Thuyết Minh Về Sóc Trăng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Sóc Trăng Hay
Có thể bạn quan tâm
Thuyết Minh Về Sóc Trăng ❤️️ 26+ Bài Giới Thiệu Sóc Trăng Hay ✅ Chia Sẻ Tuyển Tập Văn Đặc Sắc Với Cách Viết Sinh Động Và Giàu Hình Ảnh.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
- Giới Thiệu Về Sóc Trăng Chi Tiết – Bài 1
- Bài Văn Thuyết Minh Về Sóc Trăng Hay Nhất – Bài 2
- Giới Thiệu Về Du Lịch Sóc Trăng – Bài 3
- Thuyết Minh Về Sóc Trăng Ngắn Gọn – Bài 4
- Văn Mẫu Thuyết Minh Về Sóc Trăng – Bài 5
- Thuyết Minh Về Quê Hương Sóc Trăng – Bài 6
- Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Sóc Trăng – Bài 7
- Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Sóc Trăng – Bài 8
- Thuyết Minh Về Chùa Chén Kiểu Sóc Trăng – Bài 9
- Thuyết Minh Về Ngôi Chùa Sóc Trăng – Bài 10
- Thuyết Minh Về Chùa Dơi Sóc Trăng – Bài 11
- Thuyết Minh Về Hồ Nước Ngọt Sóc Trăng – Bài 12
- Thuyết Minh Về Món Ăn Đặc Sản Sóc Trăng – Bài 13
- Thuyết Minh Về Bún Nước Lèo Sóc Trăng – Bài 14
- Giới Thiệu Về Sóc Trăng Bằng Tiếng Anh – Bài 15
Giới Thiệu Về Sóc Trăng Chi Tiết – Bài 1
Bài Giới Thiệu Về Sóc Trăng Chi Tiết giúp các bạn đọc có cái nhìn tổng quát về vùng đất thuộc Đồng bằng sông Cửu Long sau đây.
Sóc Trăng là tỉnh thuộc vùng châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, vùng cung cấp sản lượng lương thực quan trọng của cả nước, nơi có sản phẩm xuất khẩu dồi dào và đa dạng, đặc biệt là gạo và hàng thủy sản, nông sản thực phẩm chế biến. Đây là vùng có nhiều tiềm năng kinh tế để phát triển sản xuất, đồng thời cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ lớn cho khu vực và cả nước.
Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 62km. Diện tích tự nhiên 3.310,03 km², xấp xỉ 1% diện tích của cả nước và 8,3% diện tích của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 3 tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ở phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, ở phía Tây Nam giáp Bạc Liêu, ở phía Đông Bắc giáp Trà Vinh và giáp biển Đông ở phía Đông và Đông Nam. Sóc Trăng nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Tỉnh có đường bờ biển dài 72 km. Vị trí tọa độ: 9 độ 12’ – 9 độ 56’ độ vĩ Bắc và 105 độ 33’ – 106 độ 23’ độ kinh Đông.
Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh’leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là “xứ”, “cõi”, Kh’leang là “kho”, “vựa”, “chỗ chứa bạc”. Srok Kh’leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là “Sốc-Kha-Lang” rồi sau đó đọc thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng đuợc đổi tên thành Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi được đổi thành Nguyệt Giang).
Về Sóc Trăng, du khách hãy dành thời gian thưởng thức các món ăn đặc sản, nhất là bún nước lèo, lẩu mắm, bún xào, bún gỏi già, cháo cá lóc… Ngoài ra, bánh pía, mè láo, các loại lạp xưởng thịt, tôm, cá, và tôm khô, tôm sú, củ hành tím, các loại trái cây miệt vườn . . . cũng trở thành những đặc sản nổi tiếng của Sóc Trăng. Tất cả đều có thể trở thành món quà đậm đà sắc thái vùng sông nước miền Tây để du khách mang về làm quà cho người thân.
Ngoài những đặc điểm chung của Đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng còn là nơi hội tụ nền văn hoá đa dân tộc, là xứ sở của lễ hội. Về thăm Sóc Trăng, quý khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo của những ngôi chùa cổ kính; cùng vui với không khí náo nhiệt, sôi nổi của các Lễ hội truyền thống đua ghe Ngo của dân tộc Khmer.
Trong tương lai, Lễ hội được nâng lên thành Festival đua ghe Ngo Quốc tế Sóc Trăng. Ngoài ra, quý khách còn được hoà mình vào thiên nhiên với cảnh sông nước mênh mông, vườn cây ăn trái trĩu quả hay rừng tràm, rừng bần, rừng đước bạt ngàn của vùng hạ lưu sông Hậu hữu tình mến khách, đem lại sự thoải mái, hấp dẫn cho chuyến đi.
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Sóc Trăng Hay Nhất – Bài 2
Bài Văn Thuyết Minh Về Sóc Trăng Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và giới thiệu rộng rãi đến các bạn đọc sau đây.
Có những khoảng trời mà ta tìm thấy ở đó những an yên, có những khoảng trời đưa ta về những bình lặng trong tâm tưởng. Miên man trên những cánh đồng thẳng cánh cò bay, lạc bước trong những vườn cây xum xuê trái ngọt rồi trải lòng nơi chốn linh thiêng của chùa chiền. Sóc Trăng cứ tự nhiên mà đi hồn người như thế, dung dị, nên thơ, đủ để khiến người ta phải lạc lối đi về. Và đặc biệt khi mùa nước nổi về trên mảnh đất Miền Tây, Sóc Trăng lại trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ trong hành trình chu du miền sông nước.
Là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231km, Sóc Trăng vừa mang trong mình nét duyên thầm của sông nước miệt vườn Nam Bộ vừa khiến người ta phải ngất ngây bởi những tín ngưỡng văn hóa độc đáo với sự giao thoa của ba cộng đồng dân tộc Kinh – Khomer và người Hoa.
Chính vì lẽ đó, mặc những con đường gập ghềnh phía trước, người ta vẫn chọn Sóc Trăng như một nơi chốn dừng chân vừa có thể thưởng ngoạn thiên nhiên tươi đẹp vừa chìm đắm trong bầu không khí đậm chất tâm linh.
Một vùng đất mà bất cứ thời điểm nào trong năm ta cũng bắt gặp nắng vàng, nắng dịu ngọt buổi đầu xuân, nắng vàng ươm vào những ngày hè và ánh nắng “lạnh” nhưng lúc cuối năm. Trong cái sắc nắng đong đầy đó, cảnh thiên nhiên Sóc Trăng cũng có hồn hơn, gọi mời người lữ khách xa gần tìm về thưởng ngoạn.
Nhưng người ta vẫn thích tới Sóc Trăng những lúc hè về. Hè là khi nắng ngập ruộng đồng, hè là khi những miệt vườn sum suê trái ngọt, kìa những vườn chôm chôm đỏ mọng một góc trời, kìa những vườn cam quýt vàng ươm và những vườn thanh dâu chi chít trái.
Còn gì tuyệt vời hơn khi dạo bước giữa một thiên đường cây trái, lặng nhìn những chùm quả ngon ngọt treo lủng lẳng trên đầu hay e ấp trốn mình sau những tàng cây xanh mướt. Còn gì tuyệt vời hơn khi vừa thăm thú miệt vườn vừa đưa tay hai vài chùm trái cây bỏ vào miệng, thưởng thức trọn cái hương vị ngọt lành của thiên nhiên. Mùa hè ở Sóc Trăng còn là mùa diễn ra ngày hội sông nước miệt vườn với những hoạt động sôi nổi như triển lãm trái cây, hội thi trái ngon, hội thi nấu ăn vô cùng đặc sắc.
Rồi khi vào mùa nước nổi, Sóc Trăng cũng như những vùng quê khác trên mảnh đất miền Tây được khoác lên mình một tấm áo choàng đặc biệt. Mùa nước nổi là lúc không ai có thể cưỡng lại được tiếng gọi thân thương của những cánh đồng ngập trong màn nước, của cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, trữ tình.
Và vào những tháng gần cuối năm, ghé Sóc Trăng là đến với mùa của lễ hội, điển hình như lễ hội lớn Ooc-Om-Bok – đua ghe ngọ diễn ra vào tối 14 và ngày 15 tháng 10 âm lịch. Những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân cư nơi đây.
Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất
Giới Thiệu Về Du Lịch Sóc Trăng – Bài 3
Giới Thiệu Về Du Lịch Sóc Trăng qua bài viết dưới đây để các bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hay về vùng đất nơi đây.
Sóc Trăng, mảnh đất an lành với sự cộng cư, giao hòa, gắn kết lâu đời của ba dân tộc anh em Kinh, Khmer, Hoa là một trong những thành phố đẹp và thơ mộng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đất này nổi tiếng với những ngôi chùa cổ kính mang kiến trúc độc đáo, có khung cảnh thiên nhiên yên bình, ẩm thực phong phú và đặc biệt người dân vô cùng hiền lành, gần gũi. Đến du lịch Sóc Trăng nếu bạn chưa biết đi đâu thì đừng quên tham khảo những địa điểm du lịch Sóc Trăng siêu đẹp dưới đây và tận hưởng chuyến đi của mình.
Chợ nổi Ngã Năm nằm ở phường 1, thị xã Ngã Năm, huyện Thanh Trị, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 60km. Đây là phiên chợ có lịch sử lâu đời nhất miền Tây sông nước với vị trí cực kỳ thuận lợi giao điểm của 5 con sông tỏa ra 5 ngả: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thanh Trị, Phụng Hiệp. Chợ nổi Ngã Năm buôn bán đầy đủ mọi thứ và nổi bật nhất là hoa quả đặc sản Miền Tây Nam Bộ.
Ngồi trên xuồng dạo quanh chợ, bạn sẽ được ‘chiêu đãi’ các món ăn dân dã, đậm chất sông nước miền Tây với giá cực kỳ phải chăng như các món cháo, bún nước lèo, hủ tiếu, cà phê… cũng như hiểu thêm về cuộc sống của con người Sóc Trăng.
Chùa Dơi tọa lạc tại đường Văn Ngọc Chính, phường 3, thành phố Sóc Trăng, là một công trình tiêu biểu cho kiến trúc dòng Phật giáo Nam tông của đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng. Chùa được xây từ khoảng thế kỉ XVI cho đến nay vẫn còn giữ được vẻ đẹp khá nguyên vẹn. Đặc biệt khi du lịch Sóc Trăng, tới đây bạn sẽ thấy hàng ngàn con dơi khá lớn treo mình trên trên cây ở khuôn viên chùa.
Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay còn được người dân địa phương quen gọi là chùa Som Rong tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng, K2, P5, Tp. Sóc Trăng. Ngôi chùa được trang trí theo phong cách Khme kết hợp lối kiến trúc hiện đại tạo nên điểm nhấn cho ngôi chùa. Trên bầu trời trong xanh, sự hiện diện của ngôi chùa với tông màu vàng trông thật uy nghiêm lộng lẫy.
Khuôn viên chùa được chia thành nhiều khu vực khác nhau, nổi bật nhất là gian tháp chính. Chùa Wat Pătum Wôngsa Som Rông trở nên thơ mộng hơn vào buổi xế chiều, đến đây giờ này du khách không chỉ lễ chùa, cầu bình an mà còn có thể chụp được những bức ảnh ấn tượng, độc đáo.
Chùa Chén Kiểu còn gọi là Chùa Sà Lôn, một trong những ngôi chùa cổ có nét kiến trúc độc đáo, tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng; cách Trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km về hướng Bạc Liêu.
Điều làm nên sự đặc biệt của ngôi chùa này so với những ngôi chùa khác ở Sóc Trăng là những chén, đĩa sứ đầy màu sắc, hoa văn được ốp lên tường trang trí tọa nên một bức tranh đầy cuốn hút và sinh động. Với lối kiến trúc phong phú, kết hợp giữa ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. Ngôi chùa bao gồm nhiều nét độc đáo của các dân tộc khác nhau là điểm du lịch Sóc Trăng không thể bỏ qua.
Tọa lạc tại thành phố Sóc Trăng, chùa ông Bổn khá nhỏ, nhưng lại khiến du khách trầm trồ bởi thiết kế mang đậm phong cách Á Đông. Đặc biệt, hình ảnh những câu đối ẩm trên bức tường, chiếc lồng đèn đỏ ngoài cửa chính đều mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.
Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ❤️️17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Sóc Trăng Ngắn Gọn – Bài 4
Bài văn Thuyết Minh Về Sóc Trăng Ngắn Gọn và súc tích giới thiệu về tiềm năng du lịch tại vùng đất này.
Sóc Trăng là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có dân số gần 1.300.000 người. Cùng với những đặc trưng chung của vùng đất Nam bộ về du lịch như du lịch sông nước miệt vườn, đàn ca tài tử, làng nghề,… Sóc Trăng vẫn có các tiềm năng riêng để phát triển du lịch, nhất là du lịch văn hóa lễ hội, tìm hiểu phong tục tập quán các loại hình nghệ thuật văn hóa, thể thao truyền thống của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa.
Sóc Trăng còn có điều kiện để phát triển loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng với ưu thế là có các dãy cù lao dãy cù lao dọc theo sông Hậu dài hơn 50 km ra tận biển Đông, những cánh rừng ngập mặn ven biển. Sóc Trăng còn có các làng nghề truyền thống như đan đát, làm muối, bánh pía, lạp xưởng, dệt chiếu,… có thể khai thác du lịch.
Sóc Trăng có 08 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và trên 20 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh là những điểm đến không thể thiếu khi du khách đến Sóc Trăng, nổi bật : là chùa Dơi, chùa Kh’leang, chùa Đất Sét, Khu Di tích Đón đoàn tù Chính trị Côn Đảo, Khu Căn cứ Tỉnh ủy rừng tràm Mỹ Phước,v.v…
Ngoài ra, Sóc Trăng cũng có nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc đặc sắc: Là sân khấu Rô Băm, sân khấu Dù kê, các điệu múa dân gian của dân tộc Khmer, dân tộc Hoa. Tỉnh cũng rất quan tâm bảo tồn và phát huy những loại hình văn hóa nghệ thuật độc đáo này để phát triển văn hóa dân tộc và phục vụ du lịch.
Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Bài Mẫu Hay Nhất
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Sóc Trăng – Bài 5
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Sóc Trăng là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em có thêm nhiều kiến thức xã hội hay nhất.
Sóc Trăng là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, nằm ngay cửa nam sông Hậu. Nơi đây có sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc hoa – kinh – khmer và người chăm bản địa, do vậy Sóc Trăng có những tín ngưỡng và phong tục độc đáo.
Sóc Trăng nổi tiếng là điểm du lịch hấp dẫn du khách cả trong và ngoài nước khi đem đến cho du khách những trải nghiệm miền quê mới lạ. Khi tới đây, ngoài được tham quan những ngôi chùa nổi tiếng, những địa danh có cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, những lễ hội độc đáo, du khách còn có cơ hội được thỏa thích thưởng nghiệm trái cây tươi ở những miệt vườn đầy nắng.
Thời tiết ở Sóc Trăng khá dễ chịu nên hầu như thời gian nào trong năm bạn cũng có thể đến Sóc Trăng. Khí hậu Sóc Trăng được chia thành 2 mùa: mùa khô và mùa mưa (mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 – tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 11 – tháng 4 năm sau). Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26 độ C và rất ít khi có bão lũ.
Thời điểm tốt nhất để bạn du lịch Sóc Trăng là vào khoảng tháng 10 âm lịch hằng năm. Tới đây vào dịp này bạn không chỉ được tham quan, khám phá những địa danh nổi tiếng với bầu không khí dễ chịu mà bạn còn được tham gia vào lễ hội Ooc-Om-Bok là lễ hội lớn nhất của cộng đồng người Khmer. Trong dịp diễn ra lễ hội bạn có thể tham gia hai hoạt động chính là đua ghe ngo và thả đèn nước.
Đã đến du lịch Sóc Trăng thì các bạn không nên bỏ qua những món ăn ngon đặc sản nổi tiếng nơi đây. Là một vùng giao thoa giữa các dân tộc, nên các món ngon Sóc Trăng cũng rất đa dạng và phong phú. Mỗi một dân tộc ở Sóc Trăng lại có những món ăn đặc sản dân tộc khác nhau, nhưng một số món bạn không nên bỏ qua khi đến đây gồm có:
Bánh pía: Là sự kết hợp độc đáo của ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực miền Tây. Bánh được làm từ bột mỳ, bên trong nhân sầu riêng, trứng muối hay các vị khác như khoai môn, đậu xanh,.. Bánh mềm, dẻo dẻo, thơm ngon ăn mãi mà không ngán.
Bánh cóng: Loại bánh này có rất nhiều tên gọi như sầy, sài, cống… Bánh cóng được làm từ bột gạo pha với đậu xanh và trứng, bên trong được bỏ nhân với thịt heo đã băm nhỏ tẩm ướp các gia vị đặc trưng. Bánh cóng ăn rất ngon nếu được ăn kèm với các loại rau sống của vùng như: Húng, xà lách, cải, gừng…
Mè Láo: Mè láo được làm từ khoai môn bào mỏng rồi đem phơi nắng khoảng 3 ngày. Khi ăn người ta cắt miếng khoai môn miếng hình chữ nhật rồi đem trộn với nước đường đã thắng thành kẹo, sau đó lăn qua vừng rang chín. Mè láo xốp, giòn tan có mùi thơm của mè và vị ngọt của lớp mạch nha bao bọc bên ngoài.
Giới Thiệu Bài 💧 Thuyết Minh Về Quảng Ngãi ❤️️16 Bài Giới Thiệu Quảng Ngãi
Thuyết Minh Về Quê Hương Sóc Trăng – Bài 6
Thuyết Minh Về Quê Hương Sóc Trăng với những lễ hội đặc sắc không nên bỏ lỡ, cùng đón đọc ngay nhé!
Lễ hội là những sự kiện văn hóa mang tính chất kết nối cộng đồng với nhau. Không chỉ riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long mà ngay tại Sóc Trăng cũng có rất nhiều lễ hội dân gian độc đáo của các dân tộc. Mời bạn đến với những lễ hội ở Sóc Trăng nổi bật nhất sau đây:
Lễ hội Óc Om Bók hay còn được gọi là Lễ cúng trăng, một lễ hội dân gian truyền thống của đồng bào Khmer được diễn ra hằng năm. Từ thuở xưa, người Khmer đã biết khẩn hoang để lập ấp lập xóm, trồng lúa nước, làm nông nghiệp theo hai mùa nắng mưa. Hai mùa này chịu ảnh hưởng của chu kỳ Mặt Trăng nên để ghi nhớ công ơn của thần vị thần này đã giúp điều hòa thời tiết, cho mùa màng bội thu nên người dân đã có tục lệ cúng thần Mặt Trăng.
Đây là một lễ hội ở Sóc Trăng thu hút rất đông người tham gia. Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới và là dịp Tết lớn nhất theo truyền thống của người Khmer. Lễ hội này thường diễn ra vào giữa tháng 4 âm lịch, sẽ kéo dài 3 ngày nếu là năm thường và 4 ngày nếu rơi vào năm nhuận. Thứ tự diễn ra các ngày tết sẽ là ngày Chôl sangkran thmây, ngày Wonbơf, ngày Lơng Săk, ngày thứ tư cũng có tên là Wonbơf.
Lễ hội Thác Côn (Thát Kôn) hay lễ hội Cúng Dừa là dịp lễ lớn của người Khmer Nam Bộ. Không ai biết lễ hội này có từ bao giờ nhưng theo các cụ lão làng thì lẽ này đã tồn tại hơn 100 năm và cứ đều đặn diễn ra hàng năm theo truyền thống. Nét độc đáo của Lễ hội Thác Côn là lễ vật dâng cúng là những chiếc bình bông làm bằng trái dừa mà đồng bào Khmer gọi là Slathođôn.
Lễ hội Thác Côn mang ý nghĩa cầu an, cầu phước của đồng bào Khmer, những lễ vật cúng thể hiện tính chất nông nghiệp như những thứ hoa trái bản địa, ngoài dừa sẽ có trầu cau, hoa sen. Những thứ hoa trái này thể hiện cho sự tinh khiết, thiêng liêng. Lễ hội Cúng Dừa còn là dịp để bà con gặp gỡ, giao lưu văn hóa, tín ngưỡng giữa các dân tộc anh em trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lễ Dâng Bông – Lễ Kathina của đồng bào Khmer thường diễn ra sau mùa An cư kiết hạ, tổ chức một lần vào bất cứ ngày nào trong tháng vào khoảng thời gian nửa tháng chín đến nửa tháng 10 theo lịch Khmer. Dịp này đồng bào Khmer sẽ thành kính dâng áo cà sa đến các chư tăng, sư sãi và cầu mong sự bình yên đễn với phum sóc, hạnh phúc đến với mọi nhà và mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Lễ hội Sông nước Miệt vườn Sóc Trăng thường diễn ra vào ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) tại cồn Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách. Lễ hội này thu hút rất nhiều du khách về tham quan và trải nghiệm. Đây là dịp để người dân đem những sản phẩm nông nghiệp của mình ra giới thiệu cũng như là cơ hội để quảng cáo thương hiệu du lịch miệt vườn của địa phương.
Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Quảng Ninh ❤️️15 Bài Giới Thiệu Quảng Ninh
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Sóc Trăng – Bài 7
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Sóc Trăng, cùng tham khảo bài văn giới thiệu về bảo tàng Khmer nổi tiếng sau đây.
Bảo tàng nằm đối diện với chùa Kh’leang tại tại phường 6, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, là công trình có kiến trúc theo phong cách chùa của người Khmer.
Được xây dựng 1938, nhà trưng bày gồm 2 khu: Khu trưng bày hiên vật là nhà hội Xamacum và khu văn phòng mới được xây dựng. Trong bảo tàng trưng bày nhiều hiện vật quý, phản ánh đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer qua nhiều thế hệ như: trang phục, kiến trúc nhà ở, chùa, nhạc cụ…
Với dân số hơn một triệu, người Khmer đã có chính thức hai viện bảo tàng văn hóa, một ở Trà Vinh, một ở Sóc Trăng, với các bộ sưu tập mặt nạ Chằn, các nhạc cụ, các bộ y phục, các bộ sách lá buôn và những báu vật khác của văn hóa Khmer. Đến thăm Bảo tàng Khmer Sóc Trăng, du khách hiểu hơn về cộng đồng người Khmer – bộ phận cư dân quan trọng của tỉnh Sóc Trăng.
Trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và sau ngày hoà bình xây dựng đất nước, ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer trong tỉnh Sóc Trăng vẫn một lòng đi theo Đảng, sẵn sàng cống hiến công sức và đóng góp những kỷ vật quý giá của gia đình cho Nhà nước.
Tuy ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer cùng sinh sống lâu đời trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Nhưng mỗi dân tộc đều có nét đặc trưng riêng về văn hoá, nghệ thuật, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, các lễ hội,…
Một trong những đặc điểm của người Khmer Nam Bộ là tập quán sinh sống thành phum sóc trên những giồng đất cao, xen kẽ với người Kinh và người Hoa từ nhiều thế hệ. Chính sự cộng cư đó đã giúp cho việc giao lưu văn hoá, sáng tạo nên những công cụ thiết yếu phục vụ đời sống gia đình và cộng đồng xã hội ngày thêm phong phú.
Đến nay, Bảo tàng Sóc Trăng sưu tầm hơn 13 ngàn hiện vật có giá trị, trên 50% hiện vật của đồng bào Khmer hiến tặng. Hàng năm, Bảo tàng Sóc Trăng thu hút gần 200.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan tìm hiểu nét đẹp văn hoá lịch sử, truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer qua các thời kỳ.
Các công cụ cầm tay được trưng bày, giới thiệu có hệ thống về sản xuất nông nghiệp của người Khmer từ các thế kỷ trước, phản ánh rõ nét về đời sống kinh tế, sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện sự khéo tay của các nghệ nhân thời xưa. Mô hình sân khấu Rô băm, Dù kê được thiết kế công phu giúp khách tham quan hiểu nghệ thuật sân khấu của người Khmer Nam Bộ. Những hiện vật sưu tầm mới trưng bày tại Bảo tàng Sóc Trăng được nhiều du khách đánh giá cao.
Đến tham quan Bảo tàng tỉnh, chúng ta dễ dàng nhận thấy người Khmer có óc thẩm mỹ cao, biết mô phỏng thực tế cuộc sống để sáng tạo ra những nét đẹp văn hoá riêng, làm đẹp cho các vật dụng truyền thống gia đình đến những công cụ sản xuất phục vụ đời sống. Tuy không cách điệu, nhưng với những đường nét hoa văn uyển chuyển tinh tế đã thể hiện trình độ khéo tay của nghệ nhân trên từng sản phẩm, hiện vật bảo tồn.
Theo số liệu khảo sát của Bảo tàng Sóc Trăng thì hiện nay, hiện vật vẫn còn khá nhiều trong dân cư ở các phum sóc, chùa chiền. Chùa Sóc Dồ thuộc huyện Mỹ Tú đang lưu giữ những dòng kinh Phật cổ được chạm khắc trên lá thốt nốt từ xa xưa. Theo thời gian, chữ viết cũng phai nhạt dần, nhưng được nhiều thế hệ sư sãi tu học trong chùa bảo quản kỹ nên vẫn còn rõ nét.
Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Quảng Nam ❤️️15 Bài Giới Thiệu Quảng Nam
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Sóc Trăng – Bài 8
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Sóc Trăng, bài văn hay giới thiệu về chùa Mã Tộc được SCR.VN chia sẻ sau đây.
Chùa thường được gọi là chùa Mã Tộc, ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer tọa lạc ở số 73B đường Lê Hồng Phong, phường 3, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Chùa được dựng vào khoảng thế kỷ XVI và đã được trùng tu nhiều lần. Ở các cây trong vườn chùa từ lâu đã có những đàn dơi sinh sống rất đông nên chùa còn được gọi là chùa Dơi.
Chùa tôn trí pho tượng đức Phật bằng đá, cao 1,50m và nhiều bộ kinh luận viết trên lá cây thốt nốt. Nhà sư trụ trì Kim Rênh đã tổ chức trùng tu ngôi chùa trong 2 năm 1994-1995. Ngày nay, chùa là điểm chiêm bái và tham quan du lịch nổi tiếng ở Sóc Trăng.
Chùa Dơi ở Sóc Trăng thuộc đồng bằng sông Cửu Long tên cổ là Mahatup, còn gọi là chùa Mã Tộc. Ngôi chùa nằm trong một khu vườn rộng khoảng 3 ha, um tùm các loại cây ăn quả như xoài, vú sữa, sầu riêng, măng cụt… Gọi là chùa Dơi vì ngôi chùa nổi tiếng với một đàn dơi hàng vạn con. Ban ngày dơi treo mình trên các cành cây ngủ yên lành.
Dơi trong chùa thuộc loại dơi quạ (Flying-fox). Con dơi mới đẻ sải cánh đã dài tới 50 cm, dơi trưởng thành sải cánh khoảng 1m và nặng xấp xỉ 1,5 kg. Đã từ hàng trăm năm nay, đàn dơi chọn vườn chùa làm nơi cư trú và nghỉ ngơi ban ngày. Hoàng hôn xuống, chúng thức giấc bay lên, ríu rít gọi nhau, lượn qua lượn lại mấy vòng, rồi mới từ giã ngôi chùa đi kiếm ăn.
Có một điều rất lạ là dơi không hề ăn một trái chín nào ở vườn chùa. Chúng tung cánh bay đi xa, kiếm ăn trên những miệt vườn khắp vùng sông Tiền, sông Hậu, để rồi sáng sớm lại trở về ngủ trong vườn chùa. Có những cành cây ăn trái của nhà dân ngả sang vườn chùa thì đàn dơi cũng tránh, không con nào chịu ngủ trên những cành cây đó.
Đây là một điều thực tế, không phải là huyền thoại. Trong tình hình môi trường đang bị hủy hoại, chim thú đang bị săn bắt tàn bạo như hiện nay, thì chùa Dơi vẫn còn là một môi trường tốt và thanh bình cho hàng vạn con dơi. Đất lành chim đậu, có thể nói các nhà sư ngày trước đã tìm được một nơi đất lành để dựng chùa, mời gọi được đàn dơi về đây.
Nhưng chùa Dơi không chỉ nổi tiếng bởi những thứ đó. Ở đồng bằng sông Cửu Long có chừng 600 ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer, thì chùa Dơi nổi lên như một quần thể kiến trúc đẹp vào bậc nhất. Mái chùa gồm hai tầng lớp ngói màu. Phía đầu hồi, bốn đầu mái được chạm trổ tinh xảo hình rắn Naga cong vút. Trên đỉnh chùa có một ngọn tháp nhọn. Hàng cột đỡ bao quanh chùa, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kemnar đôi tay chắp trước ngực như đang cất lời đón chào khách thăm viếng.
Trong chính điện (sanctury) có một pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối trên một tòa sen cao khoảng hai mét. Khắp trên tường chùa là những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời tới khi được khai minh rồi nhập Niết bàn. Bên cạnh đó còn có một pho tượng sinh động miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda.
Trong khu vườn rộng còn có nhiều bảo tháp (stupa) chứa di hài các nhà sư quá cố, có lò hỏa táng, nhà ở của các sư và nhà hội Sa La như kiểu nhà rông hay hội trường…
Ban ngày đi thăm vườn chùa rợp bóng mát, nhìn hàng vạn con dơi treo mình ngủ trên cây mới thấm thía cái giá trị của sự bình yên, của một môi trường trong lành đang ngày càng trở nên cần thiết cho chim thú và cho chính con người.
SCR.VN Gợi Ý 💧 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Phú Yên ❤️️15 Bài
Thuyết Minh Về Chùa Chén Kiểu Sóc Trăng – Bài 9
Bài văn Thuyết Minh Về Chùa Chén Kiểu Sóc Trăng – “Độc đáo” ngôi chùa kiến trúc bằng “chén” được chia sẻ đến bạn đọc sau đây.
Nằm trong hệ thống chùa Khmer Nam Bộ tại Sóc Trăng, chùa Chén Kiểu được biết đến là một trong số những ngôi chùa có phong cách kiến trúc “độc nhất vô nhị” để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng du khách.
Nét nổi bậc đặc trưng của ngôi chùa này là ở những bức tường. Không phải được tô xi măng thẳng đều, hay lát gạch bông hay sơn màu như những ngôi chùa khác. Tường của ngôi chùa này được ốp bởi những mảnh chén, dĩa, sành sứ nhìn rất độc đáo nhưng vô cùng thẩm mỹ đẹp lạ.
Chùa Chén Kiểu còn gọi là chùa Sà Lôn thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng nằm ngay quốc lộ 1A, cách thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km, theo hướng từ thành phố Sóc Trăng đi Bạc Liêu.
Chùa có tên Khmer là Wath Sro Loun, để dễ phát âm nên từ Sro Loun được đọc chại thành Sà Lôn. Sro Loun có nguồn gốc từ chữ Chro Luong – là tên của 1 con rạch chạy dọc theo đường làng trước đây ở gần chùa, và tên gọi ấy đồng thời cũng được dùng để đặt tên chùa.
Năm 1815, chùa Chén Kiểu bắt đầu xây dựng bằng các vật liệu lá cây, gỗ, đất… như bao ngôi chùa Khmer khác . Trong thời gian chiến tranh, dưới sức tàn phá của bom đạn, ngôi chánh điện của chùa bị hư hại nặng. Đến năm 1969, chùa được xây dựng lại theo kiến trúc như ngày nay, gồm: Chánh điện, sala, tháp bảo, nơi để sách kinh,…
Trong quá trình xây dựng, do thiếu vật liệu nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến là quyên góp chén, dĩa từ bà con trong phum, sóc để ốp lên tường. Ý tưởng này vừa tiết kiệm kinh phí xây dựng, vừa tạo nên những họa tiết trang trí ấn tượng. Cũng từ đó, chùa còn được nhân dân biết đến với tên gọi thứ hai: “Chùa Chén Kiểu”.
Các nghệ nhân Khmer đã khéo léo tận dụng số chén, đĩa này để trang trí các bức tường, cột tháp, tạo nên một công trình kiến trúc hài hòa, ấn tượng. Những đồ còn mới được ốp trực tiếp lên tường, hay làm thành những con tiện hàng rào bao quanh các dãy hành lang hay tay vịn cầu thang, còn những đồ đã vỡ hay sứt mẻ được sắp xếp và ghép thành các hoa văn trang trí lạ mắt.
Ấn tượng đầu tiên khi vào chùa chính là cổng tam quan với 3 ngôi tòa tháp được chạm khắc hoa văn và màu sắc rực rỡ theo phong cách truyền thống Angkor Campuchia. Trong ba ngọn tháp, nổi bật với tháp giữa bên trong có lồng kính, tôn trí một pho tượng Phật ngồi uy nghi.
Chung quanh chùa là tường rào trang trí hình tượng tiên nữ Apsara đang múa, tượng trưng cho hòa bình và thịnh vượng. Hai bên cổng vào có 2 tượng sư tử đá, mặt hướng ra đường như bảo vệ ngôi chùa. Trên thành cổng có dòng chữ Khmer và chữ quốc ngữ: “Chùa Sà Lôn (Chén Kiểu)”.
Dọc lối vào chùa là 2 hàng tượng thần Kâyno (kerno), đây là những bức tượng có khuôn mặt tiên nữ Apsara – tượng trưng cho sắc đẹp vĩnh hằng và thân hình chim thần Garuda – tượng trưng cho sức mạnh. Khuôn viên chùa Chén Kiểu rất rộng với nhiều cây xanh thoáng mát, tạo cho du khách cảm giác thật thoải mái.
Cũng như các ngôi chùa khác của người Khmer, nóc chùa Chén Kiểu gồm 3 mái so le, mái trên cùng nhỏ hơn hết. Ở gờ mỗi lớp mái đều có trang trí hoa văn, họa tiết, các tượng truyền thống của văn hóa Khmer, mang ước vọng an lành và siêu thoát.
Mái trên hình tam giác được trang trí đẹp như tấm thảm nhiều màu sắc phơi mình giữa bầu trời. Hai đầu đao ở hai bên cong vút như có sự giao cảm tâm linh với đấng cứu rỗi cho linh hồn con người, phù hộ độ trì cho chúng sinh được an bình, lạc nghiệp.
Kiến trúc nổi bật và gây ấn tượng mạnh mẽ nhất ở mặt đứng ngôi chánh điện chính là trên các đầu cột được trang trí hình tượng nữ thần có cánh Kâyno. Các tượng nữ thần Kâyno này ở tư thế vươn lên đỡ lấy diềm mái, tạo sự chuyển tiếp giữa phương đứng của các cột và phương ngang của mái.
Chính điện chùa rộng rãi, thoáng mát, với 16 hàng cột to. Quanh các cây cột đều được chạm khắc, đắp nổi các hình ảnh trong truyền thuyết văn hóa Khmer. Hai bên bức tường có nhiều tranh vẽ kể câu chuyện đức Phật Thích Ca từ khi sinh ra cho đến khi đắc đạo. Các bức tường, tranh càng đặc biệt hơn khi được trang trí, tạo hình bằng mảnh vỡ chén, dĩa kiểu.
Gian thờ là một quần thể gồm 20 tượng phật lớn nhỏ, với nhiều tư thế đứng, nằm, ngồi, được bố trí hợp lý, mỹ thuật. Khói hương nghi ngút, ánh sáng của các ngọn nến lắt lay theo từng cơn gió nhẹ làm cho ngôi chùa vốn đã tôn nghiêm lại càng tôn nghiêm hơn.
Giữa sân Chùa Chén Kiểu là cột cờ, với hình tượng rắn thần Nagar xòe 5 đầu khá sinh động, nhằm nhắc đến điển tích rắn xòe đầu ra để che mưa cho Đức Phật khi người tọa thiền. Rắn thần Nagar là mô típ trang trí quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc của Phật giáo Khmer.
Người Khmer Sóc Trăng nói riêng và Nam bộ nói chung, chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Ấn Độ, vì thế Phật giáo Tiểu thừa là tôn giáo chính, chi phối đời sống tinh thần của họ. Chính vì vậy, họ chỉ thờ Phật Thích Ca, mà không thờ các vị Quan âm hay Bồ Tát khác. Hơn nữa, người Khmer tin rằng tổ tiên của họ là mẹ rắn, nên có tín ngưỡng thờ rắn và hình tượng rắn thường xuất hiện trong chùa.
Phía sau chùa là Khu vườn Phật Thích Ca giảng đạo và nhập Niết bàn. Đây là quần thể kiến trúc gồm nhiều tượng Phật lớn nhỏ, mô phỏng khá sinh động quá trình ra đời, đi tìm chân lý, giác ngộ cho đến khi nhập cõi Niết bàn của đức Phật Thích Ca.
Chùa Chén Kiểu là một ngôi chùa nổi tiếng tại Sóc Trăng, là địa điểm hành hương tâm linh không thể thiếu đối với đời sống của người dân và cộng đồng người Khmer. Là chốn linh thiêng để người dân tìm đến sự an lành thanh tịnh. Đến với chùa Chén Kiểu, ngoài việc ngắm nhìn kiến trúc độc đáo của chùa, du khách còn có dịp tìm hiểu văn hóa của người dân Khmer.
Chia Sẻ Bài 💧 Thuyết Minh Về Phú Thọ ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Phú Thọ Hay
Thuyết Minh Về Ngôi Chùa Sóc Trăng – Bài 10
Cùng đón đọc bài văn hay Thuyết Minh Về Ngôi Chùa Sóc Trăng giúp các em có thêm nhiều kiến thức hay về địa danh này.
Du khách đến chùa Dơi Sóc Trăng cứ ngỡ ngàng tưởng như cây trái trúng mùa với những chùm quả nặng trĩu. Không khí mát mẻ, thanh tịnh chỉ có tiếng gió xào xạc và thỉnh thoảng xen vào tiếng kêu chít chít của những chú dơi con tìm mẹ… Tất cả tạo thành một bản hòa tấu với nhạc điệu du dương của thiên nhiên làm say mê lòng người.
Hiện nay, các hiện vật trong chùa Dơi Sóc Trăng còn chủ yếu là tượng các Phật như: tượng Phật Thích Ca ngồi thiền định cao 2m bằng xi-măng và nhiều bức tượng nhỏ khác bằng xi-măng và vật liệu khác do phật tử cúng chùa. Ngoài ra còn có khung cửa võng (bao lam) bằng gỗ sơn son thiếp vàng chạm trổ hình chim muông, hoa lá, đặc biệt có hoạ tiết hình những chú dơi; một cái giường chạm hoa lá tinh xảo, sơn son thếp vàng; hai tủ lớn có chạm hoa văn theo mô típ cổ truyền của người Khmer.
Đặc biệt hơn cả là trong sảnh của đại đức trụ trì và phòng khách chùa nổi tiếng miền Tây này còn có bức tượng của một đại đức đã viên tịch, với kích thước giống y như người thật trong tư thế thiền định làm bằng xi-măng đã làm cho gian phòng khách ấm cúng và sinh động, hấp dẫn.
Chùa Dơi Sóc Trăng với quần thể kiến trúc đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao. Ngoài chức năng thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của đời sống tâm linh, còn hướng con người đến chân – thiện – mỹ, làm điều hay lẽ phải, làm việc thiện, tích phúc cho đời. Ở đây chúng ta thấy rõ nghệ thuật tạo hình Khmer đồng bằng sông Cửu Long, trong đó chùa Dơi Sóc Trăng là một minh chứng, mang tính tôn giáo.
Nhưng Phật giáo Nam tông trong xã hội Khmer hiện nay không phải là tôn giáo thoát tục, lánh xa cuộc đời mà hòa nhập vào cuộc sống đời thường với phương châm “tốt đạo, đẹp đời”.
Cái đẹp và sức thu hút của chùa nổi tiếng miền Tây này là cảnh quan gần gũi với thiên nhiên, với một quần thể kiến trúc mở, hoà quyện với môi trường sống của con người – thực vật – động vật nơi đây đã gắn bó với con người từ lâu đời. Hơn nữa, cộng đồng dân cư ở đây có sự giao lưu giữa ba dân tộc Việt – Khmer – Hoa kết hợp với tinh hoa văn hoá, nghệ thuật trong cuộc sống, học hỏi lẫn nhau cùng phát triển.
Ngoài ra, Chùa Dơi còn là trung tâm sinh hoạt giáo dục – văn hoá và các lễ thức cúng kiếng, lễ hội của đồng bào Khmer, vừa là tụ điểm sinh hoạt văn hoá của cộng đồng cư dân địa phương. Ngày 12 tháng 02 năm 1999, Bộ Văn hóa – Thông tin đã ra Quyết định số 05/1999/QĐ-BVHTT công nhận chùa Dơi Sóc Trăng là di tích nghệ thuật cấp quốc gia.
Chùa Dơi Sóc Trăng là một môi trường sinh thái kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên, văn hoá và cuộc sống đời thường. Chùa còn là một thắng cảnh, một địa điểm du lịch, tham quan và hành hương viếng Phật nổi tiếng của du khách trong và ngoài tỉnh. Danh lam thắng cảnh Chùa Dơi Sóc Trăng sẵn sàng đón khách thập phương ghé thăm và chắc hẳn làm chuyến đi của du khách thêm nhiều bất ngờ, thú vị… xin bạn hãy nhanh chân.
Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cao Bằng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Cao Bằng Hay
Thuyết Minh Về Chùa Dơi Sóc Trăng – Bài 11
Thuyết Minh Về Chùa Dơi Sóc Trăng, một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều du khách ghé thăm.
Nếu có dịp ghé Sóc Trăng, các bạn nên đến với Chùa Dơi – một địa chỉ du lịch độc đáo nổi tiếng của vùng này. Nằm cách thị xã Sóc Trăng 3km về phía Nam, Chùa Dơi mà tiếng Khơ Me gọi là Serâytécbômabatúp, có nghĩa là do phúc đức tạo nên.
Chùa Dơi ra đời cách đây gần 400 năm (chùa có tên là chùa Mã Tộc hay chùa Ma Ha Túc). – Chùa nằm cách thị xã Sóc Trăng 2km là một trong những điểm thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Chùa Dơi độc đáo bởi hàng ngàn tượng phật, tượng tứ linh (Long, ly, quy, phượng…) đều nặn từ đất sét cùng với vẻ đẹp kỳ thú do dơi và quạ tạo nên.
Không ai nhớ nổi Chùa này ra đời khi nào và do ai trụ trì đầu tiên. Song điều đó cũng không phải là sự đặc biệt gì. Nét độc đáo của Chùa này chính là nơi hội tụ của hằng hà sa số Dơi. Bao bọc quanh chùa là cả một cánh rừng với đủ loại cây, song nhiều nhất vẫn là Sao và Dầu. Có hàng vạn con Dơi tá túc ở cánh rừng này. Có những con lớn đến mức sải cánh dài cả mét treo đen kịt trên các nhánh cây. Cả ngày chúng tớn tác kiếm ăn đâu không rõ, cứ chiều đến, từ khắp nơi hàng vạn con Dơi lại trở về sân chùa.
Khách du lịch đến thăm Chùa thú nhất là được ngắm nhìn đàn dơi bay kín cả bầu trời mỗi khi hoàng hôn. Trong cái tĩnh mịch của ngôi chùa cổ giữa rừng, tiếng vỗ cánh của đàn Dơi có thể làm những ai yếu bóng vía phải hãi hùng.
Cứ đến mùa mưa (tháng 5, tháng 6) là mùa sinh sản của Dơi. Hầu hết Dơi ở chùa đều đẻ mỗi lứa mỗi con, song số lượng Dơi thì không hề tăng thêm mà đang có nguy cơ tụt giảm bởi rất nhiều người đến đây bắt dơi bằng cách chăng lưới hoặc dùng lồng chụp. Mỗi ngày như thế, đám người này có thể bắt hàng ngàn con. Thịt dơi cũng là món khoái khẩu của mấy bợm nhậu. Nghe bảo nó thơm và ngon như thịt gà.
Các vị sư ở đây rất tích cực bảo vệ đám dơi bởi họ cho rằng cái sự dơi đổ về chùa chính là phúc lành nhà phật cho ngôi chùa này. Bên sự độc đáo kỳ lạ kia, du khách cũng có thể thỏa mãn với nét kiến trúc của ngôi chùa cổ này trong sự hoà đồng của nền văn hoá Việt – Miên thể hiện ở điêu khắc Ăng-co với nhiều phù điêu và hoa văn trên làng loạt cột đài nơi chính điện.
Nếu có biện pháp tốt để trùng tu ngôi chùa (hiện đang bị đổ nát khá nhiều) và bảo vệ được đàn dơi – ngôi chùa này chắc chắn sẽ là một điểm du lịch kỳ thú của miền sông nước Sóc Trăng.
Tham Khảo Bài 💦 Thuyết Minh Về Lạng Sơn ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Lạng Sơn Hay
Thuyết Minh Về Hồ Nước Ngọt Sóc Trăng – Bài 12
Chia sẻ đến bạn đọc bài văn hay Thuyết Minh Về Hồ Nước Ngọt Sóc Trăng được nhiều bạn đọc quan tâm sau đây.
Từ một cái hồ nhỏ ở cửa ngõ thị xã ngày xưa có tên là Tịnh Tâm (theo mẫu của hồ Tịnh Tâm tại Huế), Hồ Nước ngọt giờ đây là một trung tâm văn hóa của thành phố Sóc Trăng. Hồ nước ngọt Sóc Trăng rộng 20ha bao gồm 2 hồ: hồ nhỏ (hồ Tịnh Tâm cũ) và hồ lớn (hồ Nước Ngọt mà nguyên thủy là công trình thủy lợi do hàng ngàn người dân Sóc Trăng đào thủ công sau 1975).
Đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, khi thành phố Sóc Trăng còn tên gọi là Khánh Hưng thuộc Ba Xuyên, ông Hoàng Mạnh Thường, tỉnh trưởng Ba Xuyên bấy giờ là một người Thừa Thiên. Vì nhớ quê nên ông đã cho xây hồ Tịnh Tâm theo nguyên mẫu hồ Tịnh Tâm trong Đại Nội, Huế.
Đến năm 1982, do nhu cầu trữ nước, người dân Sóc Trăng đã đào thêm một hồ nước ngọt phía sau hồ Tịnh Tâm. Danh xưng Hồ Nước Ngọt ra đời như thế bên cạnh cái tên Đà Lạt 2 do giới học sinh đặt vì hàng dương liễu trồng quanh cả 2 hồ tạo khung cảnh thơ mộng thu hút giới trẻ.
Hồ Nước Ngọt bây giờ đã thay đổi hoàn toàn. Năm 2000, UBND tỉnh Sóc Trăng lập Ban Quản lý dự án Khu Văn hóa Hồ Nước Ngọt Sóc Trăng nhằm tạo ra một công viên văn hóa lớn cho địa phương. Diện tích hiện nay của Hồ Nước Ngọt là 20ha đã gần hoàn tất phần hạ tầng. Bao gồm xây bờ kè kiên cố, tráng nhựa toàn bộ đường đi, lắp hệ thống chiếu sáng, xây dựng các trung tâm hội chợ, triễn lãm…
Từ một cái hồ nhỏ ngày xưa, nay Khu văn hóa Hồ Nước Ngọt nay là lá phổi chính của thành phố Sóc Trăng. Hàng dương liễu soi bóng xuống hai hồ thơ mộng có gần 70 000 con cá chép và mát mẻ quanh năm.
Hồ có nhiều cây xanh mà chủ yếu là cây sao lấy bóng mát và cau lấy dáng cùng dương liễu (phi lao), phượng vĩ có mặt từ xưa. Hồ như một bảng màu tươi mát: những cây bằng lăng tím chen sắc vàng của chùm hoa bọ cạp nước, những cây phượng già thắm đỏ cả góc trời, một cây si với gốc to đùng nằm chễm chệ giữa hồ Thủy Tạ đang xòe rộng những tán cây xanh sà trên mặt nước, những hàng phi lao luôn rì rào, mang màu cũ kỹ… và những loại cây quý hiếm khác phô diễn khắp nơi.
Hầu hết các hoạt động văn hóa quan trọng của tỉnh Sóc Trăng đều diễn ra tại đây. Chỉ khi có các đợt hoạt động văn hóa lớn thì mới bán vé vào cổng trong vài ngày diễn ra sự kiện. Còn lại Hồ luôn mở rộng cửa cho mọi người vào ra tự do nên thu hút rất nhiều đôi uyên ương chọn nơi đây ghi lại những khoảnh khắc kỷ niệm và các đoàn lữ hành cho khách dừng chân.
Xem Thêm 🌷 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ninh Bình ❤️️15 Bài Hay
Thuyết Minh Về Món Ăn Đặc Sản Sóc Trăng – Bài 13
Thuyết Minh Về Món Ăn Đặc Sản Sóc Trăng, nơi đây được mệnh danh là thiên đường của những món ngon.
Sóc Trăng là nơi có sự sinh sống và giao thoa về văn hóa của các dân tộc Kinh – Hoa – Khmer qua nhiều thế kỷ, chính điều đó đã mang đến cho Sóc Trăng những nét đặc sắc riêng biệt trong văn hóa ẩm thực. Ai đã một lần du lịch Sóc Trăng, chắc chắn sẽ không quên được dư vị của những món ăn dân dã nhưng khó tìm này. Xin giới thiệu đến du khách những món ăn ngon, đặc sản Sóc Trăng nhất định phải thử.
Bún nước lèo là món ăn nổi tiếng ở Sóc Trăng nhờ sự kết hợp trong cách dùng nguyên liệu khiến hương vị không giống bất kỳ miền đất nào. Người ta gọi bún nước lèo Sóc Trăng là món ăn đoàn kết, bởi món ăn là sự kết hợp tinh hoa của dân tộc Kinh – Khmer – Hoa, thể hiện ở mỗi thành phần món ăn là đặc trưng của 3 dân tộc.
Ai lần đầu nghe thấy tên bún gỏi dà sẽ thấy rất lạ tai nhưng thực chất đây là món ăn dân dã phiên bản nước của món gỏi truyền thống. Điểm độc đáo của món này là nước súp được chế biến rất đặc biệt. Người ta ninh từ xương heo rồi nêm me chua, tương hạt nên nước có vị ngọt ngọt, thơm thơm.
Lang thang ở thành phố Sóc Trăng, khách phương xa dễ dàng nhận thấy khá nhiều quán bày bán món bún vịt nấu tiêu trên các trục đường lớn, nhất là khu vực gần chợ. Người dân Sóc Trăng thường ăn món này vào buổi sáng cho nóng.
Hủ tiếu cà ri là món ăn đặc trưng của người dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng). Sợi hủ tiếu nhỏ, có độ dai vừa phải. Hủ tiếu nơi đây được biến tấu qua việc sử dụng thịt vịt xiêm thay cho thịt heo hay thịt gà. Nước cà ri ở đây có mùi thơm dịu chứ không nồng như những nơi khác, ăn vào có vị thơm, không quá béo, mọi gia vị đều được người bán nêm nếm vừa phải nên ăn đậm đà mà không ngán. Có lẽ chính sự sáng tạo, khéo léo trong chế biến mà người dân đã có được món ăn ngon.
Một món ăn bình dị mà nổi tiếng của Sóc Trăng, đó là món cháo cá lóc với rau đắng. Một tô cháo cá lóc đầy đủ gồm đa dạng nguyên liệu như cá lóc, tương hột, nấm rơm, gừng hành, mắm muối và rau đắng. Bạn nên cho rau đắng, giá sống vào tô cháo, một ít gừng non xắt nhuyễn rồi trộn đều, rắc ít tiêu vào. Húp vài muỗng cháo nóng hổi, gắp miếng cá lóc chấm nước mắm ớt thơm phức, dư vị nồng trên đầu lưỡi. Địa chỉ tham khảo bán món cháo cá ngon ở Sóc Trăng.
Đến Sóc Trăng mà chưa thưởng thức bánh cống thì quả là còn thiếu sót cho chuyến đi. Mà muốn ăn bánh cống đúng điệu phải ăn tại khu vực chợ thuộc xã Đại Tâm (Mỹ Xuyên) và phải ăn kèm các loại rau sẵn có của vùng, chấm với nước mắm chua ngọt được pha chế với bí quyết riêng thì mới cảm nhận hết cái tinh túy của bánh. Bánh cống có độ giòn – xốp vừa phải, mùi rất thơm, có màu vàng ươm.
Tên gọi của bánh được bắt nguồn từ hình dáng chiếc cóng, một dụng cụ bằng kim loại không rỉ, hình nón cụt, miệng loe, có cán cầm để chiên. Thành phần bột của nó gồm bột gạo, bột đậu nành và trứng. Nhân bánh là thịt heo băm ướp gia vị và trộn với củ hành tím xắt nhỏ và một ít đậu xanh hấp. Trên mỗi cái bánh cóng đều có tép bạc chín vàng bắt mắt.
Chiếc bánh vừa chín đến có màu vàng đậm thật hấp dẫn, cắn một cái đã thấy vị beo béo của mỡ, vị ngọt bùi bùi của đậu xanh, đậu nành quyện với củ sắn non, thịt heo băm nhuyễn thoảng thoang mùi tiêu xay… đã làm nên hương vị độc đáo của bánh cống Sóc Trăng.
SCR.VN Giới Thiệu Bài 💦 Thuyết Minh Về Lào Cai ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Lào Cai Hay
Thuyết Minh Về Bún Nước Lèo Sóc Trăng – Bài 14
Thuyết Minh Về Bún Nước Lèo Sóc Trăng, một món ăn đặc sản nổi tiếng làm níu lòng du khách bốn phương.
Sóc Trăng – vùng đất tập hợp nhiều dân tộc anh em như người Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống không những nổi tiếng về nhiều địa danh như Chùa Dơi hay trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ mà còn được biết đến với văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng. Và “Bún nước lèo” chính là “điểm sáng” đã đưa tên tuổi của ẩm thực Sóc Trăng đến với mọi người.
Bún nước lèo là “món quà quê” thanh đạm trong các bữa ăn sáng, trưa, chiều tối của người dân nơi đây. Thử qua nhiều “phiên bản” bún nước lèo khác nhau như ở Bạc Liêu, Cà Mau hay Trà Vinh, bạn sẽ nhận ra rằng không nơi nào có món bún ngon, ngọt và đậm đà như ở Sóc Trăng.
Tô bún nghi ngút khói, phía trên được điểm vài lát thịt heo quay xắt nhỏ, thêm 1 ít tôm đồng luộc lột vỏ, vài miếng thịt cá lóc hấp kèm với đĩa rau ghém, cộng với gia vị đặc biệt là mắm prohok như “mời gọi” du khách khắp nơi, khiến bao tử không thể nào ngừng “réo gọi”.
Để có được tô bún nước lèo “trứ danh”, ngoài bí quyết chế biến nước lèo hấp dẫn, còn phải có sự kết hợp độc đáo trong việc lựa chọn và sử dụng “thông minh” về nguyên liệu và gia vị. Với vị cay nóng kết hợp với vị mắm không quá mặn, ăn thêm miếng thịt heo quay, tôm, cá và chút giòn giòn của rau giá làm nên “thương hiệu” của bún nước lèo mà bạn không thể bỏ qua khi đến Sóc Trăng.
Cách nấu bún nước lèo Sóc Trăng rất dễ nhưng cũng không kém phần công phu. Nguyên liệu đầu tiên không thể thiếu của món ăn này là mắm bồ hóc (prohok). Đây là một loại mắm đặc trưng của người Khmer làm từ cá lóc, cá trê đồng, tôm, tép tươi đem ủ muối từ 6 tháng trở lên. Ngày nay, người ta có thể dễ dàng tìm mua được loại mắm bồ hóc chế biến sẵn có bán ở chợ hay siêu thị.
Nguyên liệu quan trọng thứ hai, nước lèo, được nấu từ một số loại mắm như mắm cá sặc, mắm cá linh, mắm bồ hóc, cá kèo, cá lóc hoặc lươn. Đầu tiên phải đem con mắm nấu trong nước sôi cho đến khi thịt mắm đã rã ra hết, lọc bỏ xương lấy nước để riêng. Phần nước đó nấu chung với nước luộc gà hoặc xương heo cho sôi.
Tuy nấu từ mắm cá nhưng khi thưởng thức ta không hề ngửi thấy mùi tanh, bởi trong quá trình chế biến người nấu đã cho vào nồi nước lèo một nắm nhỏ sả cây và vài tép ngải bún (một loại giống củ nghệ nhưng màu đậm hơn nghệ) để khử mùi mắm cá. Khi nước sôi người ta thường chú ý vớt bọt thật kỹ để nồi nước lèo không bị đục.
Theo nhiều thực khách thì điều làm nên điểm khác biệt của bún nước lèo Sóc Trăng so với các địa phương khác và không bị nhầm lẫn với bún mắm chính là “nước lèo” – linh hồn của tô bún và cũng chính là yếu tố để có thể đánh giá tay nghề của người nấu.
Nét đặc biệt của nước lèo Sóc Trăng là không lợn cợn mà trong veo, bởi người Sóc Trăng khi nấu không cho trực tiếp các nguyên liệu vào nồi như thông thường mà chứa tất cả vào một chiếc túi lọc rồi nấu đến khi cái cốt tan ra. Dù hơi mất thời gian nhưng nhờ vậy nồi nước lèo trong veo và có vị ngọt thanh đặc trưng.
Bún – một thành phần nữa tuy không cầu kỳ, hoa mỹ như nước lèo hay mắm prohok nhưng thiếu “vị” này sẽ không có được món “bún nước lèo” trong truyền thuyết.
Người ta dùng loại gạo dẻo, hay gạo mùa để làm bún. Sau khi đã có bún, người ta cho bún đã trụng vào tô, xếp cá đã gỡ bỏ xương, thịt heo quay cắt miếng mỏng, tôm hoặc tép, cho thêm hẹ cắt khúc lên trên mặt rồi múc nước lèo sôi cho vào tô ăn kèm với rau ghém, chanh, ớt. Rau để ăn kèm với loại bún này cũng rất đa dạng như: rau muống bào, bắp chuối thái mỏng, giá, hẹ sống, rau húng, rau quế, chanh và ớt.
Người ta gọi Bún nước lèo Sóc Trăng là món ăn “đoàn kết”, bởi trong nó là sự kết hợp tinh hoa của 3 nền dân tộc Kinh – Hoa – Khmer. Húp một muỗng nước lèo sẽ thấy hương vị mắm của người Khmer lan tỏa trong khuôn miệng, cắn một miếng thịt heo quay cảm nhận được sự giòn và béo trong từng thớ thịt của người Hoa và nêm thêm bún, cá, rau sẽ là sự đa dạng và công phu của người Kinh.
Đây chính là điểm thể hiện nét tinh tế trong nghệ thuật ẩm thực của người dân Sóc Trăng và lối kết hợp đằm thắm trong văn hóa ẩm thực của các dân tộc.
Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Giới Thiệu Về Sóc Trăng Bằng Tiếng Anh – Bài 15
Bài Giới Thiệu Về Sóc Trăng Bằng Tiếng Anh giúp trau dồi thêm vốn từ vựng của mình để nâng cao khả năng ngoại ngữ.
Soc Trang Province of Vietnam is located deep in the Mekong Delta. Soc Trang is bordered to the north and north-east by the Hau River (lower Mekong River) and Tra Vinh Province, to the north by Can Tho Province, to the north-west by Hau Giang Province, to the west and south-west by Bac Lieu Province, and to the south by the East Vietnam Sea.
Situated in Mekong Delta, Soc Trang is surrounded by Tra Vinh, Vinh Long, Hau Giang, Bac Lieu and East Sea. There are 72km seaside, two river mouths and 30,000ha alluvia ground.
Influenced by oceanic weather, the province has two seasons: the rainy season lasts from May to November and dry season lasts from December to April next year. Annual average temperature is 27ºC. Annual rainfall is 1,840mm
Soc Trang is covered by vast rice paddies, shrimp lagoons, luxuriant fruit gardens like longan, rambutan, durian, and orange. Viet (Kinh), Khmer, Hoa ethnic groups live together here. The province has 89 pagodas of Khmer group, 47 pagodas of Hoa people. Ma Toc (Bat), Khleang, Chruitim Chas, Chen Kieu, and Buu Son Tu (Set) are famous pagodas.
Coming to there, tourists like to taste tropical fruit in My Phuoc River Islet, or join many recreation and entertainment activities in Binh An Tourist Resort. Chol Chnam Thmay, Oc Om Boc festivals, Ngo Boat Race also attract many visitors.
Tạm dịch
Tỉnh Sóc Trăng của Việt Nam nằm sâu trong đồng bằng sông Cửu Long. Sóc Trăng có phía bắc và đông bắc giáp sông Hậu (hạ lưu sông Cửu Long) và tỉnh Trà Vinh, phía bắc giáp tỉnh Cần Thơ, phía tây bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía tây và tây nam giáp giáp tỉnh Bạc Liêu và phía nam giáp biển Đông Việt Nam.
Nằm ở Đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng được bao quanh bởi Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu và Biển Đông. Có 72 km bờ biển, hai cửa sông và 30.000ha đất phù sa.
Chịu ảnh hưởng của thời tiết đại dương, tỉnh có hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27ºC. Lượng mưa hàng năm là 1.840mm
Sóc Trăng được bao phủ bởi những cánh đồng lúa bạt ngàn, những đầm tôm, những vườn cây trái xum xuê như nhãn, chôm chôm, sầu riêng, cam sành. Các dân tộc Việt (Kinh), Khmer, Hoa cùng sinh sống ở đây. Toàn tỉnh có 89 chùa dân tộc Khmer, 47 chùa dân tộc Hoa. Mã Tộc , Khleang, Chruitim Chas, Chén Kiểu, và Bửu Sơn Tự (Set) là những ngôi chùa nổi tiếng.
Đến đây, du khách như được nếm trái cây nhiệt đới ở cù lao sông Mỹ Phước, hay tham gia nhiều hoạt động vui chơi, giải trí tại Khu du lịch Bình An. Các lễ hội Chol Chnam Thmay, Óc Om Bóc, Đua ghe ngo cũng thu hút nhiều du khách.
Chia sẻ cơ hội 💧 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 💧 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Từ khóa » Một Danh Lam Thắng Cảnh ở Sóc Trăng
-
Top 5 Thắng Cảnh ở Sóc Trăng - Tripadvisor
-
Top 5 Thắng Cảnh ở Tỉnh Sóc Trăng - Tripadvisor
-
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh ở Sóc Trăng
-
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh ở Sóc Trăng
-
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh ở Sóc Trăng - TopLoigiai
-
Thành Phố Sóc Trăng Danh Lam Thắng Cảnh
-
Tìm Hiểu Về Danh Lam Thắng Cảnh Sóc Trăng - .vn
-
Danh Lam Thắng Cảnh - Sóc Trăng
-
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh ở Quê Hương Em (Sóc Trăng)
-
Bài Văn Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh ở Sóc Trăng
-
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh ở Sóc Trăng
-
12 địa điểm Du Lịch Sóc Trăng Nên "bỏ Túi" Ngay Hôm Nay - Vntrip
-
Địa điểm Du Lịch Sóc Trăng Siêu đẹp Nhất định Phải đến