Thuyết Minh Về Một Sản Phẩm Mang Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc (tranh ...

Hocdot.com flag MÁY TÍNH ONLINE Về chúng tôi Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật

Trang chủ

»

Lớp 8 »

Môn Văn »

Văn Mẫu Lớp 8 »

Thuyết minh về một nét văn hóa

Thuyết minh về một sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc (tranh Đông Hồ) Từ bao đời nay, người dân Việt Nam đã quen cái tên Đông Hồ gắn liền nghề với tranh dân gian nổi tiếng.

Lời giải

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Từ bao đời nay, người dân Việt Nam đã quen cái tên Đông Hồ gắn liền nghề với tranh dân gian nổi tiếng.

II. THÂN BÀI

1. Nguồn gốc, xuất xứ

- Làng tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

- Căn cứ vào các gia phả trong làng thì muộn nhất là vào đời Lê, tức là cách đây khoảng 500 năm.

- Còn theo lịch sử của làng thì gia đình đã gắn bó với nghề lâu nhất ở đây là gia đình ông Nguyền Đăng Chế. Đến nay, gia đình ông đã có 20 đời làm nghề. Cả đại gia đình ông ba thế hệ đều tâm huyết với tranh Đông Hồ.

2. Cách làm

- Khác với nhiều loại tranh trên thị trường hiện nay, tranh làng Đông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà là dùng ván để in.

- Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu.

- Những người vẽ mẫu vào bản khắc ván đòi hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao.

- Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cùng có thể phết màu lên ván rồi in.

- Giấy dùng in tranh là loại giấy dó mịn mặt.

- Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến đã tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ.

- Để có được một bức tranh đẹp, các màu in tranh thường được lấy từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của nó, màu xanh lấy từ vỏ lá tràm, màu vàng lay từ hoa hoè, màu đỏ thắm lấy từ thân, rễ cây vang, màu sơn lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp...

- Những năm gần dây có một số người khi in tranh đã từng dùng một số màu và hóa chất hiện đại, như thế sản phẩm có tăng nhưng chất liệu màu của tranh không tươi màu, sắc nét như tranh làm truyền thống. Đã thế, chỉ trong một thời gian ngắn màu sắc sẽ bị phai nhạt, không bền màu.

- Tranh dân gian Đông Hồ không áp dụng chặt chẽ về cơ thể học, các nguyên tắc về ánh sáng hay luật xa gần như tranh hiện đại. Những nghệ sĩ sáng tác tranh dân gian mang nhiều tính ước lệ trong bố cục, trong cách miêu tả về màu sắc.

- Tất cả đều sử dụng lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thế hiện, do đó xem tranh dân gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lý hợp tình.

III. KẾT BÀI

Cần có những phương án để bảo tồn và phát triển loại tranh dân gian này.

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Làng tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Từ bao đời nay, người dân Việt Nam đã quen cái tên Đông Hồ gần liền với nghề về tranh dân gian nổi tiếng. Trước đây, hầu như nhà nào cũng làm tranh, nhưng nay, số gia đình chuyên làm về tranh Đông Hồ còn lại không nhiều, điều đó càng khiến cho những gì còn lưu lại trở nên quý giá. Không ai biết chính xác nghề tranh Đông Hồ ra đời từ bao giờ, nhưng căn cứ vào các gia phả trong làng thì muộn nhất là vào đời Lê. tức là cách đây khoảng 500 năm. Còn theo lịch sử cùa làng thì gia đình đã gắn bó với nghề lâu nhất ở đây là gia đình ông Nguyễn Đăng Chế. Đến nay, gia đình ông đã có 20 đời làm nghề. Cả đại gia đình ông ba thế hệ đều tâm huyết với tranh Đông Hồ. Trung tâm giao lưu văn hóa tranh dân gian Đông Hồ do con cháu ông đóng góp xây dựng rộng 5.500 mét vuông vừa mới khánh thành thực sự tạo ra được một không gian văn hoá độc đáo. trở thành một địa chỉ không thể thiếu với các tua du lịch làng nghề cho du khách trong và ngoài nước.

Khác với nhiều loại tranh trên thị trường hiện nay, tranh làng Đông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà là dùng ván để in. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu vào bản khác ván đòi hòi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in.

Giấy dùng in tranh là loại giấy dó mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ Con sò, con hến đã tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Để có được một bức tranh đẹp. các màu in tranh thường được lấy từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của nó, màu xanh lấy từ vỏ lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hoè. màu đỏ thẫm 13 từ thân, rễ cây vang, màu sơn lấy từ sỏi núi, màu trang là điệp... Những năm gần đây có một số người khi in tranh đã từng dùng một số màu và hóa chất hiện (làm như thế sản phẩm có tăng nhưng chất liệu màu của tranh không tươi màu sắc như tranh làm truyền thống. Đã thế, chỉ trong một thời gian ngắn màu sắc sẽ phai nhạt, không bền màu.

Tranh dân gian Đông Hồ không áp dụng chặt chẽ về cơ thề học, các nguyên lí về ánh sáng hay luật xa gần như tranh hiện đại. Những nghệ sĩ sáng tác tranh gian mang nhiều tính ước lệ trong bố cục, trong cách miêu tả về màu sắc. Tất cả đều sử dụng lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thể hiện, do đó xem tranh dân gian thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lý hợp tình.

Bởi thế, không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước thích tranh dân gian Đông Hồ đã cất công về tận làng tranh để tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội họa, mỹ thuật của nước ngoài cũng tìm về tận đây để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ. Đây cũng là một trong những cách để bảo tồn và phát triển tranh.

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”

Câu hỏi liên quan
  • Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều,...)
  • Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam
  • Giới thiệu một di chỉ văn hoá lâu đời trên vùng quê của đất nước
  • Giới thiệu một loại hoa đặc sản của một miền quê trên đất nước ta Sen bách diệp Hồ Tây
  • Thuyết minh một nhạc cụ dân tộc và một điệu ca dân tộc gắn liền với lễ hội, phong tục dân gian
  • Giới thiệu một địa chỉ giàu truyền thống văn hóa và anh hùng
  • Giới thiệu một địa chỉ giàu truyền thống văn hoá, khoa cử
  • Thuyết minh về một sự vật có giá trị lịch sử và văn hoá
  • Thuyết minh một sự vật về văn hóa, lịch sử
  • Thuyết minh về cốm làng vòng, Ngữ văn 8
  • Thuyết minh về một sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc ( nón lá nghĩa Châu )
  • Thuyết minh về một sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc (tranh Đông Hồ)
  • Thuyết minh về một sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc (nón lá làng chuông)
  • Thuyết minh về một sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc (chiếu Cẩm Nê)
  • Thuyết minh về chiếc áo dài mang bản sắc văn hóa dân tộc
  • Thyết minh về một trò chơi hoặc một món đồ chơi của thiếu nhi (chong chóng)
  • Thuyết minh về một trò chơi hoặc một món đồ chơi của thiếu nhi ( thả diều )
  • Thuyết minh về truyền thống giỗ tổ Hùng Vương
  • Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống ở Việt Nam ( Hội Chùa Hương )
  • Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa ở Việt Nam ( lễ Giáng Sinh )
  • Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam ( Lễ hóa vàng )
  • Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam (Tết Nguyên Tiêu )
  • Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam ( tết trung thu )
  • Thuyết minh về ngày tết của người Kinh ở Việt Nam
  • Thuyết minh về một nét đẹp văn hoá truyền thống của Việt Nam (tết của người Kinh )
  • Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam (Lễ Hội Gióng )
  • Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam ( lễ Vu Lan )
  • Thuyết minh về chiếc áo dài_bài 1
  • Giới thiệu một nét đẹp văn hoá của quê hương em
  • Giới thiệu về một nét văn hoá truyền thống: Dân ca quan họ
  • Giới thiệu một di tích lịch sử văn hoá của thủ đô Hà Nội
  • Giới thiệu về loài hoa của làng quê Việt Nam
  • Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam
  • Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam
  • Em hãy viết bài văn thuyết minh về trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam: “Chiếc áo dài”
Bài học liên quan
  • Thuyết minh về vật nuôi
  • Thuyết minh về danh lam thắng cảnh
  • Thuyết minh về đồ dùng
  • Thuyết minh về cây cối
  • Thuyết minh về một nét văn hóa
  • Thuyết minh về thể loại văn học
  • Thuyết minh về món ăn
  • Thuyết minh về người
Bạn đang học lớp? Lớp 12Lớp 11Lớp 10Lớp 9Lớp 8Lớp 7Lớp 6Lớp 5Lớp 4Lớp 3Lớp 2Lớp 1

Từ khóa » Thuyết Minh Một Sản Phẩm Mang Bản Sắc Dân Tộc