Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội ❤️️15 Bài

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội ❤️️34+ Bài ✅ Văn Mẫu Đặc Sắc Giới Thiệu Về Địa Danh Nổi Tiếng Ở Vùng Đất Nghìn Năm Văn Hiến.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Dàn Ý Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội
  • Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Ngắn – Bài 1
  • Bài Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Điểm 10 – Bài 2
  • Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Hay – Bài 3
  • Thuyết Minh Về 1 Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Ấn Tượng – Bài 4
  • Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Hà Nội Đặc Sắc – Bài 5
  • Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Chi Tiết – Bài 6
  • Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Hồ Gươm – Bài 7
  • Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Đền Ngọc Sơn – Bài 8
  • Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Hồ Tây – Bài 9
  • Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Bài 10
  • Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Thành Cổ Loa – Bài 11
  • Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Văn Miếu Quốc Tử Giám – Bài 12
  • Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Chùa Một Cột – Bài 13
  • Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Chùa Hương – Bài 14
  • Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Chùa Trấn Quốc – Bài 15

Dàn Ý Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội

Dàn Ý Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội – Chùa Một Cột một trong những địa danh nổi tiếng tại nơi đây.

  1. Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh quê em (Chùa Một Cột)
  2. Thân bài:
  • Vị trí:
    • Ngày xưa được vua Lý xây dựng trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thǎng Long xưa.
    • Ngày nay chùa nằm ở phố Chùa Một Cột, ngay cạnh quần thể di tích Quảng trường Ba Đình – Lăng Chủ Tịch ở trung tâm quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Quá trình hình thành:
    • Được khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông.
    • Năm 1105 vua Lý Nhân Tông cho tu sửa chùa và dựng thêm, trước sân hai tháp lợp sứ trắng.
    • Năm 1108 Nguyên Phi Ỷ Lan sai người đúc một miếng chuông lớn đặt tên là ” Giác thế chung” với ý nghĩa thức tỉnh lòng thế nhân.
    • Chùa Một Cột đã bị quân viễn chinh Pháp phá hủy trong cuộc chiến tranh chống Pháp tàn khốc và đến năm 1955 thì di sản này được tôn tạo lại.
    • 7 năm sau, tức năm 1962, quần thể chùa Một Cột đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia và vào năm 2012 đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á”.
  • Kiến trúc chùa Một Cột:
    • Gồm: Cột trụ, đài Liên hoa, mái chùa.
    • Cột trụ cấu trúc hình trụ đứng, gồm hai cột đá ghép lại với chiều cao 4m.
    • Đường kính cột đá rộng 1,2 m.
    • Đài Liên Hoa có hình vuông với cạnh 3 m, xung quanh được đỡ bằng hệ thống cột gỗ vững chắc.
    • Mái chùa lợp bằng ngói vảy truyền thống màu đỏ gạch phủ lớp rêu phong thời gian.
  • Ý nghĩa, giá trị của chùa Một Cột:
    • Là biểu tượng mang đậm giá trị văn hóa, nghệ thuật của thủ đô.
    • Chùa Một Cột là công trình kiến trúc mang đậm giá trị lịch sử với kiến trúc độc đáo.
    • Chùa Một Cột Hà Nội còn là công trình kiến trúc có tính thẩm mỹ cao, thể hiện qua nghệ thuật tạo hình trên mặt nước, điêu khắc đá, hội họa, chạm vẽ hành lang.

3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của Chùa Một Cột

SCR.VN Gợi Ý Bài 💧 Thuyết Minh Về Hà Nội ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Hà Nội Hay

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Ngắn – Bài 1

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Ngắn sẽ mang đến cho các em thêm nhiều ý tưởng mới và thú vị để hoàn thiện bài văn của mình.

Thủ đô Hà Nội vốn đã nổi danh ngàn năm là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, quân sự hàng đầu của nước ta. Xa xưa đã được Lý Công Uẩn hết mực cất nhắc, xem trọng, ra chiếu dời đô từ Đại La về để ổn định đất nước sau 1000 năm loạn lạc, đồng thời về sau nơi đây cũng trở thành đế kinh nơi cư ngụ của đế vương nước ta nhiều đời.

Chính vì thế mà mảnh đất có thế “rồng cuộn hổ ngồi” này đã mang trong mình nhiều dấu tích lịch sử đáng quý, tiêu biểu cho sự phát triển phồn thịnh của đất nước ở nhiều lĩnh vực. Trong đó ở lĩnh vực văn hóa, sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo cũng để lại nhiều công trình kiến trúc có giá trị, tiêu biểu nhất phải kể đến chùa Một Cột.

Chùa Một Cột hay còn có các tên gọi khác là chùa Mật, Nhất Trụ Tháp, Liên Hoa Đài, Diên Hựu tự, là một trong những công trình kiến trúc có thiết kế độc đáo nhất nước ta còn tồn tại đến ngày hôm nay (đã trải qua một lần đại tu vào năm 1955 sau trận đánh phá của Pháp). Hiện nay chùa tọa lạc tại phố Chùa Một Cột, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, người đứng đầu là trụ trì Đại đức Thích Tâm Kiên.

Ngôi chùa được khởi công xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tông vào khoảng mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất. Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa tương truyền là xuất phát từ giấc mơ của vua Lý Thái Tông, khi nhà vua trong một lần nằm ngủ đã mơ thấy được Phật bà Quan m dắt tay đi lên tòa sen. Chính vì thế vua đã theo lời khuyên của nhà sư Thiền Tuệ, xây một ngôi chùa dáng hình giống đài sen, dựng trên một trụ lớn nằm giữa hồ sen.

Đến nay qua nhiều triều đại, chùa Một Cột ít nhiều được tu sửa, nâng cấp nhiều lần, tuy nhiên vẫn luôn giữa được đúng kiến trúc, cũng như dáng vẻ của nó từ thời Lý. Ngày nay chùa Một Cột được xếp vào dạng di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia, đồng thời được Tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất” trong khu vực.

Sở dĩ nói chùa Một Cột là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất là bởi kiến trúc 1 cột của nó, theo nhiều tài liệu lịch sử thì lối kiến trúc này đã xuất hiện từ trước đời nhà Lý, xuất hiện trong một số công trình phật giáo phục vụ tu hành của vương tôn quý tộc và trở thành một thực tế nghệ thuật cổ truyền đặc trưng cho nền Phật giáo tại Việt Nam.

Tổng thể ngôi chùa được dựng bằng gỗ, bên trong đặt tượng Quan Thế m để thờ tự. Ngôi chùa đã được tu sửa hiện nay có một đài Liên Hoa hình vuông, mỗi cạnh dài 3m, mái cong, lợp ngói. Ở mỗi góc mái đầu đao có trang trí hình Xi Vẫn, trên nóc mái trang trí hình “lưỡng long chầu nguyệt”, tức là hai con rồng cùng chầu mặt trăng.

Trong văn hóa Việt nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung, rồng kết hợp với trăng trang trí trên các đình, đền, chùa là biểu trưng cho sức mạnh thần thánh, uy nghiêm, chứa đựng nhiều những giá trị văn hóa, ý nghĩa tâm linh, trí tuệ và mong ước của con người trong các nền văn minh cổ xưa truyền thống. Toàn bộ bộ Liên Hoa đài được đặt, dựng cân đối trên một cột bằng đá có đường kính 1,2m bao gồm hai khối đá lớn chồng khít lên nhau.

Từ định cột người ta thiết kế một hệ thống các dầm đỡ bằng gỗ tỏa ra tám góc như hình đài hoa làm điểm tựa cho ngôi đài ở trên. Tổng thể kiến trúc chùa Một Cột nhìn từ xa trông giống như một bông hoa sen lớn vươn lên khỏi mặt nước, mang một vẻ đẹp trong sạch, trong cao, trở thành một biểu tượng cho phật pháp, cũng như biểu tượng văn hóa Việt Nam. Bởi hoa sen từ bao đời nay vẫn được xem là quốc hoa của dân tộc, chứa đựng những giá trị văn hóa sâu rộng không chỉ trong lĩnh vực tu hành mà còn có gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân ta.

Về ý nghĩa chùa Một Cột ngày nay, theo nhiều triết học gia phương Đông thì lối kiến độc đáo này là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố m – Dương, trong đó đài vuông đóng vai trò là âm, cột tròn đóng vai trò là dương, đặc trưng cho quy luật hài hòa của tạo hóa trời – đất, âm – dương, ngũ hành, sinh tử của vạn vật. Đồng thời sự xuất hiện của công trình này cũng là biểu hiện cho tấm lòng tôn sùng và sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo ở nước ta dưới triều Lý.

Ngày nay chùa Một Cột trở thành một trong những biểu tượng quan trọng và tiêu biểu nhất của thủ đô Hà Nội, là nơi thu hút hàng vạn khách du lịch tham quan hàng năm. Cũng là niềm tự hào của dân tộc về những dấu tích vẻ vang của đất nước nước ta hàng ngàn năm trước, là biểu tượng cao quý cho tâm hồn người Việt ta từ ngàn đời.

Nếu có dịp ghé thăm thủ đô Hà Nội, các bạn đừng bỏ lỡ cơ hội được đến thăm di tích lịch sử – văn hóa đậm truyền thống dân tộc này một lần nhé. Hãy đến đây để được tận hưởng bầu không khí liêng thiêng của “đóa sen ngàn năm” mà vẫn không ngừng tỏa những hương thơm của thanh sạch, an nhiên, đồng thời luôn giữ trong mình vẻ đẹp cổ kính, lưu giữ sự tài hoa, sáng tạo của lớp người thiên cổ này.

Giới Thiệu Bài 💧 Thuyết Minh Về Hồ Gươm ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Điểm 10 – Bài 2

Bài Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với lối văn hấp dẫn và cách dùng từ ngữ linh hoạt, sáng tạo.

“Ở đâu năm cửa ô chàng ơiSông Nhị Hà mấy khúc nước chảy xuôi một dòng”

(Ca dao xưa)

Câu ca dao trên đã nhắc tới 5 cửa ô nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa đó là ô Cầu Giấy, ô Cầu Dền, ô Đống Mác, ô Chợ Dừa và ô Quan Chưởng. Nhưng chỉ có duy nhất Ô Quan Chưởng vẫn còn trường tồn với thời gian cho đến ngày nay và mang nhiều dấu ấn lịch sử của kinh thành cũ.

Kinh thành Thăng Long xưa là một đô thị sầm uất, là kinh đô của nước ta dưới các triều đại khác nhau vì vậy hệ thống thành lũy, các công trình lăng tẩm, đền đài rất nhiều và có quy mô khá lớn. Trải qua bao biến cố lịch sử và thời gian, những dấu tích của một kinh đô xưa đã bị phá hủy gần hết, chỉ còn lại một số công trình tiêu biểu, trong đó có Ô Quan Chưởng.

Ô Quan Chưởng còn được biết đến với cái tên Ô Đông Hà, được xây dựng vào thời vua Lê Hiển Tông (1749), nằm ở phía Đông của kinh thành Thăng Long, cách bến sông Hồng xưa chỉ khoảng 80 mét nên thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán từ các vùng khác với kinh thành. Tên gọi Ô Quan Chưởng là để tưởng nhớ công lao và sự hi sinh cao cả của một viên quan Chưởng Cơ đã cùng 100 binh lính nhà Nguyễn quyết tâm chiến đấu chống quân Pháp đến cùng khi chúng tấn công Hà Nội ngày 20/11/1873 qua cửa ô Đông Hà.

Đến ngày nay, Ô Quan Chưởng vẫn còn giữ nguyên được kiến trúc ban đầu của nó. Cửa ô này được thiết kế theo lối kiến trúc đặc trưng của nhà Nguyễn thời bấy giờ – kiểu vọng lâu với cửa chính ở giữa và 2 cửa phụ 2 bên. Cổng cao 3m, vọng lâu với kiểu mái uốn cong được đặt trên tầng 2, có lan can bao quanh.

Trên tường phía trái cửa chính có một tấm bia đá ghi lệnh cấm người canh gác cửa ô không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại do Tổng đốc Hoàng Diệu cho đặt năm 1881. Giữa phía trên cổng chính và dưới vọng lâu có đề ba chữ Hán lớn Đông Hà Môn.

Nguyên liệu xây dựng lên Ô Quan Chưởng là gạch vồ và đá có kích thước lớn, giống với loại gạch xây tường ở Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Ngày nay, Ô Quan Chưởng nằm trên ngã tư Hàng Chiếu – Đào Duy Từ, vẫn hiên ngang giữa lòng phố cổ Hà Nội như một bằng chứng sống cho tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân ta. Tuy không còn giữ nguyên được nét cổ kính ngày nào nhưng Ô Quan Chưởng vẫn luôn là biểu tượng của kinh thành xưa cũ, không chỉ mang vẻ đẹp về mặt kiến trúc mà còn mang đậm ý nghĩa về mặt lịch sử về thủ đô ngàn năm văn hiến.

Tham Khảo Bài 💧 Thuyết Minh Về Hồ Tây ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Hay – Bài 3

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Hay – Nhà thờ Lớn một điểm đến mà nhiều du khách rất quan tâm và khám phá.

Mang đậm nét kiến trúc Pháp cổ, đã từ lâu, Nhà thờ Lớn Hà Nội là nơi lý tưởng để du khách từ khắp nơi tới thăm. Với những người theo đạo Thiên Chúa thì Nhà thờ Lớn là lễ đường tuyệt vời để dự lễ, cầu nguyện.

Theo một số tài liệu ghi chép lại thì khu đất xây Nhà thờ Lớn xưa kia là nơi Chùa Báo Thiên tọa lạc. Ngôi chùa được xây dựng từ đời nhà Lý. Được biết, Báo Thiên Tự là một ngôi Quốc tự nổi tiếng của kinh đô Đại Việt trong suốt các triều đại từ Lý – Trần – Lê – Nguyễn.

Đến cuối thế kỷ 18, chùa Báo Thiên bị phá hủy và nền chùa trở thành đất họp chợ của người dân Đại Việt lúc bấy giờ. Sau đó, chính quyền đã chuyển giao cho giáo hội Công giáo để xây dựng thành nhà thờ.

Ban đầu nhà thờ được xây tạm bằng gỗ để phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng cho các giáo dân. Đến năm 1884 nhà thờ bắt đầu xây dựng khang trang hơn bằng gạch đất nung. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình thi công nhưng nhà thờ vẫn hoàn thành đúng dịp Lễ Giáng sinh năm 1888.

Dù được biết đến với tên gọi chính thức là Nhà thờ Chính tòa Thánh Giuse nhưng người dân và du khách vẫn quen gọi là Nhà thờ Lớn. Có lẽ vì quy mô và nét độc đáo trong kiến trúc của Nhà thờ đã khiến người dân nghĩ đến cái tên này. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Nhà thờ Lớn được xem là “nhân chứng” chứng kiến sự “thay da đổi thịt” của Hà Nội trong suốt 3 thế kỷ qua.

Mặc dù có nhiều công trình hiện đại mọc lên nhưng Nhà thờ Lớn vẫn là một công trình kiến trúc tạo được dấu ấn đặc biệt trong lòng người dân Hà Nội và du khách gần xa.

Nhà thờ Lớn Hà Nội được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu. Đây là kiểu kiến trúc rất thịnh hành trong thế kỷ 12 vào thời Phục Hưng ở châu Âu. Nhìn tổng quan, Nhà thờ Lớn trông giống với nhà thờ Đức Bà Paris, là nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Gothic ở Pháp. Vật liệu chính dùng để xây dựng nhà thờ là gạch đất nung và giấy bổi.

Về tổng thể, nhà thờ có chiều dài khoảng 65m, chiều rộng khoảng 21m, hai tháp chuông cao tầm 32m. Với chiều cao như vậy đủ để du khách thấy được sự lộng lẫy, uy nghi của ngôi thánh đường này. Trên đỉnh nhà thờ có cây thánh giá bằng đá, bên dưới là chiếc đồng hồ và tượng thánh, tạo điểm nhấn cho kiến trúc nhà thờ.

Nhìn bên ngoài trông nhà thờ có vẻ rất cổ kính với những lớp vôi đã chuyển màu, mái ngói phủ đầy rêu phong. Thế nhưng, khi bước vào cánh cửa lớn bên trong nhà thờ, du khách sẽ ngỡ ngàng khi được mục sở thị những nét kiến trúc nguy nga, tráng lệ không bị biến đổi theo thời gian.

Bước vào nhà thờ, điều thu hút du khách đầu tiên có lẽ là Cung thánh. Cung thánh trong nhà thờ được trang trí theo lối nghệ thuật dân gian truyền thống, đơn giản mà bắt mắt. Ở giữa Cung thánh có tượng Thánh Giuse bế Chúa Giêsu, hai bên và xung quanh Cung thánh có bàn thờ Đức Mẹ và nhiều tượng thánh khác.

Phía dưới thánh đường là những băng ghế dài, có bàn quỳ để phục vụ các giáo dân trong thánh lễ. Với không gian rộng rãi, Nhà thờ Lớn có sức chứa lên đến hàng nghìn người. Vào các dịp lễ lớn như lễ Noel (Giáng sinh), Nhà thờ Lớn thu hút đông đảo giáo dân và du khách.

Phía sảnh trong nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai bên tháp có hai cửa nhỏ để thuận tiện cho giáo dân và du khách tham quan. Các cửa đi và toàn bộ cửa sổ trong nhà thờ đều được cuốn nhọn theo nghệ thuật Gothique. Bên trong các cửa cuốn có những bức tranh của các Thánh bằng kính màu rất đẹp.

Nhà thờ còn có một bộ chuông Tây có giá trị (khoảng 20.000 franc Pháp thời đó), gồm bốn quả chuông nhỏ và một quả chuông lớn. Bên cạnh đó là chiếc đồng hồ lớn gắn giữa mặt tiền nhà thờ. Chiếc đồng hồ có báo khắc, báo giờ, hệ thống chuông báo được liên kết với 5 quả chuông treo trên tháp.

Tiếng chuông nhà thờ nhằm mục đích thông báo những hoạt động cho người theo đạo Thiên Chúa biết giờ kinh lễ bắt đầu, ban phép rửa tội, hôn phối hoặc có người vừa mất v.v.. Không giống với âm thanh và cách đánh chuông của nhà chùa, chuông nhà thờ có nhịp đánh nhanh, chậm tùy vào mục đích thông báo khác nhau.

Bên ngoài nhà thờ có một quảng trường nhỏ, là nơi đặt tượng đài Đức Mẹ bằng kim loại. Bên dưới tượng Đức Mẹ có một lư hương để người dân thắp nhang cầu nguyện, xung quanh là nhiều chậu cảnh xanh tươi. Hàng rào xung quanh tượng đài mang đậm chất công giáo với các họa tiết được tạo từ hình dáng cây thánh giá.

Đọc Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Hồ Hoàn Kiếm ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về 1 Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Ấn Tượng – Bài 4

Chia sẻ đến bạn đọc bài văn Thuyết Minh Về 1 Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Ấn Tượng dưới đây, cùng đón đọc ngay nhé!

Nhắc đến hồ Hoàn Kiếm – Hồ Gươm bỗng nhớ đến hai câu thơ nổi tiếng: “Hồ Gươm xanh thẳm quanh bờ / Thiên thu hồn nước mong chờ bấy lâu”. Đây không chỉ là một trong những không gian văn hóa nhộn nhịp của thủ đô mà nó còn chứa đựng, lưu giữ một thiên sử anh hùng của dân tộc. Nằm giữa trung tâm phồn hoa, trái tim của Hà Nội, Hồ Gươm chính là một danh thắng tự hào của người Hà Thành.

Hồ Gươm còn có tên gọi khác là Hồ Hoàn Kiếm đã có từ rất lâu đời từ cái thời mà sông Cái còn nằm sâu trong lòng đất. Hiện tượng sông lệch dòng rất thường xảy ra, dòng sông Hồng chuyển hướng chảy qua các phố như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lí Thường Kiệt… rồi hình thành các phân lưu. Và dòng phân lưu rộng nhất chính là hồ Hoàn Kiếm bây giờ.

Hồ Hoàn Kiếm có rất nhiều tên gọi, ngày xưa nó được gọi là hồ Lục Thủy vì dòng nước quanh năm xanh mát. Nhưng đến thế kỉ XV cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết lịch sử Rùa thần đòi gươm. Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1417 -1422) Lê Lợi đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ông bắt được thanh gươm báu có tên Thuận Thiên. Thanh gươm này đã vào sinh ra tử với ông trong suốt những năm kháng chiến và giành được độc lập.

Đến năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua lấy hiệu là Lê Thái Tổ trong một lần dạo chơi trên hồ Lục Thủy thì có một con rùa vàng nổi lên. Khi vua tuốt gươm mà chỉ thì rùa ngậm gươm và lặn xuống. Nghĩ rằng đó là trời cho mượn gươm dẹp giặc sau khi thành công thì sai rùa đến đòi nên hồ đã được gọi là Hồ Hoàn Kiếm hay còn là Hồ Gươm.

Cũng có một thời gian sau này thời Trịnh – Nguyễn phân tranh hồ được đổi tên thành hồ Vọng ngăn thành hai bên Tả Vọng và Hữu Vọng. Thế nhưng sau đó hồ Tả Vọng bị Tây lấp mất nên hồ còn lại bây giờ chính là Hồ Hoàn Kiếm.

Về vị trí Hồ Gươm nằm giữa các khu phố cổ của Hà Nội như Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can, Tràng Thi, Tràng Tiền, Hàng Bài… Hồ có tổng diện tích khoảng 12 ha là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên của thủ đô. Kéo dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng khoảng 200m.

Hồ không chỉ là nơi lưu giữ giá trị văn hóa lịch sử của thủ đô mà còn giúp điều hòa không khí, gắn liền với đời sống du lịch của con người nơi đây. Khi có dịp đến với Hồ Gươm bạn đừng nên bỏ qua những công trình kiến trúc nổi tiếng như Tháp Rùa, Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn….

Tháp Rùa được xây dựng vào thế kỉ thứ 19 từ năm 1884 đến tháng 4 năm 1886 thì hoàn thành. Nó nằm ở giữa hồ, trên gò Rùa và mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp. Tháp gồm có 3 tầng như một vọng lâu, hai tầng đầu kiến trúc tương tự nhau có nhiều ô cửa vòm, chiều dài có 3 cửa còn rộng 2 cửa. Tầng 3 chỉ có một cửa vòm. Tháp Rùa cũng là nơi để Rùa phơi nắng và đẻ trứng, loài rùa này được xếp vào sách đỏ Việt Nam. Mỗi khi rùa nổi lên thì sẽ ứng với một việc quốc gia đại sự.

Đền Ngọc Sơn nằm ở vị trí ngày xưa là đảo Ngọc ở phía bắc của Hồ Gươm hay còn có tên gọi khác là Tượng Nhĩ (tai voi). Sau này đến thời Lí Thái Tổ nó được đổi thành Ngọc Tượng và phải đến đời Trần mới thành Ngọc Sơn. Để bước vào đền bạn phải đi qua một cây cầu có tên là Thê Húc, cong cong màu đỏ rực. Và cây cầu này được xây dựng vào năm 1865 nhờ công của danh sĩ Nguyễn Văn Siêu.

Bên cạnh những danh thắng nổi bật trên thì khi đến với Hồ Gươm bạn cũng đừng nên bỏ qua những địa danh như Tháp Bút, Đài Nghiên… Những công trình kiến trúc ấn tượng này đã tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng lại đối với du khách trong và ngoài nước khi đến với Hà Nội. Một trong những biểu tượng khát vọng hòa bình của dân tộc.

Có thể nói Việt Nam là một đất nước rất giàu tài nguyên và thiên nhiên, được tạo hóa ban tặng cho những danh lam thắng cảnh kì vĩ. Thế nhưng Hồ Hoàn Kiếm – Hồ Gươm vẫn được xem là một trong những kiệt tác khó lu mờ trong lòng người dân. Nơi đây chính là nơi lưu giữ hồn cốt tinh hoa của cả dân tộc.

Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Văn Miếu Quốc Tử Giám ❤️️15 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Hà Nội Đặc Sắc – Bài 5

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Hà Nội Đặc Sắc, cùng đón đọc bài văn hay giới thiệu về chùa Trấn Quốc nổi tiếng sau dây.

Nằm ở phía đông Hồ Tây, chùa Trấn Quốc với tuổi đời hơn 1500 năm là ngôi chùa cổ và linh thiêng bậc nhất Hà Nội. Từng là trung tâm Phật giáo của Thăng Long dưới thời Lý – Trần, chùa Trấn Quốc giờ đây trở thành điểm đến tâm linh hấp dẫn của thủ đô, thu hút rất đông du khách tới thăm quan và lễ bái mỗi năm.

Chùa Trấn Quốc ban đầu có tên là chùa Khai Quốc, xây dựng vào năm 541 thuộc thời Tiền Lý. Lúc đó, chùa nằm gần bờ sông Hồng bởi vậy khi đê sạt lở vào năm 1615 (đời vua Lê Trung Hưng), chùa được di dời vào phía trong đê Yên Phụ khu gò đất Kim Ngưu. Sau đó, trong khoảng thế kỉ 17, chúa Trịnh cho đắp đê Cố Ngự (nay là đường Thanh Niên) để nối với đảo Kim Ngưu.

Chùa đổi tên thành chùa Trấn Quốc vào đời vua Lê Hy Tông (1681 – 1705) với ý nghĩa mong muốn đây sẽ là nơi giúp dân xua đi thiên tai, đem lại cuộc sống bình yên cho toàn dân. Và cái tên đó được sử dụng cho tới tận ngày nay.

Xưa kia, chùa Trấn Quốc là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long. Các vua Lý, Trần vẫn thường hay vãn cảnh và ngự giá cúng lễ vào các dịp lễ, Tết tại chùa bởi vậy mà có nhiều cung điện đã được xây dựng phục vụ việc nghỉ ngơi của vua: cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên.

Chùa tọa lạc trên một hòn đảo phía Đông của Hồ Tây, nép mình trầm mặc trên con đường Thanh Niên tấp nập. Là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ lâu, chùa Trấn Quốc đã trải qua rất nhiều lần trùng tu, diện mạo có phần thay đổi, quy mô và kiến trúc của chùa hiện giờ là kết quả của một đợt trùng tu lớn năm 1815. Tổng diện tích chùa khoảng hơn 3000m2, bao gồm vườn tháp, nhà tổ và thượng điện.

Chùa thuộc hệ phái Bắc tông với kết cấu và kiến trúc theo nguyên tắc khắt khe của Phật Giáo gồm 3 ngôi chính: Tiền đường, nhà thiêu hương và Thượng điện nối với nhau thành hình chữ Công (工).

Nhà Tiền đường có hướng về phía Tây, phía sau có nhà Tam bảo. Hai dãy hành lang nằm hai bên nhà thiêu hương và Thượng điện. Phía sau Thượng điện là gác chuông nằm trên trục sảnh đường chính với kiến trúc ba gian có mái chồng diêm. Nhà tổ nằm bên trái Thượng điện và bên trái là nhà bia hiện còn lưu giữ 14 tấm bia mang nhiều giá trị lịch sử và văn hóa.

Năm 1998, ngôi Bảo Tháp lục độ đài sen được xây dựng, đến năm 2003 thì hoàn thành tạo thành khu vườn tháp của chùa. Ngôi Bảo Tháp cao 15m, gồm 11 tầng. Ở mỗi tầng tháp có đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý màu trắng trong mỗi ô cửa hình vòm.

Đặc biệt, trên đỉnh có một tháp sen 9 tầng (Cửu phẩm liên hoa) được tạc bằng đá quý, tạo nên vẻ đẹp uy nghi, linh thiêng nhưng lại rất mềm mại. Bảo Tháp được dựng đối xứng với cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ tặng năm 1959 trong chuyến đến thăm thủ đô Hà Nội của ông. Cây bồ đề này được chiết từ cây đại bồ Đạo Tràng – nơi mà Đức Phật Thích Ca ngồi hành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ.

Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật và Bồ Tát có giá trị lớn được đặt chủ yếu ở Thượng điện. Trong đó nổi bật nhất là bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn được làm từ gỗ, sơn son thiếp vàng, là bức tượng Niết bàn đẹp ở Việt Nam.

Chia Sẻ Bai 🌵 Thuyết Minh Về Lăng Bác ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Chi Tiết – Bài 6

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Chi Tiết là những tài liệu tham khảo hữu ích để các em trau dồi thêm kiến thức cho mình.

Một trong những địa điểm thu hút khách du lịch của Việt Nam đó là các địa điểm kiến trúc thời phong kiến xưa kia. Không chỉ độc đáo với đặc điểm kiến trúc đẹp mà còn thể hiện giá trị lịch sử và văn hóa từ xa xưa của người Việt Nam. Một trong những kiến trúc độc đáo ấy chính là chùa Một Cột.

Chùa Một Cột là nơi có đặc điểm kiến trúc độc đáo nhất Hà Nội. Nằm trong khu di tích chùa Diên Hựu, thôn Thanh Bảo, Quảng Đức thời nhà Lý, nay chùa Một Cột thuộc Ba Đình gần lăng Bác, Hà Nội. Chùa được khởi công xây dựng vào tháng 10 năm 1049 âm lịch.

Theo sử sách kể lại, ngôi chùa được xây dựng theo một giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028 -1054). Kể rằng, có một lầm vua Lý Thái Tông đã mơ thấy phật Quan Âm ngồi trên đài sen và dắt mình lên đài. Nhà vua đã kể cho bề tôi nghe và được nhà sư Thiền Tuệ gợi ý xây dựng chùa và nhà vua đã dựa theo thiết kế của nhà sư để xây ngôi chùa này.

Ngôi chùa được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ dựa trên hình tượng bông sen đang nở. Cột ở giữa tượng trưng cho thân sen, bên trên là đài sen, bên trong có tượng phật bà Quan Âm để thờ. Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc của chùa và xây thêm hồ Linh Chiểu. Ngày nay, chùa chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ gồm có đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh chùa là 3m, mái cong, dựng trên cột đá cao 4m đường kính 1,2m. Cột đá là 2 mảnh chồng lên nhau thành một khối.

Tiếp đến là hệ thống đòn bẩy giữ cho ngôi chùa thăng bằng. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một cột đúng với tên gọi của nó. Đó là được xây dựng trên một cái cột đá tròn vươn lên khỏi mặt nước như bông sen vươn lên khỏi mặt hồ. Hồ bao quanh chùa này hình vuông được xây dựng bằng gạch tráng men màu xanh.

Đến nay, chùa Một cột đã được trùng tu và tôn tạo rất nhiều lần. Chùa Một Cột là không chỉ là nét đẹp kiến trúc độc đáo mà còn là biểu tượng thể hiện sự phát triển của Việt nam trong giai đoạn lịch sử thời vua Lý. Bởi vậy nên tháng 4 năm 1962, chùa được xếp vào hạng di tích lịch sử, nghệ thuật kiến trúc.

Là một trong những biểu tượng của Thủ đô Hà Nội, chùa Một Cột mang trong mình ý nghĩa tôn giáo và văn hóa to lớn. Nó mang ý nghĩa tâm linh mà những người đi trước để lại cho con cháu đời sau. Hình ảnh ngôi chùa vẫn đứng vững cho đến ngày nay như là một bằng chứng thể hiện những người có tâm hồn thanh cao của một bậc quân tử là những bông sen quý, không hề bị vẩn đục bởi cám dỗ danh lợi, vẫn thanh khiết giữa chốn bùn nhơ như loài hoa sen thuần khiết.

Giữa Hà Nội bộn bề bon chen, chùa Một Cột là nơi yên bình thanh tịnh. Chùa Một Cột như là một bông sen quý không chỉ của Hà Nội mà còn cả đất nước Việt Nam. Dù có diện tích nhỏ bé, nhưng sức hút của ngôi chùa đối với khách du lịch cả trong và ngoài nước vẫn không hề mai một. Bởi ngôi chùa vẫn vẹn nguyên giá trị của nó cho dù trải qua biết bao năm lịch sử trường kỳ.

Chùa Một Cột là niềm tự hào to lớn của người dân Hà Nội. Với nét đẹp độc đáo trong kiến trúc. Dựa trên hình tượng bông sen để xây dựng ngôi chùa. Đó là điểm ấn tượng mà không một nơi nào có được. Là ngôi chùa thanh tịnh giữa lòng thủ đô bộn bề sôi động. Là điểm dừng chân lý tưởng cho những người muốn thư giãn để tâm hồn được tĩnh lại một chút. Chùa Một Cột là biểu tượng cho sự phát triển văn hóa, tôn giáo của người Việt, là kiến trúc mang giá trị lịch sử to lớn, niềm tự hào của người dân Việt Nam.

SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Hồ Gươm – Bài 7

Bài văn Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Hồ Gươm được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ sau đây.

“Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời, càng tỏa mát hương hoa thơm Thủ đô…”. Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến hình ảnh Hồ Gươm trong xanh và bóng Tháp Rùa nghiêng nghiêng soi dáng. Hồ Gươm cùng quần thể kiến trúc của nó đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và thiêng liêng về Hà Nội – trái tim hồng của cả nước.

Hồ Gươm đã tồn tại từ rất lâu. Cách đây khoảng 6 thế kỷ, theo những địa danh hiện nay, hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.

Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê – người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 – 1427), Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có người dân mò được một lưỡi gươm, sau đó chính ông nhặt được một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên hai chữ “Thuận Thiên” – “Thuận theo ý trời”.

Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói: “Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Long Quân”. Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.

Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hòa bình, ghét chiến tranh của người dân Thăng Long – Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Câu chuyện này đã được nhấn mạnh trong ngày lễ Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình”

Sau đó, cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.

Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ.

Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có “Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn”… Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.

Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp.

Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:

“Hà Nội có Hồ GươmNước xanh như pha mựcBên hồ ngọn Tháp BútViết thơ lên trời cao”

Và như thế, Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.

Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Đền Ngọc Sơn – Bài 8

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Đền Ngọc Sơn giúp các em có thêm cho mình nhiều kiến thức hay về địa danh lịch sử nổi tiếng này.

Khi nhắc đến du lịch Hà Nội, du khách sẽ dễ dàng liên tưởng đến những nét cổ xưa, những truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời của mảnh đất ngàn năm văn hiến này. Đền Ngọc Sơn như một biểu tượng minh chứng lịch sử gắn liền với bao thăng trầm của thủ đô Hà Nội. Cho đến ngày nay, di tích Đền Ngọc Sơn trở thành địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi ghé thăm Hà Nội.

Đền Ngọc Sơn nằm ngay trung tâm Hà Nội, không chỉ là một địa điểm quen thuộc của người dân nơi đây mà còn là một trong những địa điểm du lịch tâm linh thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Ngọc Sơn là một ngôi đền nổi tiếng nằm trên đảo Ngọc của Hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội. Di tích Đền Ngọc Sơn được xây dựng trên một gò đất cao phía Đông Bắc của hồ và có từ thời nhà Lý. Ngay cổng Đền Ngọc Sơn là ngọn Tháp Bút khắc ba chứ “Tả Thanh Thiên” nghĩa là “viết lên trời xanh”. Lối dẫn du khách qua đảo Ngọc thăm Đền Ngọc Sơn là cây Cầu Thê Húc cũng là điểm nhấn thu hút du khách mỗi khi đến với địa điểm này.

Đền Ngọc Sơn được xây dựng từ thế kỉ 19, ban đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn, sau đổi thành Đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ vua Trần Hưng Đạo.

Trải qua rất nhiều lần bị phá bỏ và qua rất nhiều người thì đến cuối cùng vào năm 1865 nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra tu sửa lại ngôi đền, ông còn cho xây them đình Trấn Ba, bắc một câu cầu từ bờ đông đi ra đảo Ngọc gọi là Cầu Thê Húc, bên trái ông cho xây dựng Đài Nghiêng, và phía đông ông xây Tháp Bút, tượng trưng cho nền văn vật. Cho đến nay, trải qua bao nhiều thăng trầm và biến cố lịch sử, Đền Ngọc Sơn vẫn uy nghi và là điểm thu hút khách du lịch giữa lòng thủ đô.

Đền Ngọc Sơn được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam. Trong đền có nhiều câu đối, hoành phi và vật bài trí linh thiêng. Mái đình của đền có hình vuông, có tam mái, mái hai tầng có tám cột chống đỡ. Sự kết hợp giữa bốn cột trong bằng gỗ và bốn cột ngoài bằng đá tạo nên sự tôn nghiêm và nét riêng cho Đền Ngọc Sơn. Người dân thủ đô thường xuyên đến đây dâng hương cầu nguyện và những du khách khi có dịp ghé đến đều vào thắp hương tưởng nhớ các thánh nhân và cầu an.

Trước khi vào tham quan Đền Ngọc Sơn du khách sẽ được chiêm ngưỡng Đài Nghiêng và Tháp Bút bên bờ đông. Tháp Bút được dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháp có hình bút lông dựng ngược. Trên Đài Nghiêng có một cái nghiêng mực hình nửa quả đào bằng đá được đội trên mình ba con ếch, trên đài có khắc một bài thuyết minh nói về công dụng của nghiêng mực.

Để qua đảo Ngọc bạn phải đi qua cây Cầu Thê Húc, cây cầu gắn liền với di tích Đền Ngọc Sơn đã đi vào những áng thơ ca Việt Nam rất nhiều vì hình ảnh vô cùng nên thơ. Cây cầu nổi bật với màu son đỏ, nhìn từ xa như một dải lụa đào vắt ngang qua mặt Hồ Gươm xanh biếc như ngọc. Tên của cầu có nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Đứng trên cầu nhìn cảnh vật vô cùng hữu tình xung quanh bạn sẽ chìm đắm trong không gian yên bình nhẹ nhàng của Hà Nội và đừng mãi ngắm cảnh mà quên chụp những bức hình thật đẹp nhé.

Ghé thăm Đền Ngọc Sơn, du khách sẽ cảm nhận được một không gian yên bình, tĩnh lặng giữa lòng thủ đô đông đúc, tấp nập. Không chỉ là địa điểm tâm linh của người dân và khách du lịch đến dâng hương cầu an mà nơi đây còn trở thành biểu tượng và là nơi để thư giãn, cảm nhận cuộc sống tại Hà Nội.

Đọc Nhiều Hơn Bài 🌵 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử 🌵 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Hồ Tây – Bài 9

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Hồ Tây đặc sắc nhất được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến bạn đọc sau đây.

Hồ Tây là hồ nước tự nhiên nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội với diện tích khoảng 500ha, có đường vòng quanh hồ dài gần 20km. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, Hồ Tây là hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo, là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy. Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ. Mỗi tên gọi đều gắn với sự tích về nguồn cội của hồ Tây huyền thoại.

Sách Tây Hồ chí ghi rằng, Hồ Tây có từ thời Hùng Vương, bấy giờ nơi đây là một bến nằm giáp sông Hồng thuộc động Lâm Ấp, nên được gọi là bến Lâm Ấp thuộc thôn Long Đỗ. Ở vào thời Hai Bà Trưng, bến này thông với sông Hồng, bao bọc quanh hồ là rừng cây gồm nhiều loại thực vật chính như tre ngà, bàng, lim, lau sậy, gỗ tầm cùng một số loài thú quý hiếm sinh tồn.

Phía Tây hồ Tây ngày nay vẫn còn dấu vết nhiều làng cổ. Mỗi ngôi làng ở đây đều ít nhiều gắn với một huyền tích lịch sử. Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ “Bà huyện Thanh Quan”. Làng Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng. Làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh. Làng Thụy Khuê có chùa Bà Ðanh. Làng Nhật Tân với vườn hoa đào nổi tiếng.

Ở thủ đô Hà Nội, hồ Tây là khu vực có hệ thống di sản, di tích đậm đặc. Chỉ riêng khu vực quanh hồ Tây hiện còn có hơn 20 ngôi đình, đền, chùa được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng. Cứ mỗi khi xuân về, những di tích ấy thu hút hàng vạn khách thập phương trong và ngoài nước đến vãn cảnh, tham quan lễ chùa. Với lợi thế vị trí độc đáo, hồ Tây gần như bao trọn không gian văn hóa lịch sử gắn liền với nhiều truyền thuyết, các công trình nghệ thuật, kiến trúc, gắn với lịch sử ngàn năm thủ đô Hà Nội.

Hồ Tây ngày nay còn là lá phổi xanh của thành phố. Hồ Tây không chỉ đẹp bởi mặt nước xanh mênh mông, mà còn là vẻ đẹp thơ mộng bởi sắc tím của hoa bằng lăng, vẻ rực rỡ của những cánh hoa phượng hồng mỗi độ hè về. Mặt nước hồ luôn phảng phất những làn gió mát, khiến tâm hồn con người thêm thư thái. Với không gian như thế, hồ Tây thực sự là nơi đến thư giãn của nhiều người Hà Nội.

Từ chốn rừng rậm, đầm lầy hoang hóa, qua công lao khai khẩn xây dựng của bao thế hệ, trong đó có sự đóng góp rất lớn của một số vương phi các triều đại, Hồ Tây đã trở thành một thắng cảnh văn hóa – du lịch nổi tiếng của Kinh đô Thăng Long – Hà Nội. Vì vậy chúng ta hãy chung ta cùng bảo tồn và phát triển thắng cảnh này.

Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hà Nam ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Hà Nam Hay

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Bài 10

Cùng đón đọc bài văn hay Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh chi tiết dưới đây.

Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp mang những ý nghĩa, giá trị đặc sắc. Tiêu biểu nhất, mang nét riêng nhất , tụ hội nét đẹp văn hóa thiên nhiên các vùng miền phải kể đến Lăng Bác_ nơi chứa thi hài vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Hồ Chí Minh. Lăng Bác tọa lạc tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Người đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn, được khánh thành năm 1975.

Trong di chúc Bác để lại, Người muốn được hỏa táng và đặt tro mình ở ba miền đất nước nhưng theo tâm nguyện và tình cảm của nhân dân bộ chính trị đã giữ gìn thi hài Bác lâu dài để nhân dân đặc biệt là người dân miền Nam có thể đến thăm Bác. Vì lẽ đó mà lăng Bác được ra đời.

Tâm huyết và tình cảm của nhân dân Việt Nam thời ấy dành trọn vẹn trong suốt quá trình xây dựng lăng Bác nên từng công đoạn xây dựng đều được thực hiện tỉ mỉ, công phu nhưng cũng đầy giản dị mà gần gũi mang đậm phong cách Việt Nam. Lăng được thiết kế để có độ bền vững cao, chống được bom đạn và động đất cường độ bảy rích-tơ.

Ngoài ra còn có công trình bảo vệ đặc biệt chống lụt phòng khi Hà Nội bị vỡ đê. Kính quan tài phải chịu được xung lực cơ học lớn. Lăng còn được thiết kế thêm “buồng đặc biệt” để có thể giữ thi hài tại chỗ trong trường hợp có chiến tranh.

Vật liệu xây dựng lăng đến từ mọi miền tổ quốc mang theo tình cảm yêu mến của nhân dân với Bác: cát được lấy từ các con suối Hòa Bình do người dân tộc Mường đem về; đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiêm Hoá, Ngòi Thìa, Tuyên Quang…; đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa, đá đỏ núi Non Nước…; đá dăm được đưa từ mỏ đá Hoàng Thi ở Yên Bái,còn cát lấy từ Thanh Xuyên (Thái Nguyên).

Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quý. Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên-Lai Châu, tre từ Cao Bằng… Thanh thiếu niên thời ấy còn tổ chức những hoạt động như mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm. Liên Xô cũng gửi hai vạn tấm đá hoa cương và cẩm thạch mài nhẵn để trang trí cho Lăng.

Với những chất liệu ấy mà kiến trúc cũng như phong cảnh xung quanh lăng Bác càng trở nên độc đáo bởi sự kết hợp vô cùng hài hòa của những nét đẹp ba miền. Trên đỉnh lăng là hàng chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép bằng đá ngọc màu đỏ thẫm của Cao Bằng. Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên.

Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dòng chữ “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do” và chữ ký của Hồ Chí Minh được dát bằng vàng. 200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quý do nhân dân Nam Bộ, Tây Nguyên, Quảng Nam – Đà Nẵng, và bộ đội Trường Sơn gửi ra, và do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An thực hiện.

Cánh cửa vào phòng đặt thi hài do hai cha con nghệ nhân ở làng Gia Hòa đóng. Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho số tuổi 79 của Hồ Chủ tịch. Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam.

Trước cửa lăng luôn có hai người lính đứng gác, cứ một giờ đổi gác một lần.Chính giữa lăng là phòng đặt thi hài ốp đá cẩm thạch Hà Tây. Trên tường có 2 lá quốc kỳ và đảng kỳ lớn, ghép từ 4.000 miếng đá hồng ngọc Thanh Hóa, hình búa liềm và sao vàng được ghép bằng đá cẩm vân màu vàng sáng.

Thi hài Bác Hồ được đặt trong hòm kính. Qua lớp kính trong suốt, thi hài Hồ Chí Minh nằm trong bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân có đặt một đôi dép cao su. Trong những dịp có người viếng lăng, sẽ có bốn người lính đứng gác. Chiếc hòm kính đặt thi hài là một công trình kỹ thuật và nghệ thuật do những người thợ bậc thầy của hai nước Việt – Xô chế tác.

Giường được chế tác bằng đồng, có dải hoa văn bông sen được cách điệu, ba mặt giường lắp kính có độ chịu xung lực cao. Nóc giường bằng kim loại, có hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều hòa tự động. Giường được đặt trên bệ đá, có hệ thống thang máy tự động.Lăng có hình vuông, cửa quay sang phía Đông, hai phía Nam và Bắc có hai lễ đài dành cho khách trong những dịp lễ lớn.

Trước lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh, và một thảm cỏ có những ô vuông cỏ xanh tươi suốt bốn mùa. Thẳng tiếp qua sân cỏ là đường Bắc Sơn, có trồng hoa hồng đỏ và hoa đào. Tận cùng đường Bắc Sơn là đài Liệt sĩ. Bên phía tây của quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn.

Lăng Bác mở cửa năm ngày trong tuần: thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm,thứ Bảy và Chủ Nhật, đóng cửa tu bổ vào tháng Mười và tháng 11. Nơi đây không chỉ lưu giữ tình cảm nhân dân các vùng miền trên đất nước Việt Nam với Bác mà còn được tạo nên bởi tâm huyết và sự tôn kính của Liên Xô với chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đến Lăng Bác để được gần Bác, hòa vào không khí ấm áp, thiêng liêng mà gần gũi, bình dị, cảm nhận sự thanh thản trong tâm hồn và để thêm yêu mến, kính trọng vị cha già “ không con mà có triệu con”, như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “ Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn”.

Đọc Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hà Giang ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Hà Giang Hay

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Thành Cổ Loa – Bài 11

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Thành Cổ Loa, là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng được nhiều du khách quan tâm.

Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô của nhà nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên và của nhà nước Vạn Xuân (tên nước Việt Nam thời đó) dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên.

Nhắc đến Cổ Loa, người ta nghĩ ngay đến truyền thuyết về An Dương Vương được thần Kim Quy bày cho cách xây thành, về chiếc nỏ thần làm từ móng rùa thần và mối tình bi thương Mị Châu – Trọng Thủy. Đằng sau những câu chuyện thiên về tâm linh ấy, thế hệ con cháu còn khám phá được những giá trị khảo cổ to lớn của Cổ Loa.

Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và bộ. Về giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình.

Địa điểm Cổ Loa chính là đất Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân cư đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng.

Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay, ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: thành ngoài (8km), thành giữa (hình đa giác, chu vi 6,5km) và thành trong (hình chữ nhật, chu vi 1,6km).

Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4 – 5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20 – 30m. Các cửa của ba vòng thành cũng được bố trí rất khéo; không hề nằm cùng trên một trục thẳng mà lệch chéo đi rất nhiều. Do đó đường nối hai cửa thành ở cùng một hướng đều là một đường quanh co, lại có ụ phòng ngự ở hai bên nên gây rất nhiều trở ngại cho quân địch khi tiến đánh thành.

Thành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6m – 12m, chân rộng từ 20m – 30m, chu vi 1.650 m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy. Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500 m, nơi cao nhất là 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hồng. Thành ngoại cũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000m, cao trung bình 3 m – 4 m (có chỗ tới hơn 8m).

Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m, có chỗ còn rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ..

Qua các giai đoạn lịch sử, Cổ Loa có rất nhiều tên: Loa thành (thành ốc), thành Côn Lôn, thành Tư Long, Cửu thành, Thành Việt Vương, thành Khả Lũ, Cổ Loa thành. Đến thế kỷ thứ X, thời kỳ Ngô Quyền làm vua, Cổ Loa lại trở thành kinh đô lần thứ hai. Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”.

Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng tối đa và khéo léo các địa hình tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường thẳng như bức tường thành trung tâm.

Người xưa lại xây thành bên cạnh con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng. Chiếc Đầm Cả rộng lớn nằm ở phía Đông cũng được tận dụng biến thành bến cảng làm nơi tụ họp cho đến cả hàng trăm thuyền bè.

Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở.

Các cuộc khai quật khảo cổ học đã tìm thấy một số lượng gốm khổng lồ gồm ngói ống, ngói bản, đầu ngói, đinh ngói. Ngói có nhiều loại với độ nung khác nhau. Có cái được nung ở nhiệt độ thấp, có cái được nung rất cao gần như sành. Ngói được trang trí nhiều loại hoa văn ở một mặt hay hai mặt.

Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có 3 vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi vòng ngoài 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong 1,6km, diện tích trung tâm lên tới 2 km².

Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4m – 5m, có chỗ cao đến 8m – 12m. Chân lũy rộng 20m – 30m, mặt lũy rộng 6m – 12m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối.

Hàng năm, lễ hội Cổ Loa tưởng nhớ vua An Dương Vương được tổ chức vào mùa xuân, ngày mùng 6 tháng giêng. Có 8 làng trong xã Cổ Loa tổ chức rước kiệu truyền thống tụ về sân đình Cổ Loa, dâng lễ, thể hiện tấm lòng thành kính đối với vị vua có công lao to lớn trong việc dựng nước và giữ nước, chỉ đứng sau các vua Hùng.

Chia Sẻ Bài 💦Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai ❤️️ 14 Bài Hay

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Văn Miếu Quốc Tử Giám – Bài 12

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Văn Miếu Quốc Tử Giám, đây được xem là biểu tượng của thủ đô.

Trong số các di tích lịch sử của Hà Nội, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú. Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám, trường quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.

Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.

Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh. Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”, xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa.

Trong Văn Miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau:

Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.

Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805). Khuê Văn Các là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông (85cm x 85cm) bên dưới đỡ tầng gác phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp.

Tầng trên có 4 cửa hình tròn, hàng lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8 mái, gờ mái và mặt mái phẳng. Gác là một lầu vuông tám mái, bốn bên tường gác là cửa sổ tròn hình mặt trời toả tia sáng. Hình tượng Khuê Văn Các mang tất cả những tinh tú của bầu trời tỏa xuống trái đất và trái đất nơi đây được tượng trưng hình vuông của giếng Thiên Quang. Công trình mang vẻ đẹp sao Khuê, ngôi sao sáng tượng trưng cho văn học.

Nơi đây thường được dùng làm nơi thưởng thức các sáng tác văn thơ từ cổ xưa tới nay. Hai bên phải trái Khuê Văn Các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia tiến sỹ.

Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông. Hai bên hồ là 2 khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng một con rùa. Hiện còn 82 tấm bia tiến sĩ về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779.

Trong đó, 12 bia đầu tiên (cho các khoa thi những năm 1442 – 1514) được dựng vào thời Lê sơ, 2 bia (cho các khoa 1518, 1529) được dựng vào triều nhà Mạc, còn 68 bia cuối cùng (các khoa thi những năm 1554 – 1779) được dựng vào thời Lê trung hưng. Mỗi khu nhà bia gồm có 1 Bi đình nằm ở chính giữa và 4 nhà bia (mỗi nhà 10 bia) xếp thành hai hàng, nằm hai bên Bi đình. Bi đình khu bên trái Thiên Quang Tỉnh chứa bia tiến sĩ năm 1442, còn Bi đình khu bên phải chứa bia tiến sĩ năm 1448.

Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toà trong là Thượng cung.

Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải Thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá hủy. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại năm 2000.

Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử). Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa. Đây là hình tượng rất đặc trưng tại các đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo ở Việt Nam. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu…, hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm – dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau.

Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.

Năm 1999, để kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội (1010 – 2000), nhà nước ta cho xây dựng lại khu Thái Học – Văn Miếu theo lối kiến trúc cổ, thờ các vị vua: Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và Nhà giáo Chu Văn An là những người có nhiều công giữ gìn và bồi đắp nền Nho học trong trường đại học đầu tiên của nước ta. Khuê Văn Các ở Văn Miếu -Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.

Chia Sẻ Bài 🌹Thuyết Minh Về Đà Nẵng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Đà Nẵng Hay

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Chùa Một Cột – Bài 13

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Chùa Một Cột là biểu tượng văn hóa ngàn năm của Hà Nội.

Chùa Một Cột là công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với những giá trị về văn hóa, lịch sử của dân tộc. Chùa Một Cột không chỉ được đánh giá là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc nhất ở Việt Nam cũng như Châu Á mà còn được biết đến là điểm đến tâm linh, trở thành biểu tượng văn hóa ngàn năm của thủ đô Hà Nội.

Chùa Một Cột còn có tên gọi khác là Diên Hựu Tự hoặc Liên Hoa Đài, ngôi chùa nổi tiếng bởi kiến trúc xây dựng rất độc đáo, toàn bộ chùa được xây dựng trên một cột trụ bằng đá cao khoảng 4m. Ngôi chùa được khởi công xây dựng vào thời Lý trên đất thôn Thanh Bảo thuộc huyện Quảng Đức và nằm ở phía Tây của Hoàng Thành Thăng Long xưa. Ngày nay chùa nằm ở phố Chùa Một Cột, cạnh Quảng trường Ba Đình – Lăng Chủ Tịch.

Chùa Một Cột được xây dựng dựa theo cảm hứng từ giấc mộng của vua Lý Thái Tông. Trong mơ vua thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên đài hoa sen và được mời lên đài. Khi tỉnh dậy vua kể lại giấc mơ cho triều thần nghe và được nhà sư Thiên Tuế khuyên nên xây chùa. Vì vậy vào mùa đông năm 1049 vua Lý Thái Tông cho xây dựng chùa. Để tạo nên chùa Một Cột Vua đã cho dựng một cột đá giữa hồ và xây đài hoa sen có tượng Bồ Tát Quan Thế m ở trên.

Sau khi dựng chùa, vua Lý Anh Tông thường lui tới cầu phúc và làm việc thiện vậy nên ít sau đó hoàng hậu mang thai sinh ra một hoàng tử tuấn tú. Nhờ sự ra đời thần kì của hoàng tử mà vua đã coi đó là ân huệ mà trời đất ban cho nên đã cho xây một ngôi chùa khác bên cạnh chùa một cột để tạ ơn. Cụm di tích này được đặt tên Diên Hựu Tự với mong muốn “phước lành dài lâu”.

Vì muốn trùng tu lại chùa nên năm 1105 vua Lý Nhân Tông cho người xây dựng lại và dựng thêm hai tháp lợp sứ trắng trước sân. Ba năm sau Nguyên Phi Ỷ Lan lệnh cho người đúc “Giác thế chung” để thức tỉnh lòng thế nhân.

Chùa Một Cột là di tích lịch sử có giá trị nghệ thuật và được đánh giá cao không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Thật vậy, vào năm 1962 chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia và đến năm 2012 chùa Một Cột đã xác lập kỷ lục là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á” bởi tổ chức Kỷ lục châu Á.

Chùa Một Cột được mệnh danh là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo một không hai bởi chùa Một Cột mang dáng vẻ của một đóa sen lớn đang vươn mình khỏi mặt nước, hình tượng bông sen gợi cho người ta sự thuần khiết cao quý, sáng trong thuần túy. Toàn bộ không gian chùa được đặt trên một trụ đá cao 4 mét do hai khối đá cấu thành hợp với nhau có đường kính 1,2 mét dưới hồ Linh Chiểu.

Ao nước phía dưới chùa được bao quanh bởi lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh với những họa tiết hình khối. Mái chùa lợp ngói cổ với theo kiểu hình đao cong vút và trên đỉnh đắp hình rồng thể hiện sức mạnh thần thánh, quyền uy lẫm liệt.

Chùa Một Cột đã trở thành một trong những biểu tượng mang đậm tính dân tộc, là địa điểm tham quan nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Chùa không những nổi tiếng trong nước mà còn được rất nhiều khách tham quan, du lịch quốc tế tìm đến để tham quan, thưởng thức nét đẹp độc đáo đậm chất văn hóa bản sắc dân tộc.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cần Thơ ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Cần Thơ Hay

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Chùa Hương – Bài 14

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Chùa Hương, là một trong những ngôi chùa lớn và linh thiêng nổi tiếng tại Việt Nam.

Nói về văn hóa tâm linh của người Việt không thể không nhắc đến những đền chùa cổ kính, linh thiêng mang nét đẹp đặc trưng, trầm lắng, nơi bày tỏ niềm thành kính, biết ơn với người xưa, với tín ngưỡng tôn giáo. Một trong những ngôi chùa cổ, nổi tiếng của nước ta phải kể đến chùa Hương – danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa và tín ngưỡng của Việt Nam.

Chùa Hương hay còn gọi là Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp, nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 17 vào thời kỳ Đàng Trong – Đàng Ngoài, sau đó bị hủy hoại trong kháng chiến chống Pháp năm 1947, sau đó được phục dựng lại năm 1988 do Thượng Tọa Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hòa thượng Thích Thanh Chân.

Nơi đây gắn liền với với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba, theo phật thoại xưa kể lại rằng người con gái thứ ba của vua Diệu Trang Vương nước Hương Lâm tên là Diệu Thiện chính là chúa Ba hiện thân của Bồ Tát Quan Thế Âm, trải qua nhiều thử thách, gian nan với chín năm tu hành bà đã đắc đạo thành Phật để cứu độ chúng sinh.

Dưới đôi bàn tay khéo léo của người xưa cùng với những nét đẹp tạo hóa mà thiên nhiên ban tặng, mà vẻ đẹp của chùa Hương mang một dấu ấn rất riêng, đưa ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến.

Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù. Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái.

Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông.Chùa Chính, tức chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên.

Ở lối xuống hang động có cổng lớn, trán cổng ghi bốn chữ “Hương Tích động môn”. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán“Nam thiên đệ nhất động” là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm. Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá.

Lễ hội chùa Hương được tổ chức vào ngày mồng sáu tháng giêng, thường kéo dài đến hạ tuần tháng ba âm lịch. Vào dịp lễ, hàng triệu phật tử cùng du khách tứ phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương.

Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch.Đây là ngày lễ khai sơn của địa phương nhưng ngày nay nghi lễ khai sơn được hiểu theo nghĩa mở- mở cửa chùa. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản.

Một ngày trước khi khai hội, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều được thắp hương nghi ngút.Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ.

Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về “thiền”. Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo.

Đền Cửa Vòng là “chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngàn, người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là “tì nữ tuý Hồng” của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần. Ta có thể thấy phần lễ là tổng hợp toàn thể hệ thống tín ngưỡng, gần như là tổng thể những tín ngưỡng tôn giáo của Việt Nam.

Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng. Lễ hội chùa Hương còn là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn.

Không chỉ có vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc, phong cảnh chùa cùng với nét đặc sắc của ngày lễ mà chùa Hương còn chứa đựng những giá trị sâu sắc về văn hóa tâm linh, lịch sử dân tộc và còn là giá trị sống của chuỗi phát triển con người từ xa xưa đến ngày nay, cần được bảo tồn, duy trì và gìn giữ di sản mà ông cha ta để lại.

Như vậy, với những giá trị đó, chùa Hương chính là niềm tự hào của người Hà Nội nói chung và người Việt Nam nói riêng, đến với chùa Hương là đến với không gian thanh tịnh, sống chậm lại để cảm nhận sự nhẹ nhõm trong tâm hồn, buông bỏ mọi áp lực, căng thẳng trong cuộc sống ngoài kia.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Chùa Trấn Quốc – Bài 15

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội Chùa Trấn Quốc nổi tiếng được SCR.VN giới thiệu đến bạn đọc sau đây.

Nhắc đến chùa Hà Nội không thể không nhắc đến chùa Trấn Quốc – một trong những ngôi chùa cổ lịch sử lâu đời nhất nơi đây. Chùa Trấn Quốc cũng là một trong những niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.

Theo sử sách ghi chép lại thì chùa Trấn Quốc vốn có tên là chùa Khải Quốc, bắt đầu dựng từ thời Lý Nam Đế tại một thôn quê gần bờ sông Hồng. Chùa được dời vào và dựng trên nền xưa của cung Thúy Hoa, điện Hàn Nguyên vào năm 1615.

Những năm về sau, được sự hỗ trợ của vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị cùng đóng góp của nhân dân chùa được trùng tu lại, đặt thêm chuông tượng và mở rộng diện tích. Năm 1842, vua Thiệu Trị quyết định đổi tên chùa thánh Trấn Bắc. Đến đời vua Lê Hy Tông, chùa đổi tên là Trần Quốc và được dùng cho đến ngày nay.

Chùa Trấn Quốc nằm trên đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Chùa tọa lạc tại một hòn đảo phía đông Tây Hồ của một hồ nước ngọt rộng lớn.

Phía trên của chùa là hai câu đố được viết bằng chữ Nôm: “Vang tai xe ngựa qua đường tục/ Mở mặt non sông đứng cửa thiền”, ngoài ra, con được ghi thêm ba chữ Phương điện môn ở trung tâm.

Chùa có kết cấu được thiết kế theo những nguyên tắc, trình tự nhất định. Có ba ngôi chính với nhiều lớp nhà, được nối thành hình chữ công, bao gồm Tiền đường, thượng điện và nhà thiêu hương. Tiền đường của chùa Trấn Quốc hướng về phía Tây. Có hai dãy hành lang dài ở hai bên nhà thượng điện và nhà thiêu hương. Có một gác chuông ba gian nằm trên trục sánh chính, ở phía sau thượng điện.

Bên trong chùa Trấn Quốc còn có các nhà tổ, nhà bia và một số mộ tháp cổ. Mộ tháp cổ nổi bật trong khuôn viên của chùa là Bảo tháp lục độ đài sen. Bao tháp cổ cao hơn 15m với 11 tầng. Mỗi tầng đều được đặt những pho tượng Phật bà trong các ô cửa hình vòm. Đỉnh tháp được gọi là Cửu phẩm liên hoa vì nó là đài sen 9 tầng, được làm từ đá quý.

Đối xứng với bảo tháp là một cây bồ đề lớn với ý nghĩa: “Hoa sen tượng trưng cho Phật tính chân, như tính sinh ở dưới bùn mà không bị ô uế. Bồ đề là trí giác, trí tuệ vô thượng. Tất cả đều hàm ý nghĩa bản thể và hiện tượng của các pháp”.

Chùa Trấn Quốc không chỉ là ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo mà còn là một biểu tượng của nền văn hóa lâu đời của người dân Hà Nội nói riêng, của Việt Nam nói chung. Hơn nữa, ngôi chùa còn là một trong những minh chứng rõ nét cho sự phát triển Phật giáo ở Việt Nam.

Có thể thấy rằng, kiến trúc chùa có sự hài hòa giữa tính uy nghiêm, cổ kính với sự thanh nhã, yên bình của cảnh quan. Nhớ vậy mà nơi đây thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, đặc biệt là các tín đồ phật tử. Hy vọng rằng trong tương lai những nét văn hóa của chùa sẽ được lưu giữ và phát triển hơn nữa.

Chia sẻ cơ hội 💧 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 💧 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Từ khóa » Giới Thiệu Danh Lam Thắng Cảnh Của Hà Nội