều du khách trong và nước. Mà người ta còn nhớ lắm Quảng Nam với một nền ẩm thực đặc sắc và đậm đà tình cảm giống hệt những con người nơi đây. Nếu như Hà Nội có phở, có cốm, Huế có cơm hến, bún bò, thì Quảng Nam cũng không thua kém với bánh tráng cuốn thịt heo và mì quảng. Trong đó tôi vẫn ấn tượng nhất với vùng đất Đà Nẵng - Quảng Nam ở món mì Quảng này, sợi gần như phở, nhưng hương vị thì quả thực khác xa.
Có thể nói rằng mì Quảng chính là linh hồn của ẩm thực xứ Quảng, người ta đến với vùng đất này thì khó có thể bỏ qua một món ăn có nhiều thanh sắc vị, lại rất bình dân thân thiện này được. Không ai biết được rằng mì Quảng đã bắt đầu trở thành một món ăn hấp dẫn và bầu bạn với những người con miền Trung từ thuở nào, chỉ có một số tài liệu còn chép lại thì có mì Quảng bắt nguồn từ sự giao thoa văn hóa Việt - Trung. Trung Quốc vốn là một đất nước có nền ẩm thực phong phú, đặc biệt là với các nguyên liệu từ lúa gạo người ta có thể biến tấu ra hàng trăm món khác nhau, mà các món mì lại càng chiếm ưu thế. Khi người Trung Quốc vào thành phố Hội An bởi các công việc giao thương, họ đã mang sang cả một chút ẩm thực dân tộc, mà người Việt ta thì chẳng bao giờ thôi không sáng tạo. Từ món mì truyền thống của họ ta cũng làm món mì của ta, nhưng hương sắc vị thì lại khác hẳn, ngon và hợp khẩu vị của dân tộc mình và sau nhiều đời thêm bớt, phát triển, ngày nay ta đã có một món ăn thật đặc sắc và đáng để nghiên cứu thưởng thức.
Tôi đã ăn mì Quảng nhiều lần, dường như nó đã từng một thời trở thành bữa ăn sáng nề nếp. Cái hương vị nồng nàn ấy cho dù đến sau này tôi hiếm còn có dịp ăn lại nữa thì vẫn khó mà có thể quên được. Một bát mì Quảng ngon, cũng giống như một bát phở ngon vậy, hai thứ quan trọng là nước lèo và sợi mì thì nhất thiết phải chỉn chu và kỹ lưỡng. Nước lèo phải có màu vàng nâu, óng ánh mỡ, vị hòa quyện của tôm, thịt ba chỉ và trứng cút nấu chung, nếm vào phải thấy hơi mặn, độ ngọt vừa phải, thêm một chút cay cay của ớt đỏ là ổn. Còn sợi mì bắt buộc phải trắng ngần, mỡ màng và sáng, không bị đứt gãy nhiều hay nát và cũng không dính chặt vào nhau. Bên cạnh hai thứ chính như vậy thì mì Quảng cổ truyền nhất thiết phải có thịt heo và trứng cút làm chủ, thêm vào đó là các gia vị phụ liệu mà tương truyền phải có đủ chín vị thì mới ngon bao gồm: Húng quế, xà lách tươi, rau cải non, giá đỗ, ngò rí, rau răm, hành hoa thái nhỏ, bụp chuối lát mỏng. Ngoài ra người nấu còn bày sẵn ớt, chanh và nước mắm để thực khách có thể thêm vào nếu thích. Ngày nay mì Quảng đã có nhiều biến thể để phục vụ nhu cầu của khách tứ xứ, mà thứ thay đổi chủ yếu chính là phần thịt trong mì Quảng, người ta có thể đổi thịt heo thành thịt gà, thịt ếch, tôm, cá lóc và thậm chí là cả thịt bò cho thêm phần phong phú. Đồng thời bớt đi một số món rau ăn kèm. Không giống như phở Hà Nội cái sự "cải lương" này của mì Quảng lại dễ khiến người dân nơi đây thích ứng và chào đón nhiệt liệt, hệt như cái cách mà họ đón khách từ tứ xứ tới làm ăn vậy.
Về cách làm thú thực mì Quảng là một món khá dễ chế biến, không quá cầu kỳ như khi nấu phở, nấu bún nhưng để có được một tô mì Quảng ngon lành thì người nấu ắt phải lành nghề và có nhiều kinh nghiệm nêm nếm nước lèo. Muốn nấu ngon thì công đoạn chọn nguyên liệu phải thật kỹ càng, sườn non chọn loại ngon, sụn không quá cứng hoặc quá mềm, chặt nhỏ, đem ướp bằng các gia vị như hành tím băm nhỏ, muối, ớt, tiêu, mì chính, nước mắm ngon, nước màu trong vòng 20 phút. Tôm chọn loại cỡ vừa sơ chế, rút chỉ đất ở lưng rồi ướp tương tự như sườn non. Sau khi ướp cho lên bếp xào cho thịt thăn lại, rồi chế thêm một ít nước, nấu sôi, sao cho sườn vừa chín tới, nước lèo đậm đà là được. Tôm được xào sau, khi vừa chín thì đổ chung với nồi thịt và trộn đều. Ngoài ra người ta còn luộc trứng cút, bóc vỏ sẵn sau đó khi nồi thịt tôm gần được thì cho vào, để món mì Quảng thêm đậm đà. Với sợi mì Quảng, thường các hàng quán sẽ đặt làm số lượng lớn ở các cơ sở chuyên sản xuất. Sợi mì được làm bằng bột gạo tẻ, khi tráng bánh và cắt sợi người ta còn thêm một ít dầu vừng, dầu lạc để sợi mì được mượt và đỡ dính lại thơm. Khi thực khách gọi món, người bán sẽ nhanh chóng xếp rau sống vào một cái bát to, sau đó xếp mì quảng lên trên, múc vào một ít thịt, tôm tùy thích, rồi chan nước lèo chồng lên. Lưu ý rằng mì Quảng không phải là các món bún phở thông thường lúc nào cũng phải xăm xắp nước, mà mì Quảng chỉ cần một chút nước lót đáy cho thêm đậm đà. Sau khi chan nước lèo, người bán thêm chút đậu phộng rang giòn cho dậy mùi, một chút bánh phồng tôm hoặc bánh đa, để làm cho món ăn thêm phong phú, dồi dào hơn.
Có thể nói rằng mì Quảng không hẳn gọi là cao lương mĩ vị, cũng không phải món cần người sành ăn thưởng thức, mà nó thực sự là một món ăn dân dã và gần gũi với cộng đồng vô cùng. Ai cũng có thể ăn được nó như thế dần dà nó đã đi vào nếp sống của người dân miền trung như một người bạn đậm đà và thân mến. Trở thành một nét văn hóa đặc sắc trong ẩm thực Đà Nẵng - Quảng Nam. Nói là mì Quảng nhưng thực tế đến Đà Nẵng ta thậm chí còn ăn được nhiều món mì Quảng ngon tuyệt vời hơn cả quê hương của nó nữa.
Thuyết minh về món mỳ Quảng mẫu 2
Mỗi vùng, mỗi dân tộc, mỗi tỉnh có một đặc sản riêng, nó là tiếng nó chung sở thích chung mà ông cha ta để lại. Mang tầm nhìn văn hóa đối với vùng đó, dân tộc đó. Cũng vì vậy mà khi đến từng nơi mọi người thường hay thưởng thức đặc sản ở đó và mua về làm quà cho gia đình cho bạn bè.
Cũng vậy đến với vùng văn hóa của miền trung, ghé thăm Quảng Nam. Ở đây đặc sản nỗi tiếng là mỳ quảng và gà Tam Kỳ. Đi một tí là chúng tôi thấy quán mỳ quảng và gà ta. Dù biết hai món này được bán rất nhiều ở thành phố nhưng chúng tôi vẫn thích ăn.
Ghé bên đường, chúng tôi vào một quán mỳ quảng nhỏ thôi. Nhưng cách phục vụ ở đây rất chu đáo, bà chủ nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến như gọi mời đến với xứ Quảng vậy. Không chỉ vậy bà còn trò chuyện hỏi thăm rồi làm cho chúng tôi mỗi người một tô mỳ quảng đặc biệt. Khi ăn chúng tôi ăn từng miếng một thưởng thức một cách từ và nhẹ nhàng, hương vị nó khác xa so với ở thành phố mà chúng tôi ăn. Có vị đậm đà, mặn mà của thịt và tôm, mùi thơm của chén nước mắm bốc lên làm chúng tôi rất thích.
Tại đây chúng tôi được trò chuyện cùng bà chủ quán ở đây, chúng tôi hỏi về cách để làm một tô mỳ ngon, bà chủ vẫn không ngại ngầm vẫn chia sẽ bí quyết cho chúng tôi một cách cởi mở. Bà nói bí quyết để nấu ngon rất dễ bà chỉ sơ qua cho chúng tôi một cách tỉ mỉ.
Bà chỉ cho chúng tôi về cách chọn nguyên liệu cũng như cách chế biến. Bà nói: Muốn có một tô mì ngon, thì sợi mì phải mềm dai, dài và không bị nát muốn vậy phải dùng gạo tốt (gạo nguyên). Nước nhưng của mì là quan trọng nhất nó ảnh hương đến mùi vị của mì. Nước nhưng phải có vị ngọt tinh khiết của xương heo, do vậy xương phải ninh từ đêm hôm trước, đun lửa vừa phải và chỉ ninh đến khi xương mềm. Nếu không phải là xương mà là thịt thì phải là thịt đùi thái lát to, không mỏng quá cũng không dày quá, ướp gia vị đầy đủ rồi xào lên cho đến khi gia vị thầm đều miếng thịt. Để tạo màu sắc cho nước nhưng người ta thường phi loại ớt bột ít cay trong mỡ để cho vào nước nhưng làm cho tô mì cò những hạt mỡ vàng lóng lánh trên mặt. Khi tô mì được mang ra, trên mì có vài con tôm xào đỏ thắm, nửa quả trứng vịt cùng dăm lát thịt và xương heo, rắc thêm một nhún hành lá thái nhỏ, vài hạt đậu phộng rang cùng mấy lát ớt đỏ xếp bên cạnh một dĩa rau sống. Mùi xương mùi thịt hoà thành thứ hương thơm đặc biệt.
Thật tuyệt với với bí quyết thế này. Dừng lại tại đây chúng tôi ăn xong nghỉ trò chuyện tí và trả tiền đi ra. Khi lên xe đi tới chỗ khác, nhưng chúng tôi vẫn không muốn đi, cứ chần chừ mãi. Có lẽ cái mặn mà của mỳ quảng và cách nói chuyện của người chủ quán làm chúng tôi không muốn rời.
Lên xe, nhưng tôi vẫn nhớ mãi bí quyết mà bà chủ chia sẻ, hi vọng tôi sẽ làm được như lời bà chỉ. Và ngon đậm đà nhưng hương vị và nền văn hóa của xứ Quảng này chỉ dạy.
Thuyết minh món mì Quảng mẫu 3
Người Quảng Nam thường mời bạn phương xa một bát mì lớn để bày tỏ tấm lòng hiếu khách và để giới thiệu về món ăn đặc sản quê hương mình.
‘Thương nhau múc bát chè xanhLàm tô mỳ Quảng cho anh vui lòng’
Mì Quảng cũng giống biết bao món mì khác, được làm từ gạo và nguyên liệu dân gian dễ kiếm. Nhưng người thưởng thức dễ dàng nhận ra sự khác biệt của nó bởi mùi thơm của rau, mùi béo của thịt, của dầu, hương thơm của đậu phụng, chất giòn béo của bánh tráng, vị cay của ớt. Trong bát mì chứa đựng cả vị nồng nàn của nắng, của gió và của những tấm lòng người dân đất Quảng.
Những hạt gạo ngon, trắng nõn qua nhiều công đoạn chế biến trở thành sợi mì dẻo dai. Nước dùng là thứ cầu kỳ nhất vì quyết định hương vị của món mì. Để tạo màu cho nồi nước dùng người ta xào hạt điều lên thành thứ nước vàng sóng sánh. Đợi khi nước dùng sôi già mới cho gà đã đươc tẩm ướp kỹ vào và đun lên. Bát mì Quảng được xếp đặt với rau sống được thái nhỏ và hoa chuối.Người Quảng Nam cho rằng một món ăn ngon không phải chỉ từ vị giác mà phải mang được tấm lòng của người chế biến và sự cầu kỳ của từng công đoạn. Những nguyên liệu phải được lấy từ chính đất Quảng Nam.
Sau đó cho những sợi mì lên trên cùng với những miếng thịt gà, thịt heo hay tôm béo ngậy, rắc thơm hạt điều, lạc rang rồi chan thứ nước dùng đã được ninh từ xương gà lên. Một bát mì Quảng được trình bày với nhiều hương vị tuỳ theo sở thích của người chế biến và yêu cầu của người thưởng thức.
Người Quảng Nam ăn rất cay, có thể là do thời tiết nắng nóng nên người ta phải ăn cay làm tăng nhiệt độ cơ thể cho phù hợp với thời tiết bên ngoài. Nhưng điều đó không ảnh hưởng gì đến hương vị của món mì mà trái lại càng làm tăng thêm hương vị riêng biệt của tô mì Quảng. Đưa đũa mì lên miệng nếu là người không quen ăn cay bạn sẽ phải xuýt xoa nhưng dần dần càng ăn càng cảm thấy thú vị. Cùng với vị ngọt của nước, vị ngậy của thịt, vị thơm của rau sống là vị cay của ớt..
Ngày nay đi bất kỳ đâu trên đất Quảng cũng có thể thưởng thức món mì này, từ những quán sang trọng đến quán nhỏ liêu xiêu nằm trên các con phố. Món mì Quảng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của đất Quảng Nam nhiều nắng và thừa gió.
Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về món mỳ Quảng. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 8 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 8.
Bài tiếp theo: Thuyết minh về món phở Hà Nội
Từ khóa » Thuyết Minh Về Món ăn Mì Quảng
-
Thuyết Minh Về Món Mỳ Quảng - Thủ Thuật
-
Thuyết Minh Về Mì đất Quảng - Thủ Thuật
-
Thuyết Minh Về Mì Quảng ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất - SCR.VN
-
Đề Bài: Thuyết Minh Về Mì đất Quảng | Văn Mẫu 10
-
Thuyết Minh Về Mì Quảng - Văn Mẫu Hay Lớp 12
-
Bài Hướng Dẫn Thuyết Minh Về Mì Quảng Món Ăn Đặc Sản Xứ ...
-
Bài Hướng Dẫn Thuyết Minh Về Món Mì Quảng - Edupapers
-
Thuyết Minh Về Món ăn Mì Quảng - Sách Giải
-
Bài Văn Thuyết Minh Về Món Mỳ Quảng Hay, Thuyết Minh Về đặc Sản ...
-
Đề Bài: Thuyết Minh Về Mì đất Quảng - CungHocVui
-
Thuyết Minh Về Mì Quảng ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
-
Thuyết Minh Về Món Mỳ Quảng - Vay Tiền Miễn Phí Lãi Suất Lần Đầu
-
Thuyết Minh Về Mì Quảng
-
Thuyết Minh Về Món ăn Mì Quảng (Bài 2)