Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Tây Ninh ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Tây Ninh ❤️️ 34+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Giới Thiệu Đến Bạn Đọc Về Địa Danh Nổi Tiếng Của Vùng Đất Tây Ninh.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Dàn Ý Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Tây Ninh
  • Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Tây Ninh – Bài 1
  • Thuyết Minh Giới Thiệu Về Núi Bà Đen Sinh Động – Bài 2
  • Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Núi Bà Đen – Bài 3
  • Bài Văn Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Điểm 10 – Bài 4
  • Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Ngắn Gọn – Bài 5
  • Thuyết Minh Núi Bà Đen Đặc Sắc – Bài 6
  • Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Hay – Bài 7
  • Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Tây Ninh Hay Nhất – Bài 8
  • Bài Văn Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Đơn Giản – Bài 9
  • Bài Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Ấn Tượng – Bài 10
  • Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Văn Mẫu Chọn Lọc – Bài 11
  • Thuyết Minh Về Lễ Hội Núi Bà Đen Ngắn Hay – Bài 12
  • Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Tây Ninh Lớp 8 – Bài 13
  • Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Lớp 9 – Bài 14
  • Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Tây Ninh Lớp 10 – Bài 15

Dàn Ý Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Tây Ninh

Cùng tham khảo mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Núi Bà Đen chi tiết sau đây để triển khai bài văn logic và mạch lạc nhất.

  • Mở bài: Giới thiệu địa điểm cần thuyết minh: Núi Bà Đen.
  • Thân bài
  • Khái quát chung
    • Hệ thống am, điện, chùa, hang động ở núi Bà Đen thu hút đông đảo khách thập phương đến viếng lễ hàng năm.
    • Với cảnh quan hùng vĩ của núi đã tạo nên khu di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng ở Nam bộ và cả nước.
    • Núi Bà Đen gắn với truyền thuyết về một người con gái nhan sắc mặn mà, có nước da bánh mật tên là Lý Thị Thiên Hương.
    • Núi Bà Đen còn có tên gọi khác là núi Vân Sơn do ngọn núi quanh năm có mây bao phủ.
    • Ngày 21/01/1989, núi Bà Đen đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia
  • Thuyết minh chi tiết
    • Quần thể danh thắng núi Bà Đen trải rộng trên diện tích khoảng 24km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo – núi Phụng – núi Bà Đen.
    • Với độ cao 986m, nhìn từ xa, núi Bà Ðen như một chiếc nón úp trên đồng bằng.
    • Nằm rải rác từ chân núi lên đến đỉnh núi Bà Đen là một quần thể kiến trúc gồm điện, chùa, miếu, tháp… phản ánh những đặc trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian.
    • Núi Bà Đen có nhiều loại gỗ quý hiếm cùng các loại động thực vật phong phú như ốc, dơi, thằn lằn, cheo, mễnh, nai và các loại cây rau, quả có giá trị.
  • Ý nghĩa, vai trò của núi Bà Đen
    • Là một danh thắng nổi tiếng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, mang lại nguồn lợi về kinh tế.
    • Là nơi trở về với cội nguồn đời sống tâm linh và du lịch sinh thái của dân tộc.
    • Với đỉnh núi cao nhất Nam bộ, núi Bà Đen trở thành một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nên trong suốt 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc (1946 – 1975).
  • Kết bài: Khái quát lại những giá trị của núi Bà Đen đối với tỉnh Tây Ninh nói riêng và với đất nước Việt Nam nói chung.

Chia Sẻ Bài 🌹 Thuyết Minh Về Núi Sam, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam ❤️️ 15 Bài

Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Tây Ninh – Bài 1

Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Tây Ninh được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến bạn đọc sau đây.

Núi Bà Đen – một quần thể di tích lịch sử – văn hóa và danh thắng, từ lâu vốn là biểu tượng về đất và người của quê hương Tây Ninh. Núi trải rộng trên diện tích 24km2, gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986m, là ngọn núi nhô lên giữa đồng bằng và cao nhất Nam Cách đây 300 năm, nơi đây còn là vùng rừng già hoang vu, hiểm trở.

Cùng với bước chân của cộng đồng người Việt đến vùng đất Tân Ninh xưa khai mở đất đai, sinh cơ lập nghiệp, thì các tăng ni, phật tử cũng đồng thời đến đây lập những am, miếu xây dựng chùa chiền để thờ Phật. Trong đó, hệ thống am, điện, chùa, hang động ở núi Bà Đen đã từ lâu thu hút đông đảo khách thập phương đến viếng lễ hàng năm.

Núi Bà Đen được sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “Linh Sơn cách Tân Ninh 20 dặm về phía tây bắc, hình núi cao chót vót là trấn sơn của tỉnh, phía tây giáp địa giới Cao Miên, lưng núi có chùa đá ít người đi đến”.

Núi Bà Đen có nhiều loại gỗ quý hiếm cùng các loại động thực vật phong phú như ốc, dơi, thằn lằn, cheo, mễnh, nai và các loại cây rau, quả có giá trị. Song do chiến tranh tàn phá và sự khai thác bừa bãi của con người nên thảm thực, động vật ở núi Bà Đen hiện còn không đáng kể.

Khi nói đến núi Bà Đen người ta nghỉ ngay đến Điện Bà hay Linh Sơn Tiên Thạch Động. Điện Bà ở độ cao 350m, khu vực này có chùa Thượng (chùa Bà) và chùa Hang. Điện Bà – thờ Bà Đen – Linh Sơn Thánh Mẫu. Có nhiều huyền thoại về Bà Đen như Sự tích Nàng Đênh, truyện Lý Thị Thiên Hương… được truyền tụng trong nhân dân (dù đã được viết thành sách hoặc dàn dựng thành phim, nhưng vẫn dựa vào truyền thuyết).

Truyện kể về một đôi trai tài, gái sắc đã nguyện ước đính hôn, nhưng giữa buổi loạn ly, chàng trai Lê Sĩ Triệt phải lên đường tòng quân giữ nước. Nàng Lý Thị Thiên Hương, người con quê hương xứ Trảng Bàng ở lại một dạ thủ tiết thờ chồng. Nàng Thiên Hương là người mộ đạo. Trong một ngày lên núi đi chùa lạy Phật nàng bị thát oan.

Về sau nàng hiển linh luôn phù hộ cho nhân dân trong vùng được phước lành. Vua Gia Long khi lên ngôi tưởng nhớ chuyện được Bà mách bảo nên thoát nạn tại núi – Vua sai Tả quân Lê Văn Duyệt lên núi làm lễ sắc phong và tạc tượng Bà thờ ở một hang đá trên núi gọi là Điện Bà (Linh Sơn Tiên Thạch Động). Sắc phong đó bị thất lạc. Đến năm 1936 (Bảo Đại thập niên, tứ nguyệt, thập cửu nhật) đã tái phong sắc cho Bà.

Điện Bà được cải tạo từ một mái đá tự nhiên nhô ra tạo thành một hang động. Vòm mái cao 2,5m; cửa rộng 6m. Hai bên được xây gạch ốp sát vách đá. Ở giữa có xây cột gạch chống đỡ, vòm mái trước xây thêm tạo thành 2 lớp nhà điện dài 8m dùng để nơi phật tử chiêm bái và hành lễ. Trong động thờ cốt Bà (tượng Bà) và các tiên nữ.

Tháng giêng hàng năm thiện nam, tính nữ thập phương về lễ viếng Bà cầu tài, xin lộc. Đặc biệt, ngày mùng 5 tháng giêng hàng năm, ngày vía Bà có hàng chục vạn lượt người đến viếng lễ. Suốt trong năm mỗi ngày đều có người hành hương về núi viếng Bà, lạy phật.

Toàn bộ quần thể núi Bà rải rác có nhiều chùa, nhưng chỉ có ngôi chùa chính có quy mô lớn. Ngoài chùa Thượng (chùa Bà) còn có chùa Hạ, chùa Trung. Những ngôi chùa này đã được xây dựng từ lâu đời, nhưng qua các cuộc chiến tranh ác liệt, bom đạn tàn phá nên đổ nát. Những ngôi chùa hiện nay được xây dựng lại từ các năm 1995, 1997.

Cấu tạo địa chất bởi nhiều tầng đá tảng chồng lên nhau tạo ra nhiều hang động tự nhiên và một thảm động, thực vật phong phú đa dạng về sinh thái. Với đỉnh núi cao nhất Nam bộ, núi Bà Đen trở thành một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nên trong suốt 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc (1946 – 1975), lực lượng cách mạng và phản cách mạng đã giành giật nhau quyết liệt quả núi này.

Núi Bà Đen là một quần thể di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Nam bộ. Với hệ thống hang động và cảnh quan tự nhiên kết hợp kiến trúc tôn giáo đã tô điểm cho núi Bà Đen một nét đẹp thiên phú và nhân tạo, con người hòa quyện với thiên nhiên. Nó thật sự trở thành nơi trở về với cội nguồn đời sống tâm linh và du lịch sinh thái của dân tộc.

Giới Thiệu Bài 💧 Thuyết Minh Về Núi Tà Cú ❤️️ 13 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Giới Thiệu Về Núi Bà Đen Sinh Động – Bài 2

Thuyết Minh Giới Thiệu Về Núi Bà Đen Sinh Động giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay.

Núi Bà Đen là núi nằm trong một quần thể di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại tại Tây Ninh. Theo Gia Định thành thông chí, tên gốc của núi Bà Đen là Bà Dinh. Những bậc kỳ lão địa phương thì cho rằng tên gốc là núi Một. Đến khoảng nửa thế kỷ XVIII mới xuất hiện tên gọi núi Bà Đênh, sau gọi trại dần thành núi Bà Đen. Cũng có người gọi là núi Điện Bà.

Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất miền nam Việt Nam (986m) và là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh. Núi Bà Đen còn có tên gọi khác là núi Vân Sơn do ngọn núi quanh năm có mây bao phủ. Núi Bà Đen gắn với truyền thuyết về một người con gái nhan sắc mặn mà, có nước da bánh mật tên là Lý Thị Thiên Hương. Người yêu cô là Lê Sỹ Triệt, quê ở Quang Hóa (tức huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ngày nay), có tài cao, chí lớn, nên đã lên đường phò Nguyễn Huệ giữ nước.

Quần thể danh thắng núi Bà Đen trải rộng trên diện tích khoảng 24km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo – núi Phụng – núi Bà Đen. Với độ cao 986m, nhìn từ xa, núi Bà Ðen như một chiếc nón úp trên đồng bằng. Để lên đến đỉnh núi, du khách có thể đi bằng nhiều cách như: đi bộ, đi cáp treo (tuyến cáp dài 1.200m) hoặc sử dụng hệ thống máng trượt. Máng trượt ở núi Bà Đen là một hệ thống khép kín, gồm hai tuyến: tuyến kéo (tuyến lên) dài 1.190m và tuyến trượt (tuyến xuống) dài 1.700m.

Nằm rải rác từ chân núi lên đến đỉnh núi Bà Đen, là một quần thể kiến trúc gồm điện, chùa, miếu, tháp… phản ánh những đặc trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Trong đó, nổi bật là chùa Bà Đen (Linh Sơn Tiên Thạch tự) hay còn gọi là chùa Thượng và Điện Bà, nơi đặt bức tượng Bà Đen bằng đồng. Chùa Bà Đen được trùng tu và khởi dựng lại vào năm 1997.

Đặc biệt, chùa còn giữ hai cột đá xanh được tạc thời Tổ Tâm Hòa (1919) ở tiền đường, mỗi cột cao 4,5m, đường kính 0,45m, chạm hình rồng uốn lượn rất đẹp. Bên cạnh chùa là Điện Bà được xây dựng dựa vào thế núi từ một mái đá tự nhiên nhô ra tạo thành am động. Vòm mái của Điện Bà cao 2,5m và gian nhà thờ nhân tạo phía trước dài 8m.

Ngoài ra, trên núi còn có một số ngôi chùa khác như: chùa Phật với tượng Phật nhập Niết bàn, chùa Hang (Linh Sơn An Phước tự), chùa Hạ, chùa Trung (Linh Sơn Phước Trung tự), chùa Vân Sơn. Đan xen với hệ thống chùa là rất nhiều hang động được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như: động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà, hang Gió… Dưới chân núi là Khu Du lịch Văn hóa núi Bà với nhiều khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, nhà nghỉ.

Do giữ một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng nên trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1947 – 1975), núi Bà Đen đã từng là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt của quân và dân ta chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hiện nay, tại đây có 3 địa điểm trưng bày một số hiện vật và hình ảnh về các cán bộ, chiến sĩ quân Giải phóng, đó là động Kim Quang, khu chùa Hang và bảo tàng dưới chân núi.

Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, nhất là ngày Rằm tháng Giêng, du khách trong và ngoài tỉnh lại tụ hội về khu vực núi Bà Đen để hành hương, lễ bái và tham quan du lịch. Ngày 21/01/1989, núi Bà Đen đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Núi Mẫu Sơn ❤️️ 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Núi Bà Đen – Bài 3

Đón đọc bài văn hay Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Núi Bà Đen được SCR.VN chia sẻ sau đây.

“Ừ đây là núi Bà ĐenKhói đời nghi ngút nỗi niềm cơ duyênDọc theo triền núi nghiêng nghiêngCáp treo lơ lửng nối miền tĩnh tâm.”

Nhắc đến Tây Ninh một vùng đất thuộc khu vực Nam Bộ là nơi được mệnh danh là thiên đường của bánh tráng, muối tôm,…địa điểm du lịch nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Một trong số đó phải kể đến địa danh núi Bà Đen đã gắn liền từ bao đời nay với vùng đất Tây ninh thơ mộng, yên bình, mang đến cảm giác trải nghiệm thú vị cho du khách khi ghé thăm.

Núi Bà Đen được biết đến là ngọn núi cao nhất của vùng Nam Bộ với độ cao 986m do đó mà quanh năm nơi đây đều được bao phủ bởi mây mù. Do địa thế đặc biệt này mà nơi đây còn có tên gọi là Vân Sơn, ngày nay nhiều người thường gọi nó là núi Điện Bà.

Nơi đây thường được tương truyền rất nhiều về huyền thoại xa xưa, có người kể rằng xưa có cô Lý Thị Thiên Hương là người ở Trảng Bàng, nhưng vì tình duyên trắc trở, lận đận mà buồn tuổi nên cô đành bỏ lên núi, thì không may gặp phải bọn cướp chúng đã giết chết, xác bị khô đen.

Và cũng nghe nói một tương truyền khác kể lại rằng vào khoảng cuối thế kỷ 18 trong giai đoan “Trịnh Nguyễn phân tranh” có một người anh hùng tên là Lê Sĩ Triệt với tài cao, chí lớn, quyết tâm đánh đuổi quân ngoại xâm mà đành chia tay người yêu là Lý Thị Thiên Hương lên đường làm chí lớn.

Dù vậy, cô gái vẫn rất chung tình, giữ trọn tiết hạnh đợi chàng trở về, thế nhưng xung quanh nàng là bao ác bá ngày đêm dồm ngó nàng. Một hôm nàng bị chúng hại vì quá đau khổ mà gieo mình xuống núi để giữ trọn đạo. Sau đó, sư trụ trì là người được Thiên Hương báo mộng về tìm nơi thân thể đang rã đi của mình, thì lúc đến chỉ còn là một bộ xác khô đen.

Để tưởng nhớ người con gái đức hạnh nhưng lại có kết thảm nên đã lập bàn thờ, mai tang cho cô, sau đó người dân ở đây thường hay đến để chiêm bái, cầu nguyện để được hộ trì mà sau này núi có tên là Bà Đen.

Nói đến núi Bà Đen đây là một quần thể di tích lịch sử to lớn vĩ đại của nhân loại, là một biểu tượng lâu đời của vùng đất Tây Ninh. Được biết đến là nơi với phong cảnh sơn thủy hữu tình, nên thơ, núi Bà Đen nằm trong quần thể di tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen.

Từng được mệnh danh là “Đệ nhất thiên sơn” nghĩa là ngọn núi cao nhất miền Nam Viêt Nam với độ cao 986m tính từ chân núi. Được biết đây là nơi có từ thời xa xưa cách đây khoảng 300 năm là một vùng đất nhô lên khỏi đồng bằng giữa một rừng già hiểm trở, hoang vu, bí hiểm.

Quần thể di tích được trải rộng lên đến 24 km, bao quanh là rừng núi, cây cối xanh um tùm, đường đi lên cũng vô cùng quanh co, khúc khủy, ngày nay đã được tu sửa đã khá dễ dàng thuận tiên di chuyển. Khi lên đến đỉnh núi du khách sẽ được tận mắt thấy được không gian bao la rộng lớn quang cảnh hùng vĩ của vùng trời.

Đặc biệt núi Bà Đen tọa lạc ở vị trí đắc địa, khi nhìn về hướng Đông Nam sẽ thấy được ngọn núi Phụng và khi nhìn về Tây Bắc sẽ là ngọn núi Heo. Điểm đến khiến du khách vô cùng thích thú đó là Điện Bà, là nơi nằm cách mặt nước biển với độ cao 250m về sườn Đông Nam của núi.

Khuôn viên có khoảng sân rộng trên 2000 mét vuông quần tụ xung quanh là các ngơi chùa Phật và chùa Tổ mang tính ngưỡng thiêng liêng cao quý. Được biết theo sách “Ngọn đuốc cửa thiền” thì xa xưa hang Điện Bà chỉ là một hang động tự nhiên được hình thành do đá núi cấu tạo chồm ra ngoài che một khoảng không gian rộng 30m2.

Bên trên sẽ là hai tầng mái bê tông được thiết kế giả ngói có tổng cộng 8 đầu đao vươn ra bốn phía, bên trong sẽ có bàn thờ bà đặt ngay chính giữa, trên là ngai tượng Bà và hai cô thiếu nữ đứng hầu hai bên.

Nằm trên cùng một mặt bằng sân, ngoài Điện Bà còn có chùa Bà hay được gọi là Linh Sơn Tiên Thạch Tự. Chùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 19, được cấu tạo hoàn toàn bằng gỗ cây sao, bên trong còn có một nhà giảng.

Đi từ dưới lên sẽ đi qua một bậc thang bằng đá có lan can bằng sắt ở hai bên, dẫn lên một khoảng mặt bằng phía trước cửa hang, tại đây thường là nơi có gió lùa rất mát mẻ nên đươc đặt là hang Gió. Nhìn chung nơi đây có kiến trúc khá cổ kính, hoang sơ với nhiều lớp mái bê tông giả ngói đó, thiết kế hoa văn chạm khắc hình rồng hình phượng vô cùng tinh tế, đặc sắc.

Thường là vào tháng giêng hằng năm nơi đây thường rất đông đúc, là lúc các tín nữ thiện nam từ khắp các nơi về tụ hội viếng lễ, thắp hương cầu bình an, tài lộc, may mắn cho năm mới. Vào ngày mùng 5 tháng giêng sẽ là ngày diễn ra lễ vía bà, sẽ là lúc đông khách đến viếng lễ nhất.

Di chuyển đi lai trên núi giờ đã thuận tiện hơn xưa, được đầu tư cáp treo để đưa du khách từ chân núi lên đến đỉnh núi. Do được cấu tạo là một khối đất nhô lên giữa một đồng bằng nên nhìn từ xa trông núi Bà Đen giống như một cái bát úp ngược lai to lớn, hùng vĩ lạ thường.

Từ trên cao nhìn xuống, mây trời bao quanh xanh biếc, khí hậu lại mát mẻ dễ chịu thường khiến cho tâm hồn mình nhẹ nhàng, thư giãn, bỏ quên đi hết sự mệt nhọc mà thả hồn vào thiên nhiên tận hưởng một danh lam thắng cảnh có một không hai này. Đỉnh núi cũng được biết đến là nơi thường được du khách lựa chọn để tổ chức cắm trại hay các hoạt động vui chơi, giải trí, đặc biệt đây còn là địa điểm hấp dẫn các bạn trẻ đến để chụp những bức ảnh lưu lại kỉ niệm khi đến vùng đất này.

Cứ mỗi dịp xuân về, núi Bà Đen Tây Ninh luôn là điểm đến hấp dẫn, thu hút nhất của du khách từ khắp thập phương tụ hội, vừa chiêm ngưỡng vừa bái lễ cầu mong sự bình an, hạnh phúc. Ngày 21/1/1989, núi Bà Đen vinh dự được Bộ văn hóa thể thao và du lịch công nhận là Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh tiêu biểu, nổi bật cấp quốc gia.

Tất cả những điều đó, đã góp phần tạo tiền đề để phát triển cả về kinh tế lẫn du lịch, một nét đẹp đặc trưng vốn có của vùng đất Tây Ninh của Việt Nam.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Ngắn Hay

Bài Văn Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Điểm 10 – Bài 4

Bài Văn Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc sau đây với lối văn hấp dẫn, đặc sắc.

Với những người đam mê leo núi và muốn khám phá, chinh phục thử thách thì chắc hẳn không thể biết đến núi Bà Đen. Núi Bà Đen có độ cao 986m so với mực nước biển và chính là ngọn núi cao nhất Nam Bộ. Ngọn núi có mây phủ quanh năm nên còn có tên chữ là Vân Sơn.

Núi Bà Đen còn có rất nhiều tên gọi khác. Như là núi Một, núi Điện Bà. Huyền thoại xưa kể rằng khi xưa có cô Lý Thị Thiên Hương ở Trảng Bàng sở hữu nét đẹp lộng lẫy. Tuy nhiên vì đường tình duyên của mình trắc trở nên cô đau lòng và bỏ lên núi. Thế nhưng lại bị bọn cướp giết chết, xác thì khô đen.

Có một tương truyền khác vào khoảng nửa cuối thế kỷ 18, Trịnh Nguyễn phân tranh khiến cho dân chúng lầm than. Lý Thị Thiên Hương là người yêu của thanh niên Lê Sĩ Triệt, một thanh niên chí lớn vì nước quên thân. Khi chàng lên đường phò Nguyễn Huệ để giữ nước đã chia tay cô.

Cô là một người con gái xinh đẹp nhưng có đức hạnh cao, vẫn luôn một lòng chung thủy với Lê Sĩ Triệt. Thân là một người con gái xinh đẹp mà phải sống trong vòng vây của cường hào ác bá, đến một hôm cô bị kẻ xấu hại. Vì để giữ tiết hạnh cô đã không tiếc thân mình gieo mình xuống núi quyên sinh. Ít lâu sau đấy sư trụ trì được cô về báo mộng cho biết nơi mà thân thể cô đang chịu gió sương. Người trụ trì khi ấy tìm thấy thân thể khô đen của cô nên liền đem về mai táng và thờ phụng.

Từ đó người ta gọi cô là Bà Đen, người đời thờ phụng và cầu nguyện cô phù hộ độ trì. Thấy vậy nhà chùa đã lập đền thờ. Hội xuân núi Bà là việc hành hương về chùa vào mùa xuân, hay còn gọi là lễ Thượng nguồn đã là một tập tục quen thuộc của địa phương này. Nhắc đến Tây Ninh ai cũng sẽ nghĩ đến núi Bà Đen, một quần thể di tích lịch sử-văn hóa và danh thắng, một biểu tượng về đất và người của Tây Ninh.

Núi Tây Ninh bao gồm có 3 ngọn núi là núi Phụng, núi Heo, núi Bà Đen tạo thành. Trải rộng tới diện tích 24km2. 300 năm trước đây nơi đây chỉ là vùng rừng già hiểm trở và hoang vu.

Sau đấy bắt đầu xuất hiện những bước chân của người Việt tới sinh cơ lập nghiệp và khai mở đất đai. Đồng thời những tăng ni, phật tử cũng đến đây và lập những am, miếu xây dựng chùa chiền để thờ phụng. Trong số đó thì núi Bà Đen có một hệ thống am, điện, chùa và hang động thu hút khách tứ phương đến viếng lễ mỗi năm đều đặn.

Sách Đại Nam nhất thống chí có ghi về núi Bà Đen rằng: “Linh Sơn cách Tân Ninh 20 dặm về phía tây bắc, hình núi cao chót vót là trấn sơn của tỉnh, phía tây giáp địa giới Cao Miên, lưng núi có chùa đá ít người đi đến”. Lịch sử của núi Bà Đen được tô đậm với những truyền thuyết huyền bí, Linh Sơn thánh mẫu, hệ thống am, chùa cùng với những sự kiện về cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Không những vậy không hổ danh là núi cao nhất Nam Bộ, cảnh quan hùng vĩ nơi đây đã tạo thành một khu di tích lịch sử-văn hóa nổi tiếng cả nước. Cho đến ngày nay núi Bà Đen vẫn thu hút nhiều du khách từ khắp nơi trong nước đến chiêm bái và leo núi trải nghiệm. Năm 1983 con đường dài 11km từ thị xã Tây Ninh đến núi đã được trải nhựa và trang bị hệ thống điện lưới quốc gia đã nối mạng đến núi.

Núi Bà Đen chính là một biểu tượng tiêu biểu cho đời sống tâm linh của dân tộc ta cũng như là cội nguồn của thềm sinh thái đất nước.

Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hồ Núi Cốc ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Ngắn Gọn – Bài 5

Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, hình ảnh miêu tả chân thực và sinh động.

Đây là ngọn núi cao nhất Nam bộ, 986 m, có mây phủ ngọn quanh năm nên núi có tên chữ là Vân Sơn. Bên cạnh tên núi Một, người ta còn gọi là núi Điện Bà, theo huyền thoại: Xưa kia cô Lý Thị Thiên Hương ở Trảng Bàng đẹp lộng lẫy, do tình duyên trắc trở, bỏ lên núi và bị bọn cướp giết chết, xác khô đen. Một tương truyền khác, vào khoảng nửa cuối thế kỷ 18, thời Trịnh Nguyễn phân tranh, dân chúng lầm than.

Lúc ấy có thanh niên Lê Sĩ Triệt, quê ở Quang Hóa, nay là Trảng Bàng (Tây Ninh) tài cao, chí lớn, vì nước nhà nên chia tay người yêu là Lý Thị Thiên Hương lên đường phò Nguyễn Huệ giữ nước. Lý Thị Thiên Hương là cô gái xinh đẹp với làn da bánh mật và có đức hạnh. Người yêu lên đường vì nghĩa lớn, cô ở nhà sống trong vòng vây của cường hào ác bá nhưng vẫn một lòng chung thủy với người yêu.

Bị kẻ xấu hãm hại, vì giữ tiết hạnh nên cô gieo mình xuống núi quyên sinh. Ít lâu sau, Thiên Hương về báo mộng cho sư trụ trì chùa núi biết nơi thân thể cô đang bị gió sương bào mòn. Thi thể khô đen của cô được đem về mai táng, phụng thờ. Vì sự linh thiêng của cô, người ta gọi cô là Bà Đen, cùng tụ họp trên núi chiêm bái và cầu nguyện xin cô phù hộ độ trì. Từ đó, nhà chùa cho lập đền thờ để nhân dân tiện cúng bái. Việc hành hương về chùa vào mùa xuân – lễ Thượng ngươn, còn gọi là Hội xuân núi Bà – đã trở thành tập tục tâm linh quen thuộc từ đây.

Núi Bà Đen nằm cách thị xã Tây Ninh khoảng 8 km. Quần thể di tích núi Bà trải rộng 24 km… Đây là nơi cây cối xanh tươi, đường lên núi quanh co, uốn khúc với gập ghềnh đá núi thiên nhiên, lắm nơi với bậc cấp được tráng xi măng thẳng thớm. Vừa leo núi, vừa ngắm nhìn phong cảnh xung quanh tưởng không gì thú vị bằng, bao nhiêu nhọc mệt đường dốc cao hình như tiêu tan.

Lên cao, nhìn về hướng Đông Nam, sẽ thấy ngọn núi Phụng, nhìn về Tây Bắc ngọn núi Heo và núi Phụng xanh biếc rừng cây. Lên đến chùa Vân Sơn, bạn sẽ thấy một hồ nước trong veo, lặng im soi bóng cây rừng.

Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Pác Bó ❤️️15 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Núi Bà Đen Đặc Sắc – Bài 6

Cùng đón đọc bài văn hay Thuyết Minh Núi Bà Đen Đặc Sắc được nhiều bạn đọc quan tâm và yêu thích sau đây.

Sở hữu độ cao đến 986m, Núi Bà Đen được mệnh danh là “Nóc Nhà Đông Nam Bộ”. Đây là địa điểm với đa dạng hoạt động trekking, leo núi, cắm trại.

Núi Bà Đen – một ngọn núi nằm trong quần thể di tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen, được biết đến bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại tại Tây Ninh.Đây là ngọn núi cao nhất miền nam Việt Nam, xứng danh “Đệ nhất thiên sơn”, là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh.

Núi Bà được biết có diện tích 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo – Núi Phụng – Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986 m cao nhất Đông Nam Bộ. Hệ thống chùa ở núi bà có: chùa Trung, chùa Bà, chùa Hang. Ngọn núi này thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ cùng với thảm thực vật phong phú.

Khí hậu trên núi mát mẻ, ban đêm rất lạnh, nhiệt độ bình quân khoảng 15-17 độ vào ban đêm.

Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Tân Trào ❤️️ 15 Bài Hay

Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Hay – Bài 7

Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Hay là một trong những chủ đề rất quen thuộc trong các bài ôn tập hoặc các đề kiểm tra.

Núi Bà Đen nằm ở phía Đông Bắc thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, cách trung tâm thành phố 11km. Đây là ngọn núi cao nhất Nam Bộ (986m), nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh và du lịch núi Bà Đen đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Khu du lịch quốc gia.

Núi Bà Đen là một danh thắng nổi tiếng được coi là biểu tượng của tỉnh Tây Ninh. Từ núi Bà Đen nhìn xuống, sẽ thấy cả một vùng đồng bằng mênh mông bao phủ ngoại ô thành phố Tây Ninh. Nhìn từ xa, núi Bà Đen khi thì hiện rõ giữa nền trời xanh, lúc ẩn trong làn sương bảng lảng.

Nơi đây còn thu hút du khách bởi một quần thể kiến trúc điện, chùa, miếu, tháp… đều mang đặc trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian trải khắp từ chân núi, sườn núi, lên đến đỉnh. Trên núi Bà Đen có một số ngôi chùa như: chùa Phật, chùa Hang, chùa Hạ, chùa Trung, chùa Vân Sơn… Ngoài ra, tại đây còn có nhiều động nhỏ: động Thanh Long, động Ba Cô, động Ba Tuần…

Ấn tượng nhất đối với du khách có lẽ là chùa Linh Sơn Tiên Thạch, nơi thờ Bà Đen, nơi có “tiếng lành đồn xa” về sự linh thiêng của Bà Đen (trong tâm thức của người dân nơi đây luôn tin rằng bà thường linh hiển phù hộ, giúp đỡ dân chúng trong vùng những lúc mất mùa đói kém hoặc gặp chuyện oan ức). Chùa được xây dựng từ thế kỷ 18, trải qua nhiều lần trùng tu, lần mới đây nhất là khánh thành vào năm 1997.

Chùa vẫn giữ lại 2 cột đá xanh được tạc thời Tổ Tâm Hòa (1919) ở tiền đường, mỗi cột cao 5,4m đường kính 0,45m. Đây là ngôi chùa có kiến trúc hài hòa mang nhiều nét đẹp đặc trưng của kiến trúc đền chùa Việt Nam.

Với độ cao lên đến 986m, quanh năm đỉnh núi Bà Đen được mây mù bao phủ mờ mờ ảo ảo đẹp tựa chốn bồng lai. Những du khách thích trải nghiệm và khám phá thường chọn trekking núi để vừa đi vừa tham quan ngắm cảnh. Hiện nay, có rất nhiều cung đường trekking đẹp với nhiều thử thách hấp dẫn du khách như đường chùa, đường cột điện, leo núi Bà Đen qua đường ống nước…

Ngoài ra, còn có các con đường khác để lên đỉnh núi như: đường Ma Thiên Lãnh, đường núi Phụng và cung đường đá trắng. Nhìn chung các cung đường này khá khó đi và dễ lạc đối với những ai chưa có kinh nghiệm leo núi.

Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Yên Tử, Chùa Yên Tử ❤️️15 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Tây Ninh Hay Nhất – Bài 8

Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Tây Ninh Hay Nhất được nhiều bạn đọc chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn để mọi người cùng tham khảo.

Núi Bà Đen cao nhất miền Đông Nam Bộ, là biểu tượng của vùng đất Tây Ninh, và đã được công nhận là Di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia. Nơi đây thu hút khách thập phương bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nhiều hang động, và những ngôi chùa bề thế linh thiêng.

Nơi đây gắn với truyền thuyết về một cô gái có nhan sắc mặn mà, nước da bánh mật tên là Lý Thị Thiên Hương. Người yêu của cô là Lê Sỹ Triệt (quê ở Quang Hóa tức huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ngày nay) có tài cao, chí lớn, nên đã theo phò Nguyễn Huệ giữ nước.

Dịp Tết Đoan Ngọ, cô theo đoàn hành hương lên núi Một lễ Phật, cầu đất nước thanh bình để người yêu sớm trở về, thì bị bọn quan quân Tuần Phủ vây bắt và có ý định hãm hại. Cùng đường kiệt thế, cô đã gieo mình xuống núi tuẫn tiết để giữ tấm lòng chung thủy. Đêm ấy, hồn cô về báo mộng cho sư trụ trì trên núi để đưa thi thể cô về an táng. Từ đó hồn cô hiển linh, phù hộ độ trì cho thiện tín thập phương nên được nhân dân quanh vùng lập điện thờ phụng.

Về sau, khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy hiệu Gia Long, có lần thất quân, tìm đường lên núi và được Bà mách bảo nơi ẩn náu mà thoát nạn, nên đã sắc phong Bà là Linh Sơn Thánh Mẫu và cho tạc tượng Bà bằng đồng đen để nhân dân chiêm bái. Từ đó, núi Một có tên gọi là núi Bà.

Quần thể danh lam thắng cảnh núi Bà Đen trải rộng trên diện tích khoảng 24km², gồm 3 ngọn núi là núi Heo, núi Phụng, vào cao nhất là núi Bà (986m) vốn được mệnh danh là “nóc nhà” Đông Nam Bộ. Từ xa, ngọn núi trông như một chiếc nón úp trên đồng bằng xanh mượt.

Nằm rải rác từ chân núi lên đến đỉnh núi Bà Đen – một quần thể kiến trúc điện, chùa, miếu, tháp… phản ánh những đặc trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Trên núi còn có nhiều hang động được sửa chữa làm nơi thờ tự như: động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà, hang Gió… Và dưới chân núi là Khu du lịch núi Bà Đen với các công trình vui chơi, giải trí, mua sắm, nhà hàng, nhà nghỉ…

Do giữ vị trí trọng yếu nên trong suốt hai cuộc kháng chiến chống xâm lược (1947 – 1975), tại đây đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt mà dấu tích còn lưu lại cho đến ngày nay. Du khách có thể nhìn thấy những vết bom đạn trên các vách đá, hoặc các hiện vật về chiến sĩ quân Giải phóng ở 3 điểm trưng bày là động Kim Quang, khu chùa Hang và bảo tàng dưới chân núi. Năm 1989, núi Bà đã được công nhận là Di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia.

Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Côn Đảo, Nhà Tù Côn Đảo ❤️️15 Bài Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Đơn Giản – Bài 9

Bài Văn Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Đơn Giản sẽ mang đến cho các em nhiều tài liệu hay và những ý văn hay nhất.

Núi Bà Đen là một danh thắng nổi tiếng và được coi là biểu tượng của tỉnh Tây Ninh, miền Đông Nam Bộ. Nơi đây còn là điểm du lịch tâm linh với ngôi chùa Linh Sơn Tiên Thạch gắn liền với truyền thuyết Bà Đen, thu hút hàng triệu lượt du khách về thăm viếng mỗi năm.

Cả một vùng đồng bằng mênh mông ngoại ô thành phố Tây Ninh với những cánh đồng lúa trải rộng thẳng tắp, vùng chuyên canh mãng cầu, từng thửa rau xanh mỡ màng như làm nền để tôn lên ngọn núi Bà Đen vốn là “nóc nhà Nam Bộ” với độ cao 986m.

Nhìn từ xa, núi Bà Đen lúc thì nổi bật giữa nền trời xanh, lúc thì ẩn hiện dưới từng gợn mây bảng lảng lẫn trong sương. Ngọn núi như mê hoặc du khách, gợi những truyền thuyết tâm linh, ẩn chứa nhiều nét đặc trưng văn hóa của một vùng đất Tây Ninh đầy nắng, gió… Trải khắp từ chân núi lên đến đỉnh là quần thể kiến trúc gồm điện, chùa, miếu, tháp… đều mang những đặc trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Đặc biệt, với du khách hành hương thì điểm đến trên núi Bà Đen sẽ là chùa Linh Sơn Tiên Thạch, nơi thờ Bà Đen.

Tục truyền rằng, Bà Đen chính là nàng Đênh, con một vị quan ở đất Trảng Bàng, xuất gia đầu Phật rồi chết trên núi, sau linh hiển phù hộ giúp đỡ dân chúng trong vùng những lúc mất mùa đói kém hoặc gặp chuyện oan ức. Ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ 18, trải qua nhiều lần trùng tu, lần mới đây nhất là khánh thành vào năm 1997. Đây là ngôi chùa có kiến trúc hài hòa mang nhiều nét đẹp đặc trưng của kiến trúc đền chùa Việt Nam.

Giới Thiệu Bài 💦Thuyết Minh Về Tam Cốc Bích Động ❤️️12 Bài Văn Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Ấn Tượng – Bài 10

Bài Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Ấn Tượng giúp các em có thêm nhiều thông tin thú vị về nơi đây.

Núi Bà Đen là “linh sơn, thiêng địa” một thắng cảnh tuyệt vời của Tây Ninh. Núi có tên chữ là Vàn Sơn, cao chót vót gần 1.000 m, quanh năm mây phủ.

Tương truyền nàng Lý Thiên Hương, một thiếu nữ xinh đẹp, son sắt trung trinh, trải qua bi kịch giữa thời loạn lạc, bị bọn gian ác sát hại. Thi thể nàng kết lại nguyên vẹn một màu đen trải qua nhiều nắng mưa sương gió. Được báo mộng, sư trụ trì sơn tự đem thi thể nàng mai táng bên vách núi. Nấm mồ hoang nổi tiếng linh thiêng khắp vùng. Dân chúng, tiều phu, người đốt than, người ăn ong… gọi nàng là Bà Đen; núi Vân Sơn được gọi là núi Bà Đen từ đấy.

Hội xuân núi Bà, năm nào cũng có hàng chục vạn người kéo về dự lễ hội, leo núi, trèo dốc thắp một nén hương lên Điện Bà để cầu phước lộc an vui chơ thỏa tâm nguyện.

Núi Bà Đen cách thị xã Tây Ninh khoảng 8 km. Quần thể di tích núi Bà trải dài, trải rộng trên một không gian núi rừng 24km2. Núi đèo trập trùng, quanh co uốn khúc. Khe suối róc rách, rì rầm. Cây cối xanh tươi một màu bao la, bát ngát. Có đủ tiếng chim rừng, thú rừng rúc gọi lúc hoàng hôn, lúc tàn canh.

Leo dốc lên cao, du khách sẽ nhìn thấy ngọn núi Phụng, ngọn núi Heo xanh biếc rừng cây. Lên đến chùa Vân Sơn, bạn ngồi nghỉ trên phiến đá, lau giọt mồ hôi, ngắm hồ nước trong veo, phẳng lặng như mặt gương nữ thần. Vượt dốc leo lên, Điện Bà đã hiện ra, gồm có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang, động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà,…

Có biết bao nhiêu tượng Phật, đồ linh khí sơn son thếp vàng, hoặc bằng đồng lấp lánh. Tượng Bà với gương mặt phúc hậu, trong bộ lễ phục ngồi uy nghi… Năm nào, trước ngày mở hội, Bà cũng được “tắm ” và thay lễ phục mới. Lễ “tắm” Bà diễn ra vào lúc nửa đêm; chị nào, bà nào được tham dự là một diễm phúc.

Đến Điện Bà (Linh Sơn Thánh mẫu) và Chùa Bà Đen (Linh Sơn Tiên Thạch tự) không khí rất thoáng đãng, dù có rất nhiều khách hành hương. Suốt đêm ngày quanh năm, Điện Bà, chùa Bà Đen thơm ngát hương trầm, bập bùng lửa nến. Du khách nào đã ngủ lại nơi Ma Thiên Lãnh chót vót Bà Đen để ngắm cảnh trăng sao, mây trời, và sẽ cảm thấy tâm hồn mình đang bay bổng giữa 9 tầng không.

Có thể lên thăm Điện Bà bằng leo dốc, có thể đi cáp treo hoặc máng trượt. Có thể thưởng thức bữa cơm chay sau khi lễ Phật và cúng Bà xong. Có thể ăn bánh canh Trảng Bàng, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng với rau rừng đậm đà thơm chát. Đặc sản hấp dẫn nhất là món Thằn lằn núi chiên giòn, “ăn một thèm mười, ăn một lần nhớ mãi”.

Đi thăm thú núi Bà Đen để ngắm cảnh giang sơn hùng vĩ. Đi lễ hội Bà Đen để thỏa lòng ước nguyện, tâm nguyện bấy lâu nay: cầu mong yên vui, hạnh phúc.

Đọc Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Động Thiên Đường ❤️️ 12 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Văn Mẫu Chọn Lọc – Bài 11

Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Văn Mẫu Chọn Lọc từ SCR.VN và chia sẻ đến các bạn đọc sau đây.

Núi Bà Đen từ lâu đã là một danh thắng nổi tiếng và được coi là biểu tượng của vùng đất Tây Ninh, miền Đông Nam Bộ. Nằm cách Trung tâm thành phố Tây Ninh 11km, quần thể di tích núi Bà Ðen trải rộng trên diện tích hơn 24km2 gồm ba ngọn Núi Bà, núi Phụng và núi Heo, trong đó núi Bà cao nhất với độ cao 986 mét so với mặt biển.

Khu vực núi có suối chảy róc rách từ trên đỉnh núi xuống chân núi và hàng trăm hang, động, chùa chiền, đền miếu. Các hang động trong khu vực núi Bà Ðen qua hàng trăm năm đã được xây dựng, cải biến thành những nơi linh thiêng thờ thần, thờ Phật như Hang Gió, chùa Hang, động Thanh Long, động Ông Hổ, Ông Tà, Ba Cô, Thiên Thai.

Lên lưng chừng núi khoảng 350m, du khách có thể vào viếng và tham quan Linh Sơn Thiên Thạch động (Ðiện Bà), được xây dựng dựa vào thế núi từ một mái đá tự nhiên nhô ra thành am động, bên trong có bàn thờ đặt hình tượng Bà Ðen. Điện Bà là nơi thờ phụng chính gắn liền với Lễ hội núi Bà Ðen cùng các chùa Hạ và chùa Trung. Gần đó, ở độ cao hơn về phía đỉnh núi là miếu Sơn Thần, từ đây du khách được ngắm nhìn toàn cảnh hồ nước Dầu Tiếng, một công trình thủy lợi đẹp và lớn ở Việt Nam hiện nay.

Trong quần thể núi Bà Ðen có khu vực suối Vàng – còn gọi là “Ma Thiên Lãnh” nằm phía Tây núi Phụng với hồ Chằm, đền thờ Ông Lớn Trà Vong, tạo thành khu di tích mang đậm nét tâm linh. Ðể lên núi, du khách đi theo con đường quanh co, uốn lượn qua những dốc cao và ven triền núi, thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương mù, trải dài qua các địa danh gắn liền những sự tích, truyền thuyết huyền bí.

Cả một vùng đồng bằng mênh mông vùng ngoại ô thành phố Tây Ninh với những cánh đồng lúa trải rộng thẳng tắp, vùng chuyên canh mãng cầu, từng thửa rau xanh mỡ màng như làm nền để tôn lên ngọn núi Bà Đen vốn là “nóc nhà Nam Bộ” với độ cao 986m. Nhìn từ xa, núi Bà Đen lúc nổi bật giữa nền trời xanh, lúc ẩn hiện dưới từng gợn mây bảng lảng lẫn trong sương. Ngọn núi như mê hoặc du khách, gợi những truyền thuyết tâm linh, ẩn chứa nhiều nét đặc trưng văn hóa của một vùng đất Tây Ninh đầy nắng, gió…

Hơn thế, đỉnh núi cao nhất Nam Bộ này thường có mây bao phủ, còn là điểm săn mây lý tưởng cho các tay máy chuyên và không chuyên. Có lẽ cũng bởi vậy mà đỉnh núi này còn có tên là Vân Sơn.

Xem Thêm 💦 Thuyết Minh Về Hang Sơn Đoòng ❤️️12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Lễ Hội Núi Bà Đen Ngắn Hay – Bài 12

Thuyết Minh Về Lễ Hội Núi Bà Đen Ngắn Hay và sinh động thể hiện qua cách diễn đạt bài văn, cách dùng từ.

Cứ mỗi độ xuân về, người người nhà nhà nô nức đón xuân thì các tín đồ đã chuẩn bị sẵn sàng để đi trẩy lễ hội núi Bà Đen Tây Ninh. Đây thực sự là một khoảng thời gian tuyệt vời khi tiết trời mát mẻ, trăm hoa đua nở, chim hót líu lo còn người dân thì nô nức đi trẩy hội tại địa điểm du lịch Tây Ninh nổi tiếng.

Có 2 truyền thuyết về núi Bà Đen bạn sẽ được nghe khi đi du lịch Tây Ninh. Câu chuyện đầu tiên, bạn sẽ được nghe về sự tích gắn với lịch sử thời Trịnh Nguyễn phân tranh; còn truyền thuyết còn lại sẽ là về lịch sử của địa phương. Tuy nhiên cả 2 truyền thuyết này đều có chung một nội dung là người con gái không chịu cảnh ép hôn và bị khuất phục nên đã bỏ gia đình lên núi tu, nhưng không may lại bị chết trên đường đi. Cuối cùng được triều đình cho lập đền thờ để nhân dân nơi đây cúng bái.

Lễ hội diễn ra vào ngày 15/1 âm lịch hàng năm nhưng thực tế, bạn đã có thể tận hưởng không khí của lễ hội ngay từ những ngày đầu của tháng Giêng cho đến hết tháng Hai âm lịch. Khoảng thời gian này chính là thời điểm đông vui nhất tại núi Bà bởi dòng người tấp nấp ùa về hòa lẫn cùng tiếng cười đùa nhộn nhịp nhằm quên đi cái mệt khi leo hơn 1.200 mét để lên đến điện thờ chính.

Bạn sẽ phải tốn hơn một giờ đồng hồ để có thể chinh phục hết núi Bà Đen bởi vì 1200 mét chỉ là từ chân núi đến Điện Bà mà thôi.

Sau lưng Điện sẽ là 2 con đường để bạn lựa chọn: nếu bạn quẹo phải thì bạn sẽ được chiêm ngưỡng tượng phật nằm và viếng thêm 2-3 liễng chùa gần đó; còn nếu bạn rẽ trái thì mới lên được ngôi miếu cao nhất gần đỉnh núi có tên là Miếu Sơn Thần.

Tham gia lễ hội núi Bà Đen Tây Ninh, chắc chắn rằng bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi lần đầu tiên đặt chân đến điện Bà: một mặt vì diện tích khá khiêm tốn nhưng được thiết kế vô cùng đẹp mắt và tinh xảo, mặt khác là vì bên trong Điện còn được trang bị máy lạnh, phía bên phải điện sẽ là khu nghĩ chân với những bộ ván gỗ to lớn để nằm dành cho du khách tham quan.

Nếu bạn thấy đói thì ngay sau lưng nhà nghỉ ngơi đã có sẵn nhà ăn miễn phí cho khách thập phương. Ngoài ra, bạn sẽ thấy không ít người hành hương xin các gói giấy đỏ, bên trong có thể là tiền lẻ hoặc một nhúm gạo từ Điện Bà như lộc đầu năm với mong muốn gia đình hòa thuận, làm ăn phát đạt.

Lễ hội núi Bà Đen đang ngày càng trở nên thân quen với rất nhiều du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là những người thích hành hương, khám phá vẻ đẹp của tạo hóa giao thoa với vẻ đẹp tín ngưỡng. Khách du lịch tin rằng, lễ Điện Bà sẽ được phù hộ, giải tỏa nhu cầu tâm linh và cũng là dịp du lịch ngắm phong cảnh hùng vĩ của Núi Bà.

SCR.VN Gợi Ý 💦 Thuyết Minh Về Động Phong Nha Kẻ Bàng ❤️️15 Bài Văn Hay

Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Tây Ninh Lớp 8 – Bài 13

Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Tây Ninh Lớp 8 giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức.

Nằm cách trung tâm ​​thành phố Tây Ninh 11 km tại thành phố Tây Ninh cách biên giới Việt Nam_Campuchia 52 km. Đến núi Bà Đen,quý vị sẽ choáng ngợp bởi cảnh núi non hùng vĩ nằm giữa những cánh đồng mênh mông bát ngát. Chinh phục đỉnh núi Bà Đen là một hành trình giúp bạn khám phá thế giới tự nhiên kỳ thú.

Từ trên cao nhìn xuống, cảm giác thu vào tầm mắt muôn trùng cảnh sắc thiên nhiên, những đám mây la đà quấn quít người lữ khách sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị. Địa danh nổi tiếng núi Bà Đen ở Tây Ninh cách TP HCM chỉ 110km nên các phương tiện di chuyển khá dễ dàng.

Núi Bà Đen, một địa danh nổi tiếng ở Tây Ninh được xem là “nóc nhà của Đông Nam Bộ” bởi độc ao 986m. Đến với vùng đất này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ, các chùa chiền, hang động nguy nga. Núi Bà Đen được xem là nơi hiển linh kỳ bí với nhiều truyền thuyết xưa để lại. Trông xa xa,núi Bà Đen như một chiếc nón khổng lồ úp xuống Đồng bằng Nam bộ mênh mông, ngút ngát.

Đây là một điểm đến quen thuộc với những người dân Nam bộ, đặc biệt là những du khách từ TP HCM.Rời phố thị xôn xao, ồn ào,quý vị hoàn toàn được chìm đắm trong không gian tĩnh lặng, êm đềm và yên ả của vùng đất mang tên núi Bà Đen. Núi Bà Đen là một ngọn núi nằm trong quần thể di tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen, được biết đến bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại tại Tây Ninh.

Núi Bà có diện tích 24 km² gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo_Núi Phụng_Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986 m cao nhất Nam Bộ. Hệ thống chùa ở núi bà có: chùa Trung,chùa Bà,chùa Hang. Ngọn núi này thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ cùng với thảm thực vật phong phú. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết nàng Lý Thị Thiên Hương (Bà Đen).

Rải khắp từ chân núi lên đến đỉnh là những quần thể kiến trúc gồm điện, chùa, miếu, tháp… hầu hết đều phản ánh những đặc trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Nổi bật trong số những quần thể ấy là điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu (Điện Bà), bên trong có bức tượng đồng Bà Đen.

Tục truyền rằng đây chính là nàng Đênh, con một vị quan ở đất Trảng Bàng, xuất gia đầu Phật rồi chết trên núi, sau linh hiển phù hộ giúp đỡ dân chúng trong vùng những lúc mất mùa đói kém hoặc gặp chuyện oan ức. Hàng năm, cứ vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là đến hội vía Bà, khách hành hương đổ về đây lễ bái, tham quan du lịch. Có thể nói, cùng với lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc (An Giang), hội vía Bà Đen (Tây Ninh) là một trong những nét đặc trưng của nền văn hóa dân gian Nam bộ.

Trên đỉnh núi có 3 tháp phát sóng.Khí hậu trên núi mát mẻ, ban đêm rất lạnh, nhiệt độ bình quân khoảng 15_17 độ vào ban đêm.Trên núi không có dịch vụ chỉ có bán hai thứ là nước khoáng và mì gói với giá bình dân.Một người bình thường mất từ 3_4 giờ để leo tới đỉnh.

Tham Khảo Bài 💦 Thuyết Minh Về Ngũ Hành Sơn ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Lớp 9 – Bài 14

Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Lớp 9 giúp các em có thể học hỏi và rèn luyện thêm kĩ năng viết của mình.

Núi Bà Ðen ở Tây Ninh một quần thể di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại. Nằm cách thị xã Tây Ninh 11 km về phía tây bắc, núi Bà Ðen là ngọn núi cao nhất miền Ðông Nam bộ (986m) và là biểu tượng cho mảnh đất – con người Tây Ninh. Nhìn xa núi Bà Ðen như một chiếc nón úp trên đồng bằng.

Trải qua nhiều thế kỷ, núi Bà Ðen là nơi thờ cúng của nhân dân trong vùng, trên núi có chùa Vân Sơn trông xuống hồ nước. Trên núi có nhiều hang động, thác nước, suối trong, nhiều chùa chiền đẹp, huyền hoặc, cây cối xanh tươi, hoa rừng nở quanh năm. Núi Bà được bá tánh xem như nơi hành hương thiêng liêng, còn với khách du lịch, là điểm sinh thái và văn hóa hấp dẫn.

Ðường lên đỉnh núi quanh co có nhiều cảnh trí do thiên nhiên tạo ra. Lên cao, về phía đông là ngọn núi Cậu, phía tây bắc là núi Heo và núi Phụng. Trong núi có rất nhiều hang động đẹp. Nhiệt độ ở đây thường thấp hơn nhiệt độ ở Tây Ninh và ở các nơi khác trong vùng.

Tại đây có 3 khu triển lãm bảo tàng được hình thành, giới thiệu một phần hiện vật và hình ảnh của cán bộ, chiến sĩ quân Giải phóng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trước đây. Ngày nay, núi Bà là một khu du lịch lớn của tỉnh luôn đón khách thường xuyên.

Xem Thêm Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên ❤️️ 15 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Tây Ninh Lớp 10 – Bài 15

Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Tây Ninh Lớp 10 sẽ gợi ý cho các em thêm nhiều ý văn hay và hấp dẫn.

Núi Bà Đen còn có tên khác là núi Vân Sơn do ngọn núi quanh năm có mây bao phủ, tọa lạc tại tỉnh Tây Ninh với chiều cao trên 900m, sừng sững giữa trời cao, xung quanh chân núi là dải đất bằng phẳng, xanh rì cỏ cây, nhìn từ xa, núi Bà Ðen như một chiếc nón úp trên đồng bằng. Núi Bà Đen thu hút du khách thập phương bởi sự trong lành của thời tiết, sự hùng vĩ của núi đồi, bởi nét hoang sơ, hoang vu, nhưng khống kém phần nên thơ vốn có của thiên nhiên.

Ngọn núi cao nhất miền Đông Nam Bộ được ví như nóc nhà Nam Bộ, đẹp như bức tranh sơn thủy hữu tình, đây là tổ hợp bao gồm núi non nước biếc, hang động bí ẩn và chùa chiềng cổ kính nổi tiếng linh thiêng. Trong đó, nổi bật là chùa Bà Đen hay còn gọi là chùa Thượng và Điện Bà, nơi đặt bức tượng Bà Đen bằng đồng. Chùa Bà Đen được trùng tu và khởi dựng lại vào năm 1997. Bên cạnh chùa là Điện Bà được xây dựa vào thế núi từ một mái đá tự nhiên nhô ra tạo thành am động.

Bên cạnh đó, trên núi còn có một số ngôi chùa khác như: chùa Phật với tượng Phật nhập Niết bàn, chùa Hang, chùa Hạ, chùa Trung, chùa Vân Sơn. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp huyền bí và tâm linh. Đến đây, du khách không chỉ được vãn cảnh chùa, ngắm nhìn núi non, cảnh sắc thiên nhiên mà còn khiến cho con người mình tịnh tâm, sâu lắng, gọt rửa hết bụi trần để trở chốn bồng lai đất Phật.

Núi Bà Đen còn gây sốt cộng đồng mạng vào thời khắc cây thay lá, lúc ấy những cành cây khẳng khiu in dáng hình mảnh mai lên nên trời xanh, trên đỉnh đầu là những vệt mây trắng vờn nhẹ lưng chừng núi, dưới ánh nắng vàng, điểm tô đâu đó là những chiếc lá cuối cùng chập choạng rơi, một vẻ đẹp khác lạ của núi trong tiết trời chút se lạnh, cái nắng oi bức năm nào nhường chỗ cho không khí dịu mát bởi những cơn mưa dần xuất hiện.

Bình minh trên Bà Đen là một tuyệt phẩm của tạo hóa, những áng mây bồng bềnh trôi lơ lửng giữa đất trời, những giọt sương đêm phản chiếu tia nắng hé mở trong màn đêm, len lỏi qua từng ngóc ngách, cảnh vật trở nên huyền ảo bởi sự hòa trộn màu sắc đầy chất thơ, màu trắng của mây trời, ánh vàng rực rỡ của nắng sớm, màu xanh của da trời, màu xanh của cây cỏ.

Đặc biệt, Núi Bà Đen được lắp đặt hệ thống cáp treo hiện đại, giúp du khách có thể di chuyển một cách nhanh chóng đồng thời ngắm cảnh chụp choẹt thỏa thích từ trên cao, đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho những ai không thể leo núi.

Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Từ khóa » Dàn ý Tả Cảnh Núi Bà đen